Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Hiểu tâm lý trẻ 5 tuổi để nuôi dạy con tốt hơn

Bước vào tuổi lên 5 trẻ bắt đầu có sự nhận thức và phát triển vượt trội về mọi mặt, cả về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ lẫn tính cách. Ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu thể hiện chính kiến của mình và thường tỏ ra bướng bỉnh. Vậy, bạn đã hiểu gì về tâm lý trẻ 5 tuổi để uốn nắn trẻ thành một đứa trẻ ngoan?

Ở lứa tuổi này trẻ thường hiếu động, ham chơi và có nhiều hoạt động giao tiếp với bạn bè, như bé thích chơi các trò chơi tập thể. Trẻ bắt đầu tiếp thu nhiều kiến thức mới mẻ ở trường, phát triển về khả năng tư duy logic cũng như hoàn thiện về trí tuệ, ngôn ngữ. Nhìn chung, tâm lý trẻ 5 tuổi thường có những đặc điểm sau.

1. Trẻ ích kỉ

Trẻ 5 tuổi bắt đầu ý thức về bản thân mình, trẻ biết yêu bản thân mình và bắt đầu xuất hiện tính ích kỉ, không muốn chia sẻ mọi thứ với người xung quanh. Trẻ ý thức cái gì là sở hữu của mình, cái gì là của người khác và trẻ chỉ chăm chăm vào lợi ích của bản thân mà không cần biết những người xung quanh. Đây là tính cách có hai mặt, một mặt nó sẽ giúp trẻ luôn ý thức và phát triển lòng tự trọng của mình, nhưng mặt khác nếu trẻ ích kỉ thái quá mà không có sự uốn nắn của người lớn trẻ sẽ thành một người xấu.

Với tính ích kỉ trẻ sẽ tự cô lập mình, bị bạn bè, và mọi người xung quanh xa lánh. Vì vậy, trong trường hợp này, cha mẹ cần quan sát và uốn nắn bé ngay từ đầu, đặc biệt là với những đứa trẻ con một. Bạn hãy dạy trẻ cách chia sẻ đồ chơi với bạn bè với anh chị em trong nhà. Hãy cho bé thấy niềm vui của mình khi nhận được sự chia sẻ của người khác và ngược lại người khác sẽ vui như thế nào khi nhận được sự chia sẻ của mình. Cha mẹ có thể tập cho trẻ tính nhân ái, biết yêu thương và giúp đỡ người khác bằng những hành động cụ thể của mình như giúp đỡ người già, làm từ thiện…

Tâm lý trẻ
Trẻ 5 tuổi bắt đầu hình thành tính ích kỷ

2. Trẻ thích tưởng tượng

Một trong những tâm lý trẻ 5 tuổi là trẻ rất thích tưởng tượng. Lúc này, trẻ bắt đầu hiểu được những điều thiện, ác, thích những câu chuyện có cái kết có hậu, biết bất bình với những nhân vật xấu trong truyện, trẻ thích hóa thân vào những nhân vật cổ tích có tính cách tốt như thích làm công chúa, ghét nhân vật phù thủy. Lúc này, khả năng ngôn ngữ của trẻ dần hoàn thiện vì vậy, trẻ có thể bịa ra một câu chuyện nào đó để kể lại cho mọi người nghe.

Lúc này bé thường hay kể chuyện cho mẹ nghe, nhất là chuyện trường chuyện lớp, bạn bè, vì vậy ba mẹ cần lắng nghe và chia sẻ mọi điều với con và có khi ba mẹ phải đóng vai là bạn thân của bé. Có như vậy, bạn mới hiểu được trẻ đang nghĩ gì, và mong muốn của trẻ ra sao. Mẹ có thể kể cho bé nghe những câu chuyện hồi tưởng như: Thời bằng tuổi của bé, mẹ thế nào?… để dạy con hướng đến những điều tốt đẹp.

3. Trẻ tỏ ra bướng bĩnh

Ở lứa tuổi này trẻ thường bắt đầu có sự chính kiến riêng của mình nên thường đưa ra những câu hỏi thắc mắc thậm chí cả những lý luận riêng của mình để “cãi” người lớn. Gặp những tình huống như vậy, người lớn cần giải thích kỹ càng cho bé, nếu không trẻ sẽ tỏ ra bướng bĩnh, khó ưa. Trẻ thường cảm thấy bị tổn thương sâu sắc nếu không được cha mẹ thấu hiểu và chia sẻ những thắc mắc của mình.

