Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ nhỏ cha mẹ nên lưu ý

Cách nhận diện các dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ là gì? Khi trẻ bị thủng màng nhĩ, cha mẹ phải làm sao; cùng giải quyết những vấn đề này qua thông tin trong bài viết dưới đây của MarryBaby nhé.

1. Thủng màng nhĩ ở trẻ em là gì?

Thủng màng nhĩ ở trẻ là dấu hiệu màng nhĩ bị thủng hoặc bị rách, gây ảnh hưởng đến chức năng của màng nhĩ; và khiến cho bé bị ù tai, nghe nhỏ hoặc không thể nghe.

Màng nhĩ là lớp mô mỏng phân chia tai giữa và ống tai ngoài. Màng nhĩ có hình bầu dục, hơi lồi và nằm nghiêng một góc 30 độ so với ống tai. Màng nhĩ của trẻ em thường mỏng hơn người lớn. Nhưng theo thời gian, màng nhĩ của trẻ sẽ bắt đầu dày và đàn hồi tốt hơn.

Chức năng của màng nhĩ là tiếp nhận sóng âm của âm thanh. Từ đó tạo ra những tần số rung truyền đến các tế bào cảm nhận âm thanh ở tai; giúp cho chúng ta có thể nghe được.

Vậy ở trẻ, khi bị thủng màng nhĩ thì có những dấu hiệu gì? Làm sao để cha mẹ nhận biết ở trẻ có dấu hiệu bị thủng màng nhĩ?

2. Dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ em

dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ
Dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu trẻ bị thủng màng nhĩ là tình trạng chức năng nghe của trẻ bị suy giảm; hoặc thậm chí là không thể nghe. Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác như:

  • Tai trẻ có dịch mủ hoặc có máu chảy ra.
  • Trẻ đột ngột bị đau tai, nhưng sau đó cơn đau lại giảm dần.
  • Bé quấy khóc, mệt mỏi, hay đưa tay móc bên tai bị thủng màng nhĩ.
  • Mẹ nghe thấy trẻ than có tiếng chuông, tiếng ong vo ve trong tai của trẻ.
  • Trẻ bị mất thính lực, khả năng nghe kém đi, phản ứng chậm với âm thanh, tiếng ồn,…
  • Thủng màng nhĩ ở trẻ em có thể có dấu hiệu chóng mặt, choáng váng, cảm thấy xung quanh xoay vòng vòng.
  • Nếu nguyên nhân gây thủng màng nhĩ là do viêm tai giữa, trẻ sẽ có các triệu chứng như sốt nóng, đau nhức trong tai, ù tai, nghe kém.

Trường hợp, khi cha mẹ lấy ráy tai cho bé và dẫn đến chảy máu ở tai, rất có thể tai của trẻ đã bị trầy xước; viêm nhiễm; hoặc nguy hiểm hơn nữa là trẻ đã bị thủng màng nhĩ.

[key-takeaways title=””]

Chính vì màng nhĩ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn rất mỏng, nếu cha mẹ thấy tai của trẻ bị chảy mủ hoặc chảy máu, cách tốt nhất là cha mẹ hãy đưa con đi khám để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: 7 dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh cần đặc biệt chú ý

3. Nguyên nhân thủng màng nhĩ ở trẻ em

Nguyên nhân khiến trẻ bị thủng màng nhĩ
Dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ em là do đâu? Nguyên nhân trẻ bị thủng màng nhĩ rất có thể do ráy tai quá sâu và làm rách màng nhĩ

Lý do phổ biến nhất gây thủng màng nhĩ ở trẻ em là nhiễm trùng tai. Tình trạng này khiến mủ tích tụ phía sau màng nhĩ, làm tăng áp lực lên màng nhĩ khiến tấm màng này bị kéo căng ra, dẫn đến rách.

  • Chấn thương trực tiếp: Trẻ bị chấn thương đầu, côn trùng chui vào tai, bất cẩn trong khi lấy ráy tai để dụng cụ đâm vào màng nhĩ.
  • Chấn thương gián tiếp: Do áp lực quá mạnh tác động lên màng nhĩ như âm thanh có cường độ quá lớn, xảy ra khi bị người khác tát (bạt) tai; hoặc do đi máy bay; đi núi; lặn biển sâu.

Thông thường, để chẩn đoán nguyên nhân, và chỉ ra các dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ, bác sĩ có thể sẽ cần lấy mẫu chất lỏng chảy ra từ tai của trẻ để kiểm tra. Và cũng có thể trẻ sẽ cần thực hiện một số xét nghiệm liên quan, để kiểm tra chức năng thính giác.

>> Cùng chủ đề thủng màng nhĩ ở trẻ: Dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

4. Dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ nhỏ có tự lành được không?

Thủng màng nhĩ ở trẻ có lành được không? Câu trả lời là CÓ. Và thông thường, thủng màng nhĩ ở trẻ cũng không cần điều trị và có thể tự lành sau từ vài tuần đến khoảng 3 tháng.

Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây thủng màng nhĩ ở trẻ là do viêm nhiễm, bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Và nếu tình trạng vẫn không thuyên giảm, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật vá màng nhĩ cho trẻ.

Để giúp trẻ nhanh hồi phục, cha mẹ cần lưu ý:

  • Đảm bảo tai trẻ luôn khô ráo trong quá trình điều trị. Hạn chế cho trẻ đi bơi.
  • Tránh để trẻ xì mũi mạnh cho đến khi vết rách màng nhĩ lành lại.

>> Cùng chủ đề thủng màng nhĩ ở trẻ: Dấu hiệu trẻ bị sốt cao 40 độ. Cha mẹ cần làm gì?

5. Thủng màng nhĩ ở trẻ có gây biến chứng không?

Các dấu hiệu thủng mành nhĩ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có gây biến chứng không?
Các dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có gây biến chứng không?

Trong một số ít trường hợp, dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ có thể dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn (điếc). Và việc điều trị không đúng cách có thể gây biến chứng viêm tai giữa mạn tính có tên là Cholesteatoma. Đây là tình trạng một khối u phát triển và xâm lấn có thể làm hỏng chứng năng của tai.

Hoặc một số tình trạng biến chứng có liên quan khác như viêm màng não, áp xe não, viêm xoang tĩnh mạch bên, gây liệt mặt,.. Vì vậy, đưa trẻ đi khám với bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng là điều cần thiết.

>> Dấu hiệu trẻ bị thủng màng nhĩ do chấn thương đầu: Cách lấy ráy tai khô cứng cho bé an toàn, hiệu quả và không đau

6. Cách bảo vệ và phòng ngừa thủng màng nhĩ ở trẻ

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế về sức khỏe trẻ em KidsHealth, để bảo vệ và ngăn ngừa thủng màng nhĩ ở trẻ, cha mẹ KHÔNG NÊN thường xuyên lấy ráy tai cho trẻ, kể cả để làm sạch tai của con.

Nếu bên trong tai của con đã bắt đầu đóng nhiều ráy tai và bụi bẩn; cha mẹ có thể thực hiện bằng những cách an toàn như sau:

  • Mẹ chỉ nên vệ sinh bên ngoài vành tai, và không cần vệ sinh quá sâu.
  • Mẹ có thể mua thuốc nhỏ giọt theo chỉ định của bác sĩ để làm sạch tai cho con.
  • Cha mẹ dùng khăn mềm hoặc tăm bông thấm nước ấm; nhẹ nhàng lau vùng vành tai, và những vùng có nếp gấp.
  • Trường hợp ráy tai của trẻ bị khô và cứng, cha mẹ chỉ cần nhỏ vài giọt nước muối sinh lý để làm mềm chất bẩn và sau đó lấy ra ngoài.
  • Cha mẹ TUYỆT ĐỐI KHÔNG dùng các vật nhọn để lấy ráy tai cho con; vì nếu bất cẩn sẽ làm trầy xước; hoặc thủng màng nhĩ của con ngay.

Khi cha mẹ nhận thấy con mình có dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ như đã đề cập ở trên, mẹ hãy thực hiện kiểm tra sơ bộ tai của con; và sau đó cho con đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt nhé.

[key-takeaways title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Được xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại, quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong và ngoài nước, bệnh viện được khách hàng lựa chọn cho nhiều dịch vụ thăm khám như khám tổng quát, tầm soát ung thư, thai sản trọn gói… vì chất lượng và sự tận tâm.

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

7 dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh cần đặc biệt chú ý

Trong bài viết này, Marrybaby sẽ chỉ ra các dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh để cha mẹ kịp thời can thiệp và điều trị.

1. Tại sao trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa?

Viêm tai giữa (otitis media – OM) là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng gây ra các triệu chứng sưng, đau, sốt, chảy dịch.

Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, và phổ biến là trẻ sơ sinh và trẻ từ 2 -3 tuổi.  Trẻ bị viêm tai giữa thường bắt nguồn từ 3 nguyên nhân sau:

1.1 Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu

Không riêng hệ miễn dịch ở tai, mà là toàn bộ cơ thể của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Lúc này, do hệ miễn dịch còn yếu nên không đủ sức chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Dễ nhất là vi khuẩn tấn công từ vùng hầu họng lên tai, thông qua ống Eustachian.

1.2 Cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn chỉnh

Viêm tai giữa thường xảy ra là do cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn thiện. Cụ thể là ống thính giác (Eustachian tube).

Ống thính giác có chức năng cân bằng áp suất giữa tai ngoài và tai giữa, cũng như nhờ lớp nhung mao sẽ đẩy ráy tai ra ngoài. Nhưng do tình trạng ống thính giác của trẻ chưa hoàn chỉnh, nên ống có thể bị đóng lại. Kéo theo tình trạng chất thải bị tồn đọng; tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

1.3 Tai mũi họng thường kéo theo bệnh viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể xảy ra do biến chứng từ các bệnh lý về Tai – Mũi – Họng. Trong đó có thể kể đến như viêm VA, viêm amidan, viêm họng, viêm xoang,..

>> Cùng chủ đề: Tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé? Hiểu về chứng lác mắt ở trẻ

2. Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

2.1 Sốt lên tới 39 độ C

Hơn 50% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị viêm tai giữa; hoặc nhiễm trùng tai đều có biểu hiện đầu tiên là trẻ bị sốt cao lên tới 39 độ C.

2.2 Trẻ dùng tay dụi hoặc kéo vành tai

Theo phản ứng thông thường khi trẻ bị đau và khó chịu ở tai, con sẽ có biểu hiện dùng tay chạm và kéo vành tai liên tục.

2.3 Trằn trọc, khó ngủ và hay quấy khóc

Cảm giác đau đớn khi bị viêm tai giữa sẽ khiến trẻ cáu kỉnh và quấy khóc bất thường. Mẹ có thể nhận thấy em bé khóc nhiều hơn khi đặt con nằm xuống. Chính vì cảm giác đau này sẽ kéo theo tình trạng con bị trằn trọc, khó ngủ; hoặc mất ngủ cả ngày lẫn đêm.

>> Mẹ nên đọc thêm: Trẻ sơ sinh nằm sấp có nên hay không? 

2.4 Chán ăn và bú kém

Trẻ chán ăn và bú kém
Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là trẻ chán ăn và bú kém

Trẻ gặp vấn đề về ăn uống và tiêu hóa cũng là dấu hiệu có liên quan khi trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa. Đặc biệt là khi con bú sữa mẹ.

Việc bú sữa, và nuốt thường tạo ra sự thay đổi về áp suất bên trong tai. Chính vì thế, khi mẹ cho con bú và nhận thấy con khóc, khó chịu; hoặc không thèm bú thì rất có thể là trẻ đang gặp khó chịu ở tai – mũi – họng.

2.5 Không hoặc ít phản ứng khi có âm thanh, tiếng động

Các dây thần kinh chịu trách nhiệm gửi tín hiệu âm thanh đến não phần lớn nằm ở vùng tai giữa. Chính vì thế, khi tai giữa của trẻ bị viêm và tích tụ mủ, tình trạng này sẽ cản trở quá trình truyền tín hiệu âm thanh từ tai đến não.

>> Mẹ nên đọc thêm: Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è? Cha mẹ nên biết

2.6 Tai của trẻ bị chảy mủ màu trắng đục, vàng nâu

Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là tai của trẻ bị chảy mủ ra từ bên trong. Và dịch chảy ra từ tai sẽ khác với ráy tai thông thường.

Khi trẻ bị viêm tai giữa, dịch mủ tiết ra có thể có màu trắng, vàng, xanh lá cây; thậm chí là có cả máu và đi kèm với mùi hôi. Khi dịch thoát ra ngoài, áp lực trong tai, và cơn đau có thể lắng xuống. Tuy nhiên cha mẹ vẫn nên cẩn thận khi chăm sóc trẻ để tránh nhiễm trùng tái phát.

