Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Bé vòng kiềng: Nỗi lo của mẹ

Chân cong vì đâu?

Đây là hậu quả của tư thế thai nhi trong tử cung, khi hai chân bắt chéo nhau. Hình dáng của đôi chân càng trở nên rõ rệt khi bé bắt đầu đứng và tập đi. Bởi bé chưa biết cách giữ thăng bằng thành thạo như người lớn, đầu gối sẽ cong để giúp giảm té ngã. Đều này càng khiến chân bé trông có vẻ cong hơn.

Trong các trường hợp hiếm gặp, thủ phạm tạo ra đôi chân cong là bệnh di truyền, bệnh Blount tác động đến ống quyển, hoặc do thiếu vitamin D.

[inline_article id=67756]

Trạng thái này kéo dài bao lâu?

Đôi chân sẽ dần dần bớt cong khi bé lớn lên. Mặt khác, việc đi đứng thành thạo cũng khiến dáng bé trở nên ngay ngắn hơn, và mẹ sẽ từ từ mất cảm giác rằng chân con bị cong.

Ở tuổi lên 3, hầu hết các bé đã không còn dấu vết của đôi chân vòng kiềng nữa. Cho đến 7, 8 tuổi, đôi chân đã mang dáng dấp hoàn chỉnh và giữ nguyên cho đến khi trưởng thành.

Chân vòng kiềng
Chân vòng kiềng còn dẫn đến hiện tượng “bàn chân bồ câu”

Khi nào thì biết con bị vòng kiềng?

Mẹ thử đặt bé đứng thẳng, hai bàn chân sát vào nhau sao cho hai mắt cá mặt trong chân tiếp giáp với nhau. Nếu chân bị cong, hai đầu gối không sát vào nhau được.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Nếu sau 3 tuổi chân bé vẫn có những biểu hiện vòng kiềng, bạn nên đưa con đi khám. Bé sẽ được xét nghiệm máu để chắc chắn có bị thiếu vitamin D không. Việc chụp X-quang cũng cần thiết để đưa ra kết luận về căn bệnh Blount.

Ngoài ra, những trường hợp cần được xử lý sớm bao gồm: chân cong trầm trọng hơn qua thời gian, hai chân không cân xứng, bé không chịu đi hay tỏ ra đau đớn khi phải bước đi, hai bàn chân bé cũng bị cong với những ngón chân của hai bàn chân hướng vào nhau.

Khi qua khỏi tuổi lên 3, cơ hội can thiệp vào dáng xương chân sẽ rất hạn hẹp. Vòng kiềng có thể dẫn đến các vấn đề về khớp, ảnh hưởng đến đầu gối, hông và các khớp khác.

[inline_article id=882]

Con sẽ được đeo nẹp để cố định chân?

Các bác sĩ hiện đại thường không khuyến khích phương pháp này. Nếu bé thiếu vitamin D, bác sĩ sẽ xem xét việc kê đơn. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ cân nhắc việc tập vật lý trị liệu để đưa chân bé về trạng thái bình thường.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

5 mùi trẻ cần tránh xa

1/ Khói thuốc lá

Mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường có khói thuốc, bởi khi trẻ hít nhiều, tai hại là khôn lường. Khói thuốc đe dọa trực tiếp đến hệ hô hấp, khoang miệng, hệ thần kinh của bé.

Hơn nữa, bé trở nên khó thở, có nguy cơ mắc bệnh sâu răng, thính giác suy giảm, trí tuệ chậm phát triển. Mẹ nên khuyến khích người thân trong nhà cai thuốc lá để đảm bảo sự an toàn cho trẻ nhé!

[inline_article id = 32502]

2/ Mùi nước hoa

Khi chăm sóc bé, mẹ thường lấy nước hoa thoa vào chỗ da bị muỗi đốt để tránh sưng, mau lành. Tuy nhiên, cũng tùy loại, nhiều mùi quá nồng, chứa hóa chất gây kích ứng trong thành phần, có thể đe dọa đến sức khỏe bé.

Lúc này, phản ứng của cơ thể bé có thể là đau đầu, chóng mặt, dị ứng, viêm mũi, đau họng. Ngoài ra, thành phần hóa chất không an toàn không ít thì nhiều kích thích một phần nào đó lên não bé, gây tác động tiêu cực.

3/ Hương hoa

chăm sóc bé
Một số loại hoa có mùi dễ gây kích ứng, đồng thời phấn hoa cũng dễ gây dị ứng

Không riêng gì trẻ em, người lớn cũng có thể bị dị ứng khi ngửi một số hương thơm của các loại hoa. Theo đó, hệ quả thường là dị ứng, mất ngủ, rụng tóc, ho, đau đầu. Hoa lan, hoa xấu hổ, hoa dạ hương, bách hợp, đỗ quyên,… mẹ không nên cho bé ngửi, đặc biệt là với những trẻ nhạy cảm, dễ bị kích ứng, tác động với mùi, vị lạ.

