Tỷ lệ mắc vấn đề về tiêu hóa ở trẻ khá cao. Bệnh để lâu có thể làm trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng. Mẹ đừng quên tìm hiểu về các bệnh đường ruột để chăm sóc hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh.
Không chỉ làm trẻ khó chịu, ăn uống kém, chậm lớn, ít tăng cân, gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt… viêm đại tràng ở trẻ em còn có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng.
Viêm đại tràng là gì?
Viêm đại tràng là tình trạng xáo trộn chức năng hay viêm nhiễm ở đại tràng – phần ruột tiếp theo của đoạn ruột non. Đại tràng có chức năng nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non; tái hấp thu các chất dinh dưỡng, nước, chất khoáng, điện giải trong cơ thể; và co bóp để đẩy phân xuống trực tràng và đưa ra ngoài.
Những vết lở loét, viêm nhiễm do phần đại tràng bị viêm có thể dẫn đến xuất huyết, xuất hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa (như tiêu chảy, táo bón…). Đáng chú ý, nếu trẻ bị bệnh này trong một thời gian dài mà không có biện pháp can thiệp kịp thời, trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ ung thư đại tràng.
[remove_img id=40941]
Nguyên nhân viêm đại tràng ở trẻ
Các nhà nghiên cứu cho biết, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh ở trẻ. Tuy nhiên, nhiều giả thuyết vẫn cho rằng hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình gây bệnh.
Dù vậy, các nhà khoa học khẳng định, chế độ ăn uống không điều độ, kém vệ sinh và đặc biệt là việc lạm dụng các loại kháng sinh là những yếu tố thúc đẩy bệnh ngày càng trầm trọng thêm.
Triệu chứng viêm đại tràng ở trẻ em
Những biểu hiện thông thường và dễ nhận biết nhất của bệnh ở trẻ mà bạn nên biết:
Đau bụng: Đây là triệu chứng hay gặp nhất khi trẻ mắc bệnh, đôi khi có cả đi ngoài ra máu. Trẻ có xu hướng đau ở phần dưới bụng hoặc đau dọc khung đại tràng. Cơn đau gia tăng sau các bữa ăn và trước khi đi trẻ có dấu hiệu muốn đi ngoài. Cơn đau sẽ giảm nhiều sau khi trẻ đã xì hơi hoặc đi ngoài.
Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Trẻ đi ngoài từ 2 đến 6 lần trong ngày, lúc táo bón, lúc tiêu chảy thì bạn cũng hãy chú ý, có thể đây là dấu hiệu của bệnh.
Đầy bụng, khó tiêu: Hệ lụy của bệnh còn khiến trẻ luôn ảm thấy căng tức, khó chịu do trướng bụng, đầy hơi ở vùng dọc khung đại tràng.
Sụt cân: Bệnh thường gây ra nhiều những rối loạn về đường tiêu hóa của trẻ, khiến trẻ biếng ăn, nôn ói, chậm lớn, thậm chí sụt cân, suy dinh dưỡng…
Ngoài ra, bạn cần quan tâm đến một số dấu hiệu khác, cảnh báo của bệnh ở trẻ như khô da, mệt mỏi, quấy khóc, thiếu máu, sốt cao bất thường…
Điều trị viêm đại tràng ở trẻ em
Trong trường hợp nhẹ, trẻ mắc bệnh này có thể chỉ cần dùng thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch và thực hiện các biện pháp để giảm ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống thường ngày.
Tuy nhiên, thống kê cho thấy, có đến gần 50% trẻ bị ván đề về đại tràng cần đến biện pháp phẫu thuật để khâu đoạn đại tràng bị rách hoặc cắt bỏ đoạn đã có những tổn thương nghiêm trọng.
Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định phương pháp điều trị thích hợp, tránh bệnh diễn tiến nặng nề hơn.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm đại tràng tại nhà
Để chăm sóc cho trẻ bị bệnh, bạn cần kết hợp thực hiện nhiều biện pháp, bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị theo ý kiến bác sĩ.
1. Chế độ ăn phù hợp
Chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng, góp phần cải thiện đáng kể tình trạng bệnh của trẻ. Do đó, các mẹ cần hết sức lưu ý, tránh cho trẻ ăn uống một số loại thực phẩm sau:
Hạn chế uống sữa và ăn các chế phẩm từ sữa như bơ, pho mát, sữa chua…
Dùng thức ăn ít mỡ, chất béo
Hạn chế chất xơ nếu trẻ gặp triệu chứng tiêu chảy
Nếu bị táo bón, mẹ cần tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn để cải thiện tình trạng đi ngoài của trẻ
Tránh các thức ăn tẩm nhiều gia vị để các triệu chứng thêm nặng nề.
2. Quản lý căng thẳng (stress)
Kinh nghiệm thăm khám thực tế của các bác sĩ cho thấy, tinh thần của trẻ trong suốt quá trình điều trị bệnh sẽ quyết định phần nhiều để bệnh có thối lui hay trở nặng. Vì vậy, mẹ hãy luôn bên, động viên, chăm sóc trẻ để con luôn giữ tinh thần lạc quan, an tâm điều trị, hạn chế những lo âu, phiền muộn, nhất là căng thẳng/ stress.
[remove_img id=40484]
Có rất nhiều trẻ được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn muộn, khiến điều trị phức tạp do các dấu hiệu bệnh ở trẻ nhỏ thường dễ bị nhầm lẫn, bỏ qua.
Lời khuyên tốt nhất dành cho các mẹ là khi trẻ có bất cứ biểu hiện gì khác thường về đường tiêu hóa, hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa và điều trị ngay từ sớm, tránh để bệnh diễn tiến nặng thành viêm đại tràng mạn tính, thậm chí dẫn đến ung thư đại tràng hết sức nguy hiểm.
Bên cạnh việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì, uống gì để làm giảm các triệu chứng ấm ách, khó chịu nơi vùng bụng? Trong bài viết này, mẹ sẽ được giải đáp thắc mắc.
1. Trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì?
Mẹ hiểu rằng dinh dưỡng tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa và sự phát triển của trẻ. Do đó, bên cạnh những cách xoa bụng giảm cảm giác khó chịu, những thực phẩm được đề xuất đến mẹ trong trường hợp này là:
1.1 Trái cây
Khi trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, mẹ nên ưu tiên dùng trái cây mềm như chuối, dưa hấu, thơm, đu đủ, táo, lê, nho… và tránh những loại trái có tính a-xít như cam, quýt, bưởi. Mẹ nên gọt vỏ, cho trẻ ăn trực tiếp hoặc nước ép trái cây.
Trái cây vừa giàu vitamin lại cung cấp chất xơ, giúp kích thích hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn, cũng như hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn.
1.2 Trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì? Chuối luôn là lựa chọn hàng đầu!
Chuối chắc chắn là câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì. Sở dĩ loại trái cây này có thể giúp hỗ trợ các chức năng của dạ dày vì nó chứa pectin – một chất giúp quá trình tiêu hóa và đại tiện trở nên thuận lợi hơn.
Ngoài ra, chuối rất giàu kali – chất điện giải cần thiết cho cơ thể, nhất là khi trẻ có dấu hiệu mất nước do nôn mửa, tiêu chảy. Ăn chuối còn giúp trẻ bổ sung thêm 11 loại khoáng chất, 6 loại vitamin và năng lượng khi trẻ đang mệt mỏi.
Những loại thực phẩm như cá, trứng, thịt gà… thuộc nhóm đạm động vật giúp trẻ dễ tiêu hóa, lại chứa nhiều chất đạm, tốt cho quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
1.4 Các loại rau củ
Mẹ nên tăng cường các loại rau củ vào khẩu phần ăn của trẻ. Rau củ cần được nấu chín như canh, rau củ xào…, không ăn rau sống và tránh một số loại rau củ có thể gây khó tiêu như bắp cải, bông cải, cà tím, các loại đậu…
[inline_article id=279679]
1.5 Trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì? Gia vị và rau thơm sẽ hỗ trợ tốt cho bé!
Trong các món ăn cho bé, mẹ hãy sử dụng các gia vị, rau thơm có lợi cho hệ tiêu hóa như nghệ, gừng, tỏi, hành tím, củ nén, củ kiệu, rau diếp cá, tía tô, hẹ… Đây là loại gia vị và rau thơm phổ biến với nhiều tác dụng như sát khuẩn, chống viêm, điều hòa hệ sinh vật ở đường tiêu hóa, kích thích tiêu hóa và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, phòng trị hiệu quả các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu.
