Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

5 lời khuyên đắt giá khi sử dụng vitamin tổng hợp cho bé

Vitamin tổng hợp (mutltivitamin) là một dạng thuốc tổng hợp có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau, bất cứ độ tuổi nào cũng có thể dùng. Việc sử dụng vitamin tổng hợp cho bé giúp bổ sung nguồn dinh dưỡng thiếu hụt, phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ trong độ tuổi con đang lớn.

Có phải tất cả trẻ đều cần bổ sung vitamin tổng hợp không? Nên bổ sung khi nào? Bổ sung vitamin tổng hợp cho bé như thế nào là đúng cách?

1. Có nên cho trẻ uống vitamin tổng hợp? Nên cho bé uống vitamin tổng hợp vào lúc nào?

Theo Tổ chức Y tế Health Canada, trẻ em khỏe mạnh, phát triển bình thường không cần dùng vitamin tổng hợp. Trong thực tế, cha mẹ khó có thể đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Bác sĩ nhi khoa thường khuyên cha mẹ nên bổ sung vitamin tổng hợp cho bé đúng cách trong những trường hợp sau:

  • Trẻ không ăn đủ chất
  • Trẻ kén ăn, biếng ăn
  • Trẻ mắc bệnh mãn tính như hen suyễn, gặp vấn đề tiêu hóa
  • Trẻ thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh
  • Trẻ có chế độ ăn đặc biệt, như ăn chay
  • Trẻ vận động nhiều, chơi những môn thể thao cường độ cao

Khi dùng vitamin, cha mẹ cố gắng không dùng cho trẻ dưới 4 tuổi. Nếu dùng vitamin tổng hợp cho trẻ sơ sinh, bạn tuyệt đối cần phải được bác sĩ kê đơn.

vitamin tổng hợp cho bé

2. Bổ sung vitamin tổng hợp cho bé đúng cách: Uống vitamin tổng hợp lúc nào tốt nhất?

Về lý thuyết, mẹ có thể cho bé uống vitamin tổng hợp vào bất cứ thời gian nào. Và dù uống vào lúc nào trong ngày thì vitamin tổng hợp cũng nên được sử dụng chung với thức ăn.

Tuy nhiên, trên thực tế thành phần vitamin tổng hợp có vitamin B6. Dùng vitamin B6 trước khi đi ngủ có thể làm tăng hưng phấn thần kinh dẫn đến trẻ khó ngủ. Nếu dùng vitamin B6 ban ngày sẽ ít ảnh hưởng đến giấc ngủ hơn. Ngoài ra, mức độ melatonin có thể bị ảnh hưởng bởi vitamin B12 khiến người dùng dễ bị tỉnh táo hơn khi đi ngủ.

Ngoài ra, vitamin D có thể tác động tiêu cực đến giấc ngủ. Vì vậy tốt nhất là mẹ nên cho bé dùng vitamin tổng hợp vào buổi sáng. Hơn nữa, khi uống thuốc vào buổi sáng, các vitamin B sẽ giúp chuyển hóa thức ăn, làm tăng cường năng lượng vào nửa đầu ngày mới.

Mẹ cũng nên tránh cho con uống canxi với vitamin tổng hợp bởi canxi có thể gây trở ngại cho sự hấp thu sắt có trong các loại vitamin tổng hợp.

>> Mẹ có thể tham khảo: Vitamin cho trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh, mẹ phải nhớ!

3. Trẻ cần bổ sung vitamin gì?

Trẻ biếng ăn kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng, không muốn hoạt động, vui chơi lâu dần có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ. Biếng ăn còn khiến cơ thể trẻ thiếu năng lượng, những vi khoáng cần thiết dẫn đến chậm phát triển, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch. Trẻ thường xuyên ốm vặt và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

Để cải thiện tình trạng sức khỏe, cha mẹ nên cho bé dùng vitamin tổng hợp dành riêng cho trẻ biếng ăn. Trước khi quyết định cho bé dùng vitamin tổng hợp, cha mẹ cần biết 6 loại vitamin thiết yếu cần cho cơ thể bé:

  • Vitamin A giúp trẻ tăng cường thị giác, giúp trẻ phát triển bình thường, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ và làm lành các biểu mô và xương. Thiếu vitamin A gây ra bệnh quáng gà – giảm khả năng nhìn khi trời tối, nếu thiếu trầm trọng có thể gây khô giác mạc và bị mù.
  • Nhóm vitamin B (B2, B3, B6, B12) có tác dụng tăng sức đề kháng, duy trì quá trình trao đổi chất, góp phần vào quá trình sản sinh năng lượng, ngăn ngừa suy nhược thần kinh.
  • Vitamin C làm lành vết thương, giúp cơ bắp và da khỏe mạnh.
  • Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và giúp cho xương và răng chắc khỏe. Hiệp hội dinh dưỡng Canada cho rằng vitamin D còn có tác dụng chống nhiễm trùng, giảm nguy cơ mắc những bệnh về tim, tiểu đường, bệnh xơ cứng và thậm chí một số loại ung thư.
  • Canxi giúp cho xương bé chắc khỏe.
  • Sắt kết hợp với protein đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên huyết sắc tố vận chuyển ô-xy. Thiếu chất sắt dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng, không cung cấp đủ ô-xy cho các bộ phận cơ thể, đặc biệt là tim, cơ bắp, não.

Tùy vào tình trạng sức khỏe của bé mà cha mẹ quyết định loại vitamin cần bổ sung.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì?, Trẻ 2 tuổi cần bổ sung vitamin gìTrẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì

4. Khi nào cần giảm vitamin cho trẻ?

Khi chọn thực phẩm bổ sung vitamin tổng hợp cho bé, hãy đọc kỹ nhãn vì dùng không đúng vitamin sẽ tích lũy lại trong cơ thể và dẫn đến một số hậu quả như:

  • Thừa vitamin A ở trẻ nhỏ có thể gây tăng áp lực sọ não, thóp phồng, đau đầu, co giật…
  • Dùng vitamin C liều quá cao và dài ngày có thể gây tiêu chảy, loét tiêu hóa, sỏi thận, toan máu và hội chứng phụ thuộc vitamin C;
  • Lạm dụng vitamin D liều cao kéo dài sẽ gây ngộ độc, tăng canxi máu và nước tiểu, chán ăn, buồn nôn, khát nước, yếu đuối mệt mỏi… Nếu không được điều trị có nguy cơ dẫn tới tử vong;
  • Dùng vitamin B6 đến dư thừa có nguy cơ gây rối loạn thần kinh cảm giác;
  • Dư thừa vitamin B12 có thể gây cường giáp, làm tăng hồng cầu quá mức, bệnh cơ tim hoặc các tác dụng thứ phát như nôn nao, choáng váng, nổi mề đay.

[inline_article id=162250]

5. Lưu ý khi bổ sung vitamin cho trẻ

vitamin tổng hợp cho bé

Nếu mẹ quyết định dùng vitamin tổng hợp cho bé, mẹ hãy tham khảo những lưu ý dưới đây để việc bổ sung vitamin an toàn và hiệu quả.

  • Dùng đúng liều: Khi dùng vitamin tổng hợp cho bé, mẹ nên cho bé sử dụng đúng liều bác sĩ đề nghị, không nên dùng nhỏ hoặc lớn hơn.
  • Dùng 1 loại nhất định: Không nên cho bé uống nhiều hơn một loại sản phẩm vitamin tổng hợp trừ khi đã được hướng dẫn của bác sĩ.
  • Vitamin là thuốc, không phải kẹo nên cần được cất kỹ, tránh xa tầm tay trẻ em, đề phòng trẻ xem như kẹo hay siro mà ăn/uống quá liều, gây nguy hiểm.
  • Thay vì dùng bánh, kẹo, kem… làm phần thưởng để bé ăn nhiều hơn. Cha mẹ hãy dùng viên kẹo vitamin để thưởng cho các bé sau mỗi bữa ăn. Việc này giúp bé thích ăn vitamin hơn, việc hấp thu vitamin cũng trở nên tốt hơn, bởi nhiều loại vitamin chỉ có thể được cơ thể hấp thu sau bữa ăn.
  • Nếu bé đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, cha mẹ cần hỏi bác sĩ vấn đề bổ sung vitamin tổng hợp cho bé. Vitamin có thể làm giảm hay làm tăng vọt tác dụng của thuốc, dù như thế nào cũng nguy hại cho sức khỏe của bé.
  • Trên thị trường có nhiều dạng vitamin, dạng nước, viên hay kẹo dẻo. Mẹ có thể dựa vào sở thích của bé để chọn loại phù hợp.
  • Không nên cho bé dưới 4 tuổi dùng vitamin tổng hợp. Trường hợp đặc biệt, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Vitamin tổng hợp tuy tốt nhưng cần được dùng đúng lúc, đúng thời điểm mới phát huy tác dụng. Cha mẹ không nên tự ý kê đơn cho bé mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng bất kỳ viên uống nào.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi khỏe mạnh

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi góp phần quan trọng vào việc giúp bé khỏe mạnh, thông minh và là tiền đề cho các cột mốc phát triển về sau.

1. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1 tuổi

Khi được 1 tuổi, bé đang học cách tự ăn mà không cần cha mẹ đút. Bé có thể nhai thức ăn của mình như người lớn. Và do đó, bé có thể ăn món ăn cùng với gia đình.

Trong một ngày, bé 1 tuổi cần nạp khoảng 1,000 calo chia cho 3 bữa chính và 2 bữa phụ (hoặc xen kẽ 3-4 cữ bú mẹ) để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng; bổ sung năng lượng và có thể phát triển tốt.

