Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ sốt không rõ nguyên nhân: Cha mẹ nên làm gì?

Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trẻ sốt không rõ nguyên nhân là gì, nguyên nhân, và cách xử lý khi trẻ gặp phải tình trạng này để mẹ có thể chăm sóc con yêu tốt hơn. 

Trẻ sốt không rõ nguyên nhân là gì?

Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân gây bệnh khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ có thể bị sốt mà không có nguyên nhân rõ ràng.

Thường khi trẻ bị sốt, các dấu hiệu khác thường xuất hiện đồng thời, giúp gia đình và bác sĩ dễ dàng đưa ra đánh giá chính xác về nguyên nhân gây sốt như ho, nghẹt mũi, đau người, mất khả năng ăn uống, tăng tiết nước miếng, xuất hiện ban đỏ trên da… Tuy nhiên, có những trường hợp khi trẻ bị sốt mà không kèm theo các dấu hiệu rõ ràng, thậm chí còn có trường hợp không có bất kỳ dấu hiệu nào khác đi kèm (gọi là trẻ sốt không rõ nguyên nhân) khiến nhiều mẹ lo lắng.

>> Xem thêm: Trẻ bị sốt phải làm sao? Hướng dẫn cách chăm sóc bé

Các nguyên nhân khiến trẻ bị sốt

Có hai loại nguyên nhân chính gây ra các dấu hiệu sốt ở trẻ nhỏ:

Sốt do nhiễm trùng: Sốt thường xuất phát từ các yếu tố như cách chăm sóc của cha mẹ hoặc tình trạng cơ thể của trẻ. Sốt do nhiễm trùng có thể đến từ những căn bệnh phổ biến như viêm tai, sởi, cảm cúm, sốt phát ban… Đôi khi, tình trạng này cũng là do những bệnh lý nặng như sốt xuất huyết, viêm phổi, viêm màng não, lao…

Sốt do các nguyên nhân khác: Sốt có thể xuất hiện sau khi tiêm chủng, trong quá trình mọc răng, do tác động của ánh nắng mặt trời hoặc do thời tiết lạnh, cũng như có thể là kết quả của việc trẻ mặc quá nhiều quần áo.

Lưu ý:

[key-takeaways title=””]

Nếu đang là lần đầu làm mẹ và bạn muốn có thêm kinh nghiệm từ các mẹ đi trước về cách xử lý khi trẻ sốt không rõ nguyên nhân, hãy tham gia cộng đồng mẹ và bé của chúng tôi để có giải đáp về vấn đề này tại đây.

[/key-takeaways]

Trẻ sốt không rõ nguyên nhân là gì? Nguyên nhân nào khiến trẻ bị sốt
Trẻ sốt không rõ nguyên nhân là gì? Nguyên nhân nào khiến trẻ bị sốt

Cha mẹ cần nên làm gì khi trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân?

Sốt là một triệu chứng phổ biến ở trẻ em và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân, cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau

1. Theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ

  • Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể của trẻ thường xuyên.
  • Ghi chép lại kết quả đo để theo dõi sự thay đổi của nhiệt độ cơ thể.

Để biết trẻ có bị sốt không, bạn nên tìm hiểu thêm về nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là bao nhiêu nữa nhé.

2. Giúp trẻ hạ sốt

  • Cho trẻ mặc quần áo mỏng nhẹ, thoáng mát.
  • Lau người cho trẻ bằng nước ấm.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

3. Cho trẻ uống nhiều nước

Sốt có thể khiến trẻ mất nước. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ, trẻ lớn hơn thì có thể cho uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể.

4. Theo dõi tình trạng của trẻ

Lưu ý các triệu chứng khác của trẻ như ho, sổ mũi, tiêu chảy, co giật,… Nếu trẻ có các triệu chứng bất thường, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

5. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Với trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi, nên cho trẻ ăn thức ăn mềm dễ tiêu hóa như cháo, súp canh… Cha mẹ cũng cần tránh cho trẻ ăn các thức ăn khó tiêu hóa như thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng…

Trẻ có thể làm biếng ăn khi bị sốt. Vì thế, cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để trẻ dễ ăn hơn và cho trẻ ăn mỗi bữa một lượng vừa đủ, không nên ép trẻ ăn quá nhiều.

Mẹ có thể hạ sốt cho trẻ khi để ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Để tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, mời mẹ tìm hiểu bài viết: Trẻ bị sốt nên và không nên ăn uống những gì?

Khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện khi trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân?

Khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện khi trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân?
Khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện khi trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân?

Khi trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân, cha mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đi bệnh viện trong các trường hợp sau:

1. Trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm

  • Trẻ sốt cao không rõ nguyên nhân.
  • Trẻ sốt nhẹ kéo dài hơn 72 giờ.
  • Trẻ sốt đi sốt lại không rõ nguyên n
  • Trẻ co giật.
  • Trẻ khó thở.
  • Trẻ tím tái.
  • Trẻ lờ đờ, li bì.
  • Trẻ nôn mửa và tiêu chảy nhiều lần.

Trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân cũng có thể sốt đi sốt lại nhiều lần. Nếu gặp tình trạng trẻ sốt đi sốt lại không rõ nguyên nhân mà chưa biết phải giải quyết thế nào, mẹ có thể xem thêm về vấn đề này tại đây.

2. Trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi.
  • Trẻ có bệnh lý nền như tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch,…
  • Trẻ có tiền sử co giật do sốt.

3. Trẻ sốt có các triệu chứng khác đi kèm:

  • Ho nhiều.
  • Sổ mũi.
  • Tiêu chảy.
  • Đau đầu.
  • Phát ban.

Cách phòng ngừa trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân

Cách phòng ngừa trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân
Cách phòng ngừa trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân

Để tránh trẻ sốt đi sốt lại không rõ nguyên nhân, mẹ cần nên biết cách phòng ngừa cho con. Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân:

  • Dạy trẻ rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước ấm, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay để che miệng khi ho hoặc hắt hơi và vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác có nắp đậy.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị sốt hoặc có các triệu chứng bệnh khác. Nếu phải tiếp xúc, hãy đeo khẩu trang y tế.
  • Ba mẹ nên tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo lịch khuyến cáo của Bộ Y tế. Tiêm chủng giúp trẻ phòng ngừa được nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây sốt.
  • Đối với trẻ còn đang bú, hãy cho bé bú đầy đủ. Sữa mẹ cung cấp cho trẻ nhiều dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch. Trẻ bú sữa mẹ ít bị ốm hơn trẻ bú sữa công thức.
  • Với trẻ lớn hơn, hãy cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
  • Giữ cho môi trường sống của trẻ thông thoáng, sạch sẽ.
  • Luôn cho trẻ ngủ đủ giấc, mỗi ngày nên ngủ từ 10 – 12 tiếng để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Dạy trẻ tập thể dục thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch.

Trẻ sốt không rõ nguyên nhân thường không nguy hiểm và sẽ tự khỏi trong vài ngày. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng của trẻ và đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ có các triệu chứng bất thường.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị sốt phải làm sao? Hướng dẫn cách chăm sóc bé

Cha mẹ cần nắm đầy đủ thông tin để khi trẻ bị sốt, cơ thể nóng ran quằn quại, cha mẹ sẽ biết mình nên làm gì tiếp theo. 