Mẹ có thể cân nhắc liều lượng và cách chế biến phù hợp các loại gia vị và rau thơm trong khẩu phần cho bé nhà mình.
Cũng giống như chuối, trong táo cũng chứa lượng pectin dồi dào giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên cho trẻ dùng sốt táo thay vì táo tươi vì táo đã nấu chín sẽ dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều calo cho cơ thể hơn. Ngoài ra bản thân táo còn chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho việc cải thiện rối loạn tiêu hóa, táo bón.
1.7 Trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì? Thức ăn từ gạo
Khi bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm nhạt, có màu trắng như gạo, bánh mỳ, khoai tây luộc… Trong đó gạo trắng được coi là thực phẩm bổ dưỡng, dễ tiêu, không gây áp lực lên hệ tiêu hóa cho trẻ. Ngoài ra, chúng còn giúp kiểm soát tình trạng tiêu chảy hiệu quả. Từ gạo mẹ có thể chế biến thành cơm trắng, cháo hạt, cháo xay tùy theo nhu cầu lứa tuổi của trẻ.
Cháo mềm và lỏng sẽ giúp giảm tải áp lực cho dạ dày cũng như rút ngắn thời gian tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng.
Khi trẻ ăn cháo dạ dày có thời gian nghỉ ngơi và dần khôi phục chức năng và cải thiện triệu chứng đầy hơi. Các món cháo bổ dưỡng mẹ nên cho bé ăn khi bị đầy bụng là: cháo đỗ xanh, cháo đỗ đen, cháo tía tô,…
Trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì? Cũng giống như gạo, bánh mỳ nướng cũng hỗ trợ quá trìnhtiêu hóa rất tốt. Mẹ có thể thêm chút bơ khi nướng bánh mỳ để tạo mùi thơm dễ kích thích trẻ hơn.
1.10 Sữa chua là đáp án cho câu hỏi trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì
Thực phẩm này đơn giản là để giúp tiêu hóa được tốt hơn vì chúng chứa vi khuẩn có lợi lên men. Các vi khuẩn có lợi này giúp cải thiện sự rối loạn đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý trẻ có gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa do sữa (bất dung nạp lactose) không nhé.
[inline_article id=192516]
1.11 Ngũ cốc nguyên hạt
Trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì? Các loại ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào, đồng thời chứa các loại dầu thực vật tự nhiên thúc đẩy hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.
1.12 Trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì? Men vi sinh chứa lợi khuẩn và chất xơ hòa tan
Các lợi khuẩn trong men vi sinh đặc biệt là 2 chủng Lactobacillus và Bifidobacterium sản sinh nhiều enzym xúc tác cho quá trình tiêu hóa thức ăn, làm giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng, tăng cường tiêu hóa chất dinh dưỡng, duy trì cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện nhanh chóng tình trạng tiêu chảy. Men vi sinh chứa thêm chất xơ hòa tan sẽ giúp nhuận tràng, có hiệu quả hơn trong các trường hợp táo bón.
Trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên tránh ăn gì? Sau đây là nhóm những thực phẩm cần tránh mẹ lưu ý nhé:
Thực phẩm chiên và nhiều dầu mỡ.
Đậu.
Các loại rau như atisô, măng tây, bông cải xanh, cải bruxen, bắp cải, súp lơ, dưa chuột, ớt xanh, hành tây, đậu Hà Lan, củ cải và khoai tây sống.
Trái cây như mơ, chuối, dưa, đào, lê, mận khô và táo sống.
Lúa mì và cám lúa mì.
3. Trẻ bị đầy bụng uống gì để nhanh khỏi?
Bên cạnh việc biết trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì; mẹ cũng cần chú ý thức uống cho trẻ. Bởi khi con khó chịu, việc khuyến khích con uống nước đã khó, nay còn thêm những gia vị khác lại càng khiến bé phản đối mạnh hơn.
Những loại nước cần cho con lúc này sẽ là:
Nước lọc
Cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày là giải pháp hữu hiệu mà lại vô cùng đơn giản để cải thiện các triệu chứng đầy bụng khó tiêu. Đồng thời, khi uống nhiều nước, chất thải trong đường ruột dễ dàng hòa tan và đi qua đường tiêu hóa trơn tru, thuận lợi hơn.
Trà gừng/chanh pha mật ong
Gừng là loại gia vị cải thiện rất tốt các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu nhờ khả năng trung hòa các enzyme gây khí trong thực phẩm. Nước chanh pha với mật ong cũng sẽ là một phương pháp tốt giúp trẻ bớt đầy bụng, khó tiêu.
Mẹ có thể tham khảo công thức như sau, pha một thìa nước cốt chanh và gừng, mật ong trong một cốc nước ấm và cho trẻ uống sau mỗi bữa ăn để hỗ trợ đường tiêu hóa.
Thuốc hỗ trợ tiêu hóa, chống đầy hơi
Theo các chuyên gia y tế, hội chứng đầy bụng, khó tiêu không có điều trị đặc hiệu mà chỉ là giảm nhẹ các triệu chứng. Do đó, khi đã thử nhiều cách mà tình trạng đầy hơi, khó tiêu vẫn không thuyên giảm thì mẹ có thể cho trẻ sử dụng các thuốc tăng cường hoạt động, tăng co bóp dạ dày, hoặc điều hòa nhu động ruột. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác loại thuốc và liều lượng phù hợp với trẻ nhé!
Vậy mẹ đã biết trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn uống gì rồi, mẹ đọc tiếp để biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không nhé!
4. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa?
Không chỉ băn khoăn, trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì, các mẹ vẫn có một mối bận tâm lớn đó là có nên cho trẻ uống sữa vào thời điểm này không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa là thức uống bổ dưỡng, rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng, phát triển của trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ gặp phải những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là đầy bụng, khó tiêu, mẹ chỉ nên cho trẻ uống sữa hoặc sử dụng các chế phẩm từ sữa đã được tách béo, tách đường.
Ngoài ra, với những trẻ bị rối loạn tiêu hóa, loại sữa bổ sung nhiều đạm whey cũng sẽ giúp cơ thể trẻ dễ hấp thu hơn, nhanh có cảm giác đói hơn. Dù vậy, mẹ lưu ý không cho trẻ uống quá 2 ly sữa mỗi ngày.
Đầy bụng, khó tiêu là những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ, thường có liên quan đến bữa ăn, thức ăn và cách cho trẻ ăn. Vì vậy, không ít các mẹ vẫn luôn lo lắng, băn khoăn, khi trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì, uống gì?
Thực tế cho thấy, chỉ cần mẹ lưu ý một chút thôi là đã có thể xử trí và đẩy lùi những khó chịu này ở trẻ một cách nhanh chóng, hiệu quả. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã hỗ trợ mẹ phần nào trong việc giải quyết vấn đề cho con!
Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh luôn được các mẹ bỉm sữa ưu tiên. Không chỉ bởi cách thực hiện đơn giản mà cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh là cách tốt nhất để bé hạn chế “đụng” đến thuốc kháng sinh.
Trẻ sơ sinh bị đầy bụng nhiều nhất là trong 3 tháng đầu đời của bé. Tình trạng này sẽ ghé thăm thường xuyên hơn khi bé bắt đầu ăn dặm. Có 3 nguyên nhân chủ yếu:
Không tiêu hóa được các loại protein trong thực phẩm và sữa
Quá tải đường lactose từ sữa mẹ
Do ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng của mẹ
Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh
1. Mẹo chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng tỏi
Cùng với hành, tỏi là gia vị “số 1” trong gian bếp Việt. Không chỉ vậy, tỏi cũng được mệnh danh là vị thuốc Đông y tốt hàng đầu cho mẹ và bé sau khi sinh.
Cụ thể với trẻ bị chướng bụng, đầy hơi, chỉ cần mẹ nướng một củ tỏi bỏ vào một miếng gạc rồi đặt lên rốn của bé. Khoảng 10-15 phút sau, bé sẽ xì hơi được và đỡ đầy bụng. Lưu ý không đặt trực tiếp tỏi nóng lên da bé vì có thể gây bỏng.
