Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề về thần kinh

Cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà hiệu quả tức thì, an toàn cho bé

Bác sĩ có thể hỗ trợ cha mẹ trong việc chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến đau đầu; và đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả phù hợp. Song song đó, cha mẹ cũng cần biết cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà để giúp con vượt qua nhanh hơn cơn nhức đầu.

Trong bài viết, cha mẹ sẽ biết dấu hiệu nhận biết đau đầu ở trẻ em; đồng thời những phương pháp tự nhiên, tại gia mang lại hiệu quả tức thì!

Dấu hiệu đau đầu ở trẻ em

Cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà thường phụ thuộc vào kiểu đau đầu khác nhau. Trẻ em cũng mắc các loại đau đầu giống như người lớn; nhưng triệu chứng có phần khác biệt.

Ví dụ, cơn đau nửa đầu ở người lớn thường kéo dài ít nhất bốn giờ; nhưng ở trẻ em, cơn đau có thể không kéo dài.

Sự khác biệt này có thể gây khó khăn cho việc xác định loại đau đầu ở trẻ; đặc biệt là ở trẻ nhỏ không thể mô tả các triệu chứng một cách cụ thể. Sau đây, cha mẹ sẽ biết 4 loại đau đầu phổ biến; và cách nhận biết các loại đau đầu đó ở trẻ.

cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà
Để biết cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà, cần hiểu loại đau đầu trẻ đang mắc là gì

1. Đau nửa đầu ở trẻ em (Migraine)

Chứng đau nửa đầu có thể khiến cho trẻ:

  • Đầu co giật hoặc có cảm giác đập mạnh.
  • Đau nặng hơn khi hoạt động thể chất.
  • Buồn nôn.
  • Nôn mửa.
  • Đau bụng.
  • Cực nhạy với ánh sáng và âm thanh.

Trẻ sơ sinh cũng có thể bị đau nửa đầu. Thường trẻ quá nhỏ để nói cho cha mẹ biết điều gì không ổn. Do đó, cha mẹ cần chú ý đến tiếng khóc, hành vi đá tới đá lui của con; đó có thể là dấu hiệu cho thấy con đang đau dữ dội.

2. Đau căng đầu ở trẻ em (Tension-type headache)

Đau căng đầu có thể khiến cho trẻ:

  • Cảm giác căng tức ở các cơ ở đầu hoặc cổ.
  • Đau nhẹ đến trung bình, không co giật ở cả hai bên đầu.
  • Đau không trở nên nghiêm trọng hơn khi hoạt động thể chất.
  • Nhức đầu không kèm theo buồn nôn hoặc nôn; như thường xảy ra với cơn đau nửa đầu.

Đau căng đầu có thể khiến trẻ không muốn hoạt động, vui chơi và muốn ngủ nhiều hơn. Cơn đau này kéo dài từ 30 phút đến vài ngày.

3. Đau đầu từng cơn, dữ dội hoặc đau đầu chuỗi/cụm (Cluster headache)

Đau đầu từng cụm không phổ biến ở trẻ em dưới 10 tuổi. Chúng thường có những biểu hiện như:

  • Xảy ra theo nhóm từ năm cơn trở lên, từ một cơn đau đầu cách ngày đến 8 cơn/ngày.
  • Gây đau buốt, nhói ở một bên đầu kéo dài dưới ba giờ.
  • Đi kèm với nước trà, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hoặc bồn chồn hoặc kích động.

4. Đau đầu mãn tính ở trẻ em

Các bác sĩ sử dụng cụm từ “đau đầu mãn tính mỗi ngày” (CDH) cho chứng đau nửa đầu và đau căng đầu khi chúng xảy ra hơn 15 ngày/tháng. CDH có thể do nhiễm trùng; chấn thương nhẹ ở đầu; hoặc dùng thuốc giảm đau; thậm chí là thuốc giảm đau không kê đơn quá thường xuyên.

Tiếp theo đây là cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà sau khi biết các dấu hiệu nhận diện và kiểu đau đầu của trẻ.

>> Cha mẹ có thể xem thêm 12 loại vắc xin cho trẻ

Cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà đơn giản, hiệu quả

Nhìn chung, cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà bao gồm: nghỉ ngơi, giảm tiếng ồn, uống nhiều nước, ăn uống lành mạnh và sử dụng thuốc giảm đau không cần kê đơn từ bác sĩ.

Đối với những trẻ lớn hơn và thường xuyên đau đầu; học cách thư giãn, quản lý căng thẳng bằng trị liệu cũng rất hữu ích.

Sau đây là chi tiết từng cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà.

1. Sử dụng thuốc giảm đau là cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà thông dụng

chăm sóc trẻ em bị đau đầu

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho trẻ. Vậy trẻ em đau đầu uống thuốc gì là được?

– Một số thuốc không kê đơn: Như paracetamol (acetaminophen) hay ibuprofen có thể giảm nhanh triệu chứng này. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, cũng như giám sát việc dùng thuốc của con mình.

