Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị sốt nên làm gì?

Tại sao trẻ bị sốt?
Khi bé bị sốt, bạn thường rất lo sợ. Nhưng bạn nên biết rằng bị sốt là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bé đang hoạt động và chống lại sự lây nhiễm, đừng quá lo nhé. Khi bé bị nhiễm virus hay vi khuẩn, cơ thể bé sẽ phản ứng bằng cách tăng thân nhiệt.

Có nên đi khám bác sĩ?
Từ khi chào đời cho đến khi bé 3 tháng tuổi, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ nếu có những triệu chứng sau:

– Thân nhiệt cao hơn 38 độ C.

– Bé trông xanh xao hoặc ửng đỏ, lờ đờ, không ngon miệng.

– Hành vi và bề ngoài của bé thay đổi theo hướng không tốt.

Trẻ bị sốt
Kiểm tra thân nhiệt của bé nếu bạn cảm thấy bé có dấu hiệu bị sốt

Khi đến gặp bác sĩ, phải nói rõ bé đã sốt bao lâu, bạn đã chăm sóc bé ra sao và những dấu hiệu khác bé đang gặp phải. Dựa trên thông tin này, bác sĩ sẽ xác định được mức độ nghiêm trọng và có phương pháp chữa trị phù hợp. Đừng tự ý cho bé uống thuốc, vì bé còn quá nhỏ, rất nguy hiểm khi cho bé uống sai liều, và thuốc có thể che giấu các dấu hiệu bệnh của bé, khiến bác sĩ khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh.

Làm sao để giúp bé thấy dễ chịu hơn?

– Làm mát bé bằng cách mặc cho bé quần áo thoáng mát và đắp một chiếc khăn vắt nước ấm, sẽ giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể bé. Tránh tắm bé với nước lạnh, có thể khiến bé bị lạnh đột ngột, thậm chí làm tăng cao thân nhiệt thực tế của bé.

– Cho bé bú sữa thường xuyên và có thể thêm cữ bú để giúp ngăn ngừa mất nước.

– Cho bé uống thuốc giảm sốt thích hợp theo toa bác sĩ.

– Không bao giờ cố gắng hạ nhiệt cho bé bằng cách xoa cồn lên da, vì cồn có thể thẩm thấu vào mạch máu, gây ra động kinh và các vấn đề nghiêm trọng khác.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Cấp cứu nghẹn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Có thể biết bé bị nghẹn bằng mắt hay không?
Câu trả lời là có. Khi bé phải cố gắng hít thở hoặc làm bật ra một vật nào đó đang làm tắc đường thở của bé, đó chính là bị nghẹn. Bé có thể bị nghẹn khi bị khó thở và gây ra những âm thanh bất thường hoặc nôn khan, ho, thở khò khè. Da của bé có thể chuyển màu đỏ hoặc xanh và bé có thể bị mất ý thức.

Nên làm gì khi bé bắt đầu bị nghẹn?
Nếu bé có thể ho, khóc hoặc nói và dường như có thể thở được nghĩa là đường thở của bé chưa bị tắc hoàn toàn. Trong trường hợp bé bị mắc nghẹn nhưng có thể tự lấy ra vật gây nghẹn, điều tốt nhất mẹ có thể làm là bình tĩnh và vỗ về bé. Nhưng nếu bé thở hổn hển, mặt chuyển màu từ đỏ sang xanh, bé trông hoảng sợ, mắt, miệng mở to, hoặc có vẻ mất ý thức, mẹ nên gọi cấp cứu ngay lập tức.

Trong lúc đó, mẹ có thể thử giải tỏa đường thở cho bé bằng các cách sau:

1. Nếu bạn nhìn thấy vật gây tắc nghẽn, dùng ngón tay gạt nó ra ngoài. Còn nếu bạn không nhìn thấy vật tắc, tuyệt đối không đưa ngón tay của bạn vào miệng bé vì nó có thể đẩy vật vào sâu trong cổ họng của bé.

2. Ôm bé úp mặt trên cánh tay bạn, đỡ cằm của bé trong tay bạn, giữ đầu bé thấp hơn phần còn lại của cơ thể.

3. Vỗ lưng bé năm lần, vỗ nhanh, chắc nhưng nhẹ bằng ức bàn tay vào giữa bã vai bé, cần nhớ là các cơ quan nội tạng của bé còn mỏng manh.

4. Nếu bé bắt đầu ho, nên để bé cố gắng tống vật nghẹn ra thay vì đưa ngón tay của bạn vào miệng bé để lấy ra. Nếu bé không ho bật vật ra được, cẩn thận lật bé lại và dùng 2 hoặc bốn ngón tay bạn đè lên giữa xương ức của bé 5 lần, nhấn sâu khoảng 1,3 đến 2,5cm.

5. Nếu vật gây nghẹn không bật ra, kiểm tra lại để thấy nguyên nhân gây nghẹn. Đặt bé nằm ngửa bằng phẳng, giữ lưỡi của bé thấp bằng ngón cái của bạn, nâng cằm bé lên để nhìn thấy phía sau cổ họng bé. Nếu vẫn không thể thấy vật gây nghẹn và bạn đã được hướng dẫn về sơ cứu và hô hấp nhân tạo cho trẻ sơ sinh, bắt đầu tiến hành ngay. Nếu không, bạn có thể lặp lại bước 2 và 3. Tiếp tục làm điều tốt nhất có thể và yêu cầu giúp đỡ càng sớm càng tốt.

Cấp cứu nghẹn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Đừng cố gắng cho ngón tay vào miệng bé để lấy vật ra vì có thể sẽ làm cho vật chui vào sâu hơn

Làm thế nào để tránh mắc nghẹn cho bé?
Cho bé ăn thức ăn phù hợp với độ tuổi, thức ăn nghiền hoặc ép, các loại thức ăn cầm tay an toàn như bánh quy ăn dặm và ngũ cốc hình chữ O, quan sát bé trong khi ăn. Chú ý không cho ăn vội hoặc ăn trong xe và luôn đặt bé ngồi thẳng khi ăn. Không để bé chơi những đồ vật nhỏ, những đồ chơi có nhiều chi tiết nhỏ hoặc chai phấn trẻ em. Bạn cũng cần làm theo hướng dẫn về độ tuổi trên đồ chơi của bé, độ tuổi này được xác định không chỉ dựa trên giá trị giáo dục mà còn dựa trên độ an toàn cho trẻ. Nghẹn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở trẻ, vì thế các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ nên tham gia lớp sơ cứu cho trẻ sơ sinh.

Nên làm gì nếu nghi ngờ bé vừa nuốt vật lạ?
Việc trẻ con nuốt phải những vật nhỏ là rất phổ biến. Nếu những vật này đi qua đường ruột mà không gây tổn thương cho bé thì không có gì phải lo lắng. Nhưng nếu bạn nhận thấy bé chảy nước dãi quá mức hoặc không thể nuốt, đột ngột bỏ ăn hoặc bé có biểu hiện đau ở nơi vật đang mắc kẹt, cần gọi cho bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Ăn dặm an toàn: Làm gì khi bé bị nghẹn thức ăn?

Tình trạng hóc, nghẹn thức ăn rất nguy hiểm vì có thể gây ngạt thở, do thức ăn khi đó trở thành dị vật đường thở khiến trẻ tử vong nếu không được sơ cứu kịp thời. Vì vậy, hãy cập nhật ngày bí kíp để bé không lâm vào hoàn cảnh này, bạn nhé!

Vì sao sặc, nghẹn và hóc nguy hiểm cho con khi tập ăn dặm?

Trong quá trình tập cho bé ăn dặm, nếu con chưa sẵn sàng với việc tiếp nhận những đồ ăn mới, đặc biệt là đồ ăn thô và khả năng nuốt chưa tốt thì có thể dẫn đến việc bé bị sặc hoặc nghẹn thức ăn. 

Thống kê ở Anh và xứ Wales cho thấy có 24 trẻ sơ sinh bị nghẹn hóc dẫn đến ngạt thở mỗi năm. Trên thực tế, nó là nguyên nhân phổ biến thứ ba gây tử vong cho trẻ sơ sinh. 

Cuộc khảo sát của tổ chức St. John Ambulance tiết lộ rằng 40% cha mẹ đã chứng kiến con mình bị sặc. Tuy nhiên, hơn 80% các bậc cha mẹ này không biết phải làm gì trong tình huống như vậy. 

Sự khác biệt giữa sặc và hóc nghẹn thức ăn có thể không đáng kể, và biết được đâu là nguyên nhân rất cần thiết để sơ cấp cứu cho bé khi cần. Vậy làm sao để các mẹ có thể biết được khi nào con bị sặc, và khi nào bị hóc nghẹn? Trong những tình huống này, mẹ nên xử lý ra sao?

Những loại thực phẩm dễ gây nghẹn thức ăn mẹ nên tránh

1. Thức ăn có kích cỡ to

Một mẫu thức ăn to hơn hạt đậu có thể làm nghẹt cổ họng của bé. Những loại rau củ như: cà rốt, cần tây, đậu nên cắt ra, băm nhỏ và nấu chín. Cắt nhỏ trái cây như: nho, cà chua, dưa hấu trước khi ăn. Cắt thịt và pho mát thành từng miếng nhỏ hoặc xé ra.

2. Thức ăn nhỏ, cứng

Kẹo cứng, kẹo giảm ho, thuốc dạng viên, các loại hạt, bắp rang là mối nguy hiểm tiềm tàng gây nghẹt thở. Các loại hạt nhỏ cũng có thể mắc kẹt trong đường thở của bé và gây nhiễm trùng. Vì vậy, khi bé bắt đầu ăn dặm, bé nên theo sát để bé không ăn nhầm thức ăn của người lớn, bé lớn.