4/ Long não

Đa số gia đình đều đặt một vài viên long não vào tủ quần áo để tránh gián, mối mọt. Nếu không cẩn thận để bé tiếp xúc quá nhiều với mùi này, rất nhiều tác động xấu sẽ diễn ra. Theo nghiên cứu gần đây, trẻ ngửi long não nhiều rất dễ mắc bệnh vàng da.

Thành phần trong long não có tính độc mạnh, chỉ cơ thể người lớn mới có khả năng bài tiết những chất này ra ngoài. Do đó mẹ nên cẩn thận trong khâu chăm sóc bé, đặc biệt là quần áo, không nên đặt long não trong tủ đồ của con, và bớt lại số viên long não trong tủ quần áo của hai vợ chồng.

5/ Khói xe

Khi đưa bé ra ngoài đi chơi bằng xe máy, việc tiếp xúc với khói xe ô nhiễm là điều không thể tránh khỏi. Khói xe chứa nhiều khí CO, CO2 và nhiều chất độc hại khác, gây ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp. Vì vậy, mẹ đừng quên bịt khẩu trang, che khăn màn cho con khi ra ngoài để phòng chóng khói xe, bụi bẩn ô nhiễm.

MarryBaby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Nguyên nhân trẻ dưới 2 tuổi thiếu máu thiếu sắt

thiếu máu thiếu sắt, trẻ bị thiếu máu
Ăn dặm là khoảng thời gian để mẹ bổ sung thêm nguồn sắt cho con

1/ Trẻ bị thiếu máu do thiếu dự trữ sắt

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã hấp thụ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của mình ngay lúc đó, và còn để dành cho sau này. Đó là lý do vì sao các chuyên gia luôn khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất khi mang thai.

[inline_article id = 4778]

Theo nghiên cứu, lượng sắt bé hấp thụ từ cơ thể mẹ trong thai kỳ nhiều nhất là vào 3 tháng cuối. Theo đó, trong cơ thể trẻ sơ sinh đủ tháng, lượng tích trữ sắt vừa đúng là 250-300mg, đủ cho nhu cầu tạo máu từ 3-4 tháng sau sinh. Với những bé sinh thiếu tháng, sinh đôi, hoặc sinh ra từ mẹ thiếu máu thiếu sắt, nguy cơ bé bị thiếu máu là rất cao.

2/ Thiếu máu thiếu sắt do không ăn đủ

Ngoài viên uống bổ sung, nguồn cung cấp sắt chủ yếu cho cơ thể vẫn là từ thực phẩm. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh, thức ăn chính hằng ngày của bé chỉ là sữa. Trong khi đó, hàm lượng sắt từ sữa không thỏa mãn nhu cầu tạo máu của bé.

Vì vậy, khi trẻ đạt mốc 6 tháng tuổi, mẹ nên tập cho con ăn dặm, tiếp xúc với thế giới thực phẩm đa dạng, đặc biệt là các món giàu sắt để phòng bệnh thiếu máu cho con.

3/ Lượng sắt không đủ vì bé phát triển nhanh

Nếu con bú ngoan, sữa mẹ chất lượng, bé sẽ phát triển rất nhanh, có khi còn vượt chuẩn. Chính vì cơ thể phát triển quá nhanh, dung lượng máu cũng tăng theo, làm lượng sắt không đủ để cung cấp cho quá trình tăng trưởng này. Đến năm tháng tuổi, cân nặng của bé đã tăng gần gấp 3 lúc mới sinh.

Với tốc độ đó, mẹ nên bổ sung kịp thời nguồn dinh dưỡng hợp lý trong giai đoạn ăn dặm để phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt ở trẻ dưới 2 tuổi.

4/ Trẻ bị mất lượng chất sắt đáng kể

Hệ tiêu hóa của trẻ những năm đầu đời, đặc biệt là giai đoạn sơ sinh, rất non nớt và yếu ớt. Do đó, chỉ một chút xáo trộn cũng có thể làm bé mắc các bệnh về tiêu hóa và đường ruột, dẫn dến tiêu chảy, kiết lị, táo bón. Bệnh kéo dài gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt, gây thiếu máu và làm giảm sức đề kháng của hệ miễn dịch.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Cho trẻ uống sữa đúng cách: 8 sai lầm cần tránh

1/ Sai lầm 1: Cho trẻ uống quá nhiều

Giàu protein, chất béo, canxi, sữa quả là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng bằng cách cho trẻ uống quá nhiều. Khi cơ thể bé nhận được quá nhiều calorie từ sữa, tình trạng biếng ăn ắt hẳn sẽ xảy ra, hệ quả là con bị thiếu cân. Ngược lại, trẻ vừa uống nhiều sữa, lại vừa ăn tốt, nguy cơ béo phì là rất cao.

