Mẹ có biết mẹo chữa nấc cụt theo cách đơn giản cho bé không? Nín thở và uống nước để chữa nấc cụt có lẽ là phương pháp phổ biến mà mẹ nào cũng biết. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách chữa nấc cụt hữu hiệu khác mà trong quá trình nuôi dạy con, mẹ có thể nghiên cứu để giúp bé thoát khỏi tình trạng khó chịu này!
Nấc cụt là gì?
Theo khoa học, nấc cụt hay còn được gọi tắt là nấc là một trong những phản ứng của cơ thể khi hệ hô hấp và hệ tiêu hoá của bé hoạt động bất thường trong một khoảng thời gian ngắn.
Cụ thể, nguyên nhân của việc bị nấc là do sự mất kiểm soát trong việc co – thắt cơ hoành (cơ ngăn giữa lồng ngực và ổ bụng). Nấc cụt không phải là một bệnh lý nghiêm trọng.
Trong phần lớn các trường hợp, nấc cụt sẽ hết trong vài phút. Tuy nhiên, dù chỉ bị nấc trong vài phút thôi nhưng cảm giác vẫn thật sự làm bé khó chịu.
Nguyên nhân gây ra cơn nấc cụt
Nấc là tình trạng phổ biến thường gặp ở nhiều người. Có nhiều nguyên nhân gây ra nấc cụt, nhưng phổ biến nhất được tìm thấy là do các vấn đề trong ăn uống.
Ví dụ như bé thiếu nước, ăn quá nhanh, để thật đói mới ăn, ăn đồ ăn quá cay hoặc uống quá nhiều cồn, uống nước lạnh trong khi đang ăn đồ ăn nóng. Tuy nhiên dù là lí do nào thì nấc cụt cũng gây đủ kiểu bất tiện trong sinh hoạt, ăn uống lẫn nói năng.
Về cơ bản thì hiện tượng nấc cụt trong khoảng thời gian ngắn thì không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên cũng có nhiều người gặp phải tình trạng nấc cụt liên tục, thời gian nấc kéo dài.
>>> Bạn có thể tham khảo: Cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh theo dân gian có thực sự an toàn cho trẻ?
Những mẹo chữa nấc cụt theo cách đơn giản
Khi bé bị nấc cụt, mẹ có thể hướng dẫn bé những cách chữa nấc cụt theo cách đơn giản hữu hiệu, dễ làm và dễ nhớ sau đây:
1. Nín thở
Nín thở là một cách chữa nấc cụt theo cách đơn giản và hiệu quả. Hãy hít một hơi thật sâu và giữ lại. Khi khí carbon dioxide trong phổi gia tăng, cơ hoành giãn ra và giúp giảm nấc cụt.
2. Che miệng
Dùng tay che mũi và miệng nhưng vẫn thở bình thường. Lượng khí carbon dioxide thêm vào nhiều hơn sẽ khiến cơn nấc cụt qua nhanh.
3. Bịt tai
Bịt tai có thể chữa nấc cụt và là một cách chữa nấc cụt theo cách đơn giản. Dùng tay bịt chặt tai từ 20 đến 30 giây. Hoặc nhấn vào khu vực nhỏ đằng sau dái tai, ngay dưới đáy hộp sọ. Điều này sẽ gửi tín hiệu “thư giãn” thông qua các dây thần kinh phế vị kết nối với cơ hoành.
4. Le lưỡi
Hãy dạy bé tranh thủ le lưỡi trong lúc không ai để ý. Các ca sĩ và diễn viên thường làm động tác này để dây thanh âm (thanh môn) mở rộng. Hơi thở sẽ thông suốt hơn và chế ngự được những cơn co thắt gây ra nấc cụt.
5. Hít sâu, thở mạnh
Mẹ có thể bày cho bé hít sâu, thở mạnh để chữa nấc cụt theo cách đơn giản. Mẹ chỉ bé hãy hít thật sâu và thở ra mạnh hết sức có thể. Lặp lại khoảng 10 lần. Khi làm nên cho bé ngồi khi thực hiện hành động này.
>>> Bạn có thể tham khảo: Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc khi ngủ?
6. Ngửa đầu uống nước
Đầu tiên cho con uống 1 ngụm nước không nuốt vội nhé. Bạn dặn con cứ ngậm nước trong miệng đồng thời ngửa đầu ra sau tạo thành 1 đường thẳng từ cằm xuống cổ.Tiếp theo chỉ cần con nuốt ực ngụm nước đang ngậm trong miệng thì cơn nấc cụt sẽ ngừng ngay.
