Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Tại sao âm nhạc quan trọng với trẻ nhỏ?

Bất kỳ người làm cha mẹ nào cũng lo lắng về trí thông minh của con cái. Trong khi đó, tác dụng của âm nhạc thật kỳ diệu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ có cảm thụ âm nhạc tốt thường có xu hướng thông minh hơn những trẻ không có hứng thú hoặc thậm chí là ghét nghe nhạc. Điều này được lý giải rằng các giai điệu và thanh sắc của âm nhạc có tác động kích thích sự phát triển của não bộ. Ngoài ra, âm nhạc còn có tác dụng xoa dịu và giải tỏa stress đối với trẻ nhỏ. Vì thế, chẳng có gì là ngạc nhiên khi nhiều người tin rằng âm nhạc rất cần thiết cho phụ nữ mang thai và thai nhi trong bụng mẹ.

Một số trẻ em sinh ra có tính cách u uất. Những đứa trẻ này dễ dàng chìm đắm trong thế giới riêng của chúng mà không hề quan tâm gì đến xung quanh. Trong những trường hợp này, một biện pháp được gọi là “âm nhạc trị liệu” được xem là một cứu cánh. Âm nhạc có thể làm sống lại những cảm xúc và hình thành một trạng thái tinh thần mới ở trẻ.

[inline_article id=711]

Âm nhạc cho bé: Tại sao quan trọng với trẻ nhỏ?
Với trẻ nhỏ, âm nhạc giúp trí não thông minh hơn

Âm nhạc cũng là một ngôn ngữ thế giới mà trẻ em nên học hỏi. Nhờ vào những cuộc cách mạng công nghệ và khoa học mà Trái Đất đã trở thành một “ngôi làng toàn cầu”. Con người ngày càng tò mò và mong muốn tìm hiểu các nền văn hóa của các đất nước khác trên toàn thế giới. Và âm nhạc đã trở thành một trong những công cụ giúp con người thực hiện điều đó. Vì thế, âm nhạc cũng như ngôn ngữ, đã trở thành một nguồn sức mạnh, và bạn không nên để trẻ mất đi cơ hội thừa hưởng nguồn sức mạnh này.

Các giai điệu và bài hát lại càng chứng tỏ được khả năng ảnh hưởng của mình khi chúng được đưa vào trong giáo dục. Ngay trong những trường tiểu học có sử dụng các phương pháp dạy và học kết hợp giữa hình ảnh và âm nhạc, trẻ em hiểu bài nhanh hơn và nhớ bài lâu hơn. Những đứa trẻ này không chỉ cảm thấy hứng thú hơn với bài học mà còn tiếp nhận chúng dễ dàng hơn.

[inline_article id=3083]

Bạn nên sắp xếp thời gian và bố trí trong nhà như thế nào để trẻ có thể nghe nhạc ít nhất một lần mỗi ngày. Bạn có thể treo bộ loa ở gần quạt trần, như thế các nốt nhạc sẽ từ từ truyền đến tai con bạn thật nhẹ nhàng và tự nhiên. Âm nhạc cũng có tác dụng tăng khả năng tập trung ở trẻ nhỏ, đặc biệt là với những trẻ thường khó tập trung vào một vấn đề gì đó trong một khoảng thời gian kéo dài.

Âm nhạc chứa đựng nhiều cảm xúc ấm áp, và cuộc sống chính là thế giới của sự ấm áp và tình yêu. Bạn có nghĩ như thế không?

Xuân An

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

15 món đồ gắn liền với trẻ sơ sinh

Những đồ cho trẻ sơ sinh cần phải có

1. Mũ thóp, bao tay chân

Chọn loại mềm mại, thấm mồ hôi tốt và không nên quá chặt. Hãy kiểm tra cẩn thận những đường may trên chiếc bao tay, chân để chắc rằng chúng an toàn cho con.

đồ cho trẻ sơ sinh: 15 món đồ gắn liền với trẻ
Nên để ý đường chỉ may, chỉ không được dư thừa vì dễ móc vào tay chân bé.

2. Yếm

Rất cần khi cho bé bú và ăn không bị dây bẩn ra áo. Ngoài ra còn có tác dụng che ngực cho bé đỡ lạnh.

3. Quần áo trẻ sơ sinh

Để bảo vệ làn da non nớt và nhạy cảm của bé, mẹ nên chọn quần áo chất liệu 100% coton. Dây chun quần không được chặt quá. Đừng mua loại quần áo có cúc bấm sau lưng sẽ cấn và làm đau lưng bé khi nằm.

đồ cho trẻ sơ sinh: 15 món đồ gắn liền với trẻ
Chất liệu là tiêu chí hàng đầu khi mẹ lựa quần áo cho bé.

4. Lót phân su + tã vải

Khi bé mới sinh không nên dùng bỉm, vì bỉm sẽ làm tổn thương da của các bé. Bé nên được dùng tã vải kèm theo miếng lót phân su.

5. Bỉm cho bé

Sau 1 tháng, bé đã có thể dùng bỉm. Mẹ nên chọn bỉm có kích thước phù hợp với cân nặng của bé. Không nên chọn loại bỉm mà phần bên trong tiếp xúc với da trẻ có plastic và polyester.

đồ cho trẻ sơ sinh: 15 món đồ gắn liền với trẻ
Có rất nhiều loại bỉm để mẹ lựa chọn cho bé cưng.

6. Băng rốn, miếng rơ lưỡi

Băng rốn vừa giúp vệ sinh rốn lại vừa giữ ấm bụng cho bé. Lưỡi của các bé, nhất là trong tháng đầu tiên bú mẹ, rất hay để lại bã trắng. Vì vậy mẹ sẽ rất cần rơ lưỡi cho bé để bé không bị đau và bú tốt hơn.

7. Bộ gối chặn

An toàn cho bé khi nằm ngủ không bị lăn, ngã và giúp bé không bị giật mình.

8. Khăn sữa

Dùng để lau mặt, miệng cho bé. Mẹ nên chọn loại mềm mại để không làm tổn thương da bé. Tránh dùng khăn màu vì thuốc nhuộm hóa học không tốt cho sức khỏe của bé.

9. Khăn tắm xô

Dùng lau người cho bé sau khi bé tắm xong. Mẹ nhớ chọn chất liệu cotton hoặc vải bông, vừa có khả năng hút nước lại vừa không làm trầy xước da bé.

