Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

4 nguyên tắc “vàng” cho giấc ngủ trẻ sơ sinh

1. Nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh rất khác nhau

Trung bình trong tháng đầu sau sinh, trẻ ngủ 16,5 tiếng mỗi ngày. Bạn nên biết rằng 16,5 tiếng/ngày chỉ là con số bình quân và con bạn hoàn toàn có thể ngủ nhiều hoặc ít hơn thế. Điều đó có nghĩa là đôi khi con bạn chỉ ngủ 12 tiếng/ngày, trong khi bé nhà cô bạn thân khò khò đến 19 tiếng/ngày. Bạn đừng quan tâm quá mức đến việc con ngủ ít hay nhiều, vì thước đo nằm ở chỗ bé có khỏe mạnh và vui vẻ không, chứ không ở ngưỡng thời gian bé ngủ thấp nhất hay cao nhất.

>>> Xem thêm: Giấc ngủ trẻ sơ sinh: Từ lúc mới sinh đến 3 tháng tuổi

2. Trẻ sơ sinh cần bú đều đặn theo giờ

Giống như các bộ phận nhỏ xinh khác trên cơ thể, bao tử của trẻ sơ sinh cũng rất bé. Bạn đừng hy vọng nhanh chóng tập được cho trẻ bú sữa trước khi lên giường và ngủ một mạch tới sáng. Trẻ sơ sinh cần bú ít nhất mỗi 2-4 tiếng và trẻ có thể ngủ liên tục dài nhất là 5 tiếng đồng hồ trong đêm.

>>> Xem thêm: Giấc ngủ trẻ sơ sinh: Từ 9 đến 12 tháng tuổi

Vậy làm sao để biết khi nào trẻ thức giấc đòi bú, hay chỉ đơn thuần là trẻ đã ngủ đủ giấc hoặc trẻ đang trong giai đoạn chuyển tiếp của giấc ngủ?

Thông thường, trẻ sẽ cất tiếng để ra hiệu rõ ràng cho bạn biết bé đang muốn gì. Song khi ngủ, bé hay phát ra nhiều âm thanh như thút thít, khụt khịt, ư ử, khóc rền rĩ từng hồi hoặc thét ầm lên… Bạn cần tập nhận biết dần đâu là tín hiệu trẻ đòi bú để đáp ứng kịp thời cơn đói của trẻ hay cứ để trẻ ngủ tiếp.

giac ngu tre so sinh
Bạn cần học cách phân biệt những tiếng động khi ngủ của trẻ

3. “Giấc ngủ hiếu động” của trẻ sơ sinh

Trái với lầm tưởng của nhiều người, những bé sơ sinh không khi nào chịu ngủ yên hàng giờ liền cả. Các bé thường xuyên trằn trọc và thức giấc rất thường xuyên. Đó là vì khoảng một nửa thời gian ngủ của trẻ diễn ra trong các chu kỳ ngủ mơ (giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh REM).

Vào cuối mỗi chu kỳ ngủ mơ, trẻ thường thức giấc ngắn và thỉnh thoảng có thể khóc chút ít trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo của giấc ngủ. Càng lớn, trẻ sẽ càng ít ngủ mơ hơn, thay vào đó là thời gian ngủ sâu và êm hơn.

4. Trẻ sơ sinh ngủ hay phát ra tiếng động

Tiếng trẻ sơ sinh thở khi ngủ có thể bất thường do những quãng ngừng thở ngắn, không đáng ngại. Hầu như cha mẹ nào cũng từng lo sợ đến mức phải ghé mặt vào nôi để lắng nghe xem trẻ có dấu hiệu rắc rối gì về hô hấp không.

Để đánh giá đúng tình huống, bạn cần biết một bé sơ sinh bình thường có nhịp thở khoảng 40 lần/phút khi thức, và số nhịp thở của bé giảm chỉ còn một nửa khi ngủ. Hoặc trẻ cũng có thể đột nhiên ngừng thở dưới 10 giây, rồi thở nhanh và nông suốt 15-20 giây sau đó. Bạn đừng quá lo lắng, dần dần não trẻ sẽ hoàn thiện cơ chế điều chỉnh hơi thở tốt hơn.

>>> Xem thêm: Giấc ngủ trẻ sơ sinh: Đồ mồ hôi trộm, ngáy và khịt mũi khi ngủ

Nếu con đang phát ra những âm thanh sau đây khi ngủ, bạn cũng đừng lo lắng quá nhé, nó chỉ là những âm thanh thông thường mà thôi.

Tiếng nấc: Đôi khi dịch nhầy trong mũi gây cản trở đường thở, khiến trẻ bị nấc. Bạn có thể làm sạch mũi cho bé dễ thở bằng dụng cụ hút mũi trẻ em.

Tiếng huýt gió: Trẻ sơ sinh chỉ thở bằng mũi và không thở bằng miệng. Điều này giúp trẻ vừa hít thở, vừa bú cùng một lúc. Nhưng chiếc mũi bé xíu với đường thở hẹp dễ bị dịch nhầy hoặc thậm chí là sữa khô cản trở, gây ra tiếng huýt gió kỳ quặc.