Trẻ em và thanh thiếu niên đang hồi phục sau bệnh thủy đậu hoặc các triệu chứng giống như cúm không bao giờ được dùng aspirin. Aspirin có liên quan đến hội chứng Reye; một tình trạng hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa tính mạng ở những đứa trẻ. Nói chuyện với bác sĩ nếu cha mẹ cảm thấy lo lắng.

– Thuốc kê đơn: Triptans, thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu, có hiệu quả và có thể được sử dụng an toàn ở trẻ em trên 6 tuổi. Nếu trẻ buồn nôn và nôn kèm theo chứng đau nửa đầu; bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống buồn nôn. Tuy nhiên, cha mẹ luôn cần hỏi bác về việc giảm buồn nôn cho con.

Lưu ý: Việc lạm dụng thuốc góp phần gây ra đau đầu. Theo thời gian, thuốc giảm đau và các loại thuốc khác có thể mất tác dụng; và bất kỳ loại thuốc nào cũng đều có tác dụng phụ. Nếu cho trẻ dùng thuốc thường xuyên; hãy thảo luận về những rủi ro và lợi ích với bác sĩ.

>> Cha mẹ có thể xem thêm Cách bắt giun kim cho trẻ em không cần dùng thuốc mẹ biết chưa?

2. Nghỉ ngơi & thư giãn

Một trong những điều đầu tiên mà các bác sĩ khuyên làm là để trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ. Phương án này được khuyến nghị nếu như trẻ rơi vào trường hợp đau đầu căng thẳng hoặc đau đầu cụm.

3. Liệu pháp thư giãn là một trong cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà hữu hiệu

Nếu con đang bị lo âu hoặc trầm cảm do những căng thẳng trong cảm xúc và tâm lý; bác sĩ sẽ đề xuất cách điều trị đau đầu bằng liệu pháp thư giãn để giảm bớt căng thẳng cho trẻ.

Những kỹ thuật này bao gồm ngồi thiền, yoga và các bài tập thở. Tốt nhất là cha mẹ nên tìm kiếm một nhà trị liệu cho con để có một kế hoạch phục hồi triệt để giúp giải quyết vấn đề này.

>> Cha mẹ có thể xem thêm Những hiểu lầm phổ biến về vùng kín bé gái hầu như mẹ nào cũng mắc

Liệu pháp thư giãn
Liệu pháp thư giãn như yoga, thiền,… là một trong cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà hữu hiệu

4. Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)

Các nhà trị liệu tâm lý trẻ em có thể sử dụng liệu pháp CBT nhằm cung cấp cho con các phương án để đối phó với những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.

CBT phải được thực hiện bởi một chuyên gia có kinh nghiệm; và bản thân cha mẹ cũng phải hỗ trợ con trong việc thực hành các phương pháp tại nhà.

5. Cách chữa đau đầu cho trẻ em tại nhà là dùng liệu pháp phản hồi sinh học (biofeedback)

Đây cũng là một trong những kỹ thuật được sử dụng để chống lại chứng căng thẳng, trầm cảm và lo lắng thông qua việc kiểm soát các chức năng nhất định của cơ thể.

Ở đây, liệu pháp này bao gồm kiểm soát nhịp thở, nhịp tim và huyết áp. Liệu pháp này đã được chứng minh có hiệu quả với một số vấn đề như đau mỏi cơ, đau đầu hay căng thẳng thần kinh…

6. Liệu pháp thay thế

Mặc dù chúng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng một số loại thực phẩm chức năng đã được gợi ý để giúp trẻ giảm đau đầu, bao gồm:

  • Riboflavin.
  • Magiê.
  • Coenzyme Q10.
  • Vitamin D.

Kiểm tra với bác sĩ của con trước khi thử bất kỳ sản phẩm thảo dược hoặc thực phẩm chức năng nào. Để đảm bảo rằng chúng sẽ không tương tác với thuốc của con hoặc có tác dụng phụ có hại.

7. Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh là cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà được ưa chuộng

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh một chế độ ăn uống có đầy đủ vitamin và những dưỡng chất thiết yếu; đặc biệt là magie có thể làm giảm cơn đau đầu ở trẻ em.

>> Cha mẹ có thể xem thêm Thực phẩm bổ phổi cho bé: Tiết lộ 16 loại mẹ cần biết 

8. Những cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà khác

những cách chữa đau đầu cho trẻ em tại nhà khác
Có nhiều cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà khác như liệu pháp mùi hương, uống thuốc bổ sung chất,…

Bên cạnh việc can thiệp về y tế cần thiết cho trẻ, có một số cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà hiệu quả khác vừa đơn giản; lại dễ thực hiện cha mẹ hoàn toàn có thể làm tại nhà:

  • Cho con uống bổ sung hoạt huyết dưỡng não. Điều này cũng được chứng minh là giảm 25% chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách dùng.
  • Dầu bạc hà cũng rất có ích trong tình huống này. Đây là một liệu pháp thiên nhiên để giảm chứng đau đầu do căng thẳng. Mẹo là cha mẹ có thể phối hợp với tinh dầu hạnh nhân rồi massage đầu cho trẻ.
  • Con cũng có thể thử liệu pháp mùi hương với máy xông tinh dầu. Trộn một vài giọt tinh dầu oải hương hoặc dầu khuynh diệp rồi cho vào máy xông để giảm đau đầu do xoang.
  • Quế cũng được biết đến với công dụng giảm đau đầu hiệu quả. Cha mẹ có thể trộn một nhúm quế mới xay vào trong sữa ấm rồi cho bé uống mỗi tối trước khi đi ngủ.
  • Cho trẻ nhai đinh hương để giảm đau vào bất kỳ thời gian nào trong ngày cũng là cách hay để trị đau đầu cho trẻ mà mẹ cần biết.