3. Thức ăn mềm, dẻo, dễ dính

Gạo nếp, bánh dẻo có dính lại trong cổ họng của bé gây nên tình trạng nghẹn thức ăn.

4. Nghẹn thức ăn bởi bơ đậu phộng

Bơ đậu phộng và những bơ hạt dẻo, dính có thể gây ra khó khăn cho đứa trẻ nuốt một cách an toàn.

Dấu hiệu phân biệt bé bị sặc, nghẹn và hóc

Khi bé bị sặc

Sặc là biểu hiện có thể xảy ra ở trẻ trong quá trình bắt đầu ăn dặm, đó là phản xạ bình thường của cơ thể khi tiếp nhận đồ ăn thô. Khi bé ăn lượng đồ ăn quá nhiều, hoặc quá to, hành động sặc và nôn trớ ra đồ ăn có thể giúp bé học được cách nhai kỹ hơn và đưa lượng thức vừa đủ vào miệng trong những lần sau.

Dấu hiệu cho thấy bé đang sặc:

  • Mắt đẫm nước
  • Lưỡi chìa ra khỏi miệng
  • Bịt miệng muốn nôn hoặc nôn ra đồ ăn trong miệng

Khi bé bị sặc, điều nên làm là mẹ cần quan sát con một cách bình tĩnh. Nếu bé có khả năng tự nôn oẹ thức ăn ra, hay nuốt vào sau khi bị sặc thì mẹ không cần can thiệp. Đó là vì, nếu mẹ can thiệp đột ngột có thể gây tác dụng ngược, làm bé thêm sợ hãi khiến việc sặc càng trầm trọng hơn. Nên nhớ, đây là một phần bình thường và hữu ích trong tiến trình ăn dặm của con.

Khi bé bị nghẹn hóc 

Trái ngược với sặc, nghẹn hóc xảy ra khi thức ăn chặn đường thở, thay vì đi xuống thực quản  nó lại đi xuống khí quản. Thông thường, khi chúng ta ăn, uống và nuốt – nắp thanh quản che phủ phần trên của khí quản và ngăn không cho thức ăn vào bên trong. Trong trường hợp bé vừa ăn vừa nói chuyện, cười hoặc khóc, nắp thanh quản không thể bảo vệ khí quản, dẫn đến việc thức ăn dễ rơi vào trong.

Khi bị hóc nghẹn thức ăn, theo phản xạ của cơ thể, bé sẽ ho để tống thức ăn ra ngoài. Tuy nhiên, nếu đường thở bị tắc nghẽn hoàn toàn, bé sẽ không thể ho và im lặng. Đây là dấu hiệu cho thấy tình huống đã trở nên cực kỳ nghiêm trọng và nếu không được giúp đỡ, bé có thể tử vong.

Khi thấy bé có những biểu hiện sau nghĩa là bé đang bị nghẹn thức ăn:

  • Không thở được, không nói được, không khóc được hoặc không thể phát ra âm thanh
  • Có thể thấy trẻ dùng một hoặc hai tay ôm lấy cổ
  • Ho yếu hoặc không thể ho
  • Trẻ hốt hoảng, kích thích, lo âu, da xanh tái
  • Bé khó thở – xương sườn và lồng ngực bị lõm vào trong
  • Mất ý thức (bé không có phản ứng) nếu đường thở bị tắc nghẽn quá lâu
  • Khi hít vào có tiếng the thé

Khi ấy, việc đầu tiên mẹ cần làm là giữ bình tĩnh và áp dụng phương pháp sơ cấp cứu càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, việc hóc nghẹn có thể khiến não không đủ oxy và tế bào não bị phá hủy.

Cách sơ cấp cứu khi bé bị hóc, nghẹn thức ăn

  • Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5–7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai, hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài. 
  • Sau khi làm xong nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt trẻ nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột 5-7 cái vào xương ức của bé.  
  • Nếu thấy cháo, sữa, canh… chảy ra từ mũi, miệng thì cha mẹ cần hút kỹ để thông đường thở cho con. Và cần làm sớm để tránh sữa không ứ đọng trong mũi, miệng.

Với bé dưới 1 tuổi, mẹ có thể dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực.

Với người lớn và trẻ lớn, chúng ta có thể áp dụng thủ thuật Heimlich như sau:

Trẻ còn tỉnh

  • Đứng sau lưng trẻ, vòng hai tay ôm lấy thắt lưng trẻ. Nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn.
  • Ẩn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh. Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc la được

Trẻ hôn mê

  • Để trẻ nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi nạn nhân.
  • Đặt gót một lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới chóp xương ức, dưới chóp xương ức, đặt tiếp bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất.
  • Ấn 5 cái dứt khoát, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên.
  • Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Bé bị nghẹn: Nguy hiểm khó lường

Những lưu ý mẹ cần biết trong quá trình sơ cứu cho con

  • Mẹ không được dùng tay mò mẫm dị vật trong miệng bé vì thức ăn sẽ bị đẩy xuống sâu hơn. 
  • Tuyệt đối không cho bé uống nước bởi uống nước khiến dị vật càng đi xuống cuống họng bé. 
  • Thời gian sơ cứu chỉ trong vòng 4 phút. 
  • Nếu sau đó không có tiến triển gì, cha mẹ cần ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để cấp cứu.

[inline_article id=225494]

Làm gì để hạn chế bé không bị nghẹn thức ăn?

  • Khuyến khích bé ngồi yên trong bữa ăn, hay nói cách khác là không để bé vừa ăn vừa chạy loanh quanh. Bạn cũng không nên ép bé ăn nhiều hơn mức bé có thể.
  • Cắt thức ăn của bé thành nhiều miếng phù hợp với khuôn miệng nhỏ của bé và tránh các thực phẩm dễ gây nghẹn như cả trái nho, nho khô, các loại hạt và bắp rang. Một số bé thường gặp vấn đề khi ăn xúc xích thái lát.
  • Dạy cho bé thói quen ăn từng miếng một, nhai kỹ và nuốt trước khi ăn miếng khác.
  • Không để bé một mình trong khi ăn.
  • Nếu bé hay bị nghẹn khi vừa ăn vừa uống thì chỉ nên cho bé uống nước sau khi đã ăn xong.
  • Các bé sẽ sớm tìm ra cách để ăn mà không mắc nghẹn, tuy nhiên nếu bé thường xuyên mắc nghẹn hoặc nghẹt thở bởi thức ăn, bạn nên cho bé đi bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ là cẩm nang hữu ích giúp mẹ hiểu hơn về cách xử lý tình huống khi bé bị nghẹn thức ăn trong quá trình ăn dặm. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để đọc nhiều hơn những chia sẻ khác từ MarryBaby mẹ nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi biết làm gì? Cách dạy trẻ 3 tuổi thông minh

Khi dành thời gian xem lại một số hình ảnh hoặc video lúc bé mới 1 hoặc 2 tuổi; và so sánh với bé bây giờ. Mẹ sẽ thấy bé 3 tuổi đã lớn và khỏe mạnh hơn nhiều, bước chân cũng tự tin hơn. Bé 3 tuổi biết làm gì với những cột mốc phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và kỹ năng xã hội?

Trong bài viết, mẹ sẽ được giải đáp thắc mắc bé 3 tuổi biết làm gì.

1. Cách theo dõi sự phát triển của bé 3 tuổi

Trước khi có thông tin bé 3 tuổi biết làm gì; MarryBaby gợi ý mẹ cách để theo dõi sự phát triển của bé.

Nếu để ý, mẹ sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt về thể chất; bé cao hơn và tay chân cũng rắn chắc hơn. Hầu hết các bé 3 tuổi bây giờ đều không còn bụ bẫm như hồi mới biết đi.

Mẹ để ý xem bé sẽ tiếp nhận các hoạt động mới như thế nào? Bé sẽ tập trung chạy nhảy, vẽ vời hay xếp hình khối? Bé có tích cực vận động hay sợ hãi do dự trước một trò chơi mới? Biết được những điều này mẹ sẽ giải mã được cá tính của con.

Một số các tuyệt vời để theo dõi sự phát triển của bé 3 tuổi:

  • Lấy tường làm thước đo chiều cao bằng cách đánh dấu và ghi ngày tháng lên đó khoảng 2-3 tháng một lần.
  • Vào đầu mỗi tháng, quay lại 1 đoạn video ngắn về hình ảnh của con đang chơi đùa. Bằng cách này, mẹ sẽ có clip hình ảnh thú vị về sự thay đổi từng ngày của con và xem lại nhân dịp ngày sinh nhật tiếp theo của bé.
  • Nhớ lưu lại những khoảnh khắc đáng yêu của bé; ghi chú ngày tháng cụ thể; sau này có dịp xem và chọn lọc lại; mẹ sẽ có một kho tàng quý giá về thời thơ ấu của bé mà không có gì có thể mua được.

>> Mẹ xem thêm Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ

2. Bé 3 tuổi biết làm gì với sự phát triển thể chất?

Bé 3 tuổi biết làm gì với sự phát triển thể chất?
Bé 3 tuổi biết làm gì với sự phát triển thể chất?

Về sự phát triển thể chất, bé 3 tuổi sẽ dần hoàn thiện các kỹ năng vận động thô và vận động tinh.

Ở độ tuổi này, bé 3 tuổi đang học hỏi nhiều hơn về cơ thể của chính mình; cũng như cách kiểm soát chúng. Khả năng giữ thăng bằng của bé sẽ tốt hơn; theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ.

