Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị bệnh có nên cho đi nhà trẻ?

Trẻ dễ lây bệnh khi đi nhà trẻ, mẫu giáo
Hầu hết các bậc cha mẹ sẽ đồng ý rằng nếu trẻ bị bệnh khi đi nhà trẻ thì ba mẹ nên cho bé ở nhà cho đến khi bé khỏe hẳn, không còn nguy cơ lây nhiễm nữa. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực tế không dễ dàng chút nào.

Nên lưu ý là nhiều căn bệnh dễ lây lan nhất trong vòng một hoặc hai ngày trước khi trẻ mang mầm bệnh thể hiện triệu chứng rõ ràng. Vì vậy, khi phát hiện con mình bị bệnh, rất có thể bé đã lây bệnh cho những trẻ khác trong lớp rồi. Ngoài ra, việc xác định được triệu chứng của bé có phải là bệnh truyền nhiễm không hề đơn giản. Khi bé nổi mẩn đỏ, liệu đó là dấu hiệu bé bị dị ứng hay là dấu hiệu của bệnh tật?

Hầu hết các nhà trẻ đều đưa ra danh sách những quy định để giúp các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ có thể đưa ra quyết định liệu nên cho trẻ đi học hay là ở nhà. Nhưng đôi khi chính những quy định này lại gây nhầm lẫn với cả phụ huynh và thầy cô giáo. Các chuyên gia nhi khoa đã đưa ra một số hướng dẫn khi nào bạn nên giữ trẻ ở nhà và tất nhiên những điều này còn tùy thuộc vào các quy định của nhà trẻ nơi con bạn đang theo học.

Trẻ bị bệnh có nên cho đi nhà trẻ?
Mẹ nên đảm bảo sức khoẻ cho bé trước khi cho bé đi nhà trẻ

Khi nào nên để bé ở nhà?
Nêu giữ bé ở nhà nếu có bất cứ dấu hiệu nào sau đây:

  • Sốt, khó chịu, lờ đờ, khóc dai dẳng hoặc khó thở, tất cả có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó.
  • Một số bệnh về đường hô hấp trên như viêm tiểu phế quản hoặc cảm cúm, còn cảm lạnh thông thường chưa cần thiết phải giữ bé ở nhà.
  • Tiêu chảy: Bé đi tiêu chảy hoặc đi tiêu liên tục.
  • Phân của bé có lẫn máu hoặc có chứa chất nhầy, đây có thể là dấu hiệu bé bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn, nên cho bé đi khám bác sĩ sớm.
  • Ói mửa.
  • Nổi mẩn đỏ: Đây là lý do để bạn giữ trẻ ở nhà khi không biết chắc chắn rằng nó có liên quan đến bệnh truyền nhiễm hay không. Nếu bé nổi mẩn đỏ không kèm theo sốt hay biểu hiện gì khác, bé vẫn có thể đi học bình thường nếu nhà trường cho phép vì lúc này có khả năng bé chỉ đơn thuần bị dị ứng với thực phẩm nào đó.

Khi nào các bệnh không còn lây nhiễm?

  • Bệnh thủy đậu: Con của bạn sẽ không còn lây nhiễm sang các trẻ khác một khi tất cả các mụn nước khô và đóng vảy.
  • Chốc lở: Trẻ bị bệnh da liễu này sẽ không còn lây nhiễm sau 24 giờ dùng thuốc kháng sinh.
  • Bệnh ghẻ: Sau khi được điều trị bằng thuốc diệt khuẩn tại chỗ, sẽ không còn khả năng lây nhiễm nữa.
  • Viêm kết mạc do vi khuẩn, còn gọi là đau mắt đỏ, và chảy mủ ở mắt: Bệnh này có thể không còn bị lây nhiễm sau 24 giờ dùng thuốc kháng sinh nhưng hầu hết các nơi giữ trẻ sẽ không cho phép bé bị chảy mủ mắt đi học. Tuy nhiên, với những trẻ bị đỏ mắt hay chảy nước mắt do dị ứng thì bệnh không lây nhiễm và bé nên đi nhà trẻ vì bệnh này lâu khỏi.
  • Viêm họng do vi khuẩn Streptococcus gây ra: thường không lây nhiễm sau 24 giờ dùng thuốc kháng sinh.
  • Lở miệng dẫn đến tình trạng chảy nước dãi liên tục: nên chờ cho đến khi bác sĩ kết luận rằng bé không bị truyền nhiễm trước khi cho bé trở lại nhà trẻ.
  • Bị chấy (chí): Con bạn có thể quay trở lại nhà trẻ sau khi bé đã được diệt chấy triệt để.

