1. Đối tượng dễ mắc bệnh thời kỳ giao mùa
Những đối tượng dễ mắc bệnh trong thời kỳ giao mùa bao gồm trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ mang thai. Vì những lý do như sau:
Trẻ nhỏ: Hệ miễn dịch của các bé vẫn đang phát triển; do đó, nhiều trẻ dễ mắc bệnh khi thay đổi thời tiết; đặc biệt là trong giai đoạn từ mùa khô sang mùa mưa tại Sài Gòn.
Người cao tuổi: Hệ miễn dịch suy giảm kèm với việc mắc bệnh mạn tính khiến người cao tuổi nhạy cảm trong giai đoạn giao mùa. Một số bệnh lý xương khớp, tim mạch, hô hấp sẽ có triệu chứng nặng hơn.
Phụ nữ mang thai: Thông thường, hệ thống miễn dịch sẽ bị suy yếu khi mang thai, điều này khiến các mẹ bầu dễ bị bệnh hơn khi giao mùa.
2. Một số bệnh giao mùa thường gặp ở trẻ em
2.1 Cảm cúm
Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp do vi-rút cúm gây ra; thường gặp ở trẻ dưới 05 tuổi. Bệnh có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng mũi, cổ họng và đôi khi là phổi.
Triệu chứng bao gồm: Sốt cao (từ 39°C); Bé than đau nhức cơ thể, đau đầu, đau họng; Ho hoặc nhìn bé không có năng lượng; Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
>> Đọc thêm: Bệnh cúm A ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
2.2 Viêm phổi
2.3 Đau mắt đỏ
2.4 Dị ứng da
2.5 Sổ mũi, nghẹt mũi
3. Cách phòng ngừa bệnh giao mùa cho trẻ em
4. Lưu ý khi chăm sóc bé mắc bệnh khi giao mùa
Mẹ Mỹ Thuận tâm sự: “Thời tiết chuyển mùa, bé bị ho, sổ mũi, lười ăn. Theo thói quen, tôi lại tự ý đi mua thuốc cho con uống, sau đó tự ý ngưng thuốc khi bé chưa khỏi hoàn toàn. Vì không phải là bác sĩ, tôi không phân biệt được con đang nhiễm vi khuẩn hay nhiễm virus cũng phân vân không biết có nên cho bé dùng thuốc kháng sinh hay không? Chính việc sử dụng tùy tiện thuốc kháng sinh dẫn đến tình trạng kháng thuốc và khiến bệnh của trẻ càng trở nặng, khó điều trị hơn.”
Hiểu được những nỗi niềm của mẹ, chúng tôi kết nối với bác sĩ Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai, được biết: “Một trong những khó khăn của bác sĩ là phụ huynh hiện nay có thói quen rất hay tự tìm kiếm trên Internet, sau đó tự “điều trị” cho trẻ tại nhà bằng thuốc kháng sinh. Khi không thấy trẻ khỏi bệnh, 4-5 ngày sau mới đưa con đi bệnh viện thì lúc này trẻ đã chuyển sang thể nặng phải vào nhập viện, có tình trạng phải cấp cứu. Nếu cha mẹ đưa trẻ đi khám từ đầu, không tự ý dùng kháng sinh, luôn dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ thì nhiều bệnh nhi đã không nặng thế này”.
Với liệu trình kháng sinh ngắn ngày, mẹ sẽ dễ tuân thủ chỉ định của bác sĩ hơn. Các bà mẹ lưu ý:
Không tự ý kê toa, tự mua kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Không dùng lại đơn kháng sinh của các đợt kê toa trước.
Không dùng theo đơn kháng sinh của người khác khi thấy triệu chứng bệnh giống mình.
Không tự ý ngưng dùng kháng sinh khi thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
Liệu trình kháng sinh ngắn ngày cũng được xem là bí quyết được các mẹ chia sẻ nhau do: Nếu liệu trình kháng sinh kéo dài từ 7-10 ngày, mẹ luôn mắc sai lầm thường chỉ tuân thủ được vài ngày, lượng thuốc đã uống chỉ có thể tiêu diệt một số vi khuẩn chứ không đủ để diệt hết. Kết quả là bệnh dễ tái phát và những vi khuẩn còn sống sót trở nên đề kháng và dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Liệu trình kháng sinh ngắn ngày vẫn có đủ khả năng điều trị hiệu quả các chứng bệnh nhiễm khuẩn so với liệu trình dài ngày. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý là ngay cả các loại kháng sinh ngắn ngày này cũng cần được sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, chứ không dùng tùy tiện.
Ngoài ra, trong thời điểm giao mùa, để phòng bệnh từ đầu cho trẻ, bác sĩ cũng khuyến cáo mẹ nên giữ vệ sinh môi trường sống và vệ sinh cho con sạch sẽ; nhà ở, phòng ngủ thoáng khí; thay đổi quần áo phù hợp nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ về đêm cho trẻ; không nên bật quạt hoặc máy điều hòa chĩa trực tiếp vào giường của trẻ; chăm sóc chế độ dinh dưỡng tốt để trẻ nâng cao sức đề kháng phòng bệnh.