Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ sốt cao 40 độ có nguy hiểm không và bao nhiêu độ cần uống thuốc?

Khi trẻ sốt cao 40 độ, mẹ cần nhanh chóng giải nhiệt cho trẻ. Dù trẻ sốt ớn lạnh cũng không nên đắp chăn, ủ ấm sẽ làm tình trạng sốt nghiêm trọng hơn.

Sốt là một phần quan trọng trong quá trình bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Nhưng trẻ sốt cao 40 độ lại gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng. Do đó, dù trẻ sốt nhẹ hay trẻ sốt cao 40 độ thì cũng cần được mẹ theo dõi chặt chẽ. 

Nguyên nhân gây sốt ở trẻ

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đều có thể gây sốt, thậm chí làm trẻ sốt cao 40 độ hoặc hơn.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị sốt và hướng dẫn chăm sóc con

Những trường hợp cần đưa trẻ đi đến cơ sở y tế

Trẻ sốt 40 độ có nguy hiểm không?

Khi trẻ sốt trên 40 độ được cho là rất nguy hiểm vì thân nhiệt đang ở mức rất cao, có thể khiến trẻ bị co giật và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ cao hơn người lớn từ 0.5 – 1 độ; tức là thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ từ 36.5 – 37.5 độ C.

Khi thân nhiệt của trẻ cao hơn 37.5 độ C thì được cho là đang bị sốt. Nếu thân nhiệt của trẻ càng tăng cao thì mức độ nguy hiểm cũng sẽ tăng cao. Cụ thể:Thân nhiệt dao động 37.5 – 38.5 độ C: Trẻ sốt nhẹ.

  • Thân nhiệt dao động 38.5 – 39 độ C: Trẻ sốt vừa.
  • Thân nhiệt dao động 39 – 40 độ C: Trẻ sốt cao và ở nguy hiểm cho sức khoẻ.
  • Thân nhiệt trên 40 độ C: Trẻ sốt rất cao và cực kỳ nguy hiểm cho sức khoẻ.

Do đó, khi trẻ sốt 40 độ điều quan trọng là phụ huynh cần phải đo chính xác thân nhiệt của trẻ. Nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế điện tử là hai loại nhiệt kế được dùng để đo nhiệt độ ở vùng nách, miệng, trán và hậu môn. Tuy nhiên, nhiệt độ ở mỗi khu vực sẽ có thay đổi khác nhau và nhiệt độ cao nhất là ở hậu môn. Vì thế, nếu bố mẹ  đo nhiệt độ ở nách trên 38 độ tức là trẻ đã bị sốt.

Làm gì khi trẻ sốt cao 40 độ?

1. Cách bố mẹ chăm sóc trẻ bị sốt

Khi trẻ sốt cao 40 độ, mẹ cần làm những việc sau:

  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt (đúng liều lượng như khuyến nghị).
  • Bù nước cho trẻ là cách hạ sốt cho trẻ 40 độ đơn giản, hiệu quả
  • Nhanh chóng hạ nhiệt bằng cách cho trẻ tắm nước ấm hoặc lau mát cho trẻ là cách hạ sốt cho trẻ 40 độ tiếp theo. Điều này chỉ có hiệu quả sau khi dùng thuốc, nếu không, có thể trẻ sốt cao trở lại.
  • Không tắm nước lạnh, chườm đá hoặc cồn. Những chất này làm mát da nhưng thường khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn do gây rùng mình, làm tăng nhiệt độ cơ thể. 
  • Không đắp chăn khi trẻ bị sốt ớn lạnh. Việc ủ ấm khiến cơ thể khó thoát nhiệt làm gia tăng tình trạng sốt và sốt kéo dài. Mặt khác, càng đắp chăn thân nhiệt càng cao khiến trẻ càng lạnh thêm. 

>>>Mẹ có thể quan tâm: Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà

2. Lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ sốt cao liên tục 40 độ

Nếu con quấy khóc hoặc khó chịu, bố mẹ có thể sử dụng thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen dựa trên khuyến nghị về độ tuổi hoặc cân nặng của gói thuốc và được bác sĩ hướng dẫn. Bố mẹ không bao giờ cho trẻ uống aspirin (nếu không được bác sĩ chỉ định) do có liên quan đến hội chứng Reye, một bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong.

