Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày, những điều bố mẹ cần làm để không xảy ra điều đáng tiếc

trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày
Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày, mẹ phải xử lý sao cho đúng?

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng phổi cấp tính khá phổ biến. Tình trạng này xảy ra khi các túi khí bên trong phổi chứa nhiều mủ và các chất dịch khác, khiến phổi gặp khó khăn trong việc trao đổi khí. Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày nếu không có những biện pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày và cách chăm sóc bé ra sao? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé mẹ để có những biện pháp xử lý kịp thời cho bé. 

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày

Bệnh viêm phế quản ở trẻ thông thường do virus influenza gây ra. Trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi là nhóm tuổi dễ mắc căn bệnh này nhất. Virus influenza có ở trong không khí hoặc bám vào các bề mặt mà trẻ hay tiếp xúc, thậm chí bám lên đồ chơi của trẻ. Không chỉ virus là tác nhân gây ra bệnh mà vi khuẩn có trong khói thuốc lá hay khói bụi ở bên ngoài cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản. 

Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày là dấu hiệu của việc cơ thể bé phát nhiệt để chống lại những virus đang gây bệnh. Tuy nhiên, sau 3-5 ngày, nếu trẻ vẫn tiếp tục bị sốt sẽ rất nguy hiểm vì bệnh có thể chuyển thành các biến chứng nghiêm trọng. Một số nguyên nhân dẫn tới việc trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày bao gồm:

– Vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh: Trẻ được bố mẹ cho dùng thuốc kháng sinh không đều hoặc dùng thuốc tùy tiện khiến cho vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh (hay còn gọi là nhờn thuốc).

– Viêm phế quản bội nhiễm: Bên cạnh bệnh viêm phế quản ban đầu, trẻ còn nhiễm thêm vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng đường hô hấp khác. Hiện tượng này khiến trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày. 

– Mắc bệnh cùng lúc với các bệnh nhiễm trùng khác: Trẻ bị nhiễm thêm các bệnh khác như viêm họng, viêm xoang, lao phổi.

– Không chữa trị kịp thời: Bố mẹ chủ quan không dẫn trẻ đi khám bệnh sớm và không có biện pháp điều trị đúng cách.  

Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày có nguy hiểm không?

trẻ sốt, bỏ ăn, quấy khóc

Sốt là một trong những biển hiện của bệnh viêm phế quản. Trẻ sẽ ngưng sốt sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày không dứt. Tình trạng này có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Nếu sau thời gian trên bé vẫn không hết sốt thì bố mẹ cần có những biện pháp kịp thời để ngăn những biến chứng xảy ra.

Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày có thể gây ra những tình trạng như mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc. Không những thế, cơn sốt kéo dài trong nhiều ngày khiến cơ thể trẻ bị mất nước và có thể dẫn đến hiện tượng co giật nhẹ. Nếu bé bị co giật thì bố mẹ ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và tiến hành các biện pháp chữa trị kịp thời. 

[inline_article id=276793]

Những triệu chứng khác của viêm phế quản ở trẻ em

Mẹ cần nhận biết dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ em từ sớm để hạn chế tình trạng trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày.

Dấu hiệu rõ ràng nhất khi trẻ bị viêm phế quản là ho kéo dài cả tuần, đau rát họng, có đờm và khó thở. Khi tình trạng kéo dài tới tuần thứ hai thì khả năng cao là bé đã bị viêm phế quản. Biểu hiện của trẻ bị viêm phế quản được chia ra thành 3 giai đoạn. Tùy theo mỗi giai đoạn mà bố mẹ cần có những biện pháp chữa trị hợp lý cho bé.

– Giai đoạn khởi phát: Bé sẽ có những triệu chứng như viêm đường hô hấp trên, sốt nhẹ, ho khan, hắt hơi và sổ mũi. 

– Giai đoạn phát bệnh: Bé sốt nặng hơn, khó thở, thở khò khè hoặc thở bằng miệng. Thậm chí, da của trẻ sẽ tím tái, xanh xao. Tình trạng rối loạn tiêu hóa nhẹ có thể xuất hiện.

– Giai đoạn nguy hiểm: Sốt cao trên 39ºC và sốt liên tục. Chân tay trẻ yếu, mệt mỏi, da khô và chảy mồ hôi. Trẻ sẽ bỏ ăn và khó thở. Da bé trở nên xanh xao, môi và đầu ngón tay, ngón chân tím tái. Trẻ hay bị nôn và tiêu chảy. Tình trạng có thể nghiêm trọng hơn khi trẻ nằm li bì, hôn mê và có những cơn co giật. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh, vì vậy bố mẹ cần phải đưa bé đến trung tâm y tế trước khi trẻ có những biểu hiện nặng hơn.

Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày thì phải làm sao?

Trẻ bị viêm phế quản thì phải làm sao?

Nếu nhận thấy bé có dấu hiệu bị viêm phế quản, điều đầu tiên bố mẹ cần làm là nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện thăm khám. Bên cạnh điều trị theo phác đồ từ bác sĩ, bố mẹ cần theo dõi bé và nên có một vài biện pháp như:

– Giữ ấm cho trẻ, tránh để viêm phế quản tiến triển sang viêm phổi bằng cách cho trẻ uống nước ấm thường xuyên. Điều này cũng giúp trẻ hạ sốt và giảm tình trạng hô hấp bị tắc nghẽn. 

– Bố mẹ vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý 0,9% dạng nhỏ mũi mỗi ngày.

– Chườm ấm toàn thân cho trẻ để hạ sốt. Theo dõi nhiệt độ và chườm ấm đúng cách có thể hạ được nhiệt độ cơ thể của bé. Đồng thời, bố mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt paracetamol với liều lượng phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.

– Bố mẹ cũng lưu ý không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh. Vì nếu viêm phế quản của trẻ do virus gây ra thì kháng sinh không có tác dụng điều trị. 

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày

Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày sẽ nhanh khỏi bệnh sớm nếu bố mẹ phát hiện bệnh sớm và thực hiện điều trị đúng cách.

Vậy chăm sóc trẻ bị viêm phế quản như thế nào là đúng cách? Chế độ ăn uống trong lúc trẻ bị viêm phế quản rất quan trọng. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý một số món ăn cần bổ sung cho bé cũng như cần hạn chế một số món khiến tình trạng bệnh của bé nặng hơn.

Những thực phẩm mà bố mẹ cần bổ sung cho trẻ khi bị viêm phế quản bao gồm:

– Những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa như: ngũ cốc, trứng gà, sữa, sữa chua.

– Các loại rau xanh và hoa quả chứa nhiều khoáng chất và vitamin như: rau cải, bí ngô, cà rốt.

– Bố mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn nhạt bởi thức ăn nhiều muối có thể làm tăng triệu chứng viêm.

– Cho bé ăn thức ăn dạng lỏng, mềm và dễ nuốt như: cháo, súp, canh.

– Đừng quên cho trẻ uống thật nhiều nước. Có thể thay bằng các loại nước trái cây hay nước bù điện giải để cơ thể bé không bị mất nước và loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.

– Có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày nếu trẻ chán ăn, mệt mỏi.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày

Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày thì không nên ăn:

– Những đồ ăn ngọt như bánh ngọt hay nước uống có ga.

– Tránh ăn đồ ăn nhanh hay thực phẩm chiên rán nhiều dầu.

– Các món ăn mặn, có hàm lượng muối cao. Bởi lượng muối thừa sẽ khiến cơ thể tích trữ nước nhiều hơn, từ đó tạo nên chất nhầy ở phế quản, khiến bé cảm thấy khó chịu.

– Không ăn những đồ ăn cay nóng như ớt, gừng, tiêu

– Bố mẹ cũng nên nhớ đừng cho bé ăn những loại trái cây chua và chát như: khế, xoài, mận.

– Đồ ăn đóng hộp và chế biến sẵn cũng nên hạn chế sử dụng khi bé bị viêm phế quản. 

Phòng ngừa bệnh viêm phế quản ở trẻ

– Luôn giữ ấm cho cơ thể của bé, đặc biệt là vào mùa lạnh.

– Giữ cho môi trường sống của gia đình luôn sạch sẽ, thường xuyên lau chùi nhà cửa và thay chăn ga nệm mỗi tuần.

– Đối với trẻ bị dị ứng lông chó mèo, phấn hoa hay bụi thì nên hạn chế để bé tiếp xúc với những tác nhân trên. Đặc biệt, cũng cần hạn chế để bé tiếp xúc khói bụi hay khói thuốc lá ngoài đường.

– Thiết lập chế độ dinh dưỡng nhằm nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho trẻ

Tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ.

– Nên chủ động cách ly với người lớn hoặc trẻ nhỏ khác đang có bệnh về đường hô hấp.

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần, phải làm sao? Xem ngay để biết cách xử lý mẹ nhé

Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày có thể gặp nguy hiểm nếu các mẹ không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, thực hiện các biện pháp phòng ngừa là cách tốt nhất để giúp trẻ có sức khỏe tốt và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh các mẹ nhé.

Thu Sương

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Bé bị cảm lạnh uống thuốc gì?

bé bị cảm lạnh uống thuốc gì
Mẹ có biết bé bị cảm lạnh uống thuốc gì không?

Theo chuyên gia, nhiều trẻ có thể bị cảm lạnh từ 6-8 lần trong hai năm đầu đời. Đó là bởi vì hệ thống miễn dịch của trẻ còn yếu ớt chứ không hẳn vì mẹ không giữ ấm cho trẻ. 

Tuy cảm lạnh ở trẻ em là một bệnh thường gặp, hầu như không nghiêm trọng nhưng nếu không biết cách chăm sóc trẻ trong thời gian mắc bệnh, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như viêm xoang, nhiễm trùng tai, viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi… 

Vì vậy, thay vì tìm kiếm thông tin bé bị cảm lạnh uống thuốc gì, tốt nhất mẹ hãy tìm hiểu kỹ về nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử trí khi bé bị cảm lạnh sổ mũi. 

chữa cảm lạnh cho bé

Nguyên nhân gây cảm lạnh

Cảm lạnh, còn được gọi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bệnh do virus gây ra. Những virus này lây lan qua tiếp xúc da kề da, qua giọt bắn ho, hắt hơi hoặc sờ, chạm vào đồ vật dính virus như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang…

Hiện có hơn 200 loại virus được biết đến là nguyên nhân gây ra cảm lạnh, điều này cũng giải thích tại sao trẻ có thể bị cảm lạnh nhiều lần trong năm.