[inline_article id = 40633]

2/ Sai lầm 2: Cho trẻ uống sữa lúc đói

Mẹ nên tập bé thói quen uống sữa vào bữa phụ, sau bữa ăn khoảng nửa tiếng hoặc lúc bé không quá đói. Vì sao? Một lượng lớn sữa nạp vào dạ dày rỗng gây co bóp mạnh, làm dịch vị tiết ra đào thải nhanh canxi xuống ruột, bài tiết ra ngoài. Hệ quả là mất đi dưỡng chất thiết yếu.

3/ Sai lầm 3: Thêm đường vào sữa

Nhiều bé hảo ngọt, vì vậy, mẹ không ngại cho thêm đường vào sữa để bé uống. Tuy nhiên, quá nhiều đường hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ. Lượng đường dư thừa trong cơ thể rất dễ gây ra chứng xơ cụng động mạch, cận thị, sâu răng. Hơn nữa, chất lysine trong sữa sẽ phản ứng với đường khi bị đun nóng, tạo hợp chất cực hại cho bé.

4/ Sai lầm 4: Kết hợp sữa và cháo

Cho bé uống sữa đúng cách, mẹ không nên kết hợp cùng cháo nhằm thực hiện chiến lược giúp con tăng cân. Tinh bột trong cháo nhanh chóng triệt tiêu lượng vitamin A dồi dào trong sữa. Trong khi đó, thiếu vitamin A lại làm trẻ bị suy nhược cơ thể, chậm phát triển trí não.

Mẹ nên đợi sau khi bé ăn cháo, ăn cơm, khoảng nửa tiếng mới nên cho uống sữa. Lúc này, cơ thể con mới có thể hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng từ 2 nguồn thức ăn.

5/ Sai lầm 5: Trẻ uống nhiều loại sữa cùng lúc

Thị trường sữa muôn hình vạn trạng, tùy vào thể trạng của trẻ, mẹ nên chọn loại sữa giúp bé hấp thu được tối đa dưỡng chất cần thiết. Mặc dù vậy, do tâm lý sợ sữa này kém sữa kia, mẹ quyết định phối hợp cho con uống nhiều loại sữa cùng lúc. Thực tế, điều này hoàn toàn sai lầm. Uống lẫn lộn nhiều loại sữa không chỉ làm trẻ thừa chất, bị dị dứng mà còn rất dễ gây rối loạn tiêu hóa.

cho trẻ uống sữa đúng cách, uống sữa đúng cách
Mẹ nhớ phải chọn sữa phù hợp với con thay vì đổi đi đổi lại hoặc kết hợp nhiều loại cùng lúc

Tốt nhất, mẹ nên cho con uống loại sữa cố định mà bé thích, hợp với bé. Cũng không nên khư khư chỉ uống một loại sữa nếu phát hiện tình hình phát triển của con không khả quan khi dùng loại sữa này.

6/ Sai lầm 6: Dùng nước quá nóng hoặc nước nguội pha sữa

Khi pha sữa công thức cho bé, mẹ không nên dùng nước vừa sôi tức thì. Cách pha này sẽ làm phân hủy lượng dưỡng chất dồi dào có trong sữa, hơn nữa còn làm sữa bị vón cục, bélại dễ bị bỏng vòm họng do uống sữa nóng.

Pha bằng nước nguội lại càng không nên. Sữa sẽ bị đóng váng, mất vị thơm ngon. Để cho con uống sữa đúng cách, mẹ nên pha sữa ở nhiệt độ khoảng 40-50 độ C.

7/ Sai lầm 7: Uống sữa với thuốc

Để bé chịu uống thuốc khi mắc bệnh, mẹ thường cho bé uống cùng sữa. Hoàn toàn sai lầm mẹ nhé. Sữa sẽ ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu thuốc của cơ thể, làm nồng độ thuốc trong máu giảm thấp một cách đột ngột. Hơn nữa, canxi, magiê và các nguyên tố vi lượng khác phản ứng với thành phần của thuốc, tạo hợp chất rất hại cho cơ thể trẻ em. Vì vậy, trước hoặc sau khi uống thuốc 1-2 tiếng, mẹ mới nên cho bé uống sữa.