[key-takeaways title=”Cột mốc quan trọng”]

  • Kỹ năng vận động thô: Bé 3 tuổi biết giữ thăng bằng trên mặt phẳng hẹp; đi dọc theo 1 đường thẳng; bé cũng có thể nhảy; đi lùi ngược về phía sau.
  • Kỹ năng vận động tinh: Bé 3 tuổi biết rửa và lâu khô tay; tự mặc quần áo với ít sự hỗ trợ và lật sách. Bé có thể cầm bút viết bằng ngón tay.
  • Kỹ năng khác: Bé 3 tuổi có thể sẵn sàng để tập ngồi bô.

[/key-takeaways]

3. Về nhận thức, bé 3 tuổi biết làm gì?

Bé 3 tuổi biết làm gì với sự phát triển nhận thức? Bé không chỉ đơn giản là học chữ cái; hay cách đếm. Bé 3 tuổi đã biết thu thập thông tin; đặt câu hỏi; xử lý và hiểu thông tin tốt hơn.

Bé 3 tuổi cũng biết ngồi yên; có khả năng tập trung tốt hơn; và tiếp nhận được nhiều kiến thức hơn. Trí óc và trí tưởng tượng của bé 3 tuổi sẽ nở rộ trong độ tuổi này.

[key-takeaways title=”Cột mốc quan trọng”]

  • Thích nghe sách và thậm chí có thể cố gắng “đọc” chúng một mình.
  • Xác định các hình dạng và màu sắc cơ bản.
  • Nói bảng chữ cái.

[/key-takeaways]

4. Sự phát triển cảm xúc của bé 3 tuổi

sự phát triển cảm xúc trẻ 3 tuổi
Bé 3 tuổi làm gì biết quản lý tức giận, mẹ cần giúp bé đó!

Cơn giận dữ (temper tantrum) có xu hướng lên đến đỉnh điểm vào khoảng độ tuổi này khi bé 3 tuổi học cách đối phó với những tình huống căng thẳng.

Do đó, mặc dù đứa trẻ 3 tuổi có thể đòi độc lập; nhưng bé 3 tuổi làm gì biết cách đối phó với sự thất vọng một cách bình tĩnh; đặc biệt là khi có cơ hội tự mình thử làm điều gì đó nhưng không làm được.

Một số trẻ 3 tuổi gặp khó khăn khi xa cách người chăm sóc. Vì vậy, bé 3 tuổi có thể khóc khi đến trường mầm non; hoặc có thể bày tỏ sự buồn bã về việc đi nhà trẻ; ngay cả khi chúng thích ở đó.

[key-takeaways title=”Cột mốc quan trọng”]

  • Học cách chia sẻ và thay phiên nhau; nhưng có thể không phải lúc nào cũng thích.
  • Bắt đầu hiểu cảm xúc, cả của bé và của người khác.
  • Bé 3 tuổi có thể sử dụng những cách diễn đạt đơn giản như “Con buồn!” Hoặc “Con rất vui!” để bộc lộ cảm xúc.

[/key-takeaways]

>> Mẹ xem thêm: Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi

5. Bé 3 tuổi biết làm gì về mặt xã hội?

Mẹ muốn biết bé 3 tuổi sẽ làm gì với bạn bè đồng trang lứa? Mẹ sẽ nhận thấy bé 3 tuổi bắt đầu chơi trong một nhóm nhiều hơn; hoặc chơi cùng với người khác.

Bé 3 tuổi làm gì biết cách tương tác tốt nhất; do đó, mẹ cần hỗ trợ bé. Trẻ 3 tuổi cũng sẽ dần xây dựng tình bạn chân thành với bạn bè (đôi khi là người bạn tưởng tượng.

Bé 3 tuổi cũng có thể bắt chước người bé yêu thích trên TV; hoặc sách báo.

[key-takeaways title=”Cột mốc quan trọng”]

  • Bắt đầu thể hiện sự đồng cảm khi người khác bị tổn thương; hoặc khó chịu, thậm chí có thể cố gắng an ủi người đó.
  • Có thể bắt đầu méc nếu bé cảm thấy mình bị một đứa trẻ; hoặc anh chị em khác “đối xử không tốt.”
  • Tự mình thể hiện tình cảm với người khác (mà không cần mẹ đề nghị).

[/key-takeaways]

[inline_article id=3101]

6. Cách dạy trẻ 3 tuổi thông minh

cách dạy trẻ 3 tuổi thông minh

Sau khi biết bé 3 tuổi có thể làm gì; cha mẹ bỏ túi một số mẹo cách bé 3 tuổi để giúp con thông minh, thành người nhé:

  • Về thể chất, mẹ cần cho phép bé tự do bay nhảy, leo trèo. Điều này giúp bé 3 tuổi luyện tập và phát triển các kỹ năng cân bằng; và phối hợp tay chân.
  • Về cảm xúc, mẹ cần làm cho bé 3 tuổi biết những từ vựng gì liên quan đến cảm xúc (vui, buồn, tức giận). Như vậy, bé 3 tuổi có thể biết cách biểu lộ cảm xúc tốt hơn.
  • Về xã hội, bé 3 tuổi làm gì biết cách để chia sẻ đồ chơi; mẹ sẽ cần giúp bé học cách chia sẻ. Thay vì chỉ đạo trực tiếp, mẹ có thể giúp bé tự tìm ra xem khi nào nên chia sẻ đồ chơi, vật dụng với mọi người.
  • Về nhận thức, mẹ cần trò chuyện, kể chuyện nhiều với trẻ để bé 3 tuổi phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.

Mẹo xử lý 3 tuổi nhõng nhẽo

Nhõng nhẽo là một trong những thói quen của trẻ có thể phát triển theo thời gian. Sau đây là một số phương pháp giúp trẻ có những thay đổi tích cực mà mẹ có thể tham khảo:

  • Nói với trẻ bằng sự hài hước: “Con nói gì thế? Con nói như vậy sao mẹ hiểu được?”.
  • Chuyển hướng: “Mẹ nghe nè, con nói lại bằng giọng bình thường đi”.
  • Nhắc nhở bé: “Con nhõng nhẽo vậy là không ngoan đâu”.
  • Đưa ra một chuẩn mực: “Thay vì rên rỉ, tốt hơn là con phải nói rõ ràng cho mẹ nghe”.
  • Khen ngợi: “Mẹ yêu con vì cả ngày nay con không nhõng nhẽo. Ngày mai con cũng ngoan như vậy nữa nhé!”về thời thơ ấu của bé mà không có gì có thể mua được.

>> Mẹ xem thêm: 12 bữa sáng cho bé 2-3 tuổi dễ làm và đầy đủ dưỡng chất

Tóm lại, bé 3 tuổi biết làm gì? Bé có khả năng giữ thăng bằng tốt hơn, có thể tự rửa tay, lau khô và thay quần áo. Bé 3 tuổi hiểu cảm xúc của bản thân và mọi người xung quanh tốt hơn. Bé bắt đầu chơi theo nhóm; và dần hình thành tình bạn. Đồng thời, bé cũng biết thể hiện cảm xúc và sự cảm thông cho mọi người.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng tuổi

Ở những năm tháng đầu đời, bé chỉ khóc, cười, bập bẹ vài từ rồi bò, lăn và chập chững những bước đi. Thế nhưng, mẹ đã biết chính xác độ tuổi nào bé có thể ăn được món gì, cân nặng ra sao và khả năng giao tiếp như thế nào chưa? Mẹ hãy cùng tìm hiểu quá trình phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi để có thể chăm con yêu tốt nhất nhé!

1. Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

1.1 Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng

quá trình phát triển của trẻ sơ sinh

Mẹ cần dành nhiều thời gian ở bên cạnh bé càng tốt. Vì sao ư? Bởi vì trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có tầm nhìn tốt nhất ở khoảng cách từ 20 – 38 cm. Khi mắt đang phát triển; bé thường nhìn xung quanh và tập trung vào những khuôn mặt của người đối diện. Khi bé thức, mẹ hãy kề sát mặt mình với mặt bé, nhìn bé một cách trìu mến để tăng sự kết giao.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi:

  • Vận động thô: Có thể di chuyển đầu qua lại khi nằm sấp.
  • Vận động tinh: Khả năng bám chắc.
  • Ngôn ngữ/Nhận thức: Nhìn chằm chằm bàn tay và ngón tay.
  • Xã hội: Theo dõi chuyển động bằng mắt.

1.2 Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng

quá trình phát triển của trẻ sơ sinh

Với bé 2 tháng tuổi; mẹ có thể giúp bé phát triển tốt bằng cách nhẹ nhàng nắm tay bé vỗ vỗ vào nhau và hát khe khẽ. Bé sẽ dần dần quen với việc ngôn ngữ và điệu bộ đi kèm với nhau; và từ từ bắt chước giống mẹ. Vì thế, hãy cười thật tươi khi ôm bé; làm những cử chỉ khác nhau và lặp lại thường xuyên. Vài tháng sau, mẹ sẽ thấy bé làm y hệt bạn cho mà xem.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi:

  • Vận động thô: Giữ đầu và cổ ngẩng lên trong thời gian ngắn khi nằm sấp.
  • Vận động tinh: Có thể mở bàn tay và nắm tay lại.
  • Ngôn ngữ/Nhận thức: Bắt đầu chơi đùa với ngón tay của mình.
  • Xã hội: Biết cười để phản ứng với mọi người.

