Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

6 cách nấu cháo sò huyết cho bé ăn dặm bổ dưỡng

Sò huyết là một trong những loại hải sản có nhiều chất dinh dưỡng được các chuyên gia khuyến khích bổ sung vào thực đơn hàng ngày; đặc biệt là để chế biến các loại cháo ăn dặm sò huyết cho bé ăn dặm.

1. Sò huyết có thành phần dinh dưỡng gì?

Với hàm lượng dưỡng chất cao như đạm, sắt, magie, kẽm, omega-3, vitamin B12, axit folic; sò huyết được đánh giá là thực phẩm cần thiết cho sự sản sinh hồng cầu và giúp trẻ phát triển toàn diện.

Ngoài ra, sò huyết là một trong những thực phẩm giàu retinol, đáp ứng đủ nhu cầu vitamin A cho bé. Vitamin A giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch; điều tiết các phản ứng miễn dịch trong cơ thể; tránh được các bệnh nhiễm khuẩn và giúp bé có đôi mắt sáng.

2. Bé mấy tháng tuổi ăn được sò huyết?

Tốt nhất, mẹ chỉ nên cho con ăn sò khi bé đã hơn 1 tuổi. Theo các chuyên gia, không nên cho trẻ ăn sò sớm quá vì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện. Thậm chí, trẻ ăn sò nấu chưa kỹ còn dễ có nguy cơ bị ngộ độc.

Bên cạnh đó, mẹ còn phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi chế biến sò cho con. Bởi sò sống trong bùn và nước nên mang nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng.

Mẹ cũng cần nhớ nên chọn mua sò có nguồn gốc rõ ràng, tươi sống và nấu chín kỹ để con ăn tránh bị ngộ độc, nhiễm trùng tiêu hóa, dị ứng…

3. Cách chọn và sơ chế sò huyết không bị sạn

Để nấu được món cháo sò huyết cho bé không thể không kể tới khâu lựa chọn thực phẩm. Đối với các loại hải sản nói chung và sò huyết nói riêng; mẹ nên chọn những con sò đảm bảo tiêu chí sau:

  • Vẫn còn tươi, sống để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, dị ứng.
  • Sò còn mở miệng hoặc ruột nhổ ra bên ngoài; khi mẹ chạm vào sò ngậm kín miệng.
  • Có kích thước trung bình, không nên chọn những con có kích thước quá lớn. Bởi khi chế biến, những con có kích thước lớn sẽ rất dễ bị dai và độ ngọt cũng bị giảm đi.

Để làm sạch sò huyết, mẹ nên ngâm với nước muối ớt pha loãng. Sau chừng 1 giờ sò sẽ nhả chất bẩn. Mẹ loại bỏ những con có mùi hôi vì là sò đã chết. Nếu mẹ dùng nước luộc sò; mẹ nhớ sử dụng bàn chải để cọ sạch lớp vỏ bên ngoài của sò trước khi luộc.

Cách chọn và sơ chế sò huyết
Cách chọn và sơ chế sò huyết

4. Nên nấu cháo sò huyết cho bé với rau gì?

Khi nấu cháo, mẹ có thể kết hợp sò huyết với các loại rau cải như: bó xôi, cải ngọt, cải xanh hoặc rau thơm như hành lá, rau mùi. Bên cạnh đó, với cách nấu cháo sò huyết cho bé cùng khoai môn cũng là món hấp dẫn trẻ nhỏ lẫn người lớn.

Dưới đây là một số cách cháo sò huyết cho bé dễ nấu để mẹ có thể thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé.

5. Cách nấu cháo sò huyết cho bé đổi vị ngon và bổ dưỡng

Mẹ hãy chế biến sò huyết nấu cháo cho bé theo những gợi ý dưới đây để làm đa dạng thực đơn của con.

5.1 Cách nấu cháo sò huyết cho bé cơ bản

Nguyên liệu:

  • 20g gạo tẻ.
  • 50g thịt sò huyết (tương đương 300g sò).
  • Dầu mè; hành lá, hành khô, gừng thái sợi.
  • Gia vị: nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu.

Cách nấu cháo sò huyết cơ bản cho bé:

  • Bước 1: Sò huyết ngâm nước cho nhả bùn đất rồi rửa sạch vỏ ngoài. Cho sò huyết vào nồi luộc nhanh cho mở miệng.
  • Bước 2: Sau đó tách vỏ, lấy thịt bên trong. Phần thịt sò huyết đem ướp với xíu nước mắm, hành tím.
  • Bước 3: Cho gạo vào nấu cháo với một nhúm gừng thái sợi. Khi cháo chín tới thì cho phần sò huyết đã ướp vào.
  • Bước 4: Khuấy đều cho sò chín tới thì nêm nếm lại và tắt bếp. Múc cháo ra bát, cho thêm xíu dầu mè nếu thích. Cho bé ăn khi cháo còn nóng.
Cách nấu cháo sò huyết cho bé cơ bản
Cách nấu cháo sò huyết cho bé cơ bản

5.2 Cách nấu cháo sò huyết cho bé với khoai môn

Nguyên liệu:

  • 20g gạo tẻ.
  • 150g khoai môn.
  • 50g thịt sò huyết (tương đương 300g sò).
  • Hành lá, hành khô. Gia vị: nước mắm, hạt nêm.

Cách nấu cháo sò huyết khoai môn cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Sò huyết ngâm cho nhả bùn đất rồi rửa sạch vỏ ngoài. Cho sò huyết vào nồi luộc nhanh cho mở miệng. Sau đó tách vỏ, lấy thịt bên trong. Phần thịt sò huyết đem ướp với xíu nước mắm, hành tím.
  • Bước 2: Khoai môn gọt sạch vỏ, rửa nước rồi ngâm với nước muối khoảng 15 phút để khoai không bị đen. Thái khoanh hoặc hạt lựu tùy thích.
  • Bước 3: Cho gạo và khoai môn vào nước luộc sò, thêm lượng nước đủ để nấu cháo. Khi cháo chín tới thì cho phần sò huyết đã ướp vào, khuấy đều cho sò chín tới thì nêm nếm lại và tắt bếp.
  • Bước 4: Múc cháo ra bát rồi cho thêm chút hành lá vào. Cho bé ăn khi còn nóng.
Cách nấu cháo sò huyết cho bé với khoai môn
Cách nấu cháo sò huyết cho bé với khoai môn

5.3 Cách nấu cháo sò huyết nấm rơm cho bé

Nguyên liệu:

  • 20g gạo tẻ.
  • 50g thịt sò huyết (tương đương 300g sò).
  • 100g nấm rơm.
  • Hành lá, hành khô.
  • Gia vị: Dầu ăn, dầu mè nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu.

Cách nấu cháo sò huyết nấm rơm cho bé:

  • Bước 1: Gạo vo sạch, nấu chung với nước thành cháo.
  • Bước 2: Sò huyết chần qua nước sôi, tách vỏ lấy thịt. Nấm rơm cắt bỏ chân, ngâm với xíu nước muối rồi rửa sạch. Sau khi làm sạch, cắt nhỏ sò huyết, nấm rơm, ướp với xíu hạt nêm, dầu ăn.
  • Bước 3: Cháo chín, mẹ cho sò huyết và nấm rơm vào, nêm nếm lại rồi tắt bếp. Tiếp đó mẹ có thể cho thêm phần hành ngò cắt nhỏ vào cháo, thêm xíu dầu mè cho dậy mùi.
  • Bước 4: Múc cháo ra bát, cho bé ăn khi cháo còn ấm.
Cách nấu cháo sò huyết nấm rơm cho bé
Cách nấu cháo sò huyết nấm rơm cho bé

5.4 Cách nấu cháo sò huyết thập cẩm cho bé

Nguyên liệu:

  • 20g gạo tẻ.
  • 20g gạo nếp.
  • 100g thịt sò huyết.
  • 150g thịt bò.
  • 5 con tôm sú.
  • 100g nấm rơm.
  • Hành lá, hành khô.
  • Gia vị: Dầu ăn, nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu.

Cách nấu cháo sò huyết thập cẩm cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Sò huyết ngâm cho nhả bùn đất rồi rửa sạch vỏ ngoài. Tôm rửa sạch, bóc vỏ, rút chỉ đen ở lưng. Thịt bò băm nhỏ. Đem thịt bò và tôm ướp với xíu dầu ăn, bột nêm, hành tím. Nấm rơm cắt bỏ chân, ngâm với xíu nước muối rồi rửa sạch.
  • Bước 2: Cho sò huyết cho vào nồi luộc nhanh cho mở miệng. Sau đó, tách vỏ, lấy thịt bên trong.
  • Bước 3: Cho xíu dầu ăn vào chảo, phi thơm hành tím rồi lần lượt cho tôm, sò huyết, nấm rơm vào xào nhanh. Tránh xào lâu vì sẽ khiến sò huyết bị teo và mất ngon.
  • Bước 4: Cho gạo vào nước luộc sò, thêm lượng nước đủ để nấu cháo. Khi cháo chín tới thì cho hỗn hợp sò huyết, tôm, nấm và thịt bò đã ướp sẵn vào. Nêm nếm lại và tắt bếp. Không nấu thịt bò trong cháo quá lâu vì như thế sẽ khiến thịt bò bị dai, cứng.
  • Bước 5: Múc cháo ra bát rồi cho thêm chút hành lá và rau thơm vào. Nếu bé nhỏ có thể xay nhuyễn cho bé dễ ăn. Cho bé ăn khi cháo còn ấm.
Cách nấu cháo sò huyết thập cẩm cho bé
Cách nấu cháo sò huyết thập cẩm cho bé

5.5 Cháo sò huyết và rau củ

Nguyên liệu:

  • 60g thịt sò huyết.
  • 15g gạo.
  • 30g nấm rơm.
  • 50g rau củ tùy thích.
  • Hành tím và hành lá Gia vị ăn dặm cho bé

Cách nấu cháo sò huyết và rau củ cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Rửa sạch và băm nhỏ thịt sò, ướp khoảng 30′ cùng với nước mắm và hành tím băm nhuyễn. Sau đó đem xào xơ, để tăng độ thơm và vị ngọt cháo sò huyết cho bé, tránh xào quá lâu làm teo thịt.
  • Bước 2: Rau củ và nấm rơm ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn (đối với các loại củ cần gọt vỏ trước khi ngâm), sau đó rửa lại với nước 2 lần. Đem luộc chín và băm nhỏ sau khi nguội.
  • Bước 3: Gạo nấu trong 1 lít nước với lửa riu riu, đến khi chín nhừ thì cho sò huyết, rau củ và nấm rơm vào nấu tiếp 5 phút nữa. Sau đó, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng là có thể tắt bếp.

