Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Thay tã cho bé bao nhiêu lần trong một ngày?

Tháng đầu tiên
Khi bé yêu chưa đầy một tháng tuổi, mỗi ngày bé sẽ làm ướt từ 6 miếng tã trở lên và đi tiêu 3-4 lần. Không có gì là bất thường khi cha mẹ của trẻ sơ sinh phải thay tã cho bé ít nhất 10 lần trong ngày ở giai đoạn đầu đời.

>>> Xem thêm: Rắc rối khi thay tã cho bé hiếu động

Từ 1 tháng trở lên
Khi được hơn 1 tháng tuổi, bé vẫn sẽ làm ướt từ khoảng 4-6 miếng tã mỗi ngày. Việc đi tiêu phụ thuộc vào độ tuổi cụ thể và loại thực phẩm bé đang ăn nhưng số lần thay tã có xu hướng giảm đi so với tháng đầu tiên. Phân của trẻ sơ sinh thường mềm ít nhất ba tháng đầu vì cục cưng thu nạp hầu hết chất dinh dưỡng từ các chất lỏng.

thay ta cho be 1
Số lần thay tã cho bé trong ngày sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi

Chú ý những lần thay tã
Để ý lịch thay tã cho bé là điều rất quan trọng, vì tã ướt và bẩn là dấu hiệu cho thấy trẻ đang được ăn uống đầy đủ. Mặc dù trẻ em có xu hướng tiêu tiểu theo các lịch trình khác nhau, bé yêu của bạn cần thay tã ít nhất 6 lần mỗi ngày. Nếu con không thải ra đủ lượng nước tiểu hoặc phân, đó là một dấu hiệu cho thấy bé không nhận đủ chất dinh dưỡng, và bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Luôn nhớ rằng số lần đi tiêu giảm sút sau tháng đầu tiên vì đây là lúc ruột của trẻ đang dần hoàn thiện.

>>> Xem thêm: Mách mẹ cách ghi nhớ dễ dàng số lần thay tã cho bé

Bé lớn hơn và chuyện tập ngồi bô
Cuối cùng, bé yêu của bạn sẽ phát triển đủ để không còn nhu cầu mặc tã. Hầu hết trẻ em kiểm soát được bàng quang của mình lúc 18 tháng tuổi nhưng điều đó không có nghĩa bé đã sẵn sàng về mặt tinh thần để bắt đầu tập ngồi bô. Chỉ khoảng 22% trẻ em không cần mặc tã lúc được 2 tuổi rưỡi nhưng 88% tạm biệt tã lúc 3 tuổi rưỡi. Khi bé con có thể duy trì tình trạng khô ráo mà không cần một lần thay tã nào trong ít nhất hai tiếng liên tục, đến lúc bạn có thể cân nhắc chuyện dạy con cách sử dụng nhà vệ sinh rồi đấy!

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Mách mẹ cách ghi nhớ dễ dàng số lần thay tã cho bé

Điều này đặc biệt quan trọng với các bà mẹ đang cho con bú vì họ không thể đo lượng sữa mỗi lần bé ăn. Vào ngày thứ tư sau khi chào đời, bé được bú sữa mẹ đầy đủ sẽ làm ướt từ 4 đến 6 chiếc tã và “đi nặng” 2-3 lần mỗi ngày. Trẻ uống sữa công thức cũng cần thay số tã tương tự nhưng có thể đi tiêu ít hơn 1-2 lần.

Theo dõi số lần thay tã cho bé bằng smartphone
Nếu bạn dùng smartphone, ứng dụng trên điện thoại là lựa chọn tốt để đếm lượt thay tã. Thử dùng EatSleep (download miễn phí trên iPhone và iPad) nhé, ứng dụng này cho phép bạn theo dõi số lần thay tã và tã ướt, bẩn hay cả hai. Có thể nhập tất cả thông tin chỉ với một cú chạm nhẹ nhanh chóng và bạn có thể quan sát các xu hướng theo ngày, tuần lẫn tháng. EatSleep còn nổi bật với phần ghi chú để lưu ý những miếng tã có chất thải trông bất thường hoặc thắc mắc dành cho bác sĩ nhi khoa.

BabyConnect (dành cho Android, iPhone và iPad) cũng là một lựa chọn hay với báo cáo dạng đồ họa, biểu đồ xu hướng và các con số trung bình hằng tuần. Thêm một đặc tính tuyệt vời nữa: bạn có thể trao đổi thông tin với chồng, người trông trẻ, vú em và cô bảo mẫu tại nhà trẻ.