1.3 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh theo từng tháng: Bé 3 tháng

bé 3 tháng tuổi

Bé 3 tháng bắt đầu biết dùng tay quơ qua lại để chơi đùa hay muốn lấy thứ gì đó. Để giúp bé phát triển sự phối hợp giữa tay và mắt; mẹ nên chọn những món đồ chơi nhiều màu sắc và để trong tầm tay cho bé nắm lấy. Mẹ cũng có thể cho bé chơi với một chiếc gương (đã được che phủ góc cạnh an toàn) cũng là phương pháp giúp động tác bé linh hoạt hơn bởi bé sẽ rất thích nhìn gương mặt dễ thương của mình trong gương.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi:

  • Vận động thô: Với và nắm lấy đồ vật.
  • Vận động tinh: Nắm chặt, giữ đồ vật trong tay.
  • Ngôn ngữ/Nhận thức: Cười thành tiếng để cho mọi người biết bé đang vui.
  • Xã hội: Bắt chước khi mẹ thè lưỡi.

1.4 Sự thay đổi của trẻ sơ sinh qua từng tháng: Bé 4 tháng

bé 4 tháng

Khi 4 tháng tuổi, cái gì với bé cũng mới lạ và thích học hỏi: nào cách vận động, nào những người xung quanh, nào giọng nói, âm điệu, cảm xúc… Bé cũng biết thể hiện rõ cảm xúc của mình như: vui thích khi chộp được món đồ chơi màu mè hoặc mếu máo hay khóc thét lên khi bị lấy mất đồ chơi. Đây là thời điểm bé hình thành phản xạ.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi:

  • Vận động thô: Chống tay khi nằm sấp.
  • Vận động tinh: Với và lấy đồ vật.
  • Ngôn ngữ/Nhận thức: Cười lớn tiếng.
  • Xã hội: Thích chơi; và có thể khóc khi ngừng chơi đùa.

1.5 Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 5 tháng

bé 5 tháng

Mắt và tai của bé 5 tháng tuổi đã hoàn thiện chức năng như người lớn vào 5 tháng tuổi. Cục cưng bắt đầu biết bập bẹ từ ngữ. Giúp bé học các giao tiếp bằng cách nói chuyện với bé nhiều hơn, lặp đi lặp lại rõ ràng những cụm từ nào đó mẹ cố ý muốn dạy bé; bé sẽ cố gắng để học nói theo. Đây cũng là lúc mẹ nên bắt đầu đọc sách cho bé nghe; chỉ vào đồ vật và gọi tên để bé học nhận diện.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi:

  • Vận động thô: Bắt đầu biết lật qua một bên.
  • Vận động tinh: Học cách để chuyển đồ vật từ tay này qua tay khác.
  • Ngôn ngữ/Nhận thức: Dùng miệng phun bong bóng.
  • Xã hội: Đưa tay (kiểu đòi ôm) về phía cha mẹ; và có thể khóc khi không thấy cha mẹ.

1.6 Sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng

quá trình phát triển của trẻ sơ sinh

Khi cục cưng 6 tháng, bé sẽ biết ngồi và bò đi xung quanh; hãy khuyến khích bé vận động bằng cách đặt món đồ chơi khỏi tầm với của bé một chút, khuyến khích bé tự với tới. Lưu ý là em bé thường “ăn tất cả mọi thứ vớ được”; vì thế mẹ phải thật cẩn thận khi chọn đồ chơi cho bé. Nên chọn những món có kích thước lớn hơn lõi giấy toilet một chút nhưng cũng bảo đảm khu vực xung quanh an toàn cho bé.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi:

  • Vận động thô: Có thể lật qua hai phía.
  • Vận động tinh: Dùng tay để “cào” các vật nhỏ.
  • Ngôn ngữ/Nhận thức: Bắt đầu bập bẹ.
  • Xã hội: Nhận ra những gương mặt quen thuộc: cha mẹ, vú em, bạn bè của gia đình.

1.7 Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng

trẻ 7 tháng tuổi

Các kỹ năng của bé 7 tháng tuổi đã cứng cáp hơn một chút và bắt đầu biết cách nắm chặt đồ vật. Tiếp tục đặt những món đồ chơi an toàn xung quanh, khuyến khích bé nhặt lên để phát triển kỹ năng vận động.

Cho bé chơi những chiếc muỗng và tách nhựa an toàn. Cũng có thể cho bé ngồi trên bãi cỏ êm mượt, bé sẽ thích thú nhổ từng cọng cỏ bằng bàn tay bé xíu của mình.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi:

  • Vận động thô: Di chuyển xung quanh; bắt đầu bò, trườn.
  • Vận động tinh: Đang học cách sử dụng ngón tay cái và các ngón tay.
  • Ngôn ngữ/Nhận thức: Bập bẹ theo cách phức tạp hơn.
  • Xã hội: Hồi đáp những biểu hiện cảm xúc của người khác.

1.8 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh theo từng tháng: Bé 8 tháng

quá trình phát triển của trẻ sơ sinh

8 tháng tuổi là khoảng thời gian bé nhận biết không gian và sử dụng từ ngữ. Lúc này nên cho bé ráp vật này khít với vật kia như ghép hình hay chơi với nồi niêu xoong chảo. Mẹ cũng nên hỏi bé những câu như: “Mũi của con đâu?” rồi lấy tay chỉ vào mũi bé. Tương tự với các bộ phận khác trên cơ thể và lặp lại trò chơi này liên tục để dạy bé biết ý nghĩa của ngôn từ.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi:

  • Vận động thô: Có thể ngồi mà không cần nhiều hỗ trợ.
  • Vận động tinh: Bắt đầu vỗ tay.
  • Ngôn ngữ/Nhận thức: Phản ứng với từ ngữ quen thuộc; nhìn cha mẹ khi được gọi tên.
  • Xã hội: Chơi các trò chơi tương tác như peekaboo.

1.9 Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 9 tháng

trẻ 9 tháng

Bé 9 tháng tuổi hay bị cuốn hút bởi những thứ có thể đung đưa như bản lề. Bé có thể mở ra đóng lại cuốn sách hàng chục lần, đung đưa cánh cửa tủ, hộp carton, những món đồ chơi kéo ra đẩy vào… Đây cũng chính là lúc bé phát triển kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi:

  • Vận động thô: Có thể cố gắng leo/bò lên cầu thang.
  • Vận động tinh: Có thể dùng ngón tay cái và ngón trỏ để nắm đồ vật.
  • Ngôn ngữ/Nhận thức: Hiểu một đối tượng nào đó vẫn tồn tại; kể cả khi bé không thấy chúng.
  • Xã hội: Lo sợ khi thấy người lạ.

1.10 Sự thay đổi của trẻ sơ sinh qua từng tháng: Bé 10 tháng

trẻ 10 tháng

Bé 10 tháng sẽ rất yêu thích trò chơi trốn tìm. Chơi trò “Mẹ đi đâu rồi” sẽ giúp bé phát triển kỹ năng vận động và bắt đầu cho bé hiểu rằng: “Một thứ không nhìn thấy không có nghĩa là nó đã biến mất mà vẫn còn đâu đó rất gần”.

Mẹ hãy giấu món đồ chơi sặc sỡ bé yêu thích vào dưới một chiếc khăn hay trong nộp cát. Cho bé thò tay vào sờ tìm chúng. Bé sẽ rất thích thú và không bao lâu sẽ tự mình tìm được mà không cần mẹ giúp đỡ.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 10 tháng tuổi:

  • Vận động thô: Đẩy mình để đứng lên.
  • Vận động tinh: Sắp xếp và phân loại đồ chơi.
  • Ngôn ngữ/Nhận thức: Vẫy tay chào tạm biệt.
  • Xã hội: Hiểu được nguyên nhân và kết quả (ví dụ, con khóc, mẹ sẽ đến bên cạnh.)

1.11 Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 11 tháng

trẻ 11 tháng

Tiếp tục giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ với nhiều bài hát và trò chơi. Mẹ nên nhớ rằng, ngôn ngữ phát triển tốt nhất bằng sự tương tác qua lại với nhau chứ không phải một chiều từ TV hay các DVD chương trình trẻ em. Vì thế hãy trò chuyện với trẻ càng nhiều càng tốt. Kể cho bé nghe mẹ đang làm gì, đặt ra những câu hỏi, sử dụng cử chỉ và giọng điệu…, bé sẽ quan sát và nắm bắt từ hành động.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 11 tháng tuổi:

  • Vận động thô: Ngồi, trèo lên đồ nội thất.
  • Vận động tinh: Lật các trang sách khi mẹ đọc truyện.
  • Ngôn ngữ/Nhận thức: Bắt đầu nói “mama” hoặc “dada”.
  • Xã hội: Bắt đầu chơi trong giờ ăn; thể hiện sở thích ăn uống của mình.

>> Mẹ xem thêm: Sự phát triển của trẻ 11 tháng tuổi

1.12 Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh tháng thứ 12 (bé 1 tuổi)

bé 1 tuổi

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 12 tháng tuổi:

  • Vận động thô: Có thể tự mình đứng dậy vững vàng; và có những bước đi đầu tiên.
  • Vận động tinh: Bé có thể xỏ tay vào ống tay áo.
  • Ngôn ngữ/Nhận thức: Nói trung bình 2-3 từ (thường là “mama” và “dada”).
  • Xã hội: Chơi các trò chơi bắt chước chẳng hạn như giả vờ sử dụng điện thoại.