7. Gập người uống nước
Cho con cúi người 1 góc 90 độ, cằm hơi đưa về phía trước để tạo đường thẳng từ cằm xuống cổ. Sau đó uống 1 ngụm nước và nuốt ngay. Lực nước đi vào cổ họng sẽ giúp bé cắt cơn nấc cụt ngay lập tức.
8. Dùng đường
Đặt một thìa cà phê đường lên phía sau của lưỡi rồi dặn bé nuốt nó. Rất nhiều chuyên gia khuyến cáo nên dùng phương pháp này để chữa nấc cục.
Đường sẽ làm quá tải đầu mút dây thần kinh trong miệng, các xung thần kinh sẽ nhận được một tin nhắn mới và não bộ sẽ làm ngừng nấc cục.
9. Ngậm kẹo
Ngậm một viên kẹo cũng là cách chữa nấc cụt theo cách đơn giản. Một viên kẹo ngậm trong khoang miệng sẽ giúp trẻ đẩy lùi “cơn” nấc sau vài phút. Để thực hiện, bạn ngậm chặt viên kẹo trong miệng
Sau đó dùng lưỡi đẩy đi đẩy lại và cố gắng giữ hơi thở của mình lâu nhất có thể. Chỉ vài phút, bạn sẽ thấy hiện tượng nấc của bé biến mất hoàn toàn.
10. Dùng bơ đậu phộng
Nếu nhà bạn có sẵn bơ đậu phộng thì việc cho con ngậm và nuốt một chút loại bơ này sẽ giúp bé hết phải chịu cảm giác khó chịu nữa. Lý do là bởi lúc này, bơ đậu phộng sẽ làm ức chế giấy thần kinh phế vị để “loại bỏ cơn nấc”.
>>> Bạn có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh bị zona phải làm sao? Cách chữa zona cho trẻ như thế nào?
11. Uống từng ngụm nước nhỏ, liên tục
Việc con uống từng ngụm nước nhỏ, chậm rãi sẽ làm cho hơi thở được điều hoà, các hoạt động co thắt của hệ thống cơ sẽ dần trở lại ổn định. Nhờ vậy, tần suất nấc của bé sẽ được dãn ra rồi mất dần đi.
12. Giữ hơi thở lâu
Điều này có nghĩa là dạy con hít vào mà chưa thở ra luôn. Lúc này, trẻ sẽ dùng miệng lấy một hơi thật đầy sau đó ngậm chặt lại. Dùng hai ngón tay bịt lấy phần mũi và từ từ thở ra sao cho có cảm giác làn hơi đang đi qua tai.
Giữ trạng thái như vậy trong khoảng 10 giây rồi thở bật ra. Làm từ 1 – 2 lần để loại bỏ cảm giác nấc.
13. Giật mình
Việc làm cho cơ thể giật mình đôi khi sẽ cần phải nhờ tới sự giúp đỡ của người khác. Điều này được giải thích là bởi lúc này cơ thể sẽ tập trung các giây thần kinh khác để phản ứng lại với tác động bất ngờ.
Nó làm cho cảm giác nấc bị “quên” đi nhanh chóng. Từ đó, việc bị nấc sẽ biến mất hoàn toàn.
>>> Bạn có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh bị zona phải làm sao? Cách chữa zona cho trẻ như thế nào?
14. Hắt xì hơi, ợ hơi
Một trong những cách chữa nấc khác mà bạn có thể tham khảo để chữa cho con đó là làm cho bé bị hắt xì hơi. Bạn có thể đặt một chút ít mù tạt, hạt tiêu hay ớt bột… tuỳ theo để tạo cảm giác khó chịu cho mũi. Sau đó, con hắt xì hơi thật mạnh.
Hoạt động này sẽ làm ngưng cơn nấc nhanh chóng và bạn sẽ thoát khỏi cảm giác khó chịu. Ngoài ra, ợ hơi cũng là một cách mà bé có thể tác động để xoá bỏ việc bị nấc.
Mẹ cần lưu ý là những mẹo chữa nấc cụt theo cách đơn giản này không phải lúc nào cũng có tác dụng với tất cả các bé cũng như chỉ nên áp dụng nếu trẻ lớn và thỉnh thoảng mới bị. Trường hợp bị nhiều và liên tục thì bạn nên đưa con gặp bác sĩ để có phương án giải quyết tốt nhất.
[inline_article id=189266]