>>> Xem thêm: Thay tã cho bé bao nhiêu lần trong một ngày?

thay ta cho be 3
Việc theo dõi số lần thay tã cho bé thật sự quan trọng đấy nhé

Theo dõi số lần thay tã cho bé bằng biểu đồ trên giấy
Một số phụ huynh thích dùng hệ thống trực quan để luôn tham khảo được khi cần. Nếu bạn thuộc nhóm này, một lựa chọn lý tưởng là biểu đồ làm sẵn có thể in ra. Hầu hết biểu đồ đều có khung ghi chú ngày, tháng, đồ ăn và số tã bẩn. Chỉ cần đảm bảo bạn đặt nó ở nơi thuận tiện với một cây bút trong tầm tay để dễ dàng theo dõi suốt ngày. Bạn còn có thể dán nó lên tường phía trên bàn thay tã để khỏi quên hoặc in ra vài bản và đặt chúng vào một tấm bìa rời.

Còn nếu bạn có thiên hướng nghệ thuật hoặc viết chữ đẹp, đừng ngần ngại tự làm một biểu đồ riêng trong sổ tay! Với phương pháp này, bạn sẽ linh động ghi chép và chừa nhiều khoảng trống để tóm tắt các ghi chú cùng thắc mắc. Với không gian thoải mái, bạn thậm chí có thể chọn dùng những sticker nhỏ đủ kiểu để đánh dấu tã ướt và tã bẩn. Cuốn sổ này sẽ trở thành vật kỷ niệm thú vị để sau này bạn từ từ xem lại khi bé yêu đã nói lời tạm biệt với tã.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn ông bố thay tã cho bé

Theo dõi số lần thay tã cho bé bằng cách xếp sẵn tã
Rất đơn giản, chỉ cần đặt sẵn số lượng tã tại một chỗ cố định mỗi sáng, chẳng hạn 10 miếng. Cuối mỗi ngày, đếm số tã còn lại và bạn sẽ biết bé đã dùng bao nhiêu miếng tã. Ví dụ, nếu buổi tối bạn còn lại 2 miếng tã, bạn biết ngay mình đã thay cho bé 8 chiếc tã ướt hoặc bẩn ngày hôm đó. Phương pháp này có lẽ phù hợp nhất cho những bà mẹ có trí nhớ tốt vì bạn sẽ phải nhớ việc đếm số tã còn lại mỗi tối cũng như đặt đúng số tã như cũ vào sáng hôm sau.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

12 bước pha sữa bột cho người mới bắt đầu

-Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt khu vực chuẩn bị pha chế sữa cho bé.

-Bước 2: Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước, sau đó lau khô bằng một khăn sạch hoặc loại khăn chỉ dùng 1 lần.

-Bước 3: Đun sôi một ít nước. Đảm bảo đó phải là nguồn nước sạch. Nếu đun bằng ấm tự động, hãy đợi cho đến khi bình đun tự ngắt. Nếu sử dụng ấm đun trực tiếp trên bếp, đảm bảo nước phải thật sôi.

-Bước 4: Đọc kỹ hướng dẫn có trên bao bì hợp sữa để biết lượng nước và bột sữa chính xác cần pha chế. Sẽ không tốt cho sức khoẻ của bé nếu bạn thêm nhiều hoặc bỏ ít hơn lượng bột sữa đã được quy định.

-Bước 5: Bạn nhớ cẩn thận để tránh bị phỏng. Đổ đúng lượng nước sôi suy định vào bình sữa đã được rửa sạch và tiệt trùng. Nước pha sữa không nên dưới 70 độ C. Do đó, bạn không nên để nước nguội quá 30 phút sau khi tắt bếp. 

-Bước 6: Đổ chính xác lượng bột sữa quy định vào bình sữa chứa sẵn nước.

-Bước 7: Trộn đều bằng cách lắc nhẹ bình cho bột sữa hoà tan.

-Bước 8: Để có nhiệt độ sữa khi bé uống phù hợp, cách làm nguội nhanh là để bình dưới vòi nước mát đang chảy hoặc ngâm trong trong một hộp chứa nước lạnh hoặc nước đá. Để tránh sữa bị nhiễm bẩn, chỉ nên ngâm hoặc làm mát phần dưới của bình, tránh dính nước vào nắp bình sữa.

-Bước 9: Lau khô bên ngoài của bình bằng khăn sạch hoặc khăn chỉ dùng 1 lần.

-Bước 10: Kiểm tra độ nóng của sữa bằng cách nhỏ một ít ra mặt trong cổ tay bạn. Nhiệt độ của sữa để bé uống chỉ nên âm ấm, không quá nóng. Nếu bạn thấy vẫn còn  nóng, tiếp tục làm nguội sữa thêm chút nữa.

-Bước 11: Cho trẻ bú sữa.

-Bước 12: Đổ bỏ lượng sữa công thức bé uống còn thừa hoặc đã pha nhưng chưa được dùng đến trong vòng 2 giờ.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Sữa mẹ hay sữa công thức? – (P.1)

Theo các tài liệu nhi khoa, trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Mẹ nên kéo dài việc cho bé bú đến khi trẻ ít nhất 12 tháng tuổi và lâu hơn nếu cả mẹ và bé vẫn sẵn sàng.