1. Sốt là gì? 

Sốt (Fever) là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng lên trong thời gian ngắn để chống lại bệnh. Nhiệt độ tăng vì một số lý do:

  • Cơ thể tạo ra các kháng thể để chống lại nhiễm trùng.
  • Cơ thể cũng tạo ra nhiều đại thực bào hơn để chiến đấu khi có kẻ xâm nhập cơ thể bằng cách ăn thịt chúng.
  • Chất Cytokine được tạo ra trong cơ thể để chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật, bệnh ác tính hoặc những kẻ xâm nhập khác.
  • Hệ thống miễn dịch tạo ra nhiều tế bào bạch cầu hơn để chống lại nhiễm trùng. Sự gia tăng các tế bào bạch cầu khiến não nóng lên. Quá trình này sẽ gây ra một cơn sốt.

Khi đó, cơ thể ta sẽ tự làm mát bằng cách tăng lượng máu và di chuyển chúng đến gần mạch máu bằng việc co cơ. Điều này khiến trẻ và người lớn bị rùng mình và có thể gây đau cơ khi sốt.

Dựa độ tuổi và nhiệt độ cơ thể, cha mẹ có thể biết là bé nhà mình sốt có nặng; và có nên đi bác sĩ hay không. Đối với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở xuống, nếu bị sốt từ 38° C trở lên thì nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ ngay. Còn đối với trẻ lớn hơn, sốt từ 39° C trở lên hãy đưa bé đến gặp bác sĩ. Vì với nhiệt độ này được xem là sốt cao.

Trẻ bị sốt

1.1 Cách đo nhiệt độ khi trẻ bị sốt

Để đo nhiệt độ cơ thể trẻ bị sốt, cha mẹ nên dùng nhiệt kế. Nhiệt độ của trẻ có thể được lấy từ trực tràng, tai, miệng, trán hoặc nách. Cách đo lần lượt như sau:

  • Đo nhiệt độ trực tràng: Trực tràng là phần ruột già, tiếp giáp ngay đầu hậu môn. Đây là cách đo chuẩn xác nhất đối với trẻ sơ sinh. Cha mẹ cho bé nằm sấp, rồi đưa nhiệt kế đã phủ lớp bôi trơn vào trực tràng khoảng 0,25-0,5cm. 
  • Đo nhiệt độ tai: Khi trẻ được 3 tháng tuổi trở lên, đo nhiệt độ bằng tai mới cho kết quả chính xác. Trước khi đo, cha mẹ cần vệ sinh tai bé và nhiệt kế thật kỹ để tránh trẻ bị nhiễm trùng tai. Sau khi đã đặt đầu nhiệt kế vào tai cố định, cha mẹ bấm nút để số nhiệt độ hiện lên.  
  • Đo nhiệt độ miệng: Trẻ nhỏ thường khó khăn trong việc ngậm miệng trong một khoảng thời gian cố định, Nên việc đo nhiệt kế bằng miệng chỉ chính xác khi được thực hiện cho trẻ trên 4 tháng tuổi. Để đo, cha mẹ đặt đầu nhiệt kế vào miệng trẻ. Đợi khoảng vài giây, kết quả sẽ hiện ra.
  • Đo nhiệt độ trán: Cha mẹ đặt nhiệt kế vào vùng giữa trán khoảng cách 2 – 3cm. Di chuyển nhiệt kế chậm từ giữa trán sang vùng thái dương để thiết bị dò đỉnh nhiệt độ. Chỉ sau vài giây, cha mẹ sẽ có ngay kết quả nhiệt độ của trẻ đang bị sốt. Cách đo này thì không chính xác bằng đo ở trực tràng, nhất là trẻ dưới 3 tháng tuổi. 
  • Đo nhiệt độ nách: Đây là cách đo phổ biến nhất đối với cả trẻ và người lớn bị sốt. Để thực hiện, cha mẹ sẽ đặt nhiệt kế vào nách và chờ kết quả trong vòng vài giây. Tuy nhiên cách đo này không chính xác lắm vì thông số nhiệt độ có thể thấp hơn thực tế.

1.2 Triệu chứng khi trẻ bị sốt

Khi bị sốt, bên cạnh nhiệt độ cơ thể tăng cao (trên 37° C) trẻ sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng như sau:

  • Đau cơ.
  • Cáu gắt.
  • Đau đầu.
  • Mất nước.
  • Đổ mồ hôi.
  • Ăn mất ngon.
  • Mệt mỏi, lừ đừ.
  • Ớn lạnh và rùng mình.

1.3 Các loại sốt khác nhau

các loại sốt khác nhau

  • Sốt virus (Virus fever): Hay còn được gọi là sốt siêu vi. Đây là bệnh do các loại virus liên quan đến đường hô hấp gây ra. Trẻ bị sốt virus có thể mắc các bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp trên (RTIs), bệnh cúm, nhiễm trùng tai,…
  • Sốt phát ban (Roseola): Dấu hiệu ban đầu thấy rõ nhất là trẻ bị sốt cao. Đa phần trẻ sốt kèm theo cảm giác ớn lạnh, khó chịu và không thể thiếu những vết ban đỏ hồng. 
  • Sốt co giật (Febrile seizure): Sốt co giật xảy ra do trẻ nhiễm virus hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn. Trẻ bị sốt co giật có thể mất ý thức tạm thời, co cứng tay chân, nôn ói, mệt mỏi… Trẻ bị sốt co giật có ảnh hưởng đến não hay mức độ nguy hiểm thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây co giật.
  • Sốt chân tay lạnh: Khi bị sốt thay vì cơ thể nóng hổi, nhiều bé bị sốt nhưng tay chân lạnh ngắt. Nguyên nhân có thể là do cơ thể phản ứng khi nhiệt độ tăng đột ngột hoặc mắc các bệnh liên quan đến virus. 
  • Sốt rét run (Malaria): Đây là căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi ký sinh trùng sốt rét Plasmodium. triệu chứng trẻ bị sốt rét run bao gồm: khó chịu, uể oải, kém ăn uống và khó ngủ. Đồng thời, sẽ đi kèm với cơn ớn lạnh, sốt và thở gấp.
  • Sốt lúc nóng lúc lạnh: Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh có thể bắt nguồn từ các biến đổi của môi trường,phản ứng của cơ thể hoặc cũng do viêm màng não. Mẹ cần cho bé đi khám để kiểm tra nguyên nhân cụ thể.
  • Sốt nhẹ kéo dài (Prolonged Fever): Khi đo nhiệt độ thấy thân nhiệt trẻ tăng so với bình thường; kéo dài quá 3 ngày không hạ, có thể trẻ đang bị sốt kéo dài. Trẻ bị sốt nhẹ kéo dài thường có các dấu hiệu như đau đầu hay đau nhức toàn thân, mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc liên tục,…

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt

Đa số nguyên nhân trẻ bị sốt đều do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Ngoài ra, trẻ bị sốt còn do các nguyên nhân khác như:

  • Môi trường và thời tiết: Môi trường ô nhiễm nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và sự thay đổi thời tiết lúc giao mùa cũng khiến bé bị sốt.
  • Do các loại bệnh: Trẻ bị sốt có thể là do mắc các loại bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp, sốt phát ban, sởi, sốt mọc răng, thủy đậu, ho gà, cảm nắng,…
  • Lây nhiễm từ người khác: Trẻ bị sốt là virus, vi khuẩn gây ra, vì vậy rất dễ lây nhiễm. Virus và vi khuẩn có thể lây lan khi trẻ hít phải nước bọt, chạm vào người bị bệnh.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Mẹo mọc răng không sốt: 4 cách từ dân gian mẹ đã biết chưa?

