Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Sự phát triển thể chất của trẻ mầm non: Cơ bắp mềm và lỏng lẻo

Dấu hiệu giảm trương lực cơ
Nếu cơ bắp của bé trông lỏng lẻo và yếu ớt và khi dùng tay nhấc bé từ dưới nách có cảm giác như bé đang trượt khỏi tầm tay, bé có thể mắc phải chứng giảm trương lực cơ, trương lực cơ yếu. Các triệu chứng của trương lực cơ yếu xuất hiện rõ ràng khi bé lên 2 như không đi được loại xe 3 bánh cho trẻ em, gặp vấn đề về giữ thăng bằng, phản ứng chậm, di chuyển không linh hoạt, sức mạnh cơ bắp yếu…

Nguyên nhân giảm trương lực cơ
Những nguyên nhân nghiêm trọng gây ra tình trạng giảm trương lực cơ là hội chứng Down hay loạn dưỡng cơ và sẽ được chẩn đoán khi bé bước vào thời kỳ tập đi. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất là trương lực cơ yếu bẩm sinh lành tính, về cơ bản đây không phải dấu hiệu cho sự chậm phát triển. Các bé mắc phải tình trạng này thường gặp khó khăn khi nhảy hoặc leo trèo, nhưng sẽ cải thiện theo thời gian.

Giải pháp điều trị giảm trương lực cơ
Để tăng sức mạnh và sức chịu đựng cho các cơ cũng như chống lại khả năng cơ bị suy giảm chức năng, bé sẽ cần tập luyện thường xuyên như tham gia lớp thể dục dụng cụ hay bơi lội. Mặc dù các bé có trương lực cơ yếu không mạnh khỏe và khéo léo như các bạn đồng trang lứa nhưng việc tăng cường tập luyện trương lực cơ sẽ giúp bé thành thạo những kỹ năng thể chất sau này như đi xe đạp hay leo trèo qua các thanh xà.
dieu tri truong luc co 1

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Khi bé ra đời sẽ mang đến niềm vui và hạnh phúc cho cha mẹ. Với tất cả tình thương, cha mẹ luôn nâng niu, chăm sóc bé và làm tất cả những gì tốt cho bé. Nhưng ngoài tình thương dành cho bé, cha mẹ cần chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản để tránh những sai sót khi chăm sóc trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh dễ nhiễm trùng:

  • Trẻ sơ sinh rất dễ bị các loại vi khuẩn “tấn công” do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Vì vậy, cha mẹ nên rửa tay thật sạch trước khi ẵm hay ôm hôn bé.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Cơ thể của bé còn non yếu nên rất cần được chăm sóc kỹ lưỡng

Không để trẻ sơ sinh ngủ qua đêm:
“Thời khóa biểu ngủ” của trẻ sơ sinh không giống nhau. Trẻ sơ sinh thường ngủ nhiều nhưng vẫn cần phải ăn trong khoảng 2-3 giờ mỗi lần. Vì vậy, nếu thấy bé ngủ 8 tiếng liên tục, cha mẹ nên lưu ý, đây có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da.

Không cách ly bé với bên ngoài trong 6 tuần đầu:
Đây là quan niệm sai lầm của cha mẹ. Chúng ta không nên cho bé ra ngoài quá lâu, nhưng nên bắt đầu cho bé làm quen với môi trường xung quanh trong tuần thứ hai. Thời điểm thích hợp là khoảng từ 9-10h hay từ 15h -16h, khi trời mát mẻ, không quá nóng hay lạnh.

Không nên chọn quần áo cho bé theo ý mình:
Cơ thể bé sơ sinh còn non nớt, vì vậy, cha mẹ nên chọn quần áo có chất liệu cotton, mềm mại, thoáng mát…, đừng chỉ thấy đẹp là mua nhé.

Nên cho bé ăn ngay khi bé đói:
Không nên như vậy, hãy cho bé ăn bất cứ khi nào bé đói, đảm bảo ít nhất bốn giờ một lần chứ không nên chỉ cho bé ăn theo đúng bữa.

Xương sống của bé khá mềm, yếu:
Do tủy sống chưa phát triển đầy đủ nên xương sống của bé khá yếu và mỏng manh. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý và cẩn thận khi nâng đầu và cổ bé. Khi bế bé ở tư thế nằm ngang thì phải dùng cánh tay đỡ đầu bé; còn khi bế đứng hoặc đặt bé nằm xuống thì cần chú ý đỡ đầu và cổ của bé.

Hoàng Oanh

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Vì sao bé hay đi nhón gót?

Dấu hiệu trẻ có vấn đề khi đi nhón gót chân
Hầu hết các bé thỉnh thoảng đi nhón gót khi chơi đùa, ví dụ trong các trò chơi cần di chuyển thật khẽ, bé sẽ vịn vào đồ đạc trong nhà và di chuyển bằng các đầu ngón chân. Một số bé cũng thích đi nhón gót tới lui vì cảm thấy như thế thật khác biệt và thú vị. Nói chung, việc các bé dưới 2 tuổi đi nhón gót chân không phải vấn đề đáng lo ngại và thường sẽ không trở thành thói quen lâu dài.

Tuy nhiên, nếu bé có một vài trong các dấu hiệu dưới đây, ba mẹ nên đưa bé tới bác sĩ để được kiểm tra:

  • Hầu như chỉ đi bằng đầu ngón chân
  • Cơ bắp căng cứng
  • Thiếu sự phối hợp giữa các chi
  • Đi đứng một cách vụng về, thường xuyên vấp ngã hoặc đi lạch bạch
  • Có bất thường trong sự phát triển kỹ năng vận động, ví dụ như bé không thể cài nút áo của mình
  • Đứng không vững khi đi chân trần
  • Mất đi các kỹ năng vận động đã có
Sự phát triển thể chất của trẻ mầm non: Đi nhón gót có thể là dấu hiệu của bại não
Đi nhón gót có thể là biểu hiện của một số vấn đề về thể chất, trong đó có bệnh bại não

Nguyên nhân trẻ có vấn đề khi đi nhón gót chân
Nếu bé con của bạn luôn đi theo kiểu nhón gót, bé có thể gặp vấn đề về thể chất chẳng hạn như bẩm sinh gân achilles, gân ở gót chân hơi ngắn nên cứ chuyển động là nhón gót. Điều này sẽ làm cản trở bé đứng thẳng trên bàn chân và giới hạn mức độ vận động ở mắt cá chân. Bên cạnh đó, việc đi nhón gót có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn vận động, một tình trạng của bệnh bại não.

Có nhiều loại bại não và phổ biến nhất là bại não thể co cứng, có nghĩa là các chi bị co cứng, cử động khó khăn. Trẻ em sinh non có nguy cơ bị bại não cao hơn các bé sinh đủ tháng do sinh non có thể bị xuất huyết trong não, gây tổn thương các bộ phận điều khiển hoạt động của não. Đôi khi người mẹ hay thai nhi bị nhiễm trùng trong thời gian người mẹ mang thai cũng làm tổn hại mô não và dẫn đến bại não. Đôi khi trẻ sinh non phát triển một tình trạng gọi là nhuyễn hóa chất trắng quanh não thất gây tổn thương những dây thần kinh điều khiển sự vận động.

Bé đi nhón gót cũng có thể do mắc phải hội chứng liệt nửa người, đây là một dạng của bại não, trong đó các gân Achilles của bé rất căng, gót chân bị kéo lên và các ngón chân hướng xuống. Nếu nguyên nhân làm bé đi nhón gót xuất phát từ những tổn thương não, tình trạng này thường xuất hiện cùng với sự chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ và bệnh tự kỷ. Vì vậy, nếu bé xuất hiện các vấn đề này cùng lúc, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ để kiểm tra.

Nếu bác sĩ xác định bé không bị bại não, tự kỷ và những vấn đề liên quan tới thần kinh khác, đồng thời trương lực cơ và khả năng vận động mắt cá chân của bé tốt, bé có thể được chẩn đoán tình trạng đi nhón gót tự phát. Điều này có nghĩa là không xác định được nguyên nhân và việc bé đi nhón gót chỉ là do thói quen.

Giải pháp điều trị việc bé đi nhón gót chân
Viiệc bé đi nhón gót chânquen. bại não, tự kỷ và những vấn đề liên quan tới thần kinh khác, đồng thời trương lực cơ và khả năng vận động mắt cá chân của bé tốt, bé có thể được chẩn đoán tình trạngp sệc vì v bé đi nhón gót chânquen. bại não, tự kỷ và những vấn đề liên quan tới thần kinh khác, đồng thời trương lực cơ và khả năng vậu khi bé đi nhón gót chân quen.

Nếu bé có vấn đề về thể chất, ví dụ như gân Achilles ngắn, việc điều trị có thể bắt đầu với vật lý trị liệu trong đó bao gồm kéo co giãn. Bác sĩ sẽ cho bé mang một dụng cụ chỉnh hình mắt cá chân, bàn chân, đây là một giá đỡ bằng nhựa với trọng lượng nhẹ ôm theo mặt sau của chân và giữ bàn chân ở một góc 90 độ. Bé sẽ cần mang dụng cụ này cả ngày và đêm cho đến khi hết hẳn tình trạng đi nhón gót. Tất nhiên, bạn có thể tháo nó ra khi tắm bé hoặc khi bé thực hành các bài tập tăng cường. Một số ít trường hợp có thể cần thực hiện phẫu thuật để cải thiện tình hình.