Dạy con cách ứng phó cơn đau đầu

Một trong những điều mà cha mẹ có thể giúp con đối phó với những cơn đau đầu là dạy cho chúng những phương pháp khác nhau để tự giúp bản thân khi có cơn đau đầu tìm đến:

  • Nằm nghỉ ngơi trong một căn phòng tối hoặc ánh sáng dịu nhẹ sẽ giúp giảm đau và giảm thời gian kéo dài cơn đau.
  • Đặt một miếng gạc lạnh hoặc thậm chí một miếng vải ẩm, mát lên trán. Điều này có thể giúp làm dịu cơn đau tức thì.
  • Dạy con các bài tập thở và nên thực hành thường xuyên trong ngày.
  • Ngủ để quên cơn đau có thể là giải pháp tốt nhất.
  • Tránh xa những tiếng ồn nếu con mắc chứng đau nửa đầu.

Ngoài ra mẹ nên tập cho con thói quen ngủ đúng giờ, cho trẻ uống đủ nước trong ngày, bổ sung thêm trái cây tươi vào thực đơn của con cũng là biện pháp để ngăn chứng đau đầu rất tốt.

Cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà không hiệu quả: Khi nào cần gọi bác sĩ?

Đau đầu ở trẻ em: Khi nào cần gọi bác sĩ?
Khi cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà không hiệu quả, cha mẹ cần báo ngay cho bác sĩ

Nếu cha mẹ đã cố gắng áp dụng những cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà nêu trên nhưng vẫn không thấy hiệu quả; thì có lẽ cơn đau đầu của trẻ báo hiệu một bệnh lý nghiêm trọng.

Cha mẹ gọi cho bác sĩ nếu cơn đau đầu của trẻ:

  • Xảy ra hàng ngày; cản trở việc học hoặc chơi.
  • Xuất hiện cùng với đau mắt hoặc tai, lú lẫn, buồn nôn hoặc nôn; nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh; hoặc tê.
  • Đỡ một thời gian nhưng sau đó tái phát; và nghiêm trọng hơn.
  • Đủ nghiêm trọng để đánh thức con dậy khi đnag ngủ.

Cách ngăn ngừa tình trạng đau đầu ở trẻ em

Ngoài cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà hiệu quả; cha mẹ cũn lưu ý một số phương pháp giúp ngăn ngừa tình trạng này ở con:

  • Đảm bảo con ngủ đủ giấc và theo một thói quen. Trẻ em nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
  • Phục vụ bữa ăn theo giờ bình thường. Không để trẻ bỏ bữa.
  • Con nên uống nhiều nước. Nước uống thể thao cũng có thể cho trẻ sử dụng.
  • Đảm bảo rằng con tập thể dục thường xuyên hoặc hoạt động thể chất tích cực.
  • Khuyến khích trẻ trò chuyện cởi mở với để cha mẹ nhận thức được điều gì đang làm con khó chịu.
  • Một số trẻ nhạy cảm với một số loại thực phẩm, chẳng hạn như sô cô la, thịt chế biến với nitrat (xúc xích, thịt ăn trưa, pepperoni và thịt xông khói); thực phẩm có bột ngọt (MSG); pho mát lâu năm; thực phẩm chiên; caffeine (cà phê, trà, mềm đồ uống có caffein và nước tăng lực). Cha mẹ có thể tránh những thực phẩm này một thời gian để xem cơn đau đầu có được xoa dịu hay không.

[inline_article id=278527]

Hiện nay, việc trẻ em bị những cơn đau đầu tấn công đã trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên nếu tần suất những cơn đau này xảy ra liên tục sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của con. Vì thế, cha mẹ nên bỏ túi những cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà nêu trên để giúp trẻ cảm thấy thư giãn và dễ chịu hơn nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề về thần kinh

6 điều mẹ nhất định phải biết về sốt động kinh ở trẻ

Nói đến sốt động kinh ở trẻ hay sốt co giật, có phải các mẹ sẽ nhớ đến những cảnh co giật đáng sợ từng thấy trên tivi hoặc đôi khi ở ngoài đời, bệnh nhân bỗng nhiên co giật dữ dội, nằm giãy ra đất. Thực tế, đó là giai đoạn cao trào của bệnh, lúc bắt đầu thường nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Triệu chứng rất nhỏ như cái chớp mắt mà mẹ thường không để ý

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sốt động kinh là những dấu hiệu rất nhỏ, do đó mẹ rất dễ không nhận. Thậm chí, có những dấu hiệu nhỏ đến cả bác sĩ cũng khó phân biệt được đâu là dấu hiệu sốt động kinh, đâu là những cử động bình thường ở trẻ nhỏ.

sốt động kinh ở trẻ
Có những triệu chứng sốt động kinh ở trẻ chỉ như cơn gió thoảng

Bộ não của một đứa bé vẫn còn non nớt và đang phát triển, không thể tạo ra phản ứng phối hợp: Co giật toàn thân – co cứng – co giật mà bạn hay nhìn thấy ở những sốt động kinh của người lớn.