>> Mẹ xem thêm: Sự phát triển của trẻ 1 tuổi

2. Một số cách giúp trẻ sơ sinh phát triển tích cực trong năm đầu tiên

Không chỉ biết quá trình phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi; cha mẹ có thể làm những việc sau để giúp bé phát triển tích cực:

  • Nói chuyện với em bé. Con sẽ thấy giọng nói của cha mẹ giúp bé dịu lại.
  • Trả lời khi bé phát ra âm thanh bằng cách lặp lại âm thanh và thêm từ. Điều này sẽ giúp bé học cách sử dụng ngôn ngữ.
  • Đọc cho bé nghe. Hát cho bé nghe và chơi nhạc.
  • Khen ngợi bé và dành nhiều sự quan tâm yêu thương cho bé.
  • Dành thời gian âu yếm và ôm con. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy được chăm sóc và an tâm.
  • Chơi với bé khi bé tỉnh táo và thoải mái. Theo dõi sát sao bé có dấu hiệu mệt, quấy khóc để mẹ nghỉ chơi.

Cha mẹ cũng cần chăm sóc bản thân về thể chất, tinh thần và tình cảm. Nuôi dạy con cái có thể là công việc khó khăn! Sẽ dễ dàng hơn để tận hưởng quá trình nuôi dạy con; và trở thành một ông bố bà mẹ tích cực, yêu thương khi bản thân cảm thấy tốt.

>> Mẹ xem thêm: Thứ tự mọc răng của trẻ sơ sinh

3. Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong quá trình phát triển

Dưới đây là một số mẹo để giữ an toàn cho em bé trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh:

  • Đừng lắc bé ― bao giờ! Trẻ sơ sinh có cơ cổ rất yếu; chưa có khả năng nâng đỡ đầu. Nếu lắc trẻ, mẹ có thể làm tổn thương não hoặc thậm chí khiến trẻ tử vong.
  • Đảm bảo luôn đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ để ngăn ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
  • Bảo vệ em bé và gia đình khỏi khói thuốc. Không cho phép bất kỳ ai hút thuốc trong nhà.
  • Đặt em bé trên ghế ô tô quay mặt về phía sau ở ghế sau khi trẻ đang ngồi trên ô tô.
  • Ngăn bé bị sặc bằng cách cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ. Ngoài ra, đừng để trẻ chơi với đồ chơi nhỏ và những thứ khác có thể khiến trẻ dễ nuốt.
  • Không cho phép bé nghịch bất cứ thứ gì có thể che mặt.
  • Không bao giờ mang đồ uống hoặc thức ăn nóng đến gần em bé hoặc trong khi bế em bé.
  • Vắc xin (mũi tiêm) rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con. Mẹ xem thêm lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh.

>> Mẹ xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0-10 tuổi chuẩn nhất

[inline_article id=683]

Một số trẻ sẽ biết nói từ sớm. Một số khác chỉ… im lìm “thu thập thông tin” mà chưa buồn “nói năng” gì. Sự khác biệt này là điều bình thường giữa những đứa trẻ dưới 1 tuổi.

Tuy nhiên, nếu mẹ quá lo lắng về thiên thần nhỏ của mình; hãy tư vấn bác sĩ nhi khoa. Năm đầu tiên trong cuộc đời của bé rất thú vị, và là những người mẹ; mẹ nhớ đừng bỏ qua mà hãy tận hưởng quá trình phát triển của trẻ sơ sinh với những khoảnh khắc tuyệt diệu này nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Rối loạn hành vi và phát triển

Hội chứng thiếu tập trung ở trẻ nhận biết như thế nào?

Hội chứng thiếu tập trung ở trẻ hay còn gọi là rối loạn tăng động giảm chú ý. Đây là một hội chứng rất phổ biến khiến trẻ nhỏ không thể tập chung vào một việc nào đó. Căn bệnh này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng song sẽ ảnh hưởng lâu dài tới tương lai của bé về sau vì vậy cha mẹ nên cẩn trọng.Hội chứng thiếu tập trung ở trẻ

Hội chứng thiếu tập trung ở trẻ là gì?

Rối loạn giảm tập trung được chia thành hai dạng khác biệt. Dạng thường gặp là rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder) có liên quan đến thần kinh. ADHD là một chẩn đoán được gắn cho những trẻ và người lớn thường xuyên có biểu hiện hành vi nhất định, duy trì liên tục trong một khoảng thời gian. Các đặc điểm biểu hiện thường gặp là thiếu tập trung, bốc đồng và hiếu động thái quá.

Hầu hết trẻ được chẩn đoán ADHD có biểu hiện tăng hoạt động quá đà. Những trẻ này hay “nhảy” từ việc này sang việc khác, thể hiện cả sự tăng động thể chất và duy trì tập trung liên tục kém. Theo thống kê, cứ 100 trẻ thì có từ 3 đến 5 trẻ mắc chứng bệnh này. Việt Nam tuy chưa có thống kê cụ thể nhưng theo một nghiên cứu trên 1.594 học sinh ở hai trường tiểu học tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc bệnh là 3%.

Dạng ít gặp hơn được gọi là rối loạn giảm chú ý (Attention Deficit Disorder) mà không có tăng động. Mặc dù ít phổ biến như ADHD, thế nhưng ADD vẫn ảnh hưởng khoảng 4 đến 12% trẻ. Những trẻ này cũng rất kém trong việc tập trung, nhưng không bằng như hoạt động thể chất (hoặc phá hoại). Trẻ nam thường mắc bệnh này hơn trẻ nữ, gấp 3-4 lần. Tuy nhiên, trẻ nữ rơi vào nhóm không tăng động cao hơn. Những trẻ này thường ít nói và cư xử tốt hơn các trẻ nam mắc bệnh tương tự, nhưng sự giảm chú ý thì ngang nhau.

Mẫu số chung của hai nhóm này là thiếu tập trung lâu dài tới những công việc cần thiết để đạt được thành tựu. Hiện nay y học đã có các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và chuẩn hóa mà các nhân viên y tế có thể áp dụng chẩn đoán. Phác đồ điều trị bao gồm tất cả chẩn đoán bệnh tâm thần và các chẩn đoán khác liên quan.

Nguyên nhân gây bệnh thường do các nguyên nhân như di truyền, bệnh lý khi mang thai, tổn thương não khi sinh, bệnh lý sau sinh. Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường như môi trường sống ồn ào, đông đúc, lộn xộn hay ô nhiễm cũng được cho là nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, cũng không loai trừ khả năng do trẻ nghiện trò chơi điện tử, internet hoặc xem ti vi quá nhiều.Hội chứng thiếu tập trung ở trẻ

Chẩn đoán hội chứng thiếu tập trung lâu dài ở trẻ

Trẻ bị ADD thường không được chẩn đoán trước giai đoạn 5-7 tuổi. Chủ yếu là do khi đến tuổi đi học, việc học ở trường đòi hỏi sự tập trung, vâng lời và khoảng thời gian không hoạt động, thì thầy cô giáo mới bắt đầu phát hiện những trẻ không đáp ứng được những yêu cầu trên. Ngược lại, khi bắt đầu 6 tuổi, trẻ bị ADD bắt đầu không “đạt chuẩn”. Mặc dù để thỏa điều kiện của ADD, các triệu chứng phải thể hiện trước 7 tuổi, nhưng nhiều khi những “triệu chứng” này không được xem là thái độ hành vi “có vấn đề”.

Theo Viện Hàn Lâm Nhi khoa của Mỹ thì chẩn đoán rối loạn này ở trẻ trước tuổi đi học có thể rắc rối hơn, và không đáng tin cậy. Không chỉ có năng lượng cao và thời gian tập trung chú ý ngắn so với thái độ hành vi của trẻ chập chững biết đi và trẻ chưa đến tuổi đi học bình thường, mà sự khác biệt trong tính cách và tốc độ phát triển cũng ảnh hưởng đến hành vi nữa.

Như vậy, có thể nói ADD là một chuỗi các hành vi gồm bốc đồng, hiếu động thái quá, thiếu chú tâm, mong manh, và đôi khi còn gây hấn. Việc chẩn đoán đòi hỏi có xuất hiện một vài (nhưng không phải tất cả) những hành vi trên. Chúng phải nhất quán theo thời gian và xuyên suốt những tình huống xã hội khác nhau. Một đứa trẻ hiếu động thái quá ở nhà nhưng ngoan ngoãn ở trường hoặc người lại, là có vấn đề ở hoàn cảnh chứ không phải bị ADD.

Các triệu chứng cũng phải hiện hữu ít nhất 6 tháng trước thì mới được chẩn đoán là ADD. Không có thử máu, không có chụp hình não và không có xét nghiệm nào tìm được bệnh ADD. Chẩn đoán là lâm sàng, dựa theo sự giám sát trẻ, thường được đánh giá bởi bảo mẫu hoặc thầy cô giáo của trẻ trong bản câu hỏi về thái độ hình vi. Bác sĩ thần kinh, bác sĩ tâm thần, bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ gia đình đều có thể thực hiện chẩn đoán này.

Các thái độ hành vi đánh giá theo bảng câu hỏi sẽ được xếp loại và cho điểm. Nếu điểm cao đủ để nghi ngờ ADD, một thử nghiệm dùng thuốc có thể được đưa ra và đo hiệu quả bằng bảng câu hỏi thứ hai. Mặc dù mất đến vài tuần để hoàn thành, việc thực hiện quan trọng này mục đích nhằm tăng cường độ chính xác của chẩn đoán và cung cấp một số bằng chứng cho thấy thuốc cũng có hiệu quả khả quan.