Bữa ăn trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi cần có đủ nhóm chất khác nhau. Mẹ cần đảm bảo bé có:

  • Một phần thức ăn động vật (sữa, bơ sữa, trứng, thịt, cá và gia cầm) mỗi ngày.
  • Ăn kèm với các loại đậu (như đậu xanh, đậu lăng hoặc đậu Hà Lan); hoặc các loại hạt.
  • Rau và trái cây màu cam hoặc xanh. Có thể thêm một ít dầu hoặc chất béo vào thức ăn để cung cấp năng lượng.
  • Đảm bảo trẻ sẽ được ăn nhẹ những món ăn lành mạnh, chẳng hạn như trái cây tươi.

Hơn nữa, các sản phẩm từ sữa là một phần rất quan trọng trong chế độ ăn dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi; cha mẹ hãy cho bé uống 1 hoặc 2 cốc sữa (khoảng 480–720 ml) mỗi ngày.

2. Bé 1 tuổi ăn được những gì?

Ở giai đoạn 1 tuổi, sữa vẫn là thức ăn quan trọng đối với trẻ. Theo khuyến nghị về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi; mẹ vẫn cần bổ sung sữa và chế phẩm sữa mỗi ngày.

Ngoài ra, thời điểm ăn dặm khi tròn 12 tháng, bé có thể ăn được cháo, súp, và các thức ăn mềm dễ tiêu.

Những gì bé 1 tuổi có thể ăn sẽ được liệt kê trong nội dung tiếp theo đây.

2.1 Đạm (thịt, cá, trứng, và một số loại đậu)

Đạm (thịt gà, bò, heo và trứng)
Trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi, những gì bé có thể ăn được là gà, bò, heo, trứng,…

Trẻ 1 tuổi có thể ăn những thực phẩm sau để đảm bảo đủ chất đạm.

  • Trứng, đậu hũ.
  • Cá (không xương).
  • Đậu lăng, đậu xanh.
  • Thịt gà, thịt gà Tây, thịt bò, thịt cừu non, thịt lợn.

Với nhóm thực phẩm này, mẹ nên cho bé ăn chín kỹ; và có thể không cần xay nhuyễn để trẻ 1 tuổi học cách nhai.

[key-takeaways title=”Gợi ý mẹ món cháo ăn dặm siêu ngon cho bé”]

[/key-takeaways]

2.2 Rau (bông cải xanh, bắp cải)

Các món ăn từ rau
Trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi, những gì bé có thể ăn được là bông cải xanh, bông cải trắng,…

Chất xơ rất quan trọng đối với sự phát triển của bé; do đó, mẹ hãy tích cực nấu cho bé những thực phẩm sau:

  • Bông cải xanh, súp lơ, bông cải trắng.
  • Rau chân vịt, đậu xanh, bí xanh, cải xoăn.
  • Cà rốt, bí đỏ, bắp cải, củ cải vàng, măng tây.

Khi chế biến, mẹ lưu ý cắt nhỏ vừa đủ để bé cầm ăn ở trên tay.

[key-takeaways title=”Gợi ý mẹ món cháo từ rau củ siêu ngon cho bé”]

[/key-takeaways]

2.3 Tinh bột (cháo, cơm nát, mì ống)

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi, tinh bột từ cơm, cháo
Trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi, những gì bé có thể ăn được là cháo, cơm nát, yến mạch,…

Thực phẩm giàu tinh bột mẹ nên bổ sung cho trẻ 1 tuổi bao gồm:

  • Khoai tây, khoai lang.
  • Cơm, cháo, yến mạch.
  • Mì ống, bánh mì.
  • Bột ngô, bắp.

Chế biến những thực phẩm trên, mẹ có thể nghiền nhuyễn, cắt nhỏ vừa ăn hoặc vừa tay bé cầm.

2.4 Trái cây (chuối, táo, cam, dâu tây)

Trái cây trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi
Trái cây trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi: Chuối, táo, cam,…

Trái cây trẻ 1 tuổi có thể ăn được bao gồm:

  • Chuối, dâu tây, táo.
  • Quả việt quất, quả cảm, quả mâm xôi.
  • Quả xoài, quả lê, quả dứa, quả đu đủ.
  • Dưa gang, quả đào, quả mận, quả kiwi.

Mẹ nhớ rửa trái cây sạch sẽ và loại bỏ hạt, đá hoặc vỏ cứng; rồi cắt nhỏ trái cây để bé cầm trên tay và thưởng thức.

2.5 Chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa nguyên kem)

chế phẩm từ sữa
Trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi, những gì bé có thể ăn được là phô mai, uống sữa bò.

Thực phẩm làm từ sữa tiệt trùng như sữa chua nguyên kem đã tiệt trùng; hoặc phô mai là những thực phẩm thích hợp cho bé 1 tuổi.

Sữa chua nguyên kem, không đường là lựa chọn tốt vì chúng không chứa đường bổ sung. Ngoài ra, trẻ 1 tuổi còn có thể uống sữa bò tiệt trùng nguyên chất, hoặc sữa dê hoặc cừu.

>> Xem thêm: Trẻ 1 tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày thì tốt cho bé?

3. Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi

Bắt đầu tròn 1 năm tuổi, các mẹ bắt đầu lo lắng sốt sắng với cân nặng và chiều cao của bé. Thời điểm này dường như bé rất ít tăng cân và dễ mắc bệnh chậm lớn không chỉ về thể chất và cả về nhận thức, vận động.

Xây dựng thời gian biểu ăn uống và sinh hoạt hợp lý

Nếu thấy bé có biểu hiện chậm nói, chậm biết đi hay nhận thức kém mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được giải đáp kỹ hơn. Có thể một phần do bẩm sinh; nhưng nguyên nhân có thể đến từ chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi chưa cân đối.

Thời điểm này, gia đình nên xây dựng cho bé chế độ ăn hợp lý và lập bảng theo dõi, ghi lại các hoạt động của bé từ sơ sinh.

>> Mẹ xem thêm: Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi mẹ nào cũng cần phải biết

Đảm bảo cho trẻ 1 tuổi có chế độ dinh dưỡng đủ chất

Ngoài ra, mẹ cần lưu ý đa dạng nguồn thực phẩm, thay đổi món thường xuyên để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Ví dụ như phương pháp ăn dặm kiểu nhật.

Mẹ không nên lạm dụng nước hầm xương với ý nghĩ ăn nước là tinh túy còn cái chỉ là nguyên liệu phụ. Các loại rau củ nên hầm mềm để bé tập nhai.

Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi
Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi

[inline_article id=315150]

Lời kết

Rất nhiều bé từ 1 tuổi trở nên biếng ăn bởi đây là giai đoạn bé đang học cách ăn các thức ăn dạng rắn. Hãy để bé ăn một cách tự nguyện và vui vẻ, đừng biến bữa ăn thành nỗi sợ hãi của con trẻ và điều đó cũng khiến bạn căng thẳng.

Tuy chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi là một trong những điều cần quan tâm nhất khi chăm sóc bé 1 tuổi, không nên gây quá nhiều áp lực cho bé hay bản thân. Để khuyến khích con ăn nhiều hơn, mẹ nên cho bé thử nhiều loại đồ ăn khác nhau và dạy bé cách tận hưởng bữa ăn để khơi gợi tâm hồn ăn uống ở bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Con ăn thanh long ruột đỏ đi vệ sinh ra màu đỏ có sao không các mẹ?

Bé nhà mình chiều nay ăn mấy miếng thanh long ruột đỏ, thế mà chỉ khoảng 2 tiếng sau con đi ị cũng ra màu đỏ, rồi đi đái cũng ra màu hơi đỏ, mình lo quá không biết con có sao không các mẹ?

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Chọn sữa và nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ

Như chúng ta đã biết, với trẻ, sữa là nguồn dinh dưỡng chính, hầu như  trẻ nào cũng được ưu tiên bổ sung thêm sữa bò ( thông qua sữa công thức, sữa tươi) ngoài sữa mẹ và các thực phẩm khác nhằm mục đích tăng cường dinh dưỡng. Tuy nhiên, với nguồn sữa bò đang ngày càng được đưa ra thị trường dưới dạng các sản phẩm sữa công thức, sữa tươi, nếu các bậc phụ huynh không chú ý tới nguồn gốc xuất xứ và quy trình khai thác sữa, sẽ có nguy cơ dung nạp một lượng lớn sữa bò tồn dư kháng sinh và hormon tăng trưởng, một trong những yếu tố gây ra nỗi lo dậy thì sớm ở trẻ.

Sữa gây dậy thì sớm 9

Vậy chọn sữa với các tiêu chuẩn nào là hoàn hảo và loại bỏ được nguy cơ dậy thì sớm cho trẻ, chúng ta hãy cùng chia sẻ.

Sản phẩm sữa được chứng nhận tiêu chuẩn Organic (hữu cơ)

Sữa organic là sản phẩm được chế biến từ sữa lấy từ đàn bò được chăn nuôi bằng phương thức hữu cơ (phương thức chăn nuôi organic). Toàn bộ thức ăn và thức uống của đàn bò phải được nuôi trồng tự nhiên, hoàn toàn không được sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu bọ trên đồng cỏ, không dùng phân hóa học để bón cỏ, không được trồng bằng hạt giống biến đổi geneSữa gây dậy thì sớm .Đàn bò được nuôi lớn bằng thức ăn tự nhiên, không được tiêm thuốc kích thích tố tăng trưởng nhân tạo, cũng không được nuôi bằng các bộ phận của các động vật khác. Khu vực chăn nuôi là những bãi cỏ rộng thoáng, đủ không gian cho chúng vận động, không được nuôi nhốt trong chuồng trại.

Sữa gây dậy thì sớm 2

Những trang trại nuôi bò sữa đạt chuẩn organic cần có môi trường cung cấp không khí sạch, nước sạch, chỗ ở, ánh sáng mặt trời và đàn bò được tự do di chuyển trên đồng cỏ

Một sản phẩm sữa organic được ra đời phải trải qua một quá trình sản xuất chặt chẽ từ nguồn sữa tươi đầu vào được lấy từ những trang trại nuôi bò sữa theo phương thức organic, đến khâu chế biến, đóng gói, bảo quản và phân phối…Tất cả phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sữa gây dậy thì sớm 3

Các sản phẩm sữa hữu cơ phải được chứng nhận hữu cơ. Sản phẩm nhập khẩu phải có chứng nhận hữu cơ từ tổ chức USDA (Bộ Nông nghiệp Mỹ), hoặc chứng nhận hữu cơ của Liên minh châu Âu (Soil Association), khi mua sữa hữu cơ bạn rất dễ nhìn thấy biểu tượng Organic vì đây là biểu tượng tất cả các hãng sữa đều mong muốn hướng tới.