Ngoài việc giữ trẻ ở nhà khi bé bị bệnh, bạn nên giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé để ngăn chặn sự lây nhiễm và thường xuyên rửa tay bé thật kỹ. Sau khi thay tã, hỉ mũi, phải làm sạch bất kỳ chất dịch nào của cơ thể như nước tiểu, phân, đờm… và trước khi chuẩn bị thức ăn cho bé thì việc này còn đặc biệt quan trọng hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Suy dinh dưỡng

Làm gì khi con không hấp thu thức ăn?

Tại sao bé sụt cân dù ăn nhiều?
Chị Mai Khanh (Q.3) cho biết: “Bé nhà mình được 6 tháng tuổi, thời gian này bé biếng ăn quá, sợ con sụt ký nên lúc nào mình cũng chỉ lo chuyện ăn uống của con, riết mà muốn trầm cảm luôn”.

Chị Khanh chia sẻ: “Vì bé không chịu ăn nên mình phải cho con ăn mọi lúc mọi nơi, không chịu uống sữa thì mình tăng cường cho bé ăn cháo xay với thịt, tôm, cua,… cho đủ dưỡng chất. Thế mà cuối tháng đi cân vẫn sụt 3 lạng”.

Còn chị Thanh Thảo (Q.10) thì băn khoăn: “Nhóc nhà mình 8 tháng tuổi, ăn khỏe lắm, một ngày 3 bữa cháo, mỗi bữa chén rưỡi gần 2 chén. Ngoài ra thêm 5 bữa sữa, mỗi bữa cũng gần 200ml, rồi còn ăn phô-mai, váng sữa bổ sung, ấy thế mà hai tháng nay chẳng lên cân. Chả hiểu làm sao?”

Nguyên nhân
Theo bác sĩ Đào Yến Thủy – Trung tâm Dinh Dưỡng TP.HCM: “Đây là tình trạng trẻ không hấp thu thức ăn. Nguyên nhân là do sự tổn thương của ruột non, hoặc do trẻ còn nhỏ, chưa có đủ men tiêu hóa ở dạ dày, gan, mật, nhưng các bậc phụ huynh lại cho trẻ ăn quá nhiều, cả những chất khó tiêu. Vì thế, trẻ sẽ kém hấp thu thức ăn”.

Bác sĩ Thủy cho biết thêm: “Khi kém hấp thu thức ăn, trẻ sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa, có thể là đi phân sống, ăn nhiều nhưng vẫn gầy yếu. Hoặc dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi và có thể biếng ăn hơn. Nếu tình trạng này kéo dài thì có thể gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng và thiếu máu ở trẻ”.

Bé sụt cân dù vẫn ăn ngon miệng?
Bé sụt cân dù vẫn ăn ngon miệng cho thấy khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của bé đang gặp trục trặc

Cách xử lý
Cũng theo bác sĩ Đào Yến Thủy: “Các bậc phụ huynh khi có con trong tình trạng kém hấp thu thức ăn thì nên thay đổi khẩu phần ăn của trẻ, cần cho trẻ:

  • Ăn đủ số lượng cần thiết theo nhu cầu của trẻ, trẻ hoạt động nhiều mà ăn quá ít thì cũng không tăng cân. Vì vậy, cần cho trẻ ăn đủ số lượng theo nhu cầu của từng trẻ. Bên cạnh đó, cũng cần nhớ rằng, khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn của từng trẻ khác nhau nên có thể sẽ đủ với trẻ này, nhưng lại thiếu so với trẻ kia. Nên gia giảm thức ăn để trẻ có sự tiêu hóa phù hợp.
  • Ăn đủ chất: Nếu chỉ ăn nhiều mà không đủ các chất đạm, béo… cần thiết thì trẻ cũng khó tăng cân. Nhưng nếu ăn quá nhiều thì trẻ cũng khó hấp thu hết.
  • Ăn đa dạng: Nếu chỉ ăn một loại thức ăn có thể sẽ làm cho cơ thể trẻ thiếu những chất khác từ những thức ăn khác và sẽ không có sự tăng trưởng toàn diện.
  • Ăn quá dư thừa: Ví dụ: với trẻ 6 tháng đang ở giai đoạn tập ăn dặm thì mỗi ngày chỉ nên ăn thêm ½ chén bột, còn chủ yếu vẫn là sữa. Còn trẻ 8 tháng thì chỉ nên ăn ngày 2 lần cháo, mỗi bữa ½ chén. Trong cháo có 1 muỗng canh thịt xay, 1 muỗng canh rau và 1 muỗng canh dầu ăn. Không nên ăn quá nhiều vì lúc này, trẻ chưa có đủ men tiêu hóa, dẫn dến việc trẻ không hấp thu được thức ăn”.