Nếu nguyên nhân sâu xa của tình trạng đi nhón gót là do bệnh bại não hoặc tự kỷ chứ không phải là do vấn đề về thể chất, các liệu pháp điều trị sẽ giúp cải thiện những yếu tố cơ bản. Trong trường hợp đó, bước đầu tiên để xác định hình thức điều trị mà bé cần là đánh giá lại quá trình phát triển của bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Sự phát triển thể chất của trẻ mầm non: Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)

Dấu hiệu của hội chứng tăng động giảm chú ý

Không có gì lạ nếu các bé tuổi tập đi thích được vận động, đây là chuyện hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, sẽ không bình thường nếu bé vận động quá mức như liên tục cựa quậy và nói chuyện hoặc chuyển động mà không tự chủ, những cử động không chủ ý lặp lại nhiều lần.

Ở độ tuổi này rất khó để xác định như thế nào là “quá mức”, nhưng nếu cảm thấy lo lắng khi bé hoạt động không ngừng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ nhi. Đặc biệt là những chuyển động lặp đi lặp lại nhiều lần một cách bất thường như run, máy giật, cơ thỉnh thoảng lại giật một cách tự phát, nhất là ở mặt, động kinh hoặc nhăn mặt đều cần được sự chẩn đoán y khoa chuyên nghiệp.

Nguyên nhân của hội chứng tăng động giảm chú ý

Liên tục di chuyển hoặc cựa quậy ở trẻ em có thể là dấu hiệu của chứng tăng động giảm chú ý (ADHD). Tuy nhiên, dấu hiệu lâm sàng củabệnh ADHD lại khá tương đồng với các hành vi tự nhiên của bé ở tuổi tập đi như loay hoay, thích chạy và leo trèo hay vội vàng…Do đó, rất khó chẩn đoán chính xác ADHD cho đến khi bé đã đến tuổi đi học. Bên cạnh đó, tật máy giật và động kinh cũng có thể được gây ra bởi một loạt các hoạt động thần kinh và cần được đánh giá kỹ lưỡng bởi bác sĩ

Giải pháp điều trị hội chứng tăng động giảm chú ý

Khi bé ở tuổi đi học được chẩn đoán mắc phải tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý, ba mẹ sẽ cần cùng với bác sĩ xây dựng một kế hoạch để giúp cho bé hoạt động tốt ở trường, ở nhà, bao gồm các phương pháp trị liệu dùng thuốc và không dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu bé còn ở tuổi tập đi, đây lại là một vấn đề khác.

Sự phát triển thể chất của trẻ mầm non: Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)
Rất khó để chẩn đoán hội chứng tăng động giảm chú ý ở các bé mầm non vì khó nhận biết bé có triệu chứng bệnh hay chỉ là hành vi bình thường của lứa tuổi

Như đã nói ở trên, việc bé quá hiếu động và thiếu chú ý trong hoạt động hàng ngày là bình thường ở độ tuổi của bé, do đó, ngay cả khi gia đình bạn có người từng bị bệnh ADHD, bạn có thể cảm thấy nghi ngờ nhưng chưa đến lúc để chẩn đoán hội chứng này ở một đứa trẻ còn chập chững.

Nếu bé quá hiếu động, ba mẹ có thể sẽ cần được tư vấn về việc quản lý hành vi của bé hoặc đơn giản là nghỉ ngơi nhiều hơn. Trong trường hợp nghi ngờ bé gặp vấn đề về thần kinh, bác sĩ sẽ kiểm tra toàn bộ hệ thần kinh của bé, có thể bao gồm chụp cộng hưởng từ MR và việc điều trị sẽ dựa trên kết quả của các xét nghiệm này.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Cai sữa cho bé: Bí quyết hiệu quả dành cho mẹ

Cai sữa là một trong những giai đoạn khó khăn cho cả mẹ và bé. Bởi bé đã quen thuộc với mùi vị thơm ngon từ nguồn sữa mẹ, trong khi đó mẹ sẽ không thể nào kìm lòng nổi mỗi khi thấy con khóc đòi bú. Hơn nữa, tâm lý và sức khỏe của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu mẹ chọn sai thời điểm, sai cách thức. MarryBaby mách mẹ những điều cần biết khi cai sữa cho bé.

Nên chắc chắn rằng bé đã sẵn sàng cai sữa

Cai sữa cần phải thực hiện khi đủ độ “chín”, tức là sự sẵn sàng ở bé. Như vậy, việc cai sữa cần được tiến hành dựa trên nhu cầu của bé. Một khi mẹ nhận được những “tín hiệu” bé đã sẵn sàng để dấn thân vào những mối quan tâm mới hơn là việc bú mẹ mỗi ngày, đó mới là lúc việc cai sữa đạt được thành công. Việc cai sữa sớm có thể khiến bé cảm thấy hụt hẫng và đưa con vào trạng thái độc lập khi chưa thực sự sẵn sàng.

Mỗi em bé có nhịp độ phát triển riêng và mẹ đừng sốt ruột khi con mình chưa đạt được những mốc như các bạn. Nếu mọi thứ đang diễn ra quá nhanh, cho mẹ hay cho bé, hãy làm chậm tiến trình lại. Có thể mẹ không cần phải cho con bú, nhưng không có lý do gì để không ôm ấp, nựng nịu bé. Hãy thấu hiểu và đáp ứng những nhu cầu của bé.

Nếu bé gặp khó khăn trong quá trình cai sữa, thời gian chính là câu trả lời. Mẹ sẽ nhận ra rằng chờ đợi thêm một chút là quyết định sáng suốt. Khi thời điểm đến, bé sẽ nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi và việc cai sữa sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Mách mẹ bí quyết cai sữa cho bé

Ngoài những nỗ lực của mẹ, việc cai sữa có thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào trẻ. Nhiều trẻ cai sữa rất dễ nhưng cũng có trẻ rất khó. Mẹ không nên áp dụng theo một khuôn khổ nào hay bắt chước cách cai sữa cho bé của những bà mẹ khác.

Cai sữa cho bé là cả một quá trình gian nan, khi việc bú mẹ dường như đã thành thói quen không thể từ bỏ của bé. Mẹ nên bắt đầu cai sữa một cách từ từ, dù bé đang ở độ tuổi nào. Tuyệt đối không nên đột ngột chấm dứt hẳn cho bé bú vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Gửi con về nhà ngoại hay đi đâu đó một thời gian để bỏ bú bé có thể dễ làm bé rơi vào trạng thái hỗn loạn vì không có mẹ bên cạnh. Thay vì vậy, mẹ có thể tham khảo những cách cai sữa cho bé sau:

♦ Bỏ bớt một cữ bú cho con

Thay vì cắt đi nguồn sữa một cách đột ngột, mẹ hãy thử bỏ một cữ bú của trẻ trong ngày và bắt đầu quan sát. Chuẩn bị một bình sữa đựng sữa mẹ hay sữa công thức để thay thế cho việc bú mẹ. Lặp lại tại cùng thời điểm trong nhiều ngày, liên tục từ 1-2 tuần để bé có thời gian kịp thích nghi với sự thay đổi. Cách này cũng giúp nguồn sữa mẹ tự điều chỉnh và giảm đi.

Cai sữa đêm cho bé
Không dứt khoát cai sữa cho bé hoàn toàn, nhưng bé từ 6 tháng tuổi mẹ có thể tập cho trẻ quen dần với việc không bú đêm

♦ Giảm lượng thời gian cho bé bú

Với bé từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể cho bé bú ngắn hơn so với bình thường trong mỗi cữ bú. Đồng thời, cho bé ăn dặm thêm các loại bột sữa, đồ ăn dặm. Với những bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé uống thêm sữa công thức để đảm bảo trẻ nhận đủ những dưỡng chất cần thiết.

♦ Trì hoãn, làm trẻ phân tâm

Cách này chỉ áp dụng được đối với bé hơn 12 tháng tuổi và đòi hỏi mẹ phải có tính kiên nhẫn và kiên quyết cao. Trì hoãn ở đây có nghĩa là khi bé đòi bú mẹ hãy cố gắng hoãn lại một cữ bú. Có thể làm một điều gì đó để trẻ phân tâm hay hẹn thêm một thời gian nữa sẽ cho con bú.

Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý khi đã hứa với con sẽ cho bé bú, mẹ nên thực hiện. Trì hoãn lâu có thể làm trẻ mất lòng tin vào mẹ.

Có cần bổ sung sữa khi cai sữa cho bé?

Nếu bé đã lớn hơn 9-10 tháng và vẫn được bú mẹ thường xuyên, cộng với đó, chế độ ăn dặm đã ổn định thì mẹ không cần cho con bổ sung thêm bất kỳ loại sữa nào khác như sữa công thức, sữa bò, sữa gạo… Tuy nhiên, có thể thêm một ít nước trái cây hay nước lọc.

Sau 12 tháng tuổi, sữa trở thành một phần nhỏ trong chế độ ăn của bé. Nếu bé không còn chịu uống sữa, mẹ có thể thay thế bằng yogurt, phô mai hay các loại kem từ sữa. Đồng thời, mẹ còn có thể pha trộn sữa vào trong nhiều món ăn như bánh rán, trái cây dằm, sinh tố, bánh flan

Những khó khăn thường gặp khi cai sữa cho bé

♦ Tốn thời gian và công sức để dỗ con ngủ: Bạn có thể phải dành cả tiếng để chơi với bé trước khi con đi ngủ thay vì chỉ cho con bú trong 10 phút như trước đây. Cai sữa cho bé có thể trở thành một quá trình vất vả và rút sạch năng lượng của bạn. Ngoài ra, nếu bạn còn cho con bú vào ban ngày thì lại càng phải nỗ lực tìm kiếm những lựa chọn thay thế cho các cữ bú như trò chơi cho bé, đọc sách hoặc một hoạt động nào đó khác.