Tâm lý trẻ 5 tuổi
Hiểu rõ tâm lý của trẻ 5 tuổi sẽ giúp ba mẹ biết cách dạy con phù hợp nhất

4. Trẻ hay nhõng nhẽo

Tính cách này thường xuất phát từ việc nuông chiều của cha mẹ, lâu ngày thành ra ương bướng, nhõng nhẽo và trở nên khó bảo khi ba mẹ không đáp ứng nhu cầu nào đó của trẻ. Tính nhõng nhẽo này nếu không được ba mẹ uốn nắn từ sớm rất dễ làm hư trẻ. Ba mẹ cần có thái độ cứng rắn trước con trẻ, cho trẻ thấy đâu là giới hạn. Cái gì đáp ứng cho bé thì đáp ứng, nếu không được thì phải dứt khoát, không nên thỏa hiệp sẽ làm bé mè nheo mãi. Hãy đưa ra những hình thức kỉ luật dành cho bé nhưng mẹ nhớ nên áp dụng hình thức kỉ luật nhẹ nhàng và mẹ cần kiên nhẫn áp dụng thì lâu dần trẻ sẽ ngoan ngoãn nghe lời.

5. Trẻ sợ bóng tối và con vật

Tâm lý trẻ 5 tuổi bắt đầu biết cảm giác sợ hãi. Điều này xuất phát từ trí tưởng tượng của trẻ. Phần nữa là do người lớn hay đưa ra một số hình ảnh để hù dọa trẻ con khiến cho trẻ hay sợ hãi. Để xóa tan nỗi sợ hãi này của trẻ, mẹ nên khuyến khích cho bé tập tính tự lập, bản lĩnh đối diện với hoàn cảnh bằng cách mẹ tập cho bé ngủ riêng, cho bé tiếp xúc với những con vật mà bé hay sợ hãi để bé thấy rằng chúng không có gì đáng sợ.

Nắm bắt được tâm lý của trẻ 5 tuổi, mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc dạy dỗ và hướng bé thành một em bé ngoan ngoãn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Mấy tuổi cho bé đi dép lê (dép không quai) được ?

Cho em hỏi, con mình mấy tuổi thì có thể xỏ dép lê hay còn gọi là dép không quai được ạ. nếu bé chưa đi bao giờ mà mới đi có bị ảnh hưởng gì cho bé không, ví dụ bé đi sẽ dễ ngã hay khó đi chẳng hạn

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Chăm sóc bé: 8 dấu hiệu “tố cáo” trẻ không khỏe

1/ Tâm trạng trẻ thất thường

Trẻ nhà bạn lúc vui, lúc buồn, dễ khóc, dễ cười? Có thể cơ thể bé đang bị thiếu chất đấy mẹ nhé. Não bộ cần a-xít amin để giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan. Nếu thiếu protein, lượng a-xít amin không được sản xuất đủ cho tâm trạng ổn định. Vì vậy, mẹ không được quên bổ sung đủ nhu cầu protein hằng ngày cho bé. Thực phẩm giàu protein: Thịt bò, lợn, gà…

[inline_article id = 63344]

2/ Bé dễ nổi nóng, cáu kỉnh

Sự ổn định cảm xúc cũng phụ thuộc rất nhiều vào lượng chất béo lành mạnh trong cơ thể. Nếu bé con nhà bạn có tính khí nóng nảy, dễ tức giận, có lẽ bé đang thiếu chất béo, đặc biệt là Omega-3. Mẹ nên cho bé ăn ít nhất 3 khẩu phần cá béo mỗi tuần, bao gồm cá hồi, cá trích, cá thu.

chăm sóc bé
Trẻ hay cáu kỉnh, khó chịu cũng là dấu hiệu tiêu cực về sức khỏe

3/ Trẻ chậm nói hơn các bạn đồng lứa

Nguyên nhân trẻ chậm nói có thể do việc thiếu vitamin B12, khoáng chất có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, tôm, cá, sữa, trứng. Mẹ nên tăng cường cho bé nạp các thực phẩm này để tạo đà phát triển cho khả năng ngôn ngữ của con nhé.

4/ Bé hiếu động quá mức bình thường

Trẻ con hiếu động, nghịch ngợm là chuyện hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bé quậy phá, nghịch ngợm quá mức, nguyên nhân thường liên quan đến khả năng kết nối và xử lý thông tin của não bộ trẻ. Trẻ hiếu động thường tiêu hóa kém, do ít lợi khuẩn trong đường ruột, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn.

Để tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa trẻ, khi chăm sóc bé, mẹ nên hạn chế dùng nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, quá nhiều hương liệu và phẩm màu. Đồng thời, cho bé ăn nhiều sữa chua để tăng lợi khuẩn.

5/ Trẻ bị sâu răng

Không chỉ do ăn nhiều đồ ngọt, sâu răng còn là hệ quả của việc thiếu chất khoáng, vitamin cần thiết để đồng hóa chất khoáng. Do đó, mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày của con thực phẩm giàu phốt pho, các vitamin hòa tan tỏng chất béo để ngăn ngừa tình trạng sâu răng.