Mặc dù những cơn cảm lạnh thường xuyên này gây khó chịu cho mũi của bé nhưng nhìn chung là vô hại, thậm chí còn có lợi cho trẻ trong việc tạo ra kháng thể để củng cố hệ miễn dịch. Nhờ đó, giúp trẻ ít mắc các bệnh nhiễm khuẩn sau này. Vì vậy, khi con chớm bệnh, mẹ không cần phải cuống lên bé bị cảm lạnh uống thuốc gì.

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh

May mắn là hầu hết các triệu chứng trẻ bị cảm sốt đều không nghiêm trọng tuy có thể làm bé khó chịu. Do vậy, mẹ không cần phải quá lo lắng việc bé bị cảm lạnh uống thuốc gì.

Sau đây là các dấu hiệu mắc bệnh ở  bé.

  • Chảy nước mũi (lúc đầu nước mũi trắng đục, sau đó có thể chuyển sang màu vàng hoặc xanh).
  • Nghẹt mũi.
  • Hắt hơi.
  • Đôi khi có kèm theo sốt nhẹ.
  • Ho khan (có thể ho nhiều vào ban đêm và càng gần về cuối đợt cảm lạnh).
  • Đau hoặc ngứa cổ họng.
  • Mệt mỏi, cáu kỉnh.
  • Mất cảm giác ngon miệng (nên trẻ không hứng thú với ăn uống).

Cảm lạnh ở trẻ kéo dài bao lâu?

Cảm lạnh thông thường kéo dài từ 7-10 ngày (ngày thứ 3 thường là ngày tồi tệ nhất) và thường sẽ tự khỏi, mặc dù sau đó bé vẫn còn ho kéo dài thêm ít ngày.

Thời gian ủ bệnh từ 1-4 ngày. Bệnh thường dễ lây lan nhất vào thời gian 1-2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện. 

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh

Bé bị cảm lạnh uống thuốc gì?

Khi bé bị cảm sốt, nhìn con sụt sịt, nghẹt mũi, ho, quấy khóc mẹ không yên lòng. Đó là lý do nhiều mẹ muốn biết chữa cảm lạnh cho bé như thế nào, bé bị cảm lạnh uống thuốc gì để mua ngay cho con uống.

Tuy nhiên, theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), những loại thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn có thể gây hại cho trẻ vì không có khuyến cáo rõ ràng liều lượng, nguy cơ độc tính. Đáng nói, thuốc có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là khi có chứa pseudoephedrine thông mũi. 

Tốt nhất, mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ nếu cảm thấy lo lắng khi trẻ bị cảm lạnh, tránh tìm hiểu bé bị cảm lạnh uống thuốc gì rồi tự ý “kê đơn” cho con.

Cách chữa cảm lạnh cho bé

Dù chữa cảm lạnh cho trẻ sơ sinh hay trẻ lớn hơn thì cũng không ngoài những cách sau.

– Nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý và hút mũi

Với trẻ sơ sinh hoặc trẻ chưa biết cách xì mũi, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút dịch mũi, giúp con dễ thở hơn sau khi đã nhỏ nước muối cho bé. Sau hút mũi, nhỏ nước muối lại một lần nữa, lau sạch mũi.

Nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý và hút mũi

– Tăng độ ẩm trong phòng

Sử dụng máy phun sương tạo ẩm trong phòng của bé. Không khí ẩm có thể làm giảm tắc nghẽn và giúp bé thở dễ dàng hơn.

– Bổ sung chất lỏng, ăn uống đủ chất

Cho bé uống nhiều nước để bổ sung lượng nước mất đi do sốt, sổ mũi. Với trẻ còn bú mẹ thì tăng cường cho con bú là tốt nhất. Bên cạnh đó, mẹ có thể học cách nấu súp gà chữa cảm ho cho bé hoặc bổ sung dưỡng chất cho bé theo thực đơn cho trẻ bị cảm, ho

Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bé vượt qua cơn cảm lạnh dễ dàng hơn. Vì vậy, mẹ không cần quan tâm bé bị cảm lạnh uống thuốc gì.

– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt 

Mẹ hãy cho bé uống thuốc nếu nhiệt độ sốt trên 38,5ºC và uống theo đúng chỉ định từ bác sĩ.

Cách phòng ngừa cảm lạnh cho bé

– Người lớn chăm sóc bé nên thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà bông hoặc dung dịch sát khuẩn.

– Tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh, hắt hơi phải che miệng.

– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu đời. Với trẻ lớn hơn, cho trẻ ăn chín uống sôi, thực đơn ăn uống cân bằng đảm bảo đủ các nhóm thực phẩm, nhất là vitamin từ trái cây rau củ.

– Cho trẻ tiêm ngừa đầy đủ các mũi.

– Không cho trẻ tiếp xúc với người nhiễm bệnh.

– Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ cho không gian thông thoáng, có ánh nắng chiếu vào càng tốt vì sẽ giúp diệt khuẩn.

[inline_article id=4446]

Khi nào thì cho trẻ đi gặp bác sĩ?

Khi nào thì cho trẻ đi gặp bác sĩ?

Khi con bệnh, mẹ không cần phải lo nghĩ bé bị cảm lạnh uống thuốc gì, hãy cho trẻ đi khám bệnh nếu bé có một số triệu chứng sau.

– Bỏ ăn, bú kém.

– Sốt từ 38ºC với trẻ dưới 3 tháng.

– Sốt từ 39 độ với trẻ từ 3 tháng đến 1 tuổi.

– Ho ngày càng nặng hoặc kéo dài trong khi các triệu chứng khác biến mất.

– Thở nhanh, tím tái, hôn mê.

– Có dịch mũi màu vàng xanh, có mùi hôi từ mũi, miệng.

– Có hạch sưng ở cổ.

– Các triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ chăm bé tốt hơn khi bé bị cảm lạnh mà không cần phải tìm hiểu bé bị cảm lạnh uống thuốc gì.

Hương Lê

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không, 2 loại sốt co giật mẹ cần biết để có hướng xử trí

sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không
Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không là điều mẹ có con nhỏ cần biết.

Sốt co giật là tình trạng co giật xảy ra ở trẻ bị sốt.

Co giật do sốt có thể xảy ra ở trẻ 5 tuổi trở xuống, thường gặp nhất là trong độ tuổi từ 12 đến 18 tháng. Nhiệt độ sốt dẫn đến co giật dao động trong khoảng 39-40ºC hoặc thậm chí cao hơn. 

Đề biết sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không, mẹ cần biết nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Nguyên nhân sốt co giật ở trẻ em

Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không phụ thuộc vào 3 nguyên nhân chính khiến bé sốt co giật:

– Sốt co giật xảy ra do trẻ nhiễm virus hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn. 

– Sốt co giật có thể xảy ra trong vòng 2 tuần sau khi trẻ được tiêm ngừa các bệnh sởi, quai bị và rubella. Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không? Bệnh sẽ không nguy hiểm nếu do nguyên nhân tiêm phòng. 

– Một nguyên nhân khác đến từ yếu tố di truyền, tức trong gia đình có người từng bị co giật do sốt lúc nhỏ. 

Co giật do sốt thường xảy ra trong vòng 24 giờ đầu khởi phát sốt, không hẳn đến từ việc nhiệt độ cơ thể quá cao mà do quá trình tăng nhanh nhiệt độ ban đầu. 

>>> Bạn có thề tìm hiểu thêm: Sốt nhiễm trùng ở trẻ em nguy hiểm thế nào?

Phân biệt sốt co giật ở trẻ em

Phân biệt sốt co giật ở trẻ em

Sốt co giật ở trẻ em thường có các đặc điểm chung sau:

– Mất ý thức tạm thời.

– Xuất hiện cơn co cứng, tay chân co giật liên hồi.

– Ở một số trẻ có biểu hiện nôn ói, sùi bọt mép, đồng tử lộn ngược, trắng dã.

– Mệt mỏi sau co giật.

Sốt co giật chia thành 2 loại là thể đơn giản và thể phức tạp. Trong đó, các cơn co giật do sốt ở thể đơn giản thường phổ biến hơn.

So sánh sốt co giật thể đơn giản và thể phức tạp

1. Sốt co giật thể đơn giản

– Không bị yếu tay, chân sau co giật.

– Co giật thường kéo dài dưới 2 phút và tối đa không quá 15 phút. 

– Chỉ xảy ra một lần trong khoảng thời gian 24 giờ.

Sốt co giật ở thể đơn giản thường lành tính, không gây rối loạn tri giác và không để lại di chứng về thần kinh. Hơn nữa, những trẻ từng bị sốt co giật thể đơn giản vẫn thông minh như những trẻ chưa từng sốt co giật.

2. Sốt co giật thể phức tạp

– Có thể yếu tạm thời ở tay, chân hoặc liệt chi sau co giật.

– Thời gian co giật kéo dài hơn 15 phút. 

– Tái phát trong vòng 24 giờ.

Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không? Đa số các trường hợp sốt co giật thể phức tạp đều liên quan đến các bệnh lý thần kinh sẵn có nên không thể xem nhẹ.

Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không?

Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không? Trẻ bị sốt co giật có ảnh hưởng đến não hay mức độ nguy hiểm thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây co giật. 

Vì vậy, sau sốt co giật, mẹ cần cho trẻ đi khám để loại trừ khả năng trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng nặng như viêm màng não, viêm não… 

Một số dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sốt co giật

Để biết sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không còn căn cứ vào một số dấu hiệu ở trẻ. Nếu trẻ có các biểu hiện sau thì cho thấy trẻ cần nhập viện gấp:

– Cứng cổ.