Sản phẩm sữa được áp dụng thành công tiêu chuẩn HACCP

Không nhiều các đơn vị có đủ điều kiện cơ sở vật chất và khoa học kĩ thuật và chuyên môn để áp dụng tiêu chuẩn HACCP. HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points)- Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn) là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. HACCP được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm.HACCP được áp dụng trong suốt cả chuỗi thực phẩm, từ khâu ban đầu tới khâu tiêu thụ cuối cùng và việc áp dụng đó phải căn cứ vào các chứng cứ khoa học về các mối nguy cho sức khoẻ của con người.

Khi chọn sữa có biểu tượng HACCP này các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm cho con em sử dụng lâu dài vì tất cả các yếu tố nguy cơ có thể gây ra khi sử dụng lâu dài đều đã được tầm soát kĩ lưỡng.

Sản phẩm cho phép truy xuất nguồn gốc

Traceability- biểu tượng cho phép truy xuất nguồn gốc của sản phẩm giúp các bậc phụ huynh nắm được nguồn gốc sữa, từ đó có thể dễ dàng tìm hiểu các hình thức và quy trình sản xuất mà Nhà sản xuất áp dụng cũng như nhiều thông tin hữu ích khác, giúp chúng ta dễ dàng phân loại sữa và chọn ra dòng tối ưu trong số vô vàn các dòng sữa trên thị trường dành cho con trẻ.

Các dòng sữa trên thị trường hiện nay đáp ứng được các tiêu chuẩn trên

Trước tiên phải kể đến dòng sữa công thức With Mom Hàn Quốc, đây là dòng sữa sản xuất theo dự án sữa cao cấp của tập đoàn danh tiếng Lotte Food- Hàn Quốc, sữa đạt tiêu chuẩn pasteurie loại 1 theo kiểm định của viên Pasteurie. Góp phần phòng ngừa và loại bỏ nguy cơ trẻ dậy thì sớm, Lotte food đã áp dụng thành công cả tiêu chuẩn HACCP lẫn quy định nghiêm ngặt bò không được phép sử dụng kháng sinh, hormon trong chăn nuôi cũng như quá trình khai thác sữa.

Do đó, sữa With Mom ngoài giá trị dinh dưỡng hoàn toàn không chưa hormon tăng trưởng hay tồn dư kháng sinh. Với sữa công thức With Mom người tiêu dùng hoàn toàn có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm với biểu tượng Traceability dễ dàng nhận thấy trên bao bì sản phẩm.
Sữa gây dậy thì sớm 4

Ngoài ra, các giá trị dinh dưỡng ưu việt khác cũng được các chuyên gia dinh dưỡng Viện Pasteurie và các bậc phụ huynh đánh giá cao, đó là việc bổ sung đạm Protein thủy phân giúp tăng cường khả năng chuyển hóa và hấp thu cho trẻ, hỗ trợ tốt cho trường hợp dị ứng và bất dung nạp Lactose trong sữa bò (một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ dùng sữa công thức thông thường), bổ sung men vi sinh sống Probiotics như trong sữa mẹ giúp chống táo bón, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và ổn định sức khỏe đường tiêu hóa, chiết xuất DHA thực vật an toàn và tốt cho trí não, miễn dịch, thị lực …. Chia số 1,2 ,3 tương ứng với độ tuổi 0-6 tháng, 7-12 tháng, 12-36 tháng, With Mom được xem là sản phẩm sữa công thức hoàn hảo toàn diện nhất trên thị trường hiện nay.

Sữa gây dậy thì sớm 5
Tiếp đến là sản phẩm sữa Similac Organic dành cho bé 0-12 tháng của Mỹ. Ngay trên bao bì sản phẩm có thế nhìn thấy biểu tượng USSD/ORGANIC. Sản phẩm này hiện được các mẹ khá ưa chuộng, tuy nhiên độ tuổi lớn hơn lại chưa có dòng Organic nên vẫn chỉ giới hạn dùng cho các bé đến 12 tháng.

Sữa gây dậy thì sớm 6

Mặt khác, sản phẩm thường được nhập về Việt Nam theo hình thức xách tay nên giá thành cũng rất cao do phát sinh chi phí kí gửi đồ hàng không.

Một lựa chọn không thể bỏ qua cho những bậc phụ huynh muốn bổ sung đạm thực vật, hạn chế đạm động vật , hoặc dùng cho cả gia đình ( với trẻ nhỏ bổ sung từ tháng thứ 6) , kể cả phụ nữ có thai hay người lớn tuổi, ăn kiêng đều dùng được, đó là Sữa gạo Organic 4Balance của Thái Lan- quốc gia đứng đầu về chất lượng lúa gạo và các sản phẩm xuất khẩu từ gạo.

Sữa gây dậy thì sớm 7

Sữa gạo hữu cơ 4care Balance có nguồn gốc gạo lứt Jasmine hữu cơ  đến từ trang trại nằm ở phía Đông Bắc Thái Lan, với quy trình trồng trọt, sản xuất và kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt đáp ứng chuẩn hữu cơ thế giới, được chứng nhận hữu cơ USDA bởi BioAgricert.

Sữa gây dậy thì sớm 8

Khác với 2 dòng sữa trên, sữa gạo Organic 4Balance là dạng sữa thực vật pha sẵn, sử dụng cho nhiều đối tượng, do đó, với trẻ nhỏ từ 6 tháng có thể sử dụng bổ sung cùng thực phẩm ăn dặm.

Một điều quan trọng không kém đó là khi mua hàng, hãy chọn địa chỉ uy tín để tránh việc mua phải hàng giả hàng nhái bởi các đối tượng lợi dụng giá sữa cao nhằm tư lợi bất hợp pháp. Phụ huynh quan tâm có thể xem và mua hàng TẠI ĐÂY để đảm bảo mua được sản phẩm chính hãng.

Tóm lại, khi chọn sữa cho con, các bậc phụ huynh lưu ý đến những biểu tượng trên bao bì sản phẩm sữa như USSD Organic, HACCP, Traceability rất dễ nhìn thấy và tìm hiểu một chút về đơn vị sản xuất là đã có thể loại bỏ, hạn chế tối đa nguy cơ trẻ dậy thì sớm do sử dụng phải các sản phẩm sữa tồn dư thuốc kháng sinh cũng như Hormon tăng trưởng và các thành phần không có lợi cho sức khỏe của bé. Các sản phẩm này giá thành đương nhiên sẽ cao hơn các sản phẩm sữa thông dụng sản xuất đại trà, do quy trình chăm sóc, khai thác sữa cực kì tốn kém cả về giá trị kinh tế và nguồn nhân lực. Tuy nhiên, giá trị sức khỏe lâu dài mới là mục tiêu bất kì bậc phụ huynh nào cũng mong muốn mang lại cho con em chúng ta. Vì một tương lai tươi sáng của trẻ, hãy cân nhắc khi chọn sữa cho con ba mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

12 thực đơn bữa sáng cho bé 2-3 tuổi nhanh gọn, đủ dinh dưỡng

Bữa sáng cho bé 2-3 tuổi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của con. Mẹ đọc bài viết để hiểu về tầm quan trọng này, cũng như nắm một số mẹo để chuẩn bị bữa sáng nhanh chóng cho con.

Và quan trọng hơn hết là gợi ý 12 món ăn sáng cho bé từ 2-3 tuổi đầy đủ dưỡng chất từ MarryBaby. Mẹ đừng bỏ lỡ!

1. Nguyên tắc xây dựng bữa sáng cho bé 2-3 tuổi nhanh gọn

Bé từ 2-3 tuổi cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh từ 5 nhóm chất quan trọng. Sau đây là một số nguyên tắc xây dựng bữa sáng cho bé cha mẹ cần nằm lòng:

[key-takeaways title=”Khẩu phần bé cần ăn trong một ngày”]

Khẩu phần ăn một ngày của bé = 90g trái cây + 225g chất xơ + 454 – 681ml sữa + 900g tinh bột + 13g đạm

[/key-takeaways]

[quotation title=””]

***Lưu ý: Định lượng chính xác bữa sáng cho bé còn tùy thuộc vào cân nặng, thể trạng, tình hình sức khỏe và tiền sử bệnh tật của gia đình. Với định lượng khuyến nghị trong một ngày; mẹ chia làm 3 bữa, có thể không cần phải bằng nhau; để tính được khẩu phần phù hợp cho bữa sáng của bé.

[/quotation]

Gợi ý thực phẩm lành mạnh để mẹ bổ sung dưỡng chất trong bữa sáng cho bé:

  • Tinh bột: cơm, mì, mì ý, ngũ cốc, bánh muffin.
  • Đạm: thịt heo, thịt bò, thịt gà, trứng, hoặc các loại hạt.
  • Chất xơ: ngô, khoai lang, bông cải xanh, cà rốt, bí đỏ.
  • Sữa: sữa bò, sữa đậu nành, phô mai, sữa chua.
  • Trái cây: táo, chuối, cam, lê, kiwi.

Sau đây là gợi ý 12 món ăn trong bữa sáng cho bé; mẹ đọc tiếp để thử ngay cho con!

2. Gợi ý 12 bữa ăn sáng rất ngon cho bé 2-3 tuổi

Dưới đây, MarryBaby xin gợi ý những món ăn trong bữa sáng ngon miệng và đảm dảo dinh dưỡng cho bé từ 2-3 tuổi. Nấu nhanh tiện lợi, mẹ chỉ mất khoảng 5 phút là chuẩn bị xong.

