Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé cha mẹ cần biết

Cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé mẹ đã biết chưa? Đối với việc việc mẹ uống nước tía tô và cho bé bú sữa trước khi tiêm để bé không bị sốt hay sưng đau tại chỗ tiêm đã được nhiều cha mẹ áp dụng.

Thực tế hiệu quả này như thế nào? Vì sao uống nước tía tô lại có thể giúp bé tránh bị sốt hay sưng đau sau tiêm? Ngay bây giờ, hãy cùng MarryBaby giải đáp chi tiết về điều này nhé!

1. Tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm phòng cho bé

Trẻ bị sốt là tác dụng phụ phổ biến sau tiêm phòng ở bé
Trẻ bị sốt là tác dụng phụ phổ biến sau tiêm phòng ở bé

Việc tiêm vắc xin là hoạt động cần thiết nhằm bảo vệ con trẻ trước nhiều căn bệnh truyền nhiễm. Hiện nay, các loại vắc xin đều đảm bảo tính an toàn với sức khỏe.

Tuy nhiên, vấn đề xuất hiện những tác dụng phụ không phải là hiếm gặp. Chúng ta có thể kể đến một số biểu hiện phổ biến như bị đau, sưng đỏ tại chỗ tiêm; sốt với nhiệt độ thường trên 38 độ C; quấy khóc; cáu gắt; nôn mửa; bú kém,…

Nếu biết cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé, bạn sẽ hạn chế được nhiều vấn đề này.

Trong một số trường hợp đặc biệt, bé có thể gặp một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, điều này khá hiếm gặp.

  • Sốc phản vệ: Phản ứng dị ứng xuất hiện ngay sau khi tiêm. Tình trạng này rất nguy hiểm nhưng cũng rất hiếm gặp. Nếu được bác sĩ hoặc các nhân viên điều trị nhanh chóng và kịp thời, bé vẫn có thể hồi phục sau đó.
  • Sốt co giật: Nếu bé bị sốt cao, cơn sốt kéo dài 1 – 2 phút kèm theo co giật. Tuy nhiên, cha mẹ có thể yên tâm rằng các cơn co giật này sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé về lâu dài.
  • Tắc ruột: Tác dụng vụ xảy ra đối với vaccine chủng ngừa rotavirus sau khi trẻ được uống liều đầu tiên và liều thứ hai. Điều này vô cùng hiếm gặp nên mẹ không cần lo lắng.

2. Uống nước lá tía tô trước khi tiêm phòng cho bé có hiệu quả không?

Lá tía tô được biết đến như một vị thuốc chữa bệnh trong Đông Y
Lá tía tô được biết đến như một vị thuốc chữa bệnh trong Đông Y

Tình trạng bé bị sốt hay sưng đau chỗ tiêm xảy ra do hệ miễn dịch phản ứng quá mạnh để chống lại kháng nguyên của virus, vi khuẩn có trong vắc xin.

Cơ chế này tương tự như phản ứng dị ứng, khi cơ thể xác nhận được thành phần vắc xin như là một sự xâm nhập nguy hiểm. Từ đó, nhanh chóng tiết ra các kháng thể để chống lại tác nhân này.

Để hạn chế tình trạng này, nhiều cha mẹ đã tìm hiểu thông tin và truyền tai nhau về cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé.

Mặc dù chưa được khoa học chứng minh về mặt hiệu quả. Tuy nhiên, trong lá có chứa Axit Rosmarinic, một hợp chất có khả năng kiểm soát dị ứng mạnh; và đã được thử nghiệm hiểu quả trên cơ thể chuột.

>> Mẹ xem thêm: Lá tía tô có làm mất sữa mẹ không?

3. Cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé

Tía tô vốn là một loại rau, thảo dược lành tính nên có thể nấu và dùng nước uống khá an toàn với mọi người. Cách uống tía tô trước tiêm phòng cho bé cũng khá đơn giản.

Người sẽ sử dụng nước lá tía tô nấu lên, để nguội chính là mẹ. Trong vòng khoảng từ 3 – 5 ngày trước khi bé tiêm phòng, mẹ sẽ sử dụng nước tía tô thường xuyên và cho bé bú sữa. Lưu ý là không nên thay thế hoàn toàn nước lọc nhé.

Đối với những bé đã lớn hơn, khoảng từ 1 tuổi trở lên, cha mẹ cũng có thể cho bé uống nước tía tô trực tiếp. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em hay bác sĩ.

cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé
Mẹ sẽ uống nước lá tía tô trước 3 – 5 ngày tiêm phòng cho bé

4. Cách nấu nước lá tía tô cho bé

Cùng với cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé, cách nấu nước tía tô như thế nào cũng là vấn đề mà nhiều cha mẹ băn khoăn. Thực tế, cách nấu khá nhanh và đơn giản, nguyên liệu cũng rất dễ kiếm.

Sau khi mẹ đã biết cách cho bé uống nước lá tía tô trước khi tiêm phòng, mẹ cũng sẽ cần biết cách nấu sao cho phù hợp với cơ thể của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nguyên liệu:

  • Một nồi nước, hoặc nồi áp suất.
  • Mẹ chuẩn bị khoảng 200gr lá tía tô.

Cách nấu nước lá tía tô cho bé:

  • Bước 1: Rửa sạch lá tía tô và để ráo nước.
  • Bước 2: Nhặt lấy phần lá tía tô, và mẹ có thể dùng thêm phần thân cây khi nấu.
  • Bước 3: Cho hết nguyên liệu vào ấm/nồi nấu với 500ml nước sạch.
  • Bước 4: Tiến hành đun sôi nước và tắt bếp, đậy kín nắp để phần tinh chất của lá tía tô được tiết ra hoàn toàn.
  • Bước 5: Chờ đến khi nguội là có thể uống được.

Lưu ý: Cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé là mẹ có thể cho uống ấm hoặc lạnh tùy theo sở thích của mỗi người.

>> Xem thêm: Khi nào trẻ không được tiêm phòng? Các trường hợp tạm hoãn vắc-xin

5. Một số lưu ý khác sau khi tiêm phòng cho bé

Một số lưu ý khác sau khi tiêm phòng cho bé
Một số lưu ý khác sau khi tiêm phòng cho bé

Bên cạnh việc sử dụng nước tía tô trước khi tiêm phòng, cha mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi tiêm để tránh việc bé bị nóng sốt hay sưng đau tại chỗ tiêm.

  • Chọn đồ cho bé mặc thoải mái, rộng rãi để cơ thể bé thoát mồ hôi tự nhiên, tránh tình trạng bí bách, khó chịu.
  • Cho bé uống đủ nước, không để cơ thể thiếu nước. Điều này giúp cơ thể bé mát hơn, cung cấp đủ năng lượng.
  • Có thể sử dụng thêm miếng dán hạ sốt ngay tại vị trí tiêm cho bé. Lưu ý để hở miệng vết tiêm, không nên dán kín miệng tiêm.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần có sự tìm hiểu và chọn lọc thông tin, không nên làm theo mọi hướng dẫn trên mạng internet. Trong nhiều trường hợp áp dụng sai cách có thể khiến vết tiêm sưng tấy, thậm chí là nhiễm trùng.

Như vậy, MarryBaby vừa giới thiệu đến cha mẹ cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé với mục đích ngăn bé bị sốt hay sưng đau.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không, có tác dụng không?

Theo đúng lịch tiêm phòng, trẻ sơ sinh 0 tháng tuổi đã có thể tiêm phòng ngừa bệnh lao được. Thế nhưng, khi bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không? Mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không?

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thông tin xoay quanh “mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không” để cha mẹ bớt lo khi con đã bước sang thứ 2 mà vẫn chưa được tiêm phòng.

1. Mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không?

Câu trả lời CÓ. Mũi lao tiêm sau 1 tháng vẫn được mẹ nhé. Vắc xin lao là một trong những mũi tiêm chủng quan trọng bé sơ sinh cần được tiêm ngay từ khi 0 tháng tuổi. Nếu vì lý do nào đó mà bé không thể tiêm đúng thời điểm, việc tiêm phòng lao sau 1 tháng vẫn cần thực hiện.