Ngoài ra, cũng rất dễ để mẹ nhầm lẫn giữa dấu hiệu của sốt động kinh với phản ứng Moro (hay gọi là phản xạ sợ hãi) ở trẻ sơ sinh: Khi giật mình vì một âm thanh lớn, trẻ nhỏ hốt hoảng sẽ giơ hai tay lên trời với những ngón tay xoè ra. Đây là phản ứng giật mình bình thường đối với trẻ sau sinh.

Một trong những cách để phân biệt dấu hiệu của sốt động kinh và phản ứng Moro đó là: Khi mẹ thay đổi vị trí của trẻ hoặc giữ chân trẻ, trẻ vẫn co giật, đó là dấu hiệu của cơn sốt động kinh. Ngược lại, đó là trẻ đang sợ hãi.

Không phải tất cả cơn sốt động kinh đều giống nhau

Thông thường, khi bị sốt động kinh, cánh tay và chân của trẻ sẽ co giật mạnh, mắt trợn tròn lên hoặc nghiến chặt răng. Sau cơn co giật, trẻ có thể bị mất kiểm soát bàng quang, ruột và đặc biệt là cảm thấy buồn ngủ.

Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng trải qua các biểu hiện giống nhau. Các dấu hiệu khác nhau tuỳ vào vùng não xảy ra cơn co giật, ví dụ như nghiến răng, liếm môi hay tay chân co đạp. Một số dấu hiệu khác như môi tím xanh hay da tái nhợt, trẻ có thể ngưng thở trong thời gian ngắn.

Khi lên cơn sốt co giật, không phải lúc nào trẻ cũng bất tỉnh. Nếu sốt động kinh loại bán phần đơn giản, trẻ vẫn tỉnh táo và chỉ co giật một chân hoặc một cánh tay. Mẹ lưu ý là các dấu hiệu không phải lúc nào cũng rõ ràng, do vậy nếu nghi ngờ bất cứ điều gì đó không ổn, mẹ nên quay video lại các cử động của trẻ để bác sĩ theo dõi.

Theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ

Sốt cao, đặc biệt khi nhiệt độ hơn 38,5 độ C, có thể khiến trẻ trải qua cơn  sốt động kinh. Trẻ có thể trợn tròn mắt, chân tay tê cứng, co giật. Điều này phổ biến ở trẻ từ 6 tháng – 6 tuổi.

Những cơn sốt co giật đơn giản thường chỉ kéo dài vài phút. Khi nhìn thấy các biểu biện này, mẹ có thể vô cùng lo lắng, hoảng hốt, tuy nhiên mẹ cũng đừng quá sợ vì những cơn co giật này không gây tổn thương não hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

sốt động kinh ở trẻ 2
Khi trẻ bị sốt mẹ cần bình tĩnh hạ sốt cho bé sau đó đưa tới bệnh viện thăm khám

Lúc này, mẹ dùng các phương pháp hạ sốt cho trẻ như uống thuốc, lau khăn ấm, giữ nhiệt độ dưới 38,5 độ C và thường xuyên theo dõi. Mẹ lưu ý là đừng cho trẻ uống thuốc khi trẻ vẫn còn đang buồn ngủ.

Mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ ngay nếu có những dấu hiệu sau:

  • Sốt co giật lần đầu tiên
  • Sốt co giật kéo dài hơn 15 phút
  • Không thể di chuyển một bên cơ thể của trẻ, chẳng hạn như cánh tay hoặc chân, sau khi cơn sốt co giật vừa hết
  • Trẻ quấy khóc hoặc buồn ngủ bất thường khi co giật vừa hết
  • Bị thương trong cơn co giật, chẳng hạn như bị thương ở đầu khi ngã ra khỏi ghế.

Sốt động kinh có thể nặng hơn đối với một số trẻ

Ngoài sốt cao, có nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ co giật, bao gồm các bệnh nhiễm trùng như viêm màng não (nhiễm trùng não), chấn thương đầu, chấn thương sọ não, hoặc thiếu oxy. Ngoài ra, sự bất thường ở não, sự mất cân bằng lượng đường hay natri thấp cũng có thể gây ra cơn co giật.

Mẹ để ý là nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi bị sốt co giật thì đây là một trường hợp bất thường. Nếu cơn co giật tái phát và bị kích hoạt bởi những nguyên nhân không thể xác định được, trẻ có thể được chẩn đoán mắc bệnh động kinh.

[inline_article id=149135]

Giữ bình tĩnh và không chèn muỗng vào miệng khi trẻ đang co giật

Mẹ tuyệt đối không đưa muỗng, ngón tay hay bất cứ đồ vật nào khác vào miệng trẻ khi trẻ đang sốt co giật, vì điều này cực kỳ tai hại, có thể làm trẻ bị thương.