6/ Trẻ thường xuyên bị cảm 

Hệ miễn dịch yếu dẫn đến tình trạng cảm cúm thường xuyên ở trẻ nhỏ. Trong đó, nguyên nhân chính nhất vẫn là do thiếu dinh dưỡng, vận động hợp lý. Chỉ khi được ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể chất, hệ miễn dịch của trẻ mới khỏe mạnh, đủ sức ngăn ngừa và chống lại bệnh tật.

7/ Bé lười suy nghĩ

Trong 9 tháng mang thai, mẹ bầu nếu không ăn đúng rất dễ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của con về sau. Nếu đã thiếu sót về dinh dưỡng trong giai đoạn này, mẹ nên tăng cường bổ sung trong khi cho con bú, và chăm sóc bé những năm đầu đời.

Thiếu chất béo lành mạnh, đặc biệt là omega-3, quá trình phát triển của trí não trẻ sẽ chậm phát triển, trẻ trở nên lười suy nghĩ, lúc nào cũng lừ đừ và ít khi muốn tìm tòi, khám phá. Mẹ nên để ý cẩn thận đến vấn đề này nhé!

8/ Da và tóc bé bị khô

Khi cơ thể không có đủ vitamin tan trong chất béo như A, D, E và K2 sẽ khiến cho da khô và tóc xơ, chẻ ngọn. Nếu bổ sung đầy đủ các vi chất này trong bữa ăn, mẹ sẽ thấy sự thay đổi đáng kể từ mái tóc tới làn da của bé, sáng bóng và mềm mịn hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ 1 tuổi biếng ăn đột ngột, nguyên ngân do đâu?

trẻ 1 tuổi biếng ăn
Bé biếng ăn đột ngột là có nguyên nhân, mẹ cần tìm hiểu để trị dứt điểm nhé!

1/ Thực đơn nhàm chán

Không riêng gì con trẻ, ngay cả người lớn khi ăn mãi một món sẽ đâm ra chán, chỉ muốn bỏ bữa. Trẻ 1 tuổi chưa thể diễn đạt cho mẹ hiểu bằng lời nói, vì vậy, trẻ chọn cách biểu hiện thái độ thờ ơ với thức ăn, lười ăn dù mẹ năn nỉ.

Lúc này, giải pháp dành cho mẹ là đừng cố ép con ăn hết món bé không muốn ăn. Thay vào đó, chuẩn bị thêm nhiều món mới để thay đổi khẩu vị cho con.

[inline_article id = 20452]

2/ Bé đang mọc răng

Cho đến tận 6 tuổi, quá trình mọc răng sữa của bé mới kết thúc. Vì vậy, không có gì lạ khi trẻ 1 tuổi biếng ăn trong khi răng sữa mọc. Cảm giác đau nướu, khó chịu dĩ nhiên sẽ làm bé lưới ăn đột ngột. Để đảm bảo dinh dưỡng cho con trong thời gian này, mẹ nên xay nhuyễn thức ăn, làm cho bé những món dễ nuốt, chia thành nhiều bữa và khích lệ bé ăn nhiệt tình hơn.

3/ Trẻ bị sốt hay cảm cúm

Trẻ 1 tuổi biếng ăn có thể do đang bị bệnh. Nếu bé bỗng nhiên bỏ bữa, quấy khóc và hay tỏ ra khó chịu, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tật. Triệu chứng này đi kèm sốt, sổ mũi, ho, khó thở, tiêu chảy, mẹ nên đưa bé đi thăm khám ngay.

Chỉ khi tìm ra nguyên căn của bệnh và được điều trị dứt điểm, bé mới trở lại thói quen ăn uống lành mạnh như ban đầu.

4/ Bé mê chơi hơn mê ăn

Trẻ 1 tuổi đang trong giai đoạn tập đi, khám phá thế giới xung quanh. Do vậy, trẻ ham chơi quên cả ăn là hiện tượng hết sức bình thường. Thay vì cấm đoán, giới hạn giờ chơi này nọ, tại sao mẹ không biến giờ ăn thành giờ chơi và khám phá của bé? Cùng trẻ chuẩn bị bữa ăn bằng cách tạo những hình thù ngộ nghĩnh từ thực phẩm, đảm bảo bé sẽ thích thú hơn với đồ ăn.

5/ Táo bón kéo dài

Cảm giác đầy hơi, trướng bụng khi trẻ bị táo bón kéo dài chính là nguyên nhân làm trẻ 1 tuổi biếng ăn. Làm sao có thể ăn ngon miệng nổi khi hệ tiêu hóa đang trì trệ phải không mẹ ơi? Trị dứt điểm ngay, cho trẻ uống men tiêu hóa, ăn thêm sữa chua và thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là khoai lang.

6/ Trẻ ăn nhiều bữa phụ

Vì muốn con chóng tăng cân, nhiều mẹ tăng thêm bữa phụ cho bé, nào váng sữa, bánh, kẹo… Chính thói quen này ảnh hưởng xấu đến việc ăn uống của trẻ. Vì no ngang do ăn vặt, trẻ sẽ bỏ bữa chính. Do đó, mẹ đừng ép con ăn nhiều quá nhé. Nhớ một nguyên tắc thôi: Cho trẻ ăn theo nhu cầu.