3. Khi nào cần đưa trẻ bị sốt đến gặp bác sĩ?

Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi và bị sốt trên 38° C, ngay cả khi không có các triệu chứng khác, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Nếu bé bị suy giảm hệ thống miễn dịch vì bất kỳ lý do gì và bị sốt trên 38° C, cha mẹ nên đến bác sĩ hoặc phòng cấp cứu của bệnh viện ngay lập tức. Ngoài ra, hãy đưa bé đến bệnh viện nếu nhiệt độ trên 38° C và có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Khó thở; hoặc phát ban.
  • Buồn ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Cổ cứng hoặc đau mắt khi gặp ánh sáng.
  • Nôn mửa và không uống nhiều nước được.
  • Cơn sốt không thuyên giảm khi đã dùng thuốc.
  • Trẻ sốt hơn 3 ngày và không có nguyên nhân rõ ràng.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao? Cách nhận biết và chăm sóc bé

4. Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị sốt

Làm gì khi trẻ bị sốt là câu hỏi được nhiều cha mẹ quan tâm. Cha mẹ hãy lưu ý các cách chăm sóc trẻ bị sốt dưới đây:

4.1 Thuốc hạ sốt

Thuốc hạ sốt thường dùng cho trẻ là paracetamol dạng gói hoặc siro. Thuốc có hiệu quả sau khoảng 30 phút sử dụng và có tác dụng kéo dài khoảng 4 – 6 giờ, ít gây tác dụng phụ. Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ uống Ibuprofen. Mỗi liều cách nhau 6-8h.

Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi không được cho uống bất kỳ loại thuốc nào để hạ sốt khi chưa được bác sĩ đồng ý. Nếu bé có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào; hãy hỏi bác sĩ để xem loại thuốc nào là tốt nhất để sử dụng.

[inline_article id=267247]

4.2 Dinh dưỡng

dinh dưỡng cho bé

Cha mẹ nên cho bé bị sốt ăn các thực phẩm loãng như cháo, súp. Đừng quên bổ sung trái cây chứa nhiều vitamin C và sữa chua vào khẩu phần ăn của bé nhé. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho bé uống nhiều nước, sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh và trà gừng đối với trẻ trên 6 tháng để bệnh mau khỏi hơn.

Nếu trẻ bị nôn mửa hoặc bị tiêu chảy, hãy hỏi bác sĩ xem có nên cho uống nước điện giải (để bù nước) dành riêng cho trẻ em hay không. Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt có gas, thực phẩm chiên xào, dầu mỡ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sốt nên ăn gì, uống gì? Có cần kiêng ăn món nào không?

4.3 Cách trị sốt tại nhà

  • Cho bé nghỉ ngơi thật nhiều.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoái khí cho bé.
  • Chườm nước ấm để cân bằng nhiệt độ cơ thể.
  • Cho bé uống thật nhiều nước và nước ép trái cây.
  • Rửa tay, chân, cơ thể bé sạch sẽ để vi khuẩn không lây lan.
  • Đảm bảo phòng ngủ của bé có nhiệt độ thoải mái, không quá nóng hoặc quá lạnh.

Nhiều cha mẹ cũng thắc mắc liệu trẻ bị sốt có nên bật quạt hay không. Câu trả lời là có. Quạt máy không có tác dụng hạ sốt cho trẻ; nhưng sẽ có tác dụng hỗ trợ làm thoáng không khí xung quanh; tránh hầm bí giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.

[inline_article id=266364]

5. Cách phòng ngừa để bé không bị sốt 

Cha mẹ có thể ngăn ngừa sốt bằng cách giảm tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp:

  • Tiêm chủng theo khuyến cáo đối với các bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như cúm và COVID-19.
  • Rửa tay thường xuyên. Đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ở trong đám đông hoặc xung quanh người bị bệnh, sau khi vuốt ve động vật và khi di chuyển trên các phương tiện giao thông công cộng.
  • Hướng dẫn trẻ cách rửa tay kỹ lưỡng, bao gồm cả mặt trước và mặt sau của mỗi bàn tay bằng xà phòng.
  • Tránh cho trẻ chạm vào mũi, miệng hoặc mắt vì đây là những cách virus và vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng.
  • Dạy trẻ che miệng khi ho và che mũi khi hắt hơi. Ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay để tránh truyền vi khuẩn sang những người xung quanh.
  • Không cho trẻ dùng chung cốc, chai nước và đồ dùng với bạn khác để tránh lây vi khuẩn.

Trên đây là thông tin cha mẹ cần lưu tâm khi bé bị sốt. Trẻ bị sốt là khi cơ thể nóng lên để chống lại virus bảo vệ cơ thể. Sốt có thể lây lan. Vì vậy, cha mẹ nên đảm bảo không cho trẻ tiếp xúc gần với người bị bệnh. Dạy trẻ cách rửa tay sạch sẽ để phòng ngừa bệnh. Hy vọng qua bài viết này, bé nhà mình sẽ có sức khỏe và sức đề kháng thật tốt cha mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Trẻ bị sốt nên ăn cháo gì? 4 công thức nấu cháo đơn giản và hiệu quả

Trẻ bị sốt nên ăn cháo gì? Sự kết hợp của các nguyên liệu, thành phần và gia vị trong món cháo sẽ giúp bé không chỉ đảm bảo ăn đúng bữa, đủ chất mà còn nhanh chóng phục hồi sau cơn sốt.

MarryBaby gợi ý 4 công thức vô cùng đơn giản mà hiệu quả. Mẹ đọc tham khảo để chăm sóc thật tốt sức khỏe cho con nha!

1. Cháo hạt sen

cháo hạt sen
Trẻ bị sốt nên ăn cháo gì? Cháo hạt sen là lựa chọn tuyệt vời!

Cháo hạt sen chắc chắn là câu trả lời lý tưởng khi mẹ không biết trẻ bị sốt nên ăn cháo gì. Hạt sen nổi tiếng được sử dụng trong nhiều bài thuốc để điều trị các bệnh khác nhau. Một nghiên cứu năm 2019 đã khẳng định công dụng của hạt sen trong việc làm giảm sốt, tiêu chảy, nhiễm trùng, ho, cao huyết áp và các bệnh khác.

Vì vậy, khi trẻ bị sốt, mẹ hãy nằm lòng công thức chế biến món cháo hạt sen sau đây nhé.

Nguyên liệu:

  • 200g thịt gà.
  • 100g hạt sen.
  • 100g gạo tẻ.
  • 50g gạo nếp.
  • 30g đậu xanh cà vỏ.

Cách chế biến:

  • Gạo tẻ, gạo nếp vo sạch ngâm cùng đậu xanh, hạt sen đã làm sạch trong 1 – 2 tiếng để nở mềm. Nếu dùng hạt sen tươi thì cần bỏ hết tâm sen. Còn nếu dùng hạt sen khô thì mẹ cần ngâm qua đêm.
  • Thịt gà rửa sạch, cho vào nồi luộc hoặc hấp. Sau đó, vớt ra, để nguội và xé nhỏ.
  • Cho gạo, đậu xanh, hạt sen vào nồi nước luộc gà để nấu cháo. Ban đầu đun với lửa lớn, khi sôi thì hạ lửa, đun liu riu trong khoảng 1 tiếng.
  • Khi cháo nhừ thì đổ phần thịt gà vào, đảo đều. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Với bé mới ăn dặm, mẹ có thể đổ cháo vào máy, xay nhuyễn hoặc dùng rây tán mịn rồi đổ vào nồi, nấu sôi khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
  • Múc ra chén và cho bé dùng khi còn ấm.