– Nôn mửa.

– Khó thở.

– Ngủ li bì, lờ đờ, rối loạn ý thức kéo dài sau cơn co giật.

Trẻ bị sốt co giật có ảnh hưởng đến não không?

Một câu hỏi nhiều mẹ hay thắc mắc là trẻ bị sốt co giật có ảnh hưởng đến não không.

Các nghiên cứu cho thấy đa số các trường hợp sốt co giật không ảnh hưởng đến não trẻ ngoại trừ trẻ mắc các bệnh viêm não, viêm màng não hay các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh trung ương.

Ngoài ra, việc sơ cứu sai cách khi trẻ sốt co giật, dẫn đến trẻ bị sặc, ngạt thở gây thiếu oxy não cũng là nguyên nhân gây tổn thương não. Thực tế cho thấy thiếu oxy não kéo dài vài phút cũng đủ làm các tế bào não tổn thương vĩnh viễn, không có cơ may hồi phục.

Trẻ sốt cao co giật có nguy cơ mắc bệnh động kinh không?

Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không? Không phải trẻ cứ sốt cao co giật là sẽ chuyển sang di chứng động kinh.

Nguy cơ động kinh sau sốt co giật rất thấp, tỷ lệ 2-5%, thường rơi vào nhóm trẻ tiền sử gia đình có người bị động kinh, trẻ bị sốt co giật thể phức tạp do bất thường về thần kinh.

[inline_article id=276649]

Chăm sóc trẻ bị sốt cao co giật

Khi trẻ bị sốt co giật, mẹ cần giữ bình tĩnh và làm theo hướng dẫn sau:

– Di dời trẻ tránh xa khu vực nguy hiểm có vật sắc, nhọn hay điện, nước sôi…

– Đặt trẻ nằm nghiêng một bên trên một mặt phẳng để các chất dịch chảy ra ngoài, tránh trào ngược dịch vào phổi gây ngạt, tắc đường thở, đe dọa tính mạng.

– Nới lỏng quần áo trẻ.

– Không cố gắng kìm giữ trẻ để kiểm soát cơn co giật.

– Hạ nhiệt gấp cho trẻ bằng cách lau mát, nhét thuốc hạ sốt vào hậu môn (liều dùng như quy định).

– Mẹ không nên đặt bất kỳ vật gì vào miệng trẻ để ngăn con cắn vào lưỡi vì có thể gây tổn thương cho trẻ. Mẹ đừng lo trẻ cắn phải lưỡi khi lên cơn co giật vì khi đó, lưỡi của trẻ thường thụt vào trong nên hầu như khả năng này rất khó xảy ra. 

– Không cho trẻ uống bất kỳ thứ gì, không vắt chanh vào miệng trẻ theo kinh nghiệm dân gian để tránh làm trẻ sặc, ngạt thở.

– Nếu cơn giật kéo dài quá 5 phút thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, cắt cơn co giật cho trẻ.

Chăm sóc trẻ bị sốt cao co giật

Có thể nói, nếu mẹ chưa biết gì về sốt co giật hoặc không rõ sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không thì chắc chắn mẹ sẽ rất lúng túng và lo sợ. Vì vậy, việc tìm hiểu kiến thức về bệnh tật ở trẻ nhỏ trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là vô cùng cần thiết.

Hương Lê

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt có phải mắc bệnh động kinh?

trẻ em bị co giật nhưng không sốt
Hãy cùng tìm hiểu tại sao tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt nguy hiểm với trẻ.

trẻ em bị co giật nhưng không sốt hay co giật do sốt đều gây lo lắng cho mẹ. Tuy nhiên, mẹ sẽ bất ngờ khi biết điều này. 

Co giật do sốt

Co giật do sốt thường là co giật lành tính, hay xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi và ít khi để lại di chứng cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 

Nguy cơ tái phát co giật do sốt thường xảy ra ở trẻ có yếu tố gia đình (người thân trong gia đình bị co giật do sốt), trẻ nhỏ hơn 18 tháng và trẻ đã từng bị co giật ở nhiệt độ sốt không quá cao trước đây.

Không phải cứ co giật do sốt là sẽ phát triển thành bệnh động kinh. Nhưng nghiên cứu cho thấy những trẻ bị co giật do sốt một vài lần có nguy cơ mắc bệnh động kinh cao hơn trẻ không bị co giật do sốt. Tỷ lệ bệnh động kinh phát triển ở trẻ bị co giật do sốt vào khoảng 2-4%. 

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt phần lớn thường đến từ nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do những tổn thương ở hệ thần kinh trung ương.

– Trẻ mắc bệnh nhiễm trùng như viêm màng não, viêm não

– Trẻ chấn thương đầu do té, ngã, va đập.

– Trẻ thiếu oxy trước hoặc trong khi sinh.

– Trẻ có khối u hoặc u nang trong não.

– Trẻ bị rối loạn phát triển, mắc các bệnh lý như tự kỷ, u sợi thần kinh.

– Trẻ nhiễm trùng từ trong bào thai.

Mẹ dinh dưỡng kém khi mang thai.

– Do di truyền, trong gia đình có người bị co giật.

Ngoài ra, trẻ em bị co giật nhưng không sốt còn do rối loạn chuyển hóa như hạ canxi máu, bệnh phenylketo niệu, vàng da, rối loạn glucose máu, thiếu vitamin B6

Tuy nhiên, mẹ cần nhớ nếu hiện tượng co giật lặp đi lặp lại thì cần nghĩ đến khả năng trẻ mắc bệnh động kinh.

Bệnh động kinh là gì?

Thuật ngữ động kinh được sử dụng để mô tả các cơn co giật xảy ra lặp đi lặp lại theo thời gian mà không liên quan đến bệnh cấp tính (như sốt) hoặc chấn thương não cấp tính. 

Chẩn đoán bằng điện não đồ, chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp xác định chính xác bé có bị động kinh hay không, nguyên nhân của tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt.

Có đến 70% trường hợp động kinh không rõ nguyên nhân. 

Co giật do sốt

Một số dấu hiệu của bệnh động kinh

– Lú lẫn, mất ý thức tạm thời.

– Các chi co giật không kiểm soát.

– Nhìn chằm chằm vào khoảng không.

– Ngã quỵ xuống.

– Lo lắng, sợ hãi một cách thái quá.

Bệnh động kinh có chữa khỏi không?

Thực tế cho thấy việc điều trị kiên trì, không bỏ cuộc đã giúp 60% bệnh nhi khỏi bệnh. 

[inline_article id=224809]

Làm gì khi trẻ bị co giật nhưng không sốt?

Khi trẻ em bị co giật nhưng không sốt, người lớn cần giữ bình tĩnh và làm theo các bước sau:

– Đặt bé nằm ở nơi rộng rãi, thông thoáng, nới lỏng quần áo.

– Cho trẻ nghiêng sang một bên để nước bọt, dãi nhớt trong miệng trẻ chảy ra tránh tắc nghẽn đường thở.

– Không kìm giữ tay chân trẻ vì có thể gây tổn thương bé.

– Không vắt chanh vào miệng trẻ vì có thể gây ngạt đường thở.

– Ghi nhớ đặc điểm của cơn co giật như thời gian, biểu hiện co giật để cung cấp thông tin cho bác sĩ điều trị. 

– Thường thì sau 2-4 phút, cơn co giật sẽ hết. Nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút hoặc trẻ bất tỉnh, rối loạn nhịp thở… thì cần cho trẻ nhập viện cấp cứu.

Cách chăm sóc trẻ bị động kinh

Để giảm đi tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt cũng như thuận lợi hơn cho quá trình trị bệnh động kinh, cha mẹ nên thực hiện những việc sau:

– Cha mẹ, người thân hãy giữ cho tâm lý trẻ cân bằng bằng cách luôn tạo môi trường vui vẻ, tích cực, tránh la hét, giận dữ làm trẻ lo sợ, buồn chán, dễ bị kích động khiến bệnh tái phát nghiêm trọng hơn.

– Cho trẻ uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng như chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ uống thuốc đều đặn thì con vẫn có thể phát triển bình thường. Trái lại, việc uống thuốc gián đoạn sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị.

– Thực đơn giàu chất béo tốt, vitamin và khoáng chất (vitamin D, B6, axit folic, omega-3, canxi, magie, taurin…), hạn chế tinh bột và dùng vừa phải protein sẽ giúp cải thiện các cơn co giật hoặc chấm dứt hẳn bệnh. Nghiên cứu cho thấy 16% trẻ em ăn chế độ Keto đã khỏi bệnh động kinh.

Cách chăm sóc trẻ bị động kinh

– Luôn để mắt đến trẻ, tránh để trẻ một mình trong môi trường thiếu an toàn như gần hồ, sông, suối… Trong nhà không nên để các vật dụng có cạnh sắc nhọn, không để trẻ tắm mà không có người lớn ở nhà, tránh cho trẻ ngủ giường tầng…

– Thông báo cho nhà trường tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt cũng như bệnh động kinh ở trẻ.

– Cho trẻ đội nón bảo hiểm khi ra ngoài, đề phòng trẻ lên cơn co giật, té ngã ảnh hưởng đến vùng đầu, nguy hiểm đến tính mạng hoặc làm bệnh nghiêm trọng hơn.

Tóm lại, tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt khá nguy hiểm, cho thấy trẻ có thể mắc bệnh động kinh. Nếu thấy trẻ có biểu hiện co giật, mẹ nên nhanh chóng cho bé đi kiểm tra sức khỏe ngay nhé.

Hương Lê

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không và những lưu ý mẹ cần biết

trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không
Trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không? Cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng

Sợ con bị sốt, khó chịu sau khi tiêm phòng là nỗi lo chung của hầu hết tất cả bố mẹ. Một trong những điều nhận được sự quan tâm của bố mẹ chính là trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không. Có rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này khi đưa ra thảo luận trên các hội mẹ bỉm sữa.

