Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị sốt phải làm sao? Hướng dẫn cách chăm sóc bé

Chắc chắn bất cứ trong ai cuộc đời đều vài lần mắc bệnh sốt. Trẻ nhỏ cũng không ngoại lệ. Do có hệ thống miễn dịch non kém, trẻ là đối tượng dễ mắc bệnh sốt nhất. Sốt có rất nhiều loại, nhiều nguyên nhân triệu chứng và có cách chữa trị tương ứng khác nhau.

Cha mẹ cần nắm đầy đủ thông tin để khi trẻ bị sốt, cơ thể nóng ran quằn quại, cha mẹ sẽ biết mình nên làm gì tiếp theo. 

1. Sốt là gì? 

Sốt (Fever) là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng lên trong thời gian ngắn để chống lại bệnh. Nhiệt độ tăng vì một số lý do:

  • Cơ thể tạo ra các kháng thể để chống lại nhiễm trùng.
  • Cơ thể cũng tạo ra nhiều đại thực bào hơn để chiến đấu khi có kẻ xâm nhập cơ thể bằng cách ăn thịt chúng.
  • Chất Cytokine được tạo ra trong cơ thể để chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật, bệnh ác tính hoặc những kẻ xâm nhập khác.
  • Hệ thống miễn dịch tạo ra nhiều tế bào bạch cầu hơn để chống lại nhiễm trùng. Sự gia tăng các tế bào bạch cầu khiến não nóng lên. Quá trình này sẽ gây ra một cơn sốt.

Khi đó, cơ thể ta sẽ tự làm mát bằng cách tăng lượng máu và di chuyển chúng đến gần mạch máu bằng việc co cơ. Điều này khiến trẻ và người lớn bị rùng mình và có thể gây đau cơ khi sốt.

Dựa độ tuổi và nhiệt độ cơ thể, cha mẹ có thể biết là bé nhà mình sốt có nặng; và có nên đi bác sĩ hay không. Đối với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở xuống, nếu bị sốt từ 38° C trở lên thì nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ ngay. Còn đối với trẻ lớn hơn, sốt từ 39° C trở lên hãy đưa bé đến gặp bác sĩ. Vì với nhiệt độ này được xem là sốt cao.

Trẻ bị sốt

1.1 Cách đo nhiệt độ khi trẻ bị sốt

Để đo nhiệt độ cơ thể trẻ bị sốt, cha mẹ nên dùng nhiệt kế. Nhiệt độ của trẻ có thể được lấy từ trực tràng, tai, miệng, trán hoặc nách. Cách đo lần lượt như sau:

  • Đo nhiệt độ trực tràng: Trực tràng là phần ruột già, tiếp giáp ngay đầu hậu môn. Đây là cách đo chuẩn xác nhất đối với trẻ sơ sinh. Cha mẹ cho bé nằm sấp, rồi đưa nhiệt kế đã phủ lớp bôi trơn vào trực tràng khoảng 0,25-0,5cm. 
  • Đo nhiệt độ tai: Khi trẻ được 3 tháng tuổi trở lên, đo nhiệt độ bằng tai mới cho kết quả chính xác. Trước khi đo, cha mẹ cần vệ sinh tai bé và nhiệt kế thật kỹ để tránh trẻ bị nhiễm trùng tai. Sau khi đã đặt đầu nhiệt kế vào tai cố định, cha mẹ bấm nút để số nhiệt độ hiện lên.  
  • Đo nhiệt độ miệng: Trẻ nhỏ thường khó khăn trong việc ngậm miệng trong một khoảng thời gian cố định, Nên việc đo nhiệt kế bằng miệng chỉ chính xác khi được thực hiện cho trẻ trên 4 tháng tuổi. Để đo, cha mẹ đặt đầu nhiệt kế vào miệng trẻ. Đợi khoảng vài giây, kết quả sẽ hiện ra.
  • Đo nhiệt độ trán: Cha mẹ đặt nhiệt kế vào vùng giữa trán khoảng cách 2 – 3cm. Di chuyển nhiệt kế chậm từ giữa trán sang vùng thái dương để thiết bị dò đỉnh nhiệt độ. Chỉ sau vài giây, cha mẹ sẽ có ngay kết quả nhiệt độ của trẻ đang bị sốt. Cách đo này thì không chính xác bằng đo ở trực tràng, nhất là trẻ dưới 3 tháng tuổi. 
  • Đo nhiệt độ nách: Đây là cách đo phổ biến nhất đối với cả trẻ và người lớn bị sốt. Để thực hiện, cha mẹ sẽ đặt nhiệt kế vào nách và chờ kết quả trong vòng vài giây. Tuy nhiên cách đo này không chính xác lắm vì thông số nhiệt độ có thể thấp hơn thực tế.