Trong thời gian co giật, mẹ cũng không nên cho trẻ uống thuốc. Thay vào đó, đặt trẻ nằm nghiêng trên một mặt phẳng để tránh tình trạng nghẹt thở do nước bọt. Để ý xung quanh xem có vật cứng hoặc sắc cạnh nào gần đó không để tránh làm trẻ bị thương.

Gọi cấp cứu ngay nếu cơn sốt động kinh kéo dài hơn năm phút

Thông thường cơn sốt động kinh chỉ kéo dài từ 1 đến 2 phút. Tình trạng sẽ trở nên nguy hiểm khẩn cấp nếu trẻ mất ý thức và dừng thở trong một khoảng thời gian kéo dài. Quá 5 phút, hãy gọi cấp cứu ngay. Cơn sốt động kinh kéo dài hơn 30 phút có thể dẫn đến tử vong.

Sốt động kinh ở trẻ sơ sinh là một dấu hiệu nguy hiểm có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu mẹ không sớm nhận biết. Đừng bỏ những biểu hiện dù là nhỏ rất nhỏ của trẻ mẹ nhé!

Theo youngparents

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề về thần kinh

Đi ngủ sớm, con lợi đủ đường

Đi ngủ sớm tập thành thói quen sinh hoạt hàng ngày rất tốt cho sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ, đặc biệt trẻ trong độ tuổi đi học. Không chỉ mang lại sự minh mẫn, ngủ sớm và đủ giấc giúp trẻ phát triển tối ưu, tránh nhiều bệnh lý khác. Cùng Marry Baby khám phá những lợi ích cho sức khỏe của các bé do việc ngủ sớm mang lại trong bài viết này nhé.Đi ngủ sớm

Tác dụng của đi ngủ sớm

1. Cơ thể phóng thích nhiều hormone tăng trưởng

Trẻ đi ngủ sớm, các cơ quan trong cơ thể chìm vào trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn. Trẻ thức dậy sẽ sảng khoái và tỉnh táo, tăng khả năng tập trung trong học tập.

Các nhà khoa học nghiên cứu và thấy rằng khi ngủ hormone tăng trưởng sản sinh nhiều hơn, đặc biệt khi trẻ ngủ say. Đi ngủ sớm giúp trẻ có giấc ngủ sâu hơn hormone tăng trưởng tiết ra nhiều hơn.

2. Phát triển trí não

Các nhà khoa học cho rằng “bộ não buổi sáng” rất quan trọng với trẻ. Đây là thuật ngữ cho việc trẻ dậy sớm, vận động vào buổi sáng. Não được kích thích và phát triển thông qua sự tiếp xúc của 5 giác quan như nghe, nhìn, ngửi, sờ, nếm. Tinh thần và cơ thể vì vậy khỏe mạnh hơn.

Chất dẫn truyền thần kinh Serotonin quan trọng của não bộ, có tác dụng giúp điều hòa nhiệt độ, điều khiển tình cảm, nuôi dưỡng cảm xúc. Khi được dậy sớm, đón ánh ban mai, hít thở không khí trong lành, serotonin nuôi dưỡng cảm xúc đẹp, mang lại cảm giác an toàn tươi trẻ cho con yêu.

Muốn có “bộ não buổi sáng”, trẻ phải ngủ sớm, ngủ đủ giấc. Nếu ngủ quá ít, cơ thể được nghỉ ngơi ít hơn dẫn tới mệt mỏi, ảnh hưởng tới trí nhớ của trẻ.Đi ngủ sớm

3. Tăng sức đề kháng

Chìm vào giấc ngủ sớm giúp cơ thể khỏe mạnh, các cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi đủ giấc sẽ khỏe mạnh hơn. Điều này giúp gia tăng sức đề kháng cho cơ thể, trẻ ít mệt mỏi và ít bệnh hơn.

Bên cạnh đó, vi khuẩn gây bệnh hoạt động mạnh nhất vào ban đêm. Ngủ sớm giúp cơ thể trẻ tăng cường hoạt tính kháng bệnh và tăng sức đề kháng.

4. Tránh trầm cảm

Khi ngủ sớm, cơ thể trẻ sản sinh serotonin, kiểm soát được cảm xúc, mang cho con trẻ cảm giác thoải mái, tích cực. Ngược lại, ngủ muộn quá làm cơ thể không nhận được serotonin dẫn tới tình trạng trầm cảm, bực dọc và khó kiểm soát cảm xúc cá nhân.

Theo các chuyên gia, giờ đi ngủ thực sự tạo ra sự khác biệt. Tất cả chúng ta đều có một đồng hồ sinh học và nhịp điệu sinh học riêng. Việc đi ngủ đúng giờ sẽ giúp đồng hồ đó làm việc chuẩn xác, tránh cho cơ thể trở nên quá mệt mỏi. Mặt khác, việc tạo dựng thói quen ngủ và dậy đúng giờ sẽ giúp chúng ta ngủ ngon hơn. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng vậy, đi ngủ sớm sẽ giúp bé duy trì nhịp sinh học của mình, từ đó phát triển khỏe mạnh.Đi ngủ sớm

5. Tránh béo phì

Tập cho con đi ngủ sớm, cha mẹ sẽ giúp con tránh được việc ăn thêm bữa khuya. Mỗi bữa ăn của trẻ cách nhau khoảng 4 tiếng đồng hồ. Nếu con ăn chiều vào 17h, thời gian cho con đi ngủ trễ nhất là 21h. Con sẽ ngủ ngon mà không có cảm giác đói, hoặc tức bụng vì đi ngủ với cái bụng no nê.

