Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Sốt nhiễm trùng ở trẻ em nguy hiểm thế nào?

Sốt là một hiện tượng thường gặp ở trẻ em. Nhưng mẹ có biết sốt nhiễm trùng ở trẻ em do những tác nhân nào gây ra không?

sốt nhiễm trùng ở trẻ em
Sốt nhiễm trùng ở trẻ em là một tình trạng thường gặp.

Trẻ nhỏ thường hay bị sốt, ít nhất cũng vài lần trong năm. Đó là lúc mẹ rất lo lắng. Vì sốt cao có thể làm con co giật hoặc sốt kéo dài có thể báo hiệu một căn bệnh nguy hiểm nào đó trẻ đang gặp phải.

Khi nhắc đến sốt, mẹ thường nghe nói sốt nhiễm trùng ở trẻ em. Vậy sốt nhiễm trùng ở trẻ em là do đâu?

Sốt nhiễm trùng ở trẻ em là gì?

Sốt nhiễm trùng ở trẻ em để chỉ tình trạng sốt do nhiễm trùng khu trú tại một hay một vài vị trí trên cơ thể hoặc cũng có khi do nhiễm trùng toàn thân. Nguyên nhân thường do vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra.

Hệ miễn dịch chính là bức tường thành bảo vệ cơ thể. Khi có các tác nhân gây hại thâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt, nhiệt độ cơ thể được giải phóng, gây ra hiện tượng sốt.

Vì vậy, phần lớn sốt nhiễm trùng ở trẻ em chính là đáp ứng của cơ thể với một bệnh nhiễm trùng (song ở một số trường hợp sốt có thể không do nhiễm trùng mà do trẻ mọc răng, tiêm ngừa, thay đổi thời tiết đột ngột…).

Nguyên nhân trẻ bị sốt nhiễm trùng

Một số nguyên nhân chính gây sốt nhiễm trùng ở trẻ em gồm:

– Lây qua giọt bắn ho và hắt hơi.

– Tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc máu, dịch tiết từ cơ thể của họ.

– Tiếp xúc với bề mặt bị nhiễm khuẩn hay vật trung gian bị nhiễm bệnh, bao gồm thú nuôi, gia súc và côn trùng (bọ chét, ve, muỗi…).

– Tiêu thụ thực phẩm và sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

– Sống ở môi trường ẩm thấp, kém vệ sinh.

[inline_article id= 241941]

Phân loại sốt nhiễm trùng ở trẻ em

1. Sốt virus

Sốt virus là một trong các loại sốt nhiễm trùng ở trẻ em.

Sốt do virus gây ra gọi là sốt virus. Một số loại virus có thể làm nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ, trong khi số khác làm thân nhiệt tăng cao và cần được chăm sóc y tế.

Bệnh thường xuất hiện theo mùa hoặc do thay đổi thời tiết.

Virus cần một vật chủ như con người hay động vật để nhân lên và gây nhiễm trùng bằng cách xâm nhập, nhân lên bên trong tế bào vật chủ. Phản ứng của tế bào vật chủ với các loại virus trong cơ thể dẫn đến nhiễm virus.

Nhiễm virus có thể gây tổn thương tế bào hoặc thay đổi các chức năng của tế bào. Một số virus có thể cản trở sự phân chia tế bào và dẫn đến ung thư. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dễ bị nhiễm virus, vì chúng có khả năng miễn dịch kém hơn.

Virus thường không gây ra các ổ viêm có mủ như vi khuẩn và các thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với virus.

♥ Triệu chứng sốt virus

triệu chứng trẻ bị sốt virus

Trẻ cũng như người lớn nhiễm virus thường có các triệu chứng: đau nhức cơ thể, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, chảy nước mắt, ngạt mũi, ho hoặc hắt hơi, đau họng, viêm amidan, tiêu chảy, nôn mửa, phát ban trên da

♥ Các bệnh do virus gây ra ở trẻ em

Sởi, quai bị, rubella

Thủy đậu

Bệnh tay chân miệng

– Bệnh bại liệt

Sốt xuất huyết

Bệnh do virus Zika

– Bệnh viêm gan do virus (viêm gan B, A, C…)

Bệnh viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm (do nhiều chủng virus gây ra)

Bệnh viêm não Nhật Bản, viêm màng não (do virus Herpes simplex gây ra)

Bệnh dại

Sốt virus ở trẻ em thường không nguy hiểm, khi được điều trị tích cực, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện rầm rộ trong 3-5 ngày, sau đó sẽ giảm dần. Bệnh có thể khỏi hẳn sau 7-10.

Trái lại, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, trẻ có thể gặp những biến chứng nguy hiểm.

♥ Biến chứng

Biến chứng thường gặp ở trẻ nhiễm virus là: nhiễm trùng máu ở trẻ em, viêm phổi, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, tổn thương tế bào miễn dịch…

Đáng nói, một số loại virus có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các cơ quan, hệ thống cơ quan, nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.

Cách tốt nhất để phòng ngừa lây nhiễm virus hay sốt nhiễm trùng ở trẻ em chính là tiêm vắc-xin phòng bệnh.