[key-takeaways title=”Tham khảo một số công thức nấu cháo cho bé:”]

[/key-takeaways]

5.6 Cháo sò huyết với tôm, thịt bò

Nguyên liệu:

Cách nấu cháo sò huyết với tôm và thịt bò cho bé:

  • Bước 1: Sò huyết ngâm nước cho nhả sạch bùn đất, sau đó chà sạch vỏ ngoài. Rồi đem luộc sò đến khi há miệng thì vớt ra lấy phần thịt sò để riêng. Giữ lại nước luộc để nấu cháo.
  • Bước 2: Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn rồi cho vào tô ướp với gừng, tỏi băm và một ít hạt nêm khoảng 10′.
  • Bước 3: Tôm rửa sạch, luộc chín rồi lột vỏ. Lấy phần thịt tôm ướp với một ít hạt nêm và tỏi băm khoảng 15′ để tôm thấm đẫm gia vị. Sau đó, xào trên chảo với một ít dầu cho thịt tôm săn lại thì tắt bếp.
  • Bước 4: Phi thơm tỏi. Sau đó cho gạo vào đảo khoảng 5 phút thì tắt bếp.
  • Bước 5: Cho gạo và nước luộc sò với muối, dầu ăn và gừng băm nhuyễn. Thêm lượng nước vừa đủ và nấu cháo đến khi hạt gạo nở to và chín mềm.
  • Bước 6: Khi cháo đã chín, cho tiếp sò huyết, thịt bò và tôm đã chế biến vào nồi nấu thêm 5′. Sau đó nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng là có thể tắt bếp.

Nấu với tôm và thịt bò

6. Một số lưu ý khi cho trẻ ăn cháo sò huyết

Mặc dù có nhiều công dụng chữa bệnh, tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng ăn được sò huyết. Mẹ đang mang thai, sau khi sinh hoặc trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa còn non yếu thì không nên ăn sò huyết. Để đảm bảo, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn sò huyết khi đã được 1 tuổi.

Nên lựa sò huyết còn sống, tươi để tránh nhiễm khuẩn cho bé. Chế biến cháo sò huyết cho trẻ nên nấu chín kỹ để loại bỏ được các loại vi khuẩn. Không được cho bé ăn sò sống, tái.

Trẻ nhỏ chưa nhai được, mẹ nên xay cháo sò huyết nhỏ cho trẻ dễ ăn, không nên cho trẻ quá nhỏ ăn cả con sò huyết vì dễ dẫn đến mắc cổ, dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hy vọng các cách nấu cháo sò huyết cho bé mà MarryBaby hướng dẫn sẽ giúp ích được cho mẹ. Chúc bé hay ăn chóng lớn nhé mẹ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Cách nấu cháo cóc trị còi xương cho bé: Mẹ cần cẩn thận kẻo ngộ độc

thịt cóc
Cách nấu cháo cóc cho bé

Còi xương, chậm lớn, hay suy dinh dưỡng là nỗi lo của nhiều bà mẹ. Tuy nhiên, mẹ có thể cải thiện tình trạng này của bé với món cháo cóc ngon, bổ dưỡng.

Mặc dù thịt cóc chế biến hơi phức tạp hơn so với các loại thực phẩm khác nhưng lại có giá trị dinh dưỡng rất cao.

Giá trị dinh dưỡng của thịt cóc và lưu ý khi chế biến

 

Thịt cóc có lượng đạm cao hơn thịt bò, thịt lợn. Thịt cóc cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho người già, người ốm dậy và đặc biệt là hỗ trợ điều trị trẻ em suy dinh dưỡng, chán ăn, chậm lớn, còi xương, cam tích, lở ngứa…

Tuy nhiên, độc tố ở một số bộ phận cơ thể chúng như nhựa cóc, gan và trứng cóc có thể gây ngộ độc cấp tính, tỷ lệ tử vong rất cao nên để đảm bảo, mẹ chỉ nên ăn phần đùi cóc. Phần bộ phận này nhiều thịt, không tiếp xúc với nội tạng cóc nên khó có khả năng bị nhiễm độc tố.

Mua cóc nên chọn những con cóc lớn, có màu đen (cóc trong vườn), hay màu vàng (cóc ở ruộng), da lưng sần sùi, có nhiều mụn, chân mập… Khi làm, mẹ chặt lấy hai cái đùi và lột bỏ da. Nhớ chỉ lấy đùi thôi mẹ nhé. Đem phần thịt này rửa nhiều lần với nước lạnh cho thật sạch, để ráo.

Sau đây là một số món cháo cóc phổ biến, dễ nấu để mẹ bổ sung vào thực đơn cho trẻ.

Các cách nấu cháo cóc cho bé

1. Cách nấu cháo cóc cơ bản cho bé

Cách nấu cháo cóc cho bé
Cách nấu cháo cóc cơ bản cho bé

Nguyên liệu

  • 20g thịt đùi cóc
  • 50g gạo tẻ
  • 20g gạo nếp
  • Gia vị, hành ngò

Cách nấu cháo cóc cơ bản

  • Phần đùi cóc đã sơ chế bằm nhỏ rồi ướp với hành, tiêu, nước mắm.
  • Rang gạo tẻ và nếp trên chảo nóng với lửa nhỏ, không để gạo bị biến màu. Rồi mang gạo, nếp đi nấu cháo. Tới khi cháo chín thì cho thêm phần thịt cóc bằm đã ướp gia vị vào cháo. Nêm nếm lại gia vị, đợi sôi lại thì tắt bếp.
  • Cho cháo ra bát, thêm xíu hành ngò rồi cho bé ăn khi cháo còn ấm.

2. Cách nấu cháo cóc đậu xanh cho bé

cách nấu cháo cóc đậu xanh cho bé
Cách nấu cháo cóc đậu xanh cho bé

Nguyên liệu

  • 20g thịt đùi cóc
  • 50g gạo tẻ
  • 20g đậu xanh cà vỏ
  • Gia vị, hành ngò

Cách nấu cháo cóc đậu xanh cho bé

  • Thịt đùi cóc sau khi sơ chế sạch thì đem bằm nhuyễn. Ướp nước mắm, hành tím, tiêu. Bắc chảo lên bếp, phi mỡ, tỏi, hành tím cho thơm, cho thịt cóc vào xào chín.
    Gạo, đậu xanh cho vào nồi nước nấu cháo. Lửa sôi thì hạ liu riu, nấu cho đến khi gạo và đậu nhừ.
  • Tiếp đến, cho phần thịt cóc đã xào chín vào. Chờ nồi cháo sôi lại, nêm thêm gia vị cho vừa khẩu vị của bé rồi tắt bếp.
  • Cháo cóc ăn nóng mới ngon. Múc cháo ra bát (chén), rắc thêm ít tiêu xay, hành ngò băm nhuyễn là đã có một món ăn ngon bổ cho bé.

3. Cách nấu cháo cóc bí đỏ, phô mai cho bé

cách nấu cháo cóc cho bé
Cách nấu cháo cóc bí đỏ, phô mai cho bé

Nguyên liệu

  • 20g thịt đùi cóc
  • 50g gạo tẻ
  • 100g bí đỏ
  • Một miếng phô mai Con bò cười
  • Gia vị, hành ngò

Cách nấu cháo cóc bí đỏ, phô mai

  • Thịt đùi cóc sau khi sơ chế sạch thì đem bằm nhuyễn (cả xương), ướp nước mắm, hành tím, tiêu. Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn; cho tỏi, hành tím vào phi cho thơm. Sau đó cho thịt cóc vào xào chín.
  • Cho gạo, bí đỏ cho vào nồi nước nấu cháo. Lửa sôi thì hạ liu riu, nấu cho đến khi gạo và bí chín mềm. Đánh cho phần bí đỏ tơi nhuyễn ra với cháo. Tiếp đến cho phần thịt cóc vào nấu chín. Nêm nếm gia vị vừa ăn thì tắt bếp.
  • Múc lượng cháo vừa đủ cho con ăn 1 bữa ra bát, cho phô mai vào khi cháo còn nóng, đảo đều. Cho con ăn khi cháo còn nóng ấm.