7/ Giờ giấc sinh hoạt thay đổi

Con trẻ rất nhạy cảm, chỉ một chút điều chỉnh trong giờ giấc sinh hoạt cũng đủ làm xáo trộn mọi hoạt động, ăn uống của bé. Bất cứ một thay đổi nào, chẳng hạn chuyển nhà, cho bé đến nhà trẻ, cũng có khả năng làm trẻ lười ăn. Tuy nhiên, đây chỉ là nguyên nhân tạm thời. Sau một thời gian quen dần, cộng thêm sự khuyến khích của mẹ, chuyện ăn uống của bé đâu cũng sẽ vào đấy.

8/ Giờ ăn căng thẳng

Chứng kiến ba mẹ cãi nhau trong giờ ăn cũng đủ làm bé trở nên lười ăn. Đây gọi là biếng ăn do tâm lý. Vì vậy, mẹ nên đảm bảo giờ ăn vui vẻ, thoải mái cho con. Không cãi vã, to tiếng, căng thẳng trước mặt trẻ.

9/ Con biếng ăn do bắt chước mẹ

Ai bảo trẻ nhỏ không biết gì? Bé quan sát rất giỏi mẹ nhé! Khi chứng kiến ba mẹ ăn uống uể oải, bé cũng sẽ nhanh chóng bắt chước theo. Làm sao mẹ đòi hỏi con ăn ngoan trong khi bản thân mình chưa làm tốt? Cố gắng làm tấm gương sáng cho con noi theo nhé mẹ ơi!

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Làm gì khi con cứ nói “linh tinh”

Con em năm nay 3.5 tuổi . cháu thường hay nói theo nhưng câu của người lớn nói với bé,
vd: me nói: con CHÂU CHẤU này hư quá. thì cháu cũng đáp trả . con me này hư quá.
có bác nào có kinh nghiệm chỉ em với

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Khả năng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo

Từ vựng

Khi 4 tuổi, trẻ nói được 1.500 từ và hiểu được nhiều hơn thế. Số lượng từ trẻ có thể hiểu và sử dụng sẽ tăng thêm đáng kể trước khi trẻ lên 5 tuổi.

Con bạn sẽ bắt đầu tập dùng những từ sau:

– Từ nối: Khi, nhưng

– Thể hiện cảm xúc phức tạp: Bối rối, khó chịu, sung sướng

– Giải thích ý nghĩ:  Không biết, nhớ là

Trẻ cũng học được ngày càng nhiều tính từ để diễn đạt sự vật, sự việc cụ thể hơn.

Câu và ngữ pháp

Bằng cách nối những câu ngắn lại với nhau, trẻ sẽ nói được nhiều câu phức tạp hơn và đặt câu theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ trẻ có thể nói “Con chó đuổi con mèo” hoặc “Con mèo bị con chó đuổi”. Cho tới khi được 5 tuổi, bé có thể nói được những câu lên đến 9 từ.

Trẻ sẽ phát triển được khả năng kể lại những chuyện xảy ra trong quá khứ chứ không chỉ đơn thuần nói về những sự vật – sự việc đang diễn ra nữa. Khả năng bé sử dụng những từ số nhiều cũng tốt hơn.

>>> Xem thêm: Phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp trong những năm đầu đời

Khả năng hiểu

Khi 5 tuổi, trẻ hiểu và dùng được những từ chỉ trật tự thời gian như “trước”, “sau” và “sắp tới”. Tuy nhiên, bé vẫn hơi lúng túng với các ý niệm phức tạp hơn như “cùng lúc”.

Trẻ cũng bắt đầu hiểu được những câu nói tu từ như “Con là chú mèo lười” hay “Con định biến mẹ thành lừa đấy à?”…

tre mau giao 1
Khả năng ngôn ngữ của bé phát triển đáng kể.

Khi nói những câu dài, đôi khi trẻ sẽ gặp vấn đề về trật tự trong câu và quên mất dùng từ nối câu. Ví dụ trẻ sẽ nói lại câu “Đưa vé cho ông kia, ông ta sẽ xé nó, và sau đó chúng ta có thể vào xem phim” thành “Chúng ta vào xem phim, đưa vé cho ông kia”.

Phát âm

Gần 5 tuổi, trẻ có thể phát âm khá rõ và hầu hết người lạ đều hiểu được trẻ nói gì. Đôi khi trẻ cũng nói ngọng vài âm tiết như “thịt” thành “hịt” hay “đá” thành “tá” hoặc phát âm nhầm một số từ phức như sô-cô-la, spaghetti…

Hội thoại và kể chuyện

Mặc dù câu chuyện của bé thường xuyên “thiếu đầu mất đuôi” hay bị “thêm mắm dặm muối” một cách thái quá nhưng khả năng kể chuyện của bé đang tiến triển từng chút một. Thỉnh thoảng, trẻ cũng sẽ gặp khó khăn khi sắp xếp thứ tự các sự kiện và thuật lại lời nói của từng nhân vật.