Tiếng ừng ực: Không có gì bí hiểm cả, trẻ chỉ đang nuốt nước miếng làm sạch cổ họng mà thôi.

Ngược lại, nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng rắc rối nào sau đây, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ ngay:

Thở gấp: Nhịp thở lên đến hơn 70 nhịp/phút và ngày càng tăng.

Khò khè liên tục: Trẻ phát ra tiếng khò khè sau mỗi nhịp thở do phải vật lộn để mở đường thở bị nghẹt.

– Hai cánh mũi phồng lên nhiều do phải cố gắng hít thở.

– Cơ ngực và cổ bị co rút thấy rõ một cách khác thường.

Tất cả những dấu hiệu kể trên đều cho thấy trẻ gặp vấn đề về hô hấp, bạn nên lưu ý cẩn thận nhé!

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Những điều “cấm kỵ” đối với trẻ sơ sinh

>>> 14 quan niệm lỗi thời khi chăm sóc trẻ sơ sinh

>>> Chăm sóc trẻ sơ sinh tuần đầu tiên

Thức ăn dạng rắn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ và các loại sữa công thức là loại thực phẩm duy nhất mà những bé dưới 6 tháng tuổi có thể hấp thu được. Tuyệt đối không cho trẻ dưới 4 tháng tuổi thử bất kỳ thực phẩm có dạng rắn nào vì bé không thể nào tiêu hóa được chúng. Việc cho trẻ bắt đầu tiếp xúc quá sớm với những thực phẩm dạng rắn sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng và béo phì ở trẻ.

Trong 4 tháng đầu đời của bé, mẹ cũng nên tránh không cho bé uống nước, nước ép hay bất kỳ một loại chất lỏng nào khác ngoài sữa nhé! Vì bé vẫn chưa có khả năng “đối phó” với các loại nước này đâu.

>>> Xem thêm: 10 sai lầm phổ biến khi chăm trẻ sơ sinh

tre so sinh
Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ và sữ công thức là nguồn dinh dưỡng duy nhất của trẻ

Thuốc

Khi con ốm, mẹ thường Mẹ nên thận trọng khi cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào cho dù loại thuốc đó có dán nhãn an toàn cho trẻ sơ sinh. Tốt nhất, trước khi cho con uống thuốc, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho con uống vì như vậy rất nguy hiểm. Theo dõi những phản ứng của con khi sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ nếu như có bất kỳ hiện tượng bất thường nào.

Mẹ cũng không nên tự ý cho bé uống các loại thuốc bổ sung vitamin khi chưa có sự cho phép của các bác sĩ. Vì dư thừa viatmin cũng sẽ gây hại đến sức khỏe của bé.

tre so sinh 1
Nếu không có sự cho phép của bác sĩ, mẹ không nên tự ý cho bé uống bất cứ loại thuốc gì

Những thứ “lặt vặt” trong nôi của con

Nhiều mẹ quyết định tập cho bé ngủ trong nôi ngay từ khi còn nhỏ. Điều này là tùy ở mẹ, miễn là mẹ nên dọn dẹp sạch sẽ những vật dụng có trong nôi của con. Những thứ như mền, thú nhồi bông, gối, gối ôm, đồ chơi… rất có thể làm bé bị ngạt thở trong khi ngủ. Đây cũng là một trong những nguyên nhânn gây nên tình trạng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

>>> Xem thêm: Phòng tránh nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Những lưu ý khác

– Khi muốn tắm cho bé, mẹ nên đặc biệt chú ý đến rốn của bé. Tuyệt đối không cuống rốn bé trong nước cho đến khi nó rụng và khô.

– Không nên để bé tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời. Trong trường hợp phải ra ngoài lúc trời nắng, mẹ nên cân nhắc đến quần áo dài tay và mũ rộng vành hơn là kem chống nắng nhé!

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Thời gian biểu cho trẻ sơ sinh giúp mẹ nuôi con đúng cách

Trong 6 tháng đầu đời, hầu như việc mẹ cần quan tâm chỉ là chuyện ăn với ngủ của bé. Tùy vào lựa chọn của ba mẹ mà thời gian biểu cho trẻ sơ sinh cũng khác nhau. Có những ông bố bà mẹ không đưa ra một lịch trình nào cả mà tất cả đều làm theo sự dẫn dắt của bé. Có những người khác lại nhận thấy rằng dường như một lịch trình đơn giản, linh hoạt lại giúp kiểm soát tình hình hơn.