Lưu ý khi nấu cháo cóc cho bé

cách nấu cháo cóc cho bé
Cách nấu cháo cóc cho bé
  • Ở gan, trứng, da, mủ (dịch tiết màu trắng đục từ các tuyến dưới da và mang tai, còn gọi là nọc cóc), mắt và hạch thần kinh (dọc hai sống lưng) của con cóc chứa rất nhiều bufotoxin – một chất cực độc, có thể gây chết người trong thời gian rất ngắn nên cần thận trọng khi chế biến thịt cóc.
  • Bạn cần chú ý độc tố trong thịt cóc không bị nhiệt phân hủy. Cho nên, một khi độc tố của cóc, trong quá trình chế biến không an toàn, bị dính sang thịt cóc, độc tố sẽ không mất đi cho dù thịt cóc đã được nấu sôi hầm rục. Vậy nên, tốt nhất chỉ nên ăn phần thịt đùi cóc.
[inline_article id=253756]
  • Cần mua thịt cóc tươi do người có kinh nghiệm chế biến. Không nên mua thịt cóc hoặc bột cóc được chế biến từ những người bán cóc dạo, từ những cơ sở chưa có chứng nhận của Bộ Y tế, của cấp cơ quan có thẩm quyền…
  • Hiếm khi xảy ra trường hợp ngộ độc do đụng chạm, sờ mó phải cóc. Nhưng khi chất nhầy bài tiết của chúng dính vào một số vùng nhạy cảm như mắt, miệng… có thể gây ra hiện tượng rát bỏng, sưng phồng. Nguy hiểm nhất là khi độc chất này được hấp thụ qua đường tiêu hóa (ăn phải) thì mới gây ra các triệu chứng ngộ độc mang tính hệ thống.
  • Triệu chứng ngộ độc thường xảy ra sau khi ăn khoảng 1 giờ hoặc có thể sớm hơn (15–30 phút) nếu nạn nhân là trẻ nhỏ, suy dinh dưỡng hoặc là người lớn có uống rượu, bia. Triệu chứng bắt đầu bằng cảm giác chóng mặt, quay cuồng, đau như bị châm chích ở đầu ngón tay, ngón chân; kế đến là ói mửa dữ dội kéo dài, tiêu chảy, đau bụng, giảm huyết áp. Tiếp sau đó, các triệu chứng giống như bệnh suy tim có thể xuất hiện như loạn nhịp tim… và cuối cùng tử vong có thể xảy ra trong vòng vài giờ.

Xử trí đầu tiên của cha mẹ nếu trẻ bị ngộ độc thịt cóc:

  • Khi chất nhầy bài tiết của cóc lỡ dính vào tay, mắt, miệng…, mẹ nên nhanh chóng rửa vùng tiếp xúc ngay lập tức nhiều lần bằng nước sạch.
  • Trong trường hợp ngộ độc qua đường tiêu hóa (ăn phải), nên kích thích cho trẻ ói mửa ra thực phẩm. Tiếp đó phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

TRÍ NGUYỄN

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo

Review nồi nấu cháo chậm Bear 1.6L: giá cả, chức năng, có tốt không?

Nối nấu cháo chậm Bear 1,6l mang 8 chế độ nấu, thố đi kèm nồi lớn 1.6L phù hợp cho đông đảo các nhu cầu của những gia đình, đặc biệt phù hợp để khiến cho những món ăn dặm vừa an toàn lại vừa đủ chất cho bé. Sản phẩm được bảo hành 6 tháng tại Kubinstore.
Đặc biệt hơn nồi vừa với thể nấu cháo vừa hấp củ quả, khoai trứng, những loại bánh…rất tiện dụng cho cho gia đình, đặc trưng là mẹ bầu và bé cần tẩm bổ, bé ăn dặm mẹ nhàn tênh ạ!
Các mẹ chỉ việc cho đồ cần nấu vào nồi rồi ấn nút là bé đã có một bữa cháo ngon lành hầu hết chất dinh dưỡng. không lo cháy, ko lo trào, chẳng phải trông nồi. Nấu quá nhàn mà vẫn toàn bộ chất dinh dưỡng cho bé
Sở hữu chế độ giữ sẽ giúp những mẹ chẳng phải dậy sớm để chuẩn bị những món cho con, Nồi có thể nấu trong khoảng tối hôm trước để sáng hôm sau bé dậy với cháo ăn luôn, hết thời kì nấu nồi tự chuyển sang chế độ giữ nhiệt, giữ ấm để sở hữu thể ăn luôn mà không cần hâm nóng lại!
nồi bear 1.6l, Nồi mấy cháo chậm Bear 1.6l, Nồi nấu cháo chậm hầm cách thủy Bear 1.6l, cách sử dụng nồi bear 1.6l, hướng dẫn sử dụng nồi bear 1.6l
Bộ sản phẩm bao gồm:
– 01 thân nồi nấu đa năng (8 chế độ nấu)
– 01 nồi gốm 1.6L + nắp nồi
– 01 tay cầm chống hot
– 01 bộ lồng hấp + nắp.
Có bộ sản phẩm 3 nồi sẽ với thêm hai nồi 0.5L.
Tham số kĩ thuật:
Điện áp: 220V 50Hz
Công suất: 270W
Dung tích nồi: một.6L
Lồng hấp chất liệu PP cao cấp.
Khối lượng: 3.5Kg
Kích thước (bao gồm cả lồng hấp) 273x210x312.
Bào hành và tương trợ kĩ thuật:
Sản phẩm được bảo hành thân nồi 3 tháng giả dụ với lỗi do dịch vụ.
*Lưu ý: không bảo hành sản phẩm ví như mang dấu hiệu rơi, nứt vỏ hay nước vào bên trong nồi
Cách đặt mua nồi nấu cháo chậm Bear 1.6L chính hãng
Mẹ Khỏe Con Thông Minh cam kết cung cấp nồi nấu cháo chậm, hâm cách thủy Bear 1.6l chính hãng , giao hàng toàn quốc, thu tiền tận nơi.
Để mua sản phẩm bạn có thể đặt hàng online bằng cách click vào nút “Mua Ngay” và điền đầy đủ thông tin để mua hàng.
Hoặc bạn có thể gọi số điện thoại 0942.666.800 để được hỗ trợ thêm về sản phẩm trước khi mua hàng.
Ngoài ra, bạn có thể qua trực tiếp địa chỉ để xem sản phẩm: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Cách làm ruốc tôm cho bé giúp mẹ trở thành đầu bếp tuyệt vời ông mặt trời

Cách làm ruốc tôm cho bé sẽ giúp mẹ trở thành đầu bếp lý tưởng trong mắt của con yêu. Bạn còn dễ dàng đem đến cho bé sự mới lạ khi chỉ với một món ruốc tôm mà có thể kết hợp cùng với cháo, cơm hoặc bánh bèo, bánh ướt… hay mang đi xa trong những chuyến du lịch để giúp bé ăn ngon miệng và đầy đủ dưỡng chất.  

Cách làm ruốc tôm cho bé

Đặc biệt, với các mẹ bận rộn, ít có thời gian nấu nướng thì món ruốc được xem là sự lựa chọn hàng đầu vì đảm bảo sự tiện lợi, bảo quản được lâu mà vẫn giữ được nhiều giá trị dinh dưỡng. Marry Baby sẽ “bật mí” cho mẹ 3 cách làm ruốc tôm cho bé 1 tuổi ăn ngon miệng chỉ với công thức đơn giản mà không tốn quá nhiều thời gian chế biến.

Giá trị dinh dưỡng của tôm

Tôm là thực phẩm có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé. Khi bé được khoảng 9, 10 tháng tuổi thì mẹ nên bổ sung tôm vào thực đơn ăn dặm để cung cấp thêm:

  • Protein: Trong tôm có chứa một lượng protein dồi dào hơn cả trong thịt gà. Ngoài ra, tôm còn có lượng axit amin thiết yếu đáng kể giúp bé hấp thụ thức ăn tốt hơn và tăng cường sức khỏe toàn diện.
  • Vitamin B12: Vốn là loại vitamin đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển trí não và hệ tiêu hóa.
  • Sắt: Ăn tôm giúp trẻ bổ sung lượng sắt đáng kể để ngăn chặn tình trạng thiếu máu, mệt mỏi và khó thở.
  • Vitamin A và D: Là những chất quan trọng hỗ trợ hệ xương của bé phát triển tốt.
  • DHA và canxi: Tăng cường sự phát triển trí tuệ và thị lực cho bé.

Với những lợi ích tuyệt vời trên đây, mẹ hãy tích cực cho bé ăn tôm nhé! Với bé không chịu ăn tôm nguyên con thì ruốc tôm sẽ là món ăn hữu dụng, nhất là vào những lúc mẹ bận rộn.

Cách làm ruốc tôm cho bé ăn ngon miệng

Cách 1: Làm ruốc từ tôm tươi

Nguyên liệu

  • Tôm tươi (tôm sắt, tôm sú, tôm he): 500g
  • Sả: 1 cây
  • Dầu gấc: 2 thìa
  • Nước mắm: 2 thìa

Cách làm ruốc tôm cho bé

Chế biến

  • Bạn cắt râu và đuôi tôm, sau đó rửa sạch tôm để ráo nước.
  • Sả rửa sạch rồi đem đập giập, cắt nhỏ.
  • Bạn đem tôm hấp chung với sả vì sả có tác dụng khử mùi tanh của tôm. Cho sả lên trên rồi hấp trong lửa nhỏ, tránh nước sôi trào làm tôm mất ngon. Bạn chỉ nên hấp vừa chín tới để tôm không bị mất vị ngọt, khi nước sôi thì mở nắp nồi cho tôm không bị khai.
  • Tôm sau khi hấp chín, bạn cho ra đĩa, bóc đầu và vỏ tôm, bỏ luôn phần chỉ đen ở lưng tôm, chỉ giữ lại thịt tôm để làm ruốc.
  • Bạn cho tôm vào cối giã nát từng chút một cho đến hết, không nên giã nhiều cùng lúc. Có thể cho tôm vào máy xay sinh tố để xay nát nhưng vẫn khuyến khích bạn nên giã tôm để tạo thành sợi ruốc dài, ăn sẽ ngon miệng hơn.
  • Cho tôm đã giã vào trong chảo, thêm 2 thìa dầu gấc rồi đảo đều trên lửa nhỏ hoặc vừa để tôm không bị vón cục. Sau đó, bạn thêm hai thìa nước mắm vào ruốc cho vị đậm đà. Rang ruốc tôm cho đến khi có mùi thơm, ruốc ngả sang màu vàng đỏ đẹp mắt, thường là khoảng 10 – 15 phút là được.

