Với các bé, mùa hè sẽ không chỉ là mùa của những chuyến đi, mùa ở nhà cùng mẹ. Vào giai đoạn giữa năm, bé còn phải đối mặt với các loại bệnh mùa hè như rối loạn tiêu hóa; bệnh sốt xuất huyết; bệnh tay chân miệng; say nắng, rôm sảy…
Những bệnh trẻ em này sẽ làm mất niềm vui trong mùa hè của bé nếu mẹ không chủ động phòng ngừa trước.
1. Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu hay trái rạ là căn bệnh trẻ em rất dễ lây lan vào mùa hè.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt cao kèm theo những nốt mụn nước mọc trên mặt, thân, chân tay. Bệnh thủy đậu khiến bé mệt mỏi và các mụn nước có thể lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
Cách hiệu quả nhất để phòng bệnh thủy đậu vào mùa hè là tiêm vắc-xin cho bé. Các bé từ 12 đến 15 tháng chưa bị mắc bệnh lần nào nên được tiêm phòng và nhắc lại vào lúc 4 đến 6 tuổi.
[key-takeaways title=”Bài viết liên quan:”]
[/key-takeaways]
2. Bệnh sởi
Bệnh sởi là bệnh nhiễm trùng dễ lây lan vào mùa hè khiến bé bị sốt và phát ban da trên toàn thân; và có các triệu chứng giống như cúm.
Dấu hiệu bệnh bao gồm: đốm đỏ phẳng xuất hiện trên mặt ở chân tóc và lan xuống cổ, thân, cánh tay, chân và bàn chân; sốt cao; ho; chảy nước mũi; và đau mắt đỏ (viêm kết mạc).
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh sởi vào mùa hè là tiêm ngừa bệnh. Đối với hầu hết trẻ em, bệnh sởi sẽ được ngừa khi tiêm vắc xin sởi-quai bị-rubella (MMR) hoặc vắc-xin sởi-quai bị-rubella-thủy đậu (MMRV) được tiêm khi trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi; và tiêm nhắc lại khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi.
[key-takeaways title=”Bài viết liên quan:”]
- Dấu hiệu trẻ bị sởi là gì? Cách điều trị và phòng ngừa.
- Trẻ sơ sinh bị sởi phải làm sao? Hướng dẫn cách chăm sóc.
[/key-takeaways]
3. Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng có thể xảy ra quanh năm và trong thời điểm mùa hè.
Dấu hiệu của bệnh là sốt, nổi mụn nước ở tay, chân và miệng khiến trẻ bị đau, không ăn uống được. Nguy hiểm hơn, biến chứng dẫn đến sốt cao và có thể gây viêm màng não; viêm cơ tim, biến chứng thần kinh dẫn đến tử vong.
Để phòng bệnh tay chân miệng cho bé vào mùa hè, mẹ cần:
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
- Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống.
- Mang khẩu trang cho trẻ để phòng bệnh lây qua đường hô hấp khi đi ra ngoài.
Hiện nay chưa có vắc-xin hay thuốc đặc trị cho bệnh này; gia đình nên chủ động phòng ngừa cho bé vẫn là cách tốt nhất.
[key-takeaways title=”Bài viết liên quan:”]
- Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Cách nhận biết.
- Hướng dẫn phòng và chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng đúng cách
[/key-takeaways]
4. Bệnh tiêu chảy
Một trong những lý do khiến tiêu chảy trở thành bệnh trẻ em phổ biến nhất trong mùa hè vì thời tiết nóng bức; nhiều độ ẩm khiến cho thức ăn dễ bị lên men, ôi thiu; làm cho các loại vi khuẩn có hại.
Nếu mẹ không chú ý kỹ đến vấn đề bảo quản thức ăn cho gia đình nói chung; bảo quản đồ ăn dặm cho bé nói riêng; vấn đề ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra. Bé có thể sẽ bị những rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, nôn ói dẫn đến mất nước và dễ bị sụt cân, suy kiệt sức khỏe.
Để phòng bệnh cho bé vào mùa hè, mẹ cần thực hiện:
- Giúp bé rửa tay sạch trước khi ăn
- Rửa kỹ các nguyên liệu trước khi chế biến.
- Bảo quản thức ăn còn thừa vào tủ lạnh và hâm nóng lại trước khi ăn.
Khi bé bị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là mẹ cần bù nước cho con bằng cách cho bé uống nhiều nước, sữa, nước oresol. Nếu tiêu chảy kéo dài từ ngày thứ 2 trở đi và bé đi ngoài liên tục, mẹ cần đưa con đi khám bệnh.
[key-takeaways title=”Bài viết liên quan:”]
- Trẻ bị tiêu chảy: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa.
- Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý.
[/key-takeaways]
5. Say nắng
Say nắng là một vấn đề rất dễ gặp khi mùa hè đến. Nếu trẻ vui chơi quá lâu ngoài nắng có thể gặp những triệu chứng sau:
- Mệt mỏi, lờ đờ.
- Thở nhanh và yếu.
- Buồn nôn, chóng mặt.
- Mạch đập nhanh và yếu.
- Người nóng ran, có thể lên đến 39 độ C.
- Nếu bị nặng, bé có thể rơi vào hôn mê.
Nếu trẻ bị say nắng, mẹ nên bỏ bớt quần áo, dùng khăn mát lau toàn thân trẻ, cho trẻ uống nước đầy đủ. Nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra.