Mặc dù các chuyên gia đều đồng ý rằng, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh, điều này vẫn không phải là phương án khả thi với tất cả các phụ nữ.

Đối với nhiều bà mẹ, đặc biệt là các bà mẹ phương Tây, quyết định cho con bú mẹ hoặc sữa công thức được căn cứ vào mức độ thoải mái, lối sống và những cân nhắc sức khoẻ cụ thể mà họ có thể có.

Với những người không thể nuôi con bằng sữa mẹ,  sữa công thức là một phương án thay thế tốt. Trong trường hợp này, họ thường cảm thấy có lỗi. Tuy nhiên, bạn vẫn có cơ hội gắn bó tốt với trẻ. Điều bạn nên làm là tận dụng bữa ăn của bé để thể hiện tình yêu thương. 

Ở phần 1 của bài viết, mời bạn tìm hiểu về những lợi ích thiết thực khi nuôi con bằng sữa mẹ.

Chống lại sự nhiễm trùng

Kháng thể truyền từ mẹ sang con khi bé bú sữa mẹ có thể giúp trẻ giảm sự xuất hiện của nhiều căn bệnh, bao gồm nhiễm trùng tai, tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm màng não.

Những thành phần khác có trong sữa mẹ cũng sẽ giúp hệ miễn dịch của trẻ mạnh lên, ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn có hại làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Nếu bé được bú sữa mẹ đúng như hướng dẫn, một số nguy cơ dị ứng, hen suyễn, bệnh tiểu đường, béo phì, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) cũng được giảm thiểu.

Giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa

Thường được gọi là “thực phẩm hoàn hảo” cho hệ tiêu hóa của trẻ, các thành phần có trong sữa mẹ như lactose, chất đạm (whey và casein ) và chất béo có thể dễ dàng được hấp thụ trong hệ tiêu hoá còn non yếu của trẻ sơ sinh.

Vì sữa mẹ dễ tiêu hóa, trẻ bú mẹ thường ít mắc các bệnh về tiêu chảy hoặc táo bón.

Sữa mẹ cũng chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ. Nếu mẹ khỏe mạnh và cho con bú thì  không cần phải bổ sung bất kỳ loại vitamin hoặc dưỡng chất nào thêm cho trẻ, ngoại trừ vitamin D. Đó là lý do mẹ cần cho bé tắm nắng buổi sáng.

Khi so sánh với sữa mẹ, sữa công thức cũng được thiết kế với những dưỡng chất thiết yếu cần cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, sữa công thức không thể giống hoàn toàn với sữa mẹ. Bởi vì quá trình sản xuất sữa mẹ là duy nhất và chưa có nhà máy nào có thể mô phỏng được. 

Trẻ cảm nhận được mùi vị khác nhau

Người mẹ cho con bú thường sẽ cần 500 calo mỗi ngày, có nghĩa là mẹ cần ăn nhiều loại thực phẩm. Điều này mang đến cho trẻ các mùi vị khác nhau thông qua việc bú sữa mẹ, tùy thuộc vào loại thực phẩm mà mẹ đã ăn. Do đã làm quen với các hương vị, trẻ bú mẹ cũng dễ dàng làm quen với thực phẩm ăn dặm. 

Thuận tiện và miễn phí

Sữa mẹ luôn tươi mới và sẵn sàng. Bạn cũng không cần phải hâm bình sữa lúc giữa đêm khi muốn cho con bú. Sữa mẹ cũng là quà tặng miễn phí dành cho con trẻ. 

Lợi ích cho mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ cũng có thể giúp cho những người lần đầu tiên làm mẹ cảm thấy tự tin về khả năng chăm sóc cho con mình. Cho con bú cũng giúp đốt cháy calo và thu nhỏ tử cung, vì vậy các bà mẹ cho con bú có thể lấy lại vóc dáng và trọng lượng nhanh hơn. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy cho con bú giúp mẹ giảm nguy cơ ung thư vú, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, cũng như nguy cơ ung thư tử cung và ung thư buồng trứng.

 

 MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

5 điều mẹ không ngờ tới khi cho con bú

“Quá tải” hormone
Oxytocin đóng vai trò điều khiển quá trình tiết sữa dưới tác động kích thích của động tác mút vú mẹ. Tuy nhiên, cũng chính loại hormone này là “thủ phạm” khiến nhiều mẹ thấy mệt mỗi lần cho con bú xong cùng với cảm giác u uất thường trực sau khi sinh bé. Không chỉ thế, một số chị em có cơ địa nhạy cảm còn có thể thấy yếu trong người, bứt rứt, toát mồ hôi. Tình trạng này thường chỉ là nhất thời và sẽ biến mất sau vài ngày nhưng nếu nó khiến mẹ cảm thấy đuối sức, cần đi khám bác sĩ sớm các mẹ nhé.