Trên thực tế, trẻ cần được tiêm phòng lao càng sớm càng tốt; tuy nhiên, theo NHS, mẹ có thể sắp xếp cho bé tiêm phòng lao trước 16 tuổi. Dù bé được tiêm phòng lao muộn so với thời gian quy định; song lúc này thuốc vẫn có tác dụng.

Vì vậy mẹ không nên để bé bỏ lỡ cơ hội được vắc xin bảo vệ. Đừng để những hiểu lầm về việc tiêm vắc xin trễ là không có tác dụng ngăn cản mẹ thực hiện tiêm phòng cho con.

Mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không?
Mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không? Câu trả lời là được, mẹ nên tiêm cho bé càng sớm càng tốt.

2. Vì sao cần phải tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh?

Lao phổi là một trong những căn bệnh nguy hiểm và phổ biến ở Việt Nam trước thời kỳ vắc xin lao được tiêm chủng mở rộng. Căn bệnh này đã cướp đi cơ hội sống của nhiều người; đặc biệt là trẻ sơ sinh và người cao tuổi (người có sức đề kháng yếu).

Vi khuẩn lao phổi có khả năng lây truyền rộng rãi, dễ dàng xâm nhập qua đường hô hấp, đi vào phổi và gây tổn thương bộ phận này. Bệnh lao phổi gây ra các cơn ho dữ dội; khiến bé bị đau tức lồng ngực, da xanh; sức khỏe nhanh chóng suy kiệt. Bệnh kéo dài còn gây xuất huyết phổi; đe dọa tính mạng của bé sơ sinh.

Sau khi mẹ đã rõ mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không; trường hợp bé chưa tiêm, mẹ tức tốc cho bé đi tiêm vắc-xin để phòng tránh rủi ro mắc bệnh của bé.

>> Mẹ có thể xem thêm: Tiêm phòng mũi 6 trong 1 giá bao nhiêu mẹ biết chưa?

3. Khi nào thì không cho trẻ sơ sinh tiêm vắc xin lao?

Để trả lời đầy đủ hơn cho câu hỏi “mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không?”; mẹ cần cân nhắc các trường hợp tạm hoãn vắc-xin như sau: 

  • Bé đang bị sốt cao.
  • Trẻ mắc viêm phổi hoặc bệnh sởi.
  • Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch, suy dinh dưỡng.
  • Bé vừa mới khỏi bệnh, cơ thể chưa kịp phục hồi.
  • Trẻ sinh non; nằm lồng kính; thiếu cân và đang trong chế độ chăm sóc đặc biệt.

[key-takeaways title=”Mẹ tìm hiểu thêm:”]

[/key-takeaways]

4. Trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng lao có bị sốt không?

Nhiều mẹ nghĩ rằng mũi tiêm chủng nào cũng khiến bé sơ sinh bị sốt. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh tiêm phòng lao thường ít khi bị sốt; chỉ có vết tiêm phòng lao bị đau nhức; hoặc tiết dịch thôi mẹ nhé. 

Nếu mẹ thắc mắc tiêm phòng lao bao lâu thì mưng mủ, MarryBaby xin trả lời mẹ là: sau khi tiêm chủng từ 2 tuần – 2 tháng thì tại vết tiêm của bé con sẽ hình thành mụn mủ; sau đó, vết tiêm sẽ vỡ ra tạo thành sẹo lao. Đây là biểu hiện bình thường, mẹ không cần phải lo lắng nhé.

>> Liên quan đến mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không: Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm phòng?

Trẻ tiêm phòng lao xong có bị sốt không?
Mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không, có tác dụng phụ gì không?

5. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi được tiêm phòng lao

Sau khi bé con được tiêm xong, mẹ nên chú ý các điều sau nhé:

  • Mẹ tích cực bồi bổ để tăng tiết nhiều sữa và sữa đủ dinh dưỡng để cho bé bú.
  • Khi tắm cho bé, mẹ không nên chà vào vết tiêm để tránh gây kích ứng vết tiêm nhé.
  • Mẹ không nên đưa bé rời cơ sở y tế ngay mà cần ở lại khoảng 30 phút để theo dõi phản ứng của cơ thể bé với thuốc.
  • Sau khi về nhà, 4 ngày đầu mẹ vẫn phải tiếp tục theo dõi xem có bất thường nào xảy ra không. Ví dụ như bé nổi hạch sau tiêm phòng lao, vết tiêm bị nhiễm trùng, mưng mủ, bé sốt cao.

>> Xem thêm: Có nên mua trọn gói tiêm chủng cho bé từ 0-24 tháng tuổi không?

[inline_article id=281339

Qua bài viết, hy vọng cha mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi “mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không”. Cha mẹ hãy đăng nhập vào MarryBaby để cập nhật những thông tin mới nhất về tiêm vắc-xin cho trẻ.

[video-embeb title=’Những mũi tiêm cho trẻ sơ sinh’ description=” url=’https://youtube.com/shorts/lQkJdGZTwyU?feature=shared’ ][/video-embeb]

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

8 câu hỏi khi tiêm vacxin 6 trong 1 để hiệu quả “toàn vẹn”

Bổ sung “lượng kháng thể” cần thiết cho trẻ ngay sau khi sinh bằng cách tiêm chủng đúng lịch, khả năng bảo vệ cho cơ thể bé sơ sinh và trẻ nhỏ là trên 90%.

Khi nào nên tiêm vacxin 6 trong 1 cho bé?

Tương tự như thời gian tiêm vacxin 5 trong 1, vacxin 6 trong 1 cũng được tiêm phòng cho trẻ sơ sinh vào lúc 8, 12 và 16 tuần tuổi. Mẹ cần chắc chắn vé được tiêm đủ 3 liều để đảm bảo phát triển khả năng miễn dịch, bảo vệ bé tránh khỏi 6 bệnh:

  • Bạch hầu
  • Ho gà
  • Uốn ván
  • Viêm gan B
  • Bại liệt
  • Hib

Mỗi liền vacxin được tiêm phòng hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh sẽ mạnh mẽ hơn.

vacxin 6 trong 1 1
Mũi tiêm cacxin 6 trong 1 đầu tiên bắt đầu khi trẻ được 8 tuần tuổi

Vacxin 6 trong 1 được tiêm vào vị trí nào trên cơ thể bé?

Vacxin được tiêm vào đùi của trẻ sơ sinh.

Các mũi tiêm cách nhau bao lâu?

Ba mũi cơ bản được tiêm cách nhau tối tiểu 28 ngày và mũi đầu tiên tiêm khi trẻ đủ 2 tháng tuổi. Lịch tiêm có thể dao động tùy thực tế (trẻ bị ốm, hết thuốc…), có thể chậm hơn với kế hoạch một chút nhưng không nên quá muộn vì đợi thuốc. Dịch bệnh có thể bùng phát bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Vacxin 6 trong 1 an toàn  như thế nào?

Thành phần ho gà trong vắc xin 6 trong 1 là loại vô bào nên an toàn, ít sốt và ít tác dụng phụ hơn các loại vắc xin có thành phần ho gà là loại toàn tế bào.

Vacxin này cũng có ít tác dụng phụ, mặc dù sau tiêm trẻ thường cảm thấy khó chịu. Ngay tại chỗ tiêm cũng có thể bị đỏ và sưng nhẹ ở chỗ tiêm.

Tên thương hiệu của thuốc chủng ngừa 6 trong 1 là Infanrix hexa (DtaP / IPV / Hib / HepB).

Có thể cho dùng vacxin 6 trong 1 với các loại vacxin khác không?

Trẻ sơ sinh có thể chủng ngừa 6 trong 1 một cách an toàn cùng lúc với các vacxin khác, chẳng hạn như vacxin rotavirus, vacxin phế cầu khuẩn và vacxin Men B.

Trẻ nào không nên tiêm vacxin 6 trong 1?

Phần lớn các em bé có thể tiêm vacxin 6 trong 1, nhưng có một số ít thì không nên. Ví dụ như:

  • Trẻ bị dị ứng với vacxin
  • Bị sốt cao vào thời điểm tiêm
  • Có dấu hiệu bất thường về thần kinh, bao gồm cả chứng động kinh không kiểm soát

Không nên chủng ngừa cho những trẻ đã bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) với các liều vacxin trước đó hoặc phản ứng với bất kỳ phần nào của vắc-xin, chẳng hạn như neomycin, streptomycin hoặc polymixin B .