Tốt nhất, mẹ nên chủ động phòng ngừa cho bé bằng cách:
- Cho bé uống nhiều nước.
- Cho bé mặc quần áo thoáng mát.
- Tránh để bé ra ngoài trong ngày nắng nóng.
6. Bệnh cúm
Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp do vi-rút cúm gây ra; bệnh có thể gặp ở trẻ dưới 5 tuổi vào mùa hè. Bệnh có thể khiến trẻ bị viêm mũi, viêm họng, hay viêm phổi.
Triệu chứng bao gồm: Sốt cao (từ 39°C); Bé than đau nhức cơ thể, đau đầu, đau họng; Ho hoặc nhìn bé không có năng lượng; Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
Cách phòng ngừa bệnh cúm vào mùa hè:
- Cho bé đi tiêm phòng mỗi năm/lần.
- Giữ gìn vệ sinh tay và cơ thể thường xuyên.
- Tránh tiếp xúc miệng và mũi của bé với người khác.
>> Đọc thêm: Tất tần tật về Bệnh Cúm A ở trẻ em
7. Bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) là bệnh mùa hè do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm. Vào mùa hè, sự phát triển của mầm bệnh nhiều hơn trong cái nóng; do đó, viêm kết mạc cũng phổ biến vào mùa hè.
Dấu hiệu bệnh đau mắt đỏ bao gồm mắt đỏ hoặc hồng; bé có than là cảm giác có cát trong mắt; bị đổ ghèn. Một số trẻ bị sưng mí mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng chói.
Cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ vào mùa hè:
- Dạy trẻ rửa tay kỹ và thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng.
- Không cho bé dùng chung thuốc nhỏ mắt, khăn giấy, đồ trang điểm mắt, khăn lau, khăn tắm hoặc vỏ gối.
[key-takeaways title=”Bài viết liên quan:”]
- Trẻ bị đau mắt đỏ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý
- Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt và đổ ghèn, nên khắc phục như thế nào?
[/key-takeaways]
8. Bệnh viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm trùng não do virus lây lan qua muỗi đốt. Đây là bệnh phổ biến trong mùa hè vì thời tiết ấm áp, ẩm ướt tạo điều kiện lý tưởng cho muỗi sinh sản.
Dấu hiệu bé bị viêm não Nhật Bản bao gồm sốt; bé than nhức đầu; hay buồn ngủ và thay đổi hành vi.
Cách phòng ngừa bệnh vào mùa hè:
- Sử dụng thuốc chống côn trùng.
- Ưu tiên mặc quần dài, áo tay dài để tránh bị đốt.
- Tiêm phòng cho bé đầy đủ; đặc biệt là khi đi du lịch.
- Sử dụng màn chắn muỗi trên cửa sổ và cửa ra vào nhà.
- Mỗi tuần một lần, đổ nước và cọ rửa, đậy nắp hoặc vứt bỏ các đồ vật chứa nước.
>> Đọc thêm: Dấu hiệu viêm màng não ở trẻ và cách điều trị
9. Bệnh rôm sảy, hăm tã và kích ứng da
Vào mùa hè, cơ thể của đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường do thời tiết nóng. Do đó, bệnh mùa hè phổ biến cha mẹ có thể thấy ở trẻ nhỏ đó là rôm sảy, hăm tã hay bị kích ứng da.
Dấu hiệu của rôm sảy bao gồm: có đốm nhỏ nổi trên người; bé hay gãi ngứa, hoặc thấy da bé sưng nhẹ. Còn với hăm tã, da của bé sẽ bị viêm ở vùng quấn tã — mông, đùi và bộ phận sinh dục.
Cách chăm sóc da bé để phòng ngừa bệnh mùa hè:
- Cho bé mặc quần áo thoải mái, nhẹ và tránh mặc quá nhiều quần áo cho bé.
- Nếu em bé ra ngoài chơi, hãy đội cho bé một chiếc mũ rộng vành có bóng che trên đầu, mặt, cổ và ngực.
- Ưu tiên ở trong nhà vào những ngày nóng bức. Nếu cần ra ngoài, hãy đi chơi trong thời gian ngắn và cố gắng ở trong bóng râm.
10. Mùa mưa đến, cẩn thận sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một trong những bệnh trẻ em được xếp vào nhóm nguy hiểm vào mùa hè.
Dấu hiệu bao gồm: Sốt cao 39-40 độ C liên tục trong 2 đến 7 ngày, vật vã, li bì, xuất huyết dưới da hoặc đi tiêu, tiểu ra máu, nôn ói ra máu… Bệnh không được chữa trị đúng cách sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Để bé không mắc bệnh, mẹ nên chủ động diệt muỗi vằn – tác nhân lan truyền bệnh bằng cách:
- Bôi kem chống muỗi cho bé.
- Phun thuốc diệt muỗi định kỳ.
- Mắc màn khi ngủ, kể cả ban ngày.
- Không để có những vũng nước đọng xung quanh nhà.
>> Đọc thêm: Sốt xuất huyết ở trẻ em – Cách điều trị
Ngoài ra, trong mùa hè còn có nguy cơ những bệnh trẻ em khác như rôm sảy, ho gà, viêm màng não mô cầu… nhưng ít phổ biến hơn. Mẹ ơi, để con tận hưởng một mùa hè thật trọn vẹn, mẹ nhớ cảnh giác với những nguy cơ bệnh luôn ẩn nấp xung quanh cuộc sống của chúng ta nhé.