2.1. Cháo yến mạch thịt bò

Cháo yến mạch luôn là lựa chọn ưu tiên trong bữa sáng cho bé 2-3 tuổi vì vừa nhẹ bụng, lại có nhiều dinh dưỡng.

Nguyên liệu:

  • 30g yến mạch.
  • 30g thịt bò băm nhuyễn.
  • 30g cà rốt băm nhuyễn.
  • 1 thìa cafe dầu ăn dành cho trẻ.

Cách nấu bữa sáng cho bé – cháo yến mạch:

  • Nấu nước dùng vừa đủ cho 1 bát cháo
  • Nước dùng sôi, cho cà rốt băm nhuyễn vào nấu khoảng 5 phút.
  • Cà rốt mềm, cho yến mạch và thịt bò vào nấu sôi lại. Hạ lửa nhỏ, nấu thêm từ 1 – 2 phút.
  • Tắt bếp, nêm nếm chút gia vị vừa miệng và cho dầu ăn vào khuấy đều. Để nguội bớt, cho trẻ ăn ngay sau đó.
cháo yến mạch thịt bò
Món ăn bữa sáng cho bé với cháo yến mạch thịt bò

2.2 Cơm viên chiên xù

Nguyên liệu:

  • 1 chén cơm.
  • 1 quả trứng gà.
  • 10g phô mai mozzarella bào.
  • 1 chén bột chiên xù.
  • 1 muỗng cà phê bột nêm.
  • 1 chút tiêu bột.

Cách nấu cơm viên chiên xù cho bữa sáng của bé:

  • Cho hỗn hợp cơm, trứng, bột nêm, tiêu và phô mai cho hết vào tô trộn đều. Để trong ngăn mát tủ lạnh 10 phút.
  • Cơm vo tròn chặt tay, sau đó lăn qua bột chiên xù.
  • Làm nóng dầu ăn, cho từng viên cơm chiên vào chiên lửa vừa. Chiên cho viên cơm vàng giòn thì vớt ra đĩa có lót giấy thấm dầu.
cơm viên chiên xù
Món ăn bữa sáng ngon miệng cho bé từ 2 -3 tuổi với cơm viên chiên xù

2.3 Súp gà nấm

Nguyên liệu:

  • 30g thịt ức gà.
  • 30g cà rốt (thái sợi hoặc băm nhuyễn).
  • 30g hạt bắp.
  • 4 miếng nấm rơm thái nhỏ.
  • 1 thìa cà phê bột năng.
  • 7-10g dầu ăn dành cho trẻ.

Cách nấu súp gà nấm cho bữa sáng của bé:

  • Luộc chín phần ức gà, xé sợi nhỏ vừa ăn.
  • Nấu khoảng 1 bát nước dùng, tương đương 1 chén súp. Nước sôi, cho cà rốt, bắp, nấm vào nấu chín.
  • Tiếp theo, cho gà đã xé sợi vào.
  • Hòa bột năng với 1 chén nước lạnh khoảng 10ml khuấy tan rồi cho vào nồi súp nấu sôi lên.
  • Tắt bếp, nêm nếm gia vị cùng dầu ăn, khuấy đều. Để nguội bớt và cho trẻ ăn ngay sau đó.

>> Mẹ tham khảo 5 món ngon cho bé 2 tuổi ăn cơm siêu nhanh

bữa sáng cho bé 2-3 tuổi
Súp gà nấm là một món ăn tuyệt vời trong bữa sáng cho bé 2-3 tuổi

2.4 Bữa sáng cho bé 2-3 tuổi: Cháo sườn

Nguyên liệu:

  • 30g gạo.
  • 100g sườn non.
  • 440-550ml nước lọc.
  • 1 nhúm nhỏ ngò rí.

Cách nấu cháo sườn cho bé từ 2-3 tuổi ăn sáng:

  • Vo gạo sạch, giã hoặc xay nát như tấm, ngâm nước sôi khoảng 2 giờ đồng hồ, vớt ra rổ để ráo.
  • Sườn non, rửa sạch, chặt miếng nhỏ, gỡ lấy thịt băm nhỏ hoặc để nguyên miếng hấp chín.
  • Cho gạo vào nồi cùng 2 chén nước, cho lên bếp nấu nhừ.
  • Cho thịt đã nấu chín vào phần cháo đã nhừ, nấu thêm khoảng 3 phút.
  • Tắt bếp, nêm nếm gia vị, ngò rí cùng dầu ăn vào, khuấy đều. Để nguội bớt và cho trẻ ăn ngay sau đó.
bữa sáng cho bé: cháo sườn
Cháo sườn là một trong các món ăn sáng đơn giản cho bé 2-3 tuổi

2.5 Bánh mì “đĩa bay”

Nguyên liệu:

  • 4 miếng sandwich.
  • 2 quả trứng gà luộc.
  • 1 muỗng canh sốt mayonnaise.
  • 1 muỗng canh sốt cà chua.
  • 1/2 quả dưa leo.

Cách nấu một trong các món ăn sáng cho bé – Bánh mì “đĩa bay”

  • Cắt nhỏ trứng, dưa leo. Cho sốt mayonnaise, sốt cà chua trộn đều với trứng, dưa leo.
  • Đặt nhân trứng lên trên miếng sanwich thứ nhất, rồi thêm miếng sanwich thứ hai lên trên, dùng miệng ly ấn mạnh xuống, tạo một đường tròn dính chặt và lấy bánh ra .
  • Bật lò ở nhiệt độ 170 độ nướng 5 phút là bánh vàng giòn.
  • Thành phẩm bánh vàng giòn kết hợp với vị béo béo của trứng nước sốt chua ngọt rất hợp cho bé. Nếu không có thời gian nướng cứ để vậy mà ăn cũng rất ngon.
bánh mì "đĩa bay"
Các món ăn sáng cho bé 2-3 tuổi nhanh gọn

2.6 Bữa sáng cho bé 2-3 tuổi: Mì Udon trứng

Nguyên liệu:

  • 10-20g mì Udon.
  • 1 chén nước dùng.
  • 1 quả trứng gà luộc sẵn.
  • 1 thìa canh ruốc thịt hoặc ruốc cá.
  • 10g rong biển.

Cách thực hiện:

  • Trụng mì với nước sôi, vớt ra để ráo
  • Nấu nước sôi, cho ruốc thịt hoặc ruốc cá vào để phần nước dùng có vị ngọt tự nhiên
  • Tiếp theo, cho phần rong biển đã ngâm sẵn vào, nêm nước mắm vừa ăn
  • Cho mì vào bát, đổ nước dùng, thêm trứng (đã bổ đôi hoặc bổ làm bốn) vào và cho trẻ dùng ngay sau đó.

 

Mì udon trứng cho bé 2 tuổi ăn sáng
Bữa sáng cho bé 2-3 tuổi: Mì Udon là món ăn thơm ngon và không quá khó!

2.7 Trứng cuộn rau

Nguyên liệu:

  • 1 quả trứng.
  • 1/2 bát con cơm nát.
  • 1 nhúm nhỏ ngò rí.
  • 7-10g dầu ăn cho trẻ.

Cách nấu món Trứng cuộn rau cho bé ăn sáng:

  • Đánh tan lòng trắng và đỏ của trứng với một chút nước mắm.
  • Bắt chảo lên bếp, chảo nóng, cho dầu ăn (hoặc mỡ động vật) vào. Dầu sôi, cho trứng vào chiên.
  • Trứng chín, để ra đĩa lớn, cho cơm nát vào giữa trứng, thêm chút rau ngò băm nhuyễn vào, dùng tay cuộn thật chặt phần trứng và cơm.
  • Dùng dao cắt ra thành từng khoanh nhỏ và cho bé ăn ngay sau đó.

>> Mẹ đã biết Cách tập ăn dặm kiểu Nhật cho bé chưa?

trứng cuộn rau
Trứng cuộn rau là một trong những món ăn bữa sáng ngon miệng của bé

2.8 Bún thịt viên 5 phút

Nguyên liệu:

  • 200gr bún.
  • 100gr thịt heo băm.
  • 2 quả cà chua.
  • Một ít rau thơm và gia vị.

Cách nấu bún thịt viên 5 phút cho bé ăn sáng:

  • Cà chua rửa sạch, thái múi cau. Rau thơm nhặt sạch, cắt nhỏ. Đầu hành cắt khúc tầm 1 đốt ngón tay.
  • Làm nóng dầu ăn, cho 1 muỗng cà phê hành tím vào phi thơm sau đó cho cà chua thái múi cau vào xào qua. Thêm thịt băm vào xào cho thịt băm săn, nêm 1 chút muối. Đảo đều rồi om 3 phút cho nhừ.
  • Thêm nước sôi hoặc nước hầm xương vào với lượng vừa phải, đun sôi, nêm nếm vừa ăn. Sau cùng cho rau thơm vào. Tắt bếp, chan nước dùng và thịt băm vào bát bún.
bữa sáng cho bé - bún thịt viên
Ý tưởng món ăn bữa sáng cho bé 2-3 tuổi: Bún thịt viên 5 phút

2.9 Bữa sáng cho bé 2-3 tuổi – Trứng hấp đậu phụ

Nguyên liệu:

  • Đậu hũ non.
  • 1 quả trứng gà.
  • 1/3 củ cà rốt.
  • Muối, bột nêm.

Cách nấu trứng hấp đậu phụ cho bé ăn sáng:

  • Đập trứng gà vào một tô nhỏ, khuấy đều để lòng trắng và đỏ quyện vào nhau.
  • Đậu hũ non mẹ cần dầm nhuyễn ra.
  • Cà rốt bạn gọt vỏ, rửa sạch bỏ luộc qua. Sau khi luộc, tiến hành băm nhỏ, bỏ vào đánh đều với đậu hũ cùng trứng, thêm một chút nước vào.
  • Sau khi đã chế biến nguyên liệu, bạn sử dụng màng bọc thực phẩm để bao quanh bát con.
  • Cho món ăn vào nồi hấp, để nguội, sau đó để bé thưởng thức.
trứng đậu phụ hấp
Lựa chọn trứng hấp đậu phụ làm món ăn bữa sáng cho bé 2-3 tuổi vừa dễ ăn mà lại cung cấp đủ năng lượng cho bé!