♦ Quá trình cai sữa cho bé kéo dài như bất tận: Có thể phải dành tận hai tháng cho tới một năm để bé cai sữa dần dần.

♦ Bạn có thể thất bại vì rất, rất nhiều lý do: Khi bé bị ốm, việc chăm sóc và cho bé ăn bằng cách bú mẹ sẽ khiến mọi chuyện dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu bé bị ốm ngay vào thời gian đang cai sữa, bạn có thể sẽ phải bắt đầu lại mọi thứ một lần nữa. Quá trình cai sữa cũng có thể bị thụt lùi bởi việc mọc răng, đau ốm, kỳ nghỉ hoặc sự thay đổi thói quen của bé.

Cai sữa cho bé
Nhiều bé tỏ ra dễ chịu và nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi, một số bé lại không thích ứng được với việc mẹ cai sữa cho bé

♦ Cai sữa phụ thuộc vào tính cách của bé: Nếu con bạn là một đứa trẻ thích đòi hỏi hoặc quá tình cảm, việc cai sữa có thể dời lại cho đến khi bé lớn cũng được. Việc không được bú mẹ để có sự an ủi hay thiếu đồ chơi cho những đứa trẻ này có thể khiến chúng thậm chí còn đòi hỏi nhiều hơn nữa.

♦ Cai sữa làm mẹ cảm thấy trống trải: Nếu con bạn đã cai sữa/cơ bản cai sữa trước khi bạn sẵn sàng, bạn có thể phải tự tìm cách lấp chỗ trống cho bản thân. Thậm chí bạn sẽ cần sự động viên từ gia đình và bạn bè sau khi sự gắn kết thân thiết với con mất đi.

Lưu ý dành cho mẹ

Cai sữa cho bé trong một vài trường hợp có thể diễn biến phức tạp hơn, khi bé tỏ ra không hào hứng với “thử thách” này. Mẹ nên đặc biệt lưu ý, có thể tạm thời dừng việc cai sữa lại nếu nhận thấy bé có những dấu hiệu sau:

  • Bé có cảm giác sợ xa mẹ nhiều hơn.
  • Bé cáu kỉnh, khóc lóc nhiều hơn.
  • Thường xuyên bị giật mình thức giấc vào ban đêm.
  • Bé đột ngột thân thiết hơn với một món đồ chơi hoặc đồ vật nào đó. Chẳng hạn như thú bông, hoặc chăn, mền.
  • Bé thường xuyên mút ngón tay, núm vú cao su.
  • Bé bị đau bụng, táo bón, bỏ ăn hoặc biếng ăn hơn trước.
  • Bé có vẻ xa cách, tách biệt hơn.
  • Thời gian đầu trẻ sẽ không quen, sinh ra quấy khóc, đòi bú. Do đó, bạn cũng nên vững tâm để quá trình cai sữa thành công.
  • Ngưng không cho con bú có thể khiến cho bạn bị tức, ứ sữa, thậm chí sưng và viêm đầu vú. Bạn có thể dùng khăn ấm chườm lên để bớt đau, sau đó vắt sữa ra.

Trong trường hợp bé bị bệnh 

Việc bé đòi bú mẹ khi đang bị bệnh là một hành động hết sức bình thường. Việc cho con bú lúc này là cần thiết vì nhờ đó mà bé được bù đắp lượng nước đã mất cùng với bổ sung những chất dinh dưỡng cho cơ thể đang mệt mỏi. Nếu không được bú mẹ, bé có thể bị mất nước và dễ bị choáng. Việc cho bé bú cũng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn, cảm thấy được an ủi và che chở trong những cơn ốm bệnh.

Các chuyên gia cũng không khuyến khích việc cai sữa khi bé đang bệnh. Mẹ nhớ nhé, luôn bắt đầu cai sữa khi bé con đang ở tình trạng tốt nhất, khỏe mạnh và vui vẻ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Làm gì khi bé không chịu thay quần áo?

Thử nghĩ xem bao nhiêu người trưởng thành sẽ dám mặc một bộ đồ ra đường từ ngày này qua ngày khác? Vì thế chuyện bạn bực mình khi bé không chịu thay quần áo là có thể hiểu được, nhưng cũng nên hiểu rằng bạn không cần ép buộc bé mặc những bộ đồ bé không thích.

Nếu bé cảm thấy khó chịu với quần áo của mình, vì chúng quá nóng khi mặc ra đường, ba mẹ nên để bé mặc bộ đồ mềm mại, yêu thích của bé. Bé sẽ vui vẻ và không có chuyện gì phải tranh cãi ở đây cả. Với quần áo mới mua, bạn thử làm mềm vải bằng cách giặt bộ quần áo đó vài lần.

Làm gì khi bé không chịu thay quần áo?
Việc bé không chịu thay quần áo có thể kỳ lạ nhưng đều có nguyên nhân cả

Để giúp bé làm quen với việc thay quần áo, bạn cũng nên lựa chọn quần áo cho bé thật cẩn thận, tránh những bộ có chất vải cứng, dễ gây trầy xước hoặc quá cầu kỳ. Chắc chắn, quần shorts lưng thun dễ mặc hơn quần shorts dùng nút và dây kéo, áo dệt kim, áo thun thân thiện với bé hơn là áo sơ mi cài nút. Bạn nên tránh mua nhiều áo khoác cùng lúc, một số kiểu là đủ mặc cho tất cả các dịp.

Nếu những lúc họp mặt gia đình hoặc sự kiện quan trọng, bạn cần bé mặc một bộ quần áo lịch sự hơn, bạn cần phải chuẩn bị từ trước. Bé con rất “ghiền” quần lưng thun, bé sắp đi dự tiệc cưới và bạn muốn bé mặc bộ đồ vest mà vẫn vui vẻ? Bạn có thể thử cho bé coi một đoạn phim quay cảnh đám cưới, chỉ cho bé các bé phụ dâu, phụ rể trong đám cưới. Sau đó dẫn bé tới một cửa hàng bán quần áo, cho bé lựa một bộ đồ vest nhỏ và tập cảnh đi lên đi xuống trên lối đi trong nhà. Bằng cách này, bé sẽ làm quen dần với bộ đồ mới cũng như cảm thấy hứng thú với việc mặc nó.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

7 ngày giúp bé ngủ ngon

7 ngày giúp bé ngủ ngon

Ngày 1: Tạo thói quen hằng ngày cho bé

Nhiều bé ngủ ngày và đêm lẫn lộn, ngủ trưa trong thời gian dài vào buổi chiều và thức dậy chơi lúc phải đi ngủ. Nhưng hôm nay, bạn sẽ điều chỉnh điều đó.

Trước tiên, bạn cần tập thói quen đánh thức bé dậy sớm cùng một lúc mỗi ngày. Để nôi bé gần cửa sổ và kéo màn chắn lên. Ánh sáng tự nhiên giúp trẻ tổ chức các nhịp sinh học của bé. Việc để cho trẻ ngủ trưa với những màn chắn được kéo lên trên cũng đẩy mạnh quá trình này. Nếu bé thức dậy từ một giấc ngủ trưa vào ban ngày, bé hiểu đó là thời gian để thức dậy. Nếu bé thức giấc vào ban đêm trong bóng tối, bé sẽ học cách tiếp tục ngủ”.

7 ngày giúp bé ngủ ngon (phần 1)
Tập cho bé ngủ từ từ là cách tốt nhất để bé có thể tự ngủ.

Tiếp đó, bạn cần tập cho trẻ bắt đầu những thói quen nhẹ vào ban đêm, chẳng hạn như buổi tối, bạn nên thay đồ ngủ cho bé, đặt bé vào nôi, mở đèn ngủ. Trước khi đặt bé vào nôi, bạn có thể đọc một câu chuyện hoặc hát một bài hát, giúp cơ và hệ thống cảm giác của bé dịu lại.

Ngày 2: Tập luyện giúp bé ngủ ngon hơn

Hôm nay, bạn sẽ dựa trên những thói quen phù hợp mà bạn đã bắt đầu cho bé từ hôm qua để giúp bé ngủ ngon hơn. Nếu trẻ vẫn còn đòi bú đêm, điều đó có thể là một thời gian tốt để nhấn mạnh sự khác nhau giữa ngày đêm. Bạn hãy vẫn cho bé ăn nhưng với ánh sáng dịu. Bạn có thể làm mọi thứ nhưng tránh kích thích bé. Cho bé ăn vào ban ngày, bạn có thể hát, chọc ghẹo bé. Vì vậy bé bắt đầu nhận thấy sự khác biệt.

Tiếp tục chú ý cẩn thận với những gì giúp xoa dịu bé vào buổi tối. Tắm có thể làm bé cảm thấy êm dịu và tiếp thêm sinh lực. Bạn cũng nên thêm vào một chút âm thanh. Tiếng o o của máy quạt hay máy điều hòa hoặc đài phát thanh có thể thiết lập các hoạt động tĩnh cho trẻ sơ sinh. Bạn có thể giảm âm thanh ngay từ khi bé bắt đầu đi vào giấc ngủ.