Không cần phải hoãn tiêm phòng cho bé nếu trẻ chỉ bị bệnh nhẹ, chẳng hạn như ho hoặc cảm lạnh không sốt. Nhưng nếu em bé bị sốt, tốt nhất là nên ngưng tiêm chủng cho đến khi bình phục hoàn toàn.

Với những trẻ có dấu hiệu thần kinh bất thường khi tiêm chủng cần nhận được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu con bạn có tiền sử co giật do sốthoặc đã bị sốc phản vệ trong vòng 72 giờ sau khi chủng ngừa vacxin trước đó, hãy nói chuyện với bác sĩ, y tá để được tư vấn.

Nếu bỏ lỡ thời điểm chủng ngừa mũi 6 trong 1 thì sao?

Tốt nhất cho trẻ được tiêm phòng ở độ tuổi được khuyến cáo, vì chúng được bảo vệ khỏi các bệnh nghiêm trọng sớm nhất có thể.

Nhưng đừng lo lắng nếu con của bạn bỏ lỡ một thời điểm nào đó trong lịch tiêm phòng 6 trong 1.Kông bao giờ là quá muộn để tiêm. Hẹn khám với bác sĩ của bạn hoặc phòng khám sức khỏe trẻ em địa phương để sắp xếp thời gian hợp lý nhất.

Trẻ bị sốt khi tiêm vacxin 6 trong 1 cần làm gì?

Dù là tiêm mũi vắc-xin đầu tiên hay là tiêm nhắc lại mẹ cũng nên cho trẻ ở lại theo dõi thêm khoảng 30 phút, không nên cho trẻ ra về ngay để đề phòng trường hợp sốc phản vệ.

vacxin 6 trong 1 2
Sau khi tiêm chủng bất kỳ mũi tiêm nào cũng nên cho trẻ ở lại trung tâm y tế 30 phút

Khi phát hiện cơ thể bé nóng lên đặc biệt là vùng trán điều tốt nhất mà bố mẹ cần làm lúc này là cặp nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt.  Nếu bé bị sốt nhẹ dưới 38,5 độ C mẹ chỉ cần dùng khăn ấm lau cho bé. Đồng thời nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoái mái.

Nếu bé sốt cao từ 39 độc C trở lên, mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt kèm lau mát. Bé cũng có thể bị sưng đỏ chỗ tiêm trong vài ngày, nhưng đây là phản ứng bình thường và thường sẽ tự khỏi. Với trẻ dưới ba tháng tuổi, cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng thuốc hạ sốt. Nếu có sự chỉ dẫn mẹ mới cho bé uống thuốc.

Khi bé bị sốt có thể bị mất nước và chất điện giải nên mẹ cần cho trẻ uống đủ nước, bú mẹ nhiều cữ trong ngày. Với trẻ đã cai sữa có thể cho trẻ uống Oresol hoặc cho ăn cháo muối loãng.

[inline_article id=127573]

Theo khuyên cáo của Tổ chức Y tế thế giới, không có vacxin nào là an toàn tuyệt đối, kể cả vacxin 6 trong1. Phản ứng sau tiêm có thể từ nhẹ, vừa và nặng. Phản ứng có thể toàn thân hoặc tại nơi tiêm vắc xin và đặc hiệu cho từng loại vắc xin. Tuy nhiên, các phản ứng nặng thường rất hiếm gặp. Tùy vào nhu cầu mà mẹ có thể chọn vacxin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Lịch tiêm chủng cho trẻ năm 2020 bố mẹ cần ghi nhớ ngay

Cho trẻ tiêm vắc xin đầy đủ theo lịch tiêm phòng cho trẻ năm 2020 là cách tốt nhất để phòng bệnh và dịch bệnh trong 2 năm đầu đời sau khi sinh, khi hệ miễn dịch của bé còn yếu.

10 vắc xin bắt buộc phải tiêm phòng cho trẻ năm 2020

Vừa qua, Bộ Y tế đã ra thông tư về việc tiêm chủng vắc xin bắt buộc trong chương trình tiêm chủng phòng ngừa mở rộng áp dụng cho các trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi, bao gồm 10 bệnh:

  • Viêm gan vi rút B
  • Bệnh lao
  • Bệnh bạch hầu
  • Bệnh ho gà
  • Bệnh uốn ván
  • Bệnh bại liệt
  • Bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B
  • Bệnh sởi
  • Viêm não Nhật bản B
  • Rubella

2 vắc xin được chỉ định tiêm ngay sau sinh là tiêm vắc xin viêm gan virus B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và vắc xin lao – tiêm một lần cho trẻ trong vòng một tháng đầu.

lịch tiêm chủng cho trẻ năm 2018 1
2 năm đầu đời trẻ cần được tiêm đầy đủ vắc xin để phòng tránh dịch bệnh

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi của Bộ Y tế

Độ tuổi Vắc xin cần tiêm
Sơ sinh
  • Vắc xin lao mũi 1
  • Vắc xin viêm gan B mũi 1
1 tháng tuổi
  • Vắc xin viêm gan B mũi 2
6 tuần tuổi
  •  Vắc xin phòng bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn mũi 1. Với lịch 3 mũi, tiêm sớm nhất vào lúc 6 tuần tuổi và nhắc lại mũi 2 sau ít nhất 1 tháng, nhắc lại mũi 3 tiêm ít nhất 6 tháng sau. Với lịch 4 mũi, tiêm sớm nhất vào lúc 6 tuần tuổi, nhắc lại mũi 2 sau ít nhất 1 tháng, nhắc lại mũi 3 sau mũi 2 ít nhất sau 1 tháng và nhắc lại mũi 4 sau mũi 3 ít nhất sau 6 tháng.
  • Vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus liều 1.
Từ 2 tháng tuổi
  • Vắc xin viêm gan B mũi 3 (Tiêm nhắc lại mũi 4 sau 1 năm, mũi thứ 5 sau 8 năm).
  • Vắc xin Bạch cầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt mũi 1.
  • Vắc xin viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea mũi 1.
Từ 3 tháng tuổi
  • Vắc xin Bạch cầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt mũi 2
  • Vắc xin viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea mũi 2.
  • Vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus liều 2.
Từ 4 tháng tuổi
  • Vắc xin Bạch cầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt mũi 3 (Sau một năm nhắc lại mũi thứ 4).
  •  Vắc xin viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea mũi 3 (Sau một năm nhắc lại mũi 4)
  • Vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus liều 3.
Từ 6 tháng tuổi
  • Vắc xin cúm mũi 1. Mũi 2 tiêm sau mũi 1 một tháng, sau đó tiêm vào đầu vụ cúm hàng năm là cuối tháng 9 và đầu tháng 10.
Từ 9 tháng tuổi
  • Vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella mũi 1. Nếu mũi 1 tiêm lúc 9-11 tháng thì tiêm mũi 2 sau 6 tháng và tiêm mũi 3 sau 3-5 năm. Nếu mũi 1 tiêm lúc trên 1 tuổi thì mũi 2 sau 4 năm.Có thể tiêm vắc xin sởi đơn, quai bị đơn, Rubella đơn hoặc vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella hay Sởi – Rubella.
Từ 12 tháng tuổi
  • Vắc xin thủy đậu mũi 1. Trẻ từ 12 tháng đến dưới 12 tuổi nên tiêm nhắc lại sau 4 năm. Trẻ từ 12 tuổi trở lên tiêm mũi 2 mũi cách nhau 6-8 tuần.
  • Vắc xin viêm gan A mũi 1 (Mũi 2 tiêm nhắc lại sau 6-12 tháng).
  • Vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella nhắc lại.
  • Vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 1.
  • Vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 2 (Mũi 2 tiêm sau mũi 1 từ 1-2 tuần).
  • Vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 3 (Mũi 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần đến 15 tuổi).
Từ 24 tháng
  • Vắc xin viêm phế quản, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết và viêm tai giữa mũi 1. Tiêm nhắc lại một liều sau mũi tiêm thứ nhất 5 năm.
  • Vắc xin viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn não mô cầu mũi 1 (Ba năm tiêm nhắc lại 1 lần theo chỉ định dịch tễ).
  • Vắc xin thương hàn mũi 1 (Ba năm tiêm nhắc lại một lần).
  •  Vắc xin phòng bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn của Pháp hoặc ngậm vắc xin Immubron.
Từ 36 tháng và người lớn
  • Vắc xin Cúm = Vắc xin Vaxigrip
  • Vắc xin được tiêm mỗi năm 01 lần, đặc biệt những người có nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh cúm. Có thể dùng cho phụ nữ đang cho con bú.
  • 01 liều = 0.5 ml/mỗi năm
  • Trẻ dưới 8 tuổi: chưa mắc cúm hoặc chưa tiêm chủng phải tiêm liều thứ 2 sau 4 tuần

Vắc in bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt nên nhắc lại khi 4 – 6 tuổi, 10 – 11 tuổi và 16 – 21 tuổi.