Cách 2: Cách làm ruốc tôm cho bé từ tôm khô

Cách làm ruốc tôm cho bé

Nguyên liệu

  • Tôm khô: 100g
  • Dầu gấc: 2 thìa
  • Nước mắm: 2 thìa
  • Đường: 1 thìa

Chú ý: Bạn có thể điều chỉnh lượng nước mắm và đường dựa vào độ mặn – nhạt của tôm khô nhé.

Chế biến

  • Bạn đem tôm khô ngâm với nước ấm cho mềm để giảm bớt vị mặn, sau đó vớt tôm ra để ráo nước.
  • Khuấy đều hỗn hợp nước mắm và đường cho tan.
  • Bạn chia tôm từng phần nhỏ rồi cho vào cối giã nhỏ, có thể dùng tay bóp nhuyễn để thịt tôm có dạng sợi và độ bông cần thiết.
  • Bạn cho 2 thìa dầu gấc vào chảo bắc lên bếp rồi cho tôm vào rang. Đến khi ruốc tôm đã ráo thì đổ hỗn hợp nước mắm và đường vào, tiếp tục đảo đều tay cho đến khi ruốc tơi ra và ngả màu đỏ vàng là được.

Cách 3: Cách làm ruốc tôm cho bé từ tôm với thịt lợn

Nguyên liệu

  • Thịt thăn lợn: 300g
  • Tôm tươi: 500g
  • Hạt nêm, đường, nước mắm, dầu gấc

Chế biến

  • Thịt lợn chần qua nước sôi, thái miếng dài, mỏng rồi đem ướp với một ít hạt nêm, đường, nước mắm và 1/2 bát nước.
  • Cho thịt đã ướp vào nồi đun tới khi cạn nước rồi bỏ thịt ra giã nhỏ.
  • Tôm sơ chế và giã nát giống cách 1. Sau đó cho tôm và thịt vào chảo đảo đều trong vòng 15 phút. Khi hỗn hợp đạt độ khô nhất định nhưng vẫn còn độ dai ngon thì hãy tắt bếp và bỏ ra đĩa.

Cách bảo quản món ruốc tôm

  • Mẹ chuẩn bị sẵn một lọ có nắp đậy sạch sẽ, khô ráo để đựng ruốc.
  • Ruốc rang xong rồi thì nên để nguội hẳn rồi cho vào lọ đậy nắp kín, để nơi khô ráo hoặc trong ngăn mát tủ lạnh để giữ được lâu hơn.
  • Mỗi lần ăn, bạn dùng đũa sạch lấy ruốc ra rồi đậy nắp lại ngay, tránh để ruốc tiếp xúc nhiều với không khí bên ngoài nhanh bị hỏng.
  • Ruốc tôm dùng cho bé ăn thì chỉ nên ăn trong 1 – 2 tuần thôi mẹ nhé.

[inline_article id=248513]

Mẹo làm ruốc tôm ngon

  • Khi mua tôm tươi, mẹ lưu ý là chọn tôm còn sống, không nên mua tôm có mùi hôi, đầu đã tách rời khỏi thân vì đó là tôm đã hỏng, bé ăn vào dễ bị ngộ độc.
  • Khi rang ruốc tôm trên chảo, mẹ không nên rang quá lâu vì ruốc sẽ bị khô, ăn không ngon. Còn nếu rang nhanh, ruốc chưa khô ráo hết thì sẽ không bảo quản được lâu. Trong lúc rang, mẹ hãy dùng thìa lớn chà mạnh lên thịt tôm để khi chín ruốc sẽ có hình sợi và độ bông hấp dẫn.
  • Ruốc tôm đạt yêu cầu là sợi ruốc có độ bông mịn và màu đỏ đẹp mắt. Khi ăn ruốc vẫn có độ dai và vị ngọt tự nhiên, không bị khô cứng hay có mùi cháy khét.
  • Khi cho bé ăn cháo với ruốc tôm, mẹ có thể cho bé ăn chung với cà rốt, rau dền, mồng tơi, bầu, bí để làm tăng thêm hương vị đậm đà của món tôm.

Cách làm món ruốc tôm cho bé thưởng thức thật đơn giản đúng không nào? Chắc chắn bé sẽ thích mê vị thơm ngọt và màu sắc hấp dẫn của món ruốc tôm nên bạn nhớ cho bé ăn để đổi vị nhưng cũng không nên ăn quá nhiều đâu nhé. Chúc bạn sẽ thành công!

Hoa Hồng

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Cách làm xúc xích cho bé ăn ngon hơn nhà hàng

Xúc xích luôn là món ăn vặt khoái khẩu của các bé vì mùi vị dễ ăn, hấp dẫn. Xúc xích có thể được làm từ thịt heo, thịt bò, thịt gà… nhưng thịt heo vẫn được ưa chuộng nhất. MarryBaby sẽ chia sẻ cho mẹ cách làm xúc xích cho bé từ thịt heo chỉ với công thức cực đơn giản mà vẫn thơm ngon; đảm bảo bé sẽ mê tít cho mà xem!

Hướng dẫn mẹ cách làm xúc xích cho bé

1. Chuẩn bị nguyên liệu làm xúc xích

  • 500g thịt mông, bao gồm cả thịt nạc và mỡ.
  • 200g lòng non.
  • 15ml rượu trắng.
  • 50ml giấm.
  • Gia vị: Đường, muối, nước mắm, bột ngọt, hạt nêm, nghệ, hành, tỏi.
  • Dụng cụ: Nồi hấp, âu đựng thịt, dây buộc, phễu hoặc túi bắt kem (dùng để bơm thịt).

>> Mẹ lưu ý Cách thêm gia vị cho trẻ ăn dặm an toàn theo từng độ tuổi

2. Cách làm vỏ xúc xích cho bé

cách làm xúc xích cho bé
Cách làm xúc xích cho bé: Bắt đầu với vỏ xúc xích từ lòng non chất lượng mẹ nhé!
  • Mẹ đem lòng xả dưới vòi nước để lộn ngược lòng cho dễ. Sau đó, mẹ dùng giấm và rượu trắng bóp kỹ để khử hết mùi hôi của lòng; cắt bỏ luôn lớp mỡ dính ở bên ngoài.
  • Mẹ dùng thìa cạo sạch hết lớp phấn bên trong để lòng mềm và mỏng. Bước này rất quan trọng; vì nó ảnh hưởng đến vị ngon và cả thời hạn sử dụng của xúc xích nên mẹ phải làm kỹ và cẩn thận.
  • Mẹ cứ rửa sạch cho đến khi lòng non chỉ còn lại một lớp mỏng thì vuốt cho lòng hết sạch nước; lộn lại như lúc đầu rồi buộc chặt lòng ở hai đầu.
  • Một bước quan trọng nữa trong khâu làm vỏ xúc xích là mẹ cần đem vỏ ra phơi nắng một lát để vỏ dai hơn; khi ăn sẽ có vị sần sật như xúc xích mua ngoài tiệm. Đây chính là bí quyết để làm xúc xích ngon bé ăn hoài không chán, mẹ cần lưu ý nhé!

3. Cách làm nhân xúc xích cho bé

cách tự làm xúc xích cho bé
Cách làm xúc xích cho bé: Xay nhuyễn thịt heo tươi để làm nhân xúc xích
  • Nhân xúc xích chính là thịt lợn đem xay thật nhuyễn. Đầu tiên, mẹ rửa sạch thịt, thái nhỏ rồi cho vào máy xay cho thịt đạt đến độ mịn tối đa thì dừng lại.
  • Mẹ cho thịt đã xay vào âu nhỏ cùng với các gia vị: nước mắm, hạt nêm, bột ngọt, hành, tỏi, nghệ. Tùy theo độ mặn nhạt của món xúc xích cho bé ăn mà mẹ nêm gia vị sao cho vừa. Nghệ sẽ tạo màu cùng độ thơm hấp dẫn cho món xúc xích khác biệt với xúc xích mua ngoài tiệm.
  • Sau khi trộn đều các nguyên liệu; mẹ dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng âu rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để trong khoảng 30 phút để thịt thấm gia vị.

4. Nhồi thịt vào lòng non

hấp xúc xích
Cách làm xúc xích cho bé: Sau một thời gian chuẩn bị, mẹ chỉ cần nhồi và hấp là đã có xúc xích cho bé ăn rồi!
  • Sau khi lấy thịt ra khỏi tủ lạnh; mẹ cho thịt vào túi bắt kem (hoặc dùng phễu) để nhồi thịt vào lòng non.
  • Lòng non đem cắt một đầu; từ từ nhồi thịt vào rồi vuốt nhẹ xuống tận đáy. Mẹ nhồi được bao nhiêu thịt thì vuốt bấy nhiêu; chú ý không nên nhồi quá chặt vì khi hấp, thịt có thể nở ra làm bục lòng.
  • Nhồi được một đoạn thì mẹ lấy dây buộc lòng lại. Mẹ có thể chia lòng thành từng đoạn dài 7cm nếu làm xúc xích dài và 3cm nếu làm xúc xích ngắn nhé!