1.2 Triệu chứng khi trẻ bị sốt

Khi bị sốt, bên cạnh nhiệt độ cơ thể tăng cao (trên 37° C) trẻ sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng như sau:

  • Đau cơ.
  • Cáu gắt.
  • Đau đầu.
  • Mất nước.
  • Đổ mồ hôi.
  • Ăn mất ngon.
  • Mệt mỏi, lừ đừ.
  • Ớn lạnh và rùng mình.

1.3 Các loại sốt khác nhau

các loại sốt khác nhau

  • Sốt virus (Virus fever): Hay còn được gọi là sốt siêu vi. Đây là bệnh do các loại virus liên quan đến đường hô hấp gây ra. Trẻ bị sốt virus có thể mắc các bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp trên (RTIs), bệnh cúm, nhiễm trùng tai,…
  • Sốt phát ban (Roseola): Dấu hiệu ban đầu thấy rõ nhất là trẻ bị sốt cao. Đa phần trẻ sốt kèm theo cảm giác ớn lạnh, khó chịu và không thể thiếu những vết ban đỏ hồng. 
  • Sốt co giật (Febrile seizure): Sốt co giật xảy ra do trẻ nhiễm virus hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn. Trẻ bị sốt co giật có thể mất ý thức tạm thời, co cứng tay chân, nôn ói, mệt mỏi… Trẻ bị sốt co giật có ảnh hưởng đến não hay mức độ nguy hiểm thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây co giật.
  • Sốt chân tay lạnh: Khi bị sốt thay vì cơ thể nóng hổi, nhiều bé bị sốt nhưng tay chân lạnh ngắt. Nguyên nhân có thể là do cơ thể phản ứng khi nhiệt độ tăng đột ngột hoặc mắc các bệnh liên quan đến virus. 
  • Sốt rét run (Malaria): Đây là căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi ký sinh trùng sốt rét Plasmodium. triệu chứng trẻ bị sốt rét run bao gồm: khó chịu, uể oải, kém ăn uống và khó ngủ. Đồng thời, sẽ đi kèm với cơn ớn lạnh, sốt và thở gấp.
  • Sốt lúc nóng lúc lạnh: Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh có thể bắt nguồn từ các biến đổi của môi trường,phản ứng của cơ thể hoặc cũng do viêm màng não. Mẹ cần cho bé đi khám để kiểm tra nguyên nhân cụ thể.
  • Sốt nhẹ kéo dài (Prolonged Fever): Khi đo nhiệt độ thấy thân nhiệt trẻ tăng so với bình thường; kéo dài quá 3 ngày không hạ, có thể trẻ đang bị sốt kéo dài. Trẻ bị sốt nhẹ kéo dài thường có các dấu hiệu như đau đầu hay đau nhức toàn thân, mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc liên tục,…

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt

Đa số nguyên nhân trẻ bị sốt đều do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Ngoài ra, trẻ bị sốt còn do các nguyên nhân khác như:

  • Môi trường và thời tiết: Môi trường ô nhiễm nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và sự thay đổi thời tiết lúc giao mùa cũng khiến bé bị sốt.
  • Do các loại bệnh: Trẻ bị sốt có thể là do mắc các loại bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp, sốt phát ban, sởi, sốt mọc răng, thủy đậu, ho gà, cảm nắng,…
  • Lây nhiễm từ người khác: Trẻ bị sốt là virus, vi khuẩn gây ra, vì vậy rất dễ lây nhiễm. Virus và vi khuẩn có thể lây lan khi trẻ hít phải nước bọt, chạm vào người bị bệnh.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Mẹo mọc răng không sốt: 4 cách từ dân gian mẹ đã biết chưa?

3. Khi nào cần đưa trẻ bị sốt đến gặp bác sĩ?

Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi và bị sốt trên 38° C, ngay cả khi không có các triệu chứng khác, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Nếu bé bị suy giảm hệ thống miễn dịch vì bất kỳ lý do gì và bị sốt trên 38° C, cha mẹ nên đến bác sĩ hoặc phòng cấp cứu của bệnh viện ngay lập tức. Ngoài ra, hãy đưa bé đến bệnh viện nếu nhiệt độ trên 38° C và có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Khó thở; hoặc phát ban.
  • Buồn ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Cổ cứng hoặc đau mắt khi gặp ánh sáng.
  • Nôn mửa và không uống nhiều nước được.
  • Cơn sốt không thuyên giảm khi đã dùng thuốc.
  • Trẻ sốt hơn 3 ngày và không có nguyên nhân rõ ràng.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao? Cách nhận biết và chăm sóc bé

4. Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị sốt

Làm gì khi trẻ bị sốt là câu hỏi được nhiều cha mẹ quan tâm. Cha mẹ hãy lưu ý các cách chăm sóc trẻ bị sốt dưới đây:

4.1 Thuốc hạ sốt

Thuốc hạ sốt thường dùng cho trẻ là paracetamol dạng gói hoặc siro. Thuốc có hiệu quả sau khoảng 30 phút sử dụng và có tác dụng kéo dài khoảng 4 – 6 giờ, ít gây tác dụng phụ. Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ uống Ibuprofen. Mỗi liều cách nhau 6-8h.

Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi không được cho uống bất kỳ loại thuốc nào để hạ sốt khi chưa được bác sĩ đồng ý. Nếu bé có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào; hãy hỏi bác sĩ để xem loại thuốc nào là tốt nhất để sử dụng.

[inline_article id=267247]

4.2 Dinh dưỡng

dinh dưỡng cho bé

Cha mẹ nên cho bé bị sốt ăn các thực phẩm loãng như cháo, súp. Đừng quên bổ sung trái cây chứa nhiều vitamin C và sữa chua vào khẩu phần ăn của bé nhé. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho bé uống nhiều nước, sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh và trà gừng đối với trẻ trên 6 tháng để bệnh mau khỏi hơn.

Nếu trẻ bị nôn mửa hoặc bị tiêu chảy, hãy hỏi bác sĩ xem có nên cho uống nước điện giải (để bù nước) dành riêng cho trẻ em hay không. Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt có gas, thực phẩm chiên xào, dầu mỡ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sốt nên ăn gì, uống gì? Có cần kiêng ăn món nào không?

4.3 Cách trị sốt tại nhà

  • Cho bé nghỉ ngơi thật nhiều.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoái khí cho bé.
  • Chườm nước ấm để cân bằng nhiệt độ cơ thể.
  • Cho bé uống thật nhiều nước và nước ép trái cây.
  • Rửa tay, chân, cơ thể bé sạch sẽ để vi khuẩn không lây lan.
  • Đảm bảo phòng ngủ của bé có nhiệt độ thoải mái, không quá nóng hoặc quá lạnh.

Nhiều cha mẹ cũng thắc mắc liệu trẻ bị sốt có nên bật quạt hay không. Câu trả lời là có. Quạt máy không có tác dụng hạ sốt cho trẻ; nhưng sẽ có tác dụng hỗ trợ làm thoáng không khí xung quanh; tránh hầm bí giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.

[inline_article id=266364]

5. Cách phòng ngừa để bé không bị sốt 

Cha mẹ có thể ngăn ngừa sốt bằng cách giảm tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp:

  • Tiêm chủng theo khuyến cáo đối với các bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như cúm và COVID-19.
  • Rửa tay thường xuyên. Đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ở trong đám đông hoặc xung quanh người bị bệnh, sau khi vuốt ve động vật và khi di chuyển trên các phương tiện giao thông công cộng.
  • Hướng dẫn trẻ cách rửa tay kỹ lưỡng, bao gồm cả mặt trước và mặt sau của mỗi bàn tay bằng xà phòng.
  • Tránh cho trẻ chạm vào mũi, miệng hoặc mắt vì đây là những cách virus và vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng.
  • Dạy trẻ che miệng khi ho và che mũi khi hắt hơi. Ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay để tránh truyền vi khuẩn sang những người xung quanh.
  • Không cho trẻ dùng chung cốc, chai nước và đồ dùng với bạn khác để tránh lây vi khuẩn.

Trên đây là thông tin cha mẹ cần lưu tâm khi bé bị sốt. Trẻ bị sốt là khi cơ thể nóng lên để chống lại virus bảo vệ cơ thể. Sốt có thể lây lan. Vì vậy, cha mẹ nên đảm bảo không cho trẻ tiếp xúc gần với người bị bệnh. Dạy trẻ cách rửa tay sạch sẽ để phòng ngừa bệnh. Hy vọng qua bài viết này, bé nhà mình sẽ có sức khỏe và sức đề kháng thật tốt cha mẹ nhé!

By Huỳnh Quế Trân

Tác giả Huỳnh Quế Trân đang phụ trách sản xuất các bài viết cho chuyên mục Mẹ và Bé cũng như Đời sống sức khỏe gia đình. Với sứ mệnh gián tiếp chăm sóc các thiên thần nhỏ và mẹ bầu, chị không ngừng cung cấp những chủ đề hữu ích và thiết thực dành cho các độc giả của MarryBaby.