Tiêm phòng là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp bé phòng chống các bệnh nguy hiểm cũng như tăng cường sức đề kháng. Tùy vào thể trạng, mỗi bé sẽ có những phản ứng sau tiêm chủng khác nhau, có thể nhẹ hoặc nặng. Vì vậy, việc theo dõi sức khỏe của trẻ sau khi tiêm phòng là điều rất quan trọng. Theo đó, vấn đề trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không cũng là thắc mắc của không ít bà mẹ bỉm sữa. Cùng MarryBaby đi tìm câu trả lời, mẹ nhé!

Trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không?

trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không

Nhiều mẹ truyền tai nhau, không nên tắm cho con sau khi tiêm phòng về vì lúc này cơ thể trẻ đang yếu, tắm vào sẽ khiến trẻ dễ bị ốm. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như công dụng của vắc xin. Vì vậy, mẹ vẫn có thể tắm cho con bình thường, tuy nhiên phải chú ý một vài điều sau:

– Trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không? Mẹ nên theo dõi phản ứng của trẻ sau tiêm phòng. Khoảng 1-2 tiếng sau tiêm phòng, nếu trẻ vẫn bình thường, không có bất kỳ phản ứng nào khác lạ, mẹ có thể tắm cho bé. Trường hợp trẻ bị sốt hoặc mệt mỏi, mẹ có thể lau người cho bé bằng nước ấm và nên để 1-2 ngày sau khi hạ sốt mới tắm cho bé nhằm phòng ngừa các biến chứng không đáng có.

– Trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không? Tuyệt đối không tắm cho trẻ vào lúc sáng sớm và tối khuya, khoảng thời gian lý tưởng nhất để tắm cho bé là lúc 9 giờ sáng và 16 giờ chiều. Đồng thời, mẹ không nên tắm cho trẻ quá lâu, đề phòng cơ thể bé nhiễm lạnh.

Những cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng

Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng

1. Theo dõi trẻ sau tiêm chủng

Bên cạnh quan tâm tới vấn đề trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không, mẹ cần chú ý một vài điều khi theo dõi trẻ sau tiêm phòng. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, mẹ và bé nên ở lại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi cho con tiêm nhằm theo dõi phản ứng của bé với vắc xin.

Nếu nhận thấy bé có các biểu hiện bất thường như nôn trớ, thở nhanh, da mẩn đỏ, ngứa… mẹ cần báo ngay cho nhân viên y tế. Trường hợp không phát hiện có điều bất thường, bé sẽ được về nhà nghỉ ngơi và theo dõi tại nhà trong vòng 2-3 ngày tiếp theo. Sau khi về nhà, mẹ cần chú ý theo dõi trẻ các vấn đề như: thân nhiệt, nhịp thở, sinh hoạt (chơi, ăn, ngủ) và quan sát vùng da cơ thể cũng như chỗ tiêm.

[inline_article id=253247]

2. Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng

Biết trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không chỉ là một trong số các cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng. Thông thường, sau tiêm chủng, một số trẻ sẽ bị sốt nhẹ, quấy khóc và khó chịu trong người. Vì vậy, bố mẹ cần âu yếm, vỗ về và tạo cảm giác thoải mái nhất cho bé. Trường hợp trẻ bị sốt, mẹ nên:

– Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.

– Nếu con bị sốt, mẹ phải nhớ trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không. Lúc này, mẹ chỉ nên dùng khăn ấm lau người cho trẻ. Đặc biệt, lau kỹ ở phần bẹn, nách, cổ. Tuyệt đối không dùng nước lạnh hoặc nước đá để lau cho trẻ khi đang bị sốt.

– Nếu trẻ đang trong thời gian bú sữa mẹ, nên tăng cường cữ bú hoặc với trẻ lớn nên cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước.

– Chú ý cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ cũng như đồ uống có ga.

– Không được tự ý cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Sau khi tiêm phòng, vết tiêm của trẻ thường có dấu hiệu bị sưng đỏ, tuy nhiên bố mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ có thể giúp con dễ chịu hơn bằng cách chườm một chiếc khăn lạnh tại vết tiêm tầm vài phút. Tuyệt đối không đắp khoai tây, không xoa dầu lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng, sưng viêm, áp xe chỗ tiêm.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Khi nào nên đưa trẻ đến bác sĩ sau khi tiêm phòng?

Việc theo dõi trẻ sau khi tiêm chủng và kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường dưới đây sẽ giúp bé hạn chế được những biến chứng nguy hiểm:

  • Thở khò khè hoặc khó thở
  • Sốt cao trên 39ºC
  • Trẻ có dấu hiệu bị co giật
  • Khó chịu, bỏ bú, khóc dai dẳng
  • Vết tiêm bị sưng đỏ, có dịch chảy ra
  • Tiêu chảy, da xanh
  • Dị ứng, phù nề toàn thân hoặc ở mặt, tay chân

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào? 12 loại vắc xin cho trẻ

Ngay khi phát hiện những bất thường, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được bác sĩ thăm khám. Hy vọng với bài viết này, MarryBaby đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không. Ngoài ra, bố mẹ hãy chú ý đến chế độ ăn uống cũng như tạo nên một thói quen sinh hoạt khoa học để bé yêu có một sức khỏe thật tốt nhé!

Thúy Tâm

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

7 bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh thường gặp đe dọa tính mạng của trẻ

nhiễm khuẩn sơ sinh
Nhiễm khuẩn sơ sinh là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai sau hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Nhiễm khuẩn sơ sinh là tình trạng nhiễm trùng ở lứa tuổi sơ sinh (từ lúc sinh cho đến 28 ngày tuổi). Nguyên nhân chủ yếu thường do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. 

Tuy các triệu chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm có thể giống nhau nhưng lại đòi hỏi các phương pháp điều trị khác nhau.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nước ối, sinh non.

– Mẹ mắc bệnh phụ khoa hoặc viêm nhiễm đường tiểu mà không điều trị dẫn đến trẻ nuốt, hít phải vi khuẩn trong đường sinh dục của mẹ khi qua ống sinh. Theo đó mà trẻ bị nhiễm khuẩn sơ sinh.

– Trẻ nhiễm virus, vi khuẩn khi còn trong bào thai hay do tiếp xúc với mầm bệnh sau sinh từ người thân, nhân viên y tế, dụng cụ y tế không đảm bảo vô trùng.

Các dấu hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn sơ sinh

Trẻ nhiễm khuẩn sơ sinh thường có các triệu chứng sau:

– Ho, chảy nước mũi.

– Sốt hoặc hạ thân nhiệt thất thường.

– Bú kém hoặc bỏ bú.

– Thở nhanh hoặc rối loạn nhịp thở (trẻ thở không đều, có lúc ngưng thở).

– Bị tiêu chảy, nôn mửa.

– Ngủ li bì, hôn mê, quấy khóc, kém đáp ứng với kích thích, co giật.

– Thóp phồng, gồng cứng người…

[inline_article id=276029]

Các bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh thường gặp

1. Bệnh liên cầu khuẩn nhóm B (GBS)

Liên cầu khuẩn nhóm B (Group B Streptococcus, viết tắt GBS) là một loại vi khuẩn phổ biến gây ra nhiều loại bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh như nhiễm trùng huyết, viêm phổiviêm màng não. Đây là loại vi khuẩn sống trong trực tràng hoặc hậu môn, xuất hiện ở 20-30% phụ nữ mang thai (thường không gây ra bất kỳ biểu hiện nào) và truyền sang bé trong quá trình sinh nở. 

GBS thường vô hại nhưng trong một số trường hợp có thể gây viêm nhiễm cổ tử cung, viêm đường niệu ở thai phụ. 

Trẻ sơ sinh nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B thường xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng trong tuần đầu sau sinh (còn gọi là nhiễm trùng sơ sinh sớm). Một số trẻ khác có thể phát triển các triệu chứng vài tuần hoặc vài tháng sau đó. Tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng mà trẻ có một số hoặc đầy đủ các dấu hiệu sau như khó thở, bú kém, sốt, quấy khóc…

Các bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh thường gặp

2. Nhiễm khuẩn Listeria

Nhiễm vi khuẩn Listeria có thể dẫn đến các bệnh như viêm phổi, nhiễm trùng huyết và viêm màng não ở trẻ sơ sinh. 

Đây là loại vi khuẩn có trong thực phẩm bị ô nhiễm như trái cây, rau củ, thịt, sữa… Thai phụ cần tránh tiêu thụ thực phẩm chưa được làm sạch, tiệt trùng hoặc nấu chín đúng cách để tránh nguy cơ nhiễm Listeria rồi lây cho trẻ.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, nhiễm Listeria ở phụ nữ mang thai có thể gây đẻ non hoặc thậm chí là thai chết lưu. 

Biểu hiện nhiễm khuẩn Listeria ở trẻ sơ sinh có thể tương tự với triệu chứng nhiễm GBS.

3. Nhiễm E. Coli

Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) cũng là một trong những thủ phạm gây ra các bệnh nhiễm trùng sơ sinh phổ biến như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng huyết, viêm màng não và viêm phổi. 

E.coli thường sống trong ruột của người. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trong khi đi qua ống sinh hoặc do tiếp xúc với vi khuẩn tại bệnh viện hoặc ở nhà. Một số triệu chứng thường gặp ở trẻ nhiễm khuẩn sơ sinh do E.Coli như bú kém, bỏ bú, sốt, quấy khóc. 

4. Viêm màng não

Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng ở các lớp mô quanh não bộ và tủy sống, do các tác nhân virus, nấm, vi khuẩn (bao gồm cả vi khuẩn Listeria, GBS và E. coli) gây ra. Trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non, có hệ miễn dịch yếu, có nguy cơ cao nhiễm một trong các mầm bệnh này trong khi sinh hoặc từ môi trường xung quanh.

Các triệu chứng của viêm màng não sơ sinh gồm: quấy khóc dai dẳng, ngủ li bì, bỏ bú, thân nhiệt không ổn định, vàng da, xanh xao, khó thở, phát ban, nôn mửa, tiêu chảy, thóp phồng…

5. Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng liên quan đến sự lây lan của vi trùng trong máu và các mô của cơ thể. Bệnh do virus, nấm, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây ra. Trẻ có thể nhiễm mầm bệnh từ môi trường hoặc trong quá trình sinh nở. 

