Trong bài viết này, cha mẹ sẽ hiểu rõ hơn về sự phát triển của bé 17 tháng tuổi. Đồng thời, MarryBaby gợi ý mẹ cách chăm sóc bé ở giai đoạn này.
1. Sự phát triển của bé 17 tháng tuổi
1.1 Các chỉ số chiều cao, cân nặng của bé 17 tháng
Theo Bảng chiều cao và cân nặng của trẻ chuẩn WHO, chỉ số chiều cao, cân nặng của bé 17 tháng:
- Bé gái: trẻ sẽ nặng khoảng 10kg, cao khoảng 80cm.
- Bé trai: trẻ sẽ nặng khoảng 10,8kg, cao khoảng 81cm.
Mỗi bé sẽ có một sự phát triển khác biệt; do đó, nếu em bé của mẹ có lệch chuẩn một chút thì cũng không sao mẹ nhé. Mẹ có thể dùng Công cụ Biểu đồ Tăng trưởng của trẻ để theo dõi sát sao sự phát triển của con.
Điều quan trọng hơn là bé đạt được các cột mốc phát triển về vận động, ngôn ngữ, nhận thức và xã hội sau đây.
1.2 Sự phát triển kỹ năng vận động của bé
Bé ở tháng thứ 17 đã có thể tự đi đứng mà không cần nhiều hỗ trợ. Ngoài ra, con có thể sớm bắt đầu chạy, đi lên hoặc xuống cầu thang với tay vịn hoặc tay của cha mẹ; hoặc trèo lên đồ đạc.
Các kỹ năng vận động tay cũng trở nên hoàn thiện hơn. Các hoạt động như viết nguệch ngoạc; lật trang sách; dùng muỗng; uống nước từ cốc hoặc xếp tháp khối đã trở nên dễ dàng hơn với bé.
Ở độ tuổi này, trẻ mới biết đi cũng có thể:
- Cởi bỏ một số quần áo của bé.
- Lấy đồ khi được cha mẹ yêu cầu.
- Nhặt những vật rất nhỏ – ví dụ như đá cuội hoặc mảnh vụn.
- Tự ngồi vào một chiếc ghế nhỏ, hoặc cố ngồi vào ghế của người lớn.
1.3 Sự phát triển ngôn ngữ và nhận thức của bé 17 tháng tuổi
Bé đã nói được ở độ tuổi này, tuy nhiên, những gì bé nói có thể khó hiểu. Cha mẹ có thể là những người duy nhất “giải mã” được thông điệp của bé. Việc bé 17 tháng tuổi nói ngọng, nhầm lẫn các từ với nhau hoặc nói các cụm từ bập bẹ là điều bình thường.
Về số lượng từ, bé có thể nói từ 7 đến 10 từ, một số ít hơn có thể nói lên đến 50 từ.
>> Xem thêm: Trẻ biết nói sớm có thông minh không? Dấu hiệu trẻ có IQ cao
1.4 Sự phát triển về mặt xã hội của trẻ 17 tháng tuổi
Cha mẹ có thể ngạc nhiên khi phát hiện ra bé 17 tháng tuổi của mình đã biết tỏ ra thích hay không thích một điều gì đó. Ở tuổi này, các bé thể hiện rõ ràng về những điều bé muốn và không muốn.
Một số bé còn có thể khiến ba mẹ kinh ngạc bởi một hành động bé chưa từng có trước đây, đặc biệt khi bé bực mình, đó là đánh vào người ba mẹ, nhất là mẹ. Điều này nghe có thể khác thường; nhưng đây thật sự là một biểu hiện của niềm tin.
Bé 17 tháng tuổi biết cha mẹ là một người an toàn để bé thể hiện bé buồn và bực mình như thế nào.
>> Xem thêm: Hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi để trở thành cha mẹ hiểu con
2. Hướng dẫn chăm sóc bé 17 tháng tuổi
2.1 Chế độ dinh dưỡng cho bé 17 tháng
Trong lịch sinh hoạt cho trẻ 1 tuổi, bé ở giai đoạn này tiếp tục ăn 3 bữa chính cân đối và 2 bữa phụ lành mạnh mỗi ngày. Khẩu phần của bé 17 tháng tuổi bằng khoảng 1/4 của người lớn.
Ở độ tuổi này, mẹ nên cho bé ăn cân bằng: Chất đạm – Tinh bột – Chất xơ – Chất béo tốt. Bé vẫn cần tiêu thụ 480ml – 720ml sữa mỗi ngày.
Bé có thể muốn uống sữa trong một cái ly nhất định. Mặc dù những yêu cầu này có thể khiến cha mẹ bực mình; nhưng tất cả chỉ phục vụ một mục đích quan trọng duy nhất: Những thói quen giúp cho thế giới quanh bé dễ đoán, và bé thấy thoải mái với điều đó.
[key-takeaways title=”Mẹ xem thêm:”]
[/key-takeaways]
2.2 Giấc ngủ của trẻ 17 tháng tuổi
Bé ở độ tuổi này thường thức dậy sớm, để có thể chăm sóc giấc ngủ của trẻ và của cha mẹ tốt hơn, hãy thử những mẹo sau:
- Sắp xếp giờ ngủ hợp lý: Nếu bé đi ngủ quá sớm (khoảng 6:45 – 7:00); bé có thể dậy sớm vào sáng hôm sau. Cha mẹ hãy thử đẩy lùi giờ ngủ của bé vào khoảng 7:30 – 8:00 tối.