Ngày 3: Bé bắt đầu khóc

Bạn phải tự rèn luyện mình: Tối nay bạn sẽ đặt bé vào trong nôi, khi bé vẫn còn thức. Nếu bé ngủ thiếp đi trên ngực bạn trong khi đang bú thì bây giờ bạn hãy đánh thức bé, cho bé biết rằng bé vẫn còn thức khi được đặt vào nôi. Dĩ nhiên bé sẽ khóc nhiều hay ít ngay sau đó. Nhưng cứ yên tâm, sau khi khóc lả bé sẽ ngủ.

Bạn cũng không nên lo lắng về việc để cho bé khóc. Đối với trẻ 5 hoặc 6 tháng tuổi, bé khó chịu hơn bởi vì bạn đã thay đổi quy định của bé. Trong khi đó, bé 3 tháng tuổi chỉ biết các thói quen mà bạn tạo ra. Và trẻ dưới 5 tháng thường khóc kéo dài 15 hoặc 20 phút. Nếu có chuyện gì xảy ra, bạn nên ghé mắt đến bé thường xuyên và luôn có mặt khi bé ọ ọe. Nhưng chỉ là lén kiểm tra bé: không bật đèn, không bế bé ra khỏi nôi, không cho bé ngậm núm vú giả.

Ngày 4: Cứng rắn để giúp bé ngủ ngon hơn

Đêm qua thật dài. Hy vọng tối nay sẽ cải thiện hơn. Bé sẽ sớm nhận ra rằng khóc cũng không mang lại kết quả gì. Khi bé chống cự, bạn lại kéo dài thời gian tác động ra mỗi 10 phút. Nếu chuyện gì xảy ra đi nữa, đừng chịu thua. Nếu bạn không quyết tâm, bé sẽ được nước và ngày mai bé sẽ khóc nhiều hơn”.

Ngày 5: Bé ổn định

Mỗi bé chỉ mất khoảng 3 đến 5 ngày để làm quen với phương pháp này, nên đêm nay sẽ là một đêm tuyệt vời. Nếu bé vẫn chưa chịu quen, kéo dài thời gian của bạn ra 15 phút. Một số em bé cần sự đảm bảo là bạn phải ghé mắt đến bé thường xuyên, nhưng số khác thích được chọc ghẹo một lúc. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đang thúc đẩy phản ứng của bé mỗi khi bạn đi và bạn có thể tránh xa bé thì bạn nên làm vậy. Chỉ cần nhìn bé qua khe cửa.

Vấn đề khác thường xuyên xảy ra là việc cho bé bú đêm. Hầu hết trẻ đều được cho bú đêm, vì thế bạn không thể dứt cữ của bé ngay được mà phải từ từ: Ôm nhưng không hát cho bé nghe, không để ánh sáng vào, ngay cả trong thời gian thay tã và đặt bé vào nôi ngay.

7 ngày giúp bé ngủ ngon
Bé tự ngủ và ngủ ngon giấc là mong muốn của hầu hết các bà mẹ.

Ngày 6: Bé ngủ thẳng giấc

Nghe hạnh phúc thật! Nhưng bạn nên ghé qua phòng bé thường xuyên để kiểm tra bé.

Ngày 7: Bạn có thể ngủ ngon lành

Hãy khen ngợi chính mình. Bạn đã không chỉ lấy lại giấc ngủ cho bạn mà còn cho bé một món quà quan trọng: Thói quen ngủ tốt cũng quan trọng như vệ sinh sạch sẽ làm bé vui. Dù bé ngủ ngon thì vẫn có vấn đề xảy ra sau này, bạn nên áp dụng cách này bất cứ khi nào cần tới. Bé sẽ phản ứng lại nhưng ít khó khăn hơn ở lần thứ hai vì bé đã nắm rõ nguyên tắc.

6 lời khuyên khi bé ngủ cùng bố mẹ

Giúp bé ngủ ngon khi ngủ cùng bố mẹ

1. Nệm phải cứng 

Loại nệm mềm, dễ lún không thích hợp với trẻ nhỏ vì bé có thể bị ngạt thở hoặc quá nóng. Nếu một cạnh giường, đầu giường kê gần tường, bạn phải đảm bảo kê khít và không để khoảng hở giữa tường và giường vì bé có thể bị lọt xuống khe hở này và gặp nguy hiểm. Nguyên tắc an toàn này được đặc biệt khuyến nghị cho trẻ dưới 10 tháng tuổi.

2. Hạn chế để quá nhiều vật dụng trên giường

Đừng dùng những tấm chăn dày khi bé dưới 1 tuổi. Bạn chỉ nên đắp cho bé một lớp đắp mỏng để tránh bé bị quá nóng hay ngạt thở. Nguy cơ cao nhất là khi bé dưới 3 tháng tuổi. Khi đắp chăn cho bé, bạn cần đảm bảo chăn không che mặt và đầu bé.

3. Không bao giờ ngủ trên sofa

Bé có thể bị kẹt ở phần khe giữa nệm ngồi và lưng ghế. Bạn cũng đừng cho bé ngủ chung trên nệm nước vì nệm quá mềm có thể khiến mặt và mũi bé bị kẹt khi nằm nghiêng hay vô tình lật sấp.

4. Đừng để bé quá nóng

Hãy mặc cho bé đồ mỏng và mát khi ngủ vì khi tiếp xúc với bạn, thân nhiệt của bé sẽ tăng lên. Nguyên tắc chung là: nếu bạn cảm thấy thoải mái thì bé cũng vậy.

5. Không để bé ngủ chung với anh chị lớn

Nhìn chung, trẻ em không dễ tỉnh giấc như người lớn nhưng trong lúc ngủ, bé có thể lăn lộn, cử động chân tay và làm em của mình bị thương. Nếu muốn tất cả các anh chị em và bé nằm chung trên một chiếc giường, tốt nhất là bạn nằm giữa bé và các anh chị của mình.

6. Không để bé một mình trên giường

Bé có thể dễ dàng rơi ra khỏi giường. Bạn cũng không nên để bé nằm gối hoặc đặt gối hai bên bé. Điều này có thể khiến bé bị ngạt thở. Khi ra khỏi phòng, hãy đặt bé vào nôi.

Nếu bạn chọn cách để con ngủ chung giường, hãy lưu ý một số điều dưới đây:

  • Chuẩn bị một chiếc giường cỡ lớn, bạn và bé sẽ có đủ không gian để ngủ thoải mái.
  • Để bé vào một chiếc nôi nhỏ đính vào giường của bạn.
  • Sắp xếp sao nôi bé và giường bạn ở cùng một độ cao.

4 thói quen giúp bé ngủ ngon tròn giấc, hạn chế bệnh vặt

1. Uống thêm 1 ly sữa trước khi ngủ

Vậy bé có bị sâu răng không? Đương nhiên là mẹ cho bé uống sữa trước khi ngủ 15-20 phút và nhắc bé đánh răng. Uống thêm sữa buổi đêm không chỉ giúp trẻ tiết ra hormone tăng trưởng nhiều hơn mà còn giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Hẳn mẹ đã biết hệ xương của bé phát triển nhanh nhất vào nửa đêm về sáng, vì vậy uống 1 ly sữa trước khi đi ngủ cho phép trẻ hấp thụ canxi tốt hơn và tăng cường sự phát triển xương của trẻ.

2. Rửa chân bằng nước ấm

Thói quen này mẹ có thể tập cho bé từ thời điểm còn trong năm, rửa chân bằng nước ấm và lau khô trước khi lên giường. Cách này sẽ giúp bé giảm mệt mỏi và thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch. Mẹ ngâm chân cùng con cũng có tác dụng tương tự.

3. Kể chuyện bé nghe

Hẳn là chuyện nhỏ đúng không mẹ? Kho tàng sách cho bé có thể tìm mua thêm bất kỳ lúc nào nên mẹ cứ vô tư kể thật nhiều câu chuyện thú vị để giúp bé ngủ ngon hơn. Đây cách là cách khuyến khích trẻ ham thích đọc sách và kết nối sợi dây tình cảm giữa hai mẹ con.

giúp bé ngủ ngon 1
Đừng quên trò chuyện và ôm hôn bé trước khi ngủ

4. Đừng quên trò chuyện với bé

Không nhiều nhưng chỉ cần dành cho bé 10-15 phút mỗi ngày trước khi bé ngủ để ôm, hôn và lắng nghe con là đủ giúp bé hiểu cha mẹ luôn yêu và ở bên con. Cảm nhận được tình cảm của bố mẹ sẽ giúp tinh thần của bé thoải mái hơn và từ đó lớn nhanh hơn.

Dầu cá giúp bé ngủ ngon hơn

Trường Đại học Oxford đã tiến hành nghiên cứu mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và việc bổ sung omega 3. Nghiên cứu được thực hiện trong vòng 4 tháng trên 352 trẻ từ 7-9 tuổi có vấn đề với giấc ngủ và môn tập đọc ở trường.

Thống kê từ cha mẹ các em cho thấy 4/10 trẻ gặp khó khăn trong việc ngủ đủ giấc. 43 trẻ thường xuyên mất ngủ nhất được chọn ra để theo dõi sát sao trong suốt 5 đêm.

Kết quả cho thấy những trẻ uống bổ sung omega 3 hàng ngày ngủ thêm được 58 phút và ít thức dậy giữa đêm so với trẻ khác đến 7 lần. Một bước phân tích axit béo trong máu cũng cho thấy mức omega 3 thấp dẫn đến khả năng tập trung kém hơn khi trẻ theo học ở trường.