Cũng như viêm màng não, các triệu chứng của nhiễm trùng huyết thường không đặc hiệu và có thể không giống nhau hoàn toàn ở trẻ bị nhiễm khuẩn sơ sinh. 

Một số dấu hiệu giúp nhận biết trẻ bị nhiễm trùng máu như: Nhịp tim thấp hơn, gặp các vấn đề về hô hấp, vàng da, bú kém, nhiệt độ cơ thể không ổn định, rối loạn hô hấp, quấy khóc, hôn mê…

trẻ bị nhiễm khuẩn sơ sinh

6. Viêm kết mạc

Một số trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc hoặc đau mắt đỏ với biểu hiện như đỏ, sưng mí mắt, gỉ mắt dạng mủ. Cả vi khuẩn lẫn virus đều là những tác nhân gây viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh.

Một số vi khuẩn gây viêm kết mạc có thể truyền sang bé qua ống sinh như chlamydia, lậu cầu, virus Herpes… Bệnh có thể gây mù nếu không được điều trị kịp thời.

7. Nhiễm nấm Candida

Nấm men Candida albicans thường được tìm thấy trên da, trong đường ruột và màng nhầy. Nếu cơ thể khỏe mạnh, chúng không gây nguy hiểm. Nhưng khi cơ thể suy yếu, nấm Candida có thể phát triển quá mức gây bệnh nhiễm trùng nấm men.

Trẻ sinh thường có thể bị nhiễm nấm từ người mẹ có tiền sử bị nấm âm đạo.  

Trẻ sơ sinh nhiễm nấm Candida thường mắc bệnh tưa miệng (các đốm trắng xuất hiện trên lưỡi, vòm miệng, môi và bên trong má) khiến trẻ bỏ bú, khó chịu. Ngoài ra trẻ còn bị hăm, loét ở các kẽ, nếp gấp của da. 

Nhiễm nấm Candida

Cách phòng ngừa nhiễm khuẩn sơ sinh

Mặc dù không phải tất cả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra đều có thể ngăn ngừa được nhưng một số cách sau có thể làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn sơ sinh.

– Mẹ cần chủng ngừa các mũi cần thiết trước và trong mang thai như sởi, quai bị, rubella, thủy đậu… 

– Mẹ cần quan hệ tình dục an toàn, khám thai định kỳ và chữa dứt điểm các bệnh phụ khoa trước khi chuẩn bị có thai và trong thai kỳ.

– Rửa tay sạch sẽ khi tiếp xúc với bé. Nếu người lớn trong nhà mắc bệnh cần giữ khoảng cách với trẻ, đeo khẩu trang nếu mắc bệnh lây qua đường hô hấp. Hạn chế người quen đến thăm trẻ ở giai đoạn sơ sinh, nhất là những ai đang có dấu hiệu nhiễm bệnh.

– Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ bằng cách duy trì sữa mẹ để bé có nguồn kháng thể tốt.

Cho trẻ tiêm ngừa đầy đủ các mũi tiêm.

– Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá vì hút thuốc thụ động làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh.

Nhiễm khuẩn sơ sinh ở trẻ vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, mẹ cần theo dõi sát sao các biểu hiện sau sinh ở trẻ, phát hiện kịp thời các bất thường để nhanh chóng cho trẻ nhập viện điều trị.

Hương Lê

Nguồn

1. Bacterial Infections In Babies: Symptoms, Causes, Treatment And Prevention
https://www.momjunction.com/articles/bacterial-infections-in-babies-or-infants_00332320/
Ngày truy cập: 16/6/2021.

2. Sepsis In Babies: Causes, Symptoms, Diagnosis And Treatment
https://www.momjunction.com/articles/sepsis-in-newborn-babies-causes-symptoms-treatment_00710836/
Ngày truy cập: 16/6/2021.

3. Sepsis in Infants & Children
https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/infections/Pages/Sepsis-in-Infants-Children.aspx
Ngày truy cập: 16/6/2021.

4. Looking at Your Newborn: What’s Normal
https://kidshealth.org/en/parents/newborn-variations.html
Ngày truy cập: 16/6/2021.

5. Detecting bacterial infections in newborns
https://www.nih.gov/news-events/nih-research-matters/detecting-bacterial-infections-newborns
Ngày truy cập: 16/6/2021.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban mẹ phải biết

cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban
Tất tần tật những cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban

Sốt phát ban là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em dưới 3 tuổi. Tùy vào thể trạng từng bé mà số lần bị sốt phát ban là khác nhau, có thể một hoặc nhiều lần trong đời. Vậy những dấu hiệu nào cho mẹ biết trẻ đang sốt phát ban? Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban là thế nào? Mẹ cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của MarryBaby nhé!

Dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban

Việc nằm lòng những dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ nhỏ sẽ giúp mẹ biết cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban và hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm. Thời gian ủ bệnh sốt phát ban ở trẻ là khoảng 7 ngày. Bệnh chủ yếu có những dấu hiệu như sau:

– Sốt: Dấu hiệu ban đầu thấy rõ nhất là trẻ bị sốt cao, có thể kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Đa phần trẻ sốt kèm theo cảm giác ớn lạnh và khó chịu, một số trẻ sẽ quấy khóc.

– Phát ban: Như một “quy trình”, sau khi bớt sốt, cơ thể trẻ sẽ phát ban. Mẹ có thể thấy trên da của con lúc này xuất hiện các đốm đỏ nhỏ, một số đốm có thể có một vòng màu trắng bao quanh. Các nốt phát ban thường xuất hiện bắt đầu từ vùng ngực, lưng, bụng, sau đó lan ra tới cổ và cánh tay. Mẹ yên tâm vì phát ban có thể biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày.

Ngoài 2 biểu hiện dễ nhận thấy nhất ở trên, một số trẻ có thể xuất hiện thêm những dấu hiệu như: viêm họng, ho, ói mửa, tiêu chảy, chán ăn…

Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà

cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà

1. Sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì?

Dân gian ta có câu “có kiêng có lành”, muốn con nhanh hết bệnh, mẹ nên chú ý một vài điều kiêng kỵ sau đây.

♥ Trong sinh hoạt

– Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban là mẹ nên hạn chế đưa trẻ ra ngoài trời và đến chỗ đông người.

– Tắm cho trẻ bằng nước ấm, sau khi tắm xong nên lau khô người và mặc quần áo ngay.

– Không cho trẻ tiếp xúc với lông thú, các loại hóa chất…

– Sốt phát ban gây ngứa ở trẻ em, mẹ nên cắt móng tay để tránh trường hợp trẻ dùng tay gãi gây trầy xước da dẫn đến nhiễm trùng.

– Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.

[inline_article id=225368]

♥ Trong ăn uống

Thời gian này cơ thể trẻ đang yếu nên mẹ chú ý không cho trẻ ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng. Đặc biệt, không được cho trẻ uống đồ uống có ga để đảm bảo sức khỏe của trẻ nhanh được hồi phục.

♥ Trang phục

Như đã nói ở trên, trẻ bị sốt phát ban thường sốt cao và phát ban trên người. Vì vậy, cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban là bố mẹ nên mặc cho con những bộ quần áo rộng, chất liệu thoáng mát để trẻ thấy dễ chịu.

2. Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì?

trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì

Một trong những cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban mà nhiều mẹ áp dụng chính là tắm các loại lá tự nhiên.

♥ Sốt phát ban ngứa ở trẻ em tắm lá kinh giới

Mẹ biết không, lá kinh giới có chứa hoạt chất menthol và limonen, vừa có tác dụng thanh nhiệt, hạ sốt vừa làm sạch da bé hiệu quả.

Mẹ chỉ cần chuẩn bị khoảng 150g lá kinh giới, rửa sạch và giã nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt. Sau đó đổ nước cốt vào hòa tan với nước ấm, tắm cho bé vừa thơm lại vừa sạch. Tắm xong, mẹ nhớ lau khô người và mặc quần áo ngay để giữ ấm cho trẻ nhé!

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì trong “nháy mắt” hiệu quả?

♥ Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban: Tắm lá khế cho bé

Khế được trồng phổ biến, mẹ có thể dùng lá của loại cây này để tắm cho trẻ khi bị sốt phát ban. Theo một số nghiên cứu, thành phần trong lá khế có chứa chất kali oxalat axit, giúp loại bỏ vi khuẩn và làm sạch da. Cách thực hiện vô cùng đơn giản:

  • Mẹ chuẩn bị khoảng 200g lá khế, rửa sạch rồi giã nhỏ hoặc xay nhuyễn.
  • Lọc lấy nước cốt, thêm 500ml nước rồi đun sôi.
  • Đổ nước ra chậu, pha thêm nước, đủ ấm rồi tắm cho bé.

♥ Tắm cho trẻ bị sốt phát ban bằng lá ngải cứu

tắm lá ngải cứu cho bé

Sốt phát ban tắm lá gì cho trẻ là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều mẹ bỉm sữa. Theo đó, lá ngải cứu được nhiều mẹ dùng để tắm cho trẻ để giảm ngứa các nốt phát ban. Bởi hàm lượng tinh dầu và hoạt chất tanin trong lá ngải cứu có tác dụng hạn chế nhiễm trùng do gãi nốt ban hiệu quả.

Mẹ chuẩn bị 200g ngải cứu, rửa sạch và cho thêm 500ml nước, đun sôi. Sau đó đổ ra chậu, pha thêm nước đủ ấm để lau tắm cho trẻ. Kiên trì tắm hàng ngày sẽ giúp trẻ dễ chịu và bớt ngứa hơn.

♥ Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban: Tắm lá bạc hà cho bé

Tắm lá bạc hà cho trẻ là một trong những cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban được nhiều mẹ áp dụng.

Cũng như lá kinh giới, theo Đông y, bạc hà có tính mát và chứa tinh dầu menthol, giúp bé giảm ngứa ngáy và khó chịu khi nổi nốt ban trên da. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 150g lá bạc hà, rửa sạch, giã nhỏ hoặc xay nhuyễn.
  • Lọc lấy nước cốt rồi đổ ra chậu, pha thêm nước đủ ấm để tắm cho bé.