10. Khăn choàng, ủ bé

Dùng để quấn bé khi ở nhà hoặc đi ra ngoài: từ viện về hoặc đi chích ngừa… Ngoài ra có thể dùng làm chăn đắp cho bé.

11. Bình sữa

đồ cho trẻ sơ sinh: 15 món đồ gắn liền với trẻ
Căn cứ vào tháng tuổi của bé để mẹ lựa chọn bình sữa phù hợp.

Nên dùng bình 50-120 ml cho bé 0-3 tháng tuổi, bình 120-180 ml cho bé 3-12 tháng tuổi. Mẹ nên chọn mua loại bình có thể tích rộng để dễ dàng cọ rửa, vệ sinh bình.

12. Mỹ phẩm dành cho bé

Bao gồm: Dầu gội đầu, phấn thơm, kem chống hăm, sữa tắm cho bé. Những sản phẩm này cần có độ pH trung tính, thành phần có chiết xuất từ thảo dược sẽ tốt hơn cho da của bé.

13. Chậu tắm

Mẹ nên sắm cho bé 2 chậu tắm. Chậu tắm dài, có lỗ thoát phía dưới + đồ đỡ gác vào chậu tắm để tắm cho bé; Chậu tròn để đựng nước tắm dội lại lần 2 (vì bé chưa tắm bằng vòi sen được, phải để sẵn chậu nước ấm).

14. Nhiệt kế

Dụng cụ cần thiết để mẹ đo nhiệt độ cho bé khi thấy hiện tượng nóng sốt hoặc theo dõi sau khi chích ngừa.

15. Nôi

Trẻ sơ sinh cần ngủ nhiều và sâu để phát triển hệ thần kinh, vì vậy một chiếc nôi êm ái sẽ rất cần thiết đối với bé.

Cẩn trọng khi chọn đồ cho trẻ sơ sinh

1. Nhóm đồ mặc, mang

Quần áo trẻ sơ sinh cần đảm bảo tiêu chí đầu tiên là chất liệu cotton thấm hút tốt và thoải mái cho mọi cử động của bé. Tránh tối đa vải bị xù, đổ lông, chất lượng giảm đi sau khi giặt vì những sợi vải rơi ra khiến bé dễ bị bệnh đường hô hấp. Tránh chọn đồ có đính nút, hạt hay bất kỳ hoa văn nào có thể rơi ra khi cọ xát.

Bao tay, bao chân của bé dây thun không quá chặt vì sẽ khiến máu huyết bé không lưu thông tốt. Sử dụng loại không dễ rơi, tuột ra ngoài vì bé có thể nuốt phải gây tắc đường thở.

Nếu bạn dùng tã giấy thì chọn loại có bề mặt mềm mịn, không hương liệu vì tuy khử được mùi nước tiểu của bé nhưng hóa chất sẽ khiến da bé bị dị ứng, càng dễ làm bé bị hăm khi mặc tã.

2. Nhóm đồ ăn uống

Khi mua bình sữa cho bé, hãy bảo đảm đó là loại có thể khử trùng. Nếu là bình sữa bằng nhựa, hãy đọc kỹ thành phần, loại nhựa, khả năng chịu nhiệt trước khi mua. Bên cạnh đó, tránh mua bình bằng chất liệu thủy tinh pha tạp chất vì khi khử trùng bình có thể xảy ra tình trạng nổ, nứt bình nguy hiểm cho mẹ.

Tương tự như khi chọn chén bát cho bé lúc ăn dặm, nên cho bé ăn trong bát sứ, thủy tinh tốt. Tránh những loại bát nhựa nhiều hoa văn, màu sắc có thể bị ra màu khi để thức ăn nóng và ngấm vào đồ ăn của bé.

Nếu không thực sự cần thiết, nên tránh cho bé ngậm núm vú giả.

Cẩn trọng khi chọn đồ cho trẻ sơ sinh
Mẹ nên cẩn trọng khi chọn đồ cho bé.

3. Nhóm đồ chăm sóc

Giường cũi bé phải được đóng chắc chắn, bề mặt trơn láng vừa phải, không có các chi tiết thừa như đinh, ốc vít… và phải có chiều cao vừa phải, phù hợp với bé.

Tương tự như chọn quần áo, khăn tắm của bé phải là loại vải mềm, thấm hút tốt.

Sử dụng hóa mỹ phẩm để tắm gội hay thoa lên da bé cần phải được bác sĩ nhi tư vấn và luôn đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Chọn gối cho bé cũng hết sức lưu ý. Bé dưới 2 tuổi không nên nằm gối vì có thể làm biến đổi hình dáng hộp sọ còn non yếu của trẻ. Nếu chọn gối thì chọn những loại có độ mềm, lún vừa phải và kích thước phù hợp với đầu để tránh bé ngạt thở.

4. Nhóm đồ chơi

Đồ chơi cho bé tránh chọn loại có nhiều góc cạnh, góc nhọn hay có nhiều chi tiết có thể tháo rời vì bé có thể nuốt phải.

Tránh cho trẻ sơ sinh chơi thú nhồi bông vì có những sợi vải, hạt bụi li ti sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cho bé. Tránh cho bé chơi đồ chơi bằng kim loại và giữ bé tránh xa thú cưng trong nhà.

Tại khu vực phòng ở, sinh hoạt của bé, mẹ nên gác tất cả các đồ điện lên cao, tránh khỏi tầm với cũng như kiểm soát tất cả các vật nhọn, vật nhỏ li ti, bình đựng nước sôi, khu vực cầu thang, cửa sổ… vì đây là nơi xảy ra tai nạn nhiều nhất cho trẻ sơ sinh.

Mai Anh

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Bé háu ăn mẹ nên mừng hay lo?

Bé háu ăn, tốt hay không?

Về hướng tích cực, háu ăn sẽ giúp bé có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian lo lắng trong việc ăn uống của bé. Đồng thời, háu ăn cũng giúp cho các bé có thể lên cân nhanh chóng – điều mà bất cứ bà mẹ nào cũng mong muốn.