Thông tin về lịch tiêm phòng cho bé năm 2020

Lịch tiêm chủng mở rộng có một số thay đổi đáng chú ý chính là: Từ năm 2019 Việt Nam có vắc xin thay thế vắc xin Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng 2020, đồng thời triển khai vắc xin bại liệt theo đường tiêm và sử dụng vắc-xin sởi – rubela do Việt Nam tự sản xuất. Những thay đổi này bắt đầu triển khai từ tháng 6-2019.

Theo đó, vắc xin 5 trong 1 được lựa chọn để thay thế vắc-xin Quanvaxem có tên thương mại là vắc xin ComBe Five do Ấn Độ sản xuất đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành ở Việt Nam từ tháng 5-2017.

Lịch tiêm vắc xin ComBe Five trong tiêm chủng phòng ngừa mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi vào lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi để phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi/ viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.

Từ tháng 6-2019, trẻ sẽ được tiêm một mũi vắc-xin bại liệt tiêm IPV lúc 5 tháng tuổi trong tiêm chủng mở rộng. Vắc xin IPV sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng 2019 là vắc xin của hãng Sanofi, Pháp sản xuất, đã được cấp phép đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Vắc xin này do tổ chức Liên minh toàn cầu vắc-xin và tiêm chủng hỗ trợ và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc cung ứng.

Sởi vẫn là mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng khi bé tròn 9 tháng tại các trạm y tế xã.

Lịch tiêm phòng cho trẻ gói dịch vụ năm 2020

Mẹ có thể tham khảo chi phí vắc xin dịch vụ như sau:

Gói vacxin Hexaxim-Rotarix

STT Phòng bệnh Tên vắc xin Nước sản xuất 0-12 tháng 0-24 tháng
Số lượng Số lượng
1 Tiêu chảy do rota virus Rotarix Bỉ 2 2
2 Ho gà, Bạch hầu, Uốn ván, Bại liệt, Viêm màng não mủ, Viêm họng, Viêm phổi do HIB, Viêm gan B (6 in 1) Hexaxim Pháp 3  4
3 Hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu Synflorix Bỉ 4  4
4 Cúm Vaxigrip 0,25m Pháp 2 3
5 Sởi Mvvac Việt Nam 1 1
6 Sởi – Quai bị – Rubella MMR-II Mỹ 1 1
7 Viêm màng não do mô cầu tuýp B và C VA Mengoc BC Cu Ba 2 2
8 Thủy đậu Varivax Mỹ 1 2
9 Viêm não Nhật Bản Jevax Việt Nam 3
10 Viêm gan A Avaxim 80U Pháp 2
11 Thương hàn Typhim Vi Pháp 1
Tổng số (liều) 16 25
Giá tiền (VNĐ) 12.577.000 17.840.000

3 ứng dụng miễn phí giúp ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ

Sau khi sinh, không ít mẹ bị hội chứng “não cá vàng”, nhớ lịch tiêm chủng cũng là một khó khăn. Thời buổi công nghệ, mẹ chỉ cần tải 3 ứng dụng sau sẽ giúp giải quyết ngay vấn đề.

Ứng dụng sổ tiêm chủng cho trẻ trên Zalo của Bộ Y tế

Dự án Sổ tiêm chủng tại Zalo Bộ Y tế đã được ra mắt thử nghiệm nhằm mục đích hỗ trợ các bậc cha mẹ theo dõi lịch tiêm chủng và đưa bé đi tiêm đầy đủ.

Dự án Sổ Tiêm Chủng tại Zalo Bộ Y tế đã được ra mắt thử nghiệm từ ngày 5-11-2016 giúp các bậc cha mẹ dễ dàng theo dõi quá trình tiêm chủng của bé và nhận được tin nhắn khi sắp đến ngày tiêm.

Ứng dụng miễn phí Doctor Babee từ công ty Nhật Bản

Đây là ứng dụng miễn phí của một công ty Nhật Bản chi nhánh tại Việt Nam, được xây dựng cho người dùng Việt Nam, sẽ cho phép theo dõi lịch tiêm chủng cụ thể của từng loại vaccine dựa trên thông tin ngày sinh của bé.

Ứng dụng sử dụng các thông tin tiêm chủng được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nên rất đáng tin cậy và chuẩn xác.

Ứng dụng 1.000 ngày vàng của MarryBaby 

Ứng dụng điện thoại “1.000 ngày vàng” là lựa không thể bỏ qua đối với mẹ bầu và những ông bố, bà mẹ đang chăm sóc con nhỏ trong 2 năm đầu đời. Trong suốt 1000 ngày quý giá từ khi mang thai đến lúc con tròn 2 tuổi, ứng dụng sẽ luôn cung cấp cho bạn những kiến thức, thông tin nhắc nhở và những kinh nghiệm hữu ích cho từng giai đoạn.

Riêng về lịch tiêm phòng cho trẻ 2020 và các năm còn lại, mẹ cũng dễ dàng tra cứu các mũi tiêm quan trọng cho bé trên ứng dụng nhờ thao tác đơn giản là nhập ngày tháng năm sinh chính xác để xem thời điểm tiêm phòng cho bé yêu của bạn.

[inline_article id=174621]

Mẹ cần nắm rõ những thay đổi vắc xin trong lịch tiêm phòng cho trẻ từng năm để quyết định sẽ tiêm dịch vụ hay tiêm “miễn phí”.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần lưu ý

Tuy nhiên, trước nay theo kinh nghiệm thì chuyện tiêm phòng lao có nhiều vấn đề có thể xảy ra với con. Bố mẹ cần nắm rõ các lưu ý quan trọng khi dư định để xử lý kịp thời với các phản ứng của bé nếu có.

Những chuẩn bị trước khi tiêm phòng

Chọn thời điểm phù hợp

Lịch tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh để đạt hiệu quả tốt nhất là tuần thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi sinh bé. Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh muộn làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao cao hơn trẻ được tiêm phòng đúng, đủ theo quy định của Bộ Y tế.

Với trường hợp trẻ sau 1 tháng tuổi vẫn chưa được tiêm phòng, vacxin chỉ có tác dụng khi bé chưa nhiễm khuẩn lao. Còn nếu cháu đã bị nhiễm, bố mẹ không cần thiết phải tiêm nữa. Với các trường hợp dương tính, bạn không cần phải quá lo lắng vì vi khuẩn lao chưa ở dạng gây bệnh lao.

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh 2
Mẹ nên tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi sinh bé

Kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé

Với những trẻ khỏe mạnh, bố mẹ có thể thực hiện tiêm vacxin phòng lao theo lịch tiêm chủng cho trẻ dự kiến. Còn với những bé đang bệnh, bố mẹ nên khai báo tình trạng rõ ràng đến bác sĩ để xem có thể tiêm hay hoãn tiêm. Vì thể trạng không tốt làm con dễ bị phản ứng phụ hơn.

Để kiểm tra sức khỏe của trẻ đạt kết quả tốt, bố mẹ cần trả lời câu hỏi sàng lọc (dị tật, dị ứng thức ăn, thuốc đang dùng…) thật chính xác và chi tiết.