♥ Trẻ sốt phát ban: Dùng lá tía tô để tắm

tắm lá tía tô cho bé

Trong Đông y, lá tía tô có tính mát. Đặc biệt, tinh dầu limonen, perilla aldehyd trong lá tía tô có tác dụng hạ sốt và loại sạch vi khuẩn trên da hiệu quả. Dùng lá tía tô để tắm là cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban giúp bé thoải mái.

  • Mẹ chuẩn bị khoảng 150g lá tía tô, rửa sạch, giã nhỏ hoặc xay nhuyễn.
  • Lọc lấy nước cốt, bỏ bã và pha thêm nước đủ ấm để tắm cho bé.

♥ Tắm nước lá khổ qua khi trẻ bị sốt phát ban

Theo các nhà khoa học, lá khổ qua chứa chất momordicin, cucurbitacin có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm ngứa do các nốt ban đỏ nổi trên da bé.

  • Dùng 200g lá khổ qua, rửa sạch, giã nhỏ hoặc xay nhuyễn.
  • Lọc lấy nước cốt lá khổ qua, bỏ bã.
  • Hòa cùng chậu nước ấm để tắm cho bé.

♥ Trẻ sốt phát ban tắm nước cỏ nhọ nồi

tắm lá từ nước cây nhọ nồi cho bé

Bên cạnh tác dụng cầm máu, cây nhọ nồi còn được biết đến là một loại cây có chứa nhiều tinh dầu, momordicin, cucurbitacin giúp hạ sốt cho trẻ. Trường hợp trẻ bị sốt phát ban, mẹ có thể dùng nước cây nhọ nồi tắm cho con cũng là cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban:

  • Dùng 200g cỏ nhọ nồi, rửa sạch, đun sôi cùng 500ml nước.
  • Sau đó, lấy nước vừa đun sôi đổ ra chậu rồi pha thêm nước đủ ấm, tắm sạch cho bé.

⇒ Lưu ý khi dùng các loại lá tắm cho trẻ bị sốt phát ban

  • Không nên dùng nước tắm đã pha của ngày hôm trước để tắm cho bé.
  • Khoảng thời gian thích hợp nhất để tắm cho bé, tránh bị sốc nhiệt là: sáng từ 9-11 giờ; chiều từ 15-17 giờ.
  • Tắm cho bé trong phòng tắm kín gió, tắm nhanh trong vòng 5 phút để tránh trường hợp trẻ bị nhiễm lạnh.

Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban bằng biện pháp tắm cho trẻ bằng các loại lá thảo dược chỉ hỗ trợ được phần nào. Tốt nhất, mẹ vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ và tuân theo những chỉ định của bác sĩ khi chữa bệnh cho con.

Điều trị sốt phát ban ở trẻ em theo chỉ định từ bác sĩ

1. Khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện?

bác sĩ thăm khám trẻ bị sốt phát ban

Sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong giai đoạn này cực kỳ quan trọng, chính vì thế bố mẹ cần phải theo dõi hàng ngày. Nếu thấy có bất kỳ sự bất thường hay một trong những dấu hiệu nào dưới đây, bố mẹ nên đưa con đi bệnh viện để được can thiệp kịp thời:

  • Sốt cao trên 39ºC.
  • Thời gian sốt kéo dài trên 7 ngày.
  • Trẻ mệt mỏi, lừ đừ, khó thở, đi ngoài có máu, co giật, chảy mủ trong tai.

2. Trẻ sốt phát ban uống thuốc gì?

Trẻ sốt phát ban uống thuốc gì cho nhanh khỏi và an toàn là thắc mắc của nhiều bố mẹ. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị cho tình trạng sốt phát ban ở trẻ. Phương pháp điều trị chủ yếu là tập trung hạ sốt để tránh những biến chứng nguy hiểm do sốt cao dẫn đến co giật.

Mặt khác, không phải thấy bé bị sốt mà mẹ sử dụng thuốc hạ sốt một cách tùy tiện. Trường hợp trẻ sốt dưới 38,5ºC, mẹ không nên dùng thuốc hạ sốt. Thay vào đó, mẹ có thể lau ấm, da kề da với con để cơ thể con nhanh chóng hạ nhiệt. Đây mới là cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban đúng.

phương pháp da kề da

Mẹ chỉ nên dùng thuốc hạ sốt cho con khi sốt trên 38,5ºC để tránh các biến chứng nguy hiểm. Tuyệt đối không được tự ý dùng các loại thuốc để trị phát ban cho con khi chưa được đồng ý và chỉ định từ bác sĩ.

Hy vọng với những kiến thức trên, MarryBaby đã giúp mẹ biết cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban. “Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ”, vì vậy bố mẹ phải đặc biệt chú ý trong việc chăm sóc trẻ, nhất là khi trẻ bị sốt. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị đúng cách.

Thúy Tâm

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Giúp mẹ không phải thức đêm vì con đổ mồ hôi trộm

Đổ mồ hôi trộm là tình trạng phổ biến ở các bé sơ sinh. Mặc dù đây không phải là một bệnh lý nhưng mồ hôi trộm cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé con, chẳng hạn như gây cảm lạnh, khiến bé ngủ không ngon giấc dẫn đến mệt mỏi, lười bú, chậm tăng cân. Ngoài ra, mồ hôi trộm cũng khiến mẹ phải thức đêm lau lưng cho con khiến sáng dậy cơ thể mẹ uể oải, mệt mỏi và dễ cáu gắt. 

Vậy có cách nào giúp ngăn chặn mồ hôi trộm cho trẻ để cả mẹ và bé có những đêm dài ngon giấc? Mẹ hãy theo dõi giải pháp đánh bay mồ hôi trộm cho bé sơ sinh ngay sau đây nhé. 

Đổ mồ hôi trộm, tình trạng phổ biến ở các bé sơ sinh 

Đổ mồ hôi trộm

Trong những năm đầu đời, bé cưng phải đối diện với nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển. Trong số đó, mồ hôi trộm là một tình trạng phổ biến và nghiêm trọng nhưng các mẹ thường khá chủ quan nhẹ.

Bé đổ mồ hôi trộm vì nhiều lý do, có thể là vấn đề về bệnh lý như trẻ bị thiếu canxi, phổ biến nhất có lẽ vẫn là do thói quen ủ ấm bé quá kỹ của mẹ, nhiệt độ phòng quá nóng, phòng không thoáng khí, quần áo có chất liệu dày, bí hay do việc dùng tã thấm hút kém, không mềm mại, thông thoáng. 

Tình trạng mồ hôi trộm kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé con cũng như gây phiền toái cho mẹ. Sự ảnh hưởng đó như thế nào, mẹ hãy theo dõi ở phần tiếp theo này nhé.

Bé ra mồ hôi trộm khiến mẹ và bé cùng kiệt sức

Đổ mồ hôi trộm

Mồ hôi trộm là gì mà khiến bé con và mẹ mệt mỏi đến vậy? Mồ hôi trộm là cách gọi của dân gian để nói về hiện tượng trẻ bị đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm. Mồ hôi trộm có thể gây ra rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé như:

1. Khiến bé bị cảm lạnh

Mồ hôi trộm xảy ra vào ban đêm khi mà mẹ không thể kiểm tra em bé thường xuyên nên rất khó để phát hiện vào lau kịp thời cho bé. Đến khi mẹ tỉnh giấc thì mồ hôi đã ra quá nhiều, thấm ướt áo, khiến bé bị lạnh lưng, làm cơ thể giảm nhiệt, từ đó bé con dễ bị cảm lạnh, ho và viêm đường hô hấp. Đây là chứng bệnh phổ biến khiến bé con suy giảm sức đề kháng, lười bú và chậm tăng cân.

2. Khiến bé ngủ không ngon giấc

Mồ hôi trộm còn gây ra cảm giác nhớp nháp, bết dính khiến bé con ngứa ngáy, khó chịu, thức giấc giữa đêm. Nếu bé ngủ không ngon giấc thường xuyên sẽ dẫn đến mệt mỏi, lười bú. Đây cũng là yếu tố khiến bé sơ sinh suy giảm sức đề kháng, chậm tăng cân và ảnh hưởng đến sự phát triển trí não.

3. Khiến mẹ phải thức đêm canh mồ hôi trộm dẫn đến mệt mỏi

Khi biết con đổ mồ hôi trộm nhiều, mẹ không thể nào yên tâm ngủ ngon giấc. Chốc chốc, mẹ lại phải thức dậy để lau mồ hôi và thay quần áo cho con. Giấc ngủ gián đoạn khiến ngày hôm sau mẹ thức dậy trong trạng thái uể oải, mệt mỏi, thần kinh căng thẳng, dễ cáu gắt. Nghiêm trọng hơn, tình trạng thiếu ngủ kéo dài còn ảnh hưởng đến việc tiết sữa của mẹ hoặc gây mất sữa, từ đó khiến bé cưng không có đủ sữa để bú và phát triển tốt.

Vậy mẹ phải làm gì để giải quyết vấn đề mồ hôi trộm của bé?

Tất cả các tác hại mà mồ hôi trộm gây ra không hề nhỏ. Vì vậy, mẹ cần tìm giải pháp để bảo vệ bé yêu khỏi mồ hôi trộm. Ngoài các biện pháp như mẹ bổ sung canxi để hấp thụ vào sữa cho bé bú, chọn quần áo có chất liệu mềm mại, thoáng mát, giữ nhiệt độ phòng từ 26-28°C, phòng luôn thoáng gió, không khí lưu thông tốt thì mẹ nên chọn cho bé loại tã sơ sinh có thể giúp bé con thoát khỏi tình trạng mồ hôi trộm đầm đìa mỗi đêm. 

Vậy đó là loại tã nào? Mẹ hãy cùng MarryBaby đi tìm loại tã thấm hút mồ hôi trộm hiệu quả, cho bé yêu và mẹ ngủ đêm dài ngon giấc ở phần tiếp theo nhé. 