Sốt nhiễm trùng ở trẻ em là gì?

Để biết nhiễm trùng huyết ở trẻ em có nguy hiểm không, bệnh nhiễm trùng máu có chữa được không, mẹ có thể xem thêm ở đây.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc trẻ bị sốt virus

2. Sốt nhiễm khuẩn

Sốt nhiễm trùng ở trẻ em bao gồm cả sốt nhiễm khuẩn.

Sốt nhiễm khuẩn là hiện tượng sốt do các tác nhân gây ra như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Bệnh có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong năm.

♥ Nhiễm trùng do vi khuẩn

Vi khuẩn có thể tồn tại trong các cơ thể sống hoặc bên ngoài môi trường.

Ở người, các vi khuẩn thường khu trú trên da, trong cơ thể, đặc biệt là trong ruột.

Hầu hết các vi khuẩn không có hại, thậm chí có lợi đối với con người. Chẳng hạn hàng trăm lợi khuẩn sống trong đường ruột giúp tiêu hóa thức ăn, ngăn ngừa các bệnh về đường ruột và đóng vai trò miễn dịch. Các vi khuẩn ở đại tràng giúp tổng hợp vitamin K.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bổ sung thực phẩm lợi khuẩn cho trẻ bao nhiêu là đủ?

Tuy nhiên, một số ít vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm cho con người, gây sốt nhiễm trùng ở trẻ em.

Một số bệnh do vi khuẩn gây ra ở trẻ em gồm:

Viêm họng liên cầu khuẩn.

– Trẻ sơ sinh mắc viêm kết mạc, viêm phổi (do nhiễm Chlamydia).

– Bệnh bạch hầu.

– Uốn ván.

Lao.

Ho gà.

Viêm phổi do phế cầu khuẩn.

Viêm màng não do vi khuẩn Hib.

Viêm đường tiết niệu do vi khuẩn.

Ngộ độc thực phẩm (thường do E. coli, Salmonella hoặc Shigella gây ra).

– Viêm mô tế bào, chẳng hạn như do Staphylococcus aureus (MRSA).

Nhiễm trùng ruột do Clostridium difficile (C. diff).

Bệnh Lyme.

Dịch tả.

– Bệnh than.

Viêm âm đạo.

– Bệnh da liễu.

Các bệnh do vi khuẩn phần lớn có thể điều trị được bằng kháng sinh. Một số bệnh do vi khuẩn gây ra có thể ngăn ngừa bằng vắc xin, theo đó có thể hạn chế tình trạng sốt nhiễm trùng ở trẻ em.

Nhiễm trùng do vi khuẩn

♥ Nhiễm trùng do nấm 

Nhiễm nấm có thể gây sốt nhiễm trùng ở trẻ em.

Nhiễm nấm ở trẻ em thường xảy ra ở trẻ sinh non, trẻ có hệ miễn dịch yếu do mắc một số bệnh như ung thư, sử dụng corticosteroid

Do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên trẻ sinh non có nhiều nguy cơ mắc nhiễm trùng bệnh viện do nấm. Đây là một bệnh lý nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Bệnh thường được điều trị bằng kháng sinh phổ rộng kéo dài kết hợp nhiều biện pháp hỗ trợ y tế khác.

Trẻ nhiễm nấm không chỉ bị tổn thương ngoài da mà còn có thể gặp biến chứng như: nhiễm trùng đường hô hấp, viêm xoang, viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết hay viêm màng não…

Một số bệnh do nấm ở trẻ em gồm:

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh (do nhiễm nấm candida).

Nấm ngoài da.

– Bệnh nấm Hyalohyphomycosis (Fusarium, Malassezia).

– Bệnh nấm Penicillium.

– Bệnh nấm Trichosporonosis.

– Bệnh nấm Zygomycosis.

– Bệnh nấm Phaeohyphomycosis.

Phần lớn các bệnh nhiễm trùng do nấm thường được điều trị bằng thuốc kháng nấm.

♥ Nhiễm ký sinh trùng

Trẻ thường bị nhiễm ký sinh trùng theo đường tiêu hóa hoặc đôi khi là qua da. Đặc biệt, những trẻ có hệ miễn dịch yếu, trẻ sống trong khu vực ô nhiễm, ẩm mốc, ăn uống các thực phẩm không đảm bảo an toàn rất dễ nhiễm ký sinh trùng.

Nhiễm ký sinh trùng thường gây sốt nhiễm trùng ở trẻ em.

Ba loại ký sinh trùng thường gây bệnh ở người gồm giun sán, ngoại ký sinh trùng (chấy, bọ chét, ve, rận…), động vật nguyên sinh. Khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng mà không kịp thời phát hiện và điều trị sẽ rất nguy hiểm.

Dưới đây là những dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng:

– Trẻ thường mắc các bệnh về da như chàm, dị ứng da, phát ban đỏ, loét, sưng tấy, tổn thương ở da.

– Ngứa hậu môn do giun kim đẻ trứng ở xung quanh hậu môn.

– Thiếu máu xanh xao.

– Cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải ngay cả khi ăn uống đủ chất và ngủ đủ giấc.

– Luôn thèm ăn, ăn nhiều nhưng sút cân, suy dinh dưỡng.

Trẻ thường nghiến răng khi ngủ.

– Tâm tính thất thường, không ổn định.

Một số bệnh do ký sinh trùng gây ra gồm:

Sốt rét

Bệnh do amip

Bệnh toxoplasmosis

Nhiễm trichomonas

– Chấy

– Nhiễm giun đũa, sán dây, giun móc…

– Bệnh mù do giun chỉ Onchocerca

– Bệnh leishmania

Bệnh lây nhiễm Giardia

Bệnh thường được điều trị bằng thuốc đặc hiệu.

Biện pháp phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng ở trẻ

phòng ngừa bệnh nhiễm trùng ở trẻ

Bên cạnh việc cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng quốc gia lẫn tự nguyện, để tránh sốt nhiễm trùng ở trẻ em, mẹ cần giúp trẻ thực hiện theo hướng dẫn sau:

– Thường xuyên cho trẻ rửa tay bằng xà phòng hoặc nước diệt khuẩn

– Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, nhất là ở chỗ đông người

– Tránh để trẻ tiếp xúc hay dùng chung đồ dùng với người bị bệnh

– Ăn chín uống sôi

– Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đảm bảo đủ chất, tăng cường rau xanh, trái cây giúp hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh

– Sử dụng lưới chống côn trùng hoặc muỗi cũng như áp dụng các biện pháp ngăn chặn sự sinh sôi của muỗi

– Không cho trẻ tiếp xúc với thú cưng

– Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng

– Tập thể dục mỗi ngày.

Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện?

Khi nào đưa trẻ đến cơ sở y tế? Trẻ quấy khóc

Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu nghiêm trọng liên quan đến sốt nhiễm trùng ở trẻ em hoặc những bất thường về sức khỏe, hãy cho con đến bệnh viện để được khám và theo dõi.

– Sốt cao liên tục trên 39 độ hoặc không đáp ứng với thuốc hạ sốt, sốt kéo dài trên 3 ngày.

– Quấy khóc, bứt rứt.

– Liên tục nôn mửa hoặc tiêu chảy.

– Ngủ li bì, lơ mơ.

– Xuất hiện co giật.

– Khó thở, tim tái.

– Trẻ xanh xao, mệt mỏi.

– Trẻ ăn nhiều mà vẫn sụt cân.

– Da bị chàm, lở loét…

Nhiễm trùng do virus và vi khuẩn thường có một số triệu chứng tương tự. Do đó, rất khó để biết nguyên nhân nếu chỉ thông qua các triệu chứng. Tốt nhất mẹ nên cho trẻ đi gặp bác sĩ nếu trẻ có các dấu hiệu bất ổn.

Sốt nhiễm trùng ở trẻ em tuy phổ biến nhưng nếu không chăm sóc trẻ đúng cách hoặc không nhận thấy các dấu hiệu nguy hiểm của trẻ để can thiệp kịp thời, bệnh sẽ diễn tiến rất nhanh, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Hương Lê

Nguồn

1. Bacterial vs. viral infections: How do they differ?
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infectious-diseases/expert-answers/infectious-disease/faq-20058098
Truy cập ngày 05/06/2021.

2. Viruses or Bacteria – What’s got you sick?
https://www.cdc.gov/antibiotic-use/community/pdfs/aaw/AU_viruses-or-bacteria-chart_508.pdf
Truy cập ngày 05/06/2021.

3. Viral Infections In Children: Symptoms, Treatment, And Remedies https://www.momjunction.com/articles/viral-infection-in-children_00394656/
Truy cập ngày 05/06/2021.

4. Bacterial Infectio ns In Babies: Symptoms, Causes, Treatment And Prevention https://www.momjunction.com/articles/bacterial-infections-in-babies-or-infants_00332320/
Truy cập ngày 05/06/2021.

5. What Are Germs?
https://kidshealth.org/en/kids/germs.html
Truy cập ngày 05/06/2021.

By Hương Lê

Hương Lê - trước khi là thành viên của gia đình MarryBaby, cô từng làm biên tập viên tại Sunflower Media, Phương Nam Book, Web Trẻ Thơ. Phụ trách viết bài cho hai chuyên mục Sau khi sinh và Sự phát triển của trẻ, cô mong muốn mang đến cho các mẹ những thông tin giá trị, chuẩn xác từ nhiều nguồn đáng tin cậy, được kiểm chứng bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y khoa. Cùng với ban biên tập MarryBaby, cô luôn nỗ lực nhằm góp phần xây dựng một cộng đồng Mẹ và Bé uy tín nhất Việt Nam, vì sức khỏe toàn diện của mẹ và sự phát triển lành mạnh, tối ưu của bé.

Cô chia sẻ: “Với tôi, làm mẹ là một hành trình đáng tự hào nhưng cũng đầy thử thách. Và tôi tự hào lây với những người mẹ khi đồng hành cùng họ trên hành trình sinh nở lẫn nuôi dạy con”.