Vậy mẹ đã biết công thức đầu tiên cho câu hỏi trẻ bị sốt nên ăn cháo gì rồi. Mẹ đọc tiếp công thức sau nhé.

>>> Mẹ có thể quan tâm 6 cách nấu cháo vịt cho bé ngon, bổ và lạ miệng

2. Trẻ bị sốt nên ăn cháo gì? Không thể bỏ qua cháo thịt nạc với tía tô

trẻ bị sốt nên ăn cháo gì
Trẻ bị sốt nên ăn cháo gì? Không thể bỏ qua cháo nịt nạc tía tô!

Chắc chắn mẹ sẽ nhận được rất nhiều khuyến nghị nấu cháo thịt nạc với tía tô khi đặt câu hỏi trẻ bị sốt nên ăn gì. Lá tía tô được xem là một loại dược liệu tự nhiên giúp phục hồi các triệu chứng khác nhau. Ví dụ như các bệnh liên quan đến trầm cảm, sốt, hen suyễn, lo lắng, ho, dị ứng, v.v.

Trẻ bị sốt nên ăn cháo có những gì? Thịt heo là một loại thực phẩm có nhiều protein. Các chuyên gia cũng khuyến khích ăn thực phẩm có nhiều đạm để giúp phục hồi nhanh chóng sau cơn sốt. Do đó, sự kết hợp giữa tía tô và thịt heo là rất lý tưởng khi mẹ tìm công thức nấu cho trẻ bị sốt nên ăn cháo gì.

Sau đây là hướng dẫn nấu cháo

Nguyên liệu:

  • 100g gạo
  • 1 củ hành
  • 1 nắm tía tô
  • 250g thịt heo bằm

Cách chế biến:

  • Vo gạo và đun sôi cùng với khoảng nửa nồi nước. Nấu khoảng 15-20p, lâu lâu khuấy cháo để không bị dính nồi.
  • Hành tím bóc vỏ và thái nhỏ. Hành lá rửa sạch và thái nhỏ.
  • Rửa sạch và nhặt lá tía tô. Sau đó băm nhỏ.
  • Phi hành và cho thịt heo vào xào. Nêm gia vị vừa ăn.
  • Khi cháo chín và sánh, cho thịt heo đã xào vào.
  • Cho rau tía tô và hành lá vào tô và múc cháo nóng lên trên. Rắc tiêu. Nêm nếm lại cho vừa ăn.

Đến đây mẹ đã nằm lòng hai công thức đơn giản, hữu hiệu trả lời cho câu hỏi trẻ bị sốt nên ăn cháo gì rồi. Nhưng mẹ kiên nhẫn đọc tiếp món cháo đậu xanh tiếp sau đây nhé!

>>> Súp cũng là món lý tưởng để chăm trẻ bị sốt, mẹ tham khảo ngay 3 cách nấu súp ngô cho bé thơm ngon hơn ngoài hàng

3. Cháo đậu xanh

trẻ bị sốt nên ăn cháo gì
Trẻ bị sốt nên ăn cháo gì? Mẹ cần thuộc ngay công thức cháo đậu xanh!

Đậu xanh được chứng minh là có thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và ngăn ngừa đột quỵ do nhiệt. Ngoài ra, đây là một loại đậu có chứa các chất dinh dưỡng cân bằng, bao gồm protein, chất xơ, khoáng chất, vitamin,…

Với lợi ích sức khỏe và khả năng giảm nhiệt độ cơ thể khi bị sốt, cháo đậu xanh chắc chắn sẽ là một công thức không thể thiếu khi tìm hiểu trẻ bị sốt nên ăn cháo gì. Sau đây là hướng dẫn giúp mẹ nấu cháo đậu xanh.

Nguyên liệu:

  • 200g gạo trắng
  • 30g đậu xanh
  • 20g hành lá

Cách chế biến:

  • Gạo trắng vo sạch.
  • Đậu xanh ngâm nước từ 45-60 phút để đậu mềm hơn và dễ nấu chín hơn. Sau khi ngâm xong đãi sạch đậu rồi để cho ráo nước.
  • Cho gạo trắng và đậu xanh vào nồi cùng với 1-1,5 lít nước và nấu đến khi gạo chín mềm. Trong quá trình nấu cháo lưu ý khuấy đều để cháo không bị cháy. Khi cháo chín, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
  • Cho cháo ra bát. Mẹ nên cho trẻ bị sốt ăn cháo khi còn nóng để giải cảm hiệu quả!

Giờ đây, nếu có bất kỳ ai hỏi trẻ bị sốt nên ăn cháo gì, mẹ đã có thể rất tự tin với ba công thức nấu cháo tại nhà vô cùng đơn giản. MarryBaby gợi ý thêm cho mẹ một công thức cháo thịt bò hầm cà rốt trong nội dung sau nhé.

[inline_article id=276927]

4. Cháo thịt bò hầm cà rốt là câu trả lời tuyệt vời cho trẻ bị sốt nên ăn gì?

cháo thịt bò hầm cà rốt
Cháo thịt bò hầm cà rốt sẽ luôn được khuyến khích khi mẹ tìm hiểu trẻ bị sốt nên ăn cháo gì

Trẻ bị sốt nên ăn cháo chứa những gì? Cà rốt có chứa nhiều Vitamin A – một loại vitamin đóng vai trò quan trọng cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra, cà rốt còn chứa Vitamin B-6 giúp tăng sinh tế bào miễn dịch và sản xuất kháng thể.

Sau đây là cách nấu cháo thịt bò hầm cà rốt.

Nguyên liệu:

  • 100g thịt bò.
  • 200g khoai lang.
  • 200g cà rốt.
  • 50g gạo trắng.

Cách chế biến:

  • Khoai tây, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái thành từng miếng nhỏ. Mang tất cả hấp chín rồi nghiền nhuyễn.
  • Băm nhuyễn thịt bò, cho vào trong tô.
  • Vo gạo sạch rồi cho vào nồi nấu cháo ninh gạo cho thật nhừ.
  • Đợi cháo chín nhừ, cho bí đỏ, thịt bò vào trong nồi, khuấy đều rồi nấu trong khoảng 10 phút để thịt bò chín mềm.
  • Múc ra chén và đút cho bé ăn.

>>> Mẹ tham khảo thêm Thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm

Những lưu ý khi cho trẻ bị sốt ăn cháo

Khi đã có được câu trả lời cho câu hỏi, trẻ bị sốt ăn gì? Mẹ cũng cần chú ý thêm một số vấn đề sau khi cho bé ăn.

  • Chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều phần nhỏ để mẹ có thể cho trẻ ăn thường xuyên và đều đặn.
  • Nếu trẻ vẫn còn bú, mẹ có thể vắt sữa mẹ và cho trẻ ăn bằng thìa, đặc biệt nếu trẻ bú quá yếu.
  • Rèn luyện tính kiên nhẫn khi đút ăn cho trẻ bị sốt.
  • Cố gắng tìm hiểu và nấu những món mà trẻ thích.
  • Đừng ép trẻ ăn.
  • Cho trẻ uống nước nếu trẻ bị nôn.

Sau khi biết trẻ bị sốt nên ăn cháo gì, các lưu ý khi cho bé ăn cháo. Mẹ đọc tiếp để có thông tin các thực phẩm, gia vị cần tránh khi nấu cháo cho bé.

