Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Khi trẻ bị trúng thực nên làm gì trước hết?

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em thường nguy hiểm hơn nhiều so với người trưởng thành, nhất là khi trẻ đi học, thường xuyên ăn các món ăn vặt không rõ nguồn gốc.

Với người lớn, trúng thực nhẹ có thể tự đào thải chất độc ngay tại nhà nhưng với trẻ em, tình trạng ngộ độc mãn tính hay cấp tính đều nên cẩn trọng đưa đến các bác sĩ chuyên khoa để biết được trẻ trúng thực nên làm gì cần thiết nhất.

1. Dấu hiệu trẻ bị trúng thực

Trúng thực (Food poisoning) hay còn gọi là ngộ độc thực phẩm là do vi khuẩn, vi trùng xâm nhập vào trong thức ăn, nước uống mà trẻ hấp thụ gây ra. Khi đã xâm nhập vào cơ thể người, chúng giải phóng chất độc khiến trẻ mắc một số triệu chứng không mấy là dễ chịu.

Việc trẻ bị trúng thực nên làm gì còn phụ thuộc vào dấu hiệu, triệu chứng của tình trạng ngộ độc. Mà tình trạng ngộ độc thực phẩm biểu hiện như thế nào phụ thuộc vào vi khuẩn gây ra nó. 

Trẻ có thể bị ốm trong vòng một hoặc hai giờ sau khi ăn hoặc uống thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng sẽ hết trong vòng 1 đến 10 ngày.

Các dấu hiệu cho thấy trẻ có thể bị ngộ độc thực phẩm bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Đau bụng và chuột rút
  • Tiêu chảy
  • Sốt
  • Nhức đầu và suy nhược cơ thể

Trường hợp hiếm hoi hơn, ngộ độc thực phẩm có thể khiến trẻ chóng mặt, thị lực mờ hoặc cảm thấy ngứa ran ở cánh tay và khó thở.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Sức khỏe trẻ em và những căn bệnh thường gặp bố mẹ cần lưu ý

2. Nguyên nhân trẻ bị trúng thực

Cha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân để biết nên làm gì phòng tránh trẻ bị trúng thực.

Các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm bao gồm: Salmonella, E. coli, Listeria, Campylobacter,… 

Nguyên nhân những vi khuẩn này có điều kiện xâm nhập vào thức ăn của trẻ có thể do thực phẩm được bảo quản không kỹ, thực phẩm bị nhiễm bẩn trong quá trình sản xuất chế biến. Ví dụ:

  • Nguồn nước gần khu vực chăn nuôi, trồng trọt có thể dễ bị nhiễm phân động vật hoặc phân người.
  • Thịt gia súc, gia cầm có thể tiếp xúc với vi khuẩn, vi trùng trong quá trình chế biến hoặc vận chuyển.
  • Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ không thích hợp hoặc để quá lâu ở ngoài nhiệt độ phòng.
  • Thực phẩm, nước uống chưa được nấu chín kỹ trước khi cho bé ăn
  • Người nấu thức ăn cho bé quên rửa tay hoặc sử dụng đồ dùng hoặc thớt không sạch khi chế biến.
  • Cha mẹ quên rửa tay cho trẻ trước khi ăn thức ăn.

Sau khi đã biết rõ nguyên nhân và dấu hiệu, hãy cùng đi đến phần quan trọng nhất “Trẻ bị trúng thực nên làm gì?”

3. Trẻ bị trúng thực nên làm gì?

3.1 Trẻ bị trúng thực nên làm gì để sơ cứu trẻ tại nhà?

Nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị trúng thực, nên cho trẻ ngừng ăn. Sau đó cha mẹ nên làm một số bước như sau:

  • Đặt trẻ nằm nguyên đầu qua một bên để tránh sặc, đặc biệt chú ý khi trẻ đang ngủ vì có thể nôn trong tư thế nằm dễ sặc lên mũi và đi xuống phổi. Khi đó, ngay lập tức cần dùng miệng hút mũi cho trẻ dễ thở, nếu không trẻ có nguy cơ bị tử vong.
  • Trẻ bị trúng thực nên làm gì – Bổ sung chất điện giải cho trẻ: Trẻ bị trúng thực thường có biểu hiện nôn ói và đi ngoài nhiều, dễ mất nước và rối loạn điện giải. Không cho trẻ uống nước nhiều một lúc được cần chia thành nhiều lần, mỗi lần một ngụm nhỏ. Đồng thời, bù điện giải bằng Oresol để cơ thể bớt dần mệt mỏi và bù nước nhanh.
trung thuc nen lam gi 1
Pha Oresol cũng cần phải đúng cách mới giúp bù chất điện giải kịp thời

Nguyên tắc pha Oresol đó là một gói pha với 200 ml nước chín để nguội. Không pha quá loãng hoặc quá đặc sẽ làm thay đổi áp lực thẩm thấu của Oresol; không những không có tác dụng bù nước mà còn khiến trẻ đi ngoài nhiều hơn.

Trẻ từ 2-10 tuổi uống 100ml – 200ml. Nếu trẻ bị nôn khi uống thì nên ngừng cho trẻ uống trong vòng 10 phút, sau đó mới tiếp tục cho uống trở lại, với tốc độ chậm hơn cứ 2-3 phút/thìa.