>>> Xem thêm: Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: Từ lúc sinh đến 3 tháng tuổi

Đây chưa phải là lúc bạn đưa ra thời gian biểu cho trẻ sơ sinh một cách cố định vì những lịch trình trông có vẻ như là tốt nhất cũng sẽ không phù hợp hoàn toàn với nhóc nhà bạn được đâu. Chỉ có một cách là “huấn luyện” bé từ từ, cùng nhau tìm hiểu để đưa ra một “kế hoạch” tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Thời gian biểu cho trẻ sơ sinh khi ăn, chơi và ngủ

Mẹ nên linh động thời gian ăn của trẻ sơ sinh cũng như thời gian ngủ của bé. Nhiều chuyên gia sức khỏe tin rằng, khi thấy phù hợp, mỗi ngày mẹ nên bắt đầu thực hiện những công việc theo một trình tự nhất định: ăn, chơi và ngủ.

thời gian biểu cho trẻ sơ sinh
Lịch trình linh động dành cho bé

Một lịch trình đơn giản bắt đầu từ khi bé thức giấc:

– Cho bé bú

Thay tã cho bé

– Dành thời gian nói chuyện và chơi với bé

– Cho bé đi ngủ lại

Vào buổi tối, mẹ không cần dành thời gian chơi với bé mà nên chú trọng việc đưa bé trở lại giấc ngủ sau khi đã dành thời gian cho trẻ sơ sinh bú và thay tã sạch cho bé.

>>> Xem thêm: 7 quan niệm sai lầm về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Thời gian biểu cho trẻ sơ sinh chơi chỉ đơn giản là những cử chỉ ôm ấp của mẹ hoặc thỉnh thoảng là những cú vươn vai hay đạp mền của bé mà thôi. Bé sẽ cảm thấy mệt và buồn ngủ sau khoảng 10 đến 20 phút “chơi đùa” như vậy. Mẹ nên chú ý những biểu hiện của bé để biết khi nào dừng lại và trả bé về với giấc ngủ nhé! Như vậy, dù vẫn linh động theo thời gian biểu của bé mẹ lại vừa thiết lập được một trật tự của riêng mình. Mẹ nhớ bắt đầu thực hiện những trình tự này giống nhau mỗi ngày nha.

thời gian biểu cho trẻ sơ sinh 2
hhh

Mẹ lưu ý gì khi lập thời gian biểu cho trẻ sơ sinh?

Mẹ nên cho bé ngủ ngày: Nhiều mẹ vì muốn con ngủ nhiều ban đêm nên cố ý giữ cho con thức vào ban ngày. Thật ra, giấc ngủ ngày cũng rất quan trọng với bé và việc giữ cho bé thức cả ngày cũng không giúp bé ngủ tốt hơn vào ban đêm đâu. Nhưng tốt nhất là không nên để bé ngủ quá 4 tiếng một lần vào ban ngày.

Cho ăn và ngủ: Thông thường, trẻ sơ sinh cần được cho ăn sau 2 đến 4 tiếng một lần. Bé sẽ ngủ ngon hơn sau khi được cho ăn no.

Ôm ấp, vỗ về: Nếu bé không tự trở về với giấc ngủ của mình, mẹ nên cho bé một chút trợ giúp nhé! Chỉ cần một chút ôm ấp và vỗ về của mẹ, bé sẽ nhanh chóng ngủ lại thôi. Nếu như bé vừa mới được cho ăn trong vòng 2 tiếng trước đó, mẹ có thể thử cho bé bú thêm một chút và dỗ bé ngủ lại.

MarryBaby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Mẹ đừng bỏ qua phong thủy phòng ngủ của bé

Truyền cho con nguồn năng lượng mới

Năng lượng của trẻ nhỏ thường năng động và mở rộng khắp nơi, vì vậy, nó cần một không gian mở để phát triển mạnh. Phong thủy có thể thúc đẩy sự tăng trưởng hài hòa, tránh những năng lượng hỗn loạn có thể có trong phòng bé.

Phong thủy cũng có thể tạo ra một không gian để con bạn cảm thấy thực sự hạnh phúc, được trân trọng và yêu thương. Đây là khoảng trời riêng nơi bé tha hồ sáng tạo, làm những việc yêu thích và nghỉ ngơi, thư giãn. Vì vậy, khi tạo ra căn phòng, bạn cần một trật tự và lối trang trí hợp lý để con có thể sử dụng “lãnh địa riêng” của mình một cách tốt nhất.

Bạn cần sự linh hoạt và chỉ nên tập trung vào những gì quan trọng thôi, bởi trẻ sẽ lớn lên rất nhanh và những hình dán gấu, vịt… lúc còn trong nôi sẽ không còn thích hợp nữa. Sự linh hoạt còn giúp kết nối căn phòng của bé với phong cách chung của cả ngôi nhà.

Phong thủy phòng ngủ trẻ em
Màu sắc phòng ngủ trẻ em sẽ giúp bé minh mẫn và vui khỏe

3 nguyên tắc cần nhớ

-Không khí tươi mát: Đây là một điều bắt buộc đối với không gian sống, đặc biệt là với phòng trẻ em, nơi có hàng chồng đồ chơi, sách vở, quần áo… Bạn cần kiểm tra chất lượng không khí trong phòng bé và mở cửa phòng, cửa sổ thường xuyên.

Một số loại cây lọc không khí có thể giữ cho không gian trong lành, cũng như tăng thêm vẻ đẹp cho phòng của bé. Ngoài ra, sử dụng tinh dầu thiên nhiên cũng là một cách làm mới không khí trong phòng hiệu quả.

-Sự ngăn nắp và sạch sẽ: Giúp tránh những năng lượng hỗn độn và thiếu năng lượng. Bạn cần có giải pháp cho việc cất đồ đạc. Những chiếc tủ, túi đựng, ngăn dưới giường… là những gợi ý cho bạn.