Với bé lớn hơn, mẹ có thể phi thơm một lát tỏi và nêm vào cháo cho bé hoặc cho bé uống nước tỏi. Dùng khoảng 30g tỏi, bỏ vỏ rồi giã nát và trộn với khoảng 10g đường phèn. Để khoảng 15 phút rồi cho thêm 100ml nước ấm, hòa tan đường phèn vào tỏi. Sau đó chắt lấy nước cốt và uống 2 lần/ngày. Chỉ với vài lần áp dụng như vậy, chứng đầy bụng, chướng hơi của bé sẽ giảm đi rõ rệt.
2. Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không
Dân gian vẫn đồn hơ lá trầu không cho bé có thể trị bách bệnh. Trong 100g lá trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu. Đồng thời lá trầu cũng có hoạt tính kháng sinh cực mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn coli…
Để chữa chướng bụng đầy hơi cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể dùng mẹo dân gian từ việc hơ nóng lá trầu không và vuốt bụng cho bé. Mẹ vuốt khoảng 5 phút theo chiều từ trên xuống dưới.
Với trẻ lớn, dùng 2-4 lá trầu xanh tươi có thể nhai nuốt nước hoặc 3-4 lá trầu hơ nóng cho héo mềm rồi đắp vào rốn, lấy một chiếc khăn sạch đắp lên băng lại khoảng 15-20 phút, ngày làm hai lần, chỉ 3 ngày sau sẽ hết chướng bụng.
Một số lưu ý cần nhớ khi áp dụng cách chữa chướng bụng cho bé bằng lá trầu không:
Luôn cần cẩn trọng về nhiệt độ. Làn da mỏng manh của bé rất nhạy cảm, chỉ cần quá tay một chút cũng có thể khiến trẻ bị bỏng.
Không sử dụng lá trầu hơ khi trẻ bị sưng tấy, trầy xước.
Không cho trẻ uống nước cốt lá trầu pha mật ong khi dưới 1 tuổi.
3. Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh bằng nước lá tía tô
Theo y học cổ truyền, lá tía tô có tính ấm, có khả năng giải độc, hỗ trợ trị đầy bụng cho trẻ hiệu quả. Cách thực hiện:
Mẹ cần chuẩn bị khoảng 300g lá tía tô, cả thân và lá đem giã lấy nước.
Đem chưng cách thủy cho nóng, đợi nguội bớt rồi cho con uống. Do hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên mẹ hãy đảm bảo an toàn bằng cách đun nóng cho con.
4. Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh bằng nước gừng
Uống nước gừng là một trong những mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ áp dụng, bởi tính an toàn và hiệu quả. Mẹ nên giã nát gừng rồi pha với nước ấm, mật ong để cho trẻ uống. Cách này sẽ giúp con hết đầy bụng nhanh chóng.
Lưu ý: Mẹ chỉ nên cho bé trên 6 tháng tuổi uống nước gừng vì bé còn nhỏ quá có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa.
4 loại trái cây trị ngay chướng bụng
Ngoài mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không và tỏi, mẹ cũng có thể dùng các loại trái cây tự nhiên để chữa chướng bụng, đầy hơi:
Cách chữa đầy bụng cho trẻ bằng nước chanh và gừng: Sử dụng hai thìa nước cốt chanh và gừng, mật ong pha vời nước ấm, cho bé uống sau mỗi bữa ăn “quá đà” để hỗ trợ tiêu hóa.
Ăn cam: Mẹo dân gian chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất là cho bé ăn thêm vài múi cam sau bữa ăn. Cam không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa mà còn cung cấp thêm vitamin cho bé.
Ăn nho: Cùng với cam, nho cũng là trái cây có thể loại bỏ chứng khó tiêu và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
Nước chanh nóng: Pha một muỗng nước cốt canh vào ly nước ấm và uống trước bữa ăn sẽ ngăn ngừa chứng đầy bụng vì chanh hỗ trợ thêm axit cho dạ dày. Ngoài ra, chanh còn giúp chống lại vi khuẩn trong thức ăn.
Cách phòng đầy hơi, chướng bụng cho trẻ
Để phòng đầy hơi, chướng bụng cho trẻ, mẹ cần lưu ý:
Cho trẻ bú đúng cách: Nếu trẻ bú không đúng tư thế sẽ dễ nuốt phải khí thừa từ bên ngoài gây đầy hơi. Cách tốt nhất mẹ ôm bé để con đối mặt với bạn, ngực bé áp sát ngực mẹ, cằm bé chạm tới đầu ti của mẹ. Nếu trẻ bú bình, mẹ cần cho sữa ngập núm ti để tránh việc trẻ nuốt phải không khí gây đầy hơi.
Hạn chế thực phẩm dễ sinh hơi: Với trẻ đã ăn dặm, cần hạn chế các thực phẩm dễ sinh hơi như xúc xích, bim bim, bánh mỳ… Bé đang bú mẹ thì mẹ tránh ăn các thực phẩm này.
Không bắt bé bú hoặc ăn quá no.
Lựa chọn bình sữa phù hợp cho bé.
Sau khi pha sữa, nên để 5 phút sau mới cho bé bú.
[inline_article id=122000]
Mẹ nào có con nhỏ cũng nên biết một vài mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh để tránh lạm dụng thuốc kháng sinh. Với những trường hợp điều trị một vài ngày tại nhà nhưng không bớt triệu chứng, mẹ nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để khám nhé.
Tình trạng này thường xuất phát từ việc mẹ lựa chọn nguồn dinh dưỡng chưa phù hợp với khả năng tiêu hóa và cơ địa của con.Trong bài viết sau, bạn hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo rối loạn tiêu hóa ở trẻ và cách chăm sóc, điều trị cho trẻ hiệu quả.
Hiểu về rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Rối loạn tiêu hóa là một vấn đề sức khỏe của hệ tiêu hóa. Những rối loạn này bao gồm các bệnh lý tiêu hóa có thể gây cản trở cuộc sống hàng ngày và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ [1].
Trẻ nhỏ khi bị rối loạn tiêu hóa lâu ngày sẽ dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, hấp thu kém dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển hoặc mắc bệnh nguy hiểm hơn, chẳng hạn như viêm đại tràng [2], [3].
Ví dụ như tình trạng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa gây ra. Theo nghiên cứu, tiêu chảy mức độ từ trung bình đến nặng ở trẻ em làm giảm sự đa dạng của vi khuẩn và thay đổi thành phần hệ vi sinh vật đường ruột. Tiêu chảy cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng, chiều cao và sự phát triển trí tuệ của trẻ, đặc biệt là trường hợp tiêu chảy xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi [4].
Cùng lúc đó, những thay đổi của hệ vi sinh đường ruột do tiêu chảy lại tăng nguy cơ tiêu chảy kéo dài, khiến trẻ chậm phát triển và giảm năng lực trí tuệ [4]. Điều này tạo ra một “vòng luẩn quẩn” đối với sức khỏe và sự phát triển của con nên ba mẹ đừng chủ quan khi trẻ mắc chứng rối loạn tiêu hóa nhé!
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa rất đa dạng nhưng trên thực tế, nhiều mẹ thường bỏ sót nguy cơ đến từ tình trạng mẫn cảm ở trẻ. Theo Viện Dị ứng và Miễn dịch Lâm sàng Châu Âu, mẫn cảm gây ra các triệu chứng hoặc dấu hiệu lặp lại, bắt đầu bằng việc tiếp xúc với một tác nhân kích thích ở liều lượng mà người bình thường có thể dung nạp được [5].
Mẫn cảm ở trẻ có thể biểu hiện qua các vấn đề tiêu hóa với các triệu chứng như nôn mửa, đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy, táo bón, khó nuốt, đau dạ dày, biếng ăn… Ngoài ra, trẻ bị mẫn cảm cũng có các triệu chứng khác được nhận biết qua [6]:
Da & niêm mạc: chẳng hạn như viêm da cơ địa, chàm, mề đay, phù mạch, mẩn đỏ, ngứa, hăm tã
Hô hấp: bao gồm hắt hơi, sổ mũi, ho, thở khò khè hoặc khó thở. Đây có thể là triệu chứng của viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn ở trẻ
Các biểu hiện toàn thân: mẹ có thể nhận thấy trẻ hay quấy khóc, khó chịu, bỏ bú, mệt mỏi, thờ ơ, bồn chồn, ngủ kém…
Theo các nghiên cứu, trẻ có cơ địa mẫn cảm thường có tính gia đình. Điều này nghĩa là nếu gia đình có người cơ địa mẫn cảm hay dị ứng thì trẻ cũng có nguy cơ bị mẫn cảm cao hơn [7], [8].