2.7 Thấy sự cáu kỉnh, khó chịu ở trẻ sơ sinh – dấu hiệu viêm tai giữa

Do viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh khiến bé đau đớn, khó chịu, nên bé sẽ có dấu hiệu cáu kỉnh. Đây cũng có thể là cách để trẻ sơ sinh giao tiếp với mẹ rằng bé đang có vấn đề với cơ thể của mình.

>> Mẹ có thể muốn biết: Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng có sao không?

3. Điều trị viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Cách điều trị viêm tai giữa ở bé
Dấu hiệu và cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Thông thường, các dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh sẽ thường mất và tự khỏi sau 2-3 ngày. Nhưng trong trường hợp nặng hơn, cha mẹ sẽ cần đưa con đi khám với bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng; hoặc bác sĩ chuyên khoa Nhi.

Cha mẹ cần lưu ý thêm một số điều sau:

  • NÊN hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
  • KHÔNG NÊN làm sạch tai của con bằng bông gòn, hay các bông tâm.
  • KHÔNG NÊN tự ý dùng các loại nhỏ giọt trị bệnh viêm tai để nhỏ vào tai của con.
  • KHÔNG NÊN tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau mà không có chỉ định của bác sĩ.

>> Mẹ nên đọc thêm: Trẻ bị ngã từ trên giường xuống đất, điều cha mẹ nên làm ngay 

4. Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể được phòng tránh bằng những cách sau:

  • NÊN giữ ấm cho con, đặc biệt là vùng đầu và tai.
  • NÊN kiểm tra và chích ngừa phế cầu khuẩn cho con.
  • NÊN cho con bú sữa mẹ thay vì chỉ uống sữa công thức.
  • HẠN CHẾ để con tiếp xúc với khói thuốc lá, đặc biệt các ông bố.

>> Xem thêm: Phòng tránh dấu hiệu viêm tai giữa và mùi hôi ở tai của trẻ sơ sinh

Tóm lại, dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh mà Marrybaby đã nêu ở trên, gần như là các trường hợp có thể xảy ra. Tuy nhiên không hẳn là tất cả. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về bệnh lý của con, cha mẹ nên ưu tiên cho con đi khám với bác sĩ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ sơ sinh không dung nạp lactose

Vậy làm sao để biết trẻ đang bị bệnh không hấp thụ sữa? Trong bài viết này, Marrybaby có liệt kê đầy đủ các dấu hiệu trẻ không hấp thụ sữa, không dung nạp đường Lactose, cũng như các giải pháp dành cho cha mẹ.

1. Tình trạng trẻ không dung nạp lactose là gì?

Trẻ không dung nạp Lactose là khi cơ thể của bé không thể dễ dàng phân hủy hoặc tiêu hóa đường Lactose. Lactose là một loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa động vật.

LƯU Ý: Tình trạng không dung nạp Lactose (Lactose intolerance) khác với dị ứng sữa (milk allergy).

2. Nguyên nhân trẻ không dung nạp Lactose

Nguyên nhân trẻ không dung hấp thụ sữa (Lactose)
Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ không dung hấp thụ sữa (Lactose)

2.1 Thiếu hụt Lactase

Bệnh không dung nạp Lactose hay không hấp thụ sữa ở trẻ thường là do sự thiếu hụt enzyme Lactase trong cơ thể.

Trong khi đó, enzyme Lactase giúp phân giải đường Lactose thành hai loại đường có cấu trúc đơn giản là Glucose và Galactose. Và hai loại đường này có thể dễ dàng hấp thụ vào máu qua niêm mạc ruột.

Ngược lại, khi thiếu hụt Lactase, cơ thể của trẻ sẽ không thể chuyển hóa đường Lactose. Lúc này, đường Lactose sẽ còn sót lại trong đại tràng và bắt đầu tương tác với vi khuẩn. Khi đó sẽ gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh không dung nạp Lactose ở trẻ như tiêu chảy; buồn nôn; rối loạn tiêu hóa; xì hơi,..

>> Cùng chủ đề: Bé xì hơi nhiều, mẹ có cần phải lo lắng?

2.2 Ruột non bị tổn thương

Không những thế, trẻ có dấu hiệu không dung nạp Lactose có thể do ruột non của trẻ bị tổn thương, hoặc bị viêm nhiễm.

Những bệnh lý gây tổn thương niêm mạc ruột của trẻ nhỏ dẫn đến không hấp thụ sữa bao gồm tiêu chảy cấp, virus Rota tấn công gây nhiễm trùng đường ruột; hoặc bệnh Celiac (không dung nạp Gluten).

Trong quá trình điều trị, ruột non của trẻ sẽ dần cải thiện việc tiết ra enzyme Lactase cần thiết giúp chuyển hóa đường Lactose. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể áp dụng cách điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy.

2.3 Bẩm sinh – Di truyền

Tình trạng trẻ có dấu hiệu không dung nạp lactose cũng có thể do bẩm sinh và di truyền từ gia đình. Không dung nạp Lactose bẩm sinh (congenital lactose intolerance) là tình trạng trẻ bất dung nạp Lactose ngay từ khi mới sinh ra. Và thường tình trạng này sẽ có biểu hiện trong 10 ngày đầu tiên sau khi con chào đời.

Tình trạng trẻ không hấp thụ sữa cũng có thể do bẩm sinh, và di truyền từ gia đình. Theo thống kê của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ – AAP thì tình trạng này rất hiếm khi xảy ra ở trẻ sơ sinh.

Trẻ có dấu hiệu không hấp thụ sữa bẩm sinh, không có nghĩa là suốt cuộc đời của bé sẽ không thể uống sữa; hay không thể hấp thu sữa được nữa. 

>> Cùng chủ đề: Trẻ sơ sinh bị vàng da có phải do di truyền?

2.4 Trẻ sinh non

Trẻ không dung nạp đường sữa cũng có thể trẻ sinh non trước 37 tuần thai. Trẻ sinh sớm thường có nồng độ enzyme Lactase thấp hơn so với những bé được sinh ra đủ tháng. 

Nhưng cha mẹ không nên quá lo lắng, vì tình trạng sẽ tự động cải thiện theo thời gian khi cơ thể và nội tạng của con phát triển hơn.

>> Cùng chủ đề: Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần mẹ nên biết sớm

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh không dung nạp lactose

Biểu hiện và dấu hiệu trẻ không hấp thụ sữa, không dung nạp Lactose
Biểu hiện và dấu hiệu trẻ không dung nạp Lactose

Thông thường, các dấu hiệu của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không dung nạp lactose sẽ xuất hiện từ 30 – 120 phút sau khi ăn hoặc uống sữa.

Dấu hiệu nhận biết trẻ không dung nạp lactose bao gồm:

  • Xì hơi.
  • Đầy hơi.
  • Buồn nôn và nôn trớ.
  • Đau bụng và co thắt dạ dày.
  • Bé chậm tăng cân, biếng bú sữa.
  • Bé đi ngoài phân lỏng, có dấu hiệu tiêu chảy.
  • Da của trẻ có đốm đỏ, bé có thể trở nên cáu gắt.

LƯU Ý: Không chỉ có sữa mới khiến trẻ có dấu hiệu không dung nạp lactose, một số thực phẩm khác có chứa đường lactose mẹ cũng cần lưu ý là: Váng sữa, bánh flan, các loại sữa tách béo, v.v.

>> Dấu hiệu trẻ sơ sinh không dung nạp lactose: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

4. Trẻ không hấp thụ đường lactose, cha mẹ phải làm sao?

Giải pháp dành cho cha mẹ khi trẻ không hấp thụ sữa
Giải pháp dành cho cha mẹ khi trẻ không hấp thụ sữa

Một số giải pháp để cha mẹ chăm sóc cho những trẻ không dung nạp lactose hoặc các sản phẩm được làm từ sữa là kết hợp các thực phẩm sữa trong bữa ăn của con.

Hoặc cha mẹ cũng có thể bổ sung trực tiếp enzyme Lactase cho con, để hỗ trợ quá trình cơ thể chuyển hóa đường Lactose; cũng như hấp thu dễ dàng hơn.

Nếu cha mẹ sợ con bị thiếu Vitamin D hoặc Canxi vì ít uống sữa, cha mẹ có thể sử dụng các thực phẩm thay thế. Sau đây là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng; và có thể thay thế hoàn toàn cho sữa tươi:

  • Bánh mì.
  • Hạnh nhân.
  • Các loại đậu.
  • Bông cải xanh.
  • Các loại nước ép trái cây.
  • Thịt bò, cá hồi, cá ngừ, cá thu, và cả trứng gà.

>> Cùng chủ đề: Nên bổ sung vitamin D cho trẻ đến khi nào là đủ?

Tóm lại khi nhận thấy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có dấu hiệu không dung nạp lactose, cha mẹ có thể đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để bác sĩ chẩn đoán; và có phương pháp điều trị dứt điểm cho con.

Cuối cùng, với những dấu hiệu trẻ không dung nạp lactose mà Marrybaby đã nêu ở trên; cha mẹ đã có thể hoàn toàn có thể nhận diện; và biết cách chăm sóc con của mình.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú mẹ và sữa công thức theo tháng

Vì vậy, MarryBaby sẽ gửi đến cha mẹ Bảng ml sữa chuẩn cho bé theo từng tháng của cả trẻ bú mẹ và bú bình; cũng như cách tính lượng sữa theo cân nặng của bé.

1. Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú mẹ theo từng tháng

Sữa mẹ có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển sau này của bé. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, thúc đẩy sự phát triển cơ thể trẻ, kích thích sự phát triển của não. Sữa mẹ cung cấp cho bé hệ miễn dịch vững chắc, ngừa các bệnh nhiễm khuẩn; nhất là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp.

Về cơ bản, mẹ có thể cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bú sữa bất cứ lúc nào bé thấy đói; hay hiểu theo cách khác là cho bé bú theo nhu cầu. Lượng sữa cho trẻ sơ sinh lý tưởng là từ 45 – 88 ml (1.5 – 3 ounces) mỗi lần bú; cách khoảng 3h giữa các cữ bú tuỳ theo tuần tuổi của trẻ.

Trẻ sơ sinh uống bao nhiêu ml sữa? Dưới đây là Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú mẹ theo từng tháng chi tiết hơn để mẹ tham khảo và dựa theo.

bảng ml sữa chuẩn cho bé theo tháng

Lượng sữa cho bé theo độ tuổi:

  • Bé 3 ngày tuổi: bú khoảng 15ml/lần.
  • Bé 4 ngày tuổi: bú được khoảng 30ml/lần.
  • Khi được 5 ngày tuổi: bú được khoảng 45 ml.
  • Khi bé được hai tuần tuổi, bé sẽ bú được 480 – 720 ml sữa mỗi ngày.
  • Khi được 1 tháng tuổi, bé sẽ cần bú khoảng 750 – 800 ml sữa mẹ mỗi ngày. 

Khi lớn hơn đến giai đoạn ăn dặm, bé sẽ bú ít lại và ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý trẻ dưới 12 tháng nguồn dinh dưỡng chính vẫn là sữa; vì vậy cần đảm bảo tối thiểu 500 – 700ml sữa trong ngày ở trẻ.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút là đủ mẹ đã biết chưa?

2. Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú sữa công thức theo từng tháng

Trẻ sơ sinh bú sữa công thức cũng khá giống trẻ bú mẹ. Mẹ có thể cho bé bú bất cứ lúc nào bé đói.

  • Trong vài ngày đầu đời, hầu hết trẻ sơ sinh bú sữa công thức sẽ cần bú lại sau khoảng 2–3 giờ một lần.
  • Khi bé lớn hơn và bao tử của bé có thể chứa được nhiều sữa hơn. Bé thường cần bú khoảng 3–4 giờ một lần.
  • Khi trẻ nhiều ngày tuổi hơn, bé sẽ ổn định thói quen bú hơn và ngủ lâu hơn vào ban đêm mà không cần bú bình. Vì vậy mẹ có thể cai ti đêm cho trẻ khi bé đạt từ 6kg trở lên; để trẻ được ngủ xuyên đêm và phát triển toàn diện hơn.

Mẹ có thể tham khảo Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú sữa công thức theo từng tháng dưới đây để đảm bảo bé bú đủ.

bảng ml sữa chuẩn cho bé theo tháng
Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú sữa công thức theo từng tháng

(*) Mẹ lưu ý rằng, nếu bé quá thời gian cần bú sữa, hãy đánh thức bé dậy để cho bé bú nhé!