Trẻ nhận biết khá tốt nhiều tình huống để thêm thắt thông tin thú vị cho các cuộc hội thoại. Ví dụ trẻ có thể dẫn dắt câu chuyện như sau “Con qua nhà của Mây, tụi con ăn bánh ngọt, Mây là bạn ở lớp mẫu giáo của con”…

Trong các cuộc hội thoại nhóm, trẻ đã biết khi nào thì tới lượt mình nói, đồng thời cũng biết nói lớn tiếng hoặc thì thầm tùy theo tình huống. Trẻ cũng biết yêu cầu một cách lịch sự hơn, ví dụ như dùng từ “được không?” hay từ “làm ơn”.

Trẻ bắt đầu dùng từ ngữ để trêu chọc và kể chuyện cười.

Mỗi bé có mức độ phát triển tương đối khác nhau, những thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo nên bạn không cần quá lo lắng nếu như bé cưng nhà bạn chưa đạt được những điều trên đây. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Khám phá khả năng ngôn ngữ của bé 12-24 tháng tuổi

Bé tập nói từ 12 đến 18 tháng tuổi

Trước khi bé 1 tuổi, bé có thể bắt đầu sử dụng một hoặc hai từ có nghĩa. Vài tháng tiếp theo, bé sẽ cố gắng bắt chép một vài từ, và bạn có thể nghe bé bập bẹ như thể đang nói chuyện. Thậm chí, bé sẽ luyện tập cả giọng điệu, như cao giọng khi đặt câu hỏi. Bé có thể nói “Bế?” khi đòi bế, ví dụ như thế.

Bé đang học cách sử dụng sức mạnh của lời nói như là một phương tiện để thể hiện nhu cầu của bé. Cho tới khi bé học được thêm nhiều từ để diễn đạt ý kiến và mong muốn, bé sẽ có thể kết hợp ngôn ngữ nói với cử chỉ để diễn đạt điều bé muốn. Ví dụ như, bé sẽ chỉ tay về phía món đồ chơi yêu thích của bé và nói “banh”.

Một số bé phát triển toàn bộ ngôn ngữ cử chỉ để giao tiếp với bố mẹ. Ví dụ, bé có thể đặt tay lên miệng khi muốn ăn hoặc nện vào bàn khi bé bực mình.

Đừng lo lắng nếu bé nỗ lực để diễn đạt ý của mình. Điều này thật ra là một dấu hiệu tốt cho thấy bé đang cố gắng nhiều để giao tiếp và đừng làm lơ bé cho dù bạn có hiểu bé hay không.

Khi được 18 tháng tuổi, bé sẽ có thể bắt đầu nói được nhiều phụ âm. Học cách phát âm những từ này là một bước ngoặt đối với bé, nhờ thế bé học được rất nhiều từ vựng ở thời điểm này. Tuy nhiên, đừng kỳ vọng là bạn có thể nghe tất cả những âm thanh đó thành những từ thật sự.

Bé tập nói khi được 12-24 tháng tuổi
Tập nói là mốc phát triển quan trọng và không kém phần thú vị cho bé lẫn ba mẹ.

Bé tập nói từ 19 đến 24 tháng tuổi

Bây giờ bé đã hiểu được những câu hỏi và câu điều kiện đơn giản. Mỗi tháng bé sẽ học thêm được vài từ mới. Đa số những từ này là danh từ chỉ những sự vật trong cuộc sống hằng ngày của bé, như là “xe” và “cá”.

Suốt giai đoạn này, bé có thể bắt đầu nối hai từ lại với nhau, tạo những câu đơn giản như “Bế con”. Vì kỹ năng ngữ pháp của bé vẫn chưa phát triển, bạn có thể sẽ nghe những câu kỳ quặc như “Cá bò”.

Thỉnh thoảng bé sẽ cố sức đặt tên cho những sự vật mới mà bé quan sát thấy ở thế giới xung quanh bé. Tuy nhiên, bé có thể mở rộng những từ bé đã biết theo cách của riêng mình, ví dụ như tất cả những con thú mới đều được bé gọi là “chó”. Bạn cũng có thể nghe bé nói những câu sai ngữ pháp một cách buồn cười, đặc biệt là các đại từ nhân xưng.