Tuy nhiên, không phải lúc nào háu ăn ở bé cũng đem đến điều tích cực. Háu ăn, phàm ăn hay ăn uống vô độ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và ảnh hưởng tới thói quen ăn uống về sau của bé. Trẻ háu ăn dễ bị béo phì hơn. Trẻ ăn nhiều hơn mức cần thiết, và không dừng ăn khi có cảm giác no có thể sẽ dẫn đến đầy hơi khó tiêu, không tốt cho bao tử và hệ tiêu hóa còn non của trẻ. Háu ăn từ khi còn nhỏ sẽ tạo thành thói quen khó bỏ về sau. Vì thế, ngay từ khi còn nhỏ, tập cho bé ăn uống điều độ là điều cần thiết để khi lớn lên bé sẽ có chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng.

Nguyên nhân dẫn đến chứng háu ăn ở bé:

Háu ăn: Mẹ nên mừng hay lo

  • Ngay từ khi ăn dặm đã tạo cho bé thói quen ăn uống không khoa học, không hợp lý.
  • Bé bị những chấn động về tâm lý. Chẳng hạn khi nghe tiếng bố mẹ to tiếng với nhau hoặc trong trường hợp bé đã có thêm em,… Bé cảm thấy cha mẹ dường như không dành tình cảm cho mình thành ra cảm thấy tủi thân.
  • Bé bị ép ăn quá mức, lâu dần thành quen, bé ăn bất cứ thứ gì dù cho không thấy ngon miệng,…
  • Một số bé đòi hỏi lượng dinh dưỡng nhiều hơn so với các bé khác nên nếu mẹ cho ăn không đủ, bé sẽ trở nên phàm ăn mỗi khi được cho ăn.

Tập cho bé thói quen ăn uống điều độ:

  • Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý cho bé bằng cách cho bé ăn uống đúng giờ, đủ chất, không nên cho bé ăn vặt
  • Trong bữa ăn nên hạn chế cho bé ăn tinh bột, ăn thêm nhiều loại trái cây tươi.
  • Cho bé tập vận động những bài tập phù hợp với lứa tuổi để cơ thể có thể hấp thu thức ăn một cách tốt nhất
  • Trong quá trình nấu, bạn nên nêm nhạt để đảm bảo dinh dưỡng, giảm cảm giác thèm ăn của bé đồng thời để tránh những bệnh liên quan đến cao huyết áp và dạ dày về sau.
  • Nếu bé ăn nhiều hơn so với bình thường nên cho ăn như bé muốn. Tuy nhiên cần ăn theo khẩu phần và đúng giờ để tạo thành thói quen cho bé.
  • Chỉ nên cho bé ăn một lượng vừa đủ, nếu bé đã no và không muốn ăn thì không nên ép.
  • Trong trường hợp bé vẫn phàm ăn, háu ăn cần đưa đến bác sĩ để có được những lời khuyên kịp thời.

Một thói quen ăn uống điều độ, hợp lý biết dừng khi đã đủ no sẽ vẫn cung cấp cho bé đầy đủ dưỡng chất mà không ảnh hưởng tới phát triển thể chất của bé sau này (khó tiêu, rối loạn tiêu hóa hay chứng béo phì..)

Phan Anh

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Chọn trang phục mùa hè cho bé

1. Mẹo chọn trang phục mùa hè

Quan tâm đến chất liệu vải. Việc đầu tiên mẹ phải cân nhắc khi chọn trang phục cho bé là chất liệu vải, nhất là vào những ngày hè này. Các bé vốn hiếu động nên thường đổ mồ hôi nhiều, nếu phải mặc những trang phục khó thấm mồ hôi sẽ rất khó chịu và dễ gây phát ban cho bé.

Vì lý do này, mẹ nên chọn quần áo chất liệu cotton, lanh thoáng mát cho trang phục mùa hè của bé. Những chất liệu vải mềm, mỏng và thoáng mát giúp lưu thông mồ hôi tốt hơn, mẹ cũng không nên bỏ qua.

Màu sắc nhẹ nhàng. Những bộ trang phục có màu sắc sặc sỡ thường có độ phản chiếu cao dưới ánh sáng mặt trời. Điều này khiến bé nhà bạn cảm thấy nóng nực hơn khi mặc chúng.

Mẹ hãy chọn những gam màu nhẹ nhàng mà vẫn tươi sáng cho bé như hồng phấn, xanh, trắng, vàng nhẹ… trông sẽ dịu mát và đáng yêu hơn. Tuy nhiên, đối với trang mục màu sắc sặc sỡ mẹ nên phối màu quần áo theo sự đối chọi, chẳng hạn đỏ – đen, vàng – trắng, cam – đen – trắng…

Không nên quá chật. Nên chọn cho bé những bộ trang phục tương đối rộng rãi, thoải mái giúp quá trình lưu thông máu tốt hơn và không tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ.

Quần short cho bé. Còn dịp nào phù hợp hơn để diện cho bé nhà bạn những chiếc quần short năng động và khỏe khoắn trong hè này chứ. Bé sẽ thoải mái chạy nhảy mà không sợ vướng víu, và quan trọng là cảm giác mát mẻ mà chiếc quần này mang lại. Vì vậy, hãy chọn một phong cách, kiểu dáng quần áo phù hợp với tính cách của bé nhà bạn nhé.

Mũ rộng vành và kính mát. Những vật dụng này đặc biệt hữu ích giúp các bé “chống chọi” với ánh nắng mặt trời gay gắt mỗi khi ra ngoài. Mẹ không nên “tiếc tiền”, hãy “đầu tư” cho bé chiếc kính mát loại tốt để không làm hại mắt bé khi đeo.

2. Gợi ý thời trang mùa hè dễ thương cho bé

Sự khỏe khoắn, năng động từ những trang phục kẻ sọc

Trang phục mùa hè: Chọn cho bé

Trang phục mùa hè: Chọn cho bé
Họa tiết kẻ sọc luôn rất thời trang.

Trang phục cho bé đi “tiệc tùng”

Trang phục mùa hè: Chọn cho bé
Bé gái luôn đáng yêu khi diện đầm.

Hè bé không thể thiếu quần áo đi bơi

Trang phục mùa hè: Chọn cho bé
Trang phục đi bơi thường có màu sắc sặc sỡ.

Mai Anh

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Những mẹo dứt sữa cho con

MarryBaby xin được mách với các mẹ một vài bí quyết nhỏ dưới đây:

Chọn thời điểm thích hợp?