8/ Sai lầm 8: Sữa trộn nước trái cây

Để chinh phục trẻ biếng ăn khó tính, mẹ trộn sữa với nước trái cây để làm mới bữa ăn của bé hằng ngày. Đây là sai lầm mẹ cần tránh nếu muốn cho con uống sữa đúng cách. Sữa và trái cây khi kết hợp với nhau rất dễ làm mất đi lượng vitamin và khoáng chất có sẵn trong cả hai nguồn thực phẩm. Hơn nữa, khi sữa gặp họ trái cây giày vitamin C như cam, chanh, bưởi, phản ứng kết tủa xảy ra làm trẻ khó hấp thu, khó tiêu, đau bụng…

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Xỏ lỗ tai làm điệu cho công chúa nhỏ

Xo lo tai cho be
Bé từ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể xỏ lỗ tai

1/ Thời điểm thích hợp

Khi bé 6 tháng tuổi, mẹ có thể xỏ lỗ tai làm điệu cho bé. Thời gian trước đó, dù bé có khỏe mạnh, vui vẻ đến đâu, mẹ nên tránh làm bất cứ điều gì có thể gây tổn thương cho làn da mỏng manh của bé. Trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ khi mới sinh đến 6 tháng tuổi, rất dễ bị tấn công bởi những vết thương nhỏ, khi hệ miễn dịch của bé vẫn còn quá yếu ớt và mới mẻ với môi trường sống xung quanh.

[inline_article id = 3381]

2/ Giảm bớt cơn đau

Mẹ muốn xỏ lỗ tai cho bé thêm xinh, nhưng lại sợ làm bé đau. Mẹ đừng quá lo, có cách giúp bé bớt đau đấy! Trước khi xỏ khoảng 30-60 phút, nhờ bác sĩ thoa kem mỡ giảm đau chứa lidocaine trước và sau dái tai bé. Ngoài ra, mẹ có thể dùng khăn lạnh bọc đá áp vào dái tai bé khoảng 15-30 phút trước khi xỏ. Với trẻ mầm non, trước khi mẹ đưa bé đi xỏ lỗ tai, nhớ giải thích cho bé việc này chỉ như kiến cắn mà thôi, còn dễ chịu hơn chuyện tiêm chích gấp nhiều lần. Như vậy, bé sẽ bớt lo sợ hơn đấy!

3/ Hoa tai loại nào?

Sau khi xỏ lỗ tai, để vết thương nhanh lành và tránh nhiễm trùng, bé sẽ đeo hoa tai bằng chỉ trong vài tuần. Sau đó, mẹ có thể thoải mái chọn hoa tai cho bé. Tuy nhiên loại nào là tốt nhất và không gây dị ứng hay mưng mủ? Thép không gỉ chính là lựa chọn hoàn hảo, vì nó không chứa niken hoặc bất kỳ hợp kim gây dị ứng như kim loại khác. Ngoài ra, mẹ còn có thể chọn bạch kim, ti tan hoặc vang 14K.

Xo lo tai cho be
Mẹ nên đến địa điểm xỏ lỗ tai uy tín và đảm bảo an toàn vệ sinh y tế

4/ Vệ sinh an toàn

Mẹ nên nhận được sự tư vấn của bác sĩ nhi khoa về địa điểm an toàn xỏ lỗ tai cho bé. Mẹ cũng có thể nhờ các cô y tá giúp bé xỏ lỗ tai. Chỉ cần đảm bảo rằng khâu chuẩn bị được vô trùng, dái tai bé được vệ sinh và dụng cụ xỏ lỗ tai còn mới hoàn toàn.

5/ Chăm sóc lỗ tai bé

Mẹ nên thường xuyên vệ sinh lỗ tai mới xỏ của bé bằng rượu, nước muối sinh lý hoặc thuốc tím. Dùng tăm bông sơ sinh thấm nhẹ vào lỗ tai, lau sạch xung quanh. Bé sẽ không thấy rát hay đau, đơn giản chỉ là cảm giác mát mát mà thôi. Sau 2-3 ngày, mẹ có thể cho bé đeo hoa tai. Đảm bảo bé đeo liên tiếp 6 tuần sau đó để lỗ tai không bị tịt.

6/ Dấu hiệu nhiễm trùng

Da ửng đỏ, sưng tấy, mưng mủ, cộng thêm tình trạng ngứa, rát, đó là những dấu hiệu cho biết bạn nên đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng hoặc dị ứng với hoa tai. Nếu đơn giản chỉ là dị ứng, bạn chỉ việc vệ sinh sạch sẽ lỗ tai bé và chuyển qua hoa tai kim loại lành tính hơn. Nếu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho bé uống để tình trạng thuyên giảm. Khoảng 2-3 tháng sau, mẹ mới nên cân nhắc việc tiếp tục xỏ lần 2 cho bé không nhé!

7/ Có cách nào an toàn hơn không?