2.10 Súp nui bí đỏ

Nguyên liệu:

  • Bí đỏ.
  • 50g tôm.
  • Nui cho bé.
  • Dầu oliu, muối.

Cách nấu súp nui bí đỏ cho bé ăn bữa sáng:

  • Tôm bóc vỏ và loại bỏ phần chỉ đen sau lưng. Rửa sạch nguyên liệu, tiếp đến bỏ vào máy xay nhuyễn hoặc băm nhỏ.
  • Bí đỏ gọt sạch vỏ, rửa qua 2 lần nước, sau đó băm nhỏ.
  • Luộc nui trong khoảng 10 phút rồi bỏ ra bát ăn.
  • Tiến hành xào tôm nhuyễn cùng một ít dầu oliu, tiếp theo cho bí đỏ vào xào cùng.
  • Khi nguyên liệu đã săn chín, mẹ tiến hành thêm nui và khoảng 200ml nước, cùng ½ thìa nhỏ bột canh vào nồi đun sôi trong 10 phút.
súp nui bí đỏ
Món ăn sáng cho bé 2-3 tuổi – súp nui bí đỏ

2.11 Bữa sáng cho bé 2-3 tuổi: Phở bò băm

Nguyên liệu:

  • Phở.
  • 50g thịt bò.
  • Nước dùng.
  • Dầu ăn cho trẻ em, nước tương.
  • Cà chua, hành tươi.

Cách nấu Phở bò băm cho bé ăn bữa sáng nhanh:

  • Thịt bò sau khi mẹ rửa sạch, xay nhuyễn, tiến hành ướp cùng 1 thìa nhỏ nước tương, ½ thìa dầu ăn.
  • Phở các mẹ trần qua với nước sôi.
  • Cà chua rửa sạch thái nhỏ, hành tươi làm tương tự.
  • Phi cà chua cùng một thìa nhỏ dầu ăn. Bỏ thịt bò vào xào đến khi chín. Sau đó đổ nước dùng, 1 thìa tương vào nồi đun sôi, cho thêm hành tươi.

phở bò bằm

2.12 Bữa sáng cho bé 2-3 tuổi: Súp cua

Nguyên liệu:

  • Thịt cua làm sẵn.
  • Cà rốt, hành tím.
  • Trứng gà 1 quả.
  • Nấm đông cô.
  • Bột bắp.
  • Bột canh, hạt nêm.

Cách nấu Súp cua cho bé đem theo ăn sáng:

  • Rửa nấm và đậu hà lan trước khi sử dụng.
  • Cà rốt sau khi gọt sạch vỏ, rửa sạch tiến hành băm nhỏ cùng nấm.
  • Đổ bột bắp ra một chiếc bát pha thêm chút nước khuấy đều, tùy theo nhu cầu ăn của bé lấy khối lượng thích hợp.
  • Đập trứng giữ nguyên cả lòng trắng và đỏ để chuẩn bị làm súp.
  • Phi hành tím cùng dầu ăn đến khi có mùi thơm. Sau đó cho nguyên liệu cà rốt, nấm, đậu hà lan vào xào cùng ½ thìa hạt nêm, ½ thìa nhỏ bột canh.

Xào riêng thịt cua đến khi săn cho ra một tô nhỏ. Đun nước dùng có thể từ nước hầm gà hoặc xương, Đợi đến khi nước sôi, cho cà rốt, nấm, đậu, thịt cua, trứng vào nồi cùng bột bắp đã hòa.

súp cua

Tham khảo thêm công thức bữa sáng cho bé:

3. Vì sao bữa sáng cho bé quan trọng?

3.1 Bữa sáng cho bé 2-3 tuổi cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng

Bên cạnh việc cung cấp nhiên liệu cho cơ thể, bữa sáng còn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng. Khi trẻ ăn sáng, bé có nhiều khả năng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của chúng.

Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy những trẻ ăn sáng ăn nhiều trái cây hơn; uống nhiều sữa hơn và tiêu thụ ít chất béo bão hòa hơn những trẻ không ăn sáng. Khi trẻ bỏ bữa sáng, trẻ thường không bù đắp được các chất dinh dưỡng quan trọng bị thiếu trong bữa ăn đầu tiên như sắt, canxi và protein, sau đó trong ngày.

3.2 Bữa sáng cho bé 2-3 tuổi giúp chống béo phì

Bữa sáng cho bé 2-3 tuổi có thể giúp chống lại bệnh béo phì. Nghiên cứu ủng hộ rằng người ăn sáng ít có nguy cơ bị thừa cân hơn những người không ăn. Lý thuyết cho rằng bữa sáng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự thèm ăn, lượng hormone và số lượng calo trẻ đốt cháy trong ngày.

bữa sáng cho bé 2-3 tuổi
Bữa sáng cho bé 2-3 tuổi không chỉ cung cấp dưỡng chất cần thiết, mà còn giảm thiểu nguy cơ béo phì ở trẻ.

3.3 Bé ăn sáng có xu hướng học tốt hơn ở trường

Bé 2-3 tuổi ăn sáng có điểm kiểm tra tốt hơn, cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung; và ít có nguy cơ vắng mặt hoặc đi học muộn hơn.

>> Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0-10 tuổi và 6 yếu tố quyết định tầm vóc

4. Cách chuẩn bị bữa sáng cho bé 2-3 tuổi siêu tốc

nguyên tắc chuẩn bị bữa sáng siêu tốc
Mẹo chuẩn bị bữa sáng cho bé 2-3 tuổi siêu tốc: Mẹ hãy nhớ nguyên tắc cuối tuần, lên trước thực đơn và tối hôm trước

Sau đây là 3 nguyên tắc giúp mẹ chuẩn bị bữa sáng cho bé 2-3 tuổi siêu tốc.

  • Nguyên tắc cuối tuần: Những ngày cuối tuần, mẹ hoàn toàn có thể hầm sẵn 1 nồi nước xương rồi trữ trong tủ lạnh để nấu các món nước vào bữa sáng cho bé 2-3 tuổi. Để tránh phải rã đông nhiều lần, mẹ nên chia nước hầm xương vào các hộp nhỏ khác nhau, mỗi hộp đủ dùng nấu cho một bữa sáng của con.
  • Nguyên tắc lên trước thực đơn: Cuối tuần là thời điểm thích hợp mẹ lên thực đơn cho tuần kế tiếp tiếp và bữa sáng của con cũng cần chuẩn bị trước. Việc này giúp mẹ chủ động hơn trong việc đi chợ và sơ chế thực phẩm trước. Ở độ tuổi lên 3, mẹ có thể tham khảo ý kiến của trẻ trong việc quyết định ăn gì vì điều đó sẽ giúp các con hào hứng hơn với bữa ăn của mình.
  • Nguyên tắc tối hôm trước: Trước khi bé đi ngủ mẹ có thể giới thiệu về món ăn hấp dẫn trong bữa sáng cho bé 2-3 tuổi và hỏi xem trẻ có muốn ăn thêm gì nữa không. Đồng thời mẹ có thể nấu trước một số món súp, cháo bằng nồi ủ.

[inline_article id=111891]

Chế biến bữa sáng cho bé 2-3 tuổi siêu tốc nhưng đủ chất không khó, mẹ thử thực hiện ngay để kiểm chứng hiệu quả nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 1 tuổi uống sữa gì để tăng cân: Sữa hạt mẹ làm

Dù đã chuẩn bị một thực đơn ăn dặm đủ dưỡng chất khi bé tròn 1 tuổi nhưng trẻ vẫn không chịu tăng cân. Mẹ sẽ nghĩ đến bé 1 tuổi uống sữa gì để tăng cân. Mẹ thử bổ sung sữa hạt tự nấu tại nhà cho bé xem nhé. Đây được coi sản phẩm nhiều dinh dưỡng và dễ hấp thu.

Sữa hạt cho trẻ, hiểu cho đúng

Sau lễ thôi nôi, điều mẹ quan tâm nhất khi con đang lớn chính là bé ăn gì để tăng chiều cao và cân nặng đúng chuẩn. Thông thường, tuổi lên 1, cân nặng của bé chồi, sụt liên lục, nhiều bé không tăng mà lâu lâu lại sụt ký. Cứu cánh cho mẹ lúc này ngoài các thực đơn trong bữa ăn hằng ngày còn là các loại sữa.

bé 1 tuổi uống sữa gì để tăng cân
Sữa hạt là một sản phẩm dinh dưỡng thích hợp với nhiều trẻ 1 tuổi nhẹ cân

Sữa hạt là sản phẩm giúp nhiều bé tăng cân hiệu quả và đang được các mẹ truyền tai nhau. Rất nhiều công thức chế biến và kết hợp các loại đậu chia sẻ trên cộng đồng mạng. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra sữa làm từ các loại hạt dinh dưỡng là một nguồn thay thế tuyệt vời cho các loại sữa bò thông thường.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cũng lưu ý, mẹ phải có kiến thức và am hiểu về hàm lượng dưỡng chất thì mới bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, thay thế sữa bò cho những bé bị ứng. Hầu như tất cả các loại sữa có nguồn gốc từ thực vật đều có hàm lượng đạm và năng lượng thấp hơn sữa bò. Cụ thể, lượng đạm trong 50 ml sữa bò sẽ tương đương 75 ml sữa yến mạch hoặc 250 ml sữa hạnh nhân. Áp dụng không khéo, tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ có thể nặng hơn.

[inline_article id=169946]

Phân loại sữa hạt

Có 2 nhóm sữa hạt phổ biến: Một có nguồn gốc từ hạt và một có nguồn gốc từ ngũ cốc.