Bé 6 tháng, 1 tuổi hay 2-3 tuổi thì nên dứt sữa? Hẳn là băn khoăn của không ít bà mẹ. Tuy nhiên, theo các bác sĩ nhi khoa, không có thời điểm nào là tuyệt đối chính xác để dứt sữa cho bé. Họ cũng đưa ra khuyến cáo không nên dứt sữa bé sớm trước 1 tuổi, để đảm bảo dinh dưỡng cũng như sự tăng trưởng và phát triển của bé.

Điều quan trọng là khi muốn dứt sữa, mẹ cần lưu ý tình trạng sức khỏe của bé. Nên chọn thời điểm lúc bé khỏe mạnh và ít có khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm là thích hợp nhất. Cũng cần quan tâm tới tiết trời, thường mùa hè và mùa đông bé dễ mắc các bệnh hô hấp, truyền nhiễm và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Các mẹ nên tránh dứt sữa cho bé vào các mùa này.

Dứt sữa cũng là một quá trình, mẹ nên kiên nhẫn và thực hiện từ từ. Bởi bé cần có thời gian để dần quên thói quen bú mẹ “bẩm sinh” của mình và làm quen với chế độ dinh dưỡng mới.. Như vậy để giúp bé bỏ bú cần có công đoạn chuẩn bị thật chu đáo về mọi thứ.

Công đoạn chuẩn bị

Tập cho bé làm quen với sữa công thức. Chẳng hạn bình thường bé hoàn toàn bú sữa mẹ thì lúc này có thể xen 1-2 bình sữa công thức/ngày. Khi bé quen rồi, mẹ có thể tăng liều lượng và số lần bú bình.

Bổ sung nhiều thực phẩm vào thực đơn hàng ngày của bé, để bé vừa được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vừa tránh được thói quen xấu mà nhiều trẻ hay mắc phải là chỉ bú sữa mẹ, không chịu ăn đồ ăn khác.

Dứt sữa cho bé: Những mẹo cho con
Tập cho bé ăn bột, cháo… để được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và cứng cáp hơn.

Sắm bộ đồ ăn cho bé gồm muỗng, chén, ly với kiểu dáng và màu sắc ngộ nghĩnh, bắt mắt. Cho bé ngồi chung bàn ăn với người lớn để có dịp thực hành trên bộ đồ ăn của mình. Từ đó kích thích sự tò mò của bé đối với các món ăn.

Mẹo dứt sữa cho con

Cho bé ngủ riêng. Nếu chưa có dịp cho bé ngủ riêng thì lúc này là thời điểm thích hợp. Trang trí phòng ngủ cho bé thật xinh xắn, sắm cho con một vài bạn thú nhồi bông, siêu nhân… để bé cảm thấy thích thú và ấm áp như có mẹ kề bên, dĩ nhiên mẹ vẫn sẽ là người đưa bé vào giấc ngủ bằng lời hát ru hay một câu chuyện cổ tích.

Dứt sữa dần dần. Để nhanh chóng giúp con bỏ bú, nhiều chị em vẫn thường áp dụng những biện pháp như: dùng son môi, cột tóc rối, bôi thuốc đắng, xức dầu… lên núm vú. Phương pháp đó có thể hiệu quả với bé này nhưng lại vô hiệu với bé kia. Và phải trải qua thực tế, mẹ mới biết được cách nào phù hợp với con mình. Chẳng hạn, với những bé yếu bóng vía, nhạy cảm, việc “hoá trang” ti mẹ một cách quá lố sẽ có thể khiến trẻ bị sốc.

Cách tốt nhất để cai sữa cho bé là giảm dần lượng sữa mẹ theo thời gian, chẳng hạn: trước đây mỗi ngày mẹ cho con bú 6 lần thì nay giảm xuống 5 lần, rồi 4, 3, 2, 1 lần. Đồng thời khi bé đói, thay vì sữa mẹ, bạn cho con ăn các thực phẩm khác như bột, cháo, cơm nhão,… để bé “quên” sữa mẹ dần dần. Cách làm này cũng tốt cho mẹ bởi đột ngột không cho con bú cũng ảnh hưởng đến tuyến sữa và bầu vú của mẹ.

Dứt sữa cho bé: Những mẹo cho con
Cách tốt nhất để cai sữa cho bé là giảm dần lượng sữa mẹ theo thời gian

Rút ngắn thời gian cho bú. Mẹ sẽ chủ động cắt giảm lượng thời gian cho bé bú. Ví dụ trước đây bé bú mẹ mỗi lần 5 phút thì nay cần rút xuống còn 3 phút, dần dần cai hẳn sữa cho bé. Bên cạnh đó mẹ cũng không nên để bé có cảm giác đói bằng cách cho bé uống sữa ngoài, ăn bột hay cháo một cách đều đặn. Cảm giác luôn no bụng cũng phần nào giúp bé quên đi “bình sữa” của mẹ.

Không nên “đẩy” bé cho ông bà. Gửi bé cho ông bà nội/ngoại cũng là cách thường được chị em áp dụng để “trốn” bé trong một thời gian. Tuy nhiên cách này cũng không hoàn toàn có lợi, bởi bé sẽ lo lắng không biết mẹ đi đâu, có bỏ mình lại không nên tinh thần hốt hoảng, hay khóc và mất ngủ.

Mẹ phải vững tâm. Thời gian đầu sẽ không tránh khỏi việc bé quấy khóc, đòi bú. Đây là những biểu hiện rất bình thường, không đáng lo ngại, nhưng rất cần sự vững tâm của mẹ để không cho bé bú lại. Cùng với một trong những phương pháp trên, sau một thời gian bé sẽ tìm lại được sự “cân bằng” cho mình.

Nguyễn Dinh

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Sự phát triển thị lực của trẻ sơ sinh

1 tháng tuổi
Khi mới sinh, con bạn chưa biết phối hợp cả hai mắt, do đó, nhiều khi trông bé có vẻ như bị lác. Nhưng khi bé 1 hoặc 2 tháng tuổi, bé sẽ biết nhìn bằng cả hai mắt và bé có thể theo dõi đồ vật di chuyển (mặc dù khi mới sinh bé đã có thể nhìn theo đồ vật trong thời gian ngắn). Bé sẽ ngạc nhiên khi bạn đưa một cái xúc xắc ngang qua mặt bé, hoặc bạn có thể nhìn sát vào mặt bé và từ từ nghiêng đầu; mắt bé thường dán chặt vào mắt bạn.