Mẹ chỉ cần tránh xỏ lỗ ở phần tai trên, phần xương sụn của bé. Vị trí này rất dễ bị nhiễm trùng và tạo sẹo lồi nếu bị thất bại. Sau khi xỏ lỗ tai, mẹ nên buộc tóc bé gọn gàng hoặc dùng băng đô giữ tóc bé, để tránh tác động vào lỗ tai mới xỏ.

8/ Bé nên tránh làm gì?

Trong 2 tuần đầu sau khi xỏ, lỗ tai bé rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, mẹ nên tránh cho bé đi bơi. Nước ở hồ bơi, biển chứa nhiều vi khuẩn, sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tai bé.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Trẻ 4 tuổi 6 tháng: Giúp bé chữa tật nói ngọng

 

tre 4 tuoi 4
Cắt ngang khi bé đang nói có thể khiến bé mất tự tin

Nguyên nhân của tật nói ngọng ở các bé

  • Bé nói ngọng có thể do sự phát triển thể chất chưa toàn diện. Các bé trai cũng có xu hướng nói kém hơn các bé gái.
  • Bé quá nhút nhát: Mới đầu, bé có thể nói sai một vài từ nhưng bị cả nhà cười chê nên những lần giao tiếp sau, bé trở nên rụt rè và càng dễ bị ngọng hơn.
  • Bé bắt chước: Một người thân trong nhà hoặc các bạn ở lớp mẫu giáo của bé thường nói ngọng nên bé cũng bị ảnh hưởng theo.
  • Yếu tố bệnh lý: Bé bị dính thắng lưỡi (lưỡi bé không thể thè thẳng ra như bình thường được). Ngoài ra, các chứng bệnh như viêm họng, sưng lợi, tắc mũi… cũng gây cản trở bé phát âm.

Cùng con luyện tập khắc phục tật nói ngọng

Dù bạn cảm thấy những câu nói của trẻ rất là ngộ nghĩnh nhưng đừng nên hùa theo trẻ hoặc bắt chước cách phát âm này. Trẻ có thể sẽ tiếp tục cách nói đó cho dù không bị ngọng nữa. Tuy nhiên, bạn cũng không nên sửa từ ngữ của trẻ ngay lúc bé đang nói. Điều này sẽ khiến bé mất tự tin hoặc khó tìm được từ khác để diễn tả. Khi trẻ nói ngọng, mẹ nên giúp bé sửa thành câu nói đúng một cách nhẹ nhàng và từ tốn.

Chẳng hạn, đối với âm “s”, việc nói ngọng xảy ra khi con bạn đẩy lưỡi ra để tạo thành âm s thay vì đặt lưỡi ở sau răng. Hầu hết trẻ con đều nói ngọng vì chúng chưa nắm rõ cách phát âm mỗi âm tiết như thế nào. Bạn nên giữ một thái độ bình thường và bao dung đối với con.

Nhưng nếu câu nói của trẻ gây khó hiểu hoặc trẻ nói ngọng khiến bé trở thành trò trêu chọc của những đứa trẻ khác, bạn nên đến gặp một chuyên gia về ngôn ngữ. Nói chung, trong đa số trường hợp, một đứa trẻ sẽ bắt đầu tập nói chuẩn xác và từ từ trẻ sẽ không ngọng nghịu nữa.

  • Tập cơ miệng: Bạn có thể hướng dẫn bé các bài luyện tập cơ miệng vào buổi sáng như: Há miệng to và cùng nói “A, O, U, I”. Lặp lại từ 5 đến 7 lần.
  • Dạy bé hát: Quá trình bé bắt chước theo ngôn từ, giai điệu của bài hát sẽ giúp bé biết cách phát âm đặc biệt hiệu quả. Bạn có thể chọn những bài hát đơn giản, hướng dẫn bé học thuộc từng đoạn nhỏ rồi ghép các đoạn lại với nhau.
  • Nếu bé nói ngọng phần nào, bạn có thể lặp đi lặp lại phần đó nhiều lần để bé ghi nhớ và làm theo.
  • Cho bé nói trước gương: Bạn làm mẫu phát âm thật chậm, rõ ràng một số cụm từ như: “Con muốn ăn cơm”, “Con thích uống sữa”… và hướng dẫn bé làm theo. Bé cũng có thể dễ dàng bắt chước cử động miệng của bạn trong gương.
  • Trò chơi ngôn ngữ: Hàng ngày, bạn có thể đố bé xem, trong nhà mình có những đồ vật nào bằng chữ “C”, những loại quả nào bắt đầu bằng chữ “N”… hoặc gợi ý để bé đố lại bạn. Hoạt động này giúp bé phân tích và nhận biết chính xác những cụm từ thông dụng.
  • Trò chuyện hàng ngày: Nói chuyện với bạn không chỉ giúp bé tăng vốn từ vựng mà bạn cũng biết bé thường phát âm sai những cụm từ nào để kịp thời uốn nắn.