>> Mẹ xem ngay Bí quyết pha sữa bột cho bé đúng chuẩn

3. Lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo cân nặng

Ngoài dựa theo Bảng ml sữa chuẩn cho bé theo tháng, mẹ có thể lượng sữa bé bú theo tháng tuổi dựa theo cân nặng. Công thức như sau:

[key-takeaways title=”Công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo cân nặng”]

Lượng sữa (ml)/ ngày = Cân nặng bé x 150ml

[/key-takeaways]

Ví dụ: Bé nặng 6,5kg thì lượng sữa 1 ngày bé cần là: 6,5×150=970ml

>> Mẹ có thể tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0-10 tuổi chuẩn nhất

Gợi ý sữa bột giúp bé 1-6 tuổi phát triển tư duy và thể chất:

[affiliate-product id=”320236″ sku=”314689ID707″ title=”Sữa Bột Enfagrow A2 Neuropro 3 Cho Bé Từ 1-6 Tuổi” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

4. Biểu hiện cho thấy bé bú mẹ đã đủ sữa

Dưới đây là các dấu hiệu bé đã bú đủ sữa mẹ:

  • Bé tự nhả vú mẹ khi cảm thấy bú đủ.
  • Miệng của bé còn ướt sau khi bú mẹ.
  • Mẹ có thể nghe và nhìn thấy bé nuốt.
  • Bé bú một cách bình tĩnh và thoải mái.
  • Vẻ mặt bé hài lòng sau hầu hết các lần bú.
  • Má của bé luôn tròn, không hóp trong khi bú.
  • Bé bắt đầu bú nhanh, nhịp nhàng và đôi khi tạm dừng.
  • Ngực của mẹ cảm thấy mềm hơn sau khi cho bé bú.
  • Mẹ cảm thấy buồn ngủ và thư giãn sau khi cho bé bú.
  • Màu sắc nước tiểu nhạt màu, không mùi; bé có thể thay ướt 6-8 tã trong ngày từ 5 ngày tuổi trở đi.

5. Dấu hiệu bé bú không đủ sữa

Dấu hiệu bé vẫn còn đói

Các dấu hiệu dưới đây cho thấy trẻ đang đói hoặc bú không đủ sữa:

  • Bé hay lè lưỡi.
  • Bé hay mở miệng.
  • Bé mím môi như muốn mút ti.
  • Bé đảo, di chuyển lưỡi liên tục. 
  • Bé mút ngón tay hoặc ngón tay.
  • Co rúc người vào lồng ngực mẹ.
  • Bé hay ngọ nguậy đầu sang trái rồi lại phải.
  • Bé quấy khóc, tỏ vẻ khó chịu ngay cả khi bú mẹ liên tục.
  • Nước tiểu bé màu sẫm và thay ít hơn 6 tã trong ngày từ 5 ngày tuổi trở đi.
  • Mẹ có thể không nghe bé nuốt; tuy nhiên ở một số bé nuốt rất nhẹ có thể không nghe thấy thì cần thêm các yếu tố khác để đánh giá.

[inline_article id=81021]

6. Những lưu ý khi cho bé bú sữa

  • Bảng ml sữa chuẩn cho bé theo tháng tuổi và cân nặng chỉ mang tính chất tham khảo trong quá trình nuôi con. Trên thực tế, lượng sữa bé nạp vào cơ thể còn phụ thuộc lượng sữa có trong bầu ngực mẹ, dung tích dạ dày và các vấn đề tiêu hóa của bé.
  • Không nên cho bé bú quá ⅔ thể tích dạ dày vì dễ khiến bé bị nôn trớ.
  • Không nên ép trẻ bú. Bởi ép bé bú sẽ khiến bé sợ mỗi lần được cho bú và xảy ra tình trạng biếng ăn. Thay vào đó, quan sát nhu cầu bú sữa của bé để bé bú hợp lý.
  • Với những trẻ sinh ra có thể trạng yếu, mẹ cần chú ý sát sao hơn đến lượng sữa con bú mỗi ngày và nhờ sự tư vấn của bác sĩ để cung cấp lượng dinh dưỡng tốt nhất cho con.
  • Trong 72 giờ sau sinh, đây là thời gian lượng sữa mẹ tiết ra với lượng sữa non với nhiều dưỡng chất và chứa chất tăng cường miễn dịch tự nhiên rất tốt cho sức khỏe của bé.

Trên đây là Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú mẹ theo từng tháng Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú sữa công thức theo từng tháng. Mẹ có thể dựa vào bảng trên để điều chỉnh lượng sữa và tần suất bú của bé. Nếu mẹ vẫn không chắc chắn, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Top 16+ thực phẩm bổ sung kẽm cho bé mau ăn chóng lớn

Dưới đây là top 16 loại thực phẩm giàu kẽm để bổ sung cho bé. Nhưng trước tiên mẹ cũng nên biết kẽm có vai trò gì cho sự phát triển của bé.

1. Vai trò của kẽm đối với sự phát triển của bé

Trẻ em cần kẽm để tăng trưởng và phát triển. Vai trò của kẽm đối với trẻ em gồm có:

  • Kẽm hỗ trợ sự phát triển trí não và nhận thức ở trẻ.
  • Kẽm giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác.
  • Kẽm giúp hỗ trợ và duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch, chữa lành vết thương. 
  • Kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm và phân chia tế bào. 

Nếu cơ thể thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào khó xảy ra làm chậm phát triển chiều cao ở trẻ, rối loạn phát triển xương, dậy thì chậm và giảm chức năng sinh dục.

Vậy mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa kẽm cho bé như thế nào mới hợp lý?

2. Liều lượng bổ sung kẽm cho trẻ theo độ tuổi

Dưới đây là lượng kẽm mẹ nên bổ sung kẽm cho bé theo từng tháng tuổi:

  • Trẻ từ 0-6 tháng tuổi: 2mg.
  • Trẻ từ 7-12 tháng tuổi: 3mg.
  • Trẻ từ 1-3 tuổi: 3mg.
  • Trẻ từ 4-8 tuổi: 5mg.
  • Trẻ từ 9-13 tuổi: 8mg.
  • Trẻ từ 14-18 tuổi: 11mg.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ chính là nguồn cung cấp kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất. CDC Hoa Kỳ cũng khuyến khích trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ nên bổ sung dưỡng chất và bú hoàn toàn sữa mẹ.

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể ăn dặm cũng như lượng sữa bú mẹ giảm dần; do đó, mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ bằng các loại thực phẩm giàu kẽm hoặc là thực phẩm chức năng theo hướng dẫn bác sĩ.

Vậy những thực phẩm giàu kẽm cho bé ăn dặm bao gồm gì? 

3. Top 16 thực phẩm bổ sung kẽm cho bé ăn dặm

Bé bị thiếu chất kẽm nên ăn gì? Dưới đây là 16 loại thực phẩm tốt nhất có hàm lượng kẽm cao mẹ nên bổ sung cho bé.

3.1 Hàu

hàu
Hàu đứng đầu danh sách thực phẩm giàu kẽm nên bổ sung cho bé

Hàu là loại hải sản đứng đầu danh sách thực phẩm giàu kẽm nên bổ sung cho bé. Trong 100g thịt hàu có chứa đến 20,25mg kẽm. Ngoài ra, hàu cũng rất giàu protein, ít calorie, giàu các loại chất khoáng và vitamin như vitamin C, B12 và sắt.

Do hàu chứa nhiều chất dinh dưỡng nên bé đã đủ 7 tháng tuổi trở lên cha mẹ hẳn nên cho bé ăn hàu. Cháo hàu có lẽ là món ăn dễ nấu và được nhiều bé thích.

3.2 Thịt bò

Thịt bò nằm ở vị trí thứ 2 trong danh sách các thực phẩm giàu kẽm nên bổ sung cho trẻ. Trong 100g thịt bò có chứa đến 8mg kẽm.

Ngoài ra, thịt bò là thực phẩm giàu protein chất lượng cao có tác dụng duy trì và phát triển khối lượng cơ bắp. Thịt bò còn là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng đa dạng như vitamin B12, kẽm, sắt… 

Thông thường, trẻ có thể bắt đầu ăn thịt bò ở khoảng 7 tháng tuổi. Mẹ nên bắt đầu với thịt bò xay nhuyễn vì trẻ không có răng hàm để nhai.

>> Mẹ xem thêm: Cách nấu, chế biến thịt bò mềm cho bé ăn dặm từ 7-9 tháng tuổi

3.3 Ngũ cốc

Trẻ thiếu kẽm nên bổ sung gì? Không còn nghi ngờ gì nữa, ngũ cốc nguyên hạt chính là nhân tố thứ 3 trong danh sách thực phẩm bổ sung kẽm cho bé biếng ăn. 62g yến mạch có chứa khoảng 0,9mg kẽm. Tương tự, 62g gạo nâu có chứa khoảng 0,6mg kẽm. Một lát bánh mì nguyên hạt có chứa 0,5mg kẽm.

Từ tháng thứ 6 trở đi, mẹ có thể cho bé tập làm quen với bột ngũ cốc vì từ giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé đã dần phát triển và tiêu hóa được tinh bột.

3.4 Cua biển

cua biển
Cua biển là thực phẩm giàu chứa nhiều kẽm mẹ nên bổ sung cho bé

Trong 100g thịt cua biển chứa đến 6,4mg kẽm. Ngoài ra cua còn giàu protein, vitamin, magie, giúp tim mạch và cơ bắp của bé hoạt động tốt.

Bé từ 7 tháng tuổi trở đi có thể ăn thịt cua biển. Mẹ có thể nấu cháo cua hoặc súp cua hoặc đơn giản là cua luộc để bé ăn. 

3.5 Nấm

Nấm cũng là thực phẩm giàu kẽm mẹ nên bổ sung cho bé. Cứ 100g nấm sẽ cho khoảng 1,4mg kẽm và nhiều vitamin có lợi. Do đó mẹ nên tận dụng thực phẩm này để nấu cháo, xào cùng rau,…

Tuy nhiên, nấm thuộc thực phẩm dễ gây ngộ độc. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, cha mẹ có thể bắt đầu cho con ăn nấm khi bé được 10 – 12 tháng tuổi trở đi.

3.6 Tôm hùm

tôm là một trong những thực phẩm bổ sung kẽm cho bé
Tôm hùm – hải sản là thực phẩm giàu kẽm mẹ nên bổ sung cho bé

Tôm hùm cũng là một thực phẩm giàu kẽm mẹ nên bổ sung cho bé. Trong 100g thịt tôm hùm chứa 2mg kém. Ngoài ra tôm hùm còn chứa vitamin B12, protein và canxi. Do đó, mẹ có thể sử dụng thịt tôm để làm cháo tôm, salad tôm đều rất hấp dẫn.

Mẹ có thể cho bé bắt đầu làm quen với tôm hùm khoảng 9 tháng tuổi với 1 lượng nhỏ. Đến 12 tháng tuổi, cơ thể bé đã có thể tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng từ tôm hùm một cách hiệu quả.

3.7 Yến mạch

Yến mạch cũng nằm trong danh sách những thực phẩm giàu kẽm nên bổ sung cho bé. Bởi vì, 100g yến mạch chứa đến 2,35mg kẽm. Ngoài ra, yến mạch còn chứa nhiều chất xơ, protein, sắt, selen, kẽm, vitamin B1.

Yến mạch là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bé được 6 – 7 tháng tuổi. Mẹ có thể nấu cháo yến mạch cho bé, cũng như nấu yến mạch với sữa, rắc yến mạch lên sữa chua đều vô cùng ngon. 

3.8 Mầm lúa mì

mầm lúa mì
Mầm lúa mì cũng là thực phẩm bổ sung kẽm cho bé

Mầm lúa mì cũng thuộc danh sách thực phẩm dồi dào kẽm thích hợp cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Trung bình 100g mầm lúa mì sẽ có khoảng 17mg kẽm, tương đương với hơn 100% nhu cầu thực tế của các bé.

Ngoài ra, mầm lúa mì còn chứa nhiều khoáng chất thiết yếu như natri, kali, acid Folic, vitamin A, C..

3.9 Các loại trái cây

Các loại trái cây chứa nhiều kem gồm có lựu, mận, quýt, chuối, bơ, dâu tây… Trong 100g các loại quả này có thể chứa đến 1mg kẽm, tương đối nhiều so với nhiều loại trái cây khác. Ngoài ra trong các loại quả trên còn chứa nhiều loại vitamin, chất chống oxy hóa giúp bé tăng cường hệ miễn dịch và chống lại nhiều bệnh. 

Mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn trái cây cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên.

>> Mẹ có thể tham khảo: Tại sao kẽm quan trọng đối với cơ thể và top các loại trái cây chứa nhiều kẽm nhất

3.10 Rau củ quả

Một số loại rau củ quả như nấm, cải bó xôi, bông cải xanh và tỏi là nguồn thức ăn bổ sung kẽm cho bé rất tuyệt vời; đồng thời cũng rất giàu vitamin và khoáng chất. Trong 125g rau củ các loại như nấm, bông cải… có chứa khoảng 0,4mg kẽm (tương đương 2%) nhu cầu sắt mỗi ngày. 

Đây sẽ là những nguồn thực phẩm quan trọng để bổ sung kẽm cho bé biếng ăn từ 6 tháng tuổi trở lên mà lại không chứa quá nhiều calories.

3.11 Chocolate đen

Chocolate đen giúp cung cấp kẽm cho bé
Chocolate đen là một trong những thực phẩm giúp cung cấp, bổ sung kẽm cho bé

Chocolate đen, một nguồn thực phẩm bổ sung kẽm cho trẻ vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, mẹ nên giới hạn khối lượng chocolate đen trẻ ăn không quá một thanh (khoảng 28g) trong 1 ngày nhé.

Mẹ lưu ý rằng, chocolate đen chỉ thích hợp cho bé từ 2 tuổi trở lên thôi nhé!

3.12 Thịt ức gà

Nói đến thực phẩm giàu kẽm thì không thể không nhắc đến ức gà. Trong 100g thịt ức gà chứa đến 0,8mg kẽm. Ngoài ra ức gà còn chứa đến 28,04gr protein, các vitamin như B6, B12, A, E,…

Với ức gà mẹ có thể chế biến thành nhiều món cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên như cháo gà, súp gà, salad gà, gà kho gừng, tiệu,…

3.13 Các loại hạt

Các loại hạt - Thực phẩm bổ sung kẽm cho bé
Các loại hạt cũng là thực phẩm bổ sung một lượng kẽm thiết yếu hằng ngày cho bé.

Các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt bí, hạt điều, đậu phộng, hạt chia cũng bổ sung một lượng kẽm thiết yếu hằng ngày cho bé trên 6 tháng tuổi. Mẹ có thể làm gỏi và rắc đậu phộng lên cho bé thưởng thức hay cho bé ăn kèm hạt điều với salad, sữa chua…

3.14 Trứng gà

Ngoài được biết đến là thực phẩm giàu protein, trứng gà cũng là một thực phẩm dồi dào kẽm mẹ nên bổ sung cho bé. Trung bình cứ 100mg lòng đỏ trứng sẽ cho khoảng 2.5mg kẽm. 

Trứng gà nấu được nhiều món như cháo trứng gà, trứng gà nướng, trứng chiên, canh trứng cà chua,… Bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn trứng gà và bắt đầu từ 1/2 quả trứng. 

3.15 Sữa và sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa và sản phẩm từ sữa

Sữa động vật nói chung và sữa chua, phô mai nói riêng là nguồn cung cấp canxi cần thiết cho trẻ. Đặc biệt sữa và các chế phẩm từ sữa cũng là thực phẩm giàu kẽm cho bé. Các mẹ nhớ cho con uống sữa để bổ sung kẽm cho bé.

Do sữa động vật có thể khiến bé khó tiêu nên mẹ lưu ý chỉ nên cho trẻ trên 2 tuổi uống sữa thôi nhé!

3.16 Sườn lợn

Trong 100g sườn lợn sẽ cho khoảng 2,9mg kẽm. Vì vậy, sườn lợn cũng là một thực phẩm giàu kẽm mẹ nên bổ sung vào bữa ăn cho bé. 

Tương tự như nhiều loại thịt khác, bé từ 6 tháng trở lên có thể ăn được sườn lợn. Với sườn lợn, mẹ có thể nấu nước dùng, rim, xào hoặc nấu canh cho bé đều vô cùng thơm ngon.

[inline_article id=290986]

Trên đây là top 16 thực phẩm giúp bổ sung kẽm cho bé yêu nhà mình. Kẽm có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển trí não, thể chất và trao đổi chất của bé. Vì vậy mẹ nên bổ sung kẽm cho bé đầy đủ.

Lưu ý rằng một số thực phẩm bên trên có thể khiến bé dị ứng. Nếu thấy bé có bất cứ dấu hiệu dị ứng như nổi mẩn đỏ, ngứa, khó thở,… hãy cho bé dừng ăn ngay mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

12 cách cai tật mút tay dứt điểm cho bé cực kỳ hiệu quả

Chính vì vậy, MarryBaby sẽ đem đến 12 cách cai mút tay cho bé sơ sinh vô cùng hiệu quả. Nhưng trước khi tìm hiểu cách cai mút tay cho bé, mẹ cũng cần biết vì sao trẻ hay mút tay.

1. Vì sao trẻ mút tay? Trẻ mút tay có ý nghĩa gì?

Trẻ thích mút tay là vì đó là cách thể hiện mình đang đói bụng. Do đó, thói quen ngậm mút tay là cách trẻ đòi bú sữa mẹ. Bé còn cảm thấy dễ chịu và ăn toàn hơn khi mút tay. 

Ngoài ra, bé sơ sinh mút ngón tay còn do tính tò mò. Ngón tay ở rất gần bé nên cũng muốn thử cảm giác mút chúng như thế nào. Dần dà, bé cảm thấy dễ chịu với việc mút tay nên rồi trở thành thói quen khi nào không hay.  

Vậy nếu bé chỉ mút tay mà không chịu bú bình thì cha mẹ phải làm sao. Mời cha mẹ tham khảo: Bé không chịu bú bình phải làm sao? 3 tuyệt chiêu dành cho mẹ!

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh mút tay là do đâu? Cha mẹ cần làm gì?

2. Trẻ sơ sinh mút tay có ảnh hưởng gì không?

Trẻ mút tay có ảnh hưởng gì không, có tốt không?
Trẻ sơ sinh mút tay có ảnh hưởng gì không, có tốt không?

Mút tay là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu trẻ đang mọc răng mà vẫn chưa bỏ được cai được mút tay thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này.

Một số ảnh hưởng không tốt từ việc thói quen mút tay như:

  • Biến dạng ngón tay: Mút tay nhiều với thời gian dài, còn gây biến dạng xương ngón tay, tạo nên hình dạng ngón tay bất thường. 
  • Ảnh hưởng đến răng: Bé mút tay trong thời kỳ mọc răng có thể khiến răng mọc lệch, ảnh hưởng đến hàm, lưỡi, phát âm,…
  • Tổn thương ở vùng da: Ở những trẻ có động tác mút mạnh liên tục, thậm chí nhai hoặc dùng lưỡi đẩy có thể gây ra một số tổn thương ở da ngón tay như da ngón tay bị nứt đi nứt lại; thậm chí lở loét, sẽ tạo điều kiện cho vi trùng bên ngoài xâm nhập vào dưới da sẽ gây viêm da mủ. 
  • Nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm: Nếu tay không được vệ sinh sạch sẽ thì bé mút phải có thể mắc các bệnh truyền nhiễm như: bệnh tay chân miệng, bệnh cúm, tiêu chảy, kiết, lị,…

Vì những lý do trên, mẹ nên có cách cai mút tay cho bé sớm nhất có thể. Vậy trẻ mút tay phải làm sao? 

3. Cách cai mút tay dứt điểm cho bé

3.1 Giải thích cho bé hiểu “mút tay là xấu”

Mẹo tốt nhất giúp bé hết mút tay chính là để bé tự nhận thức được mút tay là không tốt. Khi thấy bé mút tay thường xuyên mà mẹ không khuyên được, để trị mút tay cho trẻ, hãy để bé tiếp tục cho đến khi bé tìm được lý do để từ bỏ.

Ví dụ như mút tay bị bạn bè trêu chọc. Nếu bé đã nhận thức mút tay là thói quen không tốt thì sẽ từ bỏ một cách dễ dàng hơn. 

3.2 Cách dùng phẩn thưởng để cai mút tay cho bé

dùng phần thưởng
Cách cai mút tay cho trẻ bằng phần thưởng

Phần thưởng cũng là một cách hữu ích để cai mút tay cho bé. Mẹ có thể thưởng cho bé phần thưởng mà bé thích như gấu bông, lục lạc,… 

Ngày nào bé không mút tay, mẹ hãy đánh dấu vào lịch. Đến cuối tháng, dựa trên số ngày mà bé đã đạt được; mẹ hãy có phần thưởng cho những cố gắng của bé nhé.

3.3 Tập cho bé ngừng mút tay ở nơi  khác nhau

Mẹo giúp bé hết mút tay là đầu tiên mẹ hãy bắt bé ngừng mút tay ở nơi công cộng. Sau đó, khi bé đã quen, mẹ hãy tập cho bé ngưng mút tay khi ngủ. Để tăng hiệu quả, mẹ có thể tăng gấp đôi phần thưởng để khuyến khích bé.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng có sao không? Có phải bị down?

3.4 Dán băng cá nhân vào ngón tay bé

Dán băng cá nhân ở tay cũng sẽ là một cách cai mút tay cho những bé cứng đầu. Mẹ cũng có thể mang bao tay để hạn chế bé tiếp xúc với ngón tay. 

3.5 Cho phép bé mút tay khi bé ở một mình

Nếu bé ngừng mút tay khi ở với ba mẹ hoặc ở nơi công cộng và chỉ mút tay khi ở một mình thì thói quen này sẽ không kéo dài lâu. Với cách trị tật mút tay này, chỉ một thời gian thôi, bé sẽ bỏ hẳn thói quen này.

3.6 Bôi lên tay bé loại nước có vị bé không thích

Loại nước này có thể có vị cay, chua, đắng như tiêu, giấm,… Mẹ hãy thoa chúng lên ngón tay bé. Nếu bé thấy ngón tay có vị không ngon sẽ dần dần bỏ thói quen mút tay. 

LƯU Ý: Với cách cai mút tay cho bé này, mẹ lựa chọn những loại nước an toàn, phù hợp độ tuổi của con. Ví dụ, mẹ tuyệt đối KHÔNG để trẻ dưới 12 tháng tuổi mút mật ong.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh nằm sấp có sao không? Cách giúp bé nằm sấp thoải mái

3.7 Đừng cố ép bé khi cai mút tay cho bé

Việc cha mẹ càng ép buộc bé ngừng mút tay không phải là một cách cai mút tay cho bé hiệu quả mà còn gây áp lực lên bé. Bé không những không thể cai mút tay mà còn khóc nhiều hơn, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng.

3.8 Không la mắng bé

không la mắng khi bé mút tay
La mắng không phải là cách cai mút tay hiệu quả cho bé

Tương tự như cách cai mút tay cho bé bằng việc thúc ép. Cách la mắng bé cũng không hề đem lại hiệu quả gì trong việc cai mút tay. Dù cha mẹ có giận đến đâu, cha mẹ cũng đừng la bé; vì điều này chỉ khiến bé cảm thấy căng thẳng và sợ hãi; thậm chí còn làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Hãy bình tĩnh, hít một hơi thật sâu và nhẫn nại với bé cha mẹ nhé!

3.9 Đánh lạc hướng bé

Đối với nhiều trẻ, mút ngón tay là một thói quen. Khi cha mẹ thấy bé mút ngón tay, hãy đánh lạc hướng trẻ với một cái gì đó. Cách tốt nhất là cha mẹ thu hút trẻ với các hoạt động đòi hỏi cả hai tay để cai mút tay cho bé.

Trước khi cho bé ngủ, mẹ hãy cho bé cầm cuốn sách mà mẹ đang học cho bé hoặc cho bé cầm những món đồ chơi mà bé thích. Mẹ hãy nói với bé rằng bé không được mút tay khi ngủ do khi bé ngủ thì ngón tay cũng cần được nghỉ ngơi.

3.10 Kiên nhẫn khi cai mút tay cho bé

Nguyên tắc quan trọng trong cách cai tật mút tay cho bé là gì? Những bé có thói quen mút tay khi còn nhỏ sẽ bỏ thói quen này khi lớn lên. Vì lúc này, bé đã bị thu hút bởi những hoạt động khác. Đa số các bé sẽ bỏ thói quen này trước 7 tuổi.

Do đó, cha mẹ cần kiên nhẫn, đừng hối hả, thúc giục hoặc la bé khi bé chưa cai mút tay được nhé.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì? Bong tróc da tay phải làm sao?