Cơ thể người vốn không tự sản xuất được omega 3, chất có nhiều trong dầu cá. Dầu cá cũng chứa DHA giúp liên kết tế bào thần kinh, duy trì hormone melatonin bảo đảm giấc ngủ ngon, tức là không trằn trọc và ngủ đủ giấc. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển trí não giúp học tập và duy trì thói quen tốt.

Vì vậy, trẻ em và người lớn được khuyên ăn cá ít nhất 2 lần mỗi tuần, trong đó bao gồm cá có nhiều dầu như cá hồi. Tuy nhiên, theo thống kê, chỉ 1/10 trẻ trong độ tuổi đi học có ăn cá với khẩu phần trung bình 1 lần/tuần.

Bạn nhớ bổ sung dầu cá hàng ngày cho bé, hàng tuần cố gắng cho bé ăn cá có lượng dầu cao để cung cấp đủ omega 3 và DHA nhé.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý việc sử dụng dầu cá đúng liều lượng là vô cùng quan trọng. Nếu bạn cho bé uống lượng dầu cá nhiều hơn so với quy định sẽ khiến bé buồn nôn, tiêu chảy, chảy máu cam, ợ nóng; nặng hơn nữa sẽ dẫn tới chóng mặt và tụt huyết áp… Liều lượng tiêu chuẩn dùng cho bé từ 1-3 tuổi tối đa là 200mg/ngày, trẻ từ 4-8 tuổi có thể dùng gấp đôi lượng này.

NAPHASINTHU

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Đặt tên cho con: Những điều lưu ý

Bạn nên nghĩ sẵn vài cái tên được được cho con trước khi sinh để khi bé chào đời, bạn sẽ không phải tốn nhiều thời gian nghĩ ngợi mà chỉ cần chọn một tên thích hợp nhất trong những cái tên đó.

Hãy nhớ là cái tên bạn chọn cần phải phù hợp với nơi bạn ở bởi mỗi nơi sẽ có ngôn ngữ cũng như tiếng địa phương riêng biệt.

Ngôn ngữ thật sự là một điều cần suy xét cẩn thận khi đặt tên cho con nếu bạn không muốn tên của con bạn nghe rất không ổn khi người nước ngoài gọi tên con. Ví dụ như Bullock là một cái tên khá quen thuộc ở Mỹ nhưng ở Phillipines thì từ này có nghĩa là “hư hỏng”.

Để tạo ra những cái tên thật độc đáo, bạn có thể nghĩ đến việc kết hợp những cái tên thông dụng lại với nhau. Theo cách này, tên của con bạn có thể hơi dài nhưng bé sẽ có một cái tên “không đụng hàng”. Đầu tiên là liệt kê ra những cái tên mà bạn thích, sau đó chọn một vài cái tên lạ lạ và thử ghép chúng với nhau theo bất cứ trình tự nào bạn có thể nghĩ ra.

Mẹo nhỏ khi đặt tên cho con

Đặt tên cho con: Những điều lưu ý
Nên kiểm tra kĩ trước khi chọn một cái tên cho con.

Hãy chọn tên cho con dựa vào ý nghĩa của những cái tên. Một cái tên với ý nghĩa tươi sáng có thể khiến cho con bạn cũng trở nên vui vẻ hơn, không chỉ hiện tại mà cả tương lai. Trong khi một cái tên với ý nghĩa tiêu cực có thể kéo theo một số vấn đề tâm lý bất ổn cho con bạn. Vì thế hãy suy xét cẩn thận ý nghĩa cái tên bạn chọn để đảm bảo nó không có bất kì mặt nghĩa không tốt nào.

Một điều khác cần lưu ý là tên bạn chọn cần phải rõ ràng trong ngữ điệu để tránh những hiểu lầm không đáng có do đánh vần sai hay phát âm sai, điều này có thể gây ra những tình huống khó xử cho cả con bạn lẫn những người xung quanh. Vì thế nhớ kiểm tra kĩ trước khi chọn một cái tên cho con.

Tên gia đình: Nhiều người thích tạo ra sự gắn kết trong gia đình bằng cách lấy tên của một người lớn trong nhà làm tên đệm hay tên gọi cho em bé vừa chào đời. Dĩ nhiên đây là một hành động rất tình cảm!

Tuy nhiên đừng chọn những cái tên quá già nua mà có thể khiến con bạn thấy ngại ngùng với bạn bè. Hãy chọn những cái tên nghe hiện đại và phù hợp với môi trường con bạn đang sống.

Tên người nổi tiếng: Bạn có thể đặt tên cho con dựa vào tên của những người nổi tiếng. Tuy nhiên hãy cẩn thận vì chưa chắc con bạn đã thích điều này. Thậm chí một cái tên “ăn theo” người nổi tiếng có thể gây ra vài rắc rối cho con bạn về sau.

Những cái tên mới: Bạn có thể chọn những cái tên hoàn toàn mới lạ cho con, nhưng nhớ để ý tới ý nghĩa và phát âm của những cái tên này để tránh những rắc rối về sau. Internet và sách vở là nguồn tham khảo tốt để bạn tìm ra những cái tên mới, và nhớ chọn những cái tên có ý nghĩa độc đáo.

Xuân An

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ

Những điều ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ

1. Tính tình của bé
Với một số bé bạo dạn thì dường như không có gì làm chúng lo lắng hay sợ hãi được: chúng có thể tự trèo lên những chiếc ghế hay bàn cao có thể vì hiếu kỳ một điều gì đó và sau đó chúng có thể nhảy nhào xuống ngay sau đó mà không sợ hãi gì. Với những bé có tính cách năng động này thì thường sẽ biết đi rất sớm. Ngược lại, các bé thận trọng hơn, chúng thường muốn biết cái nào tốt nhất trước khi thực hiện những thứ còn lại.

2. Khả năng tự nhiên
Thông thường, những đặc điểm nổi trội của bản thân bé sẽ được thể hiện khá sớm ngay từ khi bé 1 tuổi. Theo thống kê, những bé có khả năng nói sớm thì sau này có thể thành công ở những công việc liên quan đến văn chương hoặc hùng biện. Nhưng nếu bé biết nói muộn thì bạn cũng không thể suy luận bé đó không thể đạt thành quả trong những lĩnh vực này khi lớn lên.

3.  Anh chị em ruột
Những đứa trẻ có anh chị lớn hơn thường chạm các mốc phát triển sớm hơn thông thường bởi vì chúng phải thúc đẩy bản thân mình để theo kịp anh chị. Ngược lại, những bé là anh chị lớn trong nhà thì thường các mốc phát triển đến trễ hơn. Ví dụ, đứa em thì thường bị anh chị lớn giành đồ chơi nhiều hơn là được nhường. Trong những tình huống này, người mẹ cần có những hành động can thiệp như nhắc nhở bé lớn nên chia sẻ đồ chơi với em mình, nhưng cũng đừng bắt trẻ làm điều gì quá khó khi bé chưa sẵn sàng.

4. Sinh sớm
Những đứa bé được sinh sớm thường mất nhiều thời gian hơn những bé sinh bình thường để đạt được những mốc phát triển. Nhưng đến khoảng 2 tuổi, những bé này có thể bắt kịp các bé khác như bình thường. Theo các bác sĩ, khi đánh giá thời gian phát triển của những bé sinh sớm, phụ huynh nên tính từ thời điểm mang thai bé chứ không phải từ ngày bé được sinh ra. Vì một đứa trẻ sinh sớm 3 tháng sẽ đạt mốc phát triển ở tháng thứ 6 sau khi sinh thay vì ở tháng thứ 3 sau khi sinh như những bé sinh đủ ngày.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ
Những đặc điểm nổi trội của bản thân bé sẽ được thể hiện khá sớm ngay từ khi bé 1 tuổi.

Dấu hiệu của sự chậm phát triển
Sau đây là điều mà các phụ huynh cần lưu ý theo dõi trong quá trình phát triển của bé:

  • Các mốc phát triển của bé bị chậm quá nhiều. Ví dụ, bé 15 tháng tuổi và chưa biết nói từ nào hoặc chưa bước đi được; cảm giác bé luôn bị gói gọn trong một thế giới riêng của bé; bé không phản ứng, không quay lại nhìn mẹ khi mẹ bước vào phòng hoặc gọi tên bé.
  • Một mốc phát triển nào đó của bé chậm từ 2 tháng trở lên so với thông thường. Ví dụ, bé đã 17 tháng tuổi và chưa biết đi hoặc 7 tháng tuổi mà chưa biết cười.
  • Dường như bé không hiểu hoặc không phản ứng khi bạn nói chuyện với bé. Trong khoảng từ 8 đến 12 tháng, hầu hết các bé sẽ có phản ứng tìm kiếm những món đồ yêu thích như thú bông, thú nuôi…khi bạn hỏi bé chúng đang ở đâu, hoặc ít nhất bé sẽ nhìn theo đúng hướng đến các vật đó. Khoảng 12 đến 15 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu phản ứng với những lời yêu cầu đơn giản, ví dụ, bạn yêu cầu một bé một tuổi lấy cho bạn đôi giầy của bé, bé sẽ làm được.
  • Thực tế cho thấy, những ông bố bà mẹ thường quá lo âu về những mốc phát triển của bé nên họ thường chỉ tập trung vào việc kiểm tra “đồ thị phát triển” của con mình hơn là cùng bé tham gia vào hành trình đi đến những mốc phát triển thú vị đó.

Làm sao để ngừng những lo lắng đó lại?

