Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ em hay bị chảy máu cam: Nguyên nhân và cách xử trí hợp lý

Trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì? Có gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ hay không? Cách sơ cứu cho trẻ bị chảy máu cam tại nhà như thế nào an toàn? Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ? Làm thế nào để ngăn ngừa hiện tượng chảy máu cam?

Các bậc làm cha làm mẹ vô cùng lo lắng khi thấy con mình chảy máu cam. Họ có rất nhiều những thắc mắc quanh vấn đề đó. Vậy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì và biết cách chăm sóc con khi bị chảy máu cam.

Trẻ hay bị chảy máu cam là bệnh gì?

Để biết trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì, cha mẹ cần tìm hiểu rõ về căn bệnh này. Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi là chỉ tình trạng các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ, gây chảy máu. Máu chỉ chảy trong một khoảng thời gian ngắn rồi tự động ngưng.

Nhiều trẻ em gặp hiện tượng chảy máu cam nhiều lần trong 1 tuần khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Nhưng đây là tình trạng thường gặp ở các trẻ có độ tuổi từ 3-10 tuổi, nhất là các bé 2-3 tuổi. Mà với các bé này thì bệnh chảy máu cam thường là lành tính và nhanh khỏi.

 trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì
Chảy máu cam là chỉ hiện tượng các mạch máu trong mũi bị vỡ và gây chảy máu

Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam

Vì sao trẻ hay bị chảy máu cam? Nguyên nhân chảy máu cam của trẻ có thể do vật lý (tại chỗ) hay bệnh lý (liên quan đến vùng tai mũi họng). Theo đó, các bậc làm cha làm mẹ cần xác định rõ nguyên nhân con bị chảy máu cam để có phương án điều trị phù hợp, an toàn.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ hay bị chảy máu cam mà cha mẹ cần biết: 

  • Thời tiết hanh khô, sử dụng điều hòa, máy lạnh hay máy sưởi trong thời gian dài làm mạch máu trong mũi vỡ gây chảy máu.
  • Nhiều trẻ thường ngoáy mũi quá sâu và mạnh khiến các mạch máu trong mũi bị tổn thương. 
  • Trẻ cào, gãi hay vô tình đưa dị vật vào bên sâu trong mũi. 
  • Mũi bị va chạm mạnh trong quá trình trẻ vui chơi, chạy nhảy.
  • Trẻ hắt hơi hay xì mũi quá mạnh cũng có thể gây chảy máu cam. 
  • Nguyên nhân do vách ngăn mũi bị vẹo.
  • Trẻ bị dị ứng, nhiễm trùng ở mũi, họng và xoang.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống viêm, thuốc xịt mũi.
  • Trẻ bị gãy xương mũi, vỡ nền sọ do chấn thương cũng có thể gây chảy máu mũi. Bố mẹ không được xem nhẹ trong trường hợp này. 
  • Nguyên nhân bệnh lý là trẻ mắc một số bệnh về huyết học như xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, các bệnh về máu gây giảm tiểu cầu….
  • Nguyên nhân hiếm gặp là trẻ bị các khối u (lành tính và ác tính) ở vùng tai mũi họng. 
 trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì
Nguyên nhân chảy máu mũi cũng có thể do trẻ vui chơi, chạy nhảy

Trẻ em hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không?

Nhiều bậc phụ huynh hoảng sợ khi thấy con thường xuyên bị chảy máu cam. Vậy trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì? Theo các bác sĩ, trẻ em bị chảy máu cam là bình thường khi cơ thể quá nóng hay thiếu vitamin C.

Nhưng với những trẻ bị chảy máu cam thường xuyên thì cha mẹ cần đưa con đi khám càng sớm càng tốt. Vì đây có thể là dấu hiệu của của một số bệnh nguy hiểm như rối loạn đông chảy máu, hay khối u mũi (u lành hoặc u ác), bệnh bạch cầu.

Cha mẹ đã hiểu trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì rồi đúng không nào. Đó có thể là dấu hiệu của những bệnh vô cũng nguy hiểm nên các bậc làm cha làm mẹ chớ có chủ quan.

Những sai lầm cha mẹ cần tránh khi sơ cứu trẻ bị chảy máu cam

Trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì sơ cứu ra sao? Khi con bị chảy máu cam, các bậc làm cha làm mẹ đều có tâm lý lo lắng, thậm chí mất bình tĩnh.

Do đó, trong quá trình sơ cứu cho bé có thể mắc phải một số sai lầm khiến tình trạng chảy máu cam ngày càng tồi tệ. Bố mẹ cần tham khảo để tránh gặp phải một số sai lầm dưới đây. 

1. Cho bé nằm hoặc ngả đầu ra sau

Nhiều bố mẹ cho con nằm xuống hay ngửa đầu ra sau là sai lầm phổ biến và tai hại khi sơ cứu chảy máu cam. Vì điều này có thể làm máu chảy càng nhiều xuống cổ họng khiến bé khó chịu, bị ngạt và sặc máu. Nhiều bé nghiêm trọng hơn là gây khó thở và ngộ độc máu.

2. Cầm máu bằng bông, gạc, giấy

Theo thói quen, nhiều bố mẹ cầm máu cho con bằng cách lấy bông, gạc, giấy thấm nhét vào mũi. Nhưng không ai có thể chắc chắn bông, gạc hay giấy thấm đã được vô khuẩn. Những vật dụng cầm máu này khi tiếp xúc với mũi trẻ có thể sẽ gây nhiễm trùng.

 trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì
Dùng giấy ngăn máu chảy có thể không hợp vệ sinh

3. Lạm dụng nước muối sinh lý

Nhiều phụ huynh cứ nghĩ, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên tạo độ ẩm cho mũi nên niêm mạc mũi không bị khô và con không bị chảy máu cam.