Bên cạnh đó, bạn nên đưa ra một quy trình dọn dẹp, như kiểu thời học sinh có ngày trực nhật, để cả nhà cùng tham gia giữ gìn không khí chung, cả con của bạn cũng vậy. Đặc biệt, khi trẻ có hứng thú dọn dẹp phòng ngủ của chính mình, bé sẽ được tiếp xúc với những khái niệm sơ khai về nội thất, kiến trúc và thẩm mỹ đấy.

-Nghệ thuật chọn màu sắc: Màu sắc rất quan trọng đối với tinh thần của bé. Nếu con là một đứa trẻ có khuynh hướng ngỗ ngược, để hình ảnh của ba mẹ trong phòng có thể làm dịu nguồn năng lượng “dữ dội” trong bé. Ngược lại, nếu bé là một nhóc tì nhút nhát, hãy sử dụng những màu sắc ấm áp, tạo cảm giác an tâm.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

7 loại thực phẩm giúp bé phát triển IQ

Yến mạch

Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, những trẻ ăn yến mạch vào mỗi buổi sáng có điểm cao hơn so với những bé không ăn trong những bài kiểm tra trí nhớ. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, những gì bé ăn vào buổi sáng có ảnh hưởng đến khả năng bé có thể hoàn thành những nhiệm vụ phức tạp.

Yến mạch là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như protein, chất béo, sắt, kẽm, canxi, các loại vitamin nhóm B và axit folic làm tăng khả năng tập trung và giúp bé phát triển trí não. Mẹ có thể thử biến tấu một chút với yến mạch để mang lại cho bé một bữa ăn sáng đầy dinh dưỡng và ngon miệng.

>>> Xem thêm: Ăn sáng và những ảnh hưởng đến sức khỏe bé 

Cá ngừ và cá hồi

Cá ngừ và cá hồi rất giàu omega 3, một loại chất béo tốt cho sự phát triển của não. DHA cũng là một trong những axit béo thuộc nhóm omega 3. DHA chiếm tỷ lệ cao trong chất xám của não và cũng là thành phần chính trong sự hình thành võng mạc của mắt. Ngoài ra, WHO, tổ chức y tế thế giới tin rằng việc bổ sung DHA cho các bé từ 2 tuổi trở lên có thể giúp bé cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm những nguy cơ gây bệnh nhồi máu cơ tim.

Tuy nhiên, cá là một trong những thực phẩm hàng đầu gây dị ứng, mẹ nên đặc biệt cẩn thận khi cho bé ăn. Chỉ nên tập cho bé ăn từng chút một khi bé đã được 8 tháng tuổi và nên chú ý theo dõi những biểu hiện của bé khi ăn. Mẹ cũng nên đặc biệt chú ý những chiếc xương cá nữa nhé!

Các loại hạt

Bé nhà bạn không chịu được mùi tanh của cá và bạn đang sợ bé bỏ lỡ nguồn dinh dưỡng omega 3 dồi dào? Mẹ đừng lo lắng, ngoài cá, omega 3 còn có rất nhiều trong hạt óc chó. Mẹ có thể xay nhuyễn rồi cho vào cháo cho bé ăn.

Ngoài óc chó thì một và loại hạt khác cũng có giá trị dinh dưỡng rất cao, nhiều loại cũng có những tác động tích cực tới sự phát triển của não.

giup be phat trien IQ
Hạt điều chứa nhiều sắt, kẽm và magiê, giúp tăng cường trí nhớ.giup tang

Dâu tây và việt quất

Chất oxy hóa có trong rau quả có tác dụng cải thiện trí nhớ và tăng cường chức năng của não. Theo nghiên cứu, việt quất và dâu tây là hai loại trái cây điển hình, có ảnh hưởng đến hiệu quả trong việc kết hợp, tập trung và duy trì trí nhớ ngắn hạn.

Trái cây khô

Giống như trái cây tươi, trái cây khô cũng là một nguồn dinh dưỡng và khoáng chất tuyệt vời cho sự phát triển của bé. Trái cây khô chứa hàm lượng sắt rất cao, giúp não bé phát triển lành mạnh và tăng cường năng lượng cho cơ thể. Mẹ có thể cho bé ăn trái cây khô như những món ăn vặt hàng ngày.

Sữa chua

Sữa chua là loại thực phẩm lành tính nên mẹ có thể cho bé thử đầu tiên. Trong sữa chua có hàm lượng canxi khá cao, tốt cho sự phát triển răng và xương của bé. Sữa chua cũng rất có lợi cho hệ thống tiêu hóa của bé. Ngoài ra, theo nghiên cứu, ăn sữa chua vào bữa sáng sẽ giúp bé có khả năng tập trung học cao hơn, giúp bé học tốt hơn.

>>> Xem thêm: Bổ sung canxi cho bé như thế nào?

Trứng

Trong trứng chứa nhiều cholin, dưỡng chất quan trọng để phát triển trí não trẻ. Trí não trẻ trong lứa tuổi từ 1-2 tuổi phát triển khá nhanh và nếu thiếu cholin trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất các tế bào thần kinh, khiến trẻ bị giảm sút trí tuệ khi lớn lên.

