Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh đường hô hấp

Trẻ bị viêm amidan nên ăn gì và tránh gì?

Viêm amidan cấp tính hay mãn tính đều cần được phát hiện và điều trị sớm. Góp phần không nhỏ vào việc giảm ngắn thời gian điều trị bệnh chính là chế độ dinh dưỡng mỗi ngày của trẻ.

Viêm amidan là tên gọi bệnh lý khá quen thuộc với các gia đình đang trong độ tuổi phát triển, đặc biệt là giai đoạn từ 3-10 tuổi. Cùng với việc chăm sóc và sử dụng một số loại thuốc cần thiết, bạn cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý.

Nguyên tắc ăn uống cơ bản

Dù trẻ bị viêm amidan cấp tính hay mạn tính, cổ họng đều có biểu hiện đau rát, gặp khó khăn trong việc ăn uống. Việc lựa chọn các thực phẩm cần thiết cho trẻ trong khẩu phẩn ăn hằng ngày có yếu tố quan trọng giúp tăng sức đề kháng, trị bệnh nhanh khỏi.

Nguyên tắc quan trọng hàng đầu là ăn chín uống sôi để vi khuẩn không có cơ hội tấn công thêm vào họng, giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

trẻ bị viêm amidan nên ăn gì
Ăn chín uống sôi là nguyên tắc quan trọng để phòng ngừa nhiều bệnh trong đó có viêm amidan

Ngoài ra, Đông y đưa ra một số nguyên tắc như:

  • Trẻ viêm amidan mạn tính: Thường có độc bên ngoài lưu trệ, do vậy kiêng ăn sống, lạnh như nước đá, rau sống trộn nộm…
  • Trẻ bị viêm amidan cấp tính: Kiêng ăn các thức ăn thơm khô, nóng mạnh để phòng phạt âm, tổn thương nước bọt như tỏi sống, hành tây, hồi, rau thơm, hạt tiêu, ớt. Nên ăn nhiều rau xanh, dưa cải, cà chua, mã thầy, ngó sen, củ súng…

Trẻ bị viêm amidan nên ăn gì?

Dựa trên nguyên tắc ăn uống cơ bản, bạn có thể quyết định trẻ bị viêm amidan nên ăn gì?

  • Mùa nào thức đấy, bạn bên bổ sung cho trẻ các loại hoa quả tươi như mãng cầu, dưa hấu, dưa chuột, lê, cam, xoài, mía, dưa bở…. Đa dạng phương thức ăn uống, có thể ăn tươi hay ép nước uống sẽ có tác dụng chữa viêm amiđan mạn tính kèm miệng khô, họng ráo.
  • Hai loại quả trám muối và hồng khô cũng có công thức riêng dành cho trẻ bị viêm amidan mạn tính. Hồng khô nhai nhỏ, từ từ nuốt. Mỗi ngày ăn một quả. Trám muối một quả, ngậm trong miệng, nuốt nước. Mỗi ngày ngậm 2 quả.
  • Với những trẻ lớn hơn 8-10 tuổi, khuyến khích trẻ nhai hành sống vì theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong mỗi củ hành đều có chứa chất kháng sinh, long đàm và giảm đau rất hiệu quả.

Món ăn bài thuốc

Các món ăn có tác dụng chữa trị và phòng ngừa viêm amidan theo Đông Y:

  • Chanh tươi và đường phèn: Lấy 3 lát chanh tươi, thêm 15g đường phèn, hãm nước sôi làm một cốc nước chanh. Mỗi ngày uống hai cốc. Dùng chữa viêm amidan mạn tính kèm chảy máu chân răng.
  • Bồ công anh và thịt heo: Cho 50g thịt heo bằm nhỏ, 100g bồ công anh tươi giã nát, bọc vải màn, nấu trong 2 giờ. Mỗi ngày ăn hai chén nhỏ. Dùng chữa viêm amidan mạn tính có hoa mắt đầu váng, yếu hầu nóng rát.
  • Mộc nhĩ trắng và mạch đông: Cho 200g mộc nhĩ trắng ngâm nở, nấu nhừ trong lửa nhỏ, thêm nước sắc của 30g mạch đông nấu thành canh đặc. Mỗi ngày ăn hai chén nhỏ.Canh này giúp chữa viêm amidan mạn tính kèm ho khan không có đờm, sốt vào buổi chiều.

Món ăn nên tránh

Theo nguyên tắc ăn uống như trên, trẻ bị viêm amidan mạn tính thường có độc tố tích tụ, vì vậy kiêng ăn đồ sống, lạnh.

Trẻ cũng cần kiêng các đồ ăn nóng như như tiêu, ớt, hành tây, tỏi, sôcôla, đậu phộng, hạt dưa, hạt điều, cá khô, thịt bò khô, mực khô, lương khô… vì những thực phẩm này khiến cổ họng dễ bị kích thích sưng to hơn.

tre bi viem amidan nen an gi 1
Thịt nướng hay gà rán đều cần loại ra khỏi danh sách thực phẩm cần

Những thực phẩm nhiều chất béo và nhiều dầu mỡ cũng không nằm trong thực đơn của trẻ bị viêm amidan. Fast food được trẻ yêu thích như gà rán, thịt nướng… ăn vào dễ sinh đờm, nóng trong người. Các món chiên thường khô cứng, dễ cọ xát làm tổn thương cổ họng, amidan dễ bị sưng viêm to hơn.

Chỉ cần nắm vững trẻ bị viêm amidan nên ăn gì và kết hợp một chế độ ăn uống khoa học trong khi điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp trẻ lành bệnh sớm hơn.