Đứng trước nỗi băn khoăn của nhiều phụ huynh khi cho rằng có nên mua thuốc cho trẻ uống để kích thích ăn uống cho bé, bác sĩ Đào Yến Thủy khuyên rằng: “Nếu muốn bổ sung men tiêu hóa cho trẻ để trẻ dễ hấp thu thức ăn thì chỉ nên cho trẻ ăn bổ sung thêm yaourt. Còn việc sử dụng thuốc thì chỉ sử dụng khi thật cần thiết và có sự kê đơn của bác sĩ”.

Hạ My

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Chủng ngừa cho trẻ: Vắc-xin hoạt động như thế nào?

Tiêm phòng hay chủng ngừa có tác dụng bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh nghiêm trọng từ bại liệt, uốn ván đến sởi, quai bị.

Chủng ngừa cho trẻ: Vắc-xin hoạt động như thế nào?
Đưa trẻ đi khám định kì để phòng ngừa các bệnh cho trẻ

Nhiều ý kiến cho rằng đó là hoạt động quan trọng nhất trong những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ em. Bạn có thể tham khảo ứng dụng lịch tiêm phòng chủng ngừa cho bé của Marry Baby để theo dõi và đưa bé đi chủng ngừa những loại vắc-xin thích hợp trong từng giai đoạn.

Vắc-xin chủng ngừa hoạt động như thế nào?
Vắc-xin chủng ngừa có chứa vi trùng hoặc vi rút gây ra một bệnh nào đó nhưng các vi trùng hoặc vi rút này đã bị làm yếu đi hoặc đã chết. Khi chúng được tiêm hoặc uống thì hệ miễn dịch sẽ tấn công chúng và kích thích cơ thể tạo ra kháng thể.

Khi đã được tạo ra, các kháng thể sẽ tiếp tục tồn tại trong cơ thể và sẵn sàng chống lại bệnh tật. Ví dụ nếu dịch ho gà bùng nổ trong khu vực bạn sinh sống thì một đứa trẻ được chủng ngừa sẽ có xác suất mắc bệnh thấp hơn so với một trẻ chưa được chủng ngừa.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Tiêm phòng vắc xin an toàn cho trẻ

Lo lắng về tiêm chủng ngừa vacxin viêm gan B?

Trao đổi với Bác sĩ Trần Nguyên Khôi, chuyên khoa Cấp I Nhi, bệnh viện Nhi Đồng II chúng tôi được biết từ năm 2007 Bộ Y Tế đã chính thức đưa mũi tiêm chủng ngừa virut viêm gan siêu vi B vào chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng (TCMR), bắt buộc và miễn phí, ngay khi trẻ sinh ra cùng với mũi tiêm  BCG phòng ngừa Lao.

”Chủng ngừa viêm gan siêu vi B được đưa vào chương trình TCMR theo khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới (WHO) là vì tỷ lệ nhiễm bệnh này ở các nước đang phát triển – điển hình ở châu Á rất cao so với các nước phương Tây. Tại Việt Nam tỉ lệ người nhiễm virut viêm gan siêu vi B chiếm 20% dân số và tới 10 % các bà mẹ mang bầu.

Cũng theo khuyến cáo của WHO, mũi tiêm ngừa đầu tiên trong vòng 24 tiếng sẽ tạo kháng thể mạnh nhất cho trẻ, với tỉ lệ 90-95% sau khi trẻ sinh ra không bị mẹ truyền bệnh, và có thể ngăn ngừa được những biến chứng về sau như viêm gan mãn, xơ gan và ung thư gan.” Bác sĩ cho biết.

Việc tiêm phòng này đã góp phần giảm tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 15-20% vào năm 1990 xuống còn 2% vào năm 2010.