Tuy nhiên, ăn nhiều trứng quá cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Mẹ nên lưu ý liều lượng trứng và độ tuổi khi cho bé ăn:

– Trẻ từ 6-7 tháng tuổi: chỉ ăn một nửa lòng đỏ trứng gà mỗi bữa ăn và không ăn quá 2, 3 lần một tuần.

– Trẻ từ 8- 12 tháng tuổi: ăn một lòng đỏ trứng gà mỗi bữa và ăn 3, 4 lần một tuần.

– Trẻ hơn 1 tuổi nên ăn 3,4 trái trứng mỗi tuần và ăn cả lòng đỏ và lòng trắng.

Một điều nữa mẹ nên lưu ý là mặc dù những thực phẩm trên có ảnh hưởng đến trí thông minh của bé nhưng mẹ không nên bắt bé ăn quá nhiều những thực phẩm này mà bỏ qua những thực phẩm khác. Để có thể phát triển một cách toàn diện về thể chất cũng như tinh thần, bé cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng từ 5 nhóm thực phẩm.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Những sai lầm cần tránh trong cách nuôi dạy con

Nuông chiều bé quá nhiều

Mỗi một người làm ba làm mẹ đều yêu con cái của mình và đối với nhiều người, tình yêu của họ thể hiện bằng cách cho con càng nhiều càng tốt như mua cho con thật nhiều đồ chơi, cho con ngủ thật nhiều sau một ngày mệt mỏi hoặc cho con chơi game suốt cả ngày… Một vài người thậm chí còn nghĩ rằng việc từ chối một đòi hỏi nào cũng sẽ làm tổn thương con và biến họ thành kẻ thù của con. Thật ra, việc bạn liên tục đáp ứng những đòi hỏi của bé cưng không phải là cách thể hiện tình yêu của bạn với bé. Trái lại, đây lại là cách khiến bé có những thói quen không tốt, bé sẽ ngày càng đòi hỏi nhiều hơn, đặc biệt là về tiền bạc… Liên tục chạy theo những yêu cầu vô lý của bé có thể làm bạn thiếu hụt ngân sách chi tiêu trong gia đình, phải cắt giảm một số chi tiêu trong khi con bạn lại thiếu đi hẳn khái niệm về tiền bạc.

Trong trường hợp này, bạn nên đưa ra những giới hạn cho những yêu cầu của bé. Thay vì mua cho bé bất cứ thứ gì bé đòi như trước đây, bạn có thể thử giới hạn những thứ bạn mua cho bé như chỉ mua những thứ nhất định hoặc mua trong những thời gian nhất định chẳng hạn.

Luôn đứng về phía bé

Có nhiều bậc cha mẹ luôn đứng về phía con mình cho dù bé đúng hay sai. Chẳng hạn nếu như giáo viên hay hàng xóm than phiền về hành vi xấu của bé, ba mẹ vẫn đứng về phía con và bệnh vực bé bất kể như thế nào. Một số người thậm chí còn bỏ qua sai lầm của con, luôn xem mọi hành động của con mình là đúng. Điều này làm ảnh hưởng đến nhận thức của bé về đúng sai, dần dần làm cho bé có những suy nghĩ tiêu cực.

Thay vì cứ chăm chăm bênh vực con của mình, sao bạn không dành một phút bình tĩnh và suy nghĩ về những điều họ nói, xem xem liệu nó có đúng là lỗi của con bạn không? Và nếu thật sự là lỗi của con bạn, bạn cũng đừng nên giận dữ hay trừng phạt bé mà nên tìm một thời điểm thích hợp nói chuyện với bé, giúp cho bé hiểu là bé đã làm sai điều gì.

>>> Xem thêm: Nuôi dạy con: 10 sai lầm phổ biến nhất của các bà mẹ

Cãi nhau trước mặt bé

Một trong những sai lầm nghiêm trọng trong việc nuôi dưỡng con cái là hành động cãi nhau trước mặt bé. Hành động này có thể trở thành nỗi ám ảnh tâm lý trong bé, bé sẽ có những hành vi trốn tránh hay nguy hiểm hơn là những hành vi tiêu cực như bỏ nhà đi, nghiện hút vì cảm thấy bị bỏ rơi, không được yêu thương.

Dù là trong hoàn cảnh nào, bạn cũng không nên để bé thấy cảnh ba mẹ gây gỗ hay đánh nhau. Tôn trọng và lịch sự với nhau cho dù không có tình yêu. Nếu nghiêm trọng đến mức phải ly hôn, bạn cũng có thể cân nhắc đến việc chuẩn bị tâm lý cho bé trước đó để bé từ từ làm quen với nó.

Cha mẹ không làm gương cho bé

Bạn có bao giờ chửi thề hay nói một câu nào bậy bạ trước mặt con bạn không? Hay bạn có bao giờ la lối, cãi nhau giữa nơi công cộng? Bé còn nhỏ và người tiếp xúc với bé nhiều nhất chính là bạn. Những hành vi tưởng chừng như vô tình của bạn có thể khắc sâu vào trong tâm trí của bé và bé sẽ bắt chước theo nếu như thường xuyên nghe hoặc thấy những hành vi đó.