Thực tế, nếu cha mẹ nhỏ nước muối sinh lý Tuy nhiên, nhỏ muối sinh lý quá nhiều chỉ có tác dụng tạo độ ẩm tức thời và lâu dài làm mũi khô hơn. 

Cách xử trí khi trẻ bị chảy máu cam đúng và an toàn

Nếu trẻ bị chảy máu cam thông thường thì bố mẹ vẫn có thể tự sơ cứu tại nhà giúp cầm máu nhanh chóng. Cùng xem cách hướng dẫn chi tiết dưới đây: 

  • Hãy giúp con bình tĩnh vì nhiều bé thấy máu sẽ hoảng loạn, sợ hãi và quấy khóc. 
  • Bố mẹ cần để con đứng hoặc ngồi ở tư thế thẳng, đầu hơi nghiêng nhẹ về phía trước.
  • Rửa tay sạch sẽ và bóp phần nửa dưới của mũi. Cứ giữ chặt như vậy khoảng 10 phút. Nếu trẻ đã lớn thì bố mẹ có thể hướng dẫn để con tự làm sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. 
  • Sau 10 phút giữ chặt mũi thì bố mẹ thả tay ra và chờ đợi. Nếu máu ngừng chảy thì cho bé nằm nghiêng để tránh máu còn trong mũi và chảy xuống họng). Không được cho con nuốt máu vì có thể khiến bé bị sặc, nôn mửa hay ngộ độc.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì và không nên ăn gì để trị dứt điểm?

Con bị chảy máu cam, khi nào cần đi khám bác sĩ?

Trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì có nguy hiểm không? Chảy máu cam chính là một phản ứng thường gặp ở trẻ khi gặp phải các kích thích từ điều kiện sống. Nhưng bố mẹ không được chủ quan khi con bố một số biểu hiện như: 

  • Con chảy máu cam liên tục và không thể cầm dù bố mẹ đã bóp mũi hơn 10 phút bóp mũi. Lúc này, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế gần nhất để sơ cứu, ngăn chặn mất máu.
  • Trẻ bị chảy máu cam liên tục và cứ lặp đi lặp lại mà không tìm ra nguyên nhân. Có thể đây là dấu hiệu bệnh về mũi. Vậy nên cha mẹ cần đưa con đi khám ngay để tìm nguyên nhân và phương pháp điều trị kịp thời.
  • Bố mẹ cũng cần đưa trẻ đi khám ngay khi chảy máu mũi kèm theo xuất hiện các vết tím bầm dập trên cơ thể. Hay trẻ chảy máu chảy máu đồng thời ở khu vực khác như trong phân, nước tiểu…
  • Trẻ mắc các bệnh lý khác như bệnh gan, bệnh thận, bệnh hemophilia… và ảnh hưởng tới chức năng đông máu.
  • Tim trẻ đập nhanh, khó thở và khạc hay nôn ra máu.

Nên phòng tránh tình trạng trẻ bị chảy máu cam như thế nào?

Với một số nguyên nhân chảy máu cam của trẻ do vật lý gây nên thì bố mẹ có thể giúp con phòng ngừa với một số cách dưới đây:

  • Thường xuyên để ý và cắt ngắn móng tay để trẻ không ngoáy mũi, tránh gây xước mũi.
  • Bố mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để tránh không khí khô.
  • Các gia đình cần chú ý, không để trẻ hít phải khói thuốc lá ngăn ngừa tình trạng khô mũi.
  • Nên để trẻ mở miệng khi hắt hơi.
  • Bố mẹ hướng dẫn con cách xì mũi nhẹ nhàng.
  • Nếu con bị chảy máu mũi nên để trẻ ngồi thẳng, đầu và cổ ngả về phía trước. Tuyệt đối, các bậc phụ huynh không đặt trẻ nằm, ngả đầu ra sau hay kẹp đầu giữa hai đầu gối.
  • Hạn chế dùng thuốc aspirin bởi có nguy cơ tăng chảy máu.
  • Nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý để giữ ẩm cho mũi nhưng không lạm dụng. 

Vậy là các bậc phụ huynh đã có câu trả lời cho thắc mắc trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì rồi đúng không nào. Nếu trẻ chảy máu cam do vật lý tác động thì bố mẹ có thể sơ cứu ngay tại nhà cho con. Còn nếu chảy máu cam do bệnh lý thì cần đưa con đi khám ngay tại trung tâm y tế, bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Xem thêm:

By Huyền Nguyễn

Cộng tác viên Nguyễn Thị Huyền đã có hơn 7 năm kinh nghiệm biên tập viên trong lĩnh vực thông tin sức khoẻ, làm đẹp nói chung và mảng Mẹ & Bé nói riêng cho các trang tin MarryBaby, theAsianParents khu vực Việt Nam...

Hiện tại, Nguyễn Thị Huyền đang là cộng tác viên viết tin bài về Mẹ & Bé cho trang web MarryBaby. Hy vọng, với kinh nghiệm thực tiễn là bà mẹ bỉm sữa 2 con và những thông tin tổng hợp được trong suốt 7 năm qua sẽ mang đến cho độc giả những kiến thức chăm sóc sức khỏe mẹ và bé khoa học, hữu ích nhất.