Việc tránh ăn đêm cũng giúp trẻ hạn chế lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể, tránh béo phì vì dư năng lượng.

6. Tránh được các vấn đề khác

♦ Thức giấc ban đêm: Nếu con đi ngủ sớm, bé sẽ ngủ giấc sâu và dài hơn. Ngược lại, bé thường ngủ chập chờn và dễ thức giấc ban đêm hơn. Nồng độ cortisol cao thường gây giảm chất lượng giấc ngủ.

♦ Dậy quá sớm vào buổi sáng: Bạn nghĩ rằng con mình sẽ dậy trễ hơn khi ngủ trễ ư? Sự thật là, khi ngủ không sâu, bé dễ bị thức giấc hơn và kết quả là tỉnh dậy sớm hơn vào buổi sáng hôm sau.

♦ Ngủ ít: So với những trẻ đi ngủ sớm, các bé ngủ trễ thường ngủ ít hơn. Điều này sẽ có tác động nhất định đến sự phát triển của bé.

♦ Khó ngủ: Một khi con đã quá giấc, cơ thể sẽ sản sinh ra cortisol và cả adrenaline, hai loại hormone kích thích cơ thể tạo nhiều năng lượng, khiến bé yêu trở nên tỉnh táo và quậy tưng khi cả nhà ai ai cũng muốn đi ngủ.

Đi ngủ sớm

Tại sao nên cho trẻ đi ngủ sớm?

Buổi tối là khoảng thời gian hệ thống miễn dịch bài tiết các chất độc hại. Đây cũng là khoảng thời gian hồi phục của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Thời gian từ 1-3 giờ sáng là lúc gan hoạt động mạnh nhất để bài tiết các chất độc hại. Càng ngủ sâu trong thời gian này càng hỗ trợ gan loại trừ các độc tố trong cơ thể.

Các nhà khoa học nhận thấy rằng: Vào buổi tối, cơ thể cần thư giãn và nghỉ ngơi từ 21h. Sau khi ngủ 1-2 tiếng đồng hồ, trẻ sẽ chìm vào giấc ngủ sâu. Cơ chế đồng hồ sinh học thải độc diễn ra như sau:

  • Từ 21-23h: Hệ miễn dịch (bạch cầu lympho) bài độc (đào thải chất độc)
  • Từ 23h-1h: Gan bắt đầu bài độc, cần tiến hành trong khi ngủ say.
  • Từ 1-3h: Mật tiến hành bài độc, tiến hành trong giấc ngủ say.
  • Từ 3-5h: Thời gian bài độc của phổi. Đây là lý do người đang mắc bệnh ho dữ dội vào lúc này.
  • Từ 5-7h: Thời gian ruột già bài độc. Chúng ta hay đi toilet vào khoảng thời gian này.
  • Từ 7-9h: Ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, cho nên cần phải ăn sáng trong thời gian này.
Đi ngủ sớm
Đi ngủ sớm giúp bé tăng cường hệ miễn dịch

Cách đi ngủ sớm

Giấc ngủ của con thay đổi theo độ tuổi, và bạn cần căn cứ vào đó để giúp con ngủ đúng giờ.

♦ Sơ sinh-1 tháng: Bé cần ngủ 15-18 giờ mỗi ngày. Thời điểm này, bạn chưa thể cho bé đi ngủ đúng giờ được.

♦ 1-4 tháng tuổi: Bé ngủ khoảng 14-15 giờ mỗi ngày. Bạn có thể cho con ngủ trong khoảng từ 20-23 giờ. Ban đêm, bé vẫn cần bú 1-2 lần nên việc thức dậy cũng không gây ảnh hưởng lớn.

♦ 4-8 tháng: Bé ngủ từ 14-15 giờ mỗi ngày và đi ngủ sớm hơn. Nếu ban ngày con ít ngủ, bạn nên cho bé vào giường sớm hơn.

♦ 8-10 tháng: Bé ngủ 12-15 giờ mỗi ngày và giờ đi ngủ dao động từ 17h30-19h.

♦ 10-15 tháng: Bé ngủ 12-14 giờ mỗi ngày và giờ đi ngủ nằm trong khoảng từ 18h-19h30.

♦ 15 tháng-3 tuổi: Bé ngủ 12-14 giờ mỗi ngày và nên vào giường từ khoảng 18h-19h30.

[inline_article id=1157]

Rõ ràng, đi ngủ sớm mang lại lợi ích toàn diện cho sự phát triển cơ thể và trí não của trẻ. Trong giai đoạn Tiểu học, dù bài vở có nhiều, cha mẹ cũng nên chú ý và buộc con đi ngủ sớm. Điều này có lợi cho con nhiều hơn điểm số và thành tích.