5. Hấp xúc xích

  • Trước khi hấp, mẹ hãy dùng tăm nhọn chọc thủng vài lỗ trên xúc xích để khi chín, xúc xích sẽ không bị vỡ vì căng hơi.
  • Đổ nước lạnh vào nồi hấp, không nên hấp bằng nước nóng dễ làm rách vỏ xúc xích. Mẹ xếp xúc xích lên trên, hấp cách thủy trong khoảng 20 – 30 phút là được.
  • Xúc xích sau khi mang ra khỏi nồi hấp nên ngâm ngay vào nước lạnh để món ăn được bóng giòn hơn.
  • Khi xúc xích nguội rồi, mẹ cắt dây buộc là bé có thể ăn được rồi nhưng nếu đem chiên hoặc nướng thì món xúc xích sẽ có vị ngon hơn rất nhiều.

Mẹ biết không? Món xúc xích khi hoàn thiện trông sẽ căng nở, chắc nịch, vỏ lành lặn, vị giòn sần sật và có mùi thịt heo thơm ngon nữa đấy! Cách làm xúc xích cho bé từ bò, gà thì cũng giống như cách làm xúc xích heo cho bé; mẹ chỉ cần thay nguyên liệu là bò, gà là được.

Cách bảo quản xúc xích được lâu

Biết cách làm xúc xích cho bé thật thơm ngon và hiệu quả rồi. Mẹ cũng cần biết làm thế nào để bảo quản xúc xích được lâu nữa!

Xúc xích sau khi hấp chín, để nguội rồi mẹ cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản từ 4 – 5 ngày; có thể bảo quản được xúc xích trong ngăn đá được khoảng 2 tuần. Khi cần ăn, mẹ hãy cho xúc xích vào ngăn mát hoặc để bên ngoài để rã đông rồi chế biến thành những món ăn yêu thích.

Một số mẹo về cách làm xúc xích cho bé thơm ngon

Sau đây là một số mẹo để mẹ biết cách làm xúc xích cho bé ngon hơn:

  • Mẹ nên đi chợ vào buổi sáng để chọn lòng non có màu trắng đặc trưng và màu hồng của các mạch máu; không nên chọn loại có màu thâm đen hay bốc mùi hôi. Lòng non phải căng đều, dài và dai. Chỉ nên mua lòng tươi, không nên mua lòng đông lạnh.
  • Trước khi xay thịt, mẹ nên cho thịt vào ngăn mát trong tủ lạnh từ 10 – 20 phút để giúp xay nhuyễn thịt hơn. Thịt phải được xay thật nhuyễn, mịn thì món xúc xích mới ngon. Lượng mỡ xay vào thịt cũng không được quá ít để lúc chiên xúc xích không bị bở.
  • Để món xúc xích không bị khô và có thêm chất xơ; mẹ có thể cho thêm chút bột năng hoặc khoai lang, khoai tây, bí đỏ, hạt sen… vào trộn chung với thịt. Lưu ý là hấp rồi tán nhuyễn những loại rau củ trên trước khi trộn với thịt nhé!

[inline_article id=255057]

Lưu ý khi cho bé ăn xúc xích

lưu ý khi cho bé ăn xúc xích
Ngoài biết cách làm xúc xích cho bé, mẹ lưu ý thêm cách cho bé ăn và độ tuổi thích hợp.

Sau khi tìm hiểu cách làm xúc xích cho bé, mẹ cần hiểu thêm thành phần dinh dưỡng của xúc xích; liệu món ăn này phù hợp với bé trong độ tuổi như thế nào; và xúc xích có an toàn cho bé không.

Xúc xích là món ăn vặt và giá trị dinh dưỡng không cao dù chứa nhiều calo. Mẹ nên cân nhắc để bé ăn với số lượng ít. Món xúc xích giàu calo có thể gây tăng cân, huyết áp cao ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Thời điểm bé sẵn sàng ăn dặm là vào khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nhiều mẹ không vội vã để cho bé ăn xúc xích sớm. Thông thường, các mẹ sẽ chờ bé đến khoảng 7 đến 9 tháng tuổi, khi trẻ có thể mút ngón tay và có khả năng nhặt món ăn. Lúc này, mẹ có thể giới thiệu bé những miếng xúc xích cắt nhỏ.

giai đoạn 2 tuổi đến 3 tuổi, hệ tiêu hóa của bé có thể chứa được nhiều thức ăn hơn như món xúc xích. Khi đó, mẹ có trách nhiệm huấn luyện con ăn dặm một cách an toàn. Hãy chỉ cho con cách ăn những miếng nhỏ hơn để tránh bị hóc.

Nhìn chung, khi cho bé ăn xúc xích, mẹ cần cẩn thận giám sát, trông chừng trẻ. Điều này tránh tình trạng bé bị sặc. Ngoài ra, mẹ cần cắt xúc xích thành những miếng nhỏ, tránh trường hợp trẻ bị nghẹn.

Một số thành phần của xúc xích có thể gây dị ứng. Khi cho bé ăn xúc xích, mẹ nên quan sát bất kỳ phản ứng dị ứng nào có thể xảy ra.

Cách làm xúc xích cho bé tại nhà thật đơn giản phải không mẹ? Chúc mẹ sẽ thực hiện thành công món xúc xích nhiều dinh dưỡng để bé “măm măm” ngon lành mà vẫn an toàn tuyệt đối.

Hoa Hồng

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Thời gian biểu cho bé 11 tháng tuổi đặc biệt phù hợp với con yêu

Thời gian biểu khoa học cho bé 11 tháng tuổi là cách tốt nhất giúp bé sớm vào nếp, giúp cho bạn nuôi dạy con có kỷ luật. Marry Baby mời bạn cập nhật ngay thời khóa biểu đặc biệt phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và phát triển của bé nhé!

Xây dựng thời gian biểu khoa học cho bé 11 tháng tuổi

Đôi khi, bạn cảm thấy thật mệt mỏi vì cứ phải theo giờ giấc sinh hoạt lộn xộn của em bé 11 tháng tuổi nhà mình. Nó làm bạn stress và bạn phải tự hỏi rằng: Liệu mình có đang nuôi con sai cách? Sẽ thật sai nếu bạn không nhanh chóng xây dựng thời gian biểu khoa học cho bé 11 tháng tuổi ngay từ bây giờ. Còn nếu bạn chưa biết phải làm như thế nào thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Bé 11 tháng tuổi biết làm gì?

Bé 11 tháng tuổi đã có sự thay đổi và phát triển rõ rệt về khả năng vận động cũng như nhận thức so với những tháng tuổi trước, cụ thể hơn:

Khả năng về vận động

  • Bé trong giai đoạn này hầu như vẫn chưa biết đi vững vàng nên bé sẽ bò khắp nhà hoặc vịn đứng lên, chập chững đi để lấy đồ vật.
  • Đôi tay linh hoạt hơn giúp bé cầm nắm đồ vật và sử dụng dễ dàng.
  • Bé bắt chước được nhiều hành động của người lớn như vẫy tay tạm biệt, vỗ tay.
  • Bé bập bẹ được những từ đơn giản như “ba”, “mẹ”…

Sự phát triển trí não

  • Bé bắt đầu thể hiện cá tính riêng thông qua khả năng giao tiếp như: biết lo lắng khi xa bố mẹ, biết đòi hỏi đồ chơi bằng cách vòi vĩnh hay khóc lóc.
  • Bé hiểu được những tâm trạng buồn, vui, giận dữ của người đối diện.
  • Bé rất thích khám phá mọi thứ ở trong ngôi nhà của mình.
  • Khi không thích ăn một món ăn nào đấy, bé sẽ từ chối ngay lập tức bằng cách ngậm miệng hoặc quay mặt đi chỗ khác.
  • Bé tỏ ra hứng thú với giai điệu của những bài hát vui nhộn.

Nhu cầu dinh dưỡng của bé 11 tháng tuổi

Xây dựng thời gian biểu khoa học cho bé 11 tháng tuổi

Bé 11 tháng tuổi ăn được tất cả các loại rau xanh, trái cây mềm dạng thô và thịt thì nên băm nhỏ chứ không xay nhuyễn như trước để bé tập nhai. Bé có thể ăn khoảng 50gr thức ăn đặc trong một bữa ăn. Một ngày bé sẽ ăn 3 bữa chính xen kẽ 2 bữa phụ.

Dinh dưỡng cho bé 11 tháng tuổi phải đảm bảo đủ:

  • Lượng tinh bột có trong ngũ cốc, gạo, yến mạch…
  • Chất đạm có trong tôm, cá, thịt, lòng đỏ trứng gà, đậu phụ…
  • Chất béo có trong dầu ăn dành cho bé.
  • Trái cây và rau củ.
  • Sữa mẹ hoặc sữa bột, có thể cho bé ăn thử sữa chua hoặc phô mai với một lượng vừa phải.

Bạn cũng hãy nhớ kỹ rằng không nên nêm nếm gia vị trong thức ăn và cũng đừng nên cho bé ăn mật ong trong giai đoạn bé dưới 1 tuổi. Lý do là vì muối có thể hại thận và mật ong có thể khiến bé ngộ độc botulism ảnh hưởng xấu đến thần kinh, thậm chí tử vong.  

Bé 11 tháng tuổi ngủ bao lâu là đủ?

Bé 11 tháng tuổi tốt nhất nên có 2 giấc ngủ ngắn vào ban ngày với khoảng 2 – 3 tiếng và một giấc ngủ dài vào ban đêm kéo dài 11 -12 tiếng. Một số bé sẽ bắt đầu thay đổi giấc ngủ ngắn ban ngày từ 2 giấc sang 1 giấc nhưng mẹ vẫn nên để cho bé ngủ được 2 giấc trọn vẹn cho đến khi bé lớn hơn một chút.