Các loại thực phẩm và gia vị cần tránh

Ngoài việc tìm hiểu trẻ bị sốt nên ăn cháo gì, mẹ cũng cần biết một số thực phẩm và gia vị cần tránh khi nấu cháo cho trẻ:

  • Đồ uống có đường và cafein: Khi bị sốt, việc bé có đủ nước là rất quan trọng. Nhưng các nghiên cứu cho thấy, việc tiêu thụ đường có thể gây hại cho cơ thể của trẻ bị nó ức chế hệ thống miễn dịch và thúc đẩy phản ứng viêm. Hơn nữa, đồ uống chứa cafein không hỗ trợ trong việc giảm nhiệt độ cơ thể, do đó, không phù hợp để giảm sốt cho trẻ.
  • Thực phẩm giàu chất béo: Khi trẻ bị sốt, con sẽ bị khó tiêu hóa hơn bình thường. Đây là lý do vì sao mẹ cần tránh nhóm thực phẩm có nhiều chất béo. Lúc này, cái cơ thể của bé cần đó là tập trung chống lại bệnh, không phải dành năng lượng để tiêu thụ các món ăn “nặng bụng”.
  • Gia vị và thực phẩm cay nóng: Cay nóng có thể gây kích ứng các cơ quan trong cơ thể và làm rối loạn hệ tiêu hóa; điều này không tốt cho những trẻ đang bị sốt.

>>> Mẹ đọc thêm Cách thêm gia vị cho trẻ ăn dặm an toàn theo từng độ tuổi

Hy vọng qua bài viết, mẹ đã tìm được câu trả lời cho trẻ bị sốt nên ăn cháo gì? Và biết công thức nấu cháo tại nhà cho con. Đồng thời, mẹ cũng biết những gì cần lưu ý và các nhóm thực phẩm, gia vị cần tránh khi nấu cháo cho trẻ bị sốt.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

21 chiêu hay giúp mẹ hạ sốt nhanh cho trẻ mà không cần thuốc

Thời tiết hanh khô, ẩm thấp của mùa hè là điều kiện thuận lợi để vô số những vi khuẩn, virus gây bệnh bùng phát và “tấn công” hệ miễn dịch non yếu của trẻ, gây ra chứng cảm, sốt. Thay vì vội vã cho con dùng thuốc, mẹ có thể thử qua các biện pháp hạ sốt nhanh cho trẻ tại nhà mà Marry Baby gợi ý dưới đây.

cách hạ sốt nhanh cho trẻ tại nhà

Cụ thể, trường hợp nếu trẻ sốt nhẹ (37,5–38,5°C) thì mẹ nên áp dụng các phương pháp hạ sốt từ các nguyên liệu thiên nhiên cho bé. Bởi lẽ, việc sử dụng thuốc không được khuyến cáo cho trẻ dưới 6 tuổi.

Thêm vào đó, thuốc hạ sốt có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng bất lợi cho sức khỏe của bé. Một số bậc phụ huynh vì quá lạm dụng hoặc sử dụng sai thuốc, không đúng liều lượng đã dẫn đến tình trạng trẻ bị sốc thuốc, nhờn thuốc và gặp khó khăn trong điều trị.

Để tránh được vấn đề trên, trong bài viết này, Marry Baby chia sẻ đến bạn 11 biện pháp hạ sốt nhanh cho trẻ hoàn toàn tự nhiên. Mời bạn cùng tham khảo ngay nhé!

Một vài sự thật thú vị về sốt ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân trẻ nhỏ bị sốt

Để có cách hạ sốt nhanh cho trẻ, bạn cần hiểu rõ vì sao trẻ gặp phải tình trạng này. Về cơ bản, sốt là phản ứng phòng vệ của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng. Một khi thân nhiệt tăng cao, hệ miễn dịch tạo ra các tế bào bạch cầu để “tấn công” và kìm hãm sự phát triển của virus hoặc vi khuẩn gây bệnh. Điều thú vị rằng việc hạ sốt có thể làm cản trở cơ chế đề kháng tự nhiên.

Chính vì vậy, nếu trẻ sốt nhẹ và vẫn sinh hoạt bình thường, bạn không cần phải can thiệp quá nhiều. Điều quan trọng cần làm là nên theo dõi lượng thức ăn và chất lỏng mà trẻ tiêu thụ, đồng thời quan sát tần suất tiểu tiện trong ngày của bé.

Nếu những điều này hoàn toàn bình thường, trẻ chỉ cần được theo dõi tại nhà mà không phải đến bệnh viện. Tuy nhiên, trường hợp nếu trẻ cảm thấy khó chịu hoặc sốt cao trên 40°C hoặc sốt cao kéo dài trong 2 ngày liên tục không thuyên giảm, bạn nên đưa bé đến bác sĩ kiểm tra.

Liệu có nên hạ sốt nhanh cho trẻ bằng thuốc?

Mặc dù cách dùng siro hạ sốt cho trẻ khá đơn giản, tuy nhiên đây không hẳn là lựa chọn tốt nhất. Theo đó, hướng sử dụng các biện pháp tự nhiên để hạ sốt cho trẻ nhỏ sẽ giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.

Riêng về vấn đề dùng thuốc ở trẻ, khi đi vào cơ thể, thuốc cần một khoảng thời gian để chuyển hóa. Hơn nữa, các loại thuốc thường dùng để hạ sốt như paracetamol (tên khác là acetaminophen) hoặc ibuprofen có thể gây suy gan hoặc các phản ứng phụ không mong muốn như hen suyễn, xuất huyết tiêu hóa nếu trẻ dùng thường xuyên. Tốt nhất chỉ nên dùng những thuốc này nếu các biện pháp tự nhiên để hạ sốt không hiệu quả và có sự chỉ định của bác sĩ về liệu lượng cũng như thời gian sử dụng.

Cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh tại nhà

Nếu nhiệt độ ở trẻ cao thì nên dùng hạ sốt cho bằng các cách sau:

1. Dùng nước ấm lau người cho trẻ

  • Mẹ chuẩn bị một chậu nước ấm và 5 chiếc khăn mềm.
  • Sau đó mẹ nhúng khăn vào chậu nước và vắt nhẹ.
  • Kẹp 2 chiếc vào bẹn, 2 chiếc vào nách và 1 chiếc lau khắp cơ thể bé.
  • Sau 1 đến 2 phút lại nhúng khăn vào chậu và lau cho bé.
  • Khi nước lạnh thì mẹ cần thêm nước nóng để đảm bảo độ ấm của nước.
  • Mẹ lau cho bé khoảng 10 đến 15 phút.
  • Dùng tất ướt quấn quanh chân cho bé: Dùng 2 chiếc tất bằng chất liệu cotton và hơi dài, sau đó nhúng vào nướcrồi vắt sạch. Từ từ quấn quanh từ phần mắt cá chân đến bàn chân, lặp lại nhiều lần mỗi khi tất trở nên khô do hút nhiệt.

Sau đó mẹ lau khô người và mặc quần áo thoáng mát cho bé.

Điều này không những giúp hạ sốt mà còn giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Lưu ý không được dùng nước lạnh. Sau khi lau người nên cho trẻ ngồi trong phòng thoáng, không được ngồi dưới điều hòa, trước quạt để tránh bị lạnh và sốt cao thêm.

2. Nới lỏng quần áo

Nhiều mẹ cho rằng khi con bị sốt thường có dấu hiệu lạnh như người lớn nên mặc thêm áo, đắp thêm chăn cho con nhưng không biết đó cũng là cách làm sai. Mẹ không nên quấn tã chặt cũng không ủ thêm chăm mà cần nới lỏng tã, quần áo.