Marry Baby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề về thần kinh

Phương pháp riêng dành cho trẻ chậm phát triển

chơi với con
Với tình yêu và sự kiên nhẫn, bố mẹ có thể giúp con tăng cường sự phát triển toàn diện

1/ Giao tiếp sớm với trẻ (Trẻ từ 0 đến 2 tuổi)

– Nghe mẹ nói nè: nhằm dạy cho trẻ biết phân biệt âm thanh từ sớm bằng cách nói chuyện với bé. Bạn cho bé nằm/ngồi/… đối diện bạn rồi từ từ tạo ra những âm thanh đơn giản khác nhau như A, O… trước khi chuyển sang các phụ âm như D,M và đừng quên nâng đỡ phần đầu bé cẩn thận. Lúc này, khi phát âm, môi của bạn tạo hình và di chuyển hơi “quá” một chút để bé dễ nhận diện và bắt chước theo. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thiết bị hỗ trợ phát âm kèm hình ảnh minh họa cho bé xem cũng tốt. Bắt đầu từ tháng thứ 9, bạn có thể áp dụng phương pháp này cho bé.

Thấy gì nói nấy: Việc học qua hình ảnh sẽ có hiệu quả tích cực đối với bé bị Down nhưng việc ghi nhớ được những thông tin được truyền tải lại là thách thức lớn cho bé. Đầu tiên, bạn nên giúp trẻ học tên của các vật dụng quen thuộc bằng cách nói kết hợp với cử chỉ đơn giản. Ví dụ: khi bạn nói “điện thoại” thì bạn có thể làm hành động đặt tay vào tai mình hay “uống” rồi bạn giả vờ đưa bình hay ly nước lên miệng.

Tập trung cao độ: Hướng sự chú ý của bé vào một đồ vật nào đó như đồ chơi hay bức tranh bé thích rồi khuyến khích bé nhìn vào đồ vật mà bạn đang đề cập đến. Dần dần, bạn kéo dài thời gian tập luyện để cải thiện khả năng tập trung, phối hợp cũng như giúp bé học ngôn ngữ nhanh hơn.

[inline_article id=9522]

– Phối hợp nhịp nhàng: Việc phát triển kỹ năng giao tiếp phụ thuộc nhiều vào khả năng phối hợp giữa người nghe và người nói. Lăn một trái banh tới lui là một bài tập đơn giản và phù hợp để thực hiện kỹ năng này. Khi lăn trái banh, bạn nên hô to “đến lượt của mẹ” và khi bé đẩy trái banh ngược lại bạn, bạn hô to tên của bé “đến lược của con”. Khi bé có thể chỉ và nói được tên của mỗi lượt lăn banh, hãy giúp bé chỉ vào bé và nói tên của bé hay “con”.

2/ Phát triển từ vựng cho trẻ (Trẻ từ 2 đến 3 tuổi)

– Con muốn…: Dạy bé hiểu được ý nghĩa của biểu tượng hay dấu hiệu. Điều này sẽ giúp bé phát triển vốn từ để giao tiếp khi bé đang trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ. Các chuyên gia khuyến khích cho trẻ ở độ tuổi này nhìn thấy đồ vật thật hay hình ảnh minh họa phù hợp với hành động. Chụp hình lại đồ vật hay hành động bé thích. Khi bé muốn hỏi/ xin bạn thứ gì, bé có thể chỉ hay đưa cho bạn tấm hình thể hiện mong muốn của bé và luôn luôn động viên bé nói ra từ mà bé muốn nói.

– Cầu Vồng sắc màu: Đây là phương pháp giúp bé nhận biết về màu sắc. Nhóm những đồ vật có cùng màu sắc vào một chỗ, ví dụ như con gấu bông màu đỏ, cái áo màu đỏ, cái ly mà đỏ… rồi cho vào 1 cái túi màu đỏ. Với những hành động trực quan sinh động như vậy sẽ giúp bé dễ dàng nhận ra được “luật chơi”. Nếu bé đang ở giai đoạn nói được 1 từ, khi bạn lấy đồ vật ra, hãy nói to màu của đồ vật đó như “xanh”, “ đỏ”… Nếu bé nói được 2 từ, bạn sẽ kết hợp màu và tên đồ vật như “ly đỏ”, “ banh vàng”…

[inline_article id=4788]

– Nói, Lặp lại và Thêm từ: Với những bé mắc hội chứng Down, bé thường cần nhiều thời gian “chuẩn bị” hơn để có thể nói thành cụm nhiều từ. Nghiên cứu cho thấy các bé sẽ có vốn từ vựng khoảng 100 từ (bao gồm từ và dấu hiệu) trước khi bé kết hợp các từ với nhau. Để chuyển từ giai đoạn nói 1 từ sang giai đoạn 2 từ, bạn có thể áp dụng kỹ thuật lặp lại rồi thêm từ. Đầu tiên, lặp lại từ bé vừa nói rồi bạn thêm 1 từ khác đi cùng với từ đó.

Ví dụ: khi bé nói “ăn”, bạn lặp lại “ăn” rồi nói thêm “ăn, ăn kem”. Việc lặp đi lặp lại là rất quan trọng trong việc dạy bé tập nói. Không nên thất vọng hay cảm thấy mệt mỏi khi phải làm điều này nhiều lần.