Nếu bố mẹ không biết liều lượng khuyến cáo hoặc con dưới 2 tuổi, hãy gọi cho bác sĩ để biết nên cho trẻ sốt cao liên tục 40 độ uống như thế nào.

Trẻ em sốt cao 40 độ nên làm gì? Có nên uống thuốc không? Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi không được cho uống bất kỳ loại thuốc nào để hạ sốt khi chưa được bác sĩ chỉ định. Nếu con có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy hỏi bác sĩ để xem loại thuốc nào là tốt nhất để sử dụng. Hãy nhớ rằng thuốc hạ sốt có thể tạm thời làm hạ nhiệt độ; nhưng thường sẽ không làm cho nhiệt độ trở lại bình thường ngay tức thì; và nó sẽ không điều trị được lý do cơ bản gây ra cơn sốt.

>>>Mẹ có thể quan tâm: Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh dùng khi nào? TOP 6 loại thuốc cho bé

3. Nên cho trẻ sốt cao 40 độ ăn gì?

Nên cho trẻ ăn gì khi bị sốt?

Mẹ nên làm gì khi trẻ sốt cao 40 độ? Đáp án là nên cho trẻ sốt cao 40 độ ăn các thực phẩm mềm, nhạt, dễ tiêu hóa như cháo, ngũ cốc, sữa… Trẻ cũng có thể ăn được một số loại trái cây như chuối, đu đủ, cam…Bên cạnh đó, cần bổ sung thực phẩm giàu đạm, ít béo và không cay.

Điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là cách hạ sốt cho trẻ 40 độ. Theo đó, mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn để việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Khi trẻ sốt, nhất là với trẻ sốt cao 40 độ, bé có thể mệt không muốn ăn. Khi đó, mẹ không nên ép trẻ ăn.

>>>Mẹ có thể quan tâm: Trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì, uống gì để nhanh khỏi bệnh?

4. Làm gì khi trẻ sốt cao 40 độ? Hãy nhẹ nhàng với trẻ 

Mẹ cần đảm bảo rằng con được nghỉ ngơi nhiều. Nằm trên giường cả ngày là không cần thiết, nhưng một đứa trẻ bị sốt cần thư giãn.

Tốt nhất, mẹ không nên để trẻ bị sốt đến trường hoặc nhà trẻ. Hầu hết các bác sĩ cảm thấy rằng bé có thể an toàn để đi học khi nhiệt độ bình thường trong 24 giờ liên tục.

Không nên làm gì trẻ sốt cao 40 độ?

Trẻ em sốt cao 40 độ nên làm gì đã rõ, vậy còn những điều không nên làm là gì mẹ đã biết chưa? Sau đây là hướng dẫn của Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (National Health Service – NHS) về những điều cần tránh khi chăm sóc trẻ sốt cao 40 độ:

  • Không cởi quần áo của con hoặc dùng miếng bọt biển để làm mát trẻ; nhiệt độ cao là một phản ứng tự nhiên và lành mạnh đối với nhiễm trùng.
  • Không che chắn bé bằng nhiều quần áo hoặc chăn.
  • Không cho trẻ em dưới 16 tuổi uống aspirin.
  • Không kết hợp thuốc ibuprofen và paracetamol, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Không cho trẻ dưới 2 tháng dùng paracetamol.
  • Không cho trẻ dưới 3 tháng hoặc dưới 5kg dùng ibuprofen.
  • Không cho trẻ em bị hen suyễn ibuprofen.

Một số câu hỏi thường gặp khi chăm sóc trẻ sốt cao 40 độ

1. Trẻ em sốt cao 40 độ có bị tổn thương não?

Tổn thương não do sốt nói chung sẽ không xảy ra trừ khi sốt trên 42ºC. Những cơn sốt do nhiễm trùng sẽ hiếm khi vượt quá 40,6ºC ngoại trừ trẻ mặc quần áo quá dày hoặc ở nơi quá nóng, cơ thể không thể giải nhiệt. 