Ngoài nguyên nhân về mẫn cảm, trẻ bị rối loạn tiêu hóa còn có thể do một số nguyên nhân khác như [3]:
Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện
Khẩu phần ăn chưa hợp lý, ví dụ như nếu trẻ ăn quá no, ăn quá nhiều một loại thực phẩm hoặc ăn đồ ăn giàu mỡ sẽ có các biểu hiện như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn…
Trẻ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, đó có thể là đồ ăn chưa chín kỹ, thực phẩm bị ôi thiu, nguồn nước ô nhiễm…Điều này có thể dẫn đến đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy.
Trẻ dùng kháng sinh gặp tác dụng phụ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó dẫn đến các vấn đề tiêu hóa từ nhẹ đến nặng
Trẻ mắc một trong các bệnh lý tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm ruột, viêm dạ dày…
Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào mỗi trường hợp mà trẻ có thể có những biểu hiệu sau đây:
1. Nôn trớ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nôn trớ, ọc sữa sau khi bú là điều bình thường do cơ vòng giữa dạ dày thực quản còn yếu. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nôn dữ dội hơn hoặc nôn ra nhiều sữa thì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nào đó. Nếu trẻ bú sữa ngoài bị nôn có thể do bú quá nhiều hoặc không dung nạp sữa. Bạn nên đưa trẻ đi khám nếu trẻ thường xuyên bị nôn, chất nôn màu xanh hoặc lẫn máu… [11].
2. Đau bụng
Đau bụng là tình trạng phổ biến ở trẻ từ 3 đến 4 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh sinh và trẻ nhỏ bị đau bụng có thể khóc rất to, kéo dài vài giờ mỗi ngày [11]. Đau bụng ở trẻ thường không rõ nguyên nhân nhưng một số trường hợp được chẩn đoán là do đầy hơi, táo bón, lồng ruột, dị ứng sữa… [2], [11].
3. Táo bón
Khi trẻ không đi tiêu thường xuyên, vài ngày mới đi một lần, đi tiêu phân cứng, có dấu hiệu bụng cứng và đau bụng thì những biểu hiện này cho thấy trẻ đang bị táo bón. Nguyên nhân gây ra táo bón có thể do trẻ bú mẹ ít, chế độ ăn của mẹ hoặc bé thiếu chất xơ, không hạp sữa công thức… Vì vậy, hầu hết trường hợp mẹ sẽ cần sự điều chỉnh lại chế độ ăn uống để góp phần giúp trẻ giảm táo bón [2].
4. Tiêu chảy
Một trong những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nữa đó là tiêu chảy. Đây là tình trạng trẻ đi tiêu phân lỏng, nhiều nước với rủi ro lớn nhất là có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng. Do đó, trẻ bị tiêu chảy cần được điều trị kịp thời, đặc biệt là khi trẻ có những thay đổi bất thường hoặc có máu trong phân [11].
5. Đầy hơi dẫn đến chán ăn, bỏ bú
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa cũng có thể có triệu chứng đầy hơi, chướng bụng. Theo đó, bụng trẻ có thể căng to, ợ hơi hoặc xì hơi liên tục. Khi các triệu chứng này “làm phiền”, trẻ có xu hướng tiêu hóa kém, kèm theo biếng ăn hoặc bỏ bú [12].
4. Chăm sóc và điều trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ
Chăm sóc dinh dưỡng để hỗ trợ và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ có cơ địa mẫn cảm
Mẫn cảm không là bệnh nhưng nếu để tình trạng này kéo dài, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa không cải thiện sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé cũng như làm tăng nguy cơ dị ứng sau này. Do đó, nếu con bị rối loạn tiêu hóa tiêu hóa do mẫn cảm, mẹ cần đưa bé đi khám và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về cách điều trị. Đồng thời, mẹ cần chú ý chăm sóc dinh dưỡng đúng cách để hỗ trợ bé có cơ địa mẫn cảm.
Trong ít nhất 4 đến 6 tháng đầu đời, bạn nên ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ [13], [14] vì đây là nguồn dinh dưỡng được “thiết kế” riêng cho trẻ sơ sinh giúp con dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, tránh nguy cơ tiêu chảy, táo bón… [15]. Không những vậy, vai trò của sữa mẹ trong hỗ trợ trẻ có cơ địa mẫn cảm đã được chứng minh qua việc [16], [17], [18]:
Giảm tần suất viêm da dị ứng ở trẻ dưới 2 tuổi
Giảm khởi phát sớm những cơn khò khè ở trẻ dưới 4 tuổi
Giảm tần suất dị ứng đạm sữa bò trong 2 năm đầu đời (nhưng không giảm dị ứng thức ăn nói chung)
Trong trường hợp bạn không đủ điều kiện cho con bú mẹ hoặc đối với trẻ trên 2 tuổi, mẹ cần có giải pháp dinh dưỡng thay thế phù hợp với cơ địa và đặc điểm tiêu hóa của con.
Điều trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ
Lựa chọn phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa sẽ tùy thuộc vào triệu chứng nào đang ảnh hưởng đến trẻ nhiều nhất, chẳng hạn như:
Dùng thuốc[32]
Cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đó có thể là thuốc tăng hoặc giảm chuyển động của phân qua đường ruột, thuốc giảm axit dạ dày, thuốc giảm co thắt ruột…
Chăm sóc trong sinh hoạt hàng ngày [3]
Chăm sóc dinh dưỡng hợp lý. Ưu tiên cho bé bú mẹ hoặc nếu bé dùng sữa bột thì cần làm theo hướng dẫn từ nhà sản xuất
Bổ sung dinh dưỡng phù hợp theo từng độ tuổi của trẻ, đảm bảo trẻ được ăn đủ 4 nhóm thực phẩm gồm đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất
Đảm bảo trẻ ăn chín uống sôi, thực phẩm dành cho con luôn cần tươi sạch, rõ ràng về nguồn gốc, thành phần
Vệ sinh cho trẻ đúng cách và đảm bảo môi trường sống xung quanh bé luôn sạch sẽ để tránh lây nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh.
Nhìn chung, rối loạn tiêu hóa ở trẻ rất phổ biến nhưng các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với nhiều tình trạng khác. Vì vậy, mẹ nên quan tâm đến vấn đề tiêu hóa ở trẻ và nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám nếu có biểu hiện nào bất thường nhé!
Trẻ đi ngoài ra máu thường có những biểu hiện khác nhau. Máu ra ít, đỏ tươi thường là do táo bón, nhưng nếu màu sắc thay đổi và lượng máu ra nhiều, đó thường là biểu hiện của những bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc một vấn đề sức khỏe không đơn giản.
Mẹ cần tìm hiểu kỹ về những nguyên nhân, biểu hiện của từng trường hợp để đưa ra quyết định can thiệp kịp thời.
1. Trẻ đi ngoài ra máu khi nào thì được coi là nguy hiểm?
Trong đa số các trường hợp, trẻ đi ngoài có một ít máu không phải là dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi thấy máu trong phân của bé, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Tùy thuộc vào độ tuổi và các triệu chứng của trẻ, bác sĩ có thể đề nghị khám và/hoặc xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu.
Nếu trẻ đi ngoài ra máu đột nhiên bị ốm nặng hoặc có các triệu chứng đáng lo ngại khác, mẹ hãy gọi ngay cho bác sĩ để can thiệp kịp thời.
Nứt hậu môn là tình trạng có vết rách hoặc vết nứt ở niêm mạc hậu môn của trẻ. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ đi ngoài ra máu. Máu thường xuất hiện khi bé đi đại tiện; hoặc mẹ có thể thấy máu dính trên tã hoặc giấy vệ sinh của bé.
Tình trạng nứt hậu môn thường do trẻ bị táo bón. Phân của trẻ bị táo bón thường lớn và cứng nên có thể gây ra một vết rách nhỏ ở niêm mạc hậu môn. Mẹ có thể tham khảo cách điều trị táo bón cho trẻ tại đây.