>>> Xem thêm: Khắc phục chứng trầm cảm sau khi sinh

Sụt cân nhanh sau sinh
Sự thật là trong khi nhiều mẹ tìm mọi cách giảm cân sau khi sinh thì cũng có nhiều mẹ khác phải lo lắng vì sụt cân quá nhanh, đặc biệt là những mẹ cho con bú. Tuy nhiên, khoảng 6 tháng sau khi sinh bé, nếu cân nặng của bạn giảm còn như trước khi có thai thì không cần lo lắng nhé. Còn nếu bạn sụt cân nhanh trong vòng 1-3 tháng sau sinh và nhẹ ký hơn trước khi có thai, có thể mẹ bị suy nhược cơ thể do mất sức và ăn uống không đủ chất hoặc tệ hơn là mắc phải bệnh nghiêm trọng. Lúc này mẹ cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nhé.

cho con bu 1
Cho con bú không chỉ tốt cho sức khỏe của bé mà còn giúp gắn kết mẹ – con

Chảy sữa và phun sữa
Các mẹ sắp có con đầu lòng có thể không hình dung hết được những phiền toái mà chuyện này mang lại nhưng lời khuyên cho bạn là đừng bao giờ ra khỏi nhà mà không có miếng lót ngực. Sữa mẹ khi thì phun tung tóe, khi lại chảy ri rỉ, dường như mẹ không cách nào điều khiển được dòng sữa của mình. Bộ máy sản xuất sữa đặc biệt nhạy có thể “tự động” tiết sữa khi gần tới giờ cho con bú hoặc khi bé khóc đòi bú. Điều này sẽ tạo áp lực vô hình cho không ít các bà mẹ trẻ. Các mẹ cũng nên đem thêm cả đồ sạch để thay nếu chẳng may miếng lót ngực ướt đẫm vì sữa chảy nhé.

>>> Xem thêm: Nuôi con bằng sữa mẹ: Làm gì khi chảy sữa nhiều

Hai ngực không đều sữa
Đừng ngạc nhiên nếu một sáng thức dậy và bạn nhận ra một bên ngực ra nhiều sữa hơn hẳn bên còn lại. Điều này cũng bình thường như chuyện hầu hết phụ nữ có hai bầu ngực lệch nhau. Để tránh tình trạng căng tức ngực, mẹ nên cho bé bú thường xuyên hơn ở bên ngực ra nhiều sữa hoặc cho bé bú cả hai bên với khoảng thời gian bằng nhau nhé.

Bầu ngực bị ngứa ran
Các mẹ dù sinh con đầu hay con thứ, nhỏ tuổi hay lớn tuổi đều có thể gặp phải tình cảnh đầu ti bị khô và ngứa ran. Lý do của chuyện này là do ngực bạn đang điều chỉnh để thích nghi với việc cho con bú. Sẽ là bình thường nếu mẹ chỉ bị ngứa ti khi bé bắt đầu bú mẹ nhưng nếu có kèm thêm sốt và nóng ngực, mẹ nên đi khám vì có thể đã bị nhiểm trùng vú rồi nhé. Mẹ cũng có thể dùng kem chiết xuất từ mỡ cừu (lanolin) để thoa đầu ti nhằm xoa dịu cảm giác ngứa rát đấy.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Những lưu ý nhỏ khi pha sữa công thức

Lượng sữa công thức thích hợp

Từ 5 ngày – 3 tháng tuổi, mỗi ngày một em bé khỏe mạnh và sinh đủ tháng sẽ cần khoảng 150ml sữa công thức trên mỗi kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ, bé nặng 3 kg sẽ cần 450ml sữa công thức mỗi ngày.

Từ 3 – 6 tháng tuổi, mỗi ngày, bé cần khoảng 120ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể.

Từ 6 – 12 tháng tuổi, mỗi ngày bé cần khoảng 90 -120ml sữa/mỗi kg trọng lượng cơ thể.

Trẻ sinh non cần được uống nhiều sữa hơn. Ban đầu, mỗi ngày, bé thường cần khoảng 160-180ml sữa/mỗi kg trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần có sự hướng dẫn của người có chuyên môn trước khi quyết định mình sẽ làm gì.

Nếu bạn lo lắng về sức ăn và mức độ tăng trưởng của bé, những lời khuyên từ bác sĩ là rất cần thiết.

Nguyên tắc vệ sinh

Để phòng tránh việc vô tình đưa những tác nhân có hại vào cơ thể bé, bạn nên chú ý vấn đề vệ sinh khi pha sữa.

Trước hết, mẹ hãy rửa tay thật kỹ và đảm bảo khu vực chuẩn bị pha sữa phải sạch sẽ.

Tiếp đến, bạn cần kiểm tra chắc chắn hạn sử dụng của sữa công thức. Chỉ nên sử dụng sữa trong vòng một tháng sau khi mở hộp .