  • Hãy tham khảo những thông tin tìm kiếm được từ Internet khi con của bạn vẫn chưa chạm đến các mốc phát triển như thông thường. Nhưng nhìn chung, các thông tin này dường như là không giới hạn, do đó bạn cần tỉnh táo để lọc ra những thông tin cần thiết cho mình. Đồng thời, bạn có thể tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ.
  • Đừng so sánh con bạn với những đứa trẻ khác. Không đủ cơ sở để nói những khác biệt trong việc chạm mốc phát triển của con bạn có liên quan đến việc bé có năng lực hay không có năng lực. Dù con của những người quen của bạn biết lăn, bò, đi hay nói trước con bạn thì cũng thể nói rằng con bạn mất lợi thế hơn được.
  • Với những tình huống mà bạn phát hiện có những dấu hiệu chứng tỏ việc chậm trễ của bé trong việc chạm đến các mốc phát triển là có liên quan đến nhau hoặc các mốc phát triển chậm hơn thông thường nhiều tháng thì bạn hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra chính xác hơn.

Tóm lại, để bé có những bước đầu phát triển tốt, các ông bố bà mẹ ngoài việc hiểu biết về những cột mốc quan trọng của bé, thì cũng cần dành nhiều thời gian thể hiện tình cảm, sự quan tâm, chơi đùa cùng bé để bé cảm nhận được tình yêu thương, sự động viên từ bố mẹ. Điều này giúp tạo được mối liên kết tốt giữa cha mẹ với con trẻ và là nền tảng tốt cho bé phát triển vững chắc sau này.

I.Tupalu

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách dạy con: Tổng hợp những bí quyết dạy con từ Đông sang Tây

Cách dạy con như thế nào có ảnh hưởng lớn đến tương lai của trẻ sau này. Vì vậy, ba mẹ cần rèn nắn con từ khi còn nhỏ để bé hình thành nề nếp và các thói quen ứng xử đúng chừng mực nhé.Cách dạy con

Cách dạy con của người phương Tây

1. Tôn trọng con trẻ

Tuy các con còn nhỏ nhưng các bà mẹ phương Tây không vì thế mà bỏ đi sự tôn trọng “nhỏ nhoi” đối với con mình. Khi đến chơi nhà bạn và được mời thức ăn, các bé được toán quyền nói “có” hoặc “không” đối với món ăn đó. Rất ít khi các mẹ Tây ngăn cản con không được ăn (do sĩ diện hoặc e ngại làm phiền) hay ép con chọn món ăn được mời (để lấy lòng gia chủ).

Ngoài ra, khi con mắc lỗi, hầu như bố mẹ không bao giờ quát mắng con nơi công cộng mà thường có những buổi “nhỏ to tâm sự”. Trẻ nhỏ cũng học theo sự tôn trọng này một cách vô thức và lâu dần hình thành thói quen tôn trọng người khác. Do đó, những trẻ được bố mẹ tôn trọng tỏ ra rất hợp tác với bố mẹ, hữu hảo với bạn bè và không có cảm giác mất tự nhiên khi nói chuyện với người lớn.

2. Đâu đâu cũng là cửa hàng “tự phục vụ”

Tùy vào khả năng của bé theo độ tuổi mà phụ huynh Tây thường “khai thác tối đa” khả năng tự phục vụ của con. Chẳng hạn, khi bé đã có thể tự ngồi và cầm nắm đồ vật, các bé sẽ được làm quen ngay với thìa và bát bột. Trẻ có thể múc lung tung song các mẹ Tây vẫn để con tự xoay sở để “chiến đấu” với khẩn phần ăn của mình như một bản năng sinh tồn tự nhiên. Trong khi đó, mẹ chỉ là người giám sát và hỗ trợ bé khi cần thiết. Tương tự, bé lớn hơn một chút đã phải tự thay quần áo, mang giày.

3. Tự giải quyết vấn đề

Các mẹ Tây để con tự giải quyết các vấn đề phát sinh với bạn bè hoặc anh chị em của bé. Nếu trẻ tranh giành đồ chơi của nhau thì bé có thể tự chọn giải pháp hoặc chơi đồ chơi của mình một mình hoặc chấp nhận chia sẻ chung với bạn. Nhiều trẻ ban đầu cũng chọn giải pháp chơi một mình nhưng bé nhanh chóng nhận ra sự buồn tẻ trong khi các bạn khác đang tíu tít chơi với nhau. Thế là tự bé biết mình nên chọn giải pháp “thế giới đại đồng” để được hòa mình vào niềm vui chung đó.

Do phải tự giải quyết các vấn đề của mình từ khá sớm nên trẻ lớn lên thường rất độc lập trong cách hành xử nhưng vẫn biết cách để làm việc nhóm hiệu quả.Cách dạy con

4. Phương pháp “con lật đật”

Đây là phương pháp “Nếu con ngã, con sẽ phải tự đứng dậy”, “Nếu con biết cách tự kích hoạt chế độ khóc, con cũng phải tự biết bấm nút ngừng khóc”. Các mẹ Tây ít khi dỗ dành con nín khóc như các mẹ châu Á.

Ngược lại khi con khóc, họ sẽ vẫn tiếp tục làm việc của mình và để trẻ tự ngừng khóc. Họ chỉ đến xem và kiểm tra bé có ổn không trong trường hợp bé khóc quá lâu hoặc đột ngột ngừng khóc. Ở phương Tây, ít xuất hiện cảnh đòn roi trong cách dạy con của các bố mẹ. Thế nhưng các bé lại rất ngoan, rèn được tính kỷ luật và không mè nheo, hờn dỗi như các bé châu Á.

5. Lắng nghe và kiên nhẫn

Nếu xét về tính kiên nhẫn với con, các bà mẹ Tây phương có thể bỏ ra hàng giờ để “bi bô” với trẻ hay chỉ đơn giản là chơi xếp hình cùng con. Một điểm dễ thấy khác ở trẻ con phương Tây là chúng rất hay hỏi “Tại sao?” và “Tại sao không?”.

Ngược lại với các mẹ Á Đông đôi khi chỉ trả lời qua loa hoặc ậm ừ qua chuyện, các mẹ Tây lại rất nhẫn nại trong việc giải thích cho con mình đến thỏa mãn mới thôi. Điều này đòi hỏi họ cũng phải tự trau dồi kiến thức và tìm cách giải thích một cách hợp lý nhất cho con mình. Khi con làm sai, họ luôn nhẹ nhàng nhưng không kém phần kiên định trong việc bảo cho biết “Không được” kèm lời giải thích cụ thể. Các mẹ Tây luôn kiên trì nói “Không được” cho đến khi đứa trẻ hiểu ra mới thôi.

6. Hào phóng lời khen

Trái với suy nghĩ khen con nhiều sẽ khiến chúng tự phụ hoặc dùng chiêu bài “khích tướng” để con cố gắng hơn, cách dạy con của các bà mẹ Tây là luôn cho con sống trong thế giới “lạm phát” của những lời khen và động viên.

Tuy nhiên, họ không bao giờ khen suông mà luôn hướng lời khen vào hành động cụ thể của con. Ví dụ, khi trẻ biết tự mặc quần áo, mẹ sẽ không bao giờ chỉ khen: “Con mẹ giỏi quá” mà thay vào đó là: “Con biết tự mặc quần áo rồi đây. Con thật giỏi!”.Cách dạy con

Cách dạy con ngoan theo tính cách của bé

1. Bé năng động

Với các bé thuộc nhóm năng động, mẹ đừng quá trông mong bé có thể ngồi yên một lúc lâu. Ngay cả khi còn nhỏ, những bé thuộc nhóm này cũng cần được thường xuyên thay đổi tư thế, quang cảnh xung quanh hơn so với những bé khác.

Bé nhóm này cực thích những trò chơi kích thích sáng tạo và khám phá. Vì vậy, thay vì ép con vào khuôn khổ, mẹ nên cho con cơ hội tự do khám phá an toàn, nhưng chú ý không để bé phấn khích thái quá. Bởi khi bé quá mệt, bé sẽ không kìm chế được cảm xúc của mình và bị chính những cảm xúc này làm cho “choáng ngợp”. Mẹ nên để ý dấu hiệu của việc quá tải, và nên tránh những cơn “thịnh nộ” của bé. Khi bé sắp lên cơn, mẹ nên tìm cách đánh lạc hướng trẻ, đưa trẻ đi nơi khác cho đến khi bé bình tĩnh lại.

2. Bé cáu kỉnh

Mẹ nên xác định ngay từ đầu rằng bé sẽ không cười nhiều, vì vậy mẹ nên tạo cho cơ hội cho bé sử dụng mắt, tai chứ không phải cơ thể của mình.

Nếu bé đang chơi, mẹ nên “lùi” lại và để bé chọn đồ chơi mà bé thích. Bé rất dễ buồn bực và nổi cáu với những món đồ chơi hoặc tình huống lạ. Đặc biệt, mẹ nên cẩn trọng với những giai đoạn chuyển tiếp. Chẳng hạn, nếu bé đang chơi và chuẩn bị tới giờ đi ngủ, hãy nhắc nhở, sau đó cho bé vài phút để làm quen với điều này.

3. Bé nhạy cảm

Hãy bảo vệ không gian của con. Nhìn xung quanh trẻ và cố gắng tưởng tượng thế giới theo cách của bé. Những bé thuộc nhóm này thường rất dễ bị ảnh hưởng. Bất cứ kiểu kích thích giác quan nào, như tiếng tivi ầm ĩ, ánh sáng chói mắt, hay tiếng chuông chói tai cũng có thể làm bé khó chịu.