3. Cung cấp đủ nước cho con

Khi trẻ sơ sinh bị sốt, cơ thể sẽ bị mất nước rất nhiều do quá trình ra mồ hôi. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi mẹ cần đảm bảo đủ các giờ bú. Trẻ 6 tháng tuổi trở lên bị sốt cần được cung cấp thêm nước uống. Ngoài nước lọc, mẹ nên cho bé uống thêm cả sữa, nước cam hoặc loại nước mà bé thích (trừ nước ngọt). Cho bé ăn dạng lỏng, súp hoặc cháo, để bổ sung thêm lượng nước hao hụt, đồng thời giúp bé dễ tiêu hóa hơn.

4. Lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt

  • Trẻ sơ sinh bị sốt, mẹ vẫn ăn uống bình thường để có sữa cho bé, việc mẹ ăn uống không ảnh hưởng tới việc sốt của con. Vì vậy mẹ cần ăn uống tốt để có nhiều sữa hơn cho con bú.
  • Trong lúc con bị sốt có thể có giai đoạn con bị lạnh chân tay vì hiện tượng co mạch. Cha mẹ sờ thấy tay chân con lạnh có thể ủ ấm cho con. Tuy nhiên cần lưu ý một lúc sau thường sẽ là giai đoạn thải nhiệt.
  • Con sẽ nóng, và lúc đó nhiệt độ tăng cao cha mẹ không được ủ cho con để tránh việc nhiệt độ của con tăng quá cao, có thể gây co giật cho trẻ nhỏ.
  • Trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi bị sốt, bạn nên cho con đi khám ngay để xác định nguyên nhân sốt của con.
  • Với các trẻ dưới 6 tháng tuổi cách hạ sốt nhanh vẫn theo nguyên tắc của bác sĩ. Đặc biệt, các nhóm nguyên nhân gây sốt ở nhóm trẻ 1-2 tháng tuổi thường hơi khác so với trẻ 5-6 tháng tuổi. Chính vì vậy, ba mẹ cần cẩn thận hơn với trẻ sơ sinh cho con đi khám sớm.

Các biện pháp hạ sốt nhanh theo cách khác mẹ cần biết

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ nhỏ bị sốt, trong đó phổ biến nhất là:

  • Trẻ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm
  • Sốt sau khi tiêm vắc-xin
  • Nhiều bé cũng bị sốt khi mọc răng

Dưới đây là một số biện pháp tự nhiên giúp hạ sốt nhanh cho trẻ khi gặp phải những tình trạng trên:

1. Ăn một que kem

Đây là cách hạ sốt phổ biến của các bà mẹ Tây hay áp dụng cho trẻ nhỏ rất hiệu quả. Khi bị sốt, trẻ cảm thấy khó chịu trong người hay hay khô miệng và cần bồ sung thêm chất ngọt.

Một que kem không chỉ giúp trẻ giải khát mà còn giảm nhiệt cho cơ thể trẻ. Tuy nhiên cách hạ sốt này chỉ để tham khảo và áp dụng cho những trẻ trên 10 tuổi hoặc mới có dấu hiệu sốt nhẹ.

2. Xông hơi

Cách trị cảm dân gian này được lưu truyền từ rất lâu và dù người lớn hay trẻ đang độ tuổi tiểu học điều có thể áp dụng và mang lại hiệu quả bất ngờ. Sử dụng các loại lá giải cảm như sả, chanh…cho vào nồi nước đun sôi.

Cho trẻ ngồi trong phòng kín gió, cởi bỏ quần áo, trùm chăn mỏng phủ kín người bé và nồi nước xông. Hơi nước ấm trong quá trình xông hơi sẽ kích thích cơ thể tuần hoàn máu tốt hơn, thư giãn nhẹ nhàng và khiến các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn. Lau lại người bằng nước xông, trẻ sẽ hạ sốt nhanh.

3. Lá bạc hà (không thực hiện cho trẻ dưới 1 tuổi)

Loại lá gia vị này sẽ giúp hạ thân nhiệt, hấp thu bớt lượng nhiệt dư thừa trong cơ thể. Cho khoảng 5g lá bạc hà băm nhuyễn vào 200ml nước nóng ngâm 10 phút rồi lọc lấy nước, cho thêm một ít mật ong và uống từ 3 đến 4 lần một ngày để cơ thể nhanh phục hồi.

4. Bạch hoa thảo (không thực hiện cho trẻ dưới 1 tuổi)

Bạch hoa thảo hay còn gọi là cây nhọ nồi, cây cỏ mực cũng là một cách hạ sốt nhanh tại nhà hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Cỏ mực rửa sạch, ngâm sơ qua nước muối pha loãng. Sau đó cho vào nồi đun sôi, để nguội , vớt ra giã nát và lọc lấy nước cho trẻ uống. Mỗi lần uống khoảng 50ml.

5. Trà hoa cúc (không thực hiện cho trẻ dưới 1 tuổi)

trà hoa cúc giúp hạ sốt nhanh cho trẻ

Việc dùng trà hoa cúc cũng là một cách hay để hạ sốt nhanh cho trẻ. Đầu tiên, bạn hãy pha một lượng trà đủ dùng. Có thể thêm một ít mật ong (lưu ý không thực hiện điều này cho trẻ dưới 1 tuổi) để tăng thêm hương vị. Ngoài để hạ sốt, bạn có thể dùng trà hoa cúc để xoa bóp toàn thân cho bé giúp giảm đau nhức nhanh chóng.

6. Dùng hành tây

Ông bà ta ngày xưa đã biết tận dụng lợi ích của hành tây để chữa cảm cúm và hạ sốt nhanh cho trẻ. Trong loại thực phẩm này có hàm lượng cao quercetin, đây là một hợp chất flavonoid có đặc tính chống oxy hóa và làm giảm thân nhiệt tốt.

Cách để áp dụng bài thuốc này khá đơn giản, bạn chỉ cần cắt khoảng 2–3 lát hành mỏng, sau đó chà xát vào lòng bàn chân trẻ khoảng vài phút rồi dùng tất để giữ hành quanh chân trẻ. Nên lặp lại thao tác này 2 lần một ngày để có hiệu quả tốt nhất.

7. Dùng khoai tây hạ sốt

Đây là cách hạ sốt cho trẻ rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ. Thái khoai tây thành những lát mỏng sau đó ngâm trong nước giấm khoảng 10 phút rồi đắp lên trán, cho thêm một chiếc khăn lên trên. Để khoảng 20 phút sau rồi lấy lát khoai tây ra, mẹ sẽ thấy bé sẽ giảm sốt ngay.

8. Cho trẻ tắm bằng gừng tươi

Thực tế, gừng có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây sốt ở trẻ. Bên cạnh đó, gừng giúp trẻ ra nhiều mồ hôi, nhờ vậy mà loại bỏ lượng nhiệt thừa và độc tố ra khỏi cơ thể.

Khi tắm cho trẻ, bạn thêm khoảng 2 thìa súp bột gừng tươi vào chậu hoặc bồn tắm nước ấm và khuấy đều. Suốt quá trình tắm, mẹ cần chú ý tránh để nước gừng dính vào mắt trẻ.

9. Nước chanh pha mật ong

cách hạ sốt cho trẻ bằng nước chanh

Cách hạ sốt này cũng chỉ áp dụng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Chanh tươi khá giàu vitamin C, dưỡng chất này khá cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Mật ong với hàm lượng cao các vitamin và khoáng chất mang lại khả năng phục hồi tốt cho cơ thể. Nhìn chung, sự kết hợp giữa hai loại thực phẩm này sẽ mang lại hiệu quả hạ sốt cao.