Khi xem xét chẩn đoán lâm sàng như ADD, điều quan trọng là loại trừ những nguyên nhân nghiêm trọng khác gây thái độ hành vi như bị ADD. Chẳng hạn trầm cảm, rối loạn stress sau chấn thương, bị lạm dụng, có vấn đề về nghe hoặc nhìn, hay bị rối loạn học tập. Trên thực tế, 25% trẻ bị ADD cũng đồng thời có một số dạng rối loạn học tập, khiến nó đáng để sàng lọc tất cả những trẻ như vậy bằng một đánh giá phát triển toàn diện.Hội chứng tăng động giảm chú ý

Các hướng điều trị hội chứng thiếu tập trung

Các hướng chữa trị thường bao gồm không chỉ là dùng thuốc. Đây là một thực tế rất thường bị bỏ qua khi ADD được tranh luận phổ biến trên báo chí. Môi trường giáo dục thuận lợi cho việc học cũng quan trọng như điều trị y tế. Điều này thường có liên quan nhiều đến cấu trúc và chương trình giáo dục đặc biệt một cách thường xuyên và một lớp học nhỏ hơn.

Phụ huynh phải được đưa vào chương trình điều trị bằng cách cơ cấu cuộc sống ở nhà một cách khác biệt và giáo dục bản thân họ và gia đình về ADD. Đôi khi hình thức lấy ý kiến cũng có lợi. Đối với nhiều trẻ, chỉ cần can thiệp cơ cấu và thái độ hành vi là đủ, không cần điều trị bằng thuốc. Cũng không được điều trị cho trẻ chỉ bằng thuốc mà không có những can thiệp khác.

Kê thuốc điều trị hội chứng thiếu tập trung lâu dài

Khi có dấu hiệu cần điều trị bằng thuốc, methylphenidate, hoặc “Ritalin®” thường được thử đầu tiên. Mặc dù có tác dụng như chất kích thích với hầu hết chúng ta, Ritalin® lại có tác dụng ngược lại đối với những trẻ bị ADD, làm dịu tinh thần và giúp trẻ tập trung tốt hơn đối với phần lớn trẻ. Thống kê cho thấy 80% trẻ bị ADD được điều trị bằng Ritalin® và 85% số trẻ này đều có tác dụng tích cực ngắn hạn.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy ước tính khoảng 3 triệu trẻ em bị chứng thiếu tập trung (ADD) đều được kê toa Ritalin®, gấp đôi con số năm 1990. Một liều thông dụng của Ritalin® là từ 5 đến 40 miligram mỗi ngày, chia làm 2 hoặc 3 cữ. Ritalin® có tác dụng nhanh, nhưng chỉ duy trì hiệu quả trong khoảng 4 tiếng, vì thế nên nhiều trẻ uống một liều vào buổi ăn sáng cho hiệu quả tốt lúc 10g sáng, nhưng cần thêm một liều thứ hai vào buổi trưa. Tác dụng phụ lớn nhất của Ritalin® là ức chế sự thèm ăn, do vậy cần phải giám sát chặt chẽ sự phát triển của trẻ khi cho dùng thuốc.

Cuối cùng…

Thống kê cho thấy con số chẩn đoán ADD đã tăng lên. Số lượng được kê toa methylphenidate, một loại thuốc điều trị từ năm 1937, đã tăng gấp ba trong vòng bảy năm qua. Tuy vậy điều này vẫn chưa rõ là do có sự gia tăng bệnh nhân ADD thật sự hay nhận thức đã cao hơn khiến dẫn tới việc chẩn đoán cũng tăng theo. Những gì mà bậc cha mẹ có thể làm để bảo vệ trẻ khỏi việc bị chẩn đoán quá đà là bảo đảm các chỉ dẫn chính xác phải được thực thi. Việc chẩn đoán chỉ nên được thực hiện khi thỏa điều kiện như mô tả trong DSM 3 (diagnostic and statistical manual of mental disorders-sách chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần).

Phụ huynh cũng cần thận trọng hơn khi trẻ dưới 5 tuổi được chẩn đoán là bị ADD. Ngộ độc chì và các rối loạn ngôn ngữ nên luôn luôn được xem xét trước và nhất thiết phải có đánh giá sự phát triển toàn diện. Trị liệu bằng thuốc với nhóm tuổi này thường không có tác dụng lâu và dễ bị nhiều tác dụng phụ.

Về ngắn hạn, ngoài việc quản lý thái độ hành vị và giáo dục, việc sử dụng thuốc phù hợp còn có thể cải thiện hành vi cho khoảng 90% trẻ. Trải nghiệm nhà trường tốt hơn và sự thành công trong việc học mang lại sự tự tin và lòng tự trọng cao hơn. Khi xét khía cạnh này, tình trạng này được cho là “có thể chữa trị được”. Tuy vậy y học chưa chứng minh được hiệu quả mang tính lâu dài của thuốc.

ADD là tình trạng lặp đi lặp lại, làm thay đổi tình cảnh và sự phát triển của trẻ, thế nên việc điều trị cần phải được đánh giá lại. Chính vì vậy mà việc định kỳ ngừng thuốc khi điều trị đối với hầu hết trẻ để đánh giá những nhu cầu thay đổi của trẻ là điều cần thiết.Hội chứng tăng động giảm chú ý

Chúng ta có đang làm hại con mình không?

Đây không phải là câu hỏi dễ trả lời. Việc chẩn đoán và điều trị trẻ một cách chính xác có thể giúp ích rất nhiều. Nhưng chẩn đoán nhầm có thể dẫn đến rủi ro khiến trẻ nhận phải sự điều trị không phù hợp và gây sai sót trong phân loại nhóm bệnh. Bậc cha mẹ, với vai trò là người bảo hộ cho trẻ, nên bảo đảm quá trình chẩn đoán tuân thủ các tiêu chuẩn đã được chấp nhận.

Phụ huynh cũng nên tham gia tích cực trong các nỗ lực quản lý thái độ hành vi và giáo dục, yêu cầu định kỳ đánh giá lại phương pháp điều trị và đừng bao giờ e ngại đặt câu hỏi và đưa ra ý kiến của mình. Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Viện Hàn lâm tân thần học trẻ em và trẻ vị thành niên Hoa Kỳ (AACAP) không đưa ra hướng dẫn nào trong việc chẩn đoán trẻ dưới 6 tuổi. Dù vậy, tạp chí của hiệp hội y học Hoa Kỳ (JAMA) đã có báo cáo vào tháng 2/2000, cho thấy lượng thuốc gây tác động đến tâm thần đã được kê toa cho trẻ từ 2-4 tuổi tăng gấp 3 lần tính từ năm 1991-1995.

[inline_article id=61000]

Bậc phụ huynh phải không đồng ý cho bác sĩ chẩn đoán ADHD hoặc ADD và kê toa các loại thuốc điều chỉnh tâm thần cho trẻ chập chững đi. Trên hết, mặc dù các bác sĩ có thể là những chuyên gia về ADD, nhưng không ai rành rẽ một đứa trẻ hơn cha mẹ bé.

Linh Lan

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Xử trí khi trẻ bỏ giấc trưa và đột nhiên bé không chịu ngủ một mình

Khi trẻ bỏ giấc trưa

Theo thống kê, có khoảng 80% trẻ 2 tuổi vẫn ngủ trưa. Đến 3 tuổi, con số này giảm xuống còn khoảng 60%, nhưng có 1/4 trẻ 4 tuổi và thậm chí khoảng 10-15% trẻ 5 tuổi vẫn ngủ trưa mỗi ngày. Do thể chất mỗi trẻ khác biệt nên điều quan trọng là cha mẹ phải “đọc” được tín hiệu của trẻ chớ đừng áp đặt tuổi “đúng” hoặc theo cách “tốt nhất”.

Bảng tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn nhận ra các dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng để bỏ giấc ngủ trưa:

  • Tự tỉnh giấc trong một tâm trạng tốt.
  • Buồn ngủ vào ban đêm và duy trì giấc ngủ.
  • Ngủ khoảng 11 đến 12 tiếng một đêm.
  • Có hành vi tỉnh táo trong cả ngày, ngay cả khi không ngủ trưa.

“Cuộc chiến” để ép con bạn ngủ trưa càng mệt mỏi hơn khi bạn nghĩ trẻ luôn cần một giấc ngủ trưa mà bé không chịu ngủ. Và có phài trẻ luôn cần 1 giấc ngủ như thế?

1. Giai đoạn chuyển tiếp giờ ngủ trưa
Theo tiến sĩ Laura Jana, bác sĩ khoa nhi tại Omaha, Nebraska, nước Mỹ thì có một giai đoạn chuyển tiếp. Theo cô, trong khi nhiều trẻ vẫn ổn khi không ngủ trưa vài ngày thì có những trẻ sẽ mệt mỏi và trở nên cáu kỉnh. Một số trẻ dù đã quá 4 tuổi nhưng vẫn cần ngủ trưa để có sức khỏe tốt hơn.

Một số trẻ em, thường từ 2 tuổi, độ tuổi mà cha mẹ cho rằng không cần phải ngủ trưa, nhưng cơ thể bé thực chất vẫn cần hưởng lợi từ giấc ngủ ngắn này. Khi bỏ qua quá giấc trưa như vậy, trẻ dễ trở nên cáu kỉnh, mệt mỏi vào đầu giờ chiều.