Với nhóm sữa thứ nhất ưu điểm là có thể sử dụng cho bé từ 1 tuổi trở lên và có thể đa dạng hóa và bổ sung thêm lượng đạm từ động vật như cá, tôm, trứng, thịt trong khẩu phần ăn hằng ngày của bé. Tuy nhiên loại sữa này không cung cấp đủ lượng vitamin B12, vitamin và khoáng chất, vì vậy không thích hợp để thay thế sữa chính cho trẻ từ 1-2 tuổi, chỉ để đổi khẩu vị cho bé.

Ở nhóm thứ hai, hàm lượng đạm và năng lượng thấp, thường thiếu vitamin D, canxi, riboflavin và vitamin B12. Một số loại chế biến sẵn có thế đáp ứng. Ưu điểm là sữa yến mạch dùng được như sữa chính cho bé trên 2 tuổi. Ngoài ra, đây còn là loại sữa chuyên dùng thay thế cho trẻ bị dị ứng sữa bò nhưng phải có chỉ định và chẩn đoán từ bác sĩ dinh dưỡng, để bác sĩ cân đối thực đơn cho trẻ.

[inline_article id=161148]

Cách làm một số loại sữa hạt thông dụng

Tuy vẫn còn những hạn chế nhưng không thể phủ nhận hiệu quả tích cực mà các loại sữa hạt mang lại cho bé. Dưới đây là một số gợi ý cách làm loại sữa này tại nhà mà MarryBaby tổng hợp từ các mẹ.

Sữa hạt sen

Nguyên liệu: 100gr hạt sen, 100ml sữa tươi, nước, đường.

Thực hiện

Hạt sen khô ngâm nước cho mềm hoặc hạt sen tươi cắt đôi, bỏ tâm sen, bóc sạch vỏ màng hạt sen, ngâm nước cho khỏi thâm, rửa sạch.

Cho hạt sen và 1 lít nước vào máy sinh tố đánh tan, lọc qua miếng vải rồi cho 6 muỗng canh đường vào khuấy đều, đun sôi, tắt bếp, hớt bọt, lọc lại lần nữa nếu muốn.

Khi nước hạt sen còn hơi ấm thì cho 100ml sữa tươi vào hoà tan. Để sữa sen trong ngăn mát tủ lạnh và thưởng thức.

bé 1 tuổi uống sữa gì để tăng cân 1
Với sữa hạt tự làm, mẹ có thể linh động kết hợp các loại hạt nhiều dưỡng chất

Sữa hạt sen và đậu lăng

Nguyên liệu: 100gr hạt sen, 100gr đậu lăng, 20gr đường thốt nốt

Thực hiện

Ngâm 2 loại hạt qua đêm cho tươi, sau đó rửa sạch. Cho hỗn hợp hạt vào nồi, thêm cho 500ml nước lọc vào đun chín nhừ.

Để nguội sau đó cho hỗn hợp vừa đun vào máy xay thật nhuyễn, lọc qua rây mẹ sẽ thu được sữa sánh mịn. Thêm đường thốt nốt khuấy tan. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 2 ngày.

Sữa yến mạch và bí đỏ 

Nguyên liệu: 200g bí đỏ, 1 muỗng canh yến mạch, 20g hạt sen tười , 30g hạt điều, đường thốt nốt

Thực hiện

Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Cho hạt sen tươi, bí đỏ vào nồi cùng 400ml nước lọc đun mềm, tắt bếp.

Yến mạch rang vàng thơm. Hạt điều rang chín, bóc vỏ lụa.

Cho yến mạch và hạt điều vào nồi bí đỏ hạt sen ngâm 20 phút. Cho hỗn hợp vào máy xay thật nhuyễn, lọc qua rây bỏ bã.

Cho thêm đường thốt nốt vào khuấy đều đều, rây chậm để có sữa mịn, cho vào lọ, đậy kín. Bảo quản ngăn mát tủ lạnh dùng trong 1-2 ngày.

Lưu ý, ngâm hạt trước khi chế biến để loại bỏ độc tố, giúp bé dễ tiêu hóa và để hấp thu tối đa dinh dưỡng từ hạt. Sữa hạt làm xong có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được 2 – 3 ngày. Mỗi loại sữa các chỉ nên uống liên tục tối đa là 1 tuần, sau đó thay đổi đa dạng cho bé.

Vấn đề bé 1 tuổi uống sữa gì để tăng cân mẹ có thể tìm nhiều giải pháp. Đừng quen thử làm sữa hạt cho bé nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Tháp dinh dưỡng trẻ mầm non từ 3-5 tuổi

Tháp dinh dưỡng trẻ mầm non với những thông tin về chế độ ăn uống phù hợp với trẻ rất hữu ích cho ba mẹ trong việc chăm sóc con. Tháp gợi ý lựa chọn thực phẩm với số lượng phù hợp, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý mỗi ngày cho trẻ từ 3-5 tuổi. Từ đó, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất & tinh thần.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Món ăn vặt cho bé: 5 món kem trái cây ngon khó cưỡng

Trẻ nhỏ không thể ăn khẩu phần nhiều như người lớn, nhưng các bé lại rất mau đói. Để mau chóng xoa dịu cơn đói của bé, đồng thời mang đến một hương vị mới lạ, hấp dẫn, việc chuẩn bị thực đơn dinh dưỡng với các món ăn vặt cho bé trong bữa phụ sẽ lấy đi của mẹ không ít tâm tư. Với thời tiết mùa hè, mẹ có thể chuẩn bị một vài loại kem trái cây khác nhau để làm bé không ngừng ngạc nhiên và thích thú.

Kem dâu – xoài và hạt chia

Nguyên liệu

1/2 chén dâu tây

1/2 chén xoài

4 muỗng cà phê hạt chia

1 muỗng cà phê mật ong

1/2 chén nước dừa

Cách làm

Bước 1: Xay nhuyễn dâu và 1/2 lượng nước dừa. Thêm mật ong để nêm vừa miệng. Tiếp đến, cho 2 muỗng hạt chia vào hỗn hợp.

Bước 2: Làm tương tự với xoài

Bước 3: Đổ luân phiên hỗn hợp xoài và dâu vào khuôn làm kem rồi để đông lạnh.

Món ăn vặt cho bé
Món kem xoài – dâu – hạt chia không chỉ có màu sắc đẹp mà còn rất thơm ngon (Ảnh: Dessert Now Dinner Later)

Kem đào và sữa

Nguyên liệu

4 chén đào bỏ hột, thái nhỏ

3 muỗng canh nước

3 muỗng canh mật ong

1/2 chén whipping cream đặc

2/3 muỗng canh si-rô trái cây

1/2 muỗng canh vani dạng lỏng

Cách làm

Bước 1: Cho đào và nước vào một chiếc chảo, đun nóng và để sôi liu riu cho đến khi thấy đào mềm hơn. Tắt bếp. Cho mật ong vào. Để nguội.

Bước 2: Xay nhuyễn phần đào đã nấu mềm.

Bước 3: Nhẹ nhàng trộn whipping cream vào hỗn hợp đào đã xay. Sau đó, cho vào khuôn làm kem và để đông lạnh.

Món ăn vặt cho bé 2
Kem đào – whipping cream không quá béo và có mùi thơm hấp dẫn (Ảnh: Raising Generation Nourished)

Kem chanh – dâu

Nguyên liệu

900gr mâm xôi

4-6 trái chanh, vắt lấy nước cốt

1/8 chén đường hoặc mật ong hay si-rô trái cây

Cách làm

Bước 1: Bỏ cuống dâu và rửa sạch.

Bước 2: Xay nhuyễn dâu và nước cốt chanh cùng đường

Bước 3: Cho hỗn hợp vào khuôn làm kem và để đông lạnh.

Món ăn vặt cho bé 3
Món kem dâu và nước cốt chanh mang đến vị chua ngọt và rất nhiều vitamin cho bé (Ảnh: Courtneysweet)

Kem xoài – chuối – lê – cam

Chuối và các loại trái cây đã xuất hiện ngay trong thực đơn ăn dặm của bé từ những tháng đầu tiên. Khi bé lớn hơn, mẹ có thể dùng chuối làm một trong những nguyên liệu cho món kem trái cây mát lạnh.

Nguyên liệu

1 chén nước cốt dừa

1/4 chén mật hoa hoặc mật ong

1/2 chén yogurt

1 trái chuối cỡ vừa

1 chén quả lê xắt nhỏ

2 trái cam cỡ vừa

1/2 chén xoài xắt nhỏ

Cách làm

Bước 1: Trộn yogurt, nước cốt dừa và mật. Sau đó rót 1/3 hỗn hợp vào các khuôn làm kem để tạo lớp đầu tiên. Cho khuôn làm kem vào ngăn đá tủ lạnh.

Bước 2: Bỏ thêm xoài và cam vào 1/2 hỗn hợp yogurt còn sót lại, xay nhuyễn.

Bước 3: Dùng 1/2 hỗn hợp yogurt cuối cùng ở bước 2, xay nhuyễn cùng chuối và lê.

Bước 4: Khi lớp đầu tiên của kem đã kết bề mặt, bạn đổ thêm 1 lớp xoài và cam, tiếp tục để vào ngăn đá.

Bước 5: Khi lớp kem tiếp theo hơi cứng lại ở bề mặt, mẹ tiếp tục cho chuối và lê đã xay vào. Để toàn bộ phần kem này vào ngăn đá đến khi đông lạnh.

Món ăn vặt cho bé 4
Món kem trái cây đã hoàn tất có màu sắc rất bắt mắt (Ảnh: Happy Food Healthy Life)

Kem nho

Nguyên liệu

3 chén nho

Cách làm

Bỏ cuống nho. Sau đó, cho toàn bộ nho vào cối xay, xay nhuyễn. Đổ nho vào khuôn làm kem và để đông lạnh.

Lưu ý, để làm kem nho ngon, không bị chát, mẹ nên lựa loại nho không hạt.