Thời gian biểu cho bé 11 tháng tuổi

Xây dựng thời gian biểu khoa học cho bé 11 tháng tuổi
Có thể bé sợ xà bông nên cảm thấy khó chịu khi tắm

Bạn có thể tham khảo một số gợi ý về mẫu thời gian biểu cho bé 11 tháng tuổi dưới đây để rèn luyện cho con thói quen ăn ngủ đúng giờ giấc. Khi sinh hoạt của bé đã đi vào nề nếp rồi thì việc chăm sóc con yêu sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Một ngày của em bé 11 tháng tuổi có thể theo những trình tự sau:

  •  7 giờ sáng: Bé thức dậy được bố mẹ vệ sinh sạch sẽ rồi bú sữa mẹ hoặc sữa bột.
  • 9 giờ sáng: Bé ăn bữa phụ với trái cây hoặc phô mai.
  • 10 giờ sáng: Bé ngủ một giấc ngắn
  • 11 giờ: Bé ăn bữa chính, thường là cháo.
  • 13 giờ: Bé đi ngủ giấc trưa.
  • 15 giờ: Bé ăn bữa phụ hoặc bú sữa mẹ, sữa bột
  • 17 giờ: Bé ăn bữa chính.
  • 18 giờ: Bé tắm rửa, vệ sinh, nghe đọc sách.
  • 19 giờ: Bé đi ngủ – Kết thúc một ngày.

Trong những lúc bé thức vào ban ngày, bạn nên tập cho con những kỹ năng vận động cũng như phát triển khả năng nhận thức, suy nghĩ thông qua những trò chơi như xếp hình, chơi trốn tìm, tìm màu sắc…

Mẹ cần lưu ý điều gì khi xây dựng thời gian biểu khoa học cho bé 11 tháng tuổi ?

  • Mỗi bé sẽ có một nhu cầu ăn ngủ khác nhau nên bạn cần dựa vào thể trạng của con mình để điều chỉnh thời gian biểu so cho phù hợp.
  • Thời gian đầu có thể bé sẽ không hợp tác với thời gian biểu bạn đặt ra nên bạn phải giúp con từ từ thay đổi bằng cách xây dựng từng thói quen một. Quan trọng là bạn không nên gượng ép bé ngay nhưng cũng phải kiên trì để rèn luyện bé ăn ngủ đúng giờ giấc.
  • Khi bé đã quen với nếp sinh hoạt trên thì bạn nên tiếp tục duy trì và luôn ưu tiên cho thời gian biểu của bé kể cả lúc gia đình đi du lịch hoặc khi bạn bận một công việc nào đấy.

[inline_article id=160177]

  •  Bé 11 tháng tuổi sẽ có thời gian biểu không giống với bé 1 tuổi, 2 tuổi… Vậy nên khi con lớn hơn thì bạn cần điều chỉnh lại thời gian biểu để sắp xếp sao cho cả ba mẹ và con cùng thoải mái.
  • Khi thiết lập thời gian biểu thì cả ba và mẹ phải có một sự thống nhất chung và đề ra những quy tắc rõ ràng, cụ thể càng tốt. Đấy chính là bước đầu tiên để xây dựng kỷ luật trong việc nuôi con của ba mẹ đấy.

Hy vọng bạn đã tìm thấy được nhiều thông tin bổ ích cũng như xây dựng thời gian biểu cho bé 11 tháng tuổi một cách khoa học để bé phát triển toàn diện nhé!

Hoa Hồng

 

 

   

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo

Hoạt động góc bé phân vai làm bác sĩ – trường mầm non song ngữ Blue Sky Orchard Parkview

?‍♀️Hoạt động góc trong trường mầm non là phương tiện phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất. Trẻ em đến trường không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe, được học tập mà quan trọng nhất là đc vui chơi… không những thế thông qua các hoạt động góc hằng ngày giúp trẻ chia sẻ niềm vui của mình với bạn bè, cộng đồng làm cho thế giới xung quanh của các bé đẹp hơn và rộng lớn hơn.

?Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó trẻ giải tỏa nhu cầu đó dưới hình thức là hoạt động góc:

?Ví dụ, khi trẻ đóng vai bác sỹ, trẻ thể hiện là một bác sỹ tốt hết lòng chăm sóc bệnh nhân của mình, nhưng hoạt động của trẻ không nhằm đến mục đích cuối cùng là chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân mà chỉ để thỏa mãn nhu cầu của trẻ tham gia vào xã hội người lớn.

?Trong hình, các bạn nhỏ lớp Song Ngữ đang chơi hoạt động góc, trong đó, có bạn được phân vai làm bác sĩ, có bạn được phân vai làm bệnh nhân, các bạn chơi với nhau rất vui và nhiệt tình ??

#mầmnonchấtlượngcao #mầmnonsongngữ #nhàtrẻphúnhuận #nhàtrẻhồnghà #Blueskykindergarten #Billingualkindergarten #mầmnonphúnhuận #mầmnonnovaland #chungcưorchardparkview #tuyểnsinhmầmnon #hoạtđộnggóc #bélàmbácsĩ
——————————-
Mọi chi tiết xin liên hệ: Trường mầm non song ngữ Blue Sky Kindergarten
Cơ sở 9: Orchard Parkview (Phú Nhuận)
➡ Địa chỉ: 132 Hồng Hà, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
☎️ Điện thoại: 0866204878 – 02822491010

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo

Mận đen nghiền Gerber trị táo bón cho trẻ có tốt không?

Mận đen nghiền Gerber trị táo cho trẻ mẹ đã biết chưa? Sản phẩm này được các bà mẹ Nga và Việt Nam ưu tiên lựa chọn. Bởi thành phần phần 100% tự nhiên và những công dung siêu thần thánh của em này. Trong bài viết này, mình sẽ mách cho các mẹ những ưu điểm tuyệt vời của một “siêu phẩm” đến từ nước Nga nhé.

1. Táo bón là gì?

Táo bón là một nỗi sợ hãi kinh hoàng của các bé mỗi khi đi ngoài. Đó cũng là nỗi lo của các ông bố bà mẹ. Táo bón nếu không trị dứt điểm sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy sau này.

Táo bón là tình trạng trẻ nhỏ đi đại tiện không thường xuyên; thường ít hơn 3 lần/ tuần. Hoặc khi đi ngoài sẽ khó khăn; bị đau; có thể gây khó chịu, căng thẳng cho các bé.

Theo Tiêu chuẩn của NICE 2010; chẩn đoán của táo bón được xác định nếu có từ 2 hoặc nhiều hơn các tiêu chí sau:

  • Đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần.
  • Khi đi đại tiện, phân cứng và to; phân dê; hoặc phân rất to…
  • Có cảm giác khó chịu, căng thẳng khi đi đại tiện.
  • Phân cứng gây chảy máu hậu môn.
  • Rặn, hành vi nín giữ phân
  • Đã có những đợt táo bón trước đây
  • Tiền căn hoặc hiện tại có nứt hậu môn; đau khi đi tiêu và chảy máu do phân cứng.
hậu quả táo bón đối với trẻ sơ sinh
Mận đen nghiền gerber có thể trị táo bón cho trẻ

2. Hậu quả của táo bón ở trẻ em

Nếu mẹ để táo bón kéo dài ở trẻ em sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng sau:

  • Táo bón khiến phân tích tụ, gây chướng bụng, đầy hơi làm trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn, khó tiêu,…
  • Từ đó, trẻ sẽ không được bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến suy giảm sức đề kháng.
  • Phân ứ đọng lâu ngày trong trực tràng gây cản trở quá trình tuần hoàn máu lâu ngày sẽ gây nên bệnh trĩ.

Để tránh những hậu quả đáng tiếc; mẹ xem ngay giải pháp trị táo bón cho bé bằng mận đen nghiền Gerber nhé!

>> Mẹ xem thêm: Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

3. Cách trị táo bón bằng sản phẩm mận đen nghiền Gerber

3.1 Xuất xứ của mận đen nghiền Gerber

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm dùng để trị táo bón cho trẻ. Tuy nhiên gần đây các bà mẹ bỉm sữa thường truyền tai nhau về một loại sản phẩm trị táo bón cho trẻ nhỏ siêu đỉnh luôn. Đó chính là mận nghiền Gerber đến từ nước Nga.

Mận đen nghiền Gerber
Mận đen nghiền Gerber trị táo bón cho bé

Nhiều mẹ khi nghe nhắc đến mận đen thì nghĩ loại trái cây này cũng giống như mận của Việt Nam. Nhưng không phải đâu nhé! Loại trái cây này không có ở Việt Nam mà chỉ được trồng nhiều ở Mỹ, Úc, Nga…

Siêu phẩm mận đen nghiền Gerber được sản xuất chính hãng tại Nga. Đây là sản phẩm dành cho các bé từ 4 tháng trở lên. Sản phẩm này được nhà sản xuất khuyến cáo, nên cho bé ăn mận đen nghiền trong suốt quá trình ăn dặm để hỗ trợ cho sự hoạt động của đường ruột.

Vì sao các bà mẹ bỉm sửa lại tin dùng mận đen nghiền của Nga để trị táo bón cho bé? Bởi nó có các ưu điểm sau:

  • Sản phẩm được sản xuất tự nhiên 100%.
  • Không sử dụng các chất bảo quản.
  • Không thuốc trừ sâu.
  • Không chất tạo màu.
  • Không chứa đường và tinh bột.
  • Không chứa các thành phần hóa học gây hại cho sức khỏe.