Lưu ý khi cùng bé luyện tập

  • Làm gương cho bé: Muốn bé phát âm chuẩn, cha mẹ hoặc người thân trong nhà phải làm mẫu cho bé trước đã. Nếu cô giúp việc nói giọng địa phương, thì bạn cũng nên yêu cầu cô tập nói giọng chuẩn cùng bé.
  • Tránh nói ngọng khi quá yêu bé. Những câu nựng như “Mẹ yêu ton nhắm” sẽ là bài học xấu về tật nói ngọng cho bé đấy!
  • Tập cho bé bình tĩnh: Bạn nên để cho bé được diễn đạt hết ý, không nên cắt lời bé, cũng không nên thúc giục bé nói nhanh. Làm như vậy, bé càng dễ mắc lỗi hơn.

Lời khuyên dành cho cha mẹ 

Đã rất lâu từ khi bạn hẹn hò đi ăn tối với cô bạn thân? Bạn nên gửi tin nhắn và hẹn lịch với cô ấy. Bạn phải dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động khác thay vì những hoạt động yêu thích của bạn như là mua sắm, đi bộ hay tham gia một câu lạc bộ mà bạn đã từng yêu thích quá lâu. Đây là lúc để bạn nên bắt đầu lại. Người xưa luôn có câu: “Hãy luôn yêu quý bản thân mình trước đã”.

Ngoài ra, đừng quên làm mới lại đời sống của vợ chồng bạn. Bạn nghĩ sao nếu mình có thể hẹn hò như thời kỳ độc thân?

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Những môn thể thao ba mẹ có thể chơi cùng bé

Thể thao còn là cách hay nhất để ba mẹ dạy cho con cái những đức tính quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách của trẻ sau này như tính kiên nhẫn, khả năng làm việc nhóm, khả năng kiềm chế cảm xúc, sự công bằng… Bạn có thể cân nhắc những môn thể thao dưới đây khi quyết định chọn môn thể thao cho gia đình mình.

1. Cầu lông

Cầu lông là môn thể thao phù hợp với tất cả các thành viên trong gia đình. Nó đơn giản, dễ học và rất tốt cho sức khỏe. Nếu gia đình bạn có 4 người, bạn có thể chia ra 2 đội với mỗi bên một bé hoặc bạn có thể thi đấu đối kháng với bé. Đừng bao giờ đánh giá thấp bé. Biết đâu con bạn là một vận động viên cầu lông tài năng thì sao? Rủ thêm một gia đình nữa chơi chung cũng là một lựa chọn dành cho bạn.

Cầu lông dạy cho bé về tính kỷ luật, sự bình tĩnh và sự công bằng.

Chơi cầu lông có thể giúp tăng nhịp tim, tăng sức bền của cơ thể. Giúp bạn cải thiện chức năng của mắt và tăng sự phản xạ của não.

>>> Xem thêm: Các hoạt động cho ba mẹ vui chơi cùng bé

2. Bóng rổ

Bóng rổ là môn thể thao khá phổ biến hiện nay. Gia đình bạn có thể cùng nhau chơi trong những công viên gần nhà. Hoặc nếu gia đình có sân rộng, bạn cũng có thể tạo ngay một sân bóng rổ ngay chính tại nhà của mình.

choi cung be 1
Chơi bóng rổ có thể giúp bé phát triển chiều cao.

Chơi bóng rổ đòi hỏi sự linh hoạt của tay và mắt, sự hoạt động liên tục của chân vì bạn phải liên tục chạy xung quanh sân. Nếu con bạn còn quá nhỏ, bạn có thể cho bé chơi “phiên bản” bóng rổ nhỏ dành cho trẻ em. Và nếu bạn và bé cùng tranh tài trong một trận bóng, sẽ không có gì là quá đáng nếu bạn nhường cho bé thắng một lần đâu!

Bóng rổ giúp trẻ phát triển tinh thần đồng đội, sự hợp tác trong cùng một nhóm và tinh thần thể thao.

Chơi bóng rổ có thể giúp bé phát triển chiều cao, tăng khả năng phối hợp giữa mắt và tay chân.

3. Bóng chày

Bóng chày chưa được phổ biến lắm ở Việt Nam nhưng ở các nước khác, đặc biệt là Nhật Bản nó đã trở thành môn thể thao phổ biến khắp nước. Trẻ em chơi bóng chày ở các trường học tại Nhật, thậm chí khi bé còn rất nhỏ đã được bố mẹ dạy cho chơi bóng chày.
Môn thể thao này rất dễ chơi và rất phù hợp cho một gia đình lớn. Nó cũng phù hợp cho những buổi dã ngoại gia đình. Thậm chí, nếu gia đình của bạn không quá đông đúc, bạn cũng có thể chơi bóng chày. Bạn cùng con bạn có thể luyện tập cùng nhau khả năng ném và chụp bóng hoặc ném và đánh bóng.