Thị lực của trẻ sơ sinh: Sự phát triển
Đôi mắt trẻ sơ sinh lúc nào cũng luôn mở to như muốn thu cả thế giới vào trong tầm nhìn.

2 tháng tuổi
Các bé có thể nhìn thấy màu sắc ngay khi mới sinh, nhưng bé rất khó phân biệt các màu tương tự như màu đỏ và màu da cam. Do đó, bé thường thích nhìn các màu tương phản như đen và trắng, hoặc các màu có độ tương phản cao. Nhưng từ 2 đến 3 tháng tuổi, sự khác biệt về màu sắc trở nên rõ ràng hơn, con bạn có thể bắt đầu phân biệt được các màu đậm. Do đó, bé có thể thích xem những quyển sách có nhiều màu rực rỡ, các bức tranh và các hình thù chi tiết và phức tạp hơn. Khuyến khích bé bằng cách để bé xem các quyển sách, bức tranh và chơi các đồ chơi có màu sắc rực rỡ. Khoảng 2 tháng tiếp theo, bé sẽ hoàn thiện các kỹ năng dõi theo đồ vật.

4 tháng tuổi
Trong khoảng thời gian này, con bạn bắt đầu có khái niệm về chiều sâu. Bé cũng điều khiển tay tốt hơn, do đó, thị lực phát triển đúng thời điểm này sẽ giúp con bạn cầm tóc và tai chính xác hơn nhiều.

5 tháng tuổi
Con bạn có thể nhìn một điểm ở đồ vật nhỏ tốt hơn và theo dõi những vật chuyển động. Bé có thể nhận ra đồ vật sau khi thoáng nhìn thấy một phần của đồ vật đó – những tháng tiếp theo bạn nên chơi trò chơi ú tìm với bé. Hầu hết các bé 5 tháng tuổi đã có thể phân biệt được các màu sắc tương tự, và bé bắt đầu phân loại các màu nhạt.

Thị lực của trẻ sơ sinh: Sự phát triển
Bước vào tháng thứ 5, đôi mắt của trẻ đã bắt đầu phân biệt được các màu sắc tương đồng.

6-8 tháng tuổi
Con bạn nhìn rõ và có khả năng nhìn theo chiều sâu giống như người lớn. Mặc dù vậy, bé vẫn nhìn các đồ vật ở gần tốt hơn các đồ vật ở xa, khoảng 8 tháng tuổi, con bạn có thể nhận ra mọi người hoặc đồ vật ở phòng khác.

Trẻ thơ với đôi mắt vô tư và mở to đầy ngơ ngác thật dễ thương. Do đó, mẹ cần bổ sung đầy đủ những dưỡng chất phát triển thị lực như DHA để giữ gìn và chăm sóc ánh nhìn ngây thơ trong trẻo này mẹ nhé!

Trang Vàng

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Cách chọn mua và bảo quản bình sữa cho bé

Cách chọn mua bình sữa
Có hai lựa chọn về bình sữa cho bé là bình sữa bằng nhựa và bình sữa bằng thủy tinh. Mỗi loại đều có ưu và khuyết điểm của nó, cụ thể như sau:

Bình sữa bằng nhựa
Có giá thành rẻ hơn bình sữa bằng thủy tinh. Do trọng lượng nhẹ nên bé dễ cầm khi bú. Tuy nhiên, khi mua bạn nên lưu ý về nguyên liệu phải tuyệt đối không có chứa chất BPA bởi đây là hóa chất nhân tạo, có thể ngấm vào sữa gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của bé như: có khả năng làm cho não và hệ sinh dục của bé phát triển bất thường.

Khi chọn mua bình sữa bằng nhựa, bạn nên chú ý chọn loại làm bằng chất liệu an toàn với các dấu hiệu nhận biết sau:

bình sữa cho bé: Cách chọn mua và bảo quản
Dấu hiệu an toàn khi mua bình sữa bằng nhựa.

Một điều cần thận trọng là khi bình sữa bằng nhựa có ký hiệu sau thì chúng ta không nên mua vì đây là nhựa không an toàn:

bình sữa cho bé: Cách chọn mua và bảo quản

Bình sữa bằng thủy tinh
Nguyên liệu thủy tinh nhìn chung an toàn hơn bằng nhựa. Bình sữa thủy tinh còn dẫn truyền nhiệt tốt, dễ cọ rửa. Tuy nhiên, do trọng lượng sẽ nặng hơn bình nhựa nên có thể gây khó khăn cho bé khi cầm bú.

Ngoài ra, nên chọn loại núm vú bằng silicon, mặc dù giá thành đắt hơn núm vú cao su thông thường nhưng nó có ưu điểm là bền và không có mùi. Việc chọn mua cổ bình sữa rộng hay hẹp là tùy vào sở thích của cha mẹ, cổ rộng thì sẽ dễ vệ sinh, dễ pha sữa; cổ hẹp thì gọn gàng và dễ cầm.

Chọn kích cỡ phù hợp
Kích cỡ của bình sữa phụ thuộc vào độ tuổi của bé, bình nhỏ từ 50ml đến 120ml cho bé dưới 3 tháng tuổi, bình trung từ 120ml đến 180ml cho bé dưới 1 tuổi, bình lớn từ 180ml đến 250ml cho bé từ 1 tuổi trở lên.

Khi mua bình sữa cho bé nên chú ý tới van thông hơi, điều này cũng quan trọng vì nó giúp bé không bị nuốt không khí vào bụng và tiêu hóa dễ dàng hơn.

bình sữa cho bé: Cách chọn mua và bảo quản
Chọn bình sữa có kích cỡ phù hợp cho con.

Cách sử dụng và bảo quản bình sữa
Bạn nhớ chú ý pha sữa theo hướng dẫn ghi trên hộp sữa vì có loại sữa pha với nước nóng nhưng cũng có loại sữa pha với nước nguội. Nếu bé thích sữa nóng, bạn có thể ngâm bình sữa trong nước nóng từ 4 đến 6 giờ sau đó cho bé bú.

Nên ước lượng, điều chỉnh lượng pha vừa đủ cho bé mỗi lần bú, không nên pha sữa quá nhiều để bé bù dần vì như vậy sẽ khiến sữa bị vi khuẩn tấn công, gây bệnh cho bé. Nếu sữa còn dư, chúng ta nên hâm lại trước khi cho bé bú.