>> Mẹ xem thêm: 10 mẹo ‘sống sót’ khi chăm con tháng đầu sau sinh

[inline_article id=189657]

3.2 Công dụng của mận đen nghiền Gerber

Mận đen nghiền Gerber này đã quá nổi tiếng trong cộng đồng các mẹ bỉm sữa. Có rất nhiều mẹ đã truyền tai nhau về sự hiệu nghiệm của em nó. Xin được mách nhỏ cho các mẹ về những công dụng siêu đỉnh của em này nhé:

  • Hương vị thơm ngon tự nhiên kích thích vị giác giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
  • Mận đen nghiền Gerber là loại trái cây rất tốt cho đường ruột của các bé. Nó giúp cho hệ tiêu hóa được hoạt động ổn định hơn.
  • Khi hệ tiêu hóa đã hoạt động tốt hơn thì việc hấp thu các chất dinh dưỡng cũng tốt hơn.
  • Chứng táo bón từ nặng cho đến nhẹ của các bé sẽ được “siêu phẩm” mận đen nghiền Gerber trị dứt điểm. Theo nhiều phản hồi từ các mẹ, sản phẩm này có tác dụng ngay từ lần đầu sử dụng luôn các mẹ nhé!
  • Mận đen nghiền cũng rất giàu vitamin A giúp cho đôi mắt của các bé được sáng hơn.
  • Ngoài ra, mận đen còn chứa canxi tốt cho sự phát triển của xương và răng nữa.
  • Mận nghiền Gerber còn chứa nhiều vitamin C; vitamin PP.
  • Bên cạnh đó, sản phẩm còn rất giàu khoáng chất như kali; magie; phốt pho; sắt; protein và chất xơ

Nếu các bé nhỏ nào không bị táo bón cũng có thể sử dụng sản phẩm như một cách bổ sung dinh dưỡng và làm mát cho cơ thể mỗi ngày. Đây quả là một sản phẩm dành cho mọi đối tượng phải không các mẹ nè? Vậy cách dùng mận đen nghiền Gerber trị táo bón cho bé như thế nào?

3.3 Cách dùng mận đen nghiền của Nga trị táo cho bé

Vì mận đen nghiền Gerber đã được nghiền nhuyễn nên cách sử dụng hoàn toàn đơn giản như sau:

  • Các mẹ chỉ cần cho ra bát cho bé ăn nguyên chất.
  • Hoặc mẹ cũng có thể trộn mận với sữa chua cho bé ăn.
  • Các mẹ có thể cho bé ăn 2-3 lần/ tuần thay cho hoa quả thông thường; hoặc cho bé ăn khi bị táo bón đều rất tốt nhé.
Mận đen nghiền Gerber
Cách dùng mận đen nghiền Gerber trị táo bón cho bé

3.4 Hướng dẫn đặt hàng mua mận đen nghiền

Các mẹ có thể đặt mua mận nghiền Gerber qua: Mẹ truy cập: ĐƯỜNG DẪN NÀY

>> Mẹ xem thêm: Táo bón ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Hy vọng với những chia sẻ về mận đen nghiền Gerber trị táo bón siêu đỉnh của Nga sẽ giúp cung cấp thêm thông tin cho các mẹ. Mẹ nào có con bị táo bón đã sử dụng qua các loại thuốc và men vi sinh những vẫn không khỏi thì hãy thử ngay sản phẩm này nhé. Đảm bảo với các mẹ, chỉ từ lần đầu tiên các bé đã có thể ăn ngon miệng hơn và táo bón cũng phải “chào thua” đấy nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo

Đánh giá chi tiết sữa Semper số 2 của Nga có tốt cho bé không?

Thông tin sản phẩm:

Sữa Semper số 2 dành cho bé từ 6 tháng trở lên

Đặc điểm nổi bật của sữa Semper số 2 của Nga

– Sữa Semper  nga chứa trong lon thiếc 400gram, hãng mới có 1 loại lon kích cỡ duy nhất

– Sự kết hợp Prebiotics (GOS và FOS) với Probiotics (vi khuẩn sống Bifidobacterium BB-12) giúp tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên.

– Sữa Semper Nga số 2  chứa nucleotide thành phần tự nhiên có trong sữa ẹ, giúp bé đề kháng tốt hơn, có phòng tránh được các bệnh như bệch hầu, tiêu chảy, viêm màng não. Đó là lý do trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

– Semper số 2 có chứa DHA, ARA tốt cho phát triển não bộ. Canxi, sắt, vitamin và khoáng chất giúp cân bằng dưỡng chất, cung cấp nguồn năng lượng tối ưu cho bé.Sữa Semper nga số 2

Thành phần dinh dưỡng của Sữa Semper Nga số 2

– Complex digest- chất béo tương tự có trong sữa mẹ giúp bé tiêu hóa tốt

– Lợi khuẩn Prebiotics GOS và FOS + Probiotics tăng khả năng miễn dịch

– Nucleotide tăng sức đề kháng

– Omega3 (DHA) và Omega6 (ARA) giúp phát triển não bộ, thị lực

– Vitamin và khoáng chất thiết yếu

– Sữa béo semper Nga thích hợp cho bé bước sang giai đoạn ăn dặm, đặc biết với bé còi, tăng cân chậm.

– Dòng sữa mát, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa non nớt của bé

Hướng dẫn sử dụng

– Trước khi pha sữa mẹ tiết trùng bình sữa sau đó:

– Mỗi thìa gạt sữa pha với 30ml nước ấm

– Đun sôi nước, để nguội 35-40 độ (để đảm bảo probiotic trong sữa sống và hoạt động tốt), dùng thìa có sẵn trong hộp sữa để đong sữa.

Gợi ý liều lượng cho bé

– Trẻ từ 0-2 tuần tuổi ngày uống 7 bữa mỗi bữa 60ml tương đương với 2 thìa sữa bột

– Trẻ từ 2-4 tuần tuổi ngày uống 6 bữa mỗi bữa 90ml tương đương với 3 thìa sữa bột

– Trẻ từ 1-2 tháng tuổi ngày uống 5-6 bữa mỗi bữa 120ml tương đương với 4 thìa sữa bột

– Trẻ từ 2-4 tháng tuổi ngày uống 5 bữa mỗi bữa 150ml tương đương với 5 thìa sữa bột

– Trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên ngày uống 5 bữa mỗi bữa 180ml tương đương với 6 thìa sữa bột

Chú ý:

– Sữa pha xong nên uống ngay.

– Sữa còn lại trong bình khi bé uống thừa tốt nhất nên đổ đi để tránh vi khuẩn xâm nhập vào.

– Hộp sữa mở ra dùng được trong vòng 1 tháng.

Sữa Semper Nga có tốt không?

Khi lựa chọn sữa cho bé, câu hỏi mẹ đặt ra là ”sữa có tốt không…?”; “sữa semper Nga có tốt không”

– Milk fat  có trong sữa mẹ cần thiết cho sự phát triển của bé, tăng khả năng miễn dịch và trí não phát triễn tốt, cho bé một cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn

– GOS –nguồn thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột, giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột

– ARA/DHA giúp phát triển não bộ

-> Đó là lý do Sữa Semper Nga được nhiều mẹ tin dùng.

Cách mua Semper Nutradefense số 2 của Nga chính hãng

Mẹ Khỏe Con Thông Minh cam kết cung cấp sữa semper số 2 nga cho bé chính hãng 100%. Quý khách hàng có thể mua online trực tiếp trên website, hoặc đến trực tiếp đỉa chỉ:

– HN: Số 18, tổ dân Phố Hạ, Phường Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

– HCM: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

– Hotline: 0942.666.800

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Mẹo cho trẻ nhanh biết đi, cha mẹ sẽ hối hận nếu bỏ lỡ!

Mẹo cho trẻ nhanh biết đi giúp bạn dẫn dắt cho con vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, hiệu quả. Đây là những phương pháp lợi cho trẻ mà cũng nhàn cho mẹ. Mời bạn cập nhật ngay nhé!

Độ tuổi nào tốt nhất để trẻ tập đi?

Trước khi áp dụng những mẹo cho trẻ nhanh biết đi thì bố mẹ cần biết giai đoạn nào là lý tưởng nhất để tập đi cho trẻ. Bạn nên cho trẻ học các kỹ năng nên dựa theo độ tuổi và sự phát triển của cơ thể thì việc rèn luyện mới có hiệu quả mà không gây tác dụng phụ có hại.

Đa số những trẻ bình thường khỏe mạnh thì khoảng 4 – 7 tháng tuổi là bắt đầu tập ngồi, 7 – 10 tháng tuổi sẽ học bò, 8 – 9 tháng tuổi có thể đứng và giữ thăng bằng, đến khoảng 9 – 12 tháng tuổi thì trẻ có thể tự đứng và bắt đầu những bước đi đầu tiên. Chính vì vậy, giai đoạn tốt nhất để tập đi cho trẻ là khi trẻ đã tự mình đứng vững và thường là sau 1 tuổi.

Vì sao phải là độ tuổi này mới thích hợp cho trẻ chính thức tập đi? Nguyên nhân chủ yếu là do lúc này, hệ xương, cột sống, cơ bắp tứ chi của trẻ đều đã phát triển tương đối hoàn thiện, đủ khả năng chống đỡ sức nặng của cơ thể nên khi bước đi sẽ thuận lợi hơn.

Rất nhiều phụ huynh cứ muốn con mình phải nhanh biết đi và biết các kỹ năng khác mà quên xem xét tình trạng sức khỏe, thể chất của trẻ. Sự nôn nóng của bạn có thể làm hạn chế quá trình trẻ tập luyện, có thể gây hại cho xương khớp còn non yếu nếu phương pháp dẫn dắt trẻ không hợp lý.

