Việc tùy tiện chữa trị cho trẻ sơ sinh bị zona không phải chuyện xưa nay hiếm. Cha mẹ thường rất tự tin vào khả năng tích lũy kiến thức y học thông qua “bác sĩ” Google. Tuy nhiên, mọi thông tin đều chỉ mang tính chất tham khảo, giúp phụ huynh nhận diện sớm triệu chứng bệnh. Điều trị như thế nào lại cần lời khuyên từ bác sĩ nhi khoa.
Bệnh zona là gì?
Bệnh zona là một trong những bệnh phổ biến và thường gặp ở trẻ em, do loại virus herpes zoster (varicella-zoster virus hoặc VZV) gây ra. Đây cũng chính là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em.
Khi virus này thâm nhập vào cơ thể, gây ra tình trạng ngứa, lở loét. Sau đó, virus đi vào trong các tế bào thần kinh, xuất hiện trở lại sau một vài năm hoặc hàng chục năm rồi gây ra bệnh zona.
Các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác vì sao loại virus này lại tái hoạt động trở lại. Nhiều suy đoán cho rằng khi hệ thống miễn dịch trên cơ thể bị suy yếu, làm mất khả năng ngăn chặn sự tái hoạt động của virus cũng như ngăn chặn sự bùng phát của bệnh zona thần kinh.
Trẻ sơ sinh bị zona
Sau khi sinh, việc quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh chính là tiêm phòng vắc-xin, nếu tiêm phòng không đủ có thể khiến trẻ sơ sinh bị zona. Nếu thực hiện đúng khuyến cáo từ Bộ Y tế, trẻ rất hiếm bị zona thần kinh. Nếu nhiễm virut zona từ người khác thì trẻ sẽ phát bệnh thủy đậu trước tiên chứ không phải là bệnh zona.
Tiêm vắc-xin thủy đậy giúp phòng tránh mắc thủy đậu khi còn quá nhỏ, đặc biệt tránh gây ra một số tổn thương thần kinh từ sớm và mãi mãi.
Nếu chẳng may đối với trẻ sơ sinh bị zona, do sức đề kháng và cơ thể trẻ còn yếu, sẽ có những biến chuyển bệnh mà việc điều trị y tế không thể nào lường trước được. Vì vậy, việc phát hiện bệnh càng sớm, càng giúp bác sĩ điều trị thành công và giảm nguy cơ mắc biến chứng.
>>> Bạn có thể tham khảo: Cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em không để lại sẹo
Triệu chứng trẻ sơ sinh bị zona
Trẻ sơ sinh bị zona thường gặp phải một số triệu chứng phổ biến:
- Biểu hiện mệt mỏi, bỏ bú hoặc bú kém, sụt cân hoặc không tăng cân.
- Đau rát họng. (trẻ sơ sinh không rõ triệu chứng này)
- Sốt cao từ 38 đến 40 độ C.
- Đau rát ở da, da bắt đầu bị ửng đỏ và mức độ tăng dần lên theo thời gian, cùng với đó là triệu chứng quấy khóc, kích thích của trẻ sơ sinh. Đây là triệu chứng rất đặc trưng của bệnh zona ở trẻ em.
- Mụn nước hay phỏng nước bắt đầu xuất hiện sau khi sốt 1-2 ngày, ở các vùng da bị ửng đỏ. Mụn này tập trung thành vệt dài, có đường kính từ 3-5mm, chạy dọc theo các dây thần kinh và bị nổi thành từng vùng tập trung.
Nếu không được phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng da và có thể nhiễm trùng vào máu. Một biến chứng nguy hiểm nữa là nếu zona mọc ở mặt, đặc biệt ở trán và mũi thì có thể làm giảm thị lực của bé sau này.
Cách chữa trị cho trẻ sơ sinh bị zona hiệu quả
Các bác sĩ nhi khoa đưa ra lời khuyên về cách chăm sóc và điều trị cho trẻ sơ sinh bị zona như sau:
- Luôn giữ sạch vết thương: Khi trẻ sơ sinh bị zona, mẹ dùng băng sạch ngâm nước lạnh và đặt vào vùng bị tổn thương chừng 20 phút. Nên thực hiện việc này mỗi ngày từ 7 đến 8 lần.
- Tuyệt đối không chà xát mạnh làm vỡ mụn nước và không được dùng vật bẩn để đụng vào vết thương.
- Trong trường hợp trẻ quá đau, có thể sử dụng thuốc giảm đau với liều 1 viên/ ngày.
- Sử dụng thuốc kháng virus: Điều này giúp làm giảm sự tấn công của virus, đồng thời cũng làm cho quá trình phát triển của bệnh trở nên ngắn hơn và nhẹ hơn. Khuyến cáo nên sử dụng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt trước 72 giờ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất (acyclovir, valacyclovir, famciclovir …).
- Có thể sử dụng thuốc hỗ trợ như các loại kem kháng virus, chống ngứa, thuốc giảm đau và ngứa, thuốc giảm viêm để bôi cho bé.
Tất cả các loại thuốc đều phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Các chuyên gia cũng chia sẻ mẹ có thể dùng một số loại thảo dược để giúp giảm bớt cảm giác đau do zona gây ra:
- Ngâm mình trong bột yến mạch giúp giúp giảm sự lây lan của các mụn nước và giảm ngứa. (Kiến thức này BS Bình không chắc chắn và không khuyến cáo vì có thể bột yến mạch giúp giảm sự lan tràn của mụn nước nhưng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn da do bột là môi trường cho vi khuẩn ngoài da phát triển).
- Thoa hỗn hợp giấm và nước giúp giảm cảm giác ngứa ở những vùng nổi mụn nước.
- Dùng gel lô hội và những loại kem dưỡng có chứa vitamin E để giúp trẻ giảm cảm giác ngứa.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu bị zona có lây truyền sang thai nhi không?
Chăm sóc trẻ đang điều trị zona
Những trẻ đang bị zona thì ngoài việc có phương án điều trị zona ở trẻ em đúng thì còn cần phải được chăm sóc cẩn thận để tránh lây lan ra toàn bộ cơ thể và lây sang người khác, quá trình chăm sóc trẻ điều trị bệnh zona cần phải:
- Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chứ không được tự ý mua thuốc và điều trị cho trẻ tại nhà.
- Luôn giữ cho vùng da tổn thương của trẻ được khô thoáng và sạch sẽ.
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi để tránh va chạm vào các mụn nước và làm chúng bị vỡ.
- Đắp khăn lạnh và chườm đá để giảm đau.
- Cho trẻ nghỉ học hoặc tránh tiếp xúc với mọi người khi các mụn nước đang bị chảy mủ.
- Không băng kín các mụn nước và không tự ý dùng kem bôi da khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Phòng ngừa bệnh zona ở trẻ sơ sinh
Vì vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh nên cũng không có cách nào để chặn đứng virus tấn công. Nhưng cha mẹ vẫn có thể làm giảm nguy cơ mắc phải bệnh này bằng cách thực hiện một số biện pháp sau:
- Tiêm vắc-xin ngừa thủy đậy cho bé theo đúng lịch tiêm chủng
- Không nên để những đứa trẻ khác dùng chung các vật dụng cá nhân với trẻ bị bệnh zona.
- Cho trẻ ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng sức đề kháng như cam, ngũ cốc, rau có màu xanh, đậu, cà chua, gà, sữa và trứng…
Cách chữa bệnh trẻ sơ sinh bị zona nói riêng và tất cả các bệnh lý liên quan đến em bé mới sinh đều nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị cho bé.