Khi bé được khoảng 2 tuổi, bé sẽ bắt đầu sử dụng những câu đơn giản gồm từ 2 đến 4 từ và hát những giai điệu đơn giản. Khi nhận thức về bản thân phát triển, bé sẽ sử dụng từ “con” để chỉ bé, và bé chắc chắn thích kể cho bạn nghe bé thích gì và không thích gì, bé nghĩ gì và bé cảm thấy như thế nào.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

6 lý do trẻ hay tự cởi quần áo và tháo tã

Tuy nhiên, nếu bé vẫn chưa sẵn sàng cho việc ngồi bô thì bạn có thể ngăn hành vi này của bé bằng cách mặc những bộ quần áo khó cởi. Nếu cách này vẫn không hiệu quả, bạn cần xem xét và tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến bé khó chịu.

6 nguyên nhân khiến bé hay cởi quần áo và cách ứng phó

Bé cảm thấy không thoải mái
Thử đổi tã lớn hơn cho bé hoặc chuyển sang dùng loại tã có độ thấm hút tốt hơn. Bạn có thể thêm một miếng lót vào tã của bé hoặc thay thêm một lần tã cho bé vào nửa đêm hoặc gần sáng để giảm thiểu sự khó chịu cho bé vì tã quá ẩm ướt. Bạn cũng nên điều chỉnh lại nhiệt độ phòng vào buổi tối nếu bạn nghĩ bé cởi quần áo vì quá nóng.

Bé thấy chán
Bạn cần tạo một lịch hoạt động tại nhà để giữ bé luôn bận rộn và dạy bé cách tự chơi đồ chơi. Những loại đồ chơi có thể kích thích đa giác quan như nghe, nhìn, sờ mó… là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Vào buổi tối, bạn nên thử đặt thêm một miếng tã bọc ngoài quần của bé để bé có thể giải trí bằng cách tháo miếng tã bên ngoài ra và hy vọng bằng cách này, bé sẽ để nguyên miếng tã bên trong.

Bé thích khám phá
Mọi việc hoàn toàn bình thường khi các bé thích khám phá bộ phận sinh dục của mình. Bạn không nên cấm bé làm như thế, thay vào đó nên dạy bé đâu là giới hạn nếu bé có hành vi này ở bên ngoài. Bạn cũng nên trao đổi với bác sỹ để tìm hiểu những nguyên nhân khác có thể xảy ra khi bé làm như thế quá nhiều lần, có thể là bé đang bị hâm tã mà bạn không biết.

6 lý do trẻ mầm non hay tự cơi quần áo và tháo tã
Bé hay cởi quần áo có thể là dấu hiệu cho thấy bé đã có thể được tập ngồi bô.

Bé thích làm chủ cái mới
Nếu bạn nghĩ bé thích thú khi biết được cách cởi quần áo, hãy dạy bé cách mặc quần áo trở lại. Cùng lúc đó, giải thích cho bé hiểu là bé nên mặc quần áo suốt ngày và chỉ nên cởi ra vào ban đêm. Thử cho bé một con búp bê có quần áo để bé có thể thực hành việc mặc và cởi quần áo.

Bé thiếu kỹ năng giao tiếp
Bé cũng có thể cởi quần áo vì không thể nói cho bạn biết bé cần thay đồ hoặc cần đi vệ sinh. Bạn nên tận dụng hành vi cởi quần áo của bé như là cơ hội để dạy bé kỹ năng mới. Nên bắt đầu bằng cách dạy bé những từ hoặc cụm từ đơn giản để chỉ việc bé muốn như: tè, ị, ướt hoặc thay đồ.

Mỗi khi bé cởi quần áo, cố gắng bắt gặp ngay tại trận và hướng dẫn bé lặp lại những từ hoặc cụm từ đó. Khi bé đã có thể tự nói, hãy thưởng bé bằng cách thay đồ cho bé hoặc bế bé đi vệ sinh. Và bạn cũng nên khen bé khi bé chịu mặc quần áo, đặc biệt là vào buổi tối.

Bé muốn thu hút sự chú ý
Nhiều bé liên tục cởi quần áo vì điều đó chắc chắn sẽ khiến bố mẹ phản ứng mạnh với bé, cho dù đó là phản ứng tích cực hay tiêu cực. Để bé không làm như thế, bạn nên tuân theo một chuỗi phản ứng có thể đoán trước được mỗi khi việc này xảy ra.

Ví dụ:
1. Bình tĩnh, kiên định nói với bé một câu đơn giản như “để nguyên quần áo” khi bé đang ra sức cởi quần áo ra.
2. Nếu có thể, để bé tự mặc quần áo lại và giúp bé dọn dẹp đống bừa bộn. Điều này sẽ dạy bé đâu là kết quả tự nhiên cho những hành động của bé.
3. Nhắc bé sử dụng từ hoặc câu nói mà bạn đã dạy khi bé muốn thay đồ.
4. Yêu cầu bé lặp lại và nhớ khen ngợi khi bé nghe theo bạn.
5. Lập tức cởi đồ ra và thay đồ hoặc tắm cho bé. Cuối cùng, nếu bạn muốn dạy bé đi vệ sinh, nên nhớ rằng việc dạy bé giữ nguyên tã và quần áo trên người cũng giúp bé học cách kiểm soát nhu cầu đi tiêu, đi tiểu của mình. Khi bé có thể nhịn đủ lâu để nói với bạn trước khi bé thật sự cần đi, chắc chắn bé sẽ dễ dàng hình thành thói quen đi vệ sinh tốt dù ở nhà hay bên ngoài.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ từ 18 – 24 tháng tuổi: Phát triển ngôn ngữ và hành vi của trẻ