Dấu hiệu trẻ sắp biết đi

Trước khi quyết định sử dụng các mẹo để cho trẻ nhanh biết đi như thế nào thì trước tiên, cha mẹ phải xác định được thời điểm nên sử dụng chúng. Đó chính là khoảng thời gian bé xuất hiện các dấu hiệu sắp biết đi. Nếu bé có những dấu hiệu này, hãy chuẩn bị thật tốt để con có một “hành trình” tập đi hiệu quả:

  • Bé thích leo trèo, đặc biệt là cầu thang: Hoạt động này giúp cơ thể trở nên linh hoạt hơn. Các cơ của bé cũng khỏe mạnh hơn.
  • Bé hay vịn, bám vào mọi thứ: bé sẽ bám vào bất cứ thứ gì trên cao để giúp mình đứng dậy. Đây là giai đoạn bé tập làm quen với việc đứng dậy, chuẩn bị cho việc bước đi.
  • Bé từ đứng và đi men theo đồ vật: Đây là lúc bé đã tự đứng được và thường sẽ hướng người về một bên. Từ đó, bám vào một đồ vật và chập chững bước đi. Từ khi tự đứng được đến lúc con tự bước đi, quá trình có thể diễn ra trong vài ngày hoặc vài tuần.
  • Thay đổi trong cuộc sống hằng ngày: dễ bị cáu gắt, nhõng nhẽo, kén ăn, không chịu ngủ. Lý giả cho điều này, bố mẹ có thể hiểu rằng, bé dành khá nhiều thời gian và năng lượng để luyện tập các động tác như đứng, vịn, bám vào vật gì đó. Vì bé đang trải qua quá giai đoạn luyện tập quá nhiều.

>>> Bạn có thể tham khảo: Dùng xe tập đi cho bé sớm, lợi bất cập hại

Mẹo cho trẻ nhanh biết đi nên áp dụng trước giai đoạn 1 tuổi là tốt nhất

Sau 1 tuổi mới là thời điểm lý tưởng để chính thức cho trẻ tập đi. Nhưng trước giai đoạn này, bạn vẫn cần có những động tác hỗ trợ cho trẻ giống như bước “khởi động” để quá trình tập đi sau đó dễ dàng và hiệu quả hơn. Bạn có thể áp dụng mẹo cho trẻ nhanh biết đi sau đây nhưng nhớ phải căn cứ theo trạng thái thể chất và sức khỏe của con nữa nhé.

– Tập đứng cho trẻ 8 – 10 tháng tuổi

Đây là thời kỳ then chốt trước khi cho trẻ tập đi. Vì vậy, khi trẻ khoảng 8 – 10 tháng tuổi, mẹ nên rèn luyện cho trẻ khả năng đứng. Gợi ý cho bạn là treo những món đồ chơi mà trẻ yêu thích như những chiếc chuông, quả bóng nhỏ, thú nhồi bông nhỏ nhiều màu sắc… lên một thanh lan can chắc chắn.

Những thứ này thu hút khiến bé muốn vươn tay để cầm lấy, như thế trẻ cũng sẽ vịn theo lan can mà đứng dậy, thậm chí còn chập chững bước chân muốn đi tới các món đồ chơi này. Sau nhiều lần như thế, trẻ có thể đứng vững hơn, tạo nền tảng cho quá trình tập đi sau đó, đồng thời còn có lợi cho việc bồi dưỡng tính cách độc lập kiên cường cho con.

Mẹo cho trẻ nhanh biết đi
Mẹo cho trẻ nhanh biết đi

– Rèn cho trẻ bước bàn chân về trước sau 10 tháng tuổi

Lúc này, trẻ đã có thể đứng khá ổn định. Mẹ có thể dùng hai tay đỡ phía dưới nách của trẻ và chậm rãi khích lệ, dẫn dắt trẻ chuyển động bước chân về trước. Khi nào trẻ quen thao tác và khả năng giữ thăng bằng cơ thể tốt hơn thì mẹ có thể nới lỏng tay giữ, giúp trẻ tự củng cố kỹ năng bước đi. Nếu sợ khi buông tay làm trẻ ngã, mẹ có thể dùng một đoạn vải choàng vòng qua dưới nách của trẻ để đề phòng, như vậy bạn không cần trực tiếp dùng tay giữ khi trẻ bước đi mà cũng không lo trẻ bị ngã.

– Khích lệ trẻ bò tốt hơn để tăng cường sức mạnh cơ chân và cánh tay

Khi trẻ đã biết đứng và bước đi chập chững thì vẫn cần rèn luyện động tác bò như lúc đầu. Cha mẹ nên tạo điều kiện để trẻ kết hợp thêm kỹ năng bò để tăng cường sức mạnh cũng như sự dẻo dai cho các cơ ở chân và cánh tay, còn giúp ích cho trẻ cảm nhận tốt về cảm giác thăng bằng, khái niệm về độ cao và cảm giác về không gian.

Bạn nên tạo một không gian trống trải trong nhà rồi đặt những món đồ chơi như chướng ngại vật để khuyến khích trẻ bò tránh các vật này. Mẹo cho trẻ nhanh biết đi này không những khơi gợi tính tò mò, muốn khám phá để trẻ luyện tập bò tốt hơn mà còn nuôi dưỡng tính kiên trì, chủ động tư duy và nhạy bén trong quan sát của trẻ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Tập đi cho bé: 5 tư thế bé tập đi mẹ cứ ngỡ đúng 100% lại sai hoàn toàn

– Hạn chế cho trẻ dùng xe tập đi

Bên cạnh việc áp dụng mẹo cho trẻ nhanh biết đi, bạn nên cân nhắc khi cho trẻ sử dụng xe tập đi. Hầu như người nào chăm trẻ nhỏ cũng đều có suy nghĩ rằng chiếc xe tập đi vừa tiện lợi cho bố mẹ vừa tạo sự dễ dàng cho trẻ tập bước đi mà không sợ ngã. Tuy nhiên, Hội Nhi khoa Mỹ (APP) lại kiến nghị bố mẹ không nên áp dụng đồ vật này.

Dù là xe tập đi được thiết kế kiểu nào vẫn có mối nguy tiềm tàng cho an toàn của trẻ, thậm chí còn kéo dài thời gian  trẻ chính thức biết đi.

Bạn nên biết rằng trạng thái “đi” khi trẻ ở trong xe không giống như chúng ta bước đi tự do. Cơ thể trẻ khi dùng xe tập đi chủ yếu dựa hết vào ghế ngồi và lưng tựa phía sau nên dù là tập đi nhưng trẻ đa số chỉ dùng mũi chân để di chuyển. Tình trạng này có thể gây bất lợi cho việc phát triển bàn chân và năng lực vận động của trẻ.

xe tập đi cho bé 6 tháng tuổi
Có nên mua xe tập đi cho bé 6 tháng tuổi hay không vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ

Bố mẹ cần chú ý điều kiện gì khi chính thức tập đi cho trẻ?

– Tạo môi trường đảm bảo an toàn khi trẻ tập đi

Sau khi đã rèn cho trẻ những thao tác cơ bản để đi những bước chập chững đầu tiên thì cha mẹ có thể dần “buông tay” cho trẻ tự tập một mình. Tuy nhiên, bạn cần tạo một khoảng không gian an toàn và có thể thiết kế một số vật mà trẻ có thể dùng để vịn-đỡ, để đứng và bước đi.

Đó có thể là những thanh gỗ cố định chắc chắn, những chiếc ghế mềm hay chiếc bàn nhỏ cao vừa tầm của trẻ nhưng bạn nhớ bao bọc các góc nhọn để tránh gây tổn thương cho con. Ngoài những vật có tính hỗ trợ này thì các món đồ khác nên dẹp sang một bên, tránh tầm tay của trẻ, đặc biệt là những vật dụng sử dụng điện hay vật sắc nhọn.

Đừng ngại cho trẻ đi chân trần hoặc chỉ mang vớ với chất liệu chống trơn trượt. Chân trần đem lại cảm giác tuyệt vời khi trẻ tập đi, không chỉ khơi dậy hứng thú của trẻ mà còn có tác dụng rèn luyện thêm cho cơ bắp cũng như khả năng cố định các ngón chân. Nếu thời tiết lạnh, bạn có thể mang cho trẻ một đôi vớ thông thoáng, tốt nhất là loại có chất liệu bằng bông để tránh trơn trượt, vừa đảm bảo đủ ấm cho trẻ mà cũng hạn chế té ngã khi tập đi.

>>> Bạn có thể tham khảo: Xe đạp trẻ em: Dạy bé tập đi như thế nào cho nhanh biết đi?

– Nên nhẫn nại khi dạy trẻ tập đi

Không riêng gì việc tập đi mà với bất cứ kỹ năng nào, trẻ cũng cần được học trong tình yêu thương và sự nhẫn nại to lớn của cha mẹ. Đặc biệt là ở giai đoạn trẻ trước 1 tuổi, khả năng còn rất hạn chế, lúc này trẻ dễ bị áp lực, sợ hãi và mất lòng tin nếu người lớn nóng vội.

Trong quá trình dìu dắt trẻ bước đi, bạn cần có sự giao lưu tình cảm bằng ánh mắt, giọng nói, nụ cười để tăng cường sự gắn kết với trẻ. Nếu thấy trẻ có biểu hiện mệt mỏi, bạn phải ngưng buổi tập ngay để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như tâm lý của con trong những lần tập sau.

[inline_article id=255400]