Món ăn vặt cho bé
Món kem nho ngọt ngào và cũng thật đẹp mắt (Ảnh: Super Healthy Kids)

Lợi ích của trái cây với bé

Trái cây là một phần không thể thiếu trong thực đơn dành cho bé. Ăn trái cây giúp bé bổ sung vitamin và một số chất dinh dưỡng như chất xơ, nước, đường glucose… Có hàng trăm loại trái cây khác nhau để mẹ bổ sung vào bữa ăn của bé. Tuy nhiên, không phải với lựa chọn nào, bé cũng sẽ nhiệt tình đón nhận. Biến trái cây thành những que kem ngon ngọt là một trong những cách thông minh để giới thiệu cho con những loại quả có hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng này.

Khi lên thực đơn cho bé, ngay cả những món cho bữa phụ cũng cần được lựa chọn cẩn thận. Những món ăn vặt cho bé được đích thân mẹ chuẩn bị như các món kem trái cây sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mà còn chứa đựng rất nhiều tình yêu thương của mẹ!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Sữa tươi cho bé 1 tuổi – Mẹ chọn loại nào?

Không chỉ là nguồn canxi dồi dào, cần thiết để xây dựng hệ xương răng chắc khỏe, sữa tươi còn giúp điều chỉnh sự đông máu và kiểm soát cơ bắp trong các hoạt động co, giãn cơ trên cơ vân và cơ trơn. Nếu được bổ sung canxi đầy đủ khi lớn lên bé có ít nguy cơ bị cao huyết áp, ung thư ruột kết, đột quỵ hay các vấn đề về xương khác.

Sữa tươi cũng là một trong số ít các nguồn cung cấp vitamin D giúp cơ thể hấp thu can-xi một cách dễ dàng. Hơn nữa, thành phần protein trong sữa tươi cần thiết cho sự tăng trưởng cũng như carbohydrate cung cấp cho bé nguồn năng lượng cho cả ngày.

Với những lợi ích tuyệt vời trên, các chuyên gia khuyến khích mẹ nên cho bé 1 tuổi trở lên uống thêm sữa tươi song song với các bữa ăn dặm. Tuy nhiên, mẹ đã biết cách chọn sữa tươi cho bé 1 tuổi?

Sữa tươi tốt nhất cho bé
Giá trị dinh dưỡng trong sữa tươi đủ đảm bảo cho bé phát triển toàn diện

Vì sao sữa tươi chỉ thích hợp cho bé trên 1 tuổi?

Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 12 tháng tuổi còn khá non nớt nên không thể tiêu hóa được hàm lượng protein cũng như các khoáng chất dồi dào có trong sữa tươi. Nếu cho trẻ sơ sinh uống sữa tươi sớm trong thời gian dài sẽ khiến thận bị tổn thương, rối loạn hệ tiêu hóa…

Trong năm đầu đời nhu cầu về sắt, vitamin C của bé khá cao nhưng sữa tươi lại cung cấp không đủ 2 thành phần này. Theo đó, trẻ sơ sinh dễ đối mặt với nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

Bé 1 tuổi uống sữa tươi nào tốt?

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại sữa tươi khác nhau do đó, trước khi bắt đầu cho bé dùng mẹ cần tìm hiểu kỹ. Các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ nên dựa theo nhu cầu của mỗi bé để lựa chọn loại phù hợp nhất.

[inline_article id=78938]

1. Sữa tươi nguyên kem

Là sữa có thành phần 100% sữa bò tươi nguyên chất, không thêm hoặc bớt bất kỳ một chất gì do sữa bò tạo ra. Theo đó, sữa nguyên kem có hàm lượng các chất dinh dưỡng như đạm, can-xi, phốt pho rất cao.

Tuy nhiên, cũng vì chứa quá nhiều dưỡng chất nên sữa tươi nguyên kem chỉ thích hợp cho các bé bị còi xương, chậm lớn. Đối với bé thừa cân hay đã đạt được lượng cân nặng tiêu chuẩn, mẹ không nên chọn sữa nguyên kem để hạn chế mức tăng cân vượt tầm kiểm soát. Ngoài ra, sữa nguyên kem cũng không phải lựa chọn của những bé bị dị ứng với thành phần có trong sữa bò.

2. Sữa tươi tách béo

Sữa tươi tách béo hay còn gọi sữa không béo là sữa tươi được áp dụng công nghệ ly tâm tách chất béo có trong sữa. Đây là loại sữa không được khuyến khích dùng cho bé 1 tuổi bởi thời điểm này bé cần nhiều chất béo để giúp não bộ phát triển. Tuy nhiên, với bé đang trong tình trạng thừa cân, béo phì, mẹ có thể cho bé uống sữa tươi tách béo để giảm cân.

3. Sữa tươi ít béo

Giống như sữa tươi tách béo, sữa tươi ít béo cũng giảm bớt hàm lượng chất béo có trong sữa xuống còn từ 1 – 1,8%. Mặc dù lượng chất béo giảm nhưng thành phần các chất dinh dưỡng khác vẫn đảm bảo cho sự phát triển của bé. Nếu muốn con giữ mức cân nặng bình thường mà vẫn cung cấp đủ chất béo mẹ có thể cho bé uống sữa tươi ít béo.

4. Sữa có đường và không có đường

Để phù hợp với nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng, các nhà sản xuất có thể thêm đường hoặc không thêm đường vào các loại sữa tươi trên với tỉ lệ thích hợp. Thông thường bé sẽ thích loại có đường hơn bởi nó dễ uống. Tuy nhiên mẹ cần cho bé súc miệng lại sau khi uống để tránh bị sâu răng. Đồng thời, giảm lượng đường đưa vào cơ thể thông qua các nguồn thực phẩm khác để tránh nguy cơ gây bệnh.

Mặc dù khó uống nhưng sữa không đường rất tốt cho bé thừa cân vì sẽ giảm được lượng đường khá lớn mà cơ thể hấp thu.

Lưu ý khi cho bé uống sữa tươi

  • Dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng sữa tươi không thể thay thế cho các bữa ăn hàng ngày của trẻ. Vì vậy, song song với uống sữa, mẹ vẫn cần tăng cường nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm cho bé cưng.
  • Bé từ 1-2 tuổi có thể uống 500-700ml sữa/ ngày. Tuy nhiên, mẹ nên cho bé uống xen kẽ giữa sữa tươi và sữa công thức để giúp chế độ dinh dưỡng của trẻ thêm đa dạng.
  • Không nên cho bé uống sữa tươi trước bữa ăn chính, bởi có thể làm trẻ lười ăn.
  • Thời điểm tốt nhất trong ngày để uống sữa: Trước khi đi ngủ 2-3 tiếng. Không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn, uống sữa vào buổi tối cũng giúp hấp thụ can-xi tốt hơn.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ ăn vặt thường xuyên: Nên hay không?

Ăn vặt là thói quen khó thay đổi ở trẻ em. Ăn vặt không hề có hại cho sức khỏe của bé nếu mẹ biết chỉ cho con các đồ ăn vặt ngon, bổ. Tuy nhiên, Thói quen này sẽ gây hại cho tiêu hóa và sức khỏe của bé nếu mẹ để cho bé ăn vặt mọi thứ tùy thích.Ăn vặt 1

Các nhà khoa học từng cảnh báo, ăn vặt có thể “giết chết” sự thèm ăn và thói quen không nên duy trì ở trẻ đang độ tuổi tiểu học. Tuy nhiên đó là khi bạn để trẻ ăn không kiểm soát và ăn theo sở thích thiếu khoa học.

Trẻ ăn vặt vừa lợi, vừa hại

1. Lợi ích của việc trẻ ăn vặt

♦ Ổn định lượng đường trong máu

Sau bữa ăn chính khoảng 3 giờ, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống, khuyến khích trẻ ăn một lượng nhỏ thức ăn sẽ giảm các giác đói cồn cáo, thúc đầy quá trình trao đổi chất và cân bằng lượng đường trong máu.

♦ Thêm dinh dưỡng cho trẻ có dạ dày nhỏ

Riêng với những trẻ được bác sĩ chỉ định là có dạ dày nhỏ hơn mức bình thường mỗi bữa chính thường ăn ít, nhanh no. Điều đó đồng nghĩa với việc tiêu hóa cũng nhanh và không chịu được khoảng cách giữa các bữa ăn quá dài. Vì vậy trẻ cần được bổ sung thêm thức ăn để tăng cường dinh dưỡng.

♦ Tăng khả năng tập trung

Ở trong cơn đói cồn cào sẽ khó tập trung vào việc học tập, lựa chọn món ăn dặm thêm khi đó giống như thêm nhiên liệu cháy chậm, cung cấp năng lượng suốt cả ngày. Nếu ăn những đồ ăn có nhiều protein thì trẻ sẽ tăng khả năng tập trung và sự tỉnh táo.

Ăn vặt
Ăn vặt tăng khả năng tập trung cho trẻ

2. Tác hại của việc trẻ ăn vặt

Nếu trẻ chọn đồ ăn vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc ăn không đúng cách có thể gây ra những tác hại lâu dài cho sức khỏe.

♦ Mất cảm giác ngon miệng

Nếu thường xuyên ăn “linh tinh” thì khái niệm về các bữa ăn chính gần như sẽ biến mất. Cảm giác no, ngán ăn không ngon miệng xuất hiện. Một quy trình ăn uống phản khoa học sẽ lặp lại liên tục: Ăn không đủ lượng khiến dạ dày cảm thấy đói chỉ sau khi ăn vài giờ và rồi sau đó lại tiếp tục ăn vặt để chống đói.

Kéo theo hiện tượng trên chính là rối loạn ăn uống. Ăn ngoài giờ quá nhiều sẽ gây ra tình trạng ăn uống vô độ và không thể kiểm soát và mất thêm thời gian dài nữa để điều trị bệnh.