Tạo vốn từ cho bé bằng cách lặp đi lặp lại. Khi bé lặp đi lặp lại một âm thanh nào đó để chỉ một món đồ, đó được coi là một “từ” mà bé có thể nói được. Ví dụ như bé luôn nói “su” mỗi khi đòi uống sữa thì tức là bé đã hiểu từ “su” này tượng trưng cho thứ nước màu trắng ngon lành đó. Do đó, hãy luôn sửa các phát âm của bé. Bạn có thể dạy cho bé cách phát âm bằng cách nói ra những điều mà bạn biết là bé đang ám chỉ: Con muốn uống sữa phải không?

Hãy để ý cách bé sử dụng hành động để giao tiếp. Việc bé giao tiếp bằng cử chỉ hay nét mặt cũng rất quan trọng. Ví dụ như khi bé nắm tay và dẫn bạn đến bên một món đồ chơi, hành động này có nghĩa là bé muốn nói: Con muốn chơi món đồ chơi này. Nếu con bạn biết truyền đạt ý muốn qua những hành động như thế này thì kỹ năng ngôn ngữ nói của bé rất có thể theo đó mà phát triển. Bạn có thể giúp bé bằng cách lặp lại “thông điệp” mà bé “gửi” đến bạn: Con muốn mẹ chơi cùng con sao? Mẹ đến đây!

Trò chuyện với con. Bố mẹ nói chuyện với con càng nhiều thì trẻ sẽ học được càng nhiều từ. Trẻ học được ngôn ngữ là từ bạn – người thầy đầu tiên và tốt nhất của trẻ.

Trẻ được học 2 ngôn ngữ cùng một lúc cũng có lợi. Đây là một cách tuyệt vời giúp xây dựng một mối quan hệ gần gũi giữa bé và cộng đồng hay văn hoá. Khi kỹ năng ngôn ngữ của trẻ phát triển, bố mẹ có thể kết hợp dạy tiếng mẹ đẻ và một ngoại ngữ khác như tiếng Anh chẳng hạn.

Bạn có biết
Cứ mỗi 3 tới 9 phút, các bậc bố mẹ lại phải đối phó với hành vi thách thức của trẻ.

Điều này có ý nghĩa đối với bạn?
Thử nghiệm là một phần trong giai đoạn phát triển của bé. Bé thường thử nghiệm bố mẹ bằng những hành động khác nhau để xem phản ứng của bố mẹ ra sao. Phản ứng của bạn ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy dỗ bé cũng như cách cư xử của bé.

ngôn ngữ của bé
Dạy cho bé những từ đơn giản và quen dần với các hoạt động ngay từ nhỏ

Đưa ra các quy tắc rõ ràng. Bé cần được nhắc nhở thường xuyên về những quy tắc nên hoặc không nên vì lúc này trí nhớ của bé vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

Thật cụ thể. Ví dụ như bố mẹ nên nói với bé là “Hãy đặt các khối lắp ráp vào thùng” thay vì nói “Hãy dọn dẹp đồ chơi của con đi”.

Nhất quán. Ví dụ, cứ mỗi khi bé ném một món đồ chơi ra xa, bố mẹ có thể phạt bé bằng cách lấy lại và không cho bé chơi món đồ chơi đó nữa. Sau đó, hãy đưa lại cho bé để xem bé còn ném đồ chơi đi nữa không.

Kiên nhẫn và bình tĩnh. Tất cả đứa trẻ đều cần có thời gian “thử” các quy tắc. Vì thế càng kiên nhẫn và bình tĩnh trong cách phản ứng, thì sẽ càng hiệu quả hơn trong việc dạy cho bé cách tự chủ bản thân mình.

MarryBABY

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Vượt qua khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3

Nỗi lo lắng chung
Cu Bin nhà chị Nga được 32 tháng tuổi, nhưng theo lời chị thì cu cậu rất lì và bướng, lại thêm cái tật ăn vạ. Chị kể: “Đi học thì thôi, về nhà là đòi hết thứ này đến thứ kia. Không cho thì gào lên ăn vạ. Nhiều khi đồ chơi để chán chê chẳng thèm ngó, đến lúc thằng anh lấy chơi thì đòi cho bằng được, không được thì khóc ăn vạ. Thậm chí đánh cả anh. Tối ở nhà nội chơi, bảo đi về thì không chịu về, bảo mặc quần áo về thì khóc rồi chạy trốn. Bực quá cho ở lại luôn với ông bà thì lúc bố mẹ về lại gào thét ăn vạ. Lúc bướng lên thì bảo làm cái gì cũng “Không”.