Khi pha sữa, mẹ nên làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Các chỉ số chính xác rất quan trọng để đảm bảo em bé của bạn nhận được đầy đủ dinh dưỡng.

Đun sôi nước sạch và dùng nước mới và không để nước nguội lâu hơn 30 phút trước khi dùng để khuấy sữa công thức. Nước nóng giúp diệt vi khuẩn có thể có trong bột sữa.

Đổ đúng lượng nước sôi quy định vào bình sữa. Tiếp đến, dùng thìa đong đi kèm trong hộp sữa công thức để đo chính xác đúng và đủ lượng bột mỗi lần dùng. Thìa đong của từng loại sữa công thức có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn những sản phẩm của hãng khác nhưng mẹ không bao giờ sử dụng một nửa thìa hay một thìa vun, một thìa nén chặt. Bạn chỉ cần múc 1 thìa sữa đầy, gạt ngang là được. Sau đó, đổ bột sữa vào bình sữa đã chứa sẵn nước lúc nãy, vặn nắp vặn, đậy nắp ngoài rồi lắc nhẹ để hoà tan hỗn hợp.

Lưu ý khia pha sữa công thức
Mẹ cần đong đúng lượng sữa bột bằng thìa đong riêng mà nhà sản xuất đặt kèm trong hộp sữa

Vi trùng rất dễ sinh sôi trong sữa pha sẵn, nên bạn chỉ nên chuẩn bị sữa ngay trước khi cho bé uống. Không nên pha 2-3 bình để sẵn. Nếu bạn đi ra ngoài trong ngày, cách an toàn nhất là bạn nên trữ nước sôi để nguội và chia lượng sữa bột cần thiết trong dụng cụ chia sữa. Khi cần uống mới pha thành hỗn hợp sữa mới.

Khi hộp sữa đã dùng hết, bạn phải bỏ đi cùng với cả thìa đong đi kèm trong hộp sữa.

>> Tham khảo thêm: Những lưu ý khi cho con dùng sữa bột

Làm ấm sữa cho bé

Mẹ nên lưu ý không bao giờ ấm bình sữa trong lò vi sóng. Lò làm sữa nóng lên không đều, có thể tạo nên những phần sữa quá nóng gây phỏng miệng bé.

Bạn có thể làm ấm bình sữa bằng cách ngâm trong 1 cái chậu chứa nước nóng khoảng 10 phút. Ngoài ra, trước khi cho con uống, bạn nên kiểm tra độ nóng của sữa bằng cách nhỏ một ít ra mặt trong cổ tay bạn. Nếu nó quá nóng, bạn có thể làm mát bình sữa bằng cách để dưới vòi nước mát đang chảy hoặc ngâm trong trong một cái chậu nhỏ chứa nước mát. Nhớ kiểm tra lại độ nóng trên cổ tay của bạn trước khi cho bé uống.

Thay đổi loại sữa

Mỗi khi chuyển sang dùng một loại sữa mới, mẹ cần đọc lại cẩn thận cách hướng dẫn nếu bạn thay đổi loại sữa công thức đang dùng,  để đảm bảo bạn đong đúng lượng nước và bột định lượng riêng của loại sữa đó.

Không bao giờ dùng lại sữa thừa

Mẹ nên ghi nhớ, dùng 1 bình sữa hoàn toàn mới cho mỗi lần bú và vứt bỏ lượng sữa thừa khi bé bú không hết. Không bao giờ tích trữ lượng sữa thừa trong bình để dùng lại lần sau, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé vì lượng sữa này có thể đã nhiễm khuẩn.

Không pha trộn thêm thức ăn khác

Không thêm các thực phẩm khác, chẳng hạn như ngũ cốc vào trong bình sữa… Nếu bạn nghĩ rằng em bé cần được ăn nhiều hơn khuyến cáo, nên tìm gặp người có chuyên môn để được tư vấn.

Thưởng thức cùng con

Bữa ăn là thời gian mọi người ở và giao tiếp cùng nhau. Cũng như người lớn, trẻ em và cả các bé sơ sinh đều thích nói chuyện khi chúng đang được “ăn”. Khi mẹ cho bé dùng sữa công thức, ẵm sát bé vào người, để bé nhìn thấy mặt bạn và thì thầm to nhỏ cùng bé. Điều này sẽ là một trải ngiệm rất thú vị cho cả 2 mẹ con.

Sau đó, bạn cần cất bình đi ngay sau khi bé đã bú đủ. Tuyệt đối không để bé tự bú bình một mình và bỏ đi để bé tự xoay sở. Điều này rất nguy hiểm vì bé có thể bị nghẹt thở. Về lâu dài, bé còn có nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa và sâu răng.