Vệ sinh bình sữa sau mỗi lần bé bú xong cũng là điều quan trọng vì giúp cho lần pha sữa tiếp theo không bị nhiễm khuẩn, an toàn cho bé. Rửa bình sạch sẽ bằng nước lạnh, không dùng nước nóng vì môi trường này thuận lợi cho vi khuẩn của sữa phát triển. Khâu quan trọng nhất chính là cọ rửa núm vú vì đây là bộ phận bé ngậm trực tiếp bằng miệng, nếu vệ sinh không sạch, bé có thể bị nhiễm bệnh.

Sau khi sử dụng, khoảng 3 tháng thay núm vú và 6 tháng thay bình sữa một lần để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé. Khi bé muốn uống sữa nhiều thì bạn có thể chọn loại bình sữa lớn hơn, đáp ứng nhu cầu của bé.

Phương Nhung

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Để bé dứt sữa mẹ mà vẫn đảm bảo sức khỏe

Cai sữa là một quá trình phải thực hiện từ từ, đòi hỏi sự kiên nhẫn và thấu hiểu từ mẹ và bé.

Khi nào thì cho bé cai sữa?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sau thời gian đó các bà mẹ có thể kết hợp cho trẻ ăn dặm và bú sữa mẹ cho đến khi bé được ít nhất là 1 tuổi.

Theo một số chuyên gia, thôi nôi chính là thời điểm tốt nhất để bắt đầu cho bé cai sữa, vì trẻ dễ thích ứng với sự thay đổi hơn ở độ tuổi này. Bé một tuổi cũng ăn nhiều đồ ăn đặc hơn và có thể bỏ thói quen bú mẹ một cách tự nhiên. Hơn nữa, thời điểm này các bà mẹ cũng ít gặp vấn đề ngực bị căng sữa do nhu cầu tiết sữa giảm.

Tùy vào tình hình công việc và thời gian biểu của mẹ, mà bạn điều chỉnh việc cai sữa cho phù hợp, tránh làm theo kiểu “được ăn cả, ngã về không”. Ví dụ bạn có thể cho con cai sữa vào ban ngày và nuôi con bằng sữa mẹ vào ban đêm. Trên thực tế, một số bé cai sữa sớm hơn dự tính của người mẹ, trong khi số khác khó cai sữa hơn dù người mẹ đã sẵn sàng.

Việc cai sữa cũng dễ dàng hơn khi bé còn nhận sữa từ nguồn khác. Vì thế, một khi thói quen bú mẹ đã được định hình tốt, bạn cũng thỉnh thoảng nên cho bé bú bình. Cách làm này cũng đồng thời cho phép những thành viên khác trong gia đình có thể giúp cho bé bú, hay giao trẻ cho bảo mẫu chăm sóc.

Nếu quyết định cho bé cai sữa trước 1 tuổi hoặc do bạn không đủ sữa cho bé, bạn cần cho bé uống sữa công thức có chất sắt tăng cường. Hãy hỏi bác sĩ để biết rõ bạn cần loại công thức gì cho bé. Nếu bé sắp tròn 1 tuổi, hãy cân nhắc cho sữa công thức vào ly thay vì bình sữa.

Một số bé cứ bú mẹ không dứt và không có dấu hiệu muốn cai sữa, trong khi đó số khác sẽ có những dấu hiệu cho biết bé đã sẵn sàng cai sữa. Các bé này có thể có thái độ khó chịu hoặc thờ ơ khi bú hoặc thời gian bú ngắn hơn trước đây. Một số bé lại có vẻ hờ hững khi bú và có thể mất rất nhiều thời gian khi cho bé bú.

Cho bé cai sữa như thế nào?

Để cả mẹ và bé có thể điều chỉnh những thay đổi về tâm sinh lý, việc cai sữa nên được tiến hành chậm rãi.

Một cách tiếp cận là bỏ một cữ bú mẹ mỗi tuần cho đến khi bé chỉ bú bình hoặc uống ly. Nếu muốn tiếp tục cho bé bú mẹ, bạn có thể phải nặn sữa để giữ nguồn cung cấp sữa cho bé. Nếu muốn ngưng cho bé bú mẹ hoàn toàn, việc giảm dần cho bé bú có thể giúp tránh bị căng sữa. Bạn có thể bắt đầu bằng bỏ cữ bú trưa vì nó thường là thời gian ngắn nhất nhưng lại bất tiện nhất, đặc biệt là với các bà mẹ đang đi làm. Phần lớn các bà mẹ đều bỏ cữ bú trước khi ngủ đêm sau cùng vì muốn giữ lại những trải nghiệm đặc biệt gắn kết tình mẫu tử.

Một cách tiếp cận khác là để việc cai sữa hoàn toàn do bé quyết định. Một khi bé ăn ba bữa thức ăn đặc mỗi ngày (cộng với thức ăn nhẹ xen kẽ), bé thường ít bú mẹ đi. Trong trường hợp này, bạn sẽ thấy nguồn sữa của bạn cạn dần do không còn nhu cầu, và bạn có thể phải nặn sữa nếu muốn duy trì sữa mẹ cho bé

Nếu con bạn bú mẹ ít dần đi, bạn cần đảm bảo bé vẫn có đầy đủ dinh dưỡng được cung cấp từ sữa công thức. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng sữa cần thiết cho bé.

Những cảm xúc lẫn lộn

Quyết định cai sữa có thể đem lại cảm xúc lẫn lộn cho nhiều người mẹ. Một mặt, việc cai sữa giúp đem lại nhiều tự do và linh hoạt thời gian,  cũng như niềm tự hào khi nhận ra con bạn đã phát triển đến một cột mốc quan trọng trong đời. Mặt khác, việc cho con bú là một hoạt động thân mật, tăng sức mạnh gắn kết giữa mẹ và bé, chính điều này khiến một số phụ nữ cảm thấy rất khó để cho bé cai sữa.

Bạn cũng cần để ý và thấu hiểu những cảm xúc của bé. Nhưng đừng quên rằng có rất nhiều cách khác để nuôi dưỡng con bạn trong những ngày tới.