2.2 Không dung nạp đạm sữa
Tình trạng này còn gọi là viêm đại tràng “dị ứng” do bé bị nhạy cảm với đạm sữa bò hoặc đạm đậu nành. Không dung nạp sữa thường xuất hiện khi bé bắt đầu uống sữa công thức. Hầu hết các bé mắc bệnh này đều khỏe mạnh duy chỉ có dấu hiệu đáng lo đó là trẻ đi ngoài ra máu.
Trong một vài trường hợp, trẻ dị ứng sữa không chỉ đi ngoài ra máu mà còn tiêu chảy, nôn mửa, khó chịu, kém tăng cân hoặc bị chàm da. Do đó, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.
2.3 Bệnh trĩ
Bé bị bệnh trĩ do chứng táo bón kéo dài cũng gây ra tình trạng đi ngoài ra máu. Biểu hiện của chứng bệnh này là con đi ngoài khó và đau đớn, có máu tươi nhỏ giọt sau khi phân đã ra. Nếu bé phát triển búi trĩ ở hậu môn thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được điều trị.
2.4 Bệnh kiết lỵ
Bệnh này ít xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng mẹ không nên chủ quan. Khi thấy trẻ đi ngoài ra máu nhầy, có triệu chứng đau bụng, đại tiện khó, phân có màu đỏ tươi, sốt nhẹ, phân ít, mẹ nên bổ sung nhiều nước cho bé và nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được thăm khám.
2.5 Polyp đại tràng
Polyp là khối u hình thành trong đại tràng. Hầu hết các polyp ở trẻ em là không phải là ung thư (lành tính), hay được gọi là “polyp vị thành niên”. Nhìn chung, đây là nguyên nhân hiếm gây khiến trẻ đi ngoài ra máu.
2.6 Bệnh thương hàn
Bệnh thương hàn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ đi ngoài ra máu. Khi mắc bệnh này, trẻ thường bị nôn ói, xuất huyết ở đường tiêu hóa dẫn đến đại tiện ra máu màu đen, hơi xám hoặc đỏ tươi.
2.7 Các bệnh lý khác
Ngoài ra, tình trạng đi ngoài ra máu ở trẻ em còn có thể do bé bị mắc các bệnh như tiêu chảy nhiễm trùng, viêm ruột, tắc ruột, viêm túi thừa Meckel, rối loạn đông máu và các bất thường của mạch máu bên trong ruột.
2.8 Thiếu hụt vitamin K
Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc đông máu và cầm máu. Tuy nhiên, trẻ bị thiếu hụt vitamin K sẽ có thể bị chảy máu ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Nhìn chung, bé đi ngoài ra máu không phải là dấu hiệu chính và thường ít do thiếu hụt vitamin K.
Tóm lại, nguyên nhân bệnh lý dẫn đến trẻ đi ngoài ra máu thường hiếm gặp. Do đó, cha mẹ đừng quá lo lắng, hãy thăm khám bác sĩ để kiểm tra bé kịp thời và có biện pháp điều trị hiệu quả.
3. Trẻ đi ngoài ra máu phải làm sao? Cách xử lý
Trẻ đi ngoài ra máu không phải trường hợp nào cũng cần điều trị; táo bón nhẹ và nứt hậu môn sẽ có thể chữa khỏi theo thời gian khi mẹ thay đổi chế độ dinh dưỡng của bé, cũng như chú ý chăm sóc vết nứt của bé.
Tuy nhiên, nếu bé đi ngoài ra máu do nguyên nhân bệnh lý, tùy thuộc vào từng loại bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng biệt. Ví dụ trẻ bị tắc ruột có thể cần phải phẫu thuật; trẻ bị tiêu chảy viêm nhiễm có thể cần thuốc kháng sinh để kháng viêm; v.v.
Tốt nhất, khi mẹ thấy lo lắng về tình trạng trẻ đi ngoài ra máu, mẹ hãy cho bé đi thăm khám để xác định chính xác vấn đề và can thiệp điều trị kịp thời.
Để đề phòng tình trạng thiếu vitamin K, mẹ nên chủ động bổ sung trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc tiêm tĩnh mạch 50mg lúc chuyển dạ. Bên cạnh đó, mẹ cần ăn uống đủ chất trong thời gian cho con bú.
4.2 Bổ sung chất xơ
Mẹ nên bổ sung chất xơ, rau củ vào chế độ ăn của trẻ để ngăn ngừa táo bón. Bên cạnh đó, mẹ nên cho con ăn thêm sữa chua, men tiêu hóa để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
4.3 Bù đủ dịch cho bé
Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ có thể tăng cường cho bé bú sữa mẹ hoặc bổ sung nước điện giải cho bé. Bé từ 6-12 tháng tuổi nên uống 15-30ml/ngày. Bé 1 tuổi thì bổ sung nước theo tỉ lệ trọng lượng cơ thể. Ví dụ bé 8kg thì uống 800ml, bé 10kg uống 1.000ml/ngày.
4.4 Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ
Mẹ nên tập cho trẻ thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một giờ cụ thể. Việc này có thể giúp bé phòng ngừa được tình trạng táo bón.
Mẹ nên vệ sinh cho bé sạch sẽ trước và sau khi ăn để tránh bị vi khuẩn gây bệnh. Ví dụ như lau mặt, cổ, tay cho con. Ngoài ra, mẹ cũng nên rửa tay sạch trước khi cho bé ăn nhé.
Tình trạng trẻ đi ngoài ra máu không hiếm gặp song mẹ không nên coi thường. Bởi vì có thể bé đang mắc một số bệnh nguy hiểm như cảm thương hàn, đại trạng, xuất huyết dạ dày... Tốt nhất, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám nếu tình trạng này kéo dài quá 3 ngày nhé.
Trẻ bị đầy hơi đi ngoài là một hiện tượng đặc trưng của rối loạn tiêu hóa. Kèm theo đó trẻ có thể sẽ bị nôn, đau bụng âm ỉ, đau bụng từng cơn, đi ngoài lỏng, phân lúc rắn, lúc nhão… Bệnh lý này bắt đầu từ sự sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
Tầm quan trọng của hệ tiêu hóa
Cùng với vô hấp, tim mạch, hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng giúp trẻ khỏe mạnh. Hệ tiêu hóa giúp cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời đẩy các chất thải còn lại ra bên ngoài.
Ngoài ra, hệ tiêu hóa còn đảm nhận chức năng hấp thụ dinh dưỡng. Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng. Việc nhai giúp trộn thức ăn với nước bọt, xé thức ăn thành những miếng nhỏ. Cơ và sức ép của thực quản đẩy thức ăn xuống dạ dày. Tại đây, thực phẩm được trộn lẫn với một số enzym tiêu hóa trong dạ dày và trở thành dạng lỏng. Các chất dinh dưỡng từ thức ăn được hấp thu vào cơ thể và chuyển đến các bộ phận khác nhau, giúp cơ thể hoạt động tốt.
Để tránh hệ tiêu hóa của trẻ bị loạn khuẩn, bạn cần hiểu cách để cân bằng hệ vi khuẩn cho đường ruột.
Theo các sách hướng dẫn trong y khoa, hệ đường ruột luôn tồn tại một quần thể vi khuẩn bao gồm các vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Vi khuẩn có lợi làm chức năng tăng cường hệ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, ức chế vi khuẩn có hạu. Với trẻ khỏe mạnh, số lượng vi khuẩn có lợi và có hại ở thế cân bằng nhau gọi là cân bằng vi khuẩn đường ruột.
Nguyên nhân trẻ bị đầy hơi đi ngoài
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị đầy hơi đi ngoài. Nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa chính là thực phẩm ăn uống hằng ngày.
Ngộ độc thực phẩm chính là nguyên nhân đầu tiên khi trẻ đầy hơi và đi ngoài liên tục. Nếu kiểm soát tốt chế độ ăn uống tại nhà cho trẻ, lý do có thể do bữa trưa tại trường hoặc trẻ ăn vặt phải những thực phẩm bị nhiễm độc, thực phẩm ôi thiu, thực phẩm bẩn,…
Khi bị ngộ độc thực phẩm, cơ thể trẻ sẽ làm xuất hiện các triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy. Bạn cần theo dõi kỹ, và cần thiết nên đưa tới bệnh viện để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị bệnh triệt để.
Rối loạn tiêu hóa do bệnh lý: Các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, đi ngoài phân lỏng thường có ở nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên ở mỗi loại bệnh lại có thêm các dấu hiệu khác. Đôi khi chỉ có một, hai triệu chứng cũng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa và loạn khuẩn.