Bóng chày dạy cho bé về khả năng làm việc theo nhóm, tính kiên nhẫn và sự linh hoạt.

Bóng chày là bài tập thể dục rất tốt cho tim và phổi của bạn. Nó khuyến khích sự linh hoạt của tay và mắt và tăng cường phát triển lực ở tay và chân.

4. Bóng đá

Bóng đá là môn thể thao được yêu mến trên toàn thế giới. Không chỉ nam giới mà ngay cả phái nữ hiện nay cũng rất yêu thích bóng đá. Bạn chỉ cần một trái bóng và cả nhà đã có thể cùng nhau chơi đùa rồi đấy. Không nhất thiết phải nhất nhất làm theo luật trong các trận đấu quốc tế, gia đình bạn có thể tự đưa ra những điều luật riêng của gia đình mình, miễn là nó công bằng.

Cũng như những môn thể thao đồng đội khác, bóng đá cũng dạy cho bé cách hợp tác giữa những cá nhân trong cùng một nhóm. Đồng thời cũng rèn luyện tính kiên nhẫn và sự kiên trì cho bé.

Chơi bóng đá giữ cho tim bạn luôn khỏe mạnh và giúp cơ thể nhanh nhẹn hơn.

Cho dù là môn thể thao nào đi nữa, khoảng thời gian cả gia đình cùng ở bên nhau, cùng vui chơi mới là điều quan trọng nhất. Bạn đừng bỏ lỡ những khoảnh khắc đó nhé!

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Khi nào nên cho trẻ mặc quần lót?

Có nên cho trẻ mặc đồ lót từ nhỏ?
Ở Việt Nam, đa số các mẹ thường cho con gái mặc quần lót sớm hơn con trai vì vấn đề “ý tứ”. Tuy nhiên, tác dụng thật sự của quần lót là để bảo vệ và giữ vệ sinh cho vùng kín, thế nên dù là trai hay gái, các bé đều nên được làm quen với quần lót từ nhỏ. Cụ thể, khi bé đã quen ngồi bô và bỏ hẳn tã, nếu không được mặc quần lót, cơ quan sinh dục của bé có thể bị tổn thương trong lúc bé vui chơi, chạy nhảy hoặc có khi chỉ đơn giản là cọ xát với lớp quần áo cứng bên ngoài cũng có thể khiến vùng da nhạy cảm của bé bị kích ứng.

Với các bé gái thường được mẹ cho mặc váy, đầm, nếu bé không có quần lót, vùng kín sẽ dễ nhiễm khuẩn khi bé ngồi trực tiếp trên sàn nhà. Còn với các bé trai, do đặc điểm cơ quan sinh dục nằm “lộ thiên” nên dễ bị va chạm trong lúc di chuyển, chơi đùa. Bên cạnh lý do vệ sinh và an toàn, tâm sinh lý cũng là một vấn đề mà bố mẹ nên cân nhắc việc cho con mặc quần lót từ sớm vì một khi bé đã lớn mới làm quen với quần lót sẽ khó khăn hơn nhiều. Không chỉ con gái mới cần ý tứ mà con trai cũng cần mặc quần lót cho gọn gàng, kín đáo, hạn chế những tình huống ngại ngùng vì “cậu nhỏ” cương bất thình lình. Không những thế, bé trai không sớm làm quen với quần lót sẽ dễ gặp tai nạn với cái khóa kéo quần đấy mẹ nhé!

cho tre mac do lot 1
Khi con đã quen đi vệ sinh như người lớn cũng là lúc mẹ nên cho trẻ mặc đồ lót

Chọn đồ lót cho trẻ như thế nào?
Quần lót của trẻ em cũng giống như người lớn, cần vừa vặn và thấm hút tốt. Các mẹ đừng chỉ chú ý đến kiểu dáng, màu sắc thu hút để dễ “dụ” bé mặc mà quên đi hai đặc điểm quan trọng nói trên. Dù là quần lót cho bé trai hoặc bé gái, mẹ đều cần chọn loại có chất liệu thoáng mát, chẳng hạn như quần bằng cotton với độ dày vừa phải và có khả năng thấm mồ hôi. Còn về kích cỡ quần lót, phải đảm bảo bé con cảm thấy thoải mái khi mặc.