Để giai đoạn chuyển tiếp được nhẹ nhàng

Một số gợi ý sau sẽ giúp mẹ và bé cai sữa dễ dàng hơn:

  • Cho bé chơi các hoạt động vui nhộn hoặc ra ngoài trong suốt thời gian bạn thường cho bé bú.
  • Tránh ngồi ở nơi bạn thường hay cho bé bú hoặc mặc đồ bạn thường mặc khi cho bé bú.
  • Hãy hoãn lại việc cai sữa nếu con bạn đang cố gắng thích ứng với những thay đổi khác, chẳng hạn khi thiên thần của bạn bắt đầu học cách chăm sóc hay trong thời điểm mọc răng.
  • Nếu bé nhỏ hơn 1 tuổi, hãy thử cho bé bú bình hoặc uống bằng ly vào thời điểm bạn thường cho bé bú. Với trẻ lớn hơn, hãy thử cho trẻ dùng đồ ăn nhẹ, cho trẻ một ly hoặc đơn giản chỉ là ôm trẻ một chút.
  • Thử thay đổi lịch trình hàng ngày để bạn bận rộn vào những thời điểm cho bé bú.
  • Nhờ ông xã làm nhiệm vụ “đánh lạc hướng” vào thời điểm hay cho bé bú.
  • Đừng cấm đoán khi trẻ bắt đầu có những thói quen như mút ngón tay hay “quan tâm đặc biệt” đến chiếc chăn an toàn. Rất có thể con bạn đang cố điều chỉnh cảm xúc thay đổi từ việc cai sữa.
dứt sữa cho bé
Mút ngón tay là dấu hiệu cho thấy bé đang cố điều chỉnh cảm xúc từ việc cai sữa.

Bao lâu là quá lâu?

Một số chuyên gia cho rằng việc cho con bú sữa mẹ cho đến khi bé biết đi vững vàng hay thậm chí trước những năm đến tuổi đi học cũng không có gì là sai, miễn là mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái với điều đó. Tuy nhiên, việc cai sữa có thể trở nên khó khăn khi trẻ lớn lên, vì trẻ sẽ trở nên quen với việc được bú sữa mẹ.

Một điều quan trọng khác là trẻ sơ sinh hơn 6 tháng tuổi nên được cho ăn kết hợp thức ăn đặc và sữa mẹ. Từ sau một năm tuổi, sữa mẹ không thể cung cấp đầy đủ toàn bộ dinh dưỡng cho trẻ phát triển, thức ăn đặc phải trở thành một phần thường xuyên trong khẩu phần ăn của trẻ.

Khi bạn bắt đầu cai sữa, đừng quên con bạn cần có thời gian để điều chỉnh việc uống bằng ly. Vì thế, bạn cần kiên nhẫn khi thiên thần của bạn bắt đầu khám phá thế giới của thức ăn.

Linh Lan

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

30 mẹo chăm sóc con trong 30 ngày đầu làm mẹ (Phần 2)

Lôi cha bé vào cuộc

Khi bạn sinh bé, chồng bạn có thể bị “bỏ phí”. Điều này tùy thuộc vào bạn, hãy giao bé cho chồng và để anh ấy giúp bạn một tay, như những gì bạn đang làm.

16. Để mặc anh ấy với con. Nhiều ông bố lần đầu lên chức ngần ngại phải nhúng tay vào vì lo ngại sẽ làm sai và chịu cơn thịnh nộ của cô vợ mọi ngày dịu dàng bỗng thành sư tử. Tuy vậy, không có sai lầm thì không có thành công, do vậy mà các bà mẹ cần phải “cho phép” các đức lang quân gây những sai lầm khi chăm sóc bé thay bạn, mà không chỉ trích họ.

Chăm sóc con: 30 mẹo trong 30 ngày đầu làm mẹ
Hãy để chồng chia sẻ việc chăm con cùng bạn

17. Đề nghị chồng tận dụng ngày phép ở công ty sau khi người thân trong gia đình đã “rút lui” khỏi việc giúp bạn chăm em bé. Như thế bạn sẽ có thể làm được nhiều việc hơn, và cũng có thời gian riêng tư bên bé hơn.

18. Chia sẻ công việc. Các ông bố hoàn toàn có thể gánh bớt việc cho bạn, chẳng hạn phụ trách phần dọn dẹp và đi siêu thị. Tất nhiên, chồng bạn cũng cần chăm bé giúp bạn một lúc nào đấy để các bà vợ có chút thời gian nghỉ ngơi và riêng tư.

19. Đừng quên rằng các ông bố nhiều cảm xúc. Bạn có thể gợi ý chồng bạn cởi trần và đặt bé lên ngực khi chợp mắt một chút. Có thể chồng bạn sẽ yêu tiếng nhịp tim hai cha con cùng đập chung đấy.

Giữ tinh thần thoải mái

Cho dù bạn dâng trào cảm xúc thế nào khi làm mẹ, nhưng việc liên tục đáp ứng cho nhu cầu của bé có thể rút cạn sức lực của bạn. Hãy tìm những cách để tự chăm sóc bản thân bằng cách hạ thấp kỳ vọng và tranh thủ những khoảng nghỉ ngơi ngắn ngủi.

20. Trước tiên, hãy bỏ qua những lời khuyên mơ hồ hoặc không mong muốn. Sau cùng thì chính bạn mới là cha mẹ của bé, vì thế chỉ có bạn mới có thể quyết định điều gì là tốt nhất.

21. Quên đi việc nội trợ trong vài tháng đầu. Hãy tập trung vào việc làm quen và hiểu tâm ý bé yêu của bạn. Thế nên, nếu ai đó nói bạn rằng nhà dơ hay chồng chén chưa rửa, hãy mỉm cười và dúi vào tay họ khăn lau bụi hoặc chai nước rửa chén nhé!

22. Nhận sự giúp đỡ từ bất kỳ ai tốt bụng hoặc… ngây thơ đến mức tự “ướm lời”. Có nghĩa là nếu may mắn có một chị hàng xóm hàng xóm qua chơi và ngỏ ý sẽ giữ bé cho bạn tắm, đừng chần chừ mà không gật đầu đồng ý ngay!

23. Có nhiều người muốn giúp bạn nhưng không biết phải làm gì? Đừng ngần ngại nói cho mọi người biết chính xác bạn cần gì. Cả đời không dễ gì có cơ hội để bạn có thể sai mọi người làm việc này việc kia cho bạn đâu!

24. Nhưng đừng để mọi người làm những việc vặt, chẳng hạn như thay tã vốn chỉ tốn của bạn hai phút. Hãy để mọi người làm những việc tốn nhiều thời gian hơn như làm bếp, dọn dẹp nhà cửa và đi mua tã cho bé.