Những trường hợp không nên tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

  • Trẻ đang bị sốt
  • Trẻ mới vừa hết bệnh, còn đang trong thời gian hồi phục.
  • Trẻ bị viêm da mủ.
  • Trẻ mắc bệnh mãn tính (sởi, viêm phổi…)
  • Trẻ sinh non, thiếu cân.
Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh 3
Không nên cho bé bú, ăn quá no cũng không để con đói tránh gây tình trạng hạ đường huyết

Ăn uống, trang phục cho trẻ trước khi tiêm

Mẹ chuẩn bị trang phục thoáng mát, rộng rãi để bé mặc thoải mái. Trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.

Không nên cho bé bú, ăn quá no cũng không để đói, tránh gây tình trạng hạ đường huyết sau khi tiêm vacxin phòng lao.

Lịch tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

Theo khuyến cáo của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia Trẻ em trong tháng đầu nên được tiêm phòng Lao (trước 28 ngày tuổi) để đại hiệu quả bảo vệ cao nhất.

Lao là một trong hai vắc xin được chỉ định tiêm bắt buộc cho các bé sơ sinh (viêm gan vi rút B sơ sinh tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và vắc xin lao tiêm một lần cho trẻ trong vòng 1 tháng đầu sau sinh).

Những loại vắc xin này đều nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng nên sẽ được miễn phí do ngân sách nhà nước mua.

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh ở đâu?

Hiện tại Vắc xin tiêm phòng Lao (BCG) có trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia tiêm miễn phí tại các Trạm y tế xã, phường hoặc các trung tâm y tế huyện, Thành phố trong hệ thống Tiêm chủng mở rộng.

Ngoài ra bà mẹ có thể lựa chọn tiêm chủng dịch vụ tại các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám gần nhất.

Lưu ý sau khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

Bé cần ở lại cơ sở tiêm phòng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi phản ứng hoặc dấu hiệu bất thường với vacxin phòng lao. Trong vòng 4 ngày tiêm, gia đình tiếp tục theo dõi thể trạng của con để có biện pháp xử lý kịp thời với 1 số triệu chứng thường gặp khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh:

Triệu chứng trẻ sơ sinh tiêm phòng lao bị mưng mủ hoặc sốt là biểu hiện phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể sau khi tiêm phòng lao.

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh 1
Mưng mủ hoặc sốt là những triệu chứng thường gặp sau khi tiêm phòng lao

Nếu bé sốt nhẹ, bố mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi lau mát bằng nước ấm. Tuy nhiên, nếu thấy sốt trên 39 độ C, người tím tái, chỗ tiêm sưng lên, hãy đưa con đến cơ sở y tế gần nhà để được chăm sóc và điều trị.

Hiện tượng mưng mủ tại vết tiêm có thể kéo dài 3-4 tháng và sẽ tự hết nếu bố mẹ vệ sinh đầy đủ vết tiêm. Để giảm sưng đỏ, mẹ có thể rắc vào vùng da tiêm dung dịch isoniazid 1% hoặc bột isoniazid. Vết tiêm sau khi vỡ mủ sẽ hình thành sẹo trong nhiều năm, thể hiện bé đã được miễn dịch với bệnh lao.

Nếu có sưng đau tại chỗ tiêm, bố mẹ nên chườm lạnh bằng khăn thấm nước sạch khuẩn. Sau khi tiêm xong, mẹ cho trẻ bú, ăn uống bình thường, uống nhiều nước hơn.

[inline_article id=211608]

Mặc dù đã tiêm vacxin phòng lao nhưng trong giai đoạn chưa có miễn dịch, mẹ tránh để trẻ sơ sinh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm vi khuẩn lao và tránh nguồn bệnh nhiễm khuẩn khác làm suy giảm hệ miễn dịch của bé.

Với bất kỳ tình huống phát sinh nào, gia đình cũng hiểu được cách ứng phó và xử lý với phản ứng của cơ thể bé sau khi tiêm phòng. Những lưu ý tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bố mẹ còn trang bị kiến thức cần thiết để tiêm phòng. Trẻ sẽ có một buổi tiêm phòng lao an toàn và có được miễn dịch với căn bệnh lao nguy hiểm.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Nhớ ngay 5 trường hợp tuyệt đối không được tiêm vắc-xin cho trẻ

Mạng xã hội đã từng có thời gian dậy sóng với những khẩu hiệu, những đoạn ghi chú chẳng mấy hay ho về tác dụng phụ của các loại vắc-xin miễn phí. Vô tình trùng hợp, thời điểm đó, khi tiêm phòng cho trẻ có những trường hợp tử vong. Nhưng các cơ quan chức năng đã vào cuộc và tìm ra nguyên nhân chính xác.

Đừng vội đổ lỗi mà nên bình tĩnh suy xét thiệt hơn khi tiêm vắc-xin cho bé trong những năm đầu đời. Tổ chức y tế thế giới WHO cũng khuyến cáo mẹ nên đưa bé đi tiêm chủng để phòng tránh các bệnh dịch nguy hiểm. Sau khi sinh, hệ miễn dịch của trẻ cần được bảo vệ hơn bao giờ hết.

Vì sao cần tiêm vắc-xin đầy đủ cho trẻ trong 2 năm đầu đời?

Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ cho bé sơ sinh sẽ kích thích sự phát triển của hệ thống miễn dịch của bé, giúp ngăn ngừa và hạn chế khả năng lây nhiễm từ những tác nhân gây bệnh.

tiêm phòng cho trẻ 1
Đừng vội nghe lời mạng xã hội vì không tiêm phòng cho bé có thể khiến mẹ hối hận sau này

Theo các chuyên gia, so với một số tác dụng phụ của tiêm chủng không mong muốn, mức độ rủi ro khi không tiêm phòng cho trẻ sơ sinh vượt xa rất nhiều lần. Vì thế, tiêm phòng là cách đơn giản và hiệu quả nhất bảo vệ bé cưng khỏi nguy cơ tử vong, tàn tật và những biến chứng nguy hiểm của nhiều loại bệnh trẻ em nguy hiểm.

5 trường hợp bắt buộc không được tiêm văc-xin

Sốc phản vệ do tiêm vắc-xin là hệ lụy nghiêm trọng trọng nhất. Lý do bởi độ nhạy cảm của cơ thể bé quá lớn, tức do cơ địa của bé phản với loại vắc-xin. Tai biến này có thể dẫn đến tử vong rất nhanh chóng nếu không kịp thời xử lý.

Nguy cơ sốc phản vệ cao hơn khi mẹ cho bé tiêm phòng trong 5 trường hợp sau:

  • Trẻ đang sốt, cảm cúm
  • Mắc các bệnh về não
  • Động kinh
  • Mắc bệnh cấp tính
  • Mắc bệnh tim hoặc bất cứ bệnh lý nào khác

Kiểm tra sức khỏe cho bé sau khi sinh và định kỳ khoảng 2-3 tháng/ lần cho tới khi 2 tuổi là cách tốt nhất biết được trẻ có đang bị bệnh hay không.

Khi đưa trẻ tới cơ sở tiêm phòng, bố mẹ nên tuân thủ quy trình: Khai chính xác bệnh lý, cơ địa mẫn cảm của bé, bé có bị sốt hay không và để ý xem bác sĩ trước khi tiêm có khám bệnh cho bé không.

Trên các phương tiện truyền thông, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi Đồng 1 (TP.HCM) có hướng dẫn cụ thể như sau: “Đối với các cháu bé còn nhỏ, có thể khám biết được bệnh cấp tính nhưng khó biết có bệnh mạn tính nên việc tầm soát không đơn giản. Người nhà cần phải chủ động khai báo về tiền sử bệnh lý cho bác sĩ. Trẻ đang có bệnh cần điều trị dứt điểm trước khi tiêm. Với những trường hợp này, cha mẹ nên đưa con đi tiêm tại các bệnh viện, các cơ sở lớn để xử lý các biến chứng nếu có tốt nhất…

Tất cả các vắc-xin đều có thể gây sốc phản vệ, không riêng Quinvaxem. Tuy nhiên, nếu đến cơ quan y tế ngay lúc mới bắt đầu có dấu hiệu bất thường, rất hiếm ca tử vong bởi đã hoàn toàn được tầm soát. Bất cứ y bác sĩ nào cũng được đào tạo về kỹ năng xử lý sốc phản vệ bởi đây là tai biến tương đối phổ biến do nhiều nguyên nhân, không riêng vắc xin”.