3.11 Cho bé ngậm những đồ vật khác

cách cai mút tay cho bé
Cho bé ngậm những đồ vật khác là cách cai mút tay cho bé

Nếu bé còn quá nhỏ, cách cai mút tay cho bé là mẹ hãy cho bé ngậm ti giả để thay thế. Điều này sẽ giúp bé dễ chịu hơn.

Tuy nhiên ngậm ti giả sẽ có 1 số hạn chế như:

  • Dùng ti giả sẽ làm thay đổi thói quen bú mẹ của bé. Điều này khiến cho bé bú ít hơn, dẫn đến lượng sữa tiết ra giảm.
  • Ti giả làm tăng nguy cơ viêm tai giữa. Ngoài ra, việc ngậm ti giả cũng khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào miệng hơn.

Theo đó, cha mẹ nên cân nhắc tần suất khi cho bé cai mút tay bằng cách ngậm ti giả nhé.

3.12 Dùng biện pháp “đảo ngược” để cai mút tay cho trẻ

Thay vì yêu cầu bé ngưng mút tay, cách  cho bé cai mút tay là mẹ hãy bắt bé cho tất cả ngón tay vào miệng cùng một lúc. Cách trị tật mút tay này sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi khi mút và sẽ ngưng thói quen này lại.

[inline_article id=82681]

Trên đây là 12 cách cai mút tay cho bé vô cùng đơn giản nhưng cần nhiều thời gian để thấy rõ hiệu quả. Cha mẹ hãy kiên trì để thực hiện nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh mẹ cần chú ý

Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay.

1. Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh

[key-takeaways title=”Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh bao gồm:“]

  • Biếng ăn.
  • Sốt, co giật.
  • Chướng bụng.
  • Nhiễm trùng rốn.
  • Vấn đề về hô hấp.
  • Tiêu chảy và nôn mửa.
  • Da nhợt nhạt, xanh xao.
  • Cáu kỉnh và khóc dai dẳng.
  • Ngủ nhiều, thờ ơ và ít phản ứng.

[/key-takeaways]

1.1 Gặp vấn đề về hô hấp

những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh
Khò khè khi thở là một trong những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh

Thông thường, trẻ sơ sinh khó hít thở là do đường mũi của bé bị tắc nghẽn bởi dịch nhầy. Cha mẹ có thể xử lý tình trạng này bằng cách rửa mũi cho trẻ hoặc dùng dụng cụ hút nhầy ở mũi.

Tuy nhiên, một số trường hợp khó thở bất thường ở trẻ sơ sinh có những dấu hiệu sau:

  • Trẻ thở nhanh (trên 60 nhịp mỗi phút).
  • Trẻ mệt mỏi, xanh xao, thở rên, thở khò khè.
  • Trẻ ho dai dẳng trên 2 tuần, ho khi bú, bú kém, sốt.
  • Có dấu hiệu rút lõm lồng ngực hoặc co kéo các cơ hô hấp phụ như cơ liên sườn, hõm ức, hố thượng đòn.

Vậy trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường? Trung bình, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng thở khoảng 40-60 nhịp mỗi phút. Nhịp thở có thể chậm lại đến 20 nhịp thở mỗi phút khi trẻ sơ sinh ngủ. Trong quá trình thở định kỳ, nhịp thở của trẻ sơ sinh có thể ngừng trong 5 đến 10 giây và sau đó bắt đầu lại nhanh hơn – khoảng 50 đến 60 nhịp thở mỗi phút – trong 10 đến 15 giây. 

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi, thở khò khè phải làm sao?

1.2 Trẻ cáu kỉnh và khóc dai dẳng 

Trẻ sơ sinh khóc để biểu đạt suy nghĩ, mong muốn của mình là một điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bé liên tục quấy khóc, khó dỗ (dù đã giải quyết những nhu cầu cơ bản như cho bú, thay tã …) cáu kỉnh; hoặc có tiếng khóc bất thường như khóc thét, kéo dài hoặc yếu ớt; lúc này trẻ có thể đang gặp các vấn đề sức khỏe; thậm chí là đang cảm thấy đau đớn. Vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan mà cần sớm đưa trẻ đi khám.

1.3 Trẻ sốt, co giật

Tại sao sốt lại là 1 trong những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh. Các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng dạ dày, nhiễm trùng nước tiểu và nhiều bệnh do vi khuẩn và virus khác đều có thể gây sốt.

Đặc biệt nếu nhiệt độ cơ thể trẻ quá cao có thể gây ra sốt co giật ở trẻ.

Sốt cao co giật thường gặp ở trẻ 6 tháng đến dưới 5 tuổi. Nếu trẻ sơ sinh có xuất hiện sốt, kèm theo co giật là một dấu hiệu nặng có thể liên quan đến tình trạng viêm não – màng não.

Ở giai đoạn sơ sinh, co giật được xem như dấu hiệu nguy hiểm cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Co giật có thể kèm theo các triệu chứng như sốt, tím tái, thở mệt … Triệu chứng co giật có thể liên quan đến viêm màng não, động kinh, hạ đường huyết hay rối loạn điện giải.

Nếu bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi mà bị sốt (nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C), cha mẹ phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Đối với bé lớn hơn nếu nhiệt độ trên 38,5 độ C thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện.  

1.4 Trẻ ngủ nhiều, thờ ơ và ít phản ứng

trẻ ngủ li bì
Ngủ nhiều và ngủ quá lâu là một trong những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều hoặc buồn ngủ sau khi bú là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ buồn ngủ quá mức; ngủ lâu hơn bình thường; khó đánh thức trẻ dậy bú, trẻ ít hoặc không có năng lượng, không tỉnh táo, không phản ứng với âm thanh hoặc kích thích thị giác thì đây có thể là những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh cảnh báo trẻ bị nhiễm trùng hoặc có lượng đường trong máu thấp.

Thông thường, trong khoảng 1 tháng sau sinh, trẻ nên được gọi dậy cho bú sau 3 đến 4 giờ ngủ. Cha mẹ không nên để trẻ ngủ quá lâu, sẽ tăng nguy cơ hạ đường huyết, gây co giật. Bởi vì trẻ sơ sinh đôi khi chưa nhận thức được giờ bú và ngủ hợp lý.

1.5 Da nhợt nhạt, xanh xao

Nếu làn da của trẻ sơ sinh không hồng hào mà xanh xao hoặc vàng vọt thì đó có thể là những dấu hiệu bất thường cho thấy ở trẻ đang gặp các vấn đề về sức khỏe:

  • Da trẻ xanh xao, nhợt nhạt, tím tái: Trẻ bị lạnh và cần được giữ ấm. Đôi khi cũng có thể do bé khó thở, viêm phổi và mắc các vấn đề về hô hấp. Nếu thấy môi trẻ chuyển từ màu đỏ hồng sang tím tái và trong lưỡi có chất nhầy xuất hiện thì đó là biểu hiện của tình trạng trẻ bị thiếu oxy. Cha mẹ không nên chủ quan vì trường hợp này khá  nguy hiểm.
  • Da trẻ màu vàng: Tình trạng này thường vô hại nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng nếu bệnh vàng da lan nhanh chóng từ mặt ra khắp cơ thể và cả tròng mắt thì đây là một trong những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay.
  • Da trẻ phát ban: Nếu các nốt hoặc đốm da không mờ đi khi ấn vào thì đó có thể là dấu xuất huyết dưới da. Nặng hơn có thể là dấu hiệu ban đầu của nhiễm trùng não mô cầu; đe dọa tính mạng của trẻ.
  • Thiếu máu: da nhợt nhạt, xanh xao có thể là biểu hiện của thiếu máu ở trẻ sơ sinh.

Còn nếu trẻ bị lột da ta, da chân thì là biểu hiện của bệnh gì? Mẹ tham khảo ngay Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì? Bong tróc da tay phải làm sao?

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sởi tắm lá gì? 6 loại lá trị hết sởi ngay tức thì

1.6 Trẻ biếng ăn

những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh
Biếng ăn là một trong những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh

Trong những ngày đầu tiên, hầu hết trẻ sơ sinh đều muốn ăn từ 3-4 giờ một lần. Khi đói bé sẽ mút ngón tay hoặc bàn tay, khóc.

Nếu bé không chịu ăn và bỏ bú nhiều lần, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tật. Ở trẻ sơ sinh nếu biếng ăn sẽ có những dấu hiệu bất thường như gặp khó khăn khi bú vú mẹ hoặc bú bình; bé không muốn ăn hoặc bú và sụt cân.

>> Mẹ có thể tham khảo: Có nên cho trẻ biếng ăn uống B1? Cách dùng b1 cho trẻ biếng ăn

1.7 Nhiễm trùng rốn

Nếu xung quanh cuống rốn của trẻ sơ sinh có mủ hoặc da đỏ hoặc có mùi khó chịu thì có thể trẻ đã bị nhiễm trùng. Đây là một trong những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh. Lúc này bé được cần đưa đến bệnh viện.  

1.8 Tiêu chảy và nôn mửa

Trẻ bị tiêu chảy và nôn mửa là một trong những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột do virus hoặc vi khuẩn, trúng thực, tắc nghẽn; hoặc gặp vấn đề khác về tiêu hóa. 

Bác sĩ có thể sẽ phải kiểm tra phân của bé để tìm vi khuẩn để phải điều trị. Nếu bé bị tiêu chảy và nôn mửa kéo dài, có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng ở trẻ.

1.9 Trẻ chướng bụng

Chướng bụng có thể là một trong những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh. Bụng của trẻ sơ sinh thường sẽ mềm giữa các lần bú sữa. Nếu mẹ sờ bụng trẻ và thấy sưng hoặc cứng thì đây có thể là do trẻ bị đầy hơi hoặc táo bón. 

Nếu tình trạng này tự khỏi thì không cần quá lo lắng, mẹ có thể điều chỉnh lại tư thế cho bú, thay đổi chế độ ăn của mẹ hoặc đổi sữa nếu con bú sữa công thức

Tuy nhiên, nếu có những triệu chứng bất thường như trẻ không đi tiêu hơn 2 ngày, chướng bụng, nôn mửa, quấy khóc… Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh đường ruột hoặc bất cứ vấn đề nào khác. Trẻ cần đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng bệnh.

2. Một số mẹo chăm con giúp cha mẹ nhàn nhã hơn

Chăm con tháng đầu chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Nhưng với những cách sau đây, mẹ mới sinh chắc chắn sẽ được giảm tải phần nào áp lực; và duy trì sức khỏe để nuôi dưỡng con thật tốt:

  • Nhận sự giúp đỡ từ những người khác.
  • Ngủ khi bé ngủ trong lúc chăm con tháng đầu.
  • Cân bằng các mối quan hệ xã hội khi chăm con.
  • Đơn giản hóa mọi việc khi chăm con tháng đầu.

Còn nhiều mẹo giúp cha mẹ “sống sót” khi chăm con lắm, mẹ ơi đừng bỏ qua nhé!

Trên đây là 9 dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường. Khi thấy bé có những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh như trên, cha mẹ cũng đừng quá hoang mang. Thay vào đó, cha mẹ hãy bình tĩnh xác định nguyên nhân, vấn đề hoặc đưa bé gặp bác sĩ nhi khoa nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Cách tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh vượt trội

Đầu tiên, chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao cần tăng cường sức đề kháng cho bé nhé!

1. Tại sao cần tăng đề kháng cho bé?

Trong những năm đầu đời, cơ thể bé đang trong quá trình phát triển. Sức đề kháng hay rộng hơn là hệ miễn dịch của bé cũng chưa hoàn chỉnh. Nếu không đủ sức đề kháng, cơ thể bé dễ mắc nhiều bệnh liên quan đến vi khuẩn, virus, hệ thống tiêu hóa, hô hấp,…

Sức đề kháng của trẻ là hàng rào bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân xâm nhập có hại; giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt và tránh tình trạng trẻ thường xuyên ốm vặt. Vì vậy, việc tăng sức đề kháng cho bé sẽ giúp trẻ ăn ngon và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn; luôn khỏe mạnh và lớn nhanh mỗi ngày.