Ví dụ, các bệnh liên quan đến dạ dày, đau bụng sẽ kèm theo chướng, đầy hơi, nôn hay buồn nôn. Viêm ruột thừa thường có dấu hiệu đau bụng từng cơn hay đau âm ỉ và kèm theo nôn hay buồn nôn, đại tiện, bí trung. Trẻ bị viêm ruột cấp tính cũng xuất hiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như nôn, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng…
Uống thuốc không đúng cách: Phần đa lỗi do phụ huynh tự ý “kê đơn, bốc thuốc” cho trẻ uống tại nhà hoặc dùng thuốc không đúng cách, không đúng chỉ định bác sỹ, liều lượng không đúng làm mất cân bằng các vi sinh vật ở hệ tiêu hóa cũng sẽ làm xuất hiện một số triệu chứng như đi ngoài phân lỏng, mùi hôi, tanh, đau bụng thường xuyên.
Bổ sung chất xơ cho hệ tiêu hóa
Chấy xơ là nguồn sống của các lợi khuẩn, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hệ tiêu chứa gần 1,5kg các vi khuẩn cần thiết. Nếu các vi khuẩn này thiếu nơi trú sẽ yếu đi, gây rối loạn tiêu hóa, và khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về đường ruột. Để bổ sung thêm chất xơ cho trẻ, bạn có thể thêm vào chế độ ăn hằng ngày một số thực phẩm như sau:
Rau củ: Các loại rau cải, mồng tơi, khoai lang, cà rốt, cà chua, rau ngót, súp lơ… là những thực phẩm bổ sung chất xơ tốt nhất đồng thời còn cung cấp các vitamin, muối khoáng thiết yếu cho cơ thể trẻ.
Trái cây: Các loại nước ép từ trái cây tươi như bưởi, cam, quýt, táo, lê, bơ, chuối… rất giàu chất xơ và tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Trái cây vừa cung cấp chất xơ vừa cung cấp vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.
Ngũ cốc: Ngô, khoai, gạo lứt, yến mạch, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ là những loại ngũ cốc có hàm lượng chất xơ rất lớn.
Chướng bụng, tiêu chảy dù có nguyên nhân từ bệnh lý hay do ngộ độc thực phẩm đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe vì vậy khi trẻ bị đầy hơi đi ngoài cần được thăm khám kỹ và điều trị sớm.
Có triệu chứng “mở màn” giống nhau: đau bụng và đi vệ sinh liên tục, phân lỏng có máu kèm sốt, bệnh kiết lỵ và tiêu chảy cấp ở trẻ em gây khó khăn cho các mẹ khi phân biệt bệnh. Để có thể điều trị đúng và kịp thời, đầu tiên mẹ nên xác định đúng vấn đề tiêu hóa bé đang gặp phải. Tránh chủ quan dẫn đến những biến chứng tiêu cực cho sức khỏe bé.
1/ Bệnh kiết lỵ và tiêu chảy cấp ở trẻ em: Có gì khác?
Bệnh kiết lỵ
Bệnh tiêu chảy cấp
Nguyên nhân
– Do lỵ amíp, lỵ trực trùng gây nên
– Ăn uống không hợp vệ sinh
– Ruồi là trung gian gây bệnh
– Thường do virut Rota gây nên, các vi khuẩn như E.Coli, tụ cầu, tả, thương hàn.
– Thức ăn, nước uống, đồ chơi bị nhiễm khuẩn gây bệnh
Dấu hiệu bệnh
– Đi ngoài phân lỏng, xuất hiện chất nhầy kèm theo máu
– Đau bụng nhiều, đặc biệt là khi đi ngoài
– Trẻ bị sốt, ói và biếng ăn
– Luôn có cảm giác mót rặn
– Trẻ có biểu hiện sớm là mệt mỏi, kém ăn, nôn trớ đột ngột
– Đau bụng nhiều
– Đi ngoài phân lỏng, nhiều lần trong ngày
– Cơ thể bị sốt, đổ nhiều mồ hôi
Biến chứng
– Trẻ nhỏ rặn nhiều có thể bị sa hậu môn
– Viêm đa dây thần kinh do mất nhiều chất bổ dưỡng
– Mắc hội chứng viêm kết niệu đạo kết mạc mắt
– Rối loạn chức năng vận động của ruột
– Nặng hơn có thể bị thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa
– Nếu không điều trị kịp thời, cơ thể bị mất nước trầm trọng có thể dẫn đến tử vong
– Tiêu chảy làm rối loạn các chất khoáng trong cơ thể
– Bệnh kéo dài làm trẻ bị suy dinh dưỡng
– Tiêu chảy do vi trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết rất khó điều trị
2/ Bé bị bệnh, mẹ trị sao?
Cùng là bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, nhưng cách điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em và bệnh kiết lỵ có một chút khác biệt.
– Đối với kiết lỵ, ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được theo dõi và điều trị. Tránh để bệnh chuyển biến nặng hơn cũng như trở thành dịch bệnh lây lan cho cộng đồng.
– Với tiêu chảy cấp, đa phần các trường hợp sẽ tự khỏi sau vài ngày. Trong thời gian bé bị bệnh, mẹ chỉ cần chú ý bổ sung thêm nước và chất điện giải cho con. Bé bị tiêu chảy do vi khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng có thể dùng kháng sinh làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, trong trường hợp tiêu chảy do virut Rota, sử dụng kháng sinh không có tác dụng điều trị mà còn làm bệnh thêm trầm trọng. Mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu có ý định cho con dùng thuốc.
Đi ngoài nhiều, phân lỏng là đặc thù chung của bệnh kiết lỵ và tiêu chảy cấp ở trẻ em. Vì vậy, khi chăm sóc bé mẹ nên chọn những món ăn nhạt, loãng, ít đạm và dầu mỡ để dễ tiêu hóa hơn.
– Cho bé ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, không ăn quá no vào một bữa.
– Các thực phẩm như gạo nếp, gạo tẻ, mì, đậu non, đậu xanh…vừa dễ tiêu vừa giúp hạn chế đi ngoài phân lỏng.
– Cho bé uống nhiều nước, hoặc bổ sung nước Oresol để tránh mất nước, kiệt sức và giúp phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
4/ Giúp con phòng bệnh ra sao?
Để giúp trẻ phòng tránh được 2 căn bệnh nguy hiểm trên, mẹ nên cẩn thận hơn trong sinh hoạt hàng ngày của bé, đặc biệt là chế độ ăn uống hợp vệ sinh:
– Cho bé ăn chín uống sôi, sử dụng các thực phẩm sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Không cho bé ăn thức ăn để lâu ngày.
– Đảm bảo cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch.
– Sử dụng nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm.
– Tạo cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho bé, có không gian vui chơi sạch sẽ.
– Tránh cho bé đến những nơi đông người khi đang có dịch bệnh hoặc trong những ngày hè nắng nóng.
Đôi khi nhiều cha mẹ bị nhầm lẫn giữa việc bé bị tiêu chảy thông thường với tiêu chảy do bị kiết lỵ nên thường dùng những loại thuốc như men tiêu hóa, thuốc đau bụng cho bé uống. Điều này có thể làm sức khỏe bé trở nên nghiêm trọng hơn.
1/ Thế nào là bệnh kiết lỵ?
Kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hay còn gọi là lỵ amibe gây ra. Ngoài ra, cũng có trường hợp trẻ bị kiết lỵ do vi khuẩn Shigella gọi là lỵ trực trùng. Đau bụng, đi ngoài nhiều, phân lỏng là những triệu chứng phổ biến của bệnh kiết lỵ.
– Bệnh lỵ trực trùng
Bệnh dễ nhận biết với các triệu chứng diễn ra một cách ồ ạt như chán ăn, sốt cao, đau bụng quanh rốn, đi ngoài phân lỏng chỉ toàn chất nhầy lẫn máu. Một ngày đi ngoài trên 10 lần, cơ thể bị mất nước và mệt mỏi.
– Bệnh lỵ amibe
Loại bệnh này khó nhận ra hơn, bởi bệnh không có biểu hiện rõ ràng mà chỉ diễn ra một cách âm ỉ. Khi bị bệnh, cơ thể chỉ sốt nhẹ, đau bụng, mót rặn, đi ngoài phân lỏng sau chuyển sang nhầy kèm máu.