 

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Xử lý tã giấy bẩn đúng cách

Theo Hiệp hội Y tế công cộng Mỹ, hành động vứt tã bẩn vào thùng rác khiến các công nhân vệ sinh đối diện với nguy cơ về sức khỏe và dễ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm do các vi khuẩn nguy hiểm. Các vi khuẩn lây qua phân như bại liệt và viêm gan có thể sống trong đống phân nhiều tháng sau khi chúng rời khỏi cơ thể người, điều này khiến những người tiếp xúc với phân trên tã bẩn có nguy cơ mắc bệnh cao. Vì vậy, bạn đừng quên tập thói quen vứt tã bẩn đúng cách nhé!

>> Tham khảo thêm: Lợi ích của tã không chứa clo

Cách vứt bỏ tã giấy bẩn
Bạn cần làm sạch sơ tã giấy trước khi vứt chúng vào thùng rác

Dưới đây là 4 bước để loại bỏ một chiếc tã giấy bẩn

1/ Nếu có thể, nên loại bỏ mọi chất thải khỏi tã bẩn và đặt nó trong nhà vệ sinh. Sử dụng khăn ướt dành cho trẻ hay khăn giấy để loại bỏ các chất thải. Xả chất thải xuống bồn cầu.

2/ Cuộn chiếc tã bẩn lại, phần sạch hướng ra phía ngoài. Sử dụng khoảng băng dính để đóng tã lại.

3/ Cho tã trong thùng đựng tã bẩn đặc biệt. Loại thùng này có khả năng xử lý tương tự như thùng rác, tuy nhiên, nó được thiết kế để loại bỏ mùi. Nếu chưa có và phải vứt tã vào thùng rác bình thường, ban đầu nên cho tã vào túi rác nhỏ để loại bỏ mùi và khả năng tiếp xúc với tã. Bỏ tã vào thùng rác ngoài trời của nhà để ngăn chặn mùi tã bẩn gây ô nhiễm cho không gian sinh hoạt.

4/ Chuyển tã bẩn đã xử lý sơ vào chiếc thùng rác ngoài trời có nắp đậy vào lúc xe rác đến.

Mách bạn: Nếu bạn không thể loại bỏ các chất thải trong tã hoặc cần thay tã cho bé trong trường hợp đang ở bên ngoài mà không gần nhà vệ sinh nào, nên cuốn tã bẩn, bỏ vào trong một túi nhỏ và đặt nó vào một thùng rác ngoài trời. Luôn rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc khử trùng tay sau khi thay tã nhé!

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Sữa công thức: Nên và không nên

Ngoài ra, nếu cho bé bú hoàn toàn bằng sữa công thức, bạn nên chăm sóc bé kỹ hơn vì trẻ bú sữa công thức sẽ không có sức đề kháng tốt như trẻ bú mẹ.

Dưới đây là những điều nên và không nên khác mà bạn cần lưu ý khi cho bé yêu dùng sữa công thức

Nên: Chọn đúng loại sữa bột phù hợp với trẻ. Chẳng hạn, những trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi, các bé sinh non chưa qua 2 tháng tuổi so với ngày dự sinh và các bé bị tổn hại hệ miễn dịch chỉ nên dùng loại sữa cô đặc dạng lỏng đóng gói riêng biệt thành từng khẩu phần.

Nên: Luôn kiểm tra hạn sử dụng trên hộp đựng sữa.

Nên: Đảm bảo vệ sinh và an toàn. Trước khi chuẩn bị pha sữa cho bé, bạn cần rửa tay thật kỹ và lau mặt bàn (hoặc kệ bếp) thật sạch. Dùng khăn sạch lau nắp hộp sữa và để khô trước khi mở vì bụi bẩn và vi khuẩn trên nắp hộp có thể rơi vào trong hộp sữa khi bạn mở nắp hộp. Khi mở hộp sữa, nhớ kiểm tra sữa bột có lẫn vật thể lạ hay có hiện tượng vón cục,  đổi màu khi hoà vào nước hay không.

Bình sữa, núm vú, nắp đậy và nắp cố định núm vú nên được tiệt trùng bằng cách luộc sôi trong khoảng ít nhất là 5 phút trước khi dùng lần đầu tiên và được khử trùng trước mỗi lần dùng. Một khi đã pha sữa vào bình, bạn nhất thiệt phải rửa và để khô bình trở lại trước khi pha lần tiếp theo.

>>Tham khảo thêm: 4 cách vệ sinh bình sữa cho bé

Nên: Khuấy và đo lường cẩn thận. Với sữa công thức dạng bột, bạn cần đun lượng nước vừa đủ và vừa đủ nóng, rót vào bình sạch, sau đó thêm vừa đúng lượng sữa theo chỉ dẫn. Đừng để nước nguội dưới 70 độ C để đảm bảo diệt khuẩn. Bạn chỉ sử dụng thìa đong đi theo hộp sữa và gạt ngang mặt thìa trước khi cho vào bình.