2. Dấu hiệu bé đang có đề kháng yếu

dấu hiệu cho thấy bé có đề kháng yếu

Bé có đề kháng, hệ miễn dịch yếu sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Dễ mắc bệnh: Hệ miễn dịch của bé càng kém thì bé càng dễ ốm hơn. Trẻ dễ mắc các loại bệnh về đường hô hấp như ho, sốt, sổ mũi, viêm họng… Thậm chí có những trẻ còn mắc các loại bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm hơn như bạch hầu, ho gà, uốn ván, sốt xuất huyết…
  • Vết thương lâu lành: Các vết thương nhẹ, các vết bầm mất quá nhiều thời gian để lành lại cũng là dấu hiệu đề kháng yếu.
  • Trẻ bị mất nước: Những biểu hiện mất nước dễ thấy ở bé như da khô, môi lưỡi khô; trẻ khát nước nhiều hơn; tiểu tiện ít hơn và khi khóc ít có nước mắt.
  • Trẻ chậm tăng cân: Hệ miễn dịch và đề kháng yếu cũng khiến bị chậm tăng cân và phát triển chậm hơn bình thường.
  • Trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng: Hệ miễn dịch kém dẫn đến tình trạng biếng ăn và suy dinh dưỡng ở trẻ. Các dấu hiệu khi bé thiếu dinh dưỡng chính là da và tóc thay đổi; móng tay giòn, dễ bị bầm tím; và khả năng tập trung kém.

Những dấu hiệu này cho thấy bé có sức đề kháng kém, cha mẹ cần lưu tâm để tăng sức đề kháng cho bé ngay.

3. Tăng đề kháng cho bé theo độ tuổi như thế nào?

Cách tăng đề kháng cho bé như thế nào còn phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Trẻ sơ sinh sẽ có cách tăng cường sức đề kháng không giống với cách tăng cường sức đề kháng cho bé trên 1 tuổi.

  • Cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh: Trong giai đoạn 6 tháng đầu, sữa mẹ chính là một nguồn dưỡng chất tuyệt vời của trẻ. Sữa mẹ chứa yếu tố chống nhiễm khuẩn, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp bé chống lại các bệnh về tiêu chảy, viêm phổi,… 
  • Cách tăng sức đề kháng cho bé trên 1 tuổi: Hệ thống miễn dịch của bé 1 tuổi cũng chưa phát triển hoàn chỉnh. Vì vậy, bé cũng dễ bị mắc nhiều bệnh. Để tăng cường sức đề kháng cho bé đúng cách và hiệu quả, cha mẹ nên cho bé ăn một chế độ đầy đủ dinh dưỡng; bổ sung vitamin, khoáng chất cho bé; đảm bảo cho bé tiêm phòng đầy đủ; ngủ đủ giấc; vận động thường xuyên;…

Chi tiết các cách tăng cường đề kháng cho bé sẽ nằm ở phần tiếp theo. Những cách này có thể áp dụng cho trẻ sơ sinh cũng như trẻ trên 1 tuổi.

4. Cách tăng cường đề kháng cho trẻ hiệu quả

4.1 Cho bé ăn theo chế độ đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và trái cây

bổ sung rau củ quả trái cây

Một cách để tăng đề kháng cho bé khỏe mạnh chính là bổ sung một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Vậy nên cho bé ăn gì để tăng cường sức đề kháng?

Một bữa ăn của bé cần đảm bảo đầy đủ và cân đối 4 nhóm chất gồm: Chất đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Chất đạm có trong các loại thịt, hải sản, trứng sữa, đậu,… Chất béo có trong quả bơ, phô mai, cá có chất béo, các loại hạt , dầu,… Tinh bột thì có trong các loại ngũ cốc, khoai, bắp,…

Và đặc biệt, mẹ nên tăng cường rau xanh và trái cây trong mỗi bữa ăn cho bé. Trong rau xanh và các loại trái cây đều chứa nhiều vitamin. Nhất là vitamin C và chất chống oxy hóa. Đây là những chất cần thiết cho một hệ miễn dịch và sức đề kháng khỏe mạnh.    

Vậy cần bổ sung vitamin và khoáng chất gì cho bé? Mẹ hãy đọc phần tiếp theo nhé!

4.2 Bổ sung vitamin, khoáng chất cho bé

Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất chính là một cách tăng đề kháng cho bé khỏe mạnh. Vậy trẻ sơ sinh cũng như trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì?

Trẻ sơ sinh và trẻ từ 1-3 tuổi cần bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết như: Vitamin A, B, C, D, K, Kali, Kẽm, Sắt, Canxi, Selen, Crom,… để cải thiện vị giác, ăn ngon, dễ tiêu, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn, kháng virus và tăng cường đề kháng để bé ít ốm vặt.

Các vitamin và chất khoáng này sẽ có nhiều trong thịt nạc, thịt cá, gan động vật, hải sản, sữa, các loại rau củ màu đỏ, cam và xanh đậm. 

Nếu bé không chịu ăn hoặc biếng ăn, cha mẹ có thể cân nhắc cho bé sử dụng vitamin tổng hợp

4.3 Đảm bảo cho bé tiêm phòng đầy đủ

tăng đề kháng cho bé bằng cách tiêm phòng đầy đủ

Vắc-xin bảo vệ bé khỏi tất cả các loại bệnh tật; cũng là một cách tăng đề kháng cho bé hiệu quả. Cha mẹ có thể hỏi bác sĩ hoặc dựa vào Danh sách các loại tiêm phòng bé cần tiêm để biết bé đã được tiêm chủng đầy đủ hay chưa. 

Một trong những bệnh bé dễ mắc ở các độ tuổi chính là bệnh cúm. CDC khuyến cáo tất cả mọi trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên cần được chích vắc-xin cúm hàng năm. 

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Tiêm phòng cúm cho trẻ vào thời điểm nào là an toàn? Những lưu ý quan trọng

4.4 Đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc

đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc

Một cách để tăng cường sức đề kháng của bé tiếp theo chính là cho bé ngủ đủ giấc. Tất cả chúng ta, kể cả trẻ em đều cần ngủ nạp lại năng lượng cho cơ thể, giúp cơ thể, não bộ phát triển cũng như tăng sức đề kháng. 

Thời lượng giấc ngủ mà một đứa trẻ cần thay đổi theo độ tuổi:

  • Trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi cần ngủ từ 14-17 giờ. Trẻ từ 4-12 tháng cần ngủ từ 12-16 giờ.
  • Trẻ em trong độ tuổi từ 1-2 cần từ 11-14 giờ.
  • Trẻ em từ 3-5 tuổi nên ngủ từ 10-13 giờ.
  • Trẻ em từ 6-12 tuổi nên ngủ từ 9-12 giờ.
  • Trẻ trong độ tuổi từ 13-18 cần 8-10 giờ. 

Mẹ cũng có thể dựa vào Bảng thời gian đi ngủ của trẻ ở từng độ tuổi này để cho bé ngủ hợp lý. 

Cha mẹ có thể giúp bé dễ dễ ngủ và ngủ ngon bằng cách ru, hát, kể chuyện, massage,… và tuân theo một lịch trình ngủ đều đặn.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 6 câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon thẳng giấc xuyên đêm

4.5 Đảm bảo cho bé vận động thường xuyên

Vận động sẽ giúp cơ thể bé khỏe mạnh và hạn chế bệnh tật. Chính vì thế, cho bé vận động thường xuyên chính là một cách tăng đề kháng cho bé hữu hiệu. 

Cha mẹ không cần bắt bé phải tập những bài tập thể dục quá nặng. Tùy theo độ tuổi, cha mẹ có thể cho bé đi dạo công viên, đạp xe, bơi lội, chơi thể thao,…  

4.6 Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng

Lượng kháng thể trẻ nhận từ mẹ sẽ ngày càng giảm từ khi bắt đầu cai sữa. Phải đợi thêm 3-4 nữa thì hệ thống miễn dịch của bé mới dần hoàn thiện. Trong thời gian này, bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng chính là một cách tăng cường đề kháng cho bé hiệu quả.

Vậy cần bổ sung sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng cho bé trong bao lâu? Hầu hết trẻ bắt đầu cải thiện hệ miễn dịch khi sử dụng thuốc tăng đề kháng ít nhất sau 1 tháng sử dụng. Biểu hiện rõ ràng nhất là trẻ ăn ngon miệng hơn, da dẻ hồng hào khoẻ mạnh, phổng phao lên, ít xảy ra tình trạng ốm vặt ho cảm của trẻ nhỏ.  

[inline_article id=311651

4.7 Áp dụng những biện pháp phòng bệnh cho bé

Phòng bệnh cho bé

Mục đích của việc tăng đề kháng chính là để phòng tránh bệnh cho bé. Như vậy để có thể phòng bệnh, cha mẹ nên có một số biện pháp thích hợp như:

  • Cho bé đeo khẩu trang nơi đông người.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với những bệnh nhân khác.
  • Nên mua sẵn thuốc chữa bệnh không cần kê toa để sẵn ở nhà.
  • Rửa tay sạch cho bé bằng xà phòng trước và sau khi ăn; sau khi đi chơi về, sau khi đi vệ sinh.

5. Lưu ý gì khi tăng đề kháng cho bé?

Trên đây là toàn bộ những cách bổ sung sức đề kháng cho bé. Đối với các bé sơ sinh thì sữa mẹ chính là nguồn tăng cường đề kháng tốt nhất cho bé; đặc biệt là trong 6 tháng đầu. Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ cũng nên duy trì một chế độ dinh dưỡng đủ chất, nhiều rau xanh và trái cây. Cho bé tiêm đủ mũi vắc-xin, ngủ đủ giấc, vận động thường xuyên, bổ sung thực phẩm chức năng và có biện pháp phòng bệnh cũng là những cách tăng đề kháng hiệu quả cho bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Tác hại của hút thuốc lá điện tử là gì? Các rủi ro cho trẻ dậy thì

Vậy hút thuốc lá điện tử có thật sự vô hại không? Tác hại của thuốc lá điện tử là gì? Bên dưới làn khói trắng là những tác hại mà cha mẹ ít khi được biết!

1. Thuốc lá điện tử là gì?

Thuốc lá điện tử (Vape) hoạt động tương tự như thuốc lá thông thường. Nhưng khác ở chỗ, thuốc lá điện tử là dùng nhiệt từ các viên pin để nung nấu tinh dầu; để tạo ra khói cho người hút. Trong tinh dầu có chứa chất tạo mùi và nicotine. 

Thuốc lá điện tử có nhiều hình dạng khác nhau. Và độ nặng của thuốc lá điện tử là dựa trên nồng độ nicotine có chứa trong dung dịch; cụ thể là tính theo phần trăm; hoặc bao nhiêu miligam trên mililit.

Tác hại của thuốc lá điện tử không chứa Nicotine là gì? Trường hợp dung dịch không chứa nicotine (các loại dung dịch biểu thị là 0% nicotine) thì vape vẫn có những chất tạo mùi có khả năng gây viêm tiểu phế quản.

2. Biểu hiện của người trẻ hút thuốc lá điện tử

biểu hiện của trẻ tuổi dậy thì hút thuốc lá điện tử
Biểu hiện và những tác hại của việc hút thuốc lá điện tử

Khi được hỏi về những biểu hiện của của người hút thuốc lá điện tử, đặc biệt là đối tượng trẻ vị thành niên; các bác sĩ chuyên khoa Nhi của BV Nhi Trung Ương nhận định như sau:

  • Dấu hiệu về sức khỏe: Biểu hiện sức khỏe thường thấy của người trẻ khi hút thuốc lá điện tử là ho thường xuyên, hơi thở ngắt quãng, hụt hơi. Nhìn chung là những biểu hiện về hô hấp.
  • Dấu hiệu về hành vi và cảm xúc: Trẻ hay cảm thấy lo âu, dễ cáu gắt, thậm chí trẻ sẽ có xu hướng tham gia các hành vi mạo hiểm,..

Những sự thật về thuốc lá điện tử:

  • Thuốc lá điện tử GÂY HẠI như thuốc lá truyền thống.
  • Thuốc lá điện tử GÂY NGHIỆN như thuốc lá truyền thống.
  • Thuốc lá điện tử KHÔNG THỂ GIÚP BẠN CAI THUỐC LÁ.

>> Cha mẹ xem ngay: Bố mẹ cần làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo?

3. Tác hại trầm trọng của thuốc lá điện tử đối với người trẻ

Tác hại của thuốc lá điện tử đối với trẻ dậy thì và thanh thiếu niên
Tác hại của thuốc lá điện tử đối với trẻ dậy thì và thanh thiếu niên

Tác hại trầm trọng của Nicontine trong thuốc lá điện tử là gây hại cho sự phát triển não bộ ở trẻ em, gây suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến trí tuệ do não bộ của trẻ chưa hoàn thiện. Thậm chí, nó có thể gây ra nguy cơ đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ; suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng.