Vắc xin viêm gan B, thực tế là một trong những loại an toàn nhất và ít phản ứng phụ nhất vì là vắc xin tinh chế. Tuy nhiên do thời điểm tiêm chủng ngừa trong vòng 24 tiếng sau sinh, (trong khi các vắc xin khác như  uốn ván, ho gà, bại liệt được tiêm sau 2 tháng) tại thời điểm này cơ thể trẻ mới sinh còn non nớt, chưa có sức đề kháng và còn tiềm ẩn những bệnh lý khó có thể phát hiện ngay, dẫn đến nguy sốc phản vệ trước những chất lạ đưa vào cơ thể.

Vậy sốc phản vệ là gì?

Bác sĩ cũng cho biết thêm “Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đặc biệt nghiêm trọng có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng trẻ, xảy ra khi cơ thể của trẻ nhạy cảm quá mức với một chất gây dị ứng mà trẻ tiếp xúc hay được tiêm vào người.

Triệu chứng thường thấy của trẻ  khi bị sốc phản vệ là da xanh xao tím tái, mạch nhanh, khó thở, cơ thể co gồng, môi nhợt,  nổi mẩn.

Hiện tượng xảy ra trong khoảng thời gian ngắn – vài phút sau khi trẻ được tiêm, khi hiện tượng này xảy ra, toàn bộ cơ thể của bé sẽ bị ảnh hưởng, sản sinh ra các hóa chất để loại trừ chất dị ứng khiến trẻ bị sốc và đe dọa đến tính mạng trẻ. “

Mẹ cần lưu ý gì khi tiêm phòng cho trẻ?

“Điểm quan trọng nhất trong quy trình tiêm phòng là trẻ phải được bác sĩ chuyên khoa nhi thăm khám kỹ, nếu trẻ có biểu hiện sức khỏe tốt  và đủ điều kiện để tiêm chủng ngừa (Trẻ có đủ cân nặng, có biểu hiện bệnh lý bất thường, trẻ ăn khỏe hay không….)” Bác sĩ cho biết.

Đặc biệt không đưa trẻ đi tiêm nếu trẻ bị ốm sốt, hay thể trạng còn ốm yếu. Mẹ cũng không nên cho bé bú quá no hoặc quá đói trước khi tiêm.

Trẻ sau khi được tiêm chủng ngừa phải lưu lại tại phòng tối thiểu 30 phút để theo dõi biểu hiện nhằm can thiệp kịp thời nếu xảy ra tình trạng phản ứng và sốc với thuốc.

Đối với trẻ em đã có hiện  tượng sốc phản vệ nhẹ với lần tiêm đầu thì những lần tiêm tiếp theo, cha mẹ cần thông báo điều này với bác sĩ chuyên khoa để đưa ra một phác đồ tiêm hợp lý, hiệu quả, an toàn cho trẻ.

Nguyên nhân phổ biến nhất của sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh và trẻ em là qua thực phẩm , chẳng hạn như bé ăn đậu phộng , các loại hạt khác, sữa, cá, động vật có vỏ hoặc trứng; và qua thuốc như thuốc kháng sinh, ong bắp cày đốt, cao su… Số ít mới bị sốc phản vệ khi tiêm phòng và trường hợp của 3 bé ở Quảng Trị rơi vào thiểu số này.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Colic – Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục

Vậy Colic là gì? Hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh là như thế nào, và có nguy hiểm không? Tất cả nội dung dưới đây là điều cha mẹ cần biết về Colic ở trẻ.

1. Hội chứng Colic là gì?

Colic là một thuật ngữ dùng để miêu tả hiện tượng một đứa trẻ sơ sinh khóc dai dẳng không nín. Tình trạng này thường xuất hiện khi bé được 2-4 tuần tuổi, và kéo dài đến khi trẻ được 3-4 tháng tuổi.

Khi trẻ ở trong tình trạng khóc dai dẳng thì cha mẹ rất khó để dỗ. Tính đến nay, hội chứng Colic vẫn KHÔNG được xem là một bệnh lý; và còn mang tính tự phát. Tức là không có nguyên nhân; và cũng không có thuốc đặc trị.

Hội chứng Colic xảy ra theo quy tắc số 3, cụ thể như:

  • Trẻ khóc liên tục 3 giờ.
  • Trẻ khóc ít nhất 3 lần mỗi tuần.
  • Trẻ sẽ khóc như thế ít nhất 3 tuần.

2. Nguyên nhân của hội chứng Colic

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây ra hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định cụ thể.