Mẹ không còn phải thức đêm để canh mồ hôi trộm cho bé nhờ tã dán Bobby

Đổ mồ hôi trộm

Người Nhật rất coi trọng trải nghiệm của khách hàng nên các sản phẩm xuất xứ từ Nhật Bản luôn đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng, được ưa chuộng khắp thế giới và tã dán Bobby cũng vậy. Là một sản phẩm đến từ Nhật Bản, tã dán Bobby luôn hướng đến và chú trọng bảo vệ bé sơ sinh khỏi mồ hôi trộm ban đêm cũng như tăng khả năng chăm sóc da hiệu quả hơn.

Tã dán Bobby với thiết kế đệm thun thấm hút mồ hôi, không chỉ mang đến cảm giác êm mềm, khô thoáng mà còn thấm hút mồ hôi trộm hiệu quả, nhờ đó giúp bảo vệ bé yêu khỏi các bệnh nguy hiểm như cảm lạnh, ho sốt và viêm phổi. 

Đặc biệt, 4.000 lỗ thấm siêu tốc được tích hợp trong sản phẩm còn giúp bổ sung thêm độ thoáng khí gấp 2 lần, đồng thời tăng cường khả năng thấm hút, giúp mẹ không còn phải lo về tình trạng tràn bỉm hay bề mặt ẩm ướt khi bé sử dụng khiến cho bé luôn thoải mái.  

Với bề mặt cotton soft mềm mại, cùng với hoạt chất vitamin E giàu tính nuôi dưỡng, tã dán Bobby còn mang đến khả năng chăm sóc cũng như bảo vệ làn da của bé yêu suốt đêm khỏi sự chà xát và vi khuẩn.

[inline_article id=269189]

Như vậy, với 3 tính năng mới ưu việt, mẹ hoàn toàn có thể giao phó trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ bé yêu suốt đêm khỏi tình trạng mồ hôi trộm cho tã dán Bobby. Có tã dán Bobby, mẹ khỏi lo thức đêm canh mồ hôi trộm cho bé.

Hanako

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Đồ dùng cho trẻ bị đổ mồ hôi trộm và cách chăm sóc thường ngày, mẹ đã biết chưa?

Trẻ bị đổ mồ hôi trộm nhiều trong giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến vấn đề hô hấp và khiến con chậm phát triển. MarryBaby đã có một số bài viết liên quan vấn đề này. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi mách thêm mối liên quan giữa đồ dùng hàng ngày của bé và tình trạng mồ hôi trộm của bé sơ sinh!

Tiêu chí chọn đồ dùng cho trẻ bị đổ mồ hôi trộm

trẻ bị đổ mồ hôi trộm

1. Nệm

Bên cạnh tiêu chí chọn nệm an toàn cho trẻ sơ sinh, đối với trẻ ra nhiều mồ hôi trộm, bạn nên ưu tiên cho con loại nệm tốt, thoáng khí, không bị bí hơi khi nằm. Nhờ đó, tình trạng trẻ bị đổ mồ hôi trộm trong lúc ngủ cũng giảm đi đáng kể, giúp con tròn giấc hơn.

Ngoài nệm thì drap, gối cũng nên phù hợp với trẻ bị đổ mồ hôi trộm. Trong mùa lạnh, nhiều mẹ thường chọn cho con loại drap, gối, bao gối có thể giữ ấm. Tuy nhiên có những chất liệu giữ ấm thoáng khí và bí khí. Nếu chọn phải chất liệu bí khí từ nylon, mồ hôi trẻ không thể thoát hơi, tạo cảm giác ướt rít, khiến bé rất khó chịu khi ngủ. Vì vậy, bạn nên chọn loại giữ ấm nhưng thoáng khí làm từ len, lông cừu… để đem tới cho con yêu cảm giác thật dễ chịu, thoải mái!

Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra drap, gối. Nếu thấy trẻ bị đổ mồ hôi trộm ướt cả những vật dụng này, bạn cũng cần nhanh chóng thay ngay cho con luôn nhé!

Thêm nữa, việc để nhiệt độ phòng ngủ thích hợp ở mức 26-28 độ C nhằm gia tăng cảm giác mát mẻ cho bé cưng là việc mẹ không bao giờ quên nữa nè!

2. Áo quần

Chất liệu: Bạn nên chọn cho trẻ quần áo đem tới cho con sự thoải mái chứ không chỉ có mẫu mã đẹp! Do vậy, mẹ nhớ ưu tiên chọn quần áo làm từ chất liệu thấm hút tốt mồ hôi mà lại thoáng khí như cotton, sợi tre là những lựa chọn phù hợp để thay cho chất liệu nylon khó thấm mồ hôi.

Bạn cũng nên chọn quần áo có kích cỡ phù hợp với con, không quá rộng cũng không quá chật để trẻ có thể cử động dễ dàng, thoải mái, tránh tình trạng nóng bức, đổ mồ hôi gây bí bách, khó chịu, gián đoạn giấc ngủ. Thêm một lưu ý nhỏ là bạn nên chọn những trang phục dễ mặc, dễ cởi để bé không mệt mỏi đến mức… đổ mồ hôi trộm khi thay đồ, bạn nhé!

Mặc nhiều lớp: Với trẻ bị đổ mồ hôi trộm, trong những ngày trời lạnh, thay vì cho con mặc một chiếc áo ấm dày, bạn hãy chọn mặc nhiều lớp cho trẻ. Với phương án này, khi nhiệt độ trong ngày tăng lên, con bắt đầu nóng bức, đổ mồ hôi nhiều, bạn có thể cởi bỏ dần các lớp áo cho đến khi trẻ cảm thấy ổn hơn.

Bao lâu thay đồ cho trẻ 1 lần? Đừng chỉ đợi đến khi đi tắm mới thay đồ cho con, mẹ nhé! Bạn nên thường xuyên kiểm tra và nhanh chóng thay đồ cho con khi bé bị dây sữa ra quần áo và đặc biệt là khi trang phục của con đã đẫm mồ hôi trộm.

3. Khăn mặt

Khi trẻ bị đổ mồ hôi trộm, bạn nên lấy khăn lau ngay cho con để tránh mồ hôi thấm ngược vào trong gây hại cho cơ thể.

Do vậy, bạn nên chuẩn bị nhiều khăn mặt để lau cho trẻ. Mỗi khăn, bạn chỉ nên dùng lau một lần rồi đem giặt, không dùng khăn bẩn lau đi lau lại nhiều lần cho con để tránh khăn bị nhiễm khuẩn gây ngứa da bé yêu.

Bạn cũng nên chọn khăn làm từ chất liệu bông mềm mại và thấm hút tốt để bảo vệ làn da mềm mại, rất dễ bị tổn thương của bé yêu trong giai đoạn này, mẹ nhé!

4. Tã giấy

Trẻ đổ mồ hôi trộm thường ướt đẫm vùng lưng, bụng, háng… Tình trạng này nếu không được xử lý tốt dễ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng như chậm phát triển thể chất lẫn trí não, thậm chí còn có nguy cơ đột tử như MarryBaby đã có bài viết đề cập. Do đó, việc chọn cho con một chiếc tã có khả năng thấm hút tốt, thoáng khí mềm mại mà lại thấm mồ hôi ở những vùng này là rất quan trọng.

trẻ bị đổ mồ hôi trộm
Bạn có thể yên tâm chọn cho con tã dán thường được các mẹ có bé bị mồ hôi trộm ưu tiên dùng theo các tiêu chí: Êm – mềm – khô thoáng

Khi tìm kiếm những tiêu chí trên, bạn có thể chọn lựa thương hiệu tã giấy trẻ em Bobby xuất xứ Nhật Bản. Đặc biệt, đây là loại tã dán có nhiều loại gói sản phẩm với số miếng khác nhau phù hợp với nhu cầu cũng như có mức giá hợp lý để bạn chọn lựa dễ dàng.

Vậy tã dán Bobby đặc biệt như thế nào? Vì sao mẹ nên chọn Bobby? Mẹ đọc ngay phần tiếp theo dưới đây để biết câu trả lời nhé!

Tã dán Bobby được trang bị đệm thun thoải mái, êm mềm, khô thoáng cùng với tính năng thấm mồ hôi cùng tức thì cho cả vùng lưng và bụng. Nhờ đó bé yêu không bị cảm giác rít mồ hôi ở vùng này nữa nên sẽ rất thoải mái khi ngủ. Đáng nói hơn, nhờ đó, con sẽ không bị các chứng bệnh nguy hiểm như viêm phổi, chậm phát triển trí não, thậm chí đột tử do mẹ chưa biết cách xử lý mồ hôi trộm ở lưng trẻ kịp thời và đúng cách.

Thấm hút siêu nhanh, thoáng khí tối ưu: Tã dán tối ưu cho trẻ với 4.000 lỗ thấm siêu tốc giúp thoáng khí gấp 2 lần, thấm hút chất bẩn rất hiệu quả sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn. Bé không còn cảm giác hằm bí, ngứa ngáy và khó chịu.

Bề mặt cotton soft (lõi bông mềm mại, an toàn): Được cấu tạo từ lõi bông đạt đến độ mềm mại tuyệt vời. Thêm vào đó, việc bổ sung vitamin E dịu nhẹ trên bề mặt giúp tã dán êm mềm, rất an toàn cho làn da non nớt của bé sơ sinh.

Khi lựa chọn tã dán, bạn nên chọn sản phẩm đa dạng kích cỡ. Khi con còn bé dưới 6kg, bạn có thể chọn size XS hoặc S. Khi bé lớn hơn trong vài tháng tiếp theo, 7-10kg, bạn có thể chọn size M, L. Hoặc khi con 8-15kg: bạn chọn L hoặc XL, thậm chí có cả XXL cho bé 17kg nữa.

Cách chăm sóc trẻ đổ mồ hôi trộm

1. Chế độ ăn uống của mẹ

Mẹ nên cho con bú nhiều vì việc bú nhiều sữa sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể của con cưng, hạn chế tình trạng đổ mồ hôi trộm khá hiệu quả.