Luôn cố gắng giữ hình ảnh lịch sự, kiểu mẫu trước mặt con cái. Thỉnh thoảng, nếu như có mắc một sai lầm nào đó trước mặt trẻ, đừng lờ nó đi. Thay vào đó bạn nên nói chuyện với trẻ về sai lầm của mình và cách bạn sửa chữa những sai lầm đó ra sao.

Đóng vai trò “cái bóng” trong cuộc sống của bé

Đã bao lâu rồi bạn không ôm con? Con bạn thân thiết với ai nhất trong nhà, là bạn, bà ngoại, bà nội hay là người trông trẻ? Sai lầm lớn nhất của các bậc cha mẹ trong cuộc sống hiện nay là quá chú tâm vào công việc của mình mà bỏ qua con cái. Có thể trong suy nghĩ của bạn, việc kiếm tiền để lo cho con một cuộc sống đầy đủ quan trọng hơn nhiều so với việc đọc truyện mỗi tối cho con trước khi đi ngủ. Theo các nhà tâm lý học, khi còn nhỏ, trẻ em rất cần tình yêu thương của ba mẹ. Có rất nhiều trẻ gặp phải vấn đề tâm lý dẫn đến những hành vi tiêu cực khi thiếu sự quan tâm của cha mẹ. Vậy nên, cho dù bận rộn như thế nào, bạn cũng nên dành một khoảng thời gian nhất định quan tâm đến bé. Điều này sẽ làm tăng sự kết nối giữa cha mẹ và con cái, cũng giúp bé phát triển tài năng của bản thân và hạn chế những suy nghĩ cũng như hành vi tiêu cực.

 MarryBaby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Tập cho bé ăn trái cây như thế nào?

Làm gương cho bé

Trẻ con là chúa hay bắt chước. Chúng sẽ cảm thấy “người lớn” hơn nếu như chúng có những thói quen giống như bạn. Vậy nên, sẽ thật là khó khăn nếu như bạn là người chẳng bao giờ ăn trái cây nhưng lại muốn bé ăn trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Nếu như có bạn ăn cùng, hiển nhiên việc ăn trái cây sẽ hấp dẫn hơn bao giờ hết. Hơn nữa, việc ăn trái cây hàng ngày cũng có lợi cho chính sức khỏe của bạn nữa.

Làm cho món ăn thật hấp dẫn

Một món ăn “ngon mắt” không chỉ hấp dẫn trẻ muốn ăn mà còn giúp bé ăn ngon miệng hơn rất nhiều. Bạn có thể thử cắt nhỏ trái cây và làm thành những hình thù lạ mắt. Hoặc đơn giản hơn bạn có thể xiên nhiều loại trái cây lại với nhau. Bé sẽ bị thu hút hơn bởi sự đa dạng về màu sắc của các loại trái cây.

Kết hợp trái cây với nhiều loại thực phẩm khác

Bé có thể thấy thích thú hơn khi nếm thử những loại thức ăn khác nhau. Sữa chua có thể kết hợp được với nhiều loại trái cây khác nhau, bánh mì có thể kết hợp với chuối thành bánh chuối nướng, rau câu trái cây… Tùy vào sở thích và khẩu vị mà bạn có thể thử tạo ra một món ăn độc đáo của riêng mình cho bé yêu.

tap cho be an trai cay 1
“Những chú cá” này có thể làm bé thích thú hơn nhiều đấy!

Nước trái cây

Nước trái cây được xem như một giải pháp tối ưu để thoát khỏi cơn nóng mùa hè. Hơn nữa, bạn có thể trộn nhiều loại trái cây lại với nhau để làm cho bé một ly nước ép mát lạnh. Tuy nhiên, một lượng lớn chất xơ và vitamin bị mất đi trong quá trình chế biến này. Ngoài ra, vitamin C trong nước ép rất dễ bị phân hủy nếu như bạn giữ chúng trong tủ lạnh.

>>> Xem thêm: Những điều cần biết khi cho bé ăn trái cây

Cho bé tham gia vào quá trình

Bạn có thể nhờ bé rửa giúp túi trái cây mà mình vừa mua về lúc sáng. Việc này không chỉ tập cho bé thói quen giúp bạn trong những công việc nhà mà còn giúp bé ăn tốt hơn. Bé sẽ có hứng thú hơn nếu như đó là thứ mình đã chuẩn bị.

Đừng ép buộc bé

Đừng biến việc ăn trái cây thành một “cuộc chiến” giữa mẹ và bé, điều này chỉ làm kết quả tệ hơn mà thôi. Dùng những câu nói nhẹ nhàng “dụ dỗ” bé ăn hoặc bạn cũng có thể ăn và miêu tả cho bé biết mùi vị của nó ra sao, điều này gây cho trẻ sự tò mò và kích thích bé ăn thử.

Bạn cũng nên lưu ý thời điểm cho bé ăn trái cây là giữa hai bữa ăn hoặc sau khi bé vừa thức dậy. Không nên cho bé ăn trái cây trước hoặc sau khi ăn quá no. Đặc biệt lưu ý không nên cho bé ăn những loại trái cây có tính axit cao như cam, quýt… sau khi uống sữa một giờ vì nó có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé.