2/ Tác hại của bệnh kiết lỵ
– Trẻ bị kiết lỵ luôn cảm thấy mót rặn, rặn nhiều dẫn đến sa hậu môn và đây là nguyên nhân gây bệnh trĩ.
– Đối với trẻ nhỏ khi bị kiết lỵ, đi ngoài nhiều dẫn đến cơ thể mất nước, kiệt sức và mệt mỏi.
– Bé dễ bị viêm đa dây thần kinh vì bị mất quá nhiều chất bổ dưỡng do đi ngoài nhiều.
– Trẻ bị viêm khớp và để lại di chứng teo cơ rất nguy hiểm. Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của trẻ.
– Sau khi bị kiết lỵ bé dễ mắc hội chứng viêm niệu đạo kết mạc mắt.
– Nếu để bệnh trở nên nặng hơn có thể gây thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm ruột thừa do amip.
[inline_article id=91983]
3/ Cần làm gì khi trẻ bị kiết lỵ?
– Ngay khi thấy trẻ đi ngoài nhiều, phân có chất nhầy kèm theo máu, mẹ nên đưa trẻ đi bệnh viện ngay lập tức. Điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng xảy ra do cơ thể mất nước.
– Không nên tự ý dùng thuốc hoặc chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian.
– Khi trẻ bị đi ngoài nhiều mẹ nên cho bé ăn những thức ăn loãng, dễ tiêu hóa, ăn mỗi lần một ít và chia làm nhiều lần ăn. Hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều bã do nhiều chất xơ sẽ gây kích thích đường ruột làm bé đi ngoài nặng hơn.
– Chỉ cho bé dùng thuốc kê đơn của bác sĩ, bù nước cho bé để tránh bị mất nước.
4/ Phòng bệnh kiết lỵ cho trẻ
Nhằm giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh ở trẻ, mẹ cần đảm bảo thực hiện những biện pháp sau:
– Cho bé ăn chín uống sôi. Đảm bảo vệ sinh khi chế biến và bảo quản thức ăn cho trẻ.
– Do sức đề kháng của bé còn yếu nên mẹ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày để giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.
– Tập cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi sinh hoạt, ăn uống vui chơi cho bé.
Trẻ bị tiêu chảy ở độ tuổi nào cũng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời; hoặc dùng mẹo dân gian không đúng [3], [4]. Vì vậy, mẹ nên chú ý quan sát phân của bé hàng ngày để phát hiện và can thiệp sớm nhé.
Khi nào trẻ được xem là bị tiêu chảy?
Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi thường có tần suất đi tiêu phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và cơ địa của trẻ. Thông thường, trẻ sơ sinh có thể đi tiêu từ 2 – 5 lần/ngày. Tuy nhiên, quan trọng nhất là mẹ cần theo dõi và sớm phát hiện các biểu hiện bất thường.
Tiêu chảy ở trẻ thường được xác định khi phân của trẻ chứa nhiều nước hơn so với bình thường. Đây là cách cơ thể tự loại bỏ mầm bệnh, có thể xảy ra kèm theo sốt, buồn nôn và nôn, chuột rút, thậm chí phát ban [7], [8]. Để dễ dàng nhận biết sớm các dấu hiệu bé bị tiêu chảy, mẹ có thể quan sát một số triệu chứng sau [3], [6]:
Đột nhiên bé đi ngoài nhiều hơn so với những ngày khác
Phân lỏng hoặc như loãng như nước; hoặc chỉ toàn nước và màu sắc thay đổi
Phân của trẻ có mùi tanh khó chịu hoặc lợn cợn hơn
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nặng do nhiễm trùng đường tiêu hóa thì phân còn có thể lẫn cả máu
Sốt
Đau bụng dữ dội
Đầy hơi
Buồn nôn
Ăn không ngon
Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy sẽ kèm theo các dấu hiệu bị mất nước. WHO đưa ra một hệ thống phân loại mức độ mất nước do tiêu chảy, gồm 3 mức [9]:
Tiêu chảy không mất nước (No Dehydration): Trẻ không mất nước hoặc mất nước rất ít
Tiêu chảy mất nước trung bình (Some Dehydration): Trẻ mất một lượng nước trung bình
Tiêu chảy mất nước nặng (Severe Dehydration): Trẻ mất nước nặng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
Phân loại tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Có 2 loại: Tiêu chảy cấp và tiêu chảy mãn tính. Chúng khác nhau dựa trên thời gian kéo dài và tính chất của triệu chứng [10].
Tiêu chảy cấp (Acute diarrhea) [3], [10]:
Thời gian kéo dài: Tiêu chảy cấp xuất hiện và kéo dài trong một thời gian ngắn, thường ít hơn 14 ngày
Tính chất: Triệu chứng của tiêu chảy cấp thường là phân lỏng (trên 3 lần/1 ngày) có thể đi kèm với buồn nôn, và nôn mửa
Nguyên nhân: Tiêu chảy cấp thường do nhiễm virus hoặc nhiễm độc thực phẩm gây ra
Tiêu chảy mãn tính (Chronic diarrhea) [11], [12]:
Thời gian kéo dài: Tiêu chảy mãn tính là khi triệu chứng tiêu chảy kéo dài, xảy ra 3 lần trở lên trong vòng 24 giờ và kéo dài từ 4 tuần trở lên
Tính chất: Tiêu chảy mãn tính thường bao gồm phân lỏng, trẻ tăng tần suất đi tiêu, và có thể kèm theo các triệu chứng khác như sụt cân, tiêu chảy đêm, và mất nước
Nguyên nhân: Tiêu chảy mãn tính có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh lý tiêu hóa, tác động của thuốc, dị ứng thức ăn, hoặc các vấn đề khác về sức khỏe
Việc xác định xem trẻ đang mắc tiêu chảy hay không rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, vậy nên, mẹ cần thường xuyên theo dõi tình trạng phân của bé để có hướng xử lý kịp thời. Nếu vẫn chưa hiểu rõ màu sắc và kết cấu của phân nói lên điều gì về tình hình sức khỏe của bé, mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây.
Nếu kết quả phân tích phân của bé nhận được không khả quan, mẹ cũng đừng nên quá lo lắng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra kỹ hơn về tình trạng sức khỏe của bé.
Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy
Trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân nhưng thường gặp nhất là do đường ruột của bé bị nhiễm trùng virus, vi trùng; hoặc ký sinh trùng. Trong số đó Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ [13], [14].
Ngoài ra, bé bị tiêu chảy kéo dài có thể do dị ứng với các loại thức ăn lạ; chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi; hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài. Với trẻ nhỏ, việc sử dụng những thức ăn, nước uống nhiễm khuẩn, không hợp vệ sinh là tác nhân hàng đầu khiến trẻ bị nhiễm khuẩn [13].
Với bé bú mẹ, tình trạng tiêu chảy có khả năng xuất phát từ chế độ ăn uống của mẹ hoặc việc mẹ sử dụng kháng sinh, làm ảnh hưởng đến đường ruột của bé [16], [17]. Với các bé bú sữa ngoài, việc bảo quản sai cách hoặc pha sữa sai tỷ lệ cũng có thể khiến con bị tiêu chảy [17], [18]. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp bé bị tiêu chảy do không tiêu hóa được đạm sữa. Hiện một số công thức sữa trên thị trường có quy trình sản xuất qua nhiều lần gia nhiệt nên khiến đạm sữa bị biến tính. Đây là “thủ phạm” khiến con hay bị tiêu chảy do khi đi vào hệ tiêu hóa của bé, đạm biến tính sẽ bị đông vón, làm con khó tiêu và khó hấp thu.
Do đó khi lựa chọn sữa cho bé, mẹ nên chú ý tìm hiểu quy trình sản xuất để đảm bảo trẻ có thể nhận được nguồn đạm sữa chất lượng nhất. Những loại sữa chỉ trải qua 1 lần gia nhiệt thường tốt hơn cho hệ tiêu hóa trẻ vì sẽ giúp hạn chế tình trạng đạm bị biến tính, bảo toàn 90% phân tử đạm mềm nhỏ, tự nhiên để đường ruột dễ dàng hấp thu từ đó giảm thiểu tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
Bé bị tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không?