- Tránh để bé đi ngủ quá trễ: Việc trì hoãn giờ ngủ của bé 17 tháng tuổi quá 8:00 tối sẽ khiến bé mệt mỏi. Sự mệt mỏi ảnh hưởng đến giấc ngủ; bé ngủ không ngon giấc và thực dậy sớm sáng hôm sau.
- Thay đổi thời gian ngủ trưa: Nếu con bạn thức dậy lúc 5 giờ sáng nhưng lại chợp mắt lúc 8 giờ sáng; giấc ngủ trưa của bé có thể là quá sớm. Thay vào đó, hãy thử cho bé 17 tháng tuổi ngủ trưa 10 phút sau mỗi ngày cho đến khi bé đi ngủ lúc 10 giờ sáng hoặc 10:30 sáng.
>> Xem thêm: Trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng là phù hợp với sự phát triển?
2.3 Cách chăm sóc tâm lý của bé 17 tháng tuổi
Cha mẹ có thể sẽ nhận ra có những lúc bé cố tình chống đối. Ví dụ khi cha mẹ nói: “Con hãy tránh xa cái bình đó ra”, bé nhìn thẳng, đồng thời với tay chạm vào cái bình bông; và có thể nắm lấy bó hoa lôi ra khỏi bình.
Cha mẹ biết bé đã nghe được lời dặn, vì thế thay vì xem việc bé không nghe lời bạn là một vấn đề lớn, các chuyên gia cho rằng bạn nên phớt lờ việc đó bất cứ khi nào có thể.
Một khi hiểu rằng hành động của bé có thể khiến bạn nổi nóng, bé sẽ tiếp tục làm nó những lần sau. Một thực tế là ba mẹ nên cố gắng tránh đối đầu với con trong những vấn đề nhỏ nhặt.
2.4 Cách chăm sóc răng miệng và cơ thể cho bé
Để khuyến khích bé đánh răng và duy trì thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng, cha mẹ hãy thử mua cho con một chiếc bàn chải đánh răng đặc biệt có in hình nhân vật yêu thích (ví dụ: Elmo hoặc Gấu Pooh).
Nếu bé 17 tháng tuổi không thích chải tóc, hãy cưỡng lại ý muốn kiềm chế trẻ, điều này sẽ chỉ khiến trẻ sợ hãi hơn. Cha mẹ có thể thử chải hoặc chải tóc cho bé khi béđang phân tâm, thậm chí mời trẻ ăn nhẹ. Hoặc thay phiên nhau với trẻ: Hãy để bé chải hoặc chải tóc cho cha mẹ, sau đó cha mẹ chải tóc cho bé.
>> Xem thêm: Top kiểu tóc cho bé trai 1-10 tuổi chất và dễ thương nhất 2023
3. Cha mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc bé 17 tháng tuổi?
3.1 Có lịch trình sinh hoạt nhất quán
Ở giai đoạn này, các thói quen của bé đã phát triển mạnh. Một đứa bé 17 tháng tuổi có thể nhớ mỗi bước của một lịch trình nhất định.
Do đó, đây là thời điểm lý tưởng để có lịch sinh hoạt nhất quán, tạo thói quen cho bé 17 tháng tuổi. Hãy ăn – ngủ – chơi đúng giờ giấc. Cha mẹ có thể kết thúc một ngày bằng thói quen như tắm, sấy tóc, đánh răng, lấy truyện ra. Và sau đó cùng nằm trên giường đọc sách.
Mặc dù còn nhỏ, nhưng các bé 17 tháng tuổi có thể tỏ ra cứng rắn về những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Khi cha ẹm đặt bé vào giường buổi tối, bé có thể khăng khăng bắt cha mẹ lấy cho bé món đồ chơi yêu thích; và cái mền quen thuộc của bé.
3.2 Cách xây dựng và duy trì quan hệ xã hội với người khác
Khi 17 tháng tuổi, hầu hết các bé đều không còn sợ người lạ nữa. Tại tiệm tạp hóa, bé có thể chào tất cả mọi người bạn gặp, điều mà bé chưa từng làm trước đây. Khi bé tham gia lớp học nhạc hoặc lớp học nhảy, bé sẽ đột nhiên muốn ở gần giáo viên hướng dẫn.
Cha mẹ vẫn là người quan trọng, nhưng bé đang bắt đầu phát triển những mối quan hệ xã hội với những người khác. Bé có thể trở nên thân thiết với họ hàng và hàng xóm thông qua một số hoạt động nhất định. Ví dụ như khi cha mẹ cho bé về thăm ông bà, bé có thể kéo ông ra vườn để “nghiên cứu” những bông hồng ông đã chỉ cho bé trong lần về thăm ông bà trước đó.
Tóm lại, bé 17 tháng tuổi trải qua cột mốc phát triển quan trọng, đặc biệt là cảm xúc của bé. Trong giai đoạn này, cha mẹ hãy tích cực trò chuyện, quan tâm đến bé cưng và tránh nổi đóa với con. Đó là cách để giúp trẻ học kiềm chế cảm xúc và hoàn thiện các kỹ năng của mình.