Tuy nhiên, cũng có một số giả thuyết khoanh vùng các nguyên nhân gây ra hội chứng Colic là do hệ tiêu hóa của trẻ đang phát triển, nên có thể trẻ bị đau dạ dày vì bị dị ứng sữa mẹ; hoặc dị ứng sữa công thức.

3. Biểu hiện khi trẻ mắc hội chứng Colic

Hội chứng Colic
Biểu hiện của hội chứng Colic là gì?
  • Bé bị ợ hơi khi đang khóc to.
  • Tay nắm chặt, bụng căng, đầu gối co lên và lưng cong.
  • Viêc ăn uống cũng bị đứt quãng bởi những cơn quấy khóc.
  • Giấc ngủ không sâu và bé thường quấy khóc khi đang ngủ.
  • Khóc từng cơn với cường độ khác nhau, không thể dỗ dành được.
  • Khóc thét dữ dội, mặt đỏ ửng lên, xảy ra cùng một thời điểm trong ngày, thường là khóc về chiều, tối và khuya (dân gian gọi là “khóc dạ đề”).

4. Cách chữa hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh

Cách xử lý để cùng con vượt qua hội chứng Colic
Cách xử lý để cùng con vượt qua hội chứng Colic

Trước khi áp dụng những cách sau đây, cha mẹ cũng cần dựa theo biểu hiện của trẻ. Vì mỗi trẻ sẽ có vài biểu hiện khác nhau.

4.1 Đưa trẻ đi khám bác sĩ Nhi khoa

Nếu bé bị dị ứng sữa mẹ hoặc dị ứng sữa công thức, cách tốt nhất là mẹ nên cho trẻ đi khám với các bác sĩ chuyên khoa Nhi. Trường hợp, sau khi trẻ vừa uống sữa công thức xong và quấy khóc, rất có thể trẻ bị dị ứng sữa. 

Đó cũng là lý do mẹ nên biết về thời điểm thích hợp cho trẻ uống sữa công thức.

4.2 Xoa dịu và ôm con

Trường hợp trẻ khóc dai dẳng và không thể dỗ, rất có thể hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện. Lúc này cha mẹ nên thử thực hiện những cách sau:

  • Ôm con và quấn một chiếc khăn mềm cho con.
  • Cho bé ngậm núm vú giả hoặc ngón tay của con.
  • Bế con và đung đưa nhẹ nhàng, để con cảm thấy yên tâm.
  • Massage bụng cho trẻ, để giúp con ợ hơi sau khi bú xong.
  • Đóng bớt cửa để giảm tiếng ồn; hoặc tìm không gian yên tĩnh cho con.
  • Cha mẹ có thể thử tạo ra những âm thanh mang tính lặp lại như: tiếng ồn quạt máy; máy xay sinh tố,…

>> Cha mẹ nên đọc thêm: Tại sao trẻ sơ sinh khóc không có nước mắt?

4.3 Vỗ ợ hơi cho trẻ

  • Vỗ lưng cho bé ợ hơi sau khi bú xong.
  • Nếu bé bú bình, đảm bảo bé không nuốt hơi từ bình sữa.
  • Nếu bé bú mẹ nên chú ý tư thế cho bé bú sao cho bé càng thẳng lưng càng tốt.
  • Bồng con tựa trên vai, đặt bé ngồi thẳng trên đùi bạn, hoặc lật úp người bé cho nằm trên chân bạn, sau đó vỗ hay xoa nhẹ vào lưng bé.

5. Bố mẹ nên làm gì khi căng thẳng vì hội chứng Colic của con?

Bố mẹ nên làm gì khi căng thẳng vì hội chứng Colic của con?
Bố mẹ nên làm gì khi căng thẳng vì hội chứng Colic của con?

Cha mẹ thương con là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên, đôi khi cha mẹ cũng thật sự căng thẳng trong quá trình nuôi con; đặc biệt là khi con khóc dai dẳng và không nín, giống như hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh.

Lúc này, thay vì khư khư bên cạnh và chăm sóc con. Cha mẹ có thể có một lựa chọn tạm thời khác là, đặt con ở chỗ an toàn như trong nôi/cũi và bước ra ngoài để tĩnh tâm trở lại.

Cha mẹ yên tâm, vì hội chứng Colic ở trẻ không quá nguy hiểm. Và điều đáng quan tâm ở đây chính là sức khỏe thể chất và tinh thần của cha mẹ.