MarryBaby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Khả năng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo

Từ vựng

Khi 4 tuổi, trẻ nói được 1.500 từ và hiểu được nhiều hơn thế. Số lượng từ trẻ có thể hiểu và sử dụng sẽ tăng thêm đáng kể trước khi trẻ lên 5 tuổi.

Con bạn sẽ bắt đầu tập dùng những từ sau:

– Từ nối: Khi, nhưng

– Thể hiện cảm xúc phức tạp: Bối rối, khó chịu, sung sướng

– Giải thích ý nghĩ:  Không biết, nhớ là

Trẻ cũng học được ngày càng nhiều tính từ để diễn đạt sự vật, sự việc cụ thể hơn.

Câu và ngữ pháp

Bằng cách nối những câu ngắn lại với nhau, trẻ sẽ nói được nhiều câu phức tạp hơn và đặt câu theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ trẻ có thể nói “Con chó đuổi con mèo” hoặc “Con mèo bị con chó đuổi”. Cho tới khi được 5 tuổi, bé có thể nói được những câu lên đến 9 từ.

Trẻ sẽ phát triển được khả năng kể lại những chuyện xảy ra trong quá khứ chứ không chỉ đơn thuần nói về những sự vật – sự việc đang diễn ra nữa. Khả năng bé sử dụng những từ số nhiều cũng tốt hơn.

>>> Xem thêm: Phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp trong những năm đầu đời

Khả năng hiểu

Khi 5 tuổi, trẻ hiểu và dùng được những từ chỉ trật tự thời gian như “trước”, “sau” và “sắp tới”. Tuy nhiên, bé vẫn hơi lúng túng với các ý niệm phức tạp hơn như “cùng lúc”.

Trẻ cũng bắt đầu hiểu được những câu nói tu từ như “Con là chú mèo lười” hay “Con định biến mẹ thành lừa đấy à?”…

tre mau giao 1
Khả năng ngôn ngữ của bé phát triển đáng kể.

Khi nói những câu dài, đôi khi trẻ sẽ gặp vấn đề về trật tự trong câu và quên mất dùng từ nối câu. Ví dụ trẻ sẽ nói lại câu “Đưa vé cho ông kia, ông ta sẽ xé nó, và sau đó chúng ta có thể vào xem phim” thành “Chúng ta vào xem phim, đưa vé cho ông kia”.

Phát âm

Gần 5 tuổi, trẻ có thể phát âm khá rõ và hầu hết người lạ đều hiểu được trẻ nói gì. Đôi khi trẻ cũng nói ngọng vài âm tiết như “thịt” thành “hịt” hay “đá” thành “tá” hoặc phát âm nhầm một số từ phức như sô-cô-la, spaghetti…

Hội thoại và kể chuyện

Mặc dù câu chuyện của bé thường xuyên “thiếu đầu mất đuôi” hay bị “thêm mắm dặm muối” một cách thái quá nhưng khả năng kể chuyện của bé đang tiến triển từng chút một. Thỉnh thoảng, trẻ cũng sẽ gặp khó khăn khi sắp xếp thứ tự các sự kiện và thuật lại lời nói của từng nhân vật.

Trẻ nhận biết khá tốt nhiều tình huống để thêm thắt thông tin thú vị cho các cuộc hội thoại. Ví dụ trẻ có thể dẫn dắt câu chuyện như sau “Con qua nhà của Mây, tụi con ăn bánh ngọt, Mây là bạn ở lớp mẫu giáo của con”…

Trong các cuộc hội thoại nhóm, trẻ đã biết khi nào thì tới lượt mình nói, đồng thời cũng biết nói lớn tiếng hoặc thì thầm tùy theo tình huống. Trẻ cũng biết yêu cầu một cách lịch sự hơn, ví dụ như dùng từ “được không?” hay từ “làm ơn”.

Trẻ bắt đầu dùng từ ngữ để trêu chọc và kể chuyện cười.

Mỗi bé có mức độ phát triển tương đối khác nhau, những thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo nên bạn không cần quá lo lắng nếu như bé cưng nhà bạn chưa đạt được những điều trên đây. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 12- 13 tuổi

Ở độ tuổi thanh thiếu niên, con bạn cần nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ ở cả 5 nhóm dinh dưỡng. Lượng thực phẩm tiêu thụ sẽ tuỳ thuộc vào thể trạng và mức độ hoạt động của mỗi người. Trẻ em từ 12-13 tuổi nên ăn 2 phần trái cây, 5-6 phần rau củ, 3.5 phần sữa, 5-6 phần bánh mì, ngũ cốc, cơm, và 2.5 phần thịt, cá.

Các em cần uống nhiều nước lọc để đảm bảo sức khoẻ và giải khát tốt nhất, đặc biệt vào những ngày nóng nực hay khi hoạt động ra nhiều mồ hôi. Tránh các loại nước ngọt, nước trái cây, nước và sữa pha hương liệu, nước uống thể thao, nước tăng lực, trà và cà phê.