♦ Tăng cân béo phì

Nếu việc ăn uống ngoài giờ trở thành thói quen thì nó rất dễ khiến cơ thể bị rơi vào tình trạng tăng cân béo phì. Đây là mối nguy hiểm hiện hữu ngay trước mắt. Vì vậy, hãy kiểm soát việc ăn vặt  để tránh hiện tượng tăng cân không mong muốn.

♦ Trẻ dễ bị sâu răng

Với những trẻ có thói quen ăn bữa phụ về đêm và chưa có ý thức hoặc không biết cách vệ sinh răng miệng sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng vì sau khi ăn thức ăn chứa nhiều đường, vì lúc này độ pH trong miệng sẽ giảm (nhiều axit) và răng dễ bị ăn mòn hoặc sâu, đặc biệt là vào buổi tối.

Ăn vặt
Ăn vặt khiến trẻ dễ bị sâu răng

♦ Các vấn đề khác về sức khỏe

Một số bệnh lý có thể xuất hiện nếu trẻ có thói quen ăn uống thiếu khoa học này là bệnh tim, bệnh tiểu đường và đột quỵ, gan, thận, tiêu hóa.

Hãy cho trẻ ăn bữa phụ đúng thời điểm bằng cách bạn sắp xếp bữa ăn thêm cho trẻ và nhắc nhở thời gian nào thích hợp để trẻ nạp thêm năng lượng khi đi học, ăn nhiều món đường phố cũng không tốt. Nếu để trẻ ăn quá gần bữa chính có thể ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng. Vì vậy, bạn nên sắp xếp cho trẻ ăn vặt vào giữa những bữa ăn chính để tránh vấp phải vấn đề nêu trên.

Điểm danh như các món ăn vặt cổng trường ngon nhưng độc hại

Khi cuộc sống ngày càng đầy đủ, chuyện cho trẻ tiền ăn vặt sau mỗi giờ tan học gần như đang rất phổ biến. Cũng vì vậy, những gánh hàng rong, quán ăn vặt ngày càng nhiều, những món ăn vặt cũng đa dạng và giá rẻ. Nhiều phụ huynh dù biết việc ăn vặt bừa bãi không có lợi cho trẻ nhưng đôi khi vì nuông chiều con cái mà các mẹ vẫn “nhắm mắt làm ngơ”.

Các món ăn vặt dưới đây phụ huynh nên hạn chế cho trẻ ăn để bảo vệ sức khỏe cho bé nhé.

1. Xúc xích

Không biết từ bao giờ xúc xích đã trở thành món ăn vặt ngon đường phố được nhiều trẻ yêu thích. Từ nhà ra phố, từ quán ăn tới gánh rong ven đường đều bày bán xúc xích. Giống nhau về hình thức và cách chế biến nhưng khác hoàn toàn về giá cả. Một cây xúc xích ở cổng trường chỉ có giá vài ngàn được chế biến từ nguyên liệu như thế nào ngay cả người bán đôi khi cũng không biết.

Xúc xích giàu năng lượng nhưng lại rất ít dinh dưỡng, không có lợi cho sức khỏe trong quá trình phát triển của trẻ. Vì trong xúc xích có hóa chất, chất phụ gia, chất bảo quản, buộc gan phải hoạt động rất nhiều lần để giải độc cho cơ thể. Chưa kể đến xúc xích được bán rong có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, được chế biến từ thịt ôi thiu dễ gây ngộ độc thực phẩm.

Ăn vặt
Ăn xúc xích khiến trẻ dễ bị béo phì

Bất kỳ ở đâu, trong trường, trên xe máy hay ở nơi vui chơi công cộng, món ăn vặt này cũng được tất cả trẻ em yêu thích. Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ ra rằng: Nếu mỗi ngày ăn một gói bim bim thì trung bình một năm, cơ thể trẻ sẽ tồn tại thêm 5 lít dầu. Các chất béo chuyển hóa, muối, chất phụ gia có trong snack dễ khiến thận bị quá tải, tim làm việc quá sức, trẻ dễ bị sâu răng, béo phì, lười ăn.

3. Thịt bò cay siêu rẻ

Có những loại thịt bò cay cay, ngọt ngọt được bán với giá siêu sốc: 3000đ- 5000đ. Làm một phép so sánh giản đơn nhất giá thịt bò Việt bán ở chợ tính từng lạng cũng trên dưới 20.000đ thì chắc chắn nguyên liệu trong các gói bò kia không thể là bò.

Và Cục Quản lý nông, lâm, thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) đã đưa ra bản kết luận về các loại sản phẩm bò thơm cay này: Theo kết quả kiểm nghiệm, sản phẩm sườn bò này không có thịt nói chung và thịt bò nói riêng. Thành phần chính được ghi trên nhãn gồm bột mỳ, nước, dầu thực vật, đường, muối, ớt, bột gia vị, mỳ chính và phụ gia hương liệu.Ăn vặt

4. Xí muội, ô mai không rõ nguồn gốc xuất xứ

Nếu các học sinh nam mê xúc xích thì nhiều bạn gái mê ô mai, xí muội được đóng gói nhỏ hoặc bán riêng lẻ mà không ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ. Khi kiểm nghiệm, các cơ quan chức năng liên quan cũng đã đưa công bố những loại sản phẩm có chứa chất cấm cyclamate và đường saccharin với hàm lượng vượt hơn 31 lần so với tiêu chuẩn của Việt Nam. Chất cyclamate được biết đến có thể gây ung thư gan, thận, phổi và tiểu đường.

5. Trà sữa trân châu

Trong danh sách các món ăn đường phố trước cổng trường cũng không thể không kể tên trà sữa trân châu. Thức uống này từ khi du nhập vào Việt Nam, đã tạo nên “cơn sốt” ở mọi tầng lớp không riêng gì trẻ tiểu học.

Tuy nhiên, ly trà sữa 10.000đ -12.000đ lại không chứa sữa cũng không có trà. Thành phần của nó đa phần là kem béo pha lẫn với bột “trà” cùng với các chất phụ gia khác như hương liệu tinh dầu thơm, bột pha màu.

Không những không có chất dinh dưỡng mà món ăn vặt này chứa một lượng đường, chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa lớn, những thành phần này đều rất không tốt cho sức khỏe.

ăn vặt
Trà sữa là món ăn vặt yêu thích và phổ biến ở học đường song lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe của trẻ

Mách mẹ cho trẻ ăn vặt đúng cách

1. Hình thành thói quen ăn vặt lành mạnh cho trẻ

Về cơ bản, các món ăn vặt là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể, hạn chế cơn đói giữa các bữa ăn và ổn định lượng đường trong máu. Một món ăn vặt được gọi là thông minh khi chứa từ 100-200 calories và cung cấp được các vitamin, khoáng chất, protein hoặc chất xơ cần thiết.

Tuy nhiên, trước sự nở rộ của thức ăn vặt hiện nay như snack, bỏng ngô, thực phẩm đóng hộp, xúc xích, kẹo bánh, nước ngọt có ga, thức ăn chiên rán thì việc đảm bảo dưỡng chất cần thiết cũng như sử dụng hợp lý các món ăn vặt là điều khó có thể thực hiện. Chính vì thế, để ăn vặt trở thành điểm cộng cho sức khỏe, tất nhiên sự chọn lọc của mẹ là vô cùng quan trọng.

2. Các món ăn vặt tốt cho trẻ

Chọn những món ăn vặt có lượng chất béo, muối và đường thấp, thuộc vào món ăn vặt lành mạnh mẹ có thể cho bé ăn mỗi ngày.  Chuyên gia chỉ ra rằng, các món ăn vặt tốt cho sức khỏe trẻ do ít muối, ít đường, ít béo nên mùi vị “không thơm”, vì vậy, không phải là món trẻ thích ăn nhất. Tuy nhiên, khẩu vị và hứng thú của trẻ có thể do bố mẹ tạo ra. Các bậc phụ huynh nên bắt đầu ngay từ khi trẻ còn ấu thơ, lựa chọn món ăn vặt cho trẻ. Trẻ nhỏ đã quen vị lớn lên sẽ thành nếp. Điều này có lợi cho trẻ, do có thói quen ăn uống lành mạnh sau này.

Loại món ăn vặt này chứa chất béo, đường, muối ở mức trung bình khuyến khích mỗi tuần cho trẻ ăn 1-2 lần. Đó là những món như sô cô la đen, cánh vịt nướng, thịt xiên, bánh gato, miếng rong biển, nho khô, phô mai, hạt điều sấy khô, khoai lang khô.

Ăn vặt
bánh plan rất dễ làm và bổ dưỡng mẹ nên tự làm cho bé ăn nhé

Ngoài ra, mẹ có thể học chế biến các món ăn vặt dễ làm cho bé như bánh plan, bắp xào, đậu phộng bọc nhân cho bé ăn, vừa tiết kiệm lại vừa bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.

3. Các món ăn vặt không tốt cho trẻ

Tránh cho trẻ ăn món ăn vặt này có hàm lượng chất béo, đường, muối cao và một số chất phụ gia hoặc các thành phần không tốt cho sức khỏe. Đó là những món như gà rán, thực phẩm chiên phồng (khoai tây chiên, tôm chiên), bánh sô cô la, bánh quy kẹp bơ, phomat, coca cola, bánh kem, kẹo bông, kẹo sữa, kẹo trái cây.

4. Thời gian cho bé ăn vặt

Những món ăn vặt ngon tốt nhất nên cho bé ăn vào thời gian ở giữa hai bữa ăn chính. Đó là buổi sáng, tầm 9 giờ, buổi chiều tầm 3 giờ và trước khi đi ngủ 1 tiếng. Tuy nhiên tốt nhất là hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ để tránh sâu răng.

[inline_article id=99148]

Trong những năm gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng hơn 10% dân số lớn nhất thế giới là béo phì và ít nhất 2,8 triệu người chết mỗi năm do hậu quả của tình trạng thừa cân. Chính vì vậy, bạn cũng cần cân nhắc trong việc để trẻ duy trì thói quen ăn vặt thường xuyên để tránh những hậu quả không đáng có.