  • Nấu các các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa cho trẻ như cháo rau củ. Đây cũng là một cách tạo khuôn phân, giảm tình trạng mất nước ở trẻ.
  • Không dùng thuốc cầm tiêu chảy: Chỉ nên cho trẻ uống khi bác sĩ chuyên khoa yêu cầu. Ở nhà, bạn tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy. Tiêu chảy do nguyên nhân ngộ độc thức ăn, không quen thức ăn hoặc ăn cùng một lúc những món kỵ nhau… không cần vội uống thuốc ngay, chỉ cần nguồn thức ăn này được tống hết ra ngoài là bệnh sẽ khỏi.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách chữa đầy bụng dân gian cho trẻ khỏi ngay tức khắc

3.2 Trẻ bị trúng thực nên làm gì? Đưa trẻ đến bệnh viện nếu tình trạng trở nặng

Nên làm gì khi phát hiện trẻ bị trúng thực nghiêm trọng? Đó là đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Các bác sĩ có thể điều trị những trẻ có các triệu chứng và biến chứng đe dọa tính mạng, chẳng hạn như mất nước nghiêm trọng, hội chứng urê huyết tán huyết hoặc tê liệt tại bệnh viện.

Để điều trị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, men vi sinh bên cạnh các giải pháp bù nước.

Vì lý do an toàn, hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng của con để tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp với trẻ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em có hệ miễn dịch kém bị tiêu chảy.

[inline_article id=225460]

4. Trẻ bị trúng thực nên ăn gì?

Nếu vẫn chưa biết trẻ bị trúng thực nên làm gì, ăn gì, cha mẹ có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Các loại thức ăn nhẹ và dễ tiêu hóa: Những món ăn dễ tiêu hóa sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho ruột và dạ dày. Một số món ăn dễ tiêu hóa phổ biến gồm bột yến mạch, khoai tây nghiền nấu chín, các loại trái cây mềm…
  • Nước: Khi bị trúng thực, trẻ thường bị nôn và tiêu chảy. Do đó, cơ thể mất nước rất nhiều, từ đó mất cân bằng điện giải. Vì vậy, trẻ bị trúng thực nên làm gì trong lúc này là bổ sung nước và oresol để bù chất điện giải cho cơ thể.
  • Thực phẩm chứa lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa: Trẻ bị trúng thực nên làm gì để tốt cho hệ tiêu hóa? Việc bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột sau khi bị ngộ độc thức ăn sẽ giúp cân bằng lại hệ vi sinh trong ruột. Sữa chua, men vi sinh, chính là thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn có lợi nhất.
  • Trà gừng: Gừng có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn cũng như hỗ trợ tiêu hóa tốt. Cho trẻ uống trà gừng có thể làm diệu các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm và giúp trẻ nhẹ bụng.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 6 cách nấu cháo với quả óc chó cho bé ăn ngon và dễ tiêu hóa

5. Nên làm gì để phòng tránh trẻ bị trúng thực?

Để trẻ không bị trúng thực, cha mẹ nên làm gì? Đó là nắm rõ nguyên nhân gây ngộ độc và khắc phục chúng:

  • Làm sạch tất cả đồ dùng, thớt và bề mặt mà mẹ sử dụng để chế biến thực phẩm bằng chanh, nước tẩy rửa.
  • Không cho trẻ uống sữa chưa được khử trùng hoặc thực phẩm có chứa sữa chưa được khử trùng.
  • Rửa tất cả các loại rau sống và trái cây trước khi cho bé ăn.
  • Để thực phẩm sống (đặc biệt là thịt, gia cầm và hải sản) tránh xa các thực phẩm đã được nấu chín.
  • Nấu tất cả thực phẩm nguồn gốc động vật ở nhiệt độ nhất định. Đối với thịt bò và thịt lợn xay ít nhất 71 ° C . Đối với thịt gà nhiệt độ ít nhất là 74 ° C. Nấu trứng gà cho đến khi lòng đỏ săn lại. Các loại cá nói chung nhiệt độ an toàn để ăn là ở nhiệt độ 63 ° C.
  • Làm lạnh thức ăn thừa một cách nhanh chóng, tốt nhất là trong hộp đựng có nắp đậy kín.
  • Rã đông thực phẩm trong tủ lạnh, lò vi sóng hoặc nước lạnh. Thực phẩm không bao giờ được rã đông ở nhiệt độ phòng.
  • Nếu thực phẩm đã quá hạn sử dụng, có vị buồn cười hoặc có mùi lạ, hãy vứt bỏ thực phẩm.
  • Không cho trẻ tự ý uống nước từ suối hoặc giếng chưa qua xử lý.
  • Trẻ và cả phụ huynh rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, nghịch đồ chơi, đi từ nơi công cộng về.

Trúng thực không phải là hiện tượng phổ biến ở trẻ em nhưng cũng cần được lưu ý kỹ. Nắm vững các nguyên tắc trẻ bị trúng thực nên làm gì, cha mẹ hoàn hoàn có thể vững tâm trong mọi trường hợp.