Nếu tiêu chảy không được điều trị hoặc điều trị không đúng; trẻ sẽ bị mất nước khiến cơ thể yếu dần, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu kéo dài [3], [19]. Những biểu hiện cho thấy trẻ bị mất nước nghiêm trọng là [8], [20]:
Một trong những biến chứng nguy hiểm của trẻ mắc tiêu chảy nặng là suy dinh dưỡng. Ngoài ra một số trường hợp tiêu chảy do vi trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng; điều trị rất khó khăn và gây tử vong cao [21], [22].
Điều trị tiêu chảy cho bé như thế nào?
Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy
Cho trẻ uống nước nhiều hơn so với bình thường. Cần cho trẻ uống thêm dung dịch Oresol để bù lại lượng nước đã mất [23].
Nếu trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục cho bú thường xuyên hơn và bú lâu hơn. Ở trẻ lớn hơn thì khẩu phần ăn hàng ngày nên được tiếp tục và tăng dần lên. Với trẻ bị ói mửa thì khẩu phần ăn nên được chia ra làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Sau khi hết tiêu chảy nên cho bé ăn nhiều hơn để hồi phục lại dinh dưỡng cho bé [8].
Trường hợp nặng cần đưa đến bệnh viện để kịp thời chữa trị [8].
Bé bị tiêu chảy nên uống thuốc gì?
Mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc mà chưa thông qua lời khuyên và hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ. Việc cho bé uống thuốc cần nên nghiêm chỉnh thực hiện theo chỉ định từ bác sĩ [24].
Bổ sung kẽm
Các mẹ có thể cho trẻ uống bổ sung viên kẽm trong khoảng 10-14 ngày để giúp giảm thiểu tình trạng tiêu chảy. Kẽm có tác dụng trong việc hồi phục biểu mô ruột, giúp cơ quan tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt; góp phần lập lại quá trình hấp thu bình thường của đường ruột vốn đang bị rối loạn trong thời gian bé bị tiêu chảy. Từ đó, sẽ rút ngắn thời gian trẻ bị tiêu chảy, giảm lượng phân, qua đó bệnh nhanh chóng thuyên giảm [25].
Thực phẩm trẻ bị tiêu chảy nên ăn và không nên ăn
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? Mẹ có thể bổ sung các thực phẩm sau cho bé [26]:
Chuối
Thịt gà
Bánh quy giòn
Mì ống
Ngũ cốc gạo
Khi bé bị tiêu chảy, mẹ không nên cho con ăn/uống các thực phẩm sau [26]:
Nước ép trái cây
Sữa
Đồ chiên
Cách chống mất nước cho trẻ bị tiêu chảy
Ngay khi trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ uống bù nước tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì [23]. Cách cho trẻ tiêu chảy uống nước: [23]
Trẻ từ 0 – 6 tháng chỉ nên bú sữa mẹ hoàn toàn
Trẻ nhỏ từ 6 tháng – dưới 2 tuổi uống 50-100ml, sau mỗi lần đi tiêu. Cho trẻ uống ít một và cho uống từng thìa
Trẻ lớn trên 2 tuổi cho uống 100-120ml sau mỗi lần đi ngoài. Cho trẻ uống từng ngụm bằng cốc cho tới khi trẻ hết khát
Nếu trẻ bị nôn, mẹ hãy đợi 10 phút sau mới tiếp tục cho uống nhưng chậm hơn cho tới khi ngừng tiêu chảy
Đổi sữa khi nghi ngờ con tiêu chảy do sữa ngoài
Nếu bé bú ngoài hay bị tiêu chảy, mẹ nên xem lại cách bảo quản sữa cũng như cách pha sữa cho bé đã đúng hay chưa. Trường hợp nghi ngờ con tiêu chảy là do công thức sữa con đang dùng chứa đạm biến tính, vậy mẹ hãy cân nhắc đổi sữa cho con.
Để tránh tình trạng tiêu chảy tái diễn, mẹ hãy chọn sữa cẩn thận, xem xét kỹ quy trình sản xuất của từng sản phẩm. Ưu tiên hàng đầu là những công thức sữa có quy trình sản xuất chỉ qua 1 lần gia nhiệt để bảo toàn hơn 90% đạm mềm tự nhiên trong sữa, giúp con dễ hấp thu, hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.
Bên cạnh đó, khi bị tiêu chảy, hệ vi sinh đường ruột của con đã trở nên mất cân bằng, hại khuẩn bắt đầu chiếm ưu thế. Lúc này, việc bổ sung lợi khuẩn và cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho bé rất quan trọng. Do đó, khi chọn sữa, mẹ nên ưu tiên sản phẩm có thành phần giúp tăng cường và nuôi dưỡng lợi khuẩn cho bé, điển hình là chất xơ prebiotic chất lượng cao để cân bằng lại vi sinh vật đường ruột, qua đó giúp bé hồi phục tốt hơn khi bị tiêu chảy. Ngoài ra, sữa nên có vị thanh nhạt, để bé dễ làm quen, bú khỏe và nhận đầy đủ dưỡng chất.
Cách phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Để phòng bệnh tiêu chảy, cha mẹ cần quan tâm đến một số vấn đề sau [8], [27]:
Vệ sinh ăn uống (ăn chín, uống nước đun sôi, sử dụng nguồn nước sạch)
Vệ sinh dụng cụ ăn uống của trẻ (bình sữa, núm vú, bát, đĩa, cốc, thìa ăn)
Vệ sinh môi trường: Diệt ruồi, nhặng…
Vệ sinh cá nhân: Rửa tay bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn, khi pha chế thức ăn cho trẻ, sau khi đi vệ sinh và sau khi thay tã lót cho trẻ
Xử lý đúng cách phân của trẻ tiêu chảy
Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung hợp lý
Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, đặc biệt là tiêm phòng sởi vì khi trẻ mắc bệnh sởi hoặc sau khi khỏi bệnh dễ mắc tiêu chảy
Các thắc mắc thường gặp về chứng tiêu chảy ở trẻ em
Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày có sao không?
Tùy theo sự phát triển của bé và việc bú sữa mẹ hay sữa ngoài mà số lần đi ngoài nhiều ít khác nhau. Trẻ bị tiêu chảy khi đi tiêu trên 3 lần trong 24 giờ và phân tiêu ra phải lỏng (loại phân có “nước nhiều hơn cái” và khác với ngày thường) [28].
Nếu bé đi ngoài nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần là phân tròn, dạng viên nhỏ, cứng thì trẻ bị táo bón. Ngược lại, bé bú mẹ có thể tiêu phân sệt, có lúc tóe nước nhưng 2-4 ngày mới tiêu một lần thì hoàn toàn bình thường [5], [6].
Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
Nếu bé chỉ bị tiêu chảy nhẹ thì mẹ vẫn tiếp tục cho bé uống thuốc theo chỉ định từ bác sĩ kết hợp với chế độ chăm sóc bé bị tiêu chảy kéo dài như ở trên. Tuy nhiên, nếu bé bị tiêu chảy nặng thì mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho dùng thuốc kháng sinh và đưa con đến bệnh viện để điều trị [8].
Trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng phải làm sao?
Nếu bé bị tiêu chảy do mọc răng thì mẹ không cần lo lắng, vì tính trạng này sẽ kết thúc sau khi quá trình con mọc răng hoàn thành. Mẹ chỉ cần áp dụng các cách chăm sóc bé mọc răng như cho con bú nhiều hoặc uống nhiều nước hơn [29].
Trẻ bị tiêu chảy có nên ăn trứng gà?
Trứng gà rất giàu chất béo khiến bé khó tiêu lúc bị tiêu chảy, vì vậy mẹ không nên cho con ăn nhé. Lý do là khi bé bị tiêu chảy, dịch tiêu hóa tiết ra ít làm giảm hoạt tính men tiêu hóa. Vì vậy việc chuyển hóa chất béo và đường bị rối loạn. Điều này khiến chức năng tái hấp thu nước và dinh dưỡng của ruột non kém. Từ đó dẫn đến việc dinh dưỡng sẽ bị thải ra ngoài qua đường tiêu hóa. Vì thế nếu mẹ cho con ăn trứng gà lúc này sẽ càng khiến con đi ngoài nhiều hơn.
Qua bài viết trên, hy vọng mẹ đã có thể cập nhật nhiều thông tin hữu ích về việc phòng ngừa tiêu chảy cho bé yêu. Chúc mẹ chăm bé khỏe và tận hưởng hành trình làm mẹ thật suôn sẻ!