Gợi ý thực đơn dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ:

Nhóm thực phẩm: Trái cây, rau củ, ngũ cốc và cơm

Trái cây: Một khẩu phần gồm 1 trái táo hay chuối, cam, lê hoặc 2 trái mận hay kiwi , mơ hoặc 1 chén trái cây đóng hộp xắt miếng không đường.

tre tu 12- 13 tuoi
Dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.

Rau củ: Một khẩu phần bằng nửa củ: khoai tây, khoai lang, bắp hoặc nửa chén rau bông cải xanh, cải bó xôi, cà rốt, bí đỏ đã qua chế biến hoặc 1 chén xà lách hay rau lá xanh; hoặc nửa chén đậu (khô hay đóng hộp) đã qua chế biến.

Ngũ cốc và cơm: Một khẩu phần gồm 1 lát bánh mì hoặc nửa chén cơm, nui, mì hoặc nửa chén cháo hoặc 2/3 chén ngũ cốc lúa mì hoặc 1 bánh bông lan.

>>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bé: Chất béo

Nhóm thực phẩmSữa, đạm và một số thức ăn hạn chế

Sữa: Một khẩu phần bằng 1 ly 250ml sữa ít béo hoặc sữa đậu nành bổ sung canxi hoặc 2 lát phô mai hoặc 3/4 ly khoảng 200g yaourt hoặc nửa chén phô mai mềm.

Thịt, cá, trứng, đậu hạt: Một khẩu phần gồm 65g thịt bò nạc, cừu, bê, heo đã qua chế biến, một tuần chỉ nên ăn tối đa 455g hoặc 80g thịt gà nạc đã qua chế biến hoặc 100g phi lê cá hoặc 170g đậu hũ hoặc 2 cái trứng hoặc 30g đậu phộng, hạnh nhân, hạt hướng dương.

Các loại thực phẩm hạn chế: Không nên ăn thực phẩm có chất béo cao, nhiều đường và muối như bánh ngọt, bánh quy, bánh xốp và đồ chiên. Có thể dùng một lượng nhỏ từ 7-10g dầu, bơ chưa bão hoà để nấu ăn. Trẻ em dưới 18 tuổi không nên dùng đồ uống có cồn.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 4- 8 tuổi

Trẻ em ở độ tuổi từ 4 đến 8 cần nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ ở cả 5 nhóm dinh dưỡng. Lượng thực phẩm tiêu thụ sẽ tuỳ thuộc vào thể trạng và mức độ hoạt động của mỗi trẻ. Trong thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày, trẻ nên có một phần trái cây, bốn phần rau củ, một đến hai phần sữa, bốn phần bánh mì, ngũ cốc hoặc cơm và một phần thịt, cá.

Các em cần uống nhiều nước lọc để đảm bảo sức khoẻ và giải khát tốt nhất, đặc biệt vào những ngày nóng nực hay khi hoạt động ra nhiều mồ hôi. Tránh các loại nước ngọt, nước trái cây, nước và sữa pha hương liệu, nước uống thể thao và nước tăng lực.

Gợi ý thực đơn dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ:

Nhóm thực phẩm: Trái cây, rau củ, ngũ cốc và cơm

Trái cây: Một khẩu phần gồm 1 trái táo hay chuối, cam, lê hoặc 2 trái mận hay kiwi , mơ hoặc 1 chén trái cây đóng hộp xắt miếng không đường.

tre tu 4- 8 tuoi 1
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện hơn.

Rau củ: Một khẩu phần bằng nửa củ: khoai tây, khoai lang, bắp hoặc nửa chén rau bông cải xanh, cải bó xôi, cà rốt, bí đỏ đã qua chế biến hoặc 1 chén xà lách hay rau lá xanh; hoặc nửa chén đậu (khô hay đóng hộp) đã qua chế biến.

Ngũ cốc và cơm: Một khẩu phần gồm 1 lát bánh mì hoặc nửa chén cơm, nui, mì hoặc nửa chén cháo hoặc 2/3 chén ngũ cốc lúa mì hoặc 1 bánh bông lan.

>>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bé: Chất béo

Nhóm thực phẩm: Sữa, đạm và một số thức ăn hạn chế

Sữa: Một khẩu phần bằng 1 ly 250ml sữa ít béo hoặc sữa đậu nành bổ sung canxi hoặc 2 lát phô mai hoặc 3/4 ly khoảng 200g yaourt hoặc nửa chén phô mai mềm.

Thịt, cá, trứng, đậu hạt: Một khẩu phần gồm 65g thịt bò nạc, cừu, bê, heo đã qua chế biến, một tuần chỉ nên ăn tối đa 455g hoặc 80g thịt gà nạc đã qua chế biến hoặc 100g phi lê cá hoặc 170g đậu hũ hoặc 2 cái trứng hoặc 30g đậu phộng, hạnh nhân, hạt hướng dương.

Các loại thực phẩm hạn chế: Không nên ăn thực phẩm có chất béo cao, nhiều đường và muối như bánh ngọt, bánh quy, bánh xốp và đồ chiên. Có thể dùng một lượng nhỏ từ 7-10g dầu, bơ chưa bão hoà để nấu ăn.

MarryBaby