3.1 Tác hại gây viêm phổi, viêm tiểu phế quản

Các hóa chất như hương liệu được sử dụng trong thuốc lá điện tử có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trong đó, cụ thể là chất phụ gia tạo hương vị như diacetyl có thể gây viêm tiểu phế quản (popcorn lung).

Không những thế, tác hại của thuốc lá điện tử còn dẫn đến nhiều bệnh lý khác liên quan đến phổi, và hô hấp như: viêm phế quản; hen suyễn; phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD); viêm màng phổi,…

3.2 Ảnh hưởng trực tiếp đến não và suy giảm chức năng thận

Dung dịch có trong thuốc lá điện tử khi được nung nóng và bay hơi, khả năng cao sẽ bị nhiễm kim loại nặng từ cuộn dây kim loại được dùng để cấp nhiệt cho dung dịch. Từ đây, tác hại của thuốc lá điện tử cho cơ thể của người hút gần như là tiêu cực.

Kim loại nặng chính là chì. Khi lượng chì tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến não và thận của người hút thuốc lá điện tử.

>> Quan trọng: Trầm cảm ở tuổi dậy thì – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

3.3 Tác hại của thuốc lá điện tử là gây nghiện

Chất nicotine có trong thuốc lá điện tử sẽ khiến bạn bị nghiện. Khi hút trong thời gian dài, hàm lượng và nồng độ nicotine sẽ leo thang để phục vụ cho cảm giác thỏa mãn của bạn.

Nicotine không những gây nghiện mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn. Các cơ quan nội tạng bị hưởng nhiều là não; mạch máu; và hệ thống miễn dịch.

Có một suy nghĩ rất sai ở những người đang cai nghiện thuốc lá truyền thống là chuyển sang hút thuốc lá điện tử. Không những không thể cai nghiện mà họ còn nghiện thêm một loại chất kích thích khác. 

3.4 Nguy cơ thiết bị cháy nổ

Tác hại của việc hút thuốc lá điện tử là gia tăng nguy cơ bị tổn thương cơ thể do cháy nổ thiết bị.

Theo một báo cáo do Cơ quan cứu hỏa Hoa kỳ (U.S Fire Administration), khi họ tổng hợp 200 sự cố cháy nổ do thuốc lá điện tử gây ra trong 7 năm (2009 – 2016); kết quả cho thấy có 133 vụ gây thương tích nghiêm trọng do để thuốc lá điện tử trong túi.

3.5 Gây ngộ độc ở trẻ em

gây ngộ độc ở trẻ em
Tác hại của thuốc lá điện tử là gây hại cho cả người hút và mọi người xung quanh

Theo số liệu thống kê từ trung tâm chống độc ở Hoa Kỳ có tới 42% số người bị ngộ độc do hút thuốc lá điện tử. Một nửa trong số đó là trẻ em dưới 6 tuổi.

Chính vì những hương vị được dán nhãn như chocolate, cam, nho, dâu đã khiến mọi người nghĩ rằng đây là dung dịch tương đối an toàn vì có mùi dễ chịu. Tác hại của thuốc lá điện tử đến sức khỏe của người hút trực tiếp rất nghiêm trọng; và cả người hút gián tiếp (người hít khói).

3.6 Tăng nguy cơ bệnh tim

Nicotine có trong thuốc lá điện tử có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu; làm tăng nguy cơ đau tim; đột quỵ và thậm chí là mắc bệnh về tim mạch.

Trên thực tế, nghiên cứu còn cho thấy tác hại của thuốc lá điện tử đối với người hút là tăng gấp đôi nguy cơ bị bệnh tim; so với người bình thường.

3.7 Khiến hơi thở có mùi khó chịu

Tác hại trực tiếp của thuốc lá điện tử là khiến cho hơi thở của người hút bị nặng mùi. Vì hơi và khói được tạo ra từ thuốc lá điện tử có chứa các hạt nhỏ có thể gây kích ứng; và làm hỏng mô phổi. Khiến bạn dễ bị đau ngực hoặc gặp các vấn đề về hơi thở.

Hơi thở của bạn sẽ còn nặng mùi hơn nữa, nếu bạn đang hút cả hai loại thuốc lá điện tử và thuốc lá truyền thống.

>> Cha mẹ xem thêm: Cách dạy con gái tuổi dậy thì của người mẹ tâm lý

3.8 Rối loạn tâm trạng và dễ thay đổi cảm xúc

Trong năm 2018, Tổ chức kiểm soát & Phòng ngừa bệnh tật (CDC) đã ước tính có khoảng 3,6 triệu học sinh cấp 2 và học sinh cấp 3 sử dụng thuốc lá điện tử. Con số này đã tăng hơn 1 triệu người so với năm 2017. Các nhà nghiên cứu cho rằng; con số này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.

Tác hại của Nicotine trong thuốc lá điện tử có thể khiến người trẻ tuổi gặp nguy cơ rối loạn tâm trạng, giảm kiểm soát xung động và tác động tiêu cực đến các phần não chịu trách nhiệm về ghi nhớ và học tập.

Cho dù các thông tin về tác hại của thuốc lá điện tử có nhiều đến mấy; thì cũng khó có thể giúp cho người hút cảm thấy bừng tỉnh; cũng như biết quan tâm đến sức khỏe của họ hơn. Đặc biệt hơn là những bạn trẻ đang ở độ tuổi dậy thì; tuổi nổi loạn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Hướng dẫn bổ sung Vitamin C cho bé – Top 10 sản phẩm được tin dùng

Vậy khi nào cần bổ sung Vitamin C cho bé, và bổ sung Vitamin C cho trẻ như thế nào là đúng và đủ? Nếu chưa biết cha mẹ nên xem ngay, để tránh trường hợp trẻ bị bổ sung quá liều.

1. Vai trò của việc bổ sung vitamin C cho trẻ

Vitamin C là một vi chất rất có lợi cho sức đề kháng của trẻ. Lợi ích của vitamin C bao gồm:

  • Giúp cơ thể của bé hấp thụ tốt các chất như sắt; canxi và axit folic.
  • Chất chống oxy hóa quan trọng giúp cơ thể của bé thoát khỏi nguy cơ bị bệnh tim mạch; ung thư; hoặc viêm khớp.
  • Tham gia vào quá trình cơ thể làm lành vết thương, sản xuất tế bào mô ở da và bảo vệ trẻ khỏi những cơn cảm lạnh thông thường.
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chống lại các tác nhân gây bệnh và phòng tránh một số tình trạng như chảy máu chân răng; xuất huyết dưới da; răng dễ rụng; thiếu máu và một số bệnh do nhiễm khuẩn;…

[key-takeaways title=”Trẻ bị thiếu vitamin C có sao không?”]

Việc trẻ bị thiếu Vitamin C sẽ kéo theo tình trạng sức đề kháng của bé bị giảm, cơ thể chậm tái tạo Collagen. Và nếu tình trạng này kéo dài trên 3 tháng, trẻ sẽ có nguy cơ bị còi cọc ở trẻ em.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: Trẻ bị thiếu máu nên ăn gì? Nhóm thực phẩm thiết yếu

2. Dấu hiệu ở trẻ cần được bổ sung vitamin C

Khi mẹ thấy trẻ có những dấu hiệu sau đây, thì hãy bổ sung thêm vitamin C cho bé thường xuyên hơn nhé.

  • Trẻ ít ăn hoặc lười ăn các loại rau xanh, củ quả.
  • Trẻ dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, và dễ bị bệnh.
  • Trẻ có dấu hiệu bị còi; bị suy dinh dưỡng; trẻ bị thiếu sắt; thiếu canxi,..
  • Trẻ ở trong môi trường có nhiều khói thuốc lá, sẽ cần bổ sung vitamin C để cơ thể tái tạo các tế bào bị tổn thương.

Với trẻ ít ăn rau xanh, củ quả, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc bổ sung vitamin C cho trẻ để cơ thể hấp thụ kịp thời.

>> Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách bổ sung

3. Bổ sung vitamin C đúng cách cho bé theo độ tuổi

hướng dẫn bổ sung vitamin C cho bé theo từng độ tuổi
Hướng dẫn bổ sung vitamin C cho bé theo từng độ tuổi

Vitamin C có tính dễ tan trong nước, giúp cơ thể của trẻ hỗ trợ hấp thu các chất như sắt, canxi,… Tuy nhiên, việc bổ sung Vitamin C cho bé, cha mẹ cần phải bổ sung đúng và theo liều lượng dựa trên độ tuổi của con:

  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi cần được cung cấp 15 mg.
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi cần 25 mg mỗi ngày.
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi cần 45mg.

Bên cạnh đó, khi bổ sung vitamin C cho bé, cha mẹ cần ưu tiên bổ sung vitamin C cho trẻ vào buổi sáng sẽ tốt hơn là buổi tối. Đồng thời cũng không nên bổ sung vitamin C cho trẻ ngay trước, hoặc ngay sau khi con vừa ăn no.

LƯU Ý: Cha mẹ KHÔNG NÊN bổ sung vitamin C cho trẻ quá mức. Vì một số cha mẹ thường nghĩ rằng, khi con bị bệnh, bị ốm mới cần bổ sung vitamin C; hoặc vitamin C là một chất tốt cho trẻ nên bổ sung càng nhiều sẽ càng tốt. Tuy nhiên, đây là một cách nghĩ thiếu chính xác.

>> Mẹ nên xem thêm: Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi!

4. Vitamin C bổ sung cho trẻ có những loại nào?

Hiện nay, sản phẩm bổ sung Vitamin C cho bé là rất đa dạng. Trong đó, những dạng sản phẩm bổ sung vitamin C cho trẻ bao gồm:

  • Vitamin C dạng kẹo ngậm: Dạng này rất phổ biến và được nhiều trẻ em yêu thích. Kẹo ngậm Vitamin C cho bé có vị thơm ngon, dễ sử dụng, tiện lợi và dễ tìm mua.
  • Vitamin C dạng viên sủi: Đây là dạng viên nén, thường được đặt trong ống dài. Viên sủi Vitamin C cho bé sẽ tan trong nước, và uống ngay sau đó.
  • Vitamin C dạng kẹo dẻo: Hiện nay một số hãng thực phẩm chức năng cũng đã cho ra đời vitamin C dạng kẹo dẻo để kích thích trẻ thèm và muốn ăn nhiều hơn.
  • Vitamin C dạng nước, dạng ống: Đây là vitamin C dạng ống cho bé, hoặc là dạng nước uống giống như Siro có hương vị cam.

[key-takeaways title=”Có nên bổ sung vitamin C cho trẻ mỗi ngày không?”]

Câu trả lời còn tùy độ tuổi và nhu cầu của bé. Vì phần lớn trẻ dưới 6 tháng tuổi sẽ  không cần bổ sung vitamin C. Và trẻ từ 6 tháng trở lên cũng đã có thể tự hấp thụ vitamin C từ các nguồn thực phẩm hàng như ổi, cam, quýt, kiwi, bông cải xanh, dưa hấu, cà chua,…

[/key-takeaways]

>> Bổ sung vitamin C cho trẻ: Có nên cho trẻ uống nước cam mỗi ngày không?

5. Review TOP 10 sản phẩm bổ sung Vitamin C cho bé – Hướng dẫn sử dụng

5.1 Viên ngậm Vita C Glucose Mekophar

Viên ngậm Vita C Glucose Mekophar
Viên ngậm Vita C Glucose Mekophar

Giới thiệu

Kẹo ngậm bổ sung vitamin C cho bé – Vita C Glucose, một sản phẩm của hãng Mekophar, Việt Nam. Một dạng thực phẩm chức năng được nhiều mẹ Việt cho bé ngậm để bổ sung vitamin C. Viên nén hình vuông màu hồng nhạt, hai mặt có khắc ký hiệu MP, vị ngọt hơi chua, thơm mùi cam.

Công dụng

  • Bổ sung vitamin C cho cơ thể.
  • Tăng sức đề kháng, hỗ trợ ngăn chặn các bệnh cảm cúm thông thường.
  • Phòng ngừa các triệu chứng do thiếu vitamin C như scorbut, chảy máu chân răng.

Cách dùng

Trẻ em: 2–6 viên/ngày.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Giá tham khảo: 4.000 – 5.000 VNĐ / gói.

5.2 Kẹo ngậm Vitamin C cho bé Animal Parade

Kẹo ngậm Vitamin C cho bé Animal Parade
Kẹo ngậm Vitamin C Animal Parade dành cho bé và cho trẻ nhỏ

Giới thiệu

Nature’s Plus Animal Parade Vitamin C là kẹo ngậm bổ sung vitamin C bé được chiết xuất cô đặc từ những loại trái cây như: cam, quýt, chiết xuất hạt nho, quả việt quất, xoài và đu đủ. Vitamin C Children’s Chewable giúp cung cấp lượng vitamin C dồi dào cùng các hợp chất chống oxy hóa giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng mỗi ngày.