Nhớ và Điền vào chỗ trống: Sử dụng các miếng card hình chữ nhật có màu sắc khác nhau. Khi nói 2 từ “ăn kem”, mẹ giơ 2 miếng màu card màu hồng và màu xanh lên. Sau đó, bạn chỉ vào miếng màu hồng rồi nói “ăn” và miếng màu xanh nói “kem”. Tiếp theo bạn di chuyển 2 miếng card qua lại rồi cho bé thay đổi trật tự từ theo màu sắc. Khi thấy bé khá hơn, bạn sẽ tăng lượng từ cũng như tấm card lên. Đây là phương pháp giúp bé phát triển khả năng ghi nhớ và xúc giác của bé.

3/ Mở rộng từ vựng, chữ cái và âm thanh (Trẻ từ 3 đến 5 tuổi)

– Mẹ con cùng kể chuyện: Ở lứa tuổi này, ngôn ngữ bé sử dụng sẽ liên quan nhiều đến hoạt động hàng ngày. Vì vậy ngôn ngữ được học sẽ mang tính chức năng nhiều hơn, thực tiễn và thú vị hơn. Vốn từ vựng của bé sẽ được mở rộng thêm với những từ chỉ hành động như ngồi, uống, rửa tay, đánh răng… Bạn có thể tổ chức một buổi tiệc nhỏ hay hoạt động tắm cho búp bê, các con thú cưng đồ chơi bé thích (bạn một con và bé một con) và miêu tả những gì diễn ra trong bữa tiệc hay hoạt động đó. Khuyến khích bé là người dẫn chuyện để bé có cơ hội nhớ lại, tưởng tượng ra các hoạt động. Thỉnh thoảng bạn nên hỏi xem bé đang làm gì và tập cho bé dùng cụm 2 đến 3 từ như búp bê uống, mẹ tắm Teddy…

phân biệt màu sắc
Với một chút kiên nhẫn, bạn có thể giúp con phân biệt màu sắc và làm quen vói thế giới

Giỏi lắm! Con nói được (từ mới) rồi: Nhằm khai thác khả năng ghi nhớ thông qua hình ảnh trực quan của bé, bạn nên khen ngợi để nâng cao tinh thần tự tôn cho bé và sử dụng ngôn ngữ biểu cảm. Bạn có thể dán một tờ giấy A4 dán ở một vị trí nổi bật trong nhà để mỗi lần bé nói được một từ mới hay một từ lâu rồi bạn mới được nghe lại, bạn ngừng ngay những việc đang làm và nói với bé rằng “Giỏi lắm! Con nói được (từ mới) rồi!” rồi viết từ đó lên tờ giấy “yêu thương” đã được chuẩn bị sẵn. Sau đó bạn in từ đó được viết bằng chữ viết thường trên một tấm card kích thước 12*15 cm. Tiếp theo, bạn đưa tấm card cho bé thấy và đồng thời đọc to từ đó lên. Cứ thế, lần lượt bạn đọc từ đó và cho bé xem tấm card. Hoạt động này sẽ khuyến khích bé nói được từ mới và bổ sung thêm vốn từ vựng của mình.

– Vòng tròn biết nói: Phát cho bé những card hình tròn nhiều màu sắc và phía sau mỗi tấm card, bạn viết một chữ cái rồi đặt vòng tròn xuống, mặt có chữ ở dưới. Sau đó bạn hỗ trợ bé lật từng hình tròn và đọc to chữ cái đó lên. Nếu bé phát âm chưa đúng, bạn cần chỉnh sửa ngay lúc đó và giảm dần việc chỉnh sửa này. Bắt đầu với một vài hình tròn với những chữ cái bé đã ít nhiều biết trước đó rồi từ từ bổ sung thêm chữ cái mới. Hầu hết các bé chậm phát triển sẽ bắt đầu học chữ cái từ 3 tuổi rưỡi đến 5 tuổi.

– Cùng đọc nào: Trẻ em có thế mạnh ghi nhớ qua hình ảnh trực quan. Nhờ vậy, bạn có thể dạy đọc từ sớm cho những bé có dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ, khi bé có thể hiểu từ 50 đến 100 từ và có thể nối hay lựa chọn hình ảnh. Mẹ có thể tạo ra những trò chơi với các từ mà bạn quan sát thấy bé quan tâm, thích thú như tên của các thành viên trong gia đình hay thức ăn hay động vật. In 2 từ có liên quan nhau như Ba và Mẹ với khổ chữ lớn và ép plastic (nếu muốn). Tiếp theo bạn sẽ in hay viết 2 chữ này riêng biệt trên 2 tấm card nhỏ hơn và ép plastic (nếu muốn). Chuẩn bị xong, bạn sẽ đặt tấm card lớn có 2 từ viết cùng nhau xuống, trước mặt bé và bé có thể nhìn thấy chữ rồi giúp bé sắp xếp 2 tấm card nhỏ cho đúng vị trí như trong tấm card lớn. Dần dần bạn sẽ tăng dần lượng từ bé cần học lên rồi làm tương tự.

MarryBaby