25. Tái “nối kết”. Để tránh cảm giác bị tách biệt khỏi thế giới, thỉnh thoảng bạn hãy một mình bước ra ngoài dạo phố, dù chỉ 5 phút cũng được.

Ra phố cùng bé

26. Dự phòng người hộ tống. Hãy chọn địa điểm cho chuyến du hành đầu tiên là một nơi công cộng, rộng rãi cùng với một bà mẹ giàu kinh nghiệm. Chỉ như vậy, bạn mới có được sự hỗ trợ cần thiết mà không phải bối rối khi lần đầu đi mua sắm với cục cưng của mình.

27. Nếu bạn chỉ có một mình, hãy đến những nơi có khả năng chào đón bé, như đọc sách ở thư viện hoặc tiệm sách.

28. Giữ tã của bé gọn gàng trong một chiếc túi. Không có gì tệ hơn khi bé cần đến thì bạn lại phải lục tung đồ mà kiếm tã cho bé.

29. Mang theo đồ dự phòng. Nếu bạn không muốn bị bắt gặp đang đi ngoài phố với bé yêu trên tay nhưng trên người dính đầy thứ mà ai-cũng-biết-là-gì-đấy của bé thì hãy luôn nhớ mang theo một bộ đồ dự phòng cho bạn trong túi tã của bé.

30. Cuối cùng, “phóng lao thì theo lao”. Hãy giữ các kế hoạch của bạn đơn giản và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng hủy chúng bất kỳ lúc nào.

Bạn hãy nhớ rằng mọi người đều có thể vượt qua thì bạn cũng làm được. Chẳng bao lâu rồi bạn sẽ được tưởng thưởng bằng nụ cười đầu tiên của bé yêu, và điều đó sẽ bù đắp cho tất cả những chuyện “đau cả điền” ban đầu.

[inline_article id=40117]

Linh Lan

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Giấc ngủ và hệ miễn dịch của bé

Sợi dây liên kết giữa giấc ngủ và hệ miễn dịch

Ngủ không đủ giấc từ lâu đã được liệt vào một trong những nguyên nhân gây tổn hại sức khoẻ tinh thần cũng như thể chất, đặc biệt việc thiếu ngủ có thể dẫn đến sự suy giảm hệ miễn dịch. Một hệ miễn dịch tốt giúp cơ thể tránh được nhiều bệnh tật. Nếu thường xuyên bị thiếu ngủ, hệ miễn dịch của bé có thể trở nên “chậm chạp và uể oải”, khó chiến thắng được vi khuẩn. Thực tế cho thấy 1/3 trẻ em hiện nay không được ngủ đủ thời gian cần thiết.

Trong khi ngủ, tim được giảm cường độ hoạt động, nhịp độ của hệ tuần hoàn ổn định hơn, huyết áp giảm. Nhưng trên hết, giấc ngủ giúp tăng cường sức đề kháng. Bạch cầu và các kháng thể được sản xuất nhiều hơn. Hệ miễn dịch được tăng cường sẽ giúp bé có đủ sức khỏe để chống lại những tác động xấu của môi trường. Khi bé ngủ, hầu hết các cơ quan trong cơ thể sẽ giảm cường độ hoạt động. Nhưng một số cơ quan khác lại hoạt động tích cực hơn. Đó chính là các cơ quan sản xuất ra hóc môn tạo nên sức đề kháng cho cơ thể. Khi bé thức, hệ miễn dịch phải gồng mình tập trung lực lượng đối đầu với đủ lại kích ứng từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Chỉ khi cơ thể chìm trong giấc ngủ sâu, các loại bạch cầu và thực bào có công năng truy lùng độc chất, các loại vi trùng, siêu vi trùng, khuẩn và tế bào ung thư… thường mới bắt đầu hoạt động.

Giấc ngủ có lợi như thế, nhưng ta phải làm sao khi bé yêu luôn không chịu ngủ? Mẹ đừng lo, hãy cùng chia sẻ vài cách ru bé ngủ hiệu quả ngay sau đây.

À ơi, con ngủ ngoan nào!

Trẻ sơ sinh có chu kỳ ngủ không đều, và cần khoảng 6 tháng để bé ngủ đều. Trong khi trẻ sơ sinh ngủ trung bình 16-17 giờ/ngày, bé chỉ có thể ngủ 1-2 giờ/giấc. Khi trẻ lớn lên, thời gian ngủ giảm dần. Một bé 6 tháng tuổi thức giấc trong đêm là chuyện bình thường, nhưng bé chỉ thức vài phút rồi tự ngủ lại. Đây là vài gợi ý để giúp bé ngủ ngon hơn:

  • Cố gắng giữ bầu khí yên lặng. Khi cho bé bú hoặc thay tả cho bé trong đêm, bạn hãy tránh kích thích hoặc đánh thức để bé có thể ngủ lại được dễ dàng.
  • Đừng để bé ngủ ban ngày lâu quá. Nếu bé ngủ nhiều ban ngày, thì bé sẽ thức giấc ban đêm.
  • Cứ để bé nằm trong nôi khi bé thức giấc. Bé học thư giãn và tự dỗ giấc ngủ. Nếu bạn tập thói quen bế bé hoặc đung đưa ru bé ngủ, thì bé cần đến bạn ru ngủ khi bé thức giấc trong đêm.
  • Tránh cho bé ngủ với núm vú cao su. Núm vú này chỉ được dùng để thỏa mãn nhu cầu nút, chứ không phải để ngủ. Nếu trẻ bắt đầu buồn ngủ, thì nên nhẹ nhàng lấy núm vú ra.
  • Bắt đầu trì hoãn phản ứng của bạn khi trẻ nổi cáu lúc 4-6 tháng tuổi. Hãy chờ vài phút trước khi can thiệp, vì trẻ có thể tự dỗ ngủ. Nếu trẻ tiếp tục khóc, thì bạn kiểm soát bé, nhưng nên tránh bật đèn, chơi đùa, bế lên hoặc đung đưa. Nếu trẻ tiếp tục khóc, hãy chờ vài phút nữa rồi xem bé lại. Có thể bé đói, tiểu tiêu, sốt hoặc khó chịu.

Chúc bạn và bé yêu luôn khoẻ mạnh.

YP.