[key-takeaways title=”Hội chứng Colic ở trẻ có nguy hiểm không?”]

Câu trả lời là KHÔNG. Bên cạnh đó, để yên tâm hơn, cha mẹ có thể cho con đi khám bác sĩ; để chẩn đoán và kiểm tra xem trẻ có mắc bệnh lý nào khác hay không. Ngược lại, hội chứng này lại có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.

[/key-takeaways]

Nhìn chung, hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh có thể sẽ kết thúc sau khoảng 3 tháng đầu. Điều cha mẹ nên nhớ là hãy nhớ chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình, đặc biệt là các mẹ sau sinh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em

Sữa dê có tốt cho trẻ?

Trên một diễn đàn, thành viên có nickname là chuotvang cho biết: “Bé nhà mình bị táo bón, uống đủ các loại sữa nhưng mỗi lần đi ngoài là cu cậu rặn đỏ mặt tía tai. Thế mà đổ sang sữa dê thì tình hình khác hẳn, mỗi lần đi là cu cậu cười toe toét”.

Còn thành viên có nickname mecuabin thì tỏ ra băn khoăn: “Mình nghe nói sữa dê mát, nhưng hình như dinh dưỡng lại không bằng sữa bò, mà sữa dê thì mắc hơn. Không biết có nên đổi sang sữa dê cho con dùng không nữa”.

Sữa dê có tốt cho trẻ
Nên cân nhắc khi cho bé sử dụng sữa dê

Con bị táo bón là nỗi lo chung của hầu hết những bậc phụ huynh khi nuôi con nhỏ. Vì thế, nhiều người không ngại ngần đổi đủ các loại sữa để tìm ra loại sữa nào dễ tiêu hóa cho con, về điều này, có lẽ sữa dê đạt yêu cầu.

Theo một số nghiên cứu khoa học thì trong chất béo của sữa dê có axit capric, tạo thành màng ngăn, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Vì thế khi cho trẻ uống sữa dê, các triệu chứng về dạ dày như tiêu chảy, táo bón ở bé được giảm thiếu đáng kể.

Ngoài ra, sữa dê còn có những ưu điểm khác như:

  • Sữa dê ít chất béo nên dễ tiêu hóa hơn sữa bò.
  • Với những bé bị dị ứng với sữa công thức có nguồn gốc từ sữa bò hoặc dị ứng các chất protein và lactose thì dùng sữa dê để thay thế là giải pháp tuyệt vời hơn cả.
  • Sữa dê chứa hàm lượng vitamin A lớn và lượng vitamin lớn trong sữa dê được các chuyên gia đánh giá là có khả năng phòng ngừa các tế bào ung thư.
  • Sữa dê giàu protein vì thế khi uống một ly sữa dê sẽ bổ sung lượng protein phong phú cho trẻ.
  • Sữa dê có hàm lượng chất riboflavin, kali, calci nhiều hơn sữa bò, rất tốt cho xương của trẻ.
  • Sữa dê cũng được sản xuất và đóng hộp theo từng độ tuổi nên các bà mẹ có thể yên tâm là con không bị ngắt quãng khi dùng sữa dê.
  • Trong sữa dê có chất hoá học casein giúp giảm các vấn đề liên quan đến hô hấp ở trẻ.

Tuy nhiên, Thạc sĩ Bác sĩ Đào Thị Yến Phi – Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cũng khuyến cáo:

“Sữa dê chỉ nên dùng cho những bé bị dị ứng với sữa bò vì nếu so sánh về hàm lượng dinh dưỡng thì sữa dê cũng không tốt hơn so với sữa bò. Sở dĩ sữa dê mắc hơn là vì sữa dê ít hơn 10 ngàn lần so với sữa bò nên mắc hơn chứ không phải tốt hơn. Vì thế, các bà mẹ cũng nên cân nhắc khi cho con uống sữa dê”.

Bác sĩ Yến Phi cũng cho biết thêm: “Sữa dê nhiều protein (đạm) hơn sữa bò, trong khi đó, sữa bò lại có chất béo cao hơn sữa dê. Đối với trẻ thì lại cần lượng béo nhiều hơn lượng đạm. Vì thế, không phải lúc nào dùng sữa dê cũng tốt cho trẻ”.