Nếu bạn có điều kiện sử dụng sữa cô đặc dạng lỏng dành riêng cho trẻ sơ sinh, nên đong để pha loãng theo chỉ dẫn bằng cốc đong vì vạch đo trên bình sữa có thể không chính xác.

Nên: Chú ý đến nguồn nước. Loại bỏ dư lượng chì và các chất ô nhiễm trong nước bằng cách để vòi nước chảy 2 phút rồi hãy lấy nước. Nếu nhà bạn có nguồn nước tốt, bạn có thể chỉ cần đun sôi để khử khuẩn là được. Nếu không, hãy dùng nước uống đóng trong chai.

Không nên: Hâm nóng bình sữa bằng lò vi sóng. Vì cách này làm sữa nóng không đều, có thể tạo nên những phần sữa quá nóng gây phỏng miệng khi bé uống.

Không nên: Trữ sữa đã pha mà chưa sử dụng ở vị trí trong cùng của tủ lạnh, đó là nơi lạnh nhất trong tủ. Vứt bỏ mọi hỗn hợp đã pha chế sau 24h để trong tủ lạnh. Không bao giờ trữ đông sữa công thức. Nếu phải đi xa, nên dùng túi nước đá để giữ lạnh bình sữa.

Không nên: Để sữa công thức đã pha quá 2 giờ trong điều kiện nhiệt độ phòng. Ngoài ra, nên bỏ lượng sữa thừa khi bé không bú hết.

Nên: Bế bé khi cho bé bú, ở tư thế nửa ngồi nửa nằm, bé có thể thấy được mặt bạn và bạn có thể quan sát được khi nào bé cần dừng bú. Nếu sữa chảy quá nhanh, bạn cần thay núm vú cho bé, bởi bé cần tự chủ động trong phản xạ mút của mình.

Không nên:
Cố gắng ép bé bú hết bình sữa khi bé đã tỏ dấu hiệu muốn ngừng bú vì như thế sẽ dẫn đến việc bé tăng cân quá mức cần thiết.

 

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

5 cách giúp bé cai bình sữa để chuyển sang cốc mỏ vịt

Cho bé làm quen với cốc mỏ vịt
Bé chắc chắn sẽ không chịu nếu mẹ đột ngột “giấu” bình sữa của bé đi và thay bằng cốc mỏ vịt. Để cai bình sữa cho bé, mẹ nên dùng song song cả cốc mỏ vịt và bình để bé làm quen dần với người bạn mới. Nếu bé nhà mẹ ở tầm 8 tháng trở xuống, đừng ngạc nhiên nếu thấy bé nhai núm vú của cốc thay vì thật sự uống sữa hoặc nước từ cốc nhé. Đây là phản xạ hết sức bình thường mà thôi.

>>> Xem thêm: Chọn bộ dụng cụ ăn dặm tốt cho bé

Bí quyết “dụ” bé tập uống cốc mỏ vịt
Pha một ít sữa vào bình và đầy sữa vào cốc mỏ vịt. Đưa cốc cho bé trước, nếu bé không chịu, đưa bình sữa cho bé. Sau khi đã uống hết lượng sữa ít ỏi có trong bình, bé sẽ đòi uống thêm. Đây là lúc để đưa cốc mỏ vịt đầy sữa cho bé. Đa số các bé sẽ vì đói mà chịu uống sữa từ cốc mỏ vịt. Còn nếu bé vẫn nhất quyết từ chối, mẹ hãy thử đưa cho bé cả cốc mỏ vịt đầy sữa và bình sữa đựng một chút nước lọc để xem bé chọn cái nào.

coc mo vit 1
Sử dụng cốc mỏ vịt sẽ khuyến khích kỹ năng phối hợp tay và mắt

Hạn chế sự xuất hiện của bình sữa
Một trong những lý do chính khiến việc cai bình sữa trở nên khó khăn là vì vấn đề tâm lý. Bé sẽ không muốn xa rời người bạn nhỏ này nếu bé tìm được cảm giác thoải mái và an toàn khi bú bình. Mẹ có chú ý rằng bé đi đâu cũng có bạn bình sữa bên cạnh hay không? Cả lúc ngủ, lúc ra ngoài đi dạo, lúc tập bò, tập đi, cả lúc đọc sách và xem TV nữa.

>>> Xem thêm: Những tác hại không ngờ khi cho bé bú bình lúc ngủ

Để cai bình sữa cho bé, mẹ buộc phải tách bé khỏi người bạn nhỏ này. Bình sữa chỉ nên xuất hiện khi cho bé bú chứ không phải lúc bé chơi đùa hoặc đang ngủ. Với những bé đã quen bú bình ban đêm, việc này có thể khó khăn, do đó, mẹ nên có hoạt động khác thu hút sự chú ý của bé để bé quên đi người bạn bình sữa như múa rối tay, kể chuyện về khuya hoặc tạo hình thú vật với bóng của đôi tay.