[inline_article id=90806]

Những lưu ý không được quên

Một số ghi nhớ mẹ cần nhớ nếu có con đang trong độ tuổi tiêm chủng:

  • Không nên cho bé ăn quá no hoặc quá đói trước khi tiêm phòng
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng
  • Theo dõi và nắm tình hình sức khỏe con để báo với bác sĩ tiền sử của con mình
  • Sau khi tiêm nên để bé ở lại 30 phút
  • Trong vòng 6, 12 và 24h sau khi về nhà phải luôn theo dõi bé chặt chẽ. Sau 24h, nếu không có dấu hiệu bất thường mới có thể yên tâm.
  • Mang theo sổ khám bệnh và thông báo trước cho nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe cũng như các bệnh mãn tính của bé, dị tật bẩm sinh, tiền sử dị ứng, nhất là phản ứng của bé với những lần tiêm phòng khác.
  • Các loại vắc-xin sống như lao, thủy đậu… nên tiêm phòng cách nhau ít nhất 4 tuần
  • Nếu bé đã từng bị sốc phản vệ với thuốc uống, thuốc tiêm hoặc vắc-xin của một loại nào đó thì tuyệt đối không được tiêm lại loại này mà thay thế bằng việc tiêm vắc-xin phòng bệnh khác.

Tiêm phòng cho trẻ là cần thiết. Tiêm vắc-xin đầy đủ là cách duy nhất giúp trẻ “chiến đấu” với các loại vi khuẩn trong những năm tháng đầu đời hệ miễn dịch còn yếu.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Chích ngừa phế cầu: Tiêm 1, lợi 10

Phế cầu là gì?

Phế cầu là loại vi khuẩn gây ra các bệnh nhiễm trùng tai, mũi, họng, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não và nhiễm trùng máu có tên khoa học là Streptococcus pneumonia. Phế cầu khuẩn chính là nguyên nhân chủ yếu chính gây ra chứng viêm phổi ở nhóm tuổi dưới 5.

Viêm phổi do vi khuẩn này gây sốt cao, ho nhiều đờm, có thể lẫn máu, đau ngực, đôi khi có tràn dịch màng phổi, tương tự như bệnh viêm phổi thông thường.

Có 60% trẻ khỏe mạnh dưới 5 tuổi có phế cầu ở vùng hầu họng. Các xoang và khoang mũi cũng là những phần dễ nhiễm trùng trong cơ thể. Vì một nguyên nhân nào đó làm sức đề kháng suy giảm thì những vi khuẩn có sẵn sẽ tấn công cơ thể và gây bệnh.

Một con đường lây truyền bệnh khác là tiếp xúc với các hạt nước bọt, dịch mũi… nhỏ li ti do người bệnh hắt hơi, ho… lẫn vào không khí.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là những đối tượng chính thường bị mắc các bệnh gây ra bởi vi khuẩn này. Thống kê cho thấy, tỷ lệ tử vong do viêm phổi là 5%, do nhiễm trùng máu là 20% và do viêm màng não là 30%.

Phải tiêm phòng viêm phế cầu khuẩn cho trẻ

Kháng sinh penicillin từng mang lại hiệu quả cao trong điều trị các bệnh do nhiễm phế cầu. Tuy nhiên, hiện tại tình trạng kháng thuốc xảy ra khá nhiều và tiêm chủng chính là giải pháp hiệu quả nhất để bảo vệ các bé khỏi mối nguy từ vi khuẩn này.

Chích ngừa phế cầu
Vắc-xin phế cầu có thể được tiêm cho độ tuổi từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi và từ 2 tuổi trở lên

Khi nào bé có thể được chích ngừa phế cầu?

Từ 6 tuần tuổi, bé đã có thể được tiêm vắc-xin. Tùy theo độ tuổi, số lượng mũi tiêm mà bé cần sẽ khác nhau.

  • Dưới 7 tháng: Bé cần tiêm 3 mũi chính, 1 mũi nhắc lại.
  • Từ 7 đến dưới 12 tháng: Bé cần tiêm 2 mũi chính, 1 mũi nhắc lại.
  • Lớn hơn 12 tháng: Tiêm từ 1 đến 2 mũi chính và 1 mũi nhắc lại.

Có bao nhiêu loại vắc-xin? 

Hiện nay, tại Việt Nam có 2 loại vắc-xin khác nhau được dùng cho các nhóm tuổi khác nhau:

  • Loại văc-xin đầu tiên, PCV 10 hay được biết đến với tên thương phẩm là Synflorix giúp ngừa được 10 chủng phế cầu khác nhau. PCV 10 được tiêm cho các bé từ 6 tuần đến 5 tuổi. Đây là loại vắc-xin có thêm tác dụng ngừa viêm phổi và viêm tai giữa.
  • Vắc-xin PPSV23 với tên thương phẩm là Pneumo23 tuy không có công dụng ngừa viêm phổi, viêm tai giữa nhưng có thể bảo vệ bé trước sự đe dọa của 23 chủng vi khuẩn phế cầu khác nhau. Vắc-xin này được sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và chỉ cần chích 1 mũi duy nhất. Trong trường hợp trẻ bị giảm miễn dịch, có thể cần phải tiêm nhắc lại.

Các loại vắc-xin trên được bào chế từ các thành phần của vi khuẩn, nhưng không sử dụng vi khuẩn sống. Vì vậy, có thể chích các vắc-xin này cùng lúc với vắc-xin phòng ngừa các bệnh khác, không cần phải chờ cách ra 1 tháng như nhiều người vẫn nghĩ.

Để tăng hiệu quả bảo vệ, bạn nên cho con được tiêm cả 2 loại vắc-xin kể trên. Theo lứa tuổi khuyến nghị, PCV 10 nên được tiêm trước PPSV23. Lưu ý, mũi PPSV23 nên được chích sau mũi PCV cuối cùng khoảng 6 tháng.

[inline_article id=55838]

Khi nào không nên tiêm vacxin phế cầu cho trẻ?

  • Vắc-xin phế cầu không thích hợp cho những trường hợp có dấu hiệu dị ứng ở lần tiêm trước đó.
  • Ngoài ra, sau khi tiêm, các bé cũng có thể gặp phải một số phản ứng như sưng, đỏ, đau ở chỗ tiêm, sốt… Những trường hợp phản ứng nặng như khó thở, khan giọng, thở khò khè, nổi mề đay, nhợt nhạt, mệt mỏi, tim đập nhanh, chóng mặt cần được đưa đến bệnh viện để xử lý kịp thời.

Vacxin phế cầu khuẩn bao nhiêu tiền, tiêm ở đâu?

Vacxin phế cầu khuẩn hiện là một trong 12 loại vacxin đắt nhất hiện nay, giá thành 2 loại:

  • Synflorix (PCV10 – loại 10 chủng). Chích 2-4 mũi tùy theo độ tuổi. Giá 870.000 đồng.
  • Pneumo23 (PPSV23 – loại 23 chủng). Chỉ chích 1 mũi duy nhất. Giá từ 300.000 đồng – 400.000 đồng.

Mẹ có thể đưa bé tới các Trung tâm y tế dự phòng cấp Quận, Huyện hoặc các bệnh viện tuyến trung ưng như Bệnh viện Nhi Đồng 1, 2… để chích ngừa theo lịch.

Chích ngừa vacxin phế cầu khuẩn có sốt không?

Tiêm vacxin phế cầu khuẩn có tác dụng phụ tương như: Trẻ có thể sốt sau khi tiêm hoặc chán ăn, mệt mỏi. Nhưng thường sẽ chỉ kéo dài 1-2 ngày. Mẹ hoàn toàn có thể yên tâm cho bé đi tiêm nếu trẻ khỏe mạnh vào thời điểm tiêm.

Nhận biết các bệnh do phế cầu gây ra ở trẻ nhỏ

Thông thường, các bác sỹ có kinh nghiệm sẽ dựa vào lứa tuổi và biểu hiện bệnh trẻ em thương gặp để phán đoán bệnh có phải do phế cầu gây ra hay không. Tuy nhiên, để có kết luận chính xác sẽ cần phải có kết quả xét nghiệm và X-quang (trong trường hợp trẻ bị viêm phổi).