Theo các chuyên gia, giai đoạn chuyển tiếp có thể kéo dài khoảng 6 tháng. Đây thật sự là khoảng thời gian dài có thể khiến các bậc cha mẹ cảm giác như tận 6 năm! Tuy vậy, bạn nên cho bé có một giấc trưa thường xuyên ngay sau bữa ăn, đây là lúc cơ thể có sự giảm nhiệt độ tư nhiên nên dễ buồn ngủ hơn. Lúc này, bạn hãy cùng con lên giường, đọc những truyện kể cho bé nghe, rồi ôm con vào lòng, mát-xa nhẹ hoặc xoa nhẹ vào lưng để làm dịu trẻ. Bạn đừng quên giảm ánh sáng, đóng các màn cửa, tắt ti-vi, dọn dẹp đồ chơi… Nếu bé không chịu ngủ trong vòng 45 phút, giấc trưa đã qua và bạn sẽ cần yêu cầu trẻ ngủ đêm sớm để đủ 11 đến 12 tiếng vào đêm hôm đó.

em_be_ngu
Cần cho trẻ ngủ đêm sớm cho đủ giấc nếu trẻ bỏ giấc ngủ trưa

2. Xử trí khi bé không chịu ngủ trưa

Nếu sau tất cả những cố gắng đó mà bé không chịu ngủ trưa, cha mẹ không nên xem đó là thái độ xấu. Thay vào đó, hãy xem đó là hành vi có thể đoán trước dù bạn có thể rất bực bội. Khi nhìn sự việc theo hướng này, bạn sẽ có thể lên kế hoạch và giải quyết hậu quả, chẳng hạn như cho trẻ đi ngủ sớm buổi tối.

Dù bé không chịu ngủ giấc trưa nhiều ngày liên tiếp, nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ đã sẵn sàng để bỏ hẳn giấc trưa. Bạn cần xem xét liệu hành vi này có xảy ra thường xuyên hơn qua nhiều tuần liền hay không. Một vài trẻ cũng có thể tạm thời ngủ trưa lại sau một thời gian gián đoạn nếu bạn thấy trẻ thiếu tỉnh táo vào buổi chiều.

Khi bỏ hẳn giấc ngủ trưa, trẻ cũng cần một khoảng thời gian chuyển tiếp. Bạn hãy thử bắt đầu một thói quen cùng với trẻ trong thời gian này như dùng sách màu, câu đố và đồ chơi để con tự giải trí nhẹ nhàng. Bằng cách này, bạn cũng được nghỉ xả hơi.

Theo các chuyên gia, một giấc ngủ ngắn khoảng 20 phút là đủ tốt cho tất cả chúng ta. Đây là thời gian nghỉ ngơi vừa đủ, cho phép não bắt đầu tích hợp các dữ liệu vào bộ nhớ dài hạn và cung cấp năng lượng cho nửa sau của ngày. Vì vậy, một giấc ngủ trưa ở mọi lứa tuổi là điều được các chuyên gia thường khuyến khích.

3. Linh hoạt

Chìa khóa thực sự để đối phó với một đứa trẻ trong quá trình bỏ giấc trưa là phải linh hoạt với thời gian biểu. Nếu bé không chịu ngủ trưa, bạn nên cố gắng xoa dịu trẻ. Hãy điều chỉnh thời gian nghỉ trưa và để ý các dấu hiệu buồn ngủ của trẻ.

Bé không chịu ngủ 1 mình, mẹ phải “cương – nhu” kết hợp

Đừng lo lắng nếu con bạn đột nhiên không chịu ngủ 1 mình trong những năm đầu đời. Có nhiều lý do cho điều này, và đây là một số gợi ý thực tế để giúp bạn giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả.

1. Con sợ bóng tối và muốn được quay vào phòng ngủ chung với ba mẹ

Trẻ từ chối để bạn tắt đèn ngủ và khóc khi bạn vẫn muốn thực hiện điều này.

bé không chịu ngủ
Càng lớn bé càng có nhiều lý do để không đi ngủ sớm

Để giúp con yên tâm ngủ một mình, đầu tiên, bạn có thể lắp một công tắc điều chỉnh độ sáng cho ánh sáng phòng ngủ của bé. Tức là cho phép bạn dần dần làm tối căn phòng nhiều hơn một chút mỗi đêm.

Thứ hai, bạn có thể ngồi với trẻ cho đến khi bé ngủ – mặc dù điều đó có thể sớm trở thành thói quen khó sửa.

2. Sau khi thức dậy vào nửa đêm, trẻ không thể ngủ lại được nữa

Bạn đang ngủ say thì đột nhiên cục cưng đang nằm bên cạnh mình, tỉnh táo và khuôn mặt thể hiện sự cô đơn. Bé nói rằng không thể ngủ lại và muốn được ở bên mẹ, được ăn món nào đó.

Lúc này, bạn đưa con trở lại giường, hôn trẻ một cách âu yếm và rời khỏi phòng. Kiên quyết từ chối khi bé đòi ăn, đòi chơi. Bạn nói rõ ràng với bé rằng đây không phải là thời gian để vui chơi và ăn uống. Bạn làm điều này mỗi lần bé thức dậy vào ban đêm cho đến khi bé ổn định tâm lý, ngủ ngon giấc.

3. Trẻ lo lắng về chuyện nho nhỏ nào đó. Chính điều này tác động đến giấc ngủ của bé khiến trẻ sợ phải ngủ một mình.

Trẻ vẫn đi ngủ trong khoảng thời gian quy định như mọi ngày mà không thể hiện bất kỳ sự khó chịu nào. Nhưng bạn có thể nghe thấy tiến động nho nhỏ từ trong phòng. Bé trở mình liên tục, thức giấc nhiều giờ sau đó. Điều này cũng tương tự như khi bạn có chuyện gì phải suy nghĩ, thức dậy vào nửa đêm và không muốn tự mình trở lại.

Bạn vào phòng và trò chuyện với bé rằng dù có chuyện đã xảy ra trong ngày chăng nữa thì cũng cần phải ngủ ngon ngày mai mới giải quyết tốt hơn được. Không có gì con phải quá lo lắng. Nhớ bảo con trẻ nằm trên giường khi bạn nói những điều này.

Ngày hôm sau, cha mẹ hãy suy nghĩ kỹ về những vấn đề có thể khiến bé mệt mỏi. Có thể chiều hôm trước bé đã gây lộn với bạn hàng xóm, hoặc ở trường mẫu giáo bị cô phạt hay chơi đùa quá trớn với anh/chị em của mình. Cố gắng làm những gì bạn có thể để hỗ trợ bé vượt qua căng thẳng để ngủ ngon giấc.

4. Cái gọi là nỗi sợ khi ngủ một mình thực ra chỉ là hành vi tìm kiếm sự chú ý từ cha mẹ của bé.

Trẻ không muốn bạn rời đi và để bé lại một mình trong phòng. Bé lý giải rất nhiều lý do về nỗi sợ hãi nhưng chỉ cần nghe tiếng bước chân mẹ quay trở lại là trẻ vui vẻ và muốn cha mẹ tham gia một trò chơi nho nhỏ nào đó ngay lập tức.

bé không chịu ngủ
Bé không chịu ngủ đôi khi chỉ là muốn tìm kiếm sự chú ý

Hãy cố gắng kiểm soát tình thân ngay lúc này. Ví dụ như cố gắng phớt lờ khi trẻ nhắn nhủ “Mẹ ơi, con không muốn ngủ một mình – và nếu bạn cảm thấy phải đi gặp hãy nói chuyện ngắn gọn, kết thúc nhanh để đưa bé đi vào giấc ngủ.

Ngoài ra, bạn nên dành cho bé sự chú ý đặc biệt mỗi buổi sáng thức dậy và nói rằng: “Mẹ cảm thấy rất vui và tự hào khi con có thể tự ngủ một mình. Con đã mạnh mẽ như một chú rồng rồi nè!”

Để trẻ có 1 giấc ngủ ngon, không có gì là quá khó. Bạn chỉ cần quan sát và chăm sóc trẻ đúng cách khi bé không chịu ngủ là con sẽ thích nghi với lịch sinh hoạt của mẹ “dàn xếp” ngay thôi!

Linh Lan

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Những lưu ý khi mang trẻ sơ sinh đi xa

Chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết cho trẻ trong một chiếc túi như: tã lót, núm vú, quần áo, bình sữa có khả năng giữa ấm, bình sữa chứa nước lọc cho bé khi khát nước, các loại khăn mềm, khăn ướt cho trẻ sơ sinh, phấn rôm… để phòng trường hợp bé đói, tiểu tiện trong quá trình di chuyển thì đã có sẵn đồ dùng. Lưu ý bạn nên mang theo thêm túi ni lông sạch để đựng những đồ dùng đã xài như tã (sau khi thay), khăn giấy đã dùng… để tránh trường hợp bạn cần thay tã hay lau chùi cho bé trong khi các phương tiện vẫn di chuyển và bạn không thể vứt chúng đi được.

Đảm bảo an toàn cho bé

 Nên mang cho bé bao tay, chân để tránh bé cào xước mặt hay các vùng da khác trên cơ thể. Bạn nên lưu ý quần áo mặt cho bé phù hợp với điều kiện thời tiết, không cho bé mặc quần áo quá dày hay quá mỏng nhưng đủ để che phủ, bảo vê làn da bé dưới ánh nắng mặt trời, tác động của nắng (nếu có)…

Về phương tiện di chuyển, tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh di chuyển bằng xe máy khi phải đi xa vì sức tạt của gió trong quá trình chạy xe có thể gây nguy hiểm cho sự hít thở, nắng gió trên đường hoàn toàn có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ, thậm chí đến tính mạng của bé.