Cho bé được lựa chọn chiếc cốc của mình
Một trong những cách đơn giản nhất để khuyến khích bé tập uống từ cốc là để bé được lựa chọn chiếc cốc mà mình thích. Dẫn bé theo khi đi mua cốc mỏ vịt sẽ khiến bé thích thú hơn với người bạn mới này. Có nhiều loại cốc với kiểu dáng và màu sắc khác nhau cho mẹ và bé tha hồ chọn lựa. Khi bé được tự mình chọn lấy cái cốc ưng ý, bé sẽ dễ dàng chấp nhận chiếc cốc đó hơn.

Cất bình sữa khuất tầm mắt bé
Câu nói “xa mặt cách lòng” cũng có thể đúng với trẻ nhỏ. Sau một thời gian không thường xuyên thấy bình sữa nữa, hy vọng rằng bé sẽ quên hẳn chúng. Còn nếu bé vẫn nhất mực đòi bình sữa, mẹ có thể cho bé thêm bánh ăn dặm hoặc đồ chơi để “bù đắp” cho bé.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Giặt tã vải đúng cách (P.1)

Việc tìm kiếm một dịch vụ xử lý tã bẩn gần như là nhiệm vụ bất khả thi cho bạn. Vì vậy, ngay từ khi mới trở về nhà từ bệnh viện, mẹ đã phải dần tập quen với vai trò mới, bao gồm cả việc giặt tã bẩn cho bé.

Có rất nhiều sản phẩm tã vải khác nhau. Việc đầu tiên bạn cần làm là đọc hướng dẫn sử dụng trên nhãn mác hoặc bao bì. Một số loại tã yêu cầu cần được xử lý đặc biệt. Ví dụ như tã làm bằng len nên giặt bằng tay cùng với dầu lanolin và để khô tự nhiên. Tuy vậy, hầu hết tã đều được sản xuất bằng những chất liệu thông thường như cotton, nên bạn có thể áp dụng những hướng dẫn dưới đây cho hầu hết các sản phẩm.

Giặt tã vải đúng cách h1
Ở vùng nhiệt đới, mẹ nên chọn cho bé loại tã vải bằng cotton mềm mại và mỏng nhẹ

>> Tham khảo thêm: Chọn lựa tã đúng cách và phương pháp chống hăm cho bé

Bước 1: Ngâm trước khi giặt

Bạn nên phân loại và ngâm tã bẩn một vài tiếng trước khi giặt để giúp loại bỏ vết bẩn. Nếu tã có lớp chống thấm, bạn không nên ngâm. Trừ trường hợp này, nhìn chung, bạn có thể bỏ thẳng tã bẩn hoặc tã ướt vào trong nước giặt.

Một số ông bố bà mẹ ngâm tã trong những xô lớn và để nhiều giờ. Điều này không hẳn đã tốt vì ngâm quá lâu có thể tạo ra những vết bẩn mới. Đó là chưa kể, những bé nhỏ mới biết đi có thể bị ngã vào xô nước.

Bước 2: Chọn chất giặt tẩy

Bạn nên chọn loại bột giặt hoặc nước giặt không chứa hương liệu, không chất xúc tác và không có các thành phần phụ khác như chất làm trắng sáng, v.v.

Bên cạnh đó, hãy tránh sử dụng chất làm mềm vải và tấm chống tĩnh điện vì chúng có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé và làm giảm khả năng thấm hút của tã.

Có thể bạn cần dùng đến thuốc tẩy để tránh gây nhiễm trùng hay  hăm tã cho bé nhưng đừng quá lạm dụng. Thuốc tẩy phá vỡ các sợi trong tã vải, làm cho chúng nhanh hư và còn có thể làm hỏng lớp bọc bên ngoài tã.

Để giúp loại bỏ mùi hôi, các mẹ thường thêm khoảng nửa cốc bột baking soda vào nước giặt. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng khoảng 1 cốc giấm trắng. Bên cạnh việc khử mùi, giấm còn giúp làm mềm tã.

Nếu thấy tã không sạch hoặc bị dính bết bột giặt, có thể bạn đã cho quá ít hoặc vượt mức bột giặt cần thiết. Các chuyên  khuyến nghị khi giặt tã bạn chỉ chỉ cho khoảng một nửa lượng chất giặt tẩy so với giặt quần áo bình thường.

>> Tham khảo thêm: Mẹ đã giặt quần áo cho bé đúng cách? 

Trong phần 2 của bài viết, bạn sẽ tiếp tục được tìm hiểu về những lưu ý cụ thể khi giặt tã vải, chẳng hạn như số lượng tã cho một lần giặt, cách sấy khô và nhiệt độ giặt. Đừng bỏ lỡ nhé.

MarryBaby