Khi gặp phải những tình huống mới, mẹ nên cố gắng hỗ trợ con hết mình, nhưng đừng xoa dịu trẻ quá nhiều. Đôi khi sự xoa dịu của mẹ lại là nguyên nhân làm bé thêm sợ hãi. Giải thích mọi việc mẹ định làm với bé, từ việc thay tã đến việc đưa bé ra ngoài. Luôn trấn an bé rằng mẹ sẽ luôn ở bên cạnh bé.Cách dạy bé

4. Bé bài bản

Nếu bé thuộc nhóm bài bản, mẹ nên thiết lập một lịch trình sẵn, và cố gắng theo sát lịch trình này hết mức có thể. Điều này sẽ giúp cuộc sống của cả mẹ và bé trở nên dễ dàng hơn. Khi bé lớn hơn một chút, thỉnh thoảng mẹ có thể thử sai “lịch”, bỏ qua một vài giấc ngủ trưa ngắn chẳng hạn. Tuy nhiên, cố gắng không thay đổi thói quen của trẻ quá nhiều. Bé có thể sẽ cảm thấy khó chịu.

5. Bé thiên thần

Tạo cho con nhiều cơ hội để tương tác với mọi người, như đưa bé ra ngoài chơi thường xuyên chẳng hạn. Các bé thuộc nhóm thiên thần thường rất thích tiếp xúc với mọi người cũng như rất dễ làm quen với bạn mới. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá ép buộc con hòa nhập vào một không gian hoàn toàn mới, vẫn nên cho bé thời gian thích nghi.

Cách dạy con kiềm chế tính hung hăng

1. Đặt ra giới hạn

Giới hạn là điều cần thiết cho bất kỳ đứa trẻ nào. Bên cạnh việc đưa ra các giới hạn, bạn cần nhớ rằng trẻ cần cảm giác được yêu thương và quan tâm trìu mến để tin tưởng vào những lời khuyên của bố mẹ. Những em bé cảm thấy mình được yêu thương gần như lúc nào cũng muốn làm vui lòng cha mẹ và sẽ tán thành lời chỉ dẫn và cách dạy con mà phụ huynh đưa ra. Đặt ra những giới hạn hợp lý đối với hành vi của trẻ là một phần của tình thương, giống như cho con ăn, vỗ về, chơi đùa và đáp ứng mong muốn của con.

2. Cố tìm hiểu điều gì đã kích thích hành vi hung hăng ở trẻ

Tự hỏi mình xem chuyện gì có thể khiến bé bị kích động. Có thể bé đang quá mệt hoặc không khỏe. Bị xô đẩy, bất ngờ bị chạm vào người, bị từ chối điều bé muốn… thường gây ra cảm giác thất vọng và giận dữ dẫn đến hung hăng trong hành vi.Cách dạy con

3. Tận dụng những gì mẹ biết

Áp dụng triệt để những điều mẹ biết về tính khí, nhịp điệu tâm lý, sở thích và cả sự nhạy cảm của con. Chẳng hạn, nếu mẹ hiểu rằng bé dễ cáu hoặc buồn bực khi mới thức dậy hay rất dễ thấy khó chịu những lúc mệt mỏi hoặc đói bụng, bạn sẽ không chọn thời điểm ấy để “lên lớp” bé. Việc hiểu con đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp bạn tìm ra cách dạy con thích hợp nhất.

4. Trao đổi rõ ràng

Nói với con rằng bạn muốn bé làm hoặc không làm gì trong một tình huống cụ thể (nhưng cố gắng đừng nói dài dòng). Trẻ sẽ nhận biết mẹ không hài lòng từ giọng điệu của bạn cũng như những gì bạn nói. Điều quan trọng là mẹ cần nói rõ ràng về chuyện mình không tán thành con làm. Tuy nhiên, “bài giảng” dài dòng cùng những lời báo gay gắt thường phản tác dụng.

Nói với một đứa trẻ 3 tuổi rằng bé không được xem tivi trong 2 tuần nếu đánh em có thể khiến bé khó chịu, mà lại khó giúp bé hiểu ra và phát triển khả năng tự kiểm soát. Hãy nói: “Con đánh em, em sẽ bị đau và mẹ không thích hành động đó”. Nó giúp bất kỳ đứa bé nhỏ tuổi nào đang làm mẹ không hài lòng cũng được nhắc nhở rằng bé vẫn được yêu thương ngay cả khi mẹ không thích hành động ấy.

5. Quan sát, nhưng đừng vội đưa ra hành động

Khi con đang chơi với đứa trẻ khác, mẹ nhớ để mắt đến con nhưng cố đừng lảng vảng gần đó. Chuyện va chạm nhẹ vì nghịch ngợm, chạy và đuổi bắt hoặc chơi chung đồ chơi có thể mau chóng biến thành một cuộc chiến giữa hai bé, và các con sẽ cần đến một trọng tài.

Tuy nhiên, có những lúc mẹ cần để các bé tự thu xếp chuyện của mình.

6. Trở thành “huấn luyện viên”

Ở thời điểm thích hợp, mẹ hãy chứng tỏ làm cách nào để xử lý một tình huống phát sinh xung đột giữa hai đứa trẻ.

Chẳng hạn, nếu con đã đủ lớn, mẹ có thể dạy bé vài từ dùng để tránh né hoặc dàn xếp mâu thuẫn.

Bé 2 tuổi nên cầm lấy đồ chơi rồi nói “không” hoặc “của mình” thay vì xô đẩy hoặc gào khóc khi một bé khác cố giật đồ. Trẻ con cần những gợi ý cụ thể để biết cách giải quyết bất đồng hơn việc tấn công và trả đũa bạo lực. Làm tấm gương tốt luôn là cách dạy con hữu hiệu nhất!Cách dạy con

7. “Ra tay” kịp thời

Khi con đang hùng hổ theo cách tiêu cực, hãy tạo việc cho bé làm. Ví dụ: mẹ có thể nói: “Nếu con thấy muốn đánh, cứ đến đánh vào gối (hoặc túi tập đấm), nhưng không được đánh bạn”. Cơ hội đó không chỉ giúp trẻ giải tỏa cảm giác hung hăng mà còn hiểu rằng sẽ có thời điểm và nơi chốn áp dụng cho những hành động như thế.

8. Sử dụng ngôn ngữ

Nếu con biết nói, hãy giúp bé giải thích chuyện gì đang khiến con giận dữ. Nếu bạn có thể đoán biết còn trẻ chưa nói được, nên làm điều ấy giùm con, chẳng hạn: “Chắc là con đang giận vì không được đi chơi với cu Tin phải không? Mẹ biết là con buồn, nhưng bây giờ đã trễ quá rồi” (hoặc bất kỳ lý do nào khác).

9. Tự hỏi bản thân xem bạn có đang làm bé hiểu lầm hay không

Nếu bạn nói “Đừng đánh bạn/em” hoặc “Ngoan nào” trong khi bản thân lại không tinh ý mà tỏ vẻ thích thú với hành vi hung hăng của con trước người khác, bé sẽ bối rối. Điều này làm cho việc phát triển khả năng tự kiềm chế khó khăn hơn.

10. Tránh phát vào mông bé

Bạn hãy thận trọng khi áp dụng cách dạy con bằng đòn roi. Trẻ nhỏ thường khuấy động cơn giận ở người lớn khi các bé kích động, đùa bỡn, cư xử ương ngạnh hoặc tấn công bé khác. Nếu cách dạy dỗ của bạn là đánh đập hoặc trừng phạt thể xác đối với con vì hành vi như thế, có thể hiệu quả sẽ đi ngược lại mong muốn của bạn.Cách dạy con

11. Kiên nhẫn, vì con cần thời gian để học hỏi

Việc học cách yêu quý và sống hòa hợp với người khác của trẻ là việc cần được rèn luyện qua nhiều năm. Có những khi bạn thấy thất vọng khi cứ phải tìm cách dạy con cư xử đúng mực hoặc lo lắng con quá nhút nhát. Song hãy giữ vững lập trường: mình phải dạy con nên cần kiên nhẫn.

Dạy con đúng cách về việc tiêu tiền từ độ tuổi 3-6

1. Bài học đầu tiên: Chờ đợi

Ở lứa tuổi lên 3, trẻ nên được học về sự kiên nhẫn và làm thế nào khi chúng không có được thứ mình muốn ngay lập tức. Các bài học về cách kiểm soát cảm xúc ham muốn điều gì đó sẽ mang đến lợi ích cho cả cuộc đời về sau của con.

♦ Gợi ý: Hãy nói với con rằng mẹ sẽ cho con 1 cái bánh ngay bây giờ, nhưng nếu bé chịu đợi thêm 10 phút thì bạn sẽ cho con 2 cái. Hãy xem bé đưa ra lựa chọn như thế nào và cố gắng khuyến khích con nên chờ đợi thêm 10 phút.

♦ Bài học: Hãy kiên nhẫn và chờ đợi để được thành quả tốt hơn.

2. Cách dạy con về tiền ở tuổi lên 4: Tập đếm

Con sẽ không hiểu về những khái niệm tài chính phức tạp, nhưng đây là tuổi mà bé đã có thể tập đếm số.