Chị Nga còn cho biết nhiều lần đã có ý định đưa con đi chuyên gia tâm lý vì chỉ sợ sau này con lớn mà cứ như thế sẽ đâm hư.

Không chỉ chị Nga mà rất nhiều bậc cha mẹ khác khi có con bước vào độ tuổi này đều cảm thấy con mình thật khó dạy. Lúng túng và lo lắng cho việc hình thành tính cách của con sau này. Tuy nhiên, đây chỉ là những biểu hiện thường gặp ở lứa tuổi này.

Biểu hiện thường gặp
Trong cuốn “Về nhân cách trẻ 3 tuổi”, nhà tâm lý học V. Keler đã mô tả những biểu hiện thường gặp ở trẻ trong lứa tuổi này:

  • Tiêu cực: Trẻ thường có biểu hiện không chịu phục tùng một số yêu cầu của người lớn.
  • Ngoan cố: Trẻ kiên quyết nghiêng về phía sự thoả mãn đòi hỏi của bản thân, sự quyết định của mình.
  • Ngang ngạnh: Gần như sự ngoan cố và tiêu cực, nhưng nó có đặc điểm đặc trưng của ngang ngạnh là có tính công khai và thiếu cá tính hơn. Đây là sự phản kháng lại trật tự trong gia đình.
  • Tự tiện: Là xu hướng giải thoát khỏi người lớn. Trẻ muốn tự mình làm điều gì đó. Phần nào ta thấy dấu hiệu này có cả ở đợt khủng hoảng một tuổi.
  • Vô lễ với người lớn: Trẻ có biểu hiện nói trống không hoặc nói hỗn với người lớn.
  • Chống đối – nổi loạn: Hiện tượng này xuất hiện trong các cuộc cãi vã thường xuyên với cha mẹ “tất cả hành vi của trẻ đều thể hiện sự chống đối, dường như trẻ luôn nằm trong trạng thái chiến tranh với người xung quanh, trong trạng thái ẩu đả với người lớn”.
  • Chuyên quyền: ở những gia đình có độc nhất một trẻ sẽ gặp phải xu hướng chuyên quyền. Trẻ tỏ ra chuyên quyền trong quan hệ với tất cả mọi thứ xung quanh.
Vượt qua khủng hoảng tâm lý trẻ 3 tuổi
Tâm lý trẻ giai đoạn này thường không ổn định

Giúp con vượt qua giai đoạn khủng hoảng
Các nhà tâm lý học khuyên rằng, khi thấy trẻ có những biểu hiện như thế, cha mẹ không nên quá lo lắng, vì đây là giai đoạn trẻ muốn tự thể hiện mình, muốn chứng tỏ mình và muốn thể hiện mình là người lớn. Chính vì thế, hãy giúp con vượt qua khủng hoảng tuổi lên ba bằng cách:

Nếu ý muốn của trẻ là thỏa đáng thi cha mẹ nên để cho trẻ được thực hiện ý muốn của mình. Nếu trẻ có những đòi hỏi quá đáng thì cần tỏ thái độ nghiêm khắc và tuyệt đối không chiều theo ý trẻ.

Nếu trẻ ăn vạ thì nên lờ đi chỗ khác hoặc đánh lạc hướng trẻ bằng cách thu hút trẻ tham gia các hoạt động khác.

Khi cần xử phạt thì không nên đáng, mắng vì như thế sẽ làm cho cả cha mẹ và trẻ đều cảm thấy bị ức chế và có thể lần sau trẻ sẽ lại có những hành vi chống đối như thế. Có thể xử phạt bằng cách là không cho trẻ đi chơi hoặc không kể chuyện cho bé nghe.

Cho trẻ vui chơi bằng các trò chơi đóng vai. Vì lúc này trẻ muốn được khẳng định mình, muốn trở thành người lớn nên có thể cho trẻ nhập vào những vai mà trẻ thích như: làm cô giáo, bác sĩ…

Xem trẻ như người lớn, hãy cho trẻ được giúp mẹ một số việc như: lấy rổ rá cho mẹ, giúp mẹ nhặt rau, lau bàn, lấy nước cho mẹ… trẻ sẽ rất thích thú khi thực hiện.

Đừng tiếc lời khen ngợi khi trẻ ngoan hoặc biết làm cái này cái kia giúp bố mẹ để lần sau trẻ sẽ tiếp tục cố gắng.

Nên cho trẻ mở rộng các hoạt động giao tiếp bên ngoài với bạn bè cùng lứa. Nên cho trẻ đến trường để trẻ có thêm bạn bè, học thêm các kỹ năng mới và khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ tốt hơn.

Thảo My