Quần lót quá chật sẽ gây hại cho quá trình phát triển bộ phận sinh dục của bé, thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản cho dù là với bé trai hay bé gái. Tốt nhất là tìm mua loại quần lót không đường may để tránh gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé. Mẹ nên mua quần lót ở những địa chỉ uy tín với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoặc mẹ cũng có thể tự may quần lót cho bé tại nhà nữa đấy.

Các lưu ý khi cho bé mặc đồ lót
Quần lót có tác dụng giữ gìn vệ sinh là thế nhưng nếu bị ẩm ướt sẽ phản tác dụng và trở thành “ổ” vi khuẩn gây viêm nhiễm và các bệnh sinh dục cho bé đấy mẹ nhé. Do đó, một khi đã cho con mặc quần lót, mẹ cần để ý xem quần lót có bị ẩm hay không để thay cho con ngay nhé. Đa số các bé thích chạy nhảy sẽ đổ mồ hôi nhiều nên cần thay quần lót thường xuyên hơn người lớn. Bên cạnh đó, sau khi tắm hoặc đi vệ sinh, vùng kín của bé cần được rửa sạch và lau khô rồi mới mặc quần lót vào.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Thuốc 7 màu (SILKERON CREME)

Các mum có ai đã từng loại thuốc 7 màu silkeron creme rồi thì cho mình hỏi:

Bé bị rôm sảy bôi thuốc này hết và bé bị nóng lở mũi bôi thuốc này cũng hết. Vậy mà khi đi khám Bác Sĩ mình có đề cập đến loại thuốc silkeron creme thì Bác Sĩ bảo không nên dùng mà không nói lí do tại sao.

Vậy thì tại sao nhỉ? thành phần thuốc mạnh quá không phù hợp với bé hay một lí do nào khác mà mình thì thấy rất nhiều mẹ dùng cho con loại thuốc 7 màu này (silkeron creme).

Thanks!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Bé 3 tuổi: Thói quen xem TV

Có nên cho bé 3 tuổi xem tivi nhiều hay không?
Bạn có biết rằng các bé 3 tuổi sẽ học hỏi nhiều hơn khi tự khám phá thế giới xung quanh chứ không phải chỉ ngồi trước màn hình tivi. Nếu có thể, tạo cho con nhiều cơ hội để vui chơi và tham gia những hoạt động ngoài trời

Những năm mẫu giáo là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất về tinh thần, thể chất và cảm xúc của bé. Theo khuyến nghị của các chuyên gia tâm lý, không nên để bé xem tivi quá 2 giờ mỗi ngày, và không xem chương trình có tính chất bạo lực.

Việc cho bé xem tivi trong 30 phút với chương trình phù hợp gây hại lớn và ba mẹ có một chút thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng và làm cho bé 3 tuổi có những thói quen xấu khi xem tivi.

Bé 3 tuổi: Thói quen xem TV
Muốn dạy bé 3 tuổi thói quen lành mạnh khi xem TV, ba mẹ phải là người làm gương

Tập cho bé xem tivi đúng cách
Không dò tất cả các kênh xem có gì đang chiếu: Nếu chương trình được chọn cho bé đã hết, hãy tắt tivi. Kể cả khi bạn chiếu DVD cũng nên có nguyên tắc giới hạn từng tập. Cách này sẽ tập cho con thói quen: khi chương trình kết thúc cũng là lúc giờ xem tivi kết thúc.

Không để tivi mở khi bạn đang làm việc khác: Nếu bạn không theo dõi, hãy tắt tivi, tiếng động và hình ảnh của tivi sẽ khiến bé mất tập trung với việc học hành và các hoạt động khác.

Không nên xem tivi khi ăn cơm. Bữa cơm gia đình không phải là lúc cả nhà tụ tập trước màn hình tivi, mà là thời gian mọi thành viên quây quần, chuyện trò. Đây là nơi phát triển những bài học giá trị về cuộc sống và tình cảm yêu thương gắn kết.

Hãy cố gắng xếp lịch xem tivi đúng giờ mỗi ngày: Việc lên thời gian cụ thể nhằm để bé biết sẽ phải chờ đợi điều gì và biết là không thể xem tivi mọi lúc. Điều này có thể làm giảm bớt những cuộc tranh cãi khi bật/tắt tivi.

Bạn có thể xem tivi cùng với bé để chuyện trò với con về những gì bạn đang xem. Ở độ tuổi này, bé sẽ cần được giải thích rằng nội dung của phim hay chương trình quảng cáo đôi khi không có thật.

– Cần chắc chắn rằng người giữ bé hoặc chăm sóc bé cũng biết những quy tắc này.

Trên hết, cha mẹ nên làm gương cho con trẻ. Nếu thấy bạn ngồi trước tivi hàng giờ, bé sẽ lập tức thắc mắc: “Tại sao con không được xem?”.