Hồng Hạnh

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Tiêm phòng cho trẻ sau 1 tuổi

Tiêm phòng cho trẻ sau 1 tuổi
Trẻ sau 1 tuổi vẫn phải được tiêm phòng đầy đủ và đúng thời gian để phòng bệnh cho bé.

Từ sau khi sinh đến 1 tuổi con bạn vẫn được chủng ngừa thường xuyên. Tuy nhiên để đảm bảo tiêm phòng cho trẻ được đầy đủ và hiệu quả, con bạn vẫn tiếp tục cần phải tiêm nhắc hoặc phải tiêm ngừa một số bệnh nhiễm trùng nguy hiểm có nguy cơ xảy ra sau khi bé 1 tuổi. Những mũi tiêm phòng cho trẻ này rất quan trọng để ngăn ngừa những chủng bệnh nguy hiểm

Vắc-xin ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và hib (tiêm nhắc)

Hầu hết các trẻ mới sinh và con bạn đã tiêm được đầy đủ 3 liều vắc-xin cơ bản ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà và bại liệt (có thể cà vắc-xin Hib) trong năm đầu đời, con bạn cần được tiêm nhắc vắc-xin ngừa các bệnh này trong năm tuổi thứ 2 và lặp lại lần nhắc thứ 2 khi bé được 5 – 13 tuổi.

Vắc-xin ngừa sởi, quai bị, rubella

Các bệnh nhiễm siêu vi này thường biểu hiện phát ban, sốt và những biến chứng tiềm tàng như tổn thương tim, mù, vô sinh và khuyết tật bẩm sinh (do mẹ khi mang thai bị mắc bệnh). Sau khi được 1 tuổi, chỉ với một liều tiêm sẽ giúp bé ngừa được 3 bệnh này. Liều tiêm nhắc thường vào lúc khi bé đến tuổi đi học.

Vắc-xin ngừa thủy đậu

Bệnh thủy đậu (còn gọi là trái rạ hay phỏng rạ) là bệnh nhiễm trùng do siêu vi trùng thủy đậu gây ra và mức lây lan rất nhanh trong cộng đồng. Các biểu hiện thường gặp là sốt và nổi các nốt đậu, viêm phổi vi trùng, tổn thương hệ thần kinh trung ương như: viêm màng não vô khuẩn, viêm não. Sau khi bé 1 tuổi bé có thể được tiêm ngừa với 1 liều duy nhất đủ để phòng ngừa lâu dài bệnh thủy đậu.

Vắc-xin viêm gan A

Viêm gan A là bệnh do siêu vi viêm gan A gây tổn thương trực tiếp lên tế bào gan. Trẻ em là nhóm nguy cơ cao mắc bệnh trực tiếp do tiếp xúc với người đang mắc bệnh hoặc lây gián tiếp qua đường ăn uống: thức ăn hoặc nước uống nhiễm khuẩn siêu vi A. Lần đầu tiên tiêm khi trẻ được 1 tuổi và nên lặp lại nhiều tiêm nhắc từ 6 đến 18 tháng sau đó để được bảo vệ lâu dài.

Vắc-xin phế cẩu và não mô cầu

Bên cạnh vắc-xin ngừa Hib, thì vắc- xin ngừa phế cầu và não mô cầu cũng thật sự cần thiết cho trẻ em để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm như: viêm màng não mủ, viêm phổi, nhiễm trùng huyết. Con bạn có thể tiêm các loại vắc-xin này khi bé được 2 tuổi.

Vắc-xin cúm

Vắc-xin cúm cần được tiêm mỗi năm cho tất các trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên, đặc biêt đối với các trẻ mắc các bệnh mãn tính như suyễn, tiểu đường, tiêm mạch.

Bố mẹ trẻ có thể theo dõi phác đồ tiêm ngừa sau đây để theo dõi hiện trạng cũng như tình hình tiêm ngừa của trẻ:

VẮC-XIN

TUỔI

12 tháng 15 tháng 18 tháng 24 tháng

5

tuổi

Tiêm nhắc BH-UV-HG-BL

X(+ Hib)

X

Sởi, quai bị, rubella

X

X

Thủy đậu

X

Viêm gan A

X (tiêm nhắc 1 liều, 6-18 tháng sau)

Não mô cầu X (tiêm nhắc mỗi 3 năm)
Phế cầu

X

Cúm

X (*)

(*) Tiêm 1 liều mỗi năm. Đối với trẻ em tiêm lần đầu, tiêm 2 liều cách nhau 1 tháng.

Anh Tuấn