♦ Gợi ý: Đưa cho con một xấp tiền và để bé bắt đầu đếm xem có bao nhiêu tờ trong đó. Cho bé thực hành với tiền xu vì chúng tạo ra những tiếng leng keng rất vui tai. Cách vài ngày, hãy đưa cho con một loại tiền mới và giới thiệu tên của loại tiền đó, ví dụ, tờ 5.000, tờ 10.000 đồng… Khi con đã nắm được tên của tất cả các loại tiền, hãy để bé phân loại chúng và mỗi tuần bạn lại tăng số lượng các tờ tiền lên để tăng thử thách cho bé.

♦ Bài học: Nắm được tên và kích thước của từng loại tiềnCách dạy con

3. Cách dạy con về tiền ở tuổi lên 5: Học cách chọn lựa

Trẻ ở tuổi này thường mè nheo để có được thứ mình thích, đôi khi chỉ vì muốn được bằng bạn bè. Bạn cần ngăn cản tính “đua đòi” này ngay khi nó bắt đầu. Vậy, làm thế nào để trả lời cho những câu như “con muốn có cái xe giống bạn An”?
Gợi ý: Hãy nói với con rằng bạn không thể mua cho bé mọi thứ bé muốn, nên bé phải lựa chọn những gì quan trọng nhất. Nếu con thích 2 món hàng, hãy để bé chọn 1 mà thôi.
♦ Bài học: Để mua bất cứ thứ gì, chúng ta đều cần phải chi tiền. Vì vậy, bé không thể lúc nào cũng có được thứ mình muốn.

4. 6 tuổi: Cho con tiền tiêu vặt

Đây là tuổi mà con học cách ra quyết định và thực hiện quyết định đó. Hãy cho bé một khoản tiền tiêu vặt và để con quyết định xem mình có nên chi tiêu hay giữ tiền lại.

♦ Gợi ý: Hãy cho con tiền tiêu vặt hàng tuần. Số tiền này nhiều hay ít tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của bạn, nhưng đừng quá nhiều. Các bà mẹ Mỹ cho trẻ 6 tuổi 6 đô-la mỗi tuần, tương đương 134.000 đồng. Ngoài ra, bạn không nên yêu cầu con làm việc nhà rồi xem khoản tiền tiêu vặt này như phần trả công cho các việc đó. Hãy xem khoản tiền tiêu vặt này như một công cụ đơn thuần để dạy con về tiền mà thôi.

♦ Bài học: Nếu con muốn mua gì, hãy xem giá bao nhiêu rồi tiết kiệm để mua.

Mách mẹ cách dạy con từ bỏ hành vi xấu

1. Ngắt lời khi bạn đang nói chuyện

Khi bé đang nói, bạn hãy để con nói hết, đừng ngắt lời con. Tương tự, bạn cũng dạy con hành xử như thế khi người khác đang nói.

Cách dạy con

2. Chơi xấu

Nếu bạn không can thiệp khi bé bắt nạt bạn bè, giật tóc em nhỏ hay cắn những vị khách đến chơi nhà, những hành vi này có thể trở thành một thói quen cố hữu khi bé lên 8 tuổi. Hãy nói với bé rằng những hành động này khiến mọi người bị đau, và hỏi ngược lại bé: “Con cảm thấy thế nào nếu con bị bắt nạt giống như vậy?”. Để bé biết rằng bất cứ hành động nào làm tổn thương người khác thì không được phép và không cho bé tiếp tục chơi nếu có hành vi xấu đối với bạn bè.

3. Giả vờ không nghe thấy những gì bạn nói

Nhắc nhở con bạn liên tục chỉ khiến cho bé chờ đến lần nhắc tiếp theo. Tốt hơn hết là khiến bé tập trung vào lần đầu tiên bạn nói với bé điều gì đó. Ví dụ: Thay vì nói với con ở phòng bên kia, hãy đi tới chỗ bé và nói với bé những điều cần làm. Chạm vào vai con, nói tên bé và tắt tivi cũng khiến bé tập trung hơn. Nếu bé không chịu nhúc nhích, hãy áp dụng một hình phạt nào đó.

4. Tự ý làm mọi việc

Tạo ra một vài quy tắc nhỏ ở trong nhà và liên tục nói về những luật này với con, chẳng hạn: “Con phải xin phép mẹ mỗi khi muốn ăn kẹo, bởi vì đó là quy tắc nhà mình”. Ví dụ như nếu con bạn bật tivi mà không xin phép, hãy nói bé tắt: “Con cần phải hỏi mẹ trước khi mở ti vi”. Nêu các quy tắc ra thành lời như vậy có thể khiến bé ghi nhớ nó.Cách dạy con

5. Tỏ thái độ một cách tiêu cực

Khi bạn nói điều mà trẻ không thích, trẻ sẽ nói chuyện cộc lốc, đảo mắt lia lịa, tỏ ra giận dữ, vứt đồ… Hãy khiến con ý thức được hành vi của bé. Ví dụ như nói với bé rằng “Khi con đảo mắt như vậy, có vẻ như con không thích những gì mẹ nói thì phải”. Nếu hành vi này vẫn tiếp tục, bạn có thể ngừng trao đổi với bé: “Tai mẹ không nghe thấy gì nếu con nói chuyện với mẹ kiểu đấy. Khi nào con sẵn sàng để nói chuyện lễ phép hơn, mẹ sẽ nghe con nói”.

6. Nói dối

Có rất nhiều cách dạy con thôi nói dối. Chẳng hạn, khi con bạn nói xạo, bắt bé ngồi xuống và nêu rõ ràng sự thật ra. Để bé biết rằng nếu bé không nói sự thật, mọi người sẽ chẳng bao giờ thèm tin những gì bé nói nữa. Hãy kể cho bé nghe câu chuyện Cậu bé chăn cừu.

Khám phá động cơ bé nói dối và đảm bảo bé không đạt được mục đích ấy. Ví dụ như nếu bé bảo đã đánh răng trong khi chưa đánh, bạn bắt bé đi đánh răng.

Cách dạy con

Bí quyết đưa con vào nề nếp

1. Độ tuổi thích hợp

Nếu mẹ bắt một nhóc tỳ dưới 18 tháng phải tuân thủ kỷ luật, gần như kết quả mẹ nhận được sẽ là số 0 tròn trĩnh. Những em bé ở tuổi này chưa hiểu được thế nào là “được” và “không được”. Vì vậy, nếu muốn con bắt đầu làm quen với kỷ luật thì mẹ hãy kiên nhẫn chờ bé đủ lớn đã nhé.

2. Mục tiêu khi đặt ra kỷ luật

Thất bại trong cách dạy con tuân thủ nguyên tắc một phần đến từ việc không xác định được mục đích. Mẹ đừng liên tục bảo con không được thế này, không được thế kia mà không cho bé thấy vì sao phải làm như vậy. Trước hết, cần xác định những lĩnh vực nào cần đưa ra quy tắc. Thông thường, mẹ sẽ cần đặt quy tắc ở những “địa hạt” như:

  • An toàn
  • Cách cư xử
  • Sự lễ độ
  • Giờ giấc và thói quen hàng ngày
  • Điệu bộ

3. Phân loại nguyên tắc

Những điều nên làm: Mẹ nên khuyến khích bé thực hiện càng nhiều càng tốt những việc như giúp đỡ mọi người, giữ gìn vệ sinh, cư xử hòa nhã với mọi người…

Những điều không được làm: Không đòi mua hàng khi đi siêu thị, không đi xe máy với người lái xe đã uống rượu bia, không nhổ nước bọt lung tung.

Nguyên tắc bất di bất dịch: Có những điều cần được tuân thủ mọi lúc mọi nơi, chẳng hạn như không được xúc phạm người khác. Và nguyên tắc này cần được áp dụng với tất cả mọi người, không chỉ các bạn nhỏ.

♦ Nguyên tắc theo tình huống: Cuộc sống luôn biến đổi và ứng với mỗi tình huống xảy ra, chúng ta có thể nhìn thấy các nguyên tắc mới. Chẳng hạn, khi đi du lịch thì phải thế nào, khi có khách đến nhà thì phải thế nào.

Cách dạy con

4. Ai được đặt ra kỷ luật

Một sai lầm của hầu hết bố mẹ là không cho con tham gia vào quá trình xây dựng các quy tắc. Điều này có thể khiến bé cảm thấy bị áp đặt. Thực tế, bố mẹ hoàn toàn có thể “mời” bé tham gia vào quá trình này. Mẹ có thể cùng các bé vẽ ra một bức tranh về những quy tắc cần thiết, vừa vui, vừa dễ hiểu phải không nào?

5. Điều chỉnh và dự phòng

Đã gọi là “luật” thì có nên thay đổi không? Câu trả lời là “Có”. Khi bé con lớn lên và trạng thái của gia đình bạn đã thay đổi, các quy tắc cũng sẽ được biến đổi theo. Điều này dẫn chúng ta đến một vấn đề khác: Những điều dự phòng khi luật bị thay đổi. Điều này bao gồm việc “phá luật” và thay đổi do tình huống. Nếu bé phá luật, mẹ cần nhắc nhở và cân nhắc về những hình phạt.

Những sai lầm thường gặp trong cách dạy con

  • Quá lệ thuộc vào nhau
  • Phân công lao động bất hợp lý
  • Quyền “phủ quyết” của cha mẹ
  • Quá kỳ vọng vào con cái
  • Bảo bọc và bênh con quá mức

[inline_article id=2605]

Cha mẹ dùng cách dạy con như thế nào có ảnh hưởng lớn đến tính cách và tương lai của bé sau này. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên lựa chọn các phương pháp dạy con phù hợp với tính cách của từng bé để giúp trẻ trưởng thành lên mỗi ngày nhé.

Marry Baby