Ngoài việc cho bé dùng nước chanh, mẹ cũng có thể đắp những lát chanh tươi xung quanh phần khuỷu tay, chân và dọc sống lưng để trẻ mau hạ sốt. Khi thực hiện biện pháp này, bạn tránh đắp chanh lên vùng da bị tổn thương nhằm tránh cho bé không bị xót.

10. Đắp lòng trắng trứng lên lòng bàn chân

Lấy khoảng 3 thìa súp lòng trắng trứng cho vào chiếc bát nhỏ rồi đánh đều. Kế đến, dùng một chiếc tất ngâm vào bát lòng trắng trứng vừa chuẩn bị rồi xỏ vào chân bé. Trường hợp nếu không có tất, bạn có thể dùng khăn mặt. Phương pháp này cho hiệu quả nhanh chóng từ 10 phút đến 1 giờ.

Trẻ bị dị ứng với lòng trắng trứng, mẹ có thể đổi sang biện pháp dùng hành tây như đã gợi ý ở trên. Nên lặp lại cách hạ sốt cho trẻ này nhiều lần trong ngày để có hiệu quả cao nhất.

11. Dưa leo giúp hạ sốt (không thực hiện cho trẻ dưới 1 tuổi)

Từ 6 tháng tuổi trở lên, trẻ rất hay bị sốt mọc răng. Trong những trường hợp này, dưa chuột sẽ là giải pháp hiệu quả cho mẹ. Không chỉ có công dụng hạ sốt, dưa leo còn giúp giảm đau và giảm bớt sự khó chịu cho bé. Chọn quả dưa leo non tốt nhất là loại không hạt, cắt thành miếng nhỏ cho bé ngậm. Lưu ý, không nên cắt miếng quá nhỏ, có thể làm bé bị hóc. Tốt nhất, nên gọt một đầu hơi nhỏ và lớn dần về phần đuôi cho bé cầm ăn.

12. Nho khô (không thực hiện cho trẻ dưới 1 tuổi)

hạ sốt nhanh cho trẻ bằng nước ép nho khô

Nhờ hàm lượng dồi dào các chất chống oxy hóa cao nên nho khô rất có hiệu quả trong việc hạ sốt nhanh cho trẻ và chống nhiễm trùng. Bạn có thể ngâm khoảng 25 quả nho khô trong một cốc nước lọc trong khoảng 1 giờ. Khi nho bắt đầu mềm, bạn đem nghiền nát rồi lọc lấy phần nước. Cho trẻ uống dịch ép nho khô này hai lần một ngày để làm dịu cơn sốt.

Trường hợp nguyên nhân gây sốt ở trẻ là do siêu vi, bạn nên áp dụng “các chiêu” hạ sốt được đề cập dưới đây.

13. Dùng trà hạt thì là

Ngoài cải thiện hệ miễn dịch và giúp cơ thể thư giãn, nước hạt thì là còn giúp hạ sốt và giảm đau hiệu quả. Tác dụng này là nhờ vào monoterpene và flavonoid đóng vai trò là chất kháng khuẩn, chống virus mạnh mẽ.

Để sử dụng hạt thì là, bạn đun một cốc nước với một thìa súp hạt thì là khoảng 10 phút, lọc lấy nước. Nếu được, bạn có thể thêm một chút quế vào và cho trẻ dùng khi còn ấm.

14. Trà hạt rau mùi, còn gọi là ngò rí (không thực hiện cho trẻ dưới 1 tuổi)

hạt ngò rí giúp hạ sốt

Các dưỡng chất từ thực vật trong hạt rau mùi giúp củng cố hệ miễn dịch cho trẻ. Điều này sẽ bảo vệ bé chống lại tình trạng sốt siêu vi hiệu quả. Cách dùng khá đơn giản, bạn chỉ cần thêm hạt rau mùi vào nước đun sôi. Để dung dịch nguội đi một lát rồi lọc và có thể thêm sữa và đường để tạo vị. Loại thức uống này khá hữu ích trong việc hạ sốt nhanh cho trẻ.

15. Nước sắc lá húng quế (không thực hiện cho trẻ dưới 1 tuổi)

Một cách hữu hiệu khác để hạ sốt nhanh cho trẻ là dùng lá húng quế. Loại thảo dược này đóng vai trò như một kháng sinh tự nhiên được sử dụng để chống lại tình trạng sốt siêu vi. Muốn hạ sốt cho bé, bạn chuẩn bị khoảng 20 lá húng quế rồi nấu cùng một lít nước. Đun sôi hỗn hợp cho đến khi dung dịch giảm còn một nửa, để nguội và cho bé uống.

16. Dầu dừa (không thực hiện cho trẻ dưới 1 tuổi)

dầu dừa giúp hạ sốt nhanh cho trẻ

Dầu dừa cũng có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus. Bạn có thể gián tiếp cho trẻ dùng bằng cách sử dụng dầu dừa trong các món ăn cho bé.

17. Dầu gan cá (không thực hiện cho trẻ dưới 1 tuổi)

Để cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ, bạn có thể cho con dùng dầu gan cá. Nếu thường xuyên cho trẻ dùng thực phẩm này, bé sẽ tránh được các bệnh nhiễm trùng theo mùa.

Trên đây là tổng hợp những cách hạ sốt nhanh cho trẻ tại nhà. Sau khi áp dụng, nếu cơn sốt của bé vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để điều trị.

Sai lầm cần tránh khi hạ sốt cho trẻ

  • Dùng nước lạnh hay nước đá để lau, chườm mát cho con: Đây là một sai lầm lớn khi cố gắng hạ sốt cho trẻ bởi cách này chỉ giúp giảm nhiệt bên ngoài chứ không trị triệt để bên trong, đôi khi còn khiến bé sốt cao hơn.
  • Ủ ấm, đắp chăn, mặc nhiều quần áo để bé thoát mồ hôi và hạ sốt: Về nguyên tắc, khi bị sốt thân nhiệt của bé đã cao, việc làm như vậy chỉ khiến cho nhiệt độ cơ thể bé tăng lên.
  • Nặn chanh vào miệng bé: Việc làm này khiến bé bị rộp miệng, phỏng lưỡi hoặc nghẹt thở. Vì vậy mẹ cần tránh dùng cách hạ sốt này nhé!
  •  Lạm dụng thuốc đặt hậu môn: Với ý nghĩ, việc sử dụng thuốc đặt hậu môn sẽ không làm ảnh hưởng đến gan như những loại thuốc uống thông thường, nhiều mẹ “vô tư” sử dụng phương pháp này mỗi khi con có dấu hiệu sốt.Thực tế, mọi chuyện không như mẹ nghĩ đâu nhé! Thuốc đặt hậu môn cũng giống như những loại thuốc hạ sốt theo đường uống, cũng thấm qua máu, và tác dụng đến gan. Vì vậy, việc lạm dụng phương pháp này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé. Đặc biệt, với những bé đang có vấn đề về gan, việc sử dụng thuốc đặt hậu môn có thể gây ngộ độc. Cẩn thận mẹ nhé!
  • Sử dụng miếng dán hạ sốt: Việc sử dụng miếng dán hạ sốt chỉ có tác dụng trong 1 tiếng. Ngoài ra, phương pháp này còn có thể khiến bé trở nên mệt mỏi, quấy khóc nhiều hơn.

Khi nào nên đưa trẻ đi thăm khám?

Mẹ nên ngay lập tức đưa bé đi thăm khám nếu phát hiện thấy những triệu chứng sau, bởi sốt như thế này có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.