Thực tế, chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng tới dòng sữa ngọt lành mà bé bú. Những dưỡng chất sau đây, thông qua dòng sữa, có thể giúp hạn chế tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ, mẹ nhé!

Trái cây: Đây là thực phẩm vừa tăng cường sức khỏe lại vừa ngăn chặn ra mồ hôi. Trái cây chứa 80% nước, và có tác dụng làm mát cơ thể, hạn chế đổ mồ hôi. Mẹ nên ăn 4 phần trái cây mỗi ngày để dòng sữa có thể giúp trẻ hạ nhiệt độ cơ thể, tránh đổ mồ hôi trộm.

Ngũ cốc nguyên hạt: Vitamin B1 trong nhóm thực phẩm này giúp giảm ra mồ hôi. Mẹ có thể ăn nhiều thịt, cá, trứng, thịt, bơ, đậu Hà Lan, khoai lang, cà rốt để bổ sung vitamin này trong sữa cho bé cưng nhé!

Canxi, magie: Giúp tinh thần trẻ thư giãn, có tác dụng ngăn chặn mồ hôi tiết ra. Mẹ có thể luân phiên uống nhiều nước cam, ăn sữa chua, phô mai, rau cải xoăn, đậu…

2. Cách tắm bé

Tình trạng mồ hôi ướt rít khiến bé khó chịu. Lúc này, bạn muốn tắm cho con ngay để trẻ được thoải mái hơn. Tuy nhiên, việc này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, giảm thân nhiệt khiến trẻ dễ cảm lạnh, gây nguy hại cho sức khỏe. Việc làm tốt nhất lúc này là bạn chỉ cần lấy khăn khô lau mồ hôi cho con và đợi ít nhất khoảng 20 phút mới tắm cho bé. Lưu ý, bạn nên tắm nhanh cho con trong phòng kín gió nhé!

3. Thay tã

Dù số lần bé vệ sinh ra tã còn phụ thuộc vào lượng sữa con bú nhiều hay ít trong ngày nhưng thông thường, bạn nên thường xuyên kiểm tra, cứ khoảng 2-3 giờ là để ý tới tã của con ngay nhé! Đặc biệt, kể cả khi chưa tới thời gian trên, nếu con tè hoặc mồ hôi trộm quá ướt, bạn cũng nên kịp thời lau khô và nhẹ nhàng thay tã cho bé ngay. Ưu tiên tiêu chí thay tã kịp thời và liên tục để đem tới cảm giác sạch sẽ, dễ chịu cho bé yêu, bạn nhé!

Ngoài ra, mẹ cũng nên nhớ là trước và sau khi thay tã, nên rửa tay bằng xà phòng để đảm bảo vệ sinh an toàn cho bé cưng nữa!

Các tiêu chí chọn đồ dùng cho bé cưng thật đơn giản phải không nào! Đây cũng là những cách giúp mẹ chăm sóc bé thật dễ dàng trong những tháng ngày đầu đời, không vất vả lắm đâu!

Vinh An

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Con ngứa ngáy khó ngủ do thủ phạm mẹ ít ngờ tới

Trẻ bị mồ hôi trộm Trong những năm đầu đời, để bé yêu khôn lớn khỏe mạnh, ngoài yếu tố dinh dưỡng, môi trường thì giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi thời gian ngủ là lúc cơ thể trẻ được nghỉ ngơi, giúp não bộ tiết ra hormone tăng trưởng và làm dịu hệ thần kinh. Bé yêu ngủ không ngon giấc sẽ dẫn đến mệt mỏi, phát triển não kém, lười bú, chậm tăng cân và mẹ cũng vất vả vì phải thức đêm trông nom bé. Thế nhưng thực tế, giấc ngủ của bé thường bị “quấy rầy” bởi những “thủ phạm” có thể mẹ ít ngờ tới. 

Vậy những “thủ phạm” đó là gì? MarryBaby sẽ giúp mẹ đi tìm thủ phạm khiến bé yêu trằn trọc, ngủ không ngon giấc để xử lý ngay sau đây nhé.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ngứa ngáy, khó chịu

Khi bé yêu bị ngứa ngáy, khó chịu, con thường có các biểu hiện như:

  • Bé ọ ọe, khó đi vào giấc ngủ
  • Đang ngủ thì giật mình tỉnh giấc
  • Bé hay cựa quậy, nghiêng đầu sát vai
  • Chân tay như muốn quẫy đạp
  • Bé khó chịu, khóc
  • Tình trạng khó chịu quá mức, con còn lười bú, chơi không ngoan

Điều này không chỉ khiến bé con khó chịu, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi, lười bú, chậm tăng cân mà còn gây áp lực cho mẹ vì phải thức đêm để dỗ bé. Vậy “thủ phạm” nào khiến bé con bị ngứa ngáy, khó chịu như vậy? Mẹ hãy theo dõi phần tiếp theo nhé.

Đi tìm thủ phạm quấy rầy giấc ngủ của bé yêu

Trẻ bị mồ hôi trộm

Nếu bé yêu ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không ngon giấc, mẹ hãy để ý xem có phải do con bị “quấy rầy” bởi các “thủ phạm” này không nhé.

1. Chăn mền, giường cũi không sạch sẽ 

Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, vì vậy nếu tiếp xúc với môi trường thiếu vệ sinh như nhiều bụi cũng khiến làn da mỏng manh của con bị mẫn cảm cũng như mẩn ngứa, khiến bé yêu luôn trong tình trạng cáu gắt, khó chịu và thậm chí là quấy khóc mất ngủ. 

2. Bé dị ứng với bụi vải từ chăn, mền, chất hóa học trong nước giặt, xả 

Da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, các bụi vải từ chăn mền, gối, ga, giường chiếu nếu không được vệ sinh sạch thì cũng khiến bé bị ngứa ngáy. Hoặc các loại quần áo có chất liệu tổng hợp, nhiều lông, sợi cũng có thể gây kích ứng da của bé. Do đó, mẹ nên chọn quần áo cho bé sơ sinh có chất liệu mềm, mỏng, thông thoáng. Mẹ không nên chọn quần áo có chất liệu dày, nóng, bí hơi nhé.

Ngoài ra, nước giặt xả cũng có thể gây dị ứng da, làm bé ngứa ngáy, khó ngủ. Vì vậy, mẹ nên chọn nước giặt thân thiện với làn da của bé nhé.

3. Dùng tã có chất liệu thấm hút kém

Nếu tã thấm hút kém sẽ gây ra tình trạng tràn bỉm vào ban đêm khiến bé con bị ướt mông, cảm giác nhớp nháp ngứa ngáy. Ngoài ra, tã dán quá dày, chất liệu không thoáng mát cũng dễ làm bé con đổ mồ hôi vùng mông, bẹn từ đó gây khó chịu, ngủ không ngon giấc đấy mẹ ạ.

4. Trẻ bị mồ hôi trộm 

Mồ hôi trộm là tình trạng phổ biến ở các em bé. Trẻ bị đổ mồ hôi trộm có thể do con bị thiếu canxi, nhiệt độ phòng quá nóng, do mẹ ấp ủ con trong khi ngủ hoặc việc quấn tã, bỉm quá chặt. 

Mồ hôi trộm ướt lưng, bẹn dễ khiến bé bị cảm lạnh nếu mẹ không phát hiện và lau kịp thời. Mồ hôi trộm còn gây kích thích da, làm bé con ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không ngon giấc nữa. 

Vậy là mẹ đã biết các thủ phạm khiến con khó ngủ rồi phải không? Phải làm gì để ngăn ngừa tình trạng này? MarryBaby sẽ bật mí ngay các giải pháp cho mẹ sau đây, đặc biệt là giúp bé yêu thoát khỏi tình trạng mồ hôi trộm mỗi khi ngủ, mẹ theo dõi tiếp nhé!

Giúp mẹ tạm biệt mồ hôi trộm cho bé cưng để đêm dài ngon giấc 

Trẻ bị mồ hôi trộm

Ngoài việc giữ nhiệt độ phòng thích hợp, không ấp ủ con quá mức, mẹ cần chú ý tới việc chọn tã phù hợp, không gây bít nóng khiến bé con đổ mồ hôi trộm dẫn đến ngứa ngáy, khó ngủ. 

Tã dán Bobby dành cho trẻ sơ sinh với tính năng thấm hút vượt trội, không chỉ giúp thấm hút chất bẩn, bụng như thường thấy mà còn thấm hút cả mồ hôi trộm ở vùng lưng nhờ thiết kế đệm thun kiểu mới. Điều này giúp bé cưng không còn bị mồ hôi trộm tấn công, gây ra các bệnh cảm lạnh, viêm đường hô hấp, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé. 

Bên cạnh đó, 4.000 lỗ thấm siêu tốc được tích hợp trong sản phẩm còn tăng hiệu quả thấm hút vượt trội, giúp hút chất thải cả đêm không lo tràn bỉm để mẹ và bé yên tâm ngon giấc. 

Chưa hết, nhờ bề mặt cotton-soft mềm mại, được tích hợp cả vitamin E, tã dán Bobby còn nhẹ nhàng chăm sóc làn da mỏng manh của bé tránh khỏi tình trạng bít nóng, hăm ngứa.

Vì vậy, nếu bé con trằn trọc khó ngủ, ngủ không ngon giấc, mẹ có thể dùng tã dán Bobby “đánh bay” ngay thủ phạm “mồ hôi trộm” để bảo vệ giấc ngủ của con yêu nhé. 

[inline_article id=269340]

Giấc ngủ quan trọng với sự phát triển của bé con là vậy, song lại dễ bị làm phiền bởi nhiều yếu tố đáng ghét như mồ hôi trộm. Mặc dù mồ hôi trộm dễ “lén lút” tấn công bé con mỗi khi ngủ, song mẹ chỉ cần nắm các bí kíp MarryBaby đã chia sẻ trong bài viết này thì mồ hôi trộm sẽ không còn “bén mảng” tới gần bé yêu nữa đâu mẹ nhé.

Phương Phạm