Những biểu hiện viêm phổi, viêm não hay bệnh tai-mũi-họng do phế cầu khuẩn gây ra cũng có biểu hiện tương tự như bệnh gây ra bởi những tác nhân khác. Thế nên, điều bố mẹ cần làm là theo dõi kỹ các biểu hiện bệnh của con, từ lúc mới bắt đầu với những triệu chứng đơn giản và phổ biến nhất như sổ mũi, sốt và đưa con đi bệnh viện ngay khi thấy dấu hiệu bệnh nặng lên.

Trong bất cứ trường hợp nào, chỉ cần bạn cảm thấy bất an trước bệnh tình của con thì hãy đưa bé đi bệnh viện ngay và tin tưởng vào bản năng làm cha mẹ của mình.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Trẻ tiêm phòng mũi 5 trong 1 bị sốt – Mẹ phải làm sao?

Vắc-xin 5 trong 1 còn có tên gọi là vắc-xin Quinvaxem, một loại vắc xin phối hợp có khả năng phòng được 5 bệnh nguy hiểm gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib gây ra. Sử dụng mũi tiêm phòng 5 trong 1 sẽ giúp bé giảm thiểu số mũi tiêm cần thiết cũng như tiết kiệm được thời gian và đảm bảo an toàn.

Trẻ tiêm phòng mũi 5 trong 1 bị sốt
Trẻ tiêm phòng mũi 5 trong 1 bị sốt cần được chăm sóc như thế nào? Tham khảo ngay mẹ ơi

Vì sao trẻ tiêm phòng mũi 5 trong 1 bị sốt?

Hiệu quả và tính an toàn của vắc-xin 5 trong 1 được Tổ chức Y tế thế giới xác nhận tuy nhiên giống như những loại vắc xin khác khi tiêm mũi 5 trong 1 cũng mang lại các tác dụng phụ cho bé. Theo đó, trẻ có thể sẽ bị sốt nhẹ, sốt cao, đau hoặc sưng tấy chỗ tiêm, quấy khóc…Tình trạng này thường sẽ tự khỏi sau 1 đến 2 hoặc 3 ngày.

Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể và rất hay gặp sau khi tiêm phòng, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bé sẽ có những biểu hiện cụ thể khác nhau. Tuy nhiên đa phần trẻ sau khi tiêm phòng mũi 5 trong 1 đều bị sốt là do thành phần ho gà. Đây là thành phần ho gà toàn tế bào (vẫn giữ nguyên cấu trúc vi khuẩn) có thể gây ra nhiều phản ứng hơn nhưng chỉ ở mức độ nhẹ, các phản ứng nặng rất hiếm gặp vì vậy mẹ không nên quá lo lắng. Thành phần này giúp cơ thể tạo ra được nền miễn dịch vững chắc hơn, hiệu quả hơn trong việc phòng chống bệnh ho gà.

[inline_article id=68025]

Dấu hiệu bất thường sau khi tiêm mũi 5 trong 1

Mặc dù sốt là tình trạng khá phổ biến sau tiêm phòng nhưng nếu trẻ có những biểu hiện bất thường sau thì mẹ cần đưa trẻ đến trạm y tế hoặc bệnh viện càng sớm càng tốt.

  • Trẻ bị sốt cao trên 39 độ
  • Co giật, khóc thét, quấy khóc liên tục
  • Trẻ bú kém, bỏ bú
  • Khó thở, người tím tái, li bì
  • Những phản ứng thông thường kéo dài nhiều ngày

Những phản ứng này sẽ khỏi khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, do đó bố mẹ cần theo dõi sức khỏe của bé ít nhất trong 24 giờ sau khi tiêm.

[inline_article id=152849]

Trường hợp không tiêm được vắc xin 5 trong 1

Mặc dù là mũi tiêm khá quan trọng để giúp trẻ phòng chống bệnh tật nhưng với những trẻ có tiền sử phản ứng mạnh với các loại vắc xin trước đó thì không nên tiêm mũi 5 trong 1. Cụ thể như sau:

  • Trẻ bị sốt cao liên tục trong vòng 2 ngày sau khi tiêm, rất khó để hạ sốt
  • Cơ thể bé bị sốc phản vệ
  • Co giật và có thể sốt hoặc không 3 ngày sau khi tiêm
  • Không tiêm cho trẻ sơ sinh dưới 6 tuần tuổi vì vắc xin không hiệu quả do còn miễn dịch từ mẹ

Chăm sóc trẻ sau khi tiêm mũi 5 trong 1

Tiêm phòng là việc hết sức quan trọng do đó, mẹ cần chuẩn bị kỹ lưỡng đặc biệt, đảm bảo bé có sức khỏe đủ tốt để thực hiện mũi tiêm. Các chuyên gia khuyến cáo ngay sau khi tiêm xong mẹ và bé cần ở lại cơ sở y tế ít nhất là 30 phút để theo dõi tình hình.

Đo nhiệt độ cho trẻ sau khi tiêm phòng
Mẹ cần thường xuyên đo nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt sau khi tiêm phòng

Khi về nhà nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt bạn cần đo nhiệt độ cho bé thường xuyên, để bé nằm ở nơi tháng mát, mặc quần áo rộng rãi. Nhiều mẹ lo lắng khi thấy con bị sốt liền cho uống thuốc, tuy nhiên thuốc hạ sốt uống nhiều lại không tốt cho trẻ, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ cần thực hiện những cách đơn giản sau để giúp bé hạ thân nhiệt:

  • Lau người bằng khăn ấm đặc biệt là phần nách, bàn chân, bàn tay và phần bẹn của bé
  • Tăng cường việc cho bé bú sữa mẹ, uống nước để bù lại lượng nước đã mất khi sốt hoặc, có thể dùng oresol hay cháo muối loãng
  • Dùng đá lạnh chườm ngay chỗ viêm để giúp bé giảm bớt cảm giác khó chịu và đau nhức
  • Tắm bằng nước ấm cũng là cách giúp bé hạ sốt và dễ chịu hơn. Lưu ý: Phải tắm thật nhanh và nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 2 độ
  • Với những bé bị sốt cao, cần hạ sốt nhanh thì chanh tươi là biện pháp hiệu quả. Chỉ cần cắt quả chanh thành lát mỏng rồi chà nhẹ lên người, dọc sống lưng
  • Lá tía tô có công dụng hạ sốt rất tốt, trước khi tiêm 1 ngày người mẹ hãy ăn sống khoảng 1 nắm lá tía tô rồi cho con bú. Hoặc giã lấy nước, nấu với cháo cho trẻ uống
  • Trường hợp trẻ tiêm phòng mũi 5 trong 1 bị sốt cao mẹ không nên tự ý cho bé uống thuốc hạ sốt mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ
  • Khi bị sốt hệ tiêu hóa sẽ hoạt động kém hơn vì vậy bạn cần cho bé ăn thức ăn ở dạng lỏng, dễ tiêu hóa

Sốt là phản ứng bình thường sau tiêm phòng. Vì vậy, mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ tiêm mũi 5 trong 1 bị sốt. Chỉ khi trẻ sốt cao liên tục, hoặc có biểu hiện bất thường, bạn mới nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Mách mẹ 7 tuyệt chiêu giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ

Ngoài sốt, cảm giác đau đớn khi tiêm phòng cho trẻ là điều không thể tránh khỏi. Thậm chí, với nhiều bé, cảm giác đau này có thể phát triển thành nỗi sợ hãi đối với bác sĩ, y tá và kim tiêm. Để tiêm phòng không còn là nỗi ám ảnh bé yêu, tham khảo ngay 7 mẹo sau đây mẹ nhé!

Tiêm phòng cho trẻ: 8 tuyệt chiêu giảm đau hiệu quả
Giải cứu bé khỏi nỗi sợ tiêm phòng với 7 tuyệt chiêu sau đây mẹ ơi

1/ Giả vờ ho

Ho một lần trước và một lần trong khi tiêm phòng cho trẻ sẽ giúp giảm đau hiệu quả cho các bé trong độ tuổi từ 4-12. Nghe có vẻ lạ lùng, nhưng nghiên cứu này đã được chứng minh và công bố trên tạp chí Nhi khoa năm 2010. Với các bé 3 tuổi, các chuyên gia gợi ý bé có thể tưởng tượng như mình đang thổi nến sinh nhật hoặc thổi vào chong chóng.