Vì vậy, để tránh nhiệt độ tăng quá cao gây nguy hiểm cho bé, mẹ cần kết hợp giải nhiệt và cho bé uống thuốc hạ sốt. Nhưng mẹ nhớ chỉ cho bé uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ của bé trên 38,5ºC.

2. Trẻ sốt cao 40 độ có bị co giật?

Co giật do sốt xảy ra ở một số trẻ em không phân biệt sốt nhẹ hay sốt cao. Song trẻ em sốt cao trên 40ºC sẽ tăng nguy cơ co giật. Điều đặc biệt là co giật do sốt thường gặp ở trẻ dưới sáu tuổi; nhưng bố mẹ cần theo dõi sát để cho bé đi khám bệnh kịp thời.

Hầu hết các cơn co giật do sốt kết thúc nhanh và không là nguyên nhân gây động kinh ở trẻ. Sốt co giật hiếm khi gây ra bất kỳ tác hại vĩnh viễn nào trừ khi trẻ bị viêm màng não, viêm não hoặc có tổn thương não từ trước.

Trẻ em sốt cao 40 độ có bị tổn thương não?

3. Trẻ mọc răng sốt cao 40 độ có sao không?

Trước khi tìm hiểu trẻ mọc răng sốt cao 40 độ có sao không, mẹ cần hiểu sốt mọc răng là gì.

  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi: Sốt từ 38ºC trở lên.
  • Trẻ lớn hơn: Sốt từ 38,4ºC trở lên.

Mẹ lưu ý rằng, khi sốt mọc răng, nhiệt độ thường không quá cao. Do đó, nếu trẻ mọc răng sốt cao 40 độ kèm các triệu chứng lạ như khóc nhiều không rõ lý do, nôn mửa và tiêu chảy, mệt mỏi, ngủ li bì, bố mẹ không nên tự ý cho con uống thuốc hạ sốt hay đau bụng mà nên đưa con đi khám ngay.

Khi nào cần đưa trẻ sốt cao 40 độ không hạ đến gặp bác sĩ?

Trẻ sốt cao 40 độ không hạ làm tâm trí bố mẹ cực kỳ lo lắng và rối bời. Mặc dù sốt báo hiệu rằng một trận chiến có thể đang diễn ra bên trong cơ thể, nhưng sốt là nhằm chiến đấu chống tác nhân gây bệnh chứ không phải chống lại cơ thể. Sau đây là những trường hợp trẻ sốt cao 40 độ không hạ, bố mẹ cần đưa con đến thăm khám bác sĩ:

>>>Mẹ có thể quan tâm: Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Tóm lại, khi trẻ sốt cao, đặc biệt là với trẻ sốt cao 40 độ, mẹ cần giữ bình tĩnh và xử trí như hướng dẫn. Nếu sau khi đã áp dụng cách xử lý khi trẻ bị sốt mà tình hình không cải thiện thì mẹ cần cho con đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

By Hương Lê

Hương Lê - trước khi là thành viên của gia đình MarryBaby, cô từng làm biên tập viên tại Sunflower Media, Phương Nam Book, Web Trẻ Thơ. Phụ trách viết bài cho hai chuyên mục Sau khi sinh và Sự phát triển của trẻ, cô mong muốn mang đến cho các mẹ những thông tin giá trị, chuẩn xác từ nhiều nguồn đáng tin cậy, được kiểm chứng bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y khoa. Cùng với ban biên tập MarryBaby, cô luôn nỗ lực nhằm góp phần xây dựng một cộng đồng Mẹ và Bé uy tín nhất Việt Nam, vì sức khỏe toàn diện của mẹ và sự phát triển lành mạnh, tối ưu của bé.

Cô chia sẻ: “Với tôi, làm mẹ là một hành trình đáng tự hào nhưng cũng đầy thử thách. Và tôi tự hào lây với những người mẹ khi đồng hành cùng họ trên hành trình sinh nở lẫn nuôi dạy con”.