Chọn phương tiện di chuyển

Nếu phải di chuyển bằng các phương tiện công cộng thay vì thuê hay đi riêng trên một chiếc xe hơi, bạn có thể ẵm bé vào lòng cho những đoạn đường ngắn. Nhưng nếu đi xa thì tốt nhất bạn bạn nên chuẩn bị mang theo một chiếc túi địu trẻ sơ sinh giúp cả bạn và bé cảm thấy thoải mái. Tránh đi vào giờ cao điểm hoặc thới gian có đông người trên xe như các dịp vào ngày lễ, tết… vì sức đề kháng còn yếu, trẻ dễ dàng nhiễm bệnh từ những người xung quanh.

Nếu có điều kiện nên cho bé di chuyển bằng ô tô và điều cần thiết là bạn phải đảm bảo bé được chuyên chở an toàn. Bạn nên mang theo ghế dành cho trẻ sơ sinh trong xe hơi, không bao giờ đặt bé ở ghế hành khách vì trong trường hợp có va chạm, túi khí ở ghế trước có thể bung ra và gây nguy hiểm vì cò thể làm trẻ ngạt thở. Tốt nhất là đặt bé ngồi ở băng ghế sau của xe hơi, hướng về phía sau để đạt độ an toàn cao nhất. Điều này đảm bảo rằng trong trường hợp bị tai nạn, các lực được lan truyền đều giúp hạn chế chấn thương cho bé. Lưu ý rằng để biết ghế cho trẻ có được lắp chắc chắn và chính xác không, bạn có thể kiểm tra, nếu bạn không thể dịch chuyển ghế an toàn nhiều hơn 2 cm là bảo đảm.

Đối với phương tiện di chuyển bằng máy bay, nhiều bậc phụ huynh lo lắng về sự an toàn cho trẻ vì áp suất trên máy bay, không khí khép kín và quá trình xóc trong khi bay cũng như khi cất cánh, hạ cánh có thể quá sức chịu đựng. Theo quy định, các hãng hàng không thường chỉ phục vụ bay cho trẻ sơ sinh từ 14 ngày tuổi trở lên và sức khoẻ bình thường, không sinh non… Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo rằng trẻ khoảng 2 – 3 tháng tuổi mới nên cho đi máy bay vì khi đó hệ thống miễn dịch phần nào phát triển đủ sức chống lại được những sự thay đổi của môi trường và bảo vệ bé chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Trên máy bay có dịch vụ cung cấp nôi trẻ em chuyên dụng (là thiết bị chuyên dụng có sẵn đi kèm với máy bay), bạn nên thông báo và đăng ký trước cho hãng hàng không khi mua vé.

Những lưu ý khi mang trẻ sơ sinh đi xa
Nên chọn những chuyến bay có ít trạm trung chuyển hoặc thời gian chờ ngắn.

Những đồ dùng cho bé nên chuẩn bị trong túi hành lý xách tay luôn mang theo người để khi cần có thể thuận tiện sử dụng. Vì nhiệt độ trên máy bay khá lạnh nên bạn cần chuẩn bị một chiếc mền ấm để sử dụng khi cần.

Mang theo túi địu hoặc xe đẩy giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình làm thủ tục, di chuyển trong sân bay.

Chư Kha

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

9 điều cha mẹ cần làm để giúp bé tự phát triển

Không chỉ phụ thuộc vào IQ, việc tập trung, ghi nhớ những bài học hay điều mới cũng đòi hỏi ở bé nhiều kỹ năng. Cần nhất là bé nỗ lực “tự thân vận động”. Nếu bé không thích, không muốn, không ai có thể ép bé học tốt hơn.

Tạo môi trường: Trước khi bé học, hãy xem xét toàn cục xem bé đã đủ hết những gì bé cần chưa như dụng cụ học tập, sách vở. Chỗ ngồi bé có thoải mái không, bé có đang cảm thấy khó chịu trong người không, bé có đang buồn ngủ, đói bụng… Điều này có thể thực hiện tốt ở những giờ học tại nhà. Còn nếu bé ở trường, cha mẹ nên nhờ thầy cô giáo lưu ý đến bé nếu bé có dấu hiệu không tập trung.

Lập mục tiêu: Có thể rèn luyện khả năng tập trung của bé bằng cách lập một mục tiêu và một khoảng thời gian cụ thể và cho bé thực hiện lặp đi lặp lại. Ví dụ trong 10 phút, bạn dạy bé đếm từ 1 đến 10, rồi bảo bé lập lại và xem xét khả năng của bé để giúp bé cải thiện từ từ.

Sự vui nhộn: Nếu bé không thích học thì cần xem lại phương pháp dạy có quá khô khan, nhàm chán hay không. Trẻ con thích màu sắc, âm thanh vui tai và sự vui nhộn. Hãy thêm vào những phần minh họa sống động để trẻ thích thú và ghi nhớ. Các trò chơi giải đố kích thích sự suy nghĩ của bé luôn bổ ích.

Tạo động lực: Hãy cho bé quyền chủ động trong việc học để bé cảm thấy rằng học hành là việc của chính bản thân bé chứ không phải là điều chỉ có bố mẹ muốn. Ví dụ, nếu muốn bé học đánh vần, hãy tìm một cuốn truyện có hình ảnh, màu sắc rất đẹp và bảo bé rằng đây là một cuốn truyện rất hay. Nếu bé biết đọc, bé có thể thưởng thức nó.

Tinh thần học tập: Hãy nói với trẻ rằng bé sẽ không bị xấu hổ hay bị chế nhạo nếu học tập không tốt mà thành quả học tập là để cho chính bé được sử dụng nó như việc đếm số, biết đọc chữ… Tránh so sánh bé với bạn bè mà chỉ cần khuyến khích bé nỗ lực hết sức mình.

Kể chuyện: Hãy kể cho bé nghe những câu chuyện ngụ ngôn con nhện tập leo tường, mỗi lần nó té ngã, nó đều leo lên lại từ đầu để rồi mới giăng được mạng nhện. Hay tìm những hình ảnh minh họa ngoài đời thực cho bé thấy sự thành công chỉ đến từ nỗ lực. Quan trọng là bé không được nản chí. Nếu làm gì thất bại, hãy bắt đầu lại.

Kiên nhẫn: Kiên nhẫn bao giờ cũng là đức tính quý giá và cần thiết nhất trong việc giáo dục cho một đứa trẻ. Cha mẹ không nên nóng giận khi thấy bé chậm tiếp thu bài học. Đừng bao giờ nói với trẻ những câu như: “Con thật hết thuốc chữa”, “Thua con rồi” và bỏ mặc trẻ. Trẻ sẽ bị tổn thương và tự cho mình không có khả năng vì cha mẹ không tin tưởng chúng.

09 điều cha mẹ cần làm để giúp bé tự phát triển
Kiên nhẫn luôn là đức tính được đề cao hàng đầu trong việc dạy con

Tự hào: Dù trẻ có như thế nào, cha mẹ hãy tự hào về trẻ và giúp trẻ tự tin vào chính bản thân mình. Giúp trẻ có cái nhìn tích cực, lối sống lạc quan. Đừng quên khen ngợi khi trẻ nỗ lực hay đạt được thành tựu.

Thư giãn: Nếu trẻ mệt mỏi, căng thẳng, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc, không nên để trẻ quá cố sức suy nghĩ sẽ phản tác dụng và việc học sẽ trở thành cơn ác mộng, ám ảnh khiến bé khó phát triển.

Cha mẹ cũng nên đề ra những mục tiêu trong khả năng và treo giải thưởng để giúp bé có thêm động lực vươn lên. Dạy con là cả một nghệ thuật, cha mẹ tốt nhất nên cho con động lực, sự mạnh mẽ, tự tin vào bản thân để làm hành trang sau này con bước vào đời.

PN.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Khuyến khích phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội ở trẻ từ 3-6 tháng tuổi

1. Chơi với nhau

Hãy vui vẻ cùng bé. Chơi với bé. Hãy tận hưởng những phút giây bên cạnh bé và làm bé mình cảm thấy được cưng nựng và yêu thương. Chỉ cần bạn thực sự cảm thấy hạnh phúc khi ở bên cạnh bé thì đó chính là món quà tuyệt vời nhất mà bạn dành tặng cho bé.

2. Biểu lộ tình yêu thương

Hãy yêu thương bé bằng một tình yêu vô điều kiện, nghĩa là bạn đang giúp bé nhận thức được ‘tầm quan trọng’ của mình đối với bố mẹ và người thân trong gia đình.

3. Ôm ấp bé

Nếu bạn thích ôm ấp bé vào lòng thì cứ ôm con thật nhiều vào. Bé cũng thích được bên ở cạnh bố mẹ, được ôm chặt vào lòng và được vuốt ve êm ái.

kỹ năng xã hội
Ôm bé vào lòng để bé hiểu được tình yêu thương của cha mẹ

4. Dành thời gian cho bé

Hãy ôm hôn bé càng nhiều càng tốt. Vuốt ve bé, mát-xa nhẹ nhàng cho bé.

5. Trò chuyện cùng bé

Hãy thủ thỉ trò chuyện với bé. Kể cho bé nghe bạn đang làm gì, bạn đang thấy gì. Hãy chỉ cho bé những đồ vật… Bé sẽ trở nên ‘ghiền’ với bất kỳ câu chuyện kể nào của mẹ.

6. Nhìn thẳng vào mắt

Hãy nhìn âu yếm vào mắt bé khi bạn cho bé ăn, thay tã và tắm rửa. Có như thế, bé mới nhìn lại vào mắt bạn. Sự giao tiếp không lời qua ánh mắt này sẽ giúp hình thành lòng tin cậy và sợi dây liên kết giữa bạn và bé.

MarryBABY