Công dụng

  • Bổ sung Vitamin C cần thiết cho trẻ mỗi ngày một cách an toàn (250mg).
  • Giúp bé ăn ngon, phát triển khỏe mạnh, ngừa còi xương, suy dinh dưỡng.
  • Tăng khả năng tự miễn dịch của cơ thể và phòng tránh sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh.

Cách dùng

Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể ngậm, nhai, hoặc uống 1-2 viên mỗi ngày vào buổi sáng.

Giá tham khảo: 310.000 – 400.000 VNĐ / lọ 90 viên.

5.3 Kẹo dẻo Vitamin C Blackmores Super Kid Immune cho bé

Kẹo ngậm Vitamin C Blackmores Super Kid Immune
Kẹo dẻo Vitamin C Blackmores Super Kid Immune

Giới thiệu

Blackmores Superkids Immune Chewables là một dạng kẹo ngậm (kẹo dẻo) bổ sung vitamin C cho trẻ. Kẹo có vị cam, quýt tự nhiên, rất phù hợp cho trẻ nhỏ để ăn mỗi ngày. Kẹo ngậm có chứa chuỗi Vitamin C, D & E, kẽm; đặc biệt không thêm đường; và không chứa các chất tạo màu.

Công dụng

  • Nâng cao hệ miễn dịch, ngăn nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp cho trẻ.
  • Giúp các bé ăn uống ngon miệng, hấp thu tốt các chất dinh dưỡng và khỏe mạnh hơn.

Cách dùng

Trẻ em từ 2-12 tuổi: Nhai 1 viên/ngày trong bữa ăn hoặc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không thích hợp cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Giá tham khảo: 289.000 – 300.000 VNĐ / lọ 60 viên.

5.4 Kẹo dẻo Vita Gummies Vitamin C + Zinc Nature’s Way

Vita Gummies Vitamin C + Zinc Nature’s Way
Kẹo dẻo Vita Gummies Vitamin C + Zinc Nature’s Way

Giới thiệu

Vita Gummies Vitamin C + Zinc là kẹo dẻo bổ sung vitamin C và kẽm cho trẻ được sản xuất bởi Nature’s Way. Hãng thực phẩm chức năng uy tín của Úc. Viên kẹo có hương vị cam thơm ngon, chua ngọt bé thích thú khi sử dụng.

Công dụng

  • Tăng cường sự hấp thu canxi, hỗ trợ phát triển chiều cao cho trẻ.
  • Ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và tác nhân gây bệnh từ môi trường.
  • Bổ sung vitamin C và kẽm tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch khỏe mạnh cho bé.

Cách dùng

Trẻ em trên 2 tuổi: Nhai 1 – 2 viên mỗi ngày. Chỉ sử dụng cho bé đã mọc răng và có phản xạ nhai nuốt tốt, tránh bị nghẹn.

Giá tham khảo: 205.000 – 220.000 VNĐ / lọ 60 viên.

5.5 Vitamin C dạn viên nén cho bé Nat C 1000

Vitamin C Nat C 1000
Vitamin C Nat C 1000 dạng viên nén, nhai và uống với nước

Giới thiệu

Vitamin C Nat C 1000 là sản phẩm bổ sung vitamin C cho bé, dạng viên nén, dùng để nhai và uống trực tiếp với nước. Đây là sản phẩm của hãng Delicup Company Limited, Thái Lan. 

Công dụng

  • Tăng cường hệ miễn dịch và giúp trẻ phát triển toàn diện, khỏe mạnh hơn.
  • Giúp cơ thể bé hấp thụ canxi tốt hơn để xương chắc khỏe, tránh bị còi cọc ở trẻ.
  • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hô hấp khi giao mùa như cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh khác như chảy máu chân răng, viêm nướu…

Cách dùng

Sản phẩm dùng cho trẻ từ 2 tuổi với liều dùng từ 1-3 viên mỗi ngày, nhai kỹ trước khi nuốt.

Giá tham khảo: 100.000 – 120.000 VNĐ / lọ 30 viên.

>> Xem thêm: TOP 10+ siro trị ho cho bé có nguồn gốc thảo dược nhiều mẹ tin dùng

5.6 Vitamin C cho bé Zinc + Vitamin C Healthy Care

Vitamin C cho bé Zinc + Vitamin C Healthy Care
Vitamin C cho bé Zinc + Vitamin C Healthy Care

Giới thiệu

Viên nhai Healthy Care Zinc + Vitamin C bổ sung hàm lượng vitamin C cho bé. Viên nhai có vị dâu tây tự nhiên, giúp tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh cảm cúm, giúp bé ăn ngon, hấp thụ tốt. Đặc biệt, sản phẩm không chứa chất tạo màu, tạo mùi, không đường và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.

Công dụng

  • Hạn chế nguy cơ còi xương, ốm vặt, dễ mệt mỏi ở trẻ em.
  • Giúp tăng cường sức khỏe cho các bé, trẻ ăn ngon, hấp thu tốt dinh dưỡng.
  • Bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại và mầm bệnh từ môi trường sống.

Cách dùng

Trẻ từ 2 tuổi mỗi ngày nhai kỹ và nuốt 1 viên kẹo cùng với bữa ăn và nên sử dụng vào buổi sáng.

Giá tham khảo: 165.000 – 195.000 VNĐ / lọ 60 viên.

5.7 Siro uống Vitamin C Brauer Liquid

Brauer Liquid
Siro uống Vitamin C Brauer Liquid cho trẻ em

Giới thiệu

Brauer Baby Kids Liquid Vitamin C là sản phẩm siro bổ sung vitamin C cho bé, đến từ thương hiệu Brauer nhập khẩu nguyên hộp từ Úc. Siro bổ sung vitamin C cho bé Brauer là giải pháp cho trẻ nhỏ có thể sử dụng mỗi ngày.

Công dụng

  • Cung cấp hàm lượng sắt cho trẻ để ngừa thiếu máu.
  • Tăng cường hệ miễn dịch và giúp trẻ khỏe mạnh, giúp trẻ ít bị bệnh hơn.
  • Kích thích vị giác giúp bé ăn ngon, ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa của trẻ.

Cách dùng

  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 1,5 ml/ngày.
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 3 ml/ngày.
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 6 ml/ngày.

Lưu ý: Sản phẩm có kèm theo ống đo thể tích. Lắc kỹ trước khi sử dụng.

Giá tham khảo: 388.000 VNĐ / chai 100ml 

5.8 Siro Special Kid Vitamin C 100% Naturelle

Siro Special Kid Vitamin C 100% Naturelle
Siro dạng uống Special Kid Vitamin C 100% Naturelle cho bé và cho trẻ em

Giới thiệu

Nếu bố mẹ đang lo lắng việc bổ sung vitamin C cho bé qua thực phẩm chức năng sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ, thì với vitamin C của Special Kid, bố mẹ không cần lo lắng. Nhờ vào chiết xuất từ cây tầm xuân, lý chua và sơ ri, siro vitamin C Special Kid sẽ bổ sung đầy đủ dưỡng chất này cho trẻ biếng ăn.

Siro Special Kid Vitamin C 100% Naturelle là một sản phẩm chức năng dạng siro bổ sung vitamin C cho bé. Sản phẩm an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với thành phần an toàn như cây tầm xuân; lý chua và sơ ri; giúp bổ sung đầy đủ hàm lượng vitamin C và các chất dinh dưỡng cần thiết trường hợp trẻ biếng ăn; hoặc ít ăn rau.

Công dụng

  • Bổ sung Vitamin C cho cơ thể.
  • Hỗ trợ bảo vệ thành mạch máu.
  • Giúp tăng cường sức đề kháng.

Cách dùng

  • Trẻ em dưới 24 tháng tuổi: Sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trẻ dưới 5 tuổi: Uống 10ml (1 thìa canh) mỗi ngày vào buổi sáng.
  • Trẻ trên 5 tuổi: Uống 20ml (2 thìa canh) mỗi ngày vào buổi sáng.

Giá tham khảo: 239.000 – 259.000 VNĐ / chai 125ml

5.9 Siro Vitamin C cho bé Siro Ferro C Bimbi

Siro Ferro C Bimbi
Siro dạng uống bổ sung Vitamin C cho trẻ em Ferro C Bimbi

Giới thiệu

Siro Vitamin C cho bé Siro Ferro C Bimbi được sản xuất và nhập khẩu trực tiếp từ Ý. Một sản phẩm dạng nước, giúp bổ sung vitamin C và chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ biếng ăn; trẻ bị thiếu máu; thiếu sắt. 

Sản phẩm chứa nhiều vitamin quan trọng như:  dịch chiết hoa cúc Đức (Matricaria recutita), sắt gluconat, kẽm gluconat, dịch chiết quả sơ-ri (Malpighia glabra), vitamin C, đồng gluconat, vitamin B12,…

Công dụng

  • Cung cấp hàm lượng sắt cho trẻ để ngừa thiếu máu.
  • Tăng cường hệ miễn dịch và giúp trẻ khỏe mạnh, giúp trẻ ít bị bệnh hơn.
  • Chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng.

Cách dùng

  • Trẻ dưới 5kg: 5ml/lần/ngày.
  • Trẻ từ 5kg – 10kg: 10ml/lần, 1 – 2 lần/ngày.
  • Trẻ từ 10kg – 20kg: 15ml/lần, 1 – 2 lần/ngày.
  • Trẻ từ 20kg – 30kg: 20ml/lần, 1 – 2 lần/ngày.
  • Trẻ trên 30kg: 20 – 30ml/lần, 1 – 2 lần/ngày.

Giá tham khảo: 329.000 – 335.000 VNĐ / chai 200 ml.

5.10 Siro dạng uống bổ sung Vitamin C cho bé – Ceelin

Ceelin
Siro dạng uống bổ sung Vitamin C cho bé, cho trẻ em – Ceelin

Giới thiệu

Siro bổ sung vitamin C cho bé Ceelin là sản phẩm chuyên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Siro giúp tăng cường sức đề kháng, kích thích vị giác để bé ăn ngon hơn. Hạn chế tình trạng bé bị suy dinh dưỡng; và bị còi do biếng ăn; hoặc ít ăn các loại rau; củ quả.

Công dụng

  • Hỗ trợ đề kháng và hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng..
  • Cải thiện sức khỏe tổng thể cho trẻ, giúp bé ăn ngon, phát triển toàn diện hơn.
  • Phòng và điều trị thiếu vitamin C ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Hỗ trợ đề kháng với nhiễm khuẩn và chức năng miễn dịch.

Cách dùng

Trẻ từ 1-2 tuổi trở lên: 2.5ml (1/2 muỗng cà phê)/lần; 1 lần/ngày.

Giá tham khảo: 40.000 VNĐ / chai 60ml.

Lưu ý khi mua các sản phẩm chức năng vitamin C cho bé

Như cha mẹ cũng biết, hiện nay việc tìm mua các sản phẩm chức năng, dù là dành cho người lớn; hoặc trẻ em đều rất dễ tìm mua. Đặc biệt là mua từ các sàn thương mại điện tử. 

Chính vì thế, cha mẹ hãy lưu ý nguồn gốc, thương hiệu, và các đại lý bán phải uy tín và được đánh giá tốt từ nhiều người dùng trước đó. Tốt nhất là mua từ các nhà thuốc và bệnh viện; và nhờ các bác sĩ, nhân viên y tế tư vấn cho yên tâm.

>> Xem thêm: Trẻ bị đau đầu buồn nôn, mẹ cần làm gì?

6. Bổ sung vitamin C cho bé quá liều phải làm sao?

Bé bị quá liều vitamin C phải làm sao?

Việc bổ sung vitamin cho bé nhiều hơn hàm lượng cần thiết mỗi ngày, có thể khiến trẻ bị buồn nôn, tiêu chảy, nguy cơ bị sỏi thận; và viêm dạ dày.

Khi cha mẹ nghi ngờ con đang sử dụng quá liều lượng Vitamin C cần thiết, cha mẹ hãy cho uống thêm nhiều nước lọc; đồng thời tạm dừng sử dụng các sản phẩm; thực phẩm chứa nhiều Vitamin C.

Nhìn chung, nếu cha mẹ muốn bổ sung vitamin C cho bé, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là theo dõi tình trạng sức khỏe của con. Bên cạnh đó, cha mẹ nên ưu tiên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định bổ sung thêm vitamin C cho bé, ngoài những bữa ăn trong ngày.