  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt.
  • Trẻ buồn ngủ bất thường và thức dậy khó khăn.
  • Da trẻ xanh tái, môi nhợt nhạt.
  • Bàn tay và bàn chân lạnh.
  • Trẻ phát tiếng thều thào hoặc khóc liên tục.
  • Trẻ khó thở hoặc thở nhanh, dồn dập.
  • Biếng ăn, buồn nôn, ói mửa.
  • Vừa sốt cao vừa phát ban.

Marry Baby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Khi trẻ bị sốt nên làm gì? Hướng dẫn hạ sốt cho trẻ nhanh và an toàn

Hầu hết các cơn sốt là do nhiễm trùng nhẹ và vô hại. Đôi khi do mẹ cho trẻ nhỏ mặc quá nhiều quần áo cũng khiến cơ thể con nóng lên. Nhưng nếu trẻ bị sốt cao lại có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Vậy khi trẻ bị sốt nên làm gì? MarryBaby sẽ chia sẻ cách chăm sóc trẻ bị sốt trong bài viết này nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt 

Trước khi tìm hiểu về vấn đề khi trẻ bị sốt nên làm gì, chúng ta cần biết về nguyên nhân của tình trạng này. Theo Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (APP), trẻ sơ sinh thường có xu hướng nhiệt độ cao hơn trẻ lớn. Nhiệt độ trung bình của của cơ thể trẻ sơ sinh từ 36,4-37,5°C. Nếu trẻ có thân nhiệt từ 38°C trở lên được xem là bị sốt. Sốt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau theo Nemours Kidshealth.

1. Sốt do nhiễm trùng

Trẻ bị sốt cao do cơ thể chống lại nhiễm trùng bằng cách kích thích các cơ chế bảo vệ tự nhiên; thường khỏi bệnh sau một tuần. Các nguyên nhân thường gặp là:

  • Sốt do siêu vi như sốt xuất huyết; tay chân miệng; sởi; cúm; thủy đậu
  • Sốt do nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính như viêm họng; viêm amidan; viêm tai giữa; viêm phổi và viêm phế quản.
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa như bệnh tả; bệnh kiết lỵ; bệnh thương hàn.
  • Bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như viêm màng não mủ do vi khuẩn; viêm màng não mô cầu hay nhiễm trùng máu.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt co giật ngay tại nhà?

2. Sốt không do nhiễm trùng

Ngoài ra trẻ có thể bị sốt do các lý do sau:

  • Trẻ mặc quần áo quá chặt hoặc ở trong môi trường nóng. Vì cơ thể trẻ sơ sinh không điều chỉnh được nhiệt độ cơ thể tốt như trẻ lớn hơn nên sẽ phản ứng bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ em đôi khi bị sốt nhẹ sau khi tiêm chủng vaccine.

Liên quan đến vấn đề khi trẻ bị sốt nên làm gì; bạn có thể quan tâm đến vấn đề bố mẹ nên làm gì khi trẻ sốt cao 40 độ.

Mẹ nên xử trí kịp thời khi bé bị sốt cao
Khi trẻ bị sốt nên làm gì?

Cách nhận biết trẻ bị sốt

Trước khi tìm hiểu khi trẻ bị sốt nên làm gì, bố mẹ cần lưu ý đo nhiệt độ đúng cách để biết trẻ bị sốt nặng hay nhẹ và tìm hiểu nguyên nhân gây sốt để có hướng điều trị phù hợp.  Ngoài cách nhận biết trẻ bị sốt bằng cách đo thân nhiệt, bố mẹ có thể nhận biết trẻ bị sốt thông qua các biểu hiện sau:

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần, phải làm sao? Xem ngay để biết cách xử lý mẹ nhé

Khi trẻ bị sốt nên làm gì?

1. Khi trẻ bị sốt nên làm gì tại nhà?

Khi trẻ bị sốt nên làm gì là điều rất nhiều phụ huynh quan tâm. Dưới đây là câu trả lời khi trẻ bị sốt nên làm gì theo Thư viện quốc gia Hoa Kỳ (National Library of Medicine).

– Để trẻ nằm ở nơi thông thoáng, không có gió lùa và hạn chế nhiều người vây quanh trẻ.

– Thường xuyên đặt nhiệt kế ở dưới nách hoặc ở hậu môn của trẻ và giữ trong nách ít nhất 3 phút. Nhiệt độ của trẻ sẽ là số hiện trên nhiệt kế cộng thêm khoảng 0.3-0.4°C.

  • Nếu thân nhiệt của trẻ < 38°C, mẹ có thể cởi bớt quần áo; không đắp chăn; chỉ mặc áo mỏng cho trẻ và theo dõi nhiệt độ cứ khoảng 1 giờ đo 1 lần.
  • Nếu thân nhiệt của trẻ khoảng 38-38.5°C, mẹ nên chườm mát để hạ sốt cho trẻ.
  • Nếu thân nhiệt của trẻ >38.5°C, mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng, cân nặng; khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc phải theo hướng dẫn sử dụng. Nếu trẻ buồn nôn không uống được thuốc thì có thể dùng viên đạn nhét hậu môn.

– Mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ còn bú thì cho con bú nhiều hơn. Bù nước và chất điện giải cho trẻ bằng oresol.

– Cho trẻ ăn uống bình thường bằng các loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa như cháo; súp; các loại nước hoa như quả cam, chanh.

2. Bé bị sốt cao nên đưa đi khám khi nào?

trẻ bị sốt
Khi trẻ bị sốt nên làm gì? Đưa trẻ đến bác sĩ nếu sốt >40°C.

Khi trẻ sốt nên làm gì? Cần cho trẻ đi khám bác sĩ trong vòng 24 giờ nếu có các biểu hiện sau:

  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt hoặc thân nhiệt <36,5°C có thể do trực tràng có vấn đề.
  • Trẻ sốt cao liên tục trong 5 ngày.
  • Trẻ sốt >40°C
  • Trẻ uống thuốc hạ sốt những không hết sốt.
  • Trẻ đi tiểu ít do mất nước. Ba mẹ có thể nhận biết khi trẻ sơ sinh không làm ướt 4 cãi tã trong một ngày. Với trẻ lớn không đi tiểu sau mỗi 8 đến 12 giờ.
  • Trẻ tiêm chủng nhưng sốt >38°C và liên tục trong 48 giờ.

[inline_article id=278976]

Khi trẻ bị sốt không nên làm gì?

Bên cạnh vấn đề khi trẻ bị sốt nên làm gì, mẹ cần lưu ý những việc sau để tránh là cơn sốt nghiêm trọng hơn.

  • Mẹ không xát chanh hay đánh gió cho trẻ.
  • Không dùng nhiều loại thuốc có chung một thành phần để hạ sốt vì sẽ dẫn đến quá liều có thể gây ngộ độc.
  • Tuyệt đối không dùng nước đá để chườm cho bé. Chườm đá có thể làm bé sốt cao hơn do cơ chế co mạch ngoại vi.
  • Mẹ cũng không nên mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp chăn khi trẻ đang sốt. Vì sẽ càng làm tăng thân nhiệt, rất nguy hiểm nếu trẻ sốt cao hơn có thể gây co giật và thiếu oxy não.

Khi trẻ bị sốt nên làm gì? Đầu tiên, mẹ nên tìm cách hạ sốt cho con ngay. Ngoài ra, mẹ đừng quên theo dõi sức khỏe của con để phát hiện các dấu hiệu sốt cao. Hy vọng với những thông tin về vấn đề khi trẻ bị sốt nên làm gì và cách chăm sóc trẻ bị sốt sẽ giúp ích cho các mẹ nhé.