2/ Liều thuốc giảm đau từ đường

Mẹ có biết đường cũng được sử dụng như một biện pháp giảm đau? Phân tích được công bố trên Archives of Disease in Childhood năm 2010 cho thấy tác dụng hiệu quả của việc sử dụng đường để giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh. Cụ thể, các chuyên gia nhận thấy trẻ dùng nước đường trước tiêm phòng có xu hướng ít quấy khóc hơn hẳn so với những bé không dùng.

Không cần nhiều, mẹ dùng 1 muỗng nhỏ đường pha với 2 muỗng nhỏ nước cất hoặc nước đun sôi để nguội, cho bé uống 1-2 phút trước khi tiêm phòng. Hoặc dùng ống tiêm nhỏ bơm nước vào hai bên miệng, và ở nướu răng.

3/ Phim hoạt hình

Phân tán sự chú ý cũng là cách hiệu quả giúp bé quên đi cơn đau. Mẹ có thể mang theo món đồ chơi yêu thích của trẻ, hoặc “quyến rũ” trẻ bằng một bộ phim hoạt hình vui nhộn. Một nghiên cứu của các chuyên gia tại trường Đại học Georgia được công bố trên tạp chí Tâm lý Nhi khoa cho thấy, trẻ em ít cảm thấy đau hơn nếu y tá bật phim hoạt hình trong quá trình tiêm chủng cho trẻ. Trong trường hợp nơi tiêm phòng không hỗ trợ, mẹ có thể tự mang điện thoại và mở cho bé cưng bộ phim yêu thích của mình.

[inline_article id=67398]

4/ Sử dụng gel hoặc kem gây tê/ làm mát tại chỗ

Gel hoặc kem gây tê sẽ giúp giảm cảm giác đau tại vị trí kim tiêm xuyên vào da trẻ. Cách này đã được chứng minh hiệu quả với cả các bé sơ sinh. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết và sử dụng loại gel, hoặc kem phù hợp. Thoa kem trước khi tiêm phòng 60 phút để thuốc phát huy tác dụng.

5/ Ngậm núm vú giả

Các chuyên gia tại Đại học Michigan đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng, cho trẻ ngậm núm vú giả trước, trong và sau khi tiêm chủng có thể giúp giảm đau hiệu quả. Hơn nữa, nếu dùng núm vú đã được nhúng vào nước đường hoặc sữa mẹ, tác dụng giảm đau sẽ tốt hơn. Ngậm vú giả sau khi tiêm phòng cũng giúp rút ngắn thời gian quấy khóc của trẻ.

6/ Thứ tự của các mũi vắc-xin

Không chỉ giúp mẹ dễ ghi nhớ lịch tiêm phòng cho trẻ, việc tiêm chủng đúng thứ tự còn là cách giảm bớt đau đớn cho trẻ. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy, trẻ sơ sinh được tiêm phòng kết hợp cho bệnh bạch hầu, bại liệt, uốn ván, ho gà và vắc-xin ngừa Hib trước, sau đó tiêm phòng liên hợp phế cầu khuẩn sẽ ít khóc hơn hẳn so với bé tiêm vắc-xin theo thứ tự đảo ngược.

[inline_article id=68025]

7/ Thái độ của mẹ

Hiển nhiên, mẹ khó có thể cầm lòng khi chứng kiến trẻ bị đau, khóc lóc. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến khích mẹ nên giữ sự bình tĩnh khi đưa bé đi tiêm phòng. Dù nhỏ, nhưng trẻ vẫn có thể cảm nhận được tâm trạng của mẹ. Nếu mẹ hoảng loạn, sợ hãi, bé cũng có xu hướng trở nên sợ hãi theo.

Tạp chí Nhi khoa cũng gợi ý một cách đơn giản để giúp trẻ giảm đau: Mẹ ôm trẻ vào lòng. Giữ chắc bé trong lòng, hướng cánh tay, chân hoặc vị trí cần tiêm về phía y tá, hoặc bác sĩ. Với những bé lớn hơn, mẹ có thể để bé ngồi trên đùi, mặt quay về phía mẹ.

Massage ở vị trí tiêm phòng cũng sẽ giúp giảm đau. Nghiên cứu cho thấy chỉ cần massage cho bé nhẹ nhàng khoảng 10 giây sau khi tiêm phòng cũng sẽ làm dịu cơn đau. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy tác dụng của việc massage nhẹ nhàng trước khi tiêm phòng cho trẻ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Tiêm phòng sởi cho trẻ khi nào là chuẩn?

Khi nào nên tiêm phòng sởi cho trẻ
Độ an toàn của vắc-xin là mối quan tâm của rất nhiều mẹ

Vắc- xin sởi được tiêm chủng miễn phí cho trẻ trong buổi tiêm phòng hàng tháng tại các trạm y tế. Ở Việt Nam, bé được tiêm phòng mũi đầu tiên lúc 9 tháng tuổi, mũi 2 lúc trẻ 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu có lỡ quên lịch tiêm phòng sởi cho trẻ, mẹ đừng quá lo lắng. Bạn có thể cho con tiêm phòng bổ sung tại các phòng khám trong bệnh viện. Việc tiêm phòng trễ sẽ không làm ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của trẻ. Nhiều chuyên gia cho rằng, hiệu quả của vắc-xin sẽ cao hơn tùy theo độ tuổi tiêm phòng. Vắc-xin sởi chỉ có 95% hiệu quả khi trẻ được 12 tháng tuổi, và 98% hiệu quả khi trẻ 15 tháng tuổi.

[inline_article id=68025]

Theo chuyên gia, lý do vắc xin kém hiệu quả là bởi vì khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ chúng đã nhận được kháng thể từ mẹ để bảo vệ chúng khỏi vi rút. Khi ra đời, trẻ nhận thêm kháng thể từ dây rốn. Kết quả, khi trẻ được tiêm chủng quá sớm, các kháng thể kể trên có thể thực sự giết chết các vi rút được tiêm vào cơ thể trong vắc xin trước khi trẻ có được sự miễn dịch, hoặc khả năng tự bảo vệ khỏi vi rút. Tuy nhiên, khi được 1 tuổi, các kháng thể không còn đủ mạnh để giết vi rút trong vắc xin tiêm chủng, làm cho vắc xin hiệu quả hơn.

Điều này cũng khiến cho trẻ dưới 1 tuổi dễ bị mắc sởi, một bệnh dễ lây lan, gây sốt, sổ mũi, ho và phát ban khắp cơ thể. Sởi có thể phát triển thành viêm phổi, nhiễm trùng não (viêm não), động kinh, tổn thương não và thậm chí là tử vong. Khoảng 28% trẻ nhỏ mắc sởi phải nhập viện do các biến chứng.

Phòng bệnh sởi khi con đi học

– Hỏi về chính sách tiêm chủng của nhà trẻ:  Tiêm chủng là điều không bắt buộc tại cơ sở giữ trẻ. Vì vậy, để bảo vệ con, bạn nên hỏi xem nhà trẻ có yêu cầu tất cả trẻ và nhân viên ở đó phải tiêm chủng hay không.

[inline_article id=71074]

– Đảm bảo rằng bạn cũng được tiêm chủng: Chắc chắn rằng bạn và bất kỳ người lớn nào tiếp xúc gần gũi với con cũng đã được tiêm chủng đầy đủ.

– Nói chuyện với bác sĩ: Nguy cơ lây nhiễm sởi vẫn còn rất thấp, nhưng có thể là tăng cao nếu bạn sống gần nơi bùng phát dịch. Vì vậy, nếu nghe nói về một đợt bùng phát dịch trong khu vực sinh sống của mình, bạn nên kiểm tra trang web của sở y tế địa phương để tìm thêm thông tin hoặc nói chuyện với của bác sĩ nhi để được hướng dẫn. Nếu bạn sống gần một nơi bùng phát dịch lớn khiến cho trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn thì sở y tế địa phương có thể khuyến cáo bạn nên tiêm chủng sớm hay cho các trẻ có nguy cơ ở nhà thay vì đi nhà trẻ.

>>> Xem thểm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby