Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Thực đơn cho bé 2 tuổi kiểu Nhật dễ làm lắm mẹ ơi

Thực đơn cho bé 2 tuổi kiểu Nhật với tiêu nấu ngon, đủ chất, đa dạng và bắt mắt để kích thích trẻ thèm ăn. Trong bài viết này, MarryBaby chia sẻ cho mẹ những món ăn phổ biến ở Nhật. Đồng thời gửi thêm cho mẹ mẫu thực đơn 7 ngày cho bé 2 tuổi ăn theo kiểu Nhật.

1. Sự phát triển của trẻ 2 tuổi

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ số cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ 2 tuổi như sau:

  • Bé gái cao ~86,4cm và nặng ~11,5kg.
  • Bé trai cao ~87,1cm và nặng ~12,2kg.

Tuy nhiên, các chỉ số tăng trưởng này chỉ mang tính tương đối; cũng như có thể dao động đôi chút ở mỗi bé. Tùy thuộc vào gen; môi trường sống và chế độ dinh dưỡng.

Trẻ ở khoảng 2 lên, mẹ sẽ thấy con gần như là phát triển liên tục theo từng tháng. Cụ thể mẹ có thể quan sát thấy những cột mốc như sau:

  • Kỹ năng vận động thô như chạy, nhảy, đá, chụp ném của con trở nên dứt khoát hơn.
  • Kỹ năng vận động tinh như cầm ly nước, cầm bút, cầm thìa, đóng mở ngăn kéo của con cũng trở nên thuần thục hơn rất nhiều.
  • Con biết thể cảm xúc, biết cách quan tâm và lo lắng cho người người thân của con. Đồng thời con cũng hiểu được những cảm xúc của mình là như thế nào.

>> Bé 2 tuổi: Sự phát triển và cách chăm sóc bé toàn diện

2. Dinh dưỡng cho bé 2 tuổi

Khác với năm đầu đời của trẻ, ở khoảng lên 2, con đã có thể ăn được nhiều món ăn hơn. Đây là điều khiến cha mẹ vô cùng vui mừng, nhưng đôi khi cũng có chút lo lắng. Lo lắng vì không biết là trẻ 2 tuổi, cơ thể của con sẽ cần có nguồn dinh dưỡng như thế nào.

Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ 2 tuổi bao gồm:

  • Nhóm Vitamin: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1, B3, B6, B12, C, D, E K,..
  • 150 – 200g tinh bột (gạo, mì, khoai, bắp, ngũ cốc, đậu,…).
  • 120 – 150g protein (thịt, cá, trứng, hải sản, sữa, đậu,…).
  • 30 – 40g chất béo (dầu mè, dầu ô liu, dầu cá,…).
  • 150 – 200g rau xanh và trái cây.

Theo khuyến nghị của Bệnh viện Nhi khoa Hoa Kỳ Boston Children’s Hospital trẻ từ 1 -3 tuổi sẽ cần khoảng 1.000 – 1.300 calo mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ còn phụ thuộc vào mức độ phát triển của con và dao động khoảng 80%.

3. Gợi ý thực đơn cho bé 2 tuổi kiểu Nhật (theo món ăn)

3.1 Mì Somen rau củ

Trong thực đơn cho bé 2 tuổi kiểu Nhật chắc chắc không thể thiếu món mì Somen rau củ
Trong thực đơn cho bé 2 tuổi kiểu Nhật chắc chắn không thể thiếu món mì Somen rau củ

Nguyên liệu:

  • Củ cải: 5g.
  • Súp lơ: 5g.
  • Rau xanh: 5g.
  • Mì somen: 10g.
  • Bột đao: 2 – 3g.
  • Nước đun sôi để nguội.

Cách nấu:

  • Bước 1: Rửa sạch các loại rau củ, sau đó mẹ cắt nhỏ và xay nhuyễn.
  • Bước 2: Nấu mì somen trong 4 phút. Khi mì chín, mẹ trộn cùng hỗn hợp rau củ đã xay. Sau đó đun thêm trong 3 – 5 phút để rau củ và mì chín và mềm hoàn toàn.
  • Bước 3: Mẹ có thể dùng thêm bột để tăng độ sệt cho mì, nêm nếm gia vị vừa đủ sao cho vừa ăn là có thể bắc xuống.

3.2 Cháo thịt bò

Món đầu tiên trong thực đơn cho bé 2 tuổi mà mẹ nên nấu cho con ăn đó là món cháo thịt bò.

Nguyên liệu:

  • Gạo.
  • Thịt bò.
  • Cà rốt.
  • Gia vị.

Cách nấu:

  • Bước 1: Nấu cháo nhuyễn.
  • Bước 2: Thịt bò rửa sạch, băm nhỏ. Cà rốt rửa sách, băm nhỏ.
  • Bước 3: Phi thơm hành tỏi, xào thịt bò, cà rốt.
  • Bước 4: Cho hỗn hợp dinh dưỡng cho bé 2 tuổi vừa xào vào nồi cháo đang sôi.
  • Bước 5: Nêm nếm gia vị vừa với khẩu vị của trẻ. Nấu đến khi cháo thật nhuyễn, để nguội, múc ra bát cho bé.

>> Mẹ xem thêm: Bé mấy tháng ăn được thịt bò và 5 công thức nấu cháo thịt bò cho bé

3.3 Cánh gà kho mật ong, nước tương

Món cánh gà kho mật ong, nước tương là một trong những thực đơn mà các mẹ Nhật quan tâm. Món ăn này giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé!

Nguyên liệu:

  • Cánh gà
  • Mật ong
  • Chanh
  • Gia vị

Cách nấu:

  • Bước 1: Ướp cánh gà theo khẩu vị của mẹ và bé.
  • Bước 2: Làm sạch cánh gà, khử mùi hôi của cánh gà bằng chanh và muối.
  • Bước 3: Kho cánh gà cùng mật ong, nước tương và các gia vị khác.
  • Bước 4: Nấu đến khi chín hoàn toàn và múc ra cho bé ăn.

4. Mẫu thực đơn 7 ngày cho bé 2 tuổi ăn theo kiểu Nhật

Mẫu thực đơn 7 ngày cho bé 2 tuổi ăn theo kiểu Nhật
Mẫu thực đơn 7 ngày cho bé 2 tuổi ăn theo kiểu Nhật

Thứ hai:

  • Sáng: Bánh mỳ trứng – Sữa – Hoa quả.
  • Trưa: Cơm nắm – Cơm miso – Cà chua cắt lát.
  • Tối: Cơm nát – Thịt lợn và nấm nướng giấy bạc – Cơm miso.

Thứ ba:

  • Sáng: Bánh mỳ nướng chuối – Trứng chiên cải thảo – Súp lơ.
  • Trưa: Cơm nát – Miến xào – Súp rau.
  • Tối: Mỳ ý sốt cà chua và cá hồi – Súp rau.

Thứ tư:

  • Sáng: Bánh mỳ nướng phô mai – Thạch cà chua.
  • Trưa: Cơm nát – Salad bắp cải cà rốt – Súp khoai sọ.
  • Tối: Cơm nát – Súp súp lơ cá mòi – Đậu hù xào thịt heo.

Thứ năm:

  • Sáng: Bánh mỳ nướng – Trái cây – Sữa bò.
  • Trưa: Cơm nát – Bí đỏ xào thịt heo – Súp Khoai sọ.
  • Tối: Cơm nát – Súp cà rốt – Salad cá ngừ.

Thứ sáu:

  • Sáng: Bánh mỳ trứng – Trái cây – Sữa.
  • Trưa: Cơm nát – Đậu hũ phô mai – Súp rau.
  • Tối: Cơm nát – Hamburger – Súp rau.

Thứ bảy:

  • Sáng: Bánh mỳ trứng kiểu pháp – Trái cây – Sữa.
  • Trưa: Cơm nát – Đậu hũ xào thịt heo & sốt cà chua – Súp rau.
  • Tối: Cơm nát – Sốt ngô cá thịt trắng – Súp khoai tây, cà rốt.

Chủ nhật:

  • Sáng: Mỳ Ý cá ngừ – Sữa bò.
  • Trưa: Bánh mỳ trứng – Khoai lang trộn.
  • Tối: Cơm nát – Thịt cuộn rau – Súp Khoai tây cà rốt.

4.1 Một số mẹo cho bé 2 tuổi ăn kiểu Nhật

Ngoài việc xây dựng thực đơn cho bé 2 tuổi kiểu Nhật với các món ngon trên, các mẹ có thể áp dụng các mẹo sau đây khi cho con ăn theo kiểu Nhật:

  • Tập cho bé ăn đúng bữa.
  • Tập cho bé cách cầm muỗng…
  • Không nên ép bé ăn, chỉ nên cho bé ăn một lượng vừa đủ.
  • Cho trẻ uống thêm sữa tươi, nước ép trái cây, sinh tố trái cây.

Bằng việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi cùng mẹo chăm con kiểu Nhật trên đây, chúng tôi đảm bảo rằng con bạn sẽ phát triển khỏe mạnh như trẻ em Nhật.

4.2 Sự khác nhau giữa thực đơn cho bé 2 tuổi kiểu Nhật và Việt Nam

Cách chăm con của mẹ theo kiểu Nhật sẽ khác hơn so với cách chăm sóc con của mẹ theo xu hướng truyền thống Việt Nam.

Những điểm khác biệt dễ thấy như:

  • Tần suất ăn: Mẹ Nhật sẽ ít khi cho bé ăn nhiều như mẹ Việt.
  • Sự đa dạng: Thực đơn cho bé 2 tuổi kiểu Nhật sẽ không có nhiều món và đa dạng như mẹ Việt.
  • Cách nấu: Mẹ theo kiểu Nhật sẽ cho bé ăn thục phẩn chế biến riêng lẻ; loại nào ra loại đó. Ngược lại, mẹ Việt sẽ có xu hướng đa dạng thực phẩm bằng cách trộn lẫn các thực phẩm lại với nhau.

Thông qua bài viết này, dù mẹ là mẹ Việt hay mẹ Nhật thì cũng đã biết cách nấu ăn cũng như có thể dễ dàng kết hợp những món ăn để thiết kế thực đơn cho bé 2 tuổi theo kiểu Nhật.

[key-takeaways title=”Bài viết cùng chủ đề:”]

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Top 7 lý do làm bé bị lùn hơn bạn bè mà bố mẹ chưa biết

Thực ra, có nhiều lý do khiến con ngày càng kém phát triển chiều cao mà nhiều bố mẹ đã bỏ qua. Có lẽ đây cũng là lỗi lớn của rất nhiều bậc phụ huynh khi nuôi dạy trẻ.

Bé bị lùn vì bố mẹ cho thức khuya

Nhiều mẹ thường có thói quen cho con ngủ trễ mà không biết rằng điều này có thể khiến con kém phát triển chiều cao và ảnh hưởng trí não.

Hormone tăng trưởng sẽ hoạt động trong khung giờ từ 11 giờ đêm đến 2 giờ sáng trong lúc trẻ ngủ ngon và sâu giấc. Do đó, mẹ nên cho con đi ngủ vào thời gian 9 giờ tối, tránh cho bé thức quá trễ.

Cho con uống nước ngọt có ga

Nước ngọt có ga giàu hàm lượng đường tinh chế. Nó không chỉ khiến trẻ tăng cân, béo phì, tiểu đường, kém phát triển trí não mà còn khiến con ngày càng lùn đi.

bé bị lùn 1
Nếu bố mẹ chưa biết thì nước ngọt có ga cũng là nguyên nhân làm bé bị lùn

Nhiều bé mê mẩn nước ngọt có ga, và bố mẹ không còn cách nào khác là chiều con để đỡ bực mình. Thay vì cho con nước ngọt có ga, mẹ có thể cho bé uống các thức uống tự nhiên như nước dừa, cam tươi, nước chanh, các loại nước ép trái cây.

Chế độ dinh dưỡng kém

Do bận rộn với công việc, nhiều bố mẹ bỏ mặc con cho ông bà hoặc người giúp việc chăm sóc. Trong những năm tháng đầu đời của con đây là giai đoạn vàng son để con phát triển chiều cao.

Nếu bé không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phát triển thể chất, con không được bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất sẽ khiến cơ thể và trí não chậm phát triển, dễ gặp các vấn đề về sức khỏe.

Nhiều bố mẹ còn có thói quen cho con ăn thức ăn nhanh mà không biết điều này cũng sẽ làm bé bị lùn và châm phát triển trí não.

Để con sống trong môi trường ô nhiễm

Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thể lực và trí tuệ trẻ. Nếu bố mẹ cho con sống trong môi trường ô nhiễm, ẩm thấp, nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá… con dễ bị mắc bệnh.

bé bị lùn 2
Môi trường sống hiện đại, trong lành sẽ giúp co phát triển chiều cao thuận lợi

Bên cạnh đó sức đề kháng cũng giảm, chiều cao kém phát triển, IQ cũng giảm sút, bé kém thông minh và hậu quả là bé bị lùn đi từng ngày.

Không khuyến khích con vận động

Vận động thể chất có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển của bé. Khi con vận động sẽ kích thích phát triển trí não, chiều cao.

Ngoài việc cho con chơi các môn thể thao như bơi lội, đạp xe, nhảy cao, bóng rổ… bố mẹ cũng hãy khuyến khích bé vận động ngoài trời để cơ thể hấp thu vitamin D, giúp xương phát triển.

Cho con sử dụng điện thoại di động

Nhiều bố mẹ thường giao con cho chiếc điện thoại hay máy tính bảng mà không hề lường trước những hậu quả con có thể gặp.

Trẻ dùng điện thoại khi còn quá nhỏ và dùng quá nhiều thời gian mỗi ngày có thể gặp nhiều vấn đề về trí tuệ, thị lực, dễ bị béo phì.

bé bị lùn 3
Ít ai nghờ điện thoại cũng là nguyên nhân ảnh hưởng chiều cao của bé

Nó còn dẫn đến tiểu đường, mắc các bệnh liên quan đến cân nặng khi trưởng thành. Bên cạnh đó, dùng điện thoại quá nhiều khiến bé  bị lùn đi do con chỉ ngồi yên một chỗ mà ít vận động.

Chỉ cho con ăn thức ăn giàu canxi

Vì lo sợ bé bị lùn, nhiều bố mẹ ngay từ đầu đã chăm chỉ bổ sung canxi cho con đến nỗi bỏ quên luôn các dưỡng chất khác.

Chế độ ăn quá dư thừa canxi nhưng thiếu các vitamin và khoáng chất không làm trẻ cao thêm. Thậm chí còn khiến con thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến thấp lùn còi cọc, chậm phát triển trí não.

[inline_article id=193907]

Bố mẹ cũng cần lưu ý bé gái từ 11 – 15 tuổi, bé trai từ 13 – 17 tuổi là giai đoạn này tốc độ tăng chiều cao mạnh nhất để đạt điểm gần cực đại (độ cao cuối cùng của trẻ sau này).

Tuy nhiên, giai đoạn này cũng là thời điểm rất dễ tăng cân, nếu bé gái hoặc bé trai mà bị thừa cân béo phì trong thời điểm này thì tốc độ tăng chiều cao cũng sẽ giảm đáng kể.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Cách viết thiệp thôi nôi cho bé độc đáo, sáng tạo và ý nghĩa

Thôi nôi là ngày đánh dấu cột mốc 1 năm sau khi sinh; cha mẹ ai ai cũng muốn tổ chức một buổi tiệc gia đình với sự tham dự của bạn bè và người thân để cùng chia sẻ niềm vui. Sau đây sẽ là một số cách viết thiệp thôi nôi sáng tạo, đáng yêu và đầy đủ thông tin cần thiết.

Nội dung thiệp mời thôi nôi bé gồm những gì?

Thiệp mời thôi nôi bé là một cách để bố mẹ thông báo về sự kiện quan trọng đánh dấu bước đầu đời của con yêu.

Trong thiệp mời, bố mẹ cần ghi những thông tin sau:

  • Tên của bé: Đây là phần đầu tiên và quan trọng nhất của thiệp mời, vì nó cho người nhận biết được ai là nhân vật chính của buổi tiệc. Bạn nên đề cả họ và tên của bé, hoặc kèm theo biệt danh ở nhà của bé.
  • Thông tin về thời gian, địa điểm: Đây là phần thông tin cần thiết để người nhận biết được khi nào và ở đâu sẽ diễn ra buổi tiệc thôi nôi. Bạn nên ghi chinh xác ngày, giờ, địa chỉ và cả số điện thoại liên lạc. Nếu được, bạn cũng nên in kèm bản đồ ở mặt sau của thiệp.
  • Thông tin liên lạc của bố mẹ/phụ huynh bé: Bạn để lại số điện thoại, mạng xã hội Zalo, Facebook của bố mẹ/phụ huynh bé để người nhận có thể liên lạc với bạn khi cần.
  • Hình ảnh của bé và gia đình: Bạn có thể chọn một hình ảnh chung của bé và gia đình để in lên thiệp mời, hoặc dán vào phần trong cùng của thiệp. Hình ảnh này sẽ cho người nhận thấy được sự hạnh phúc và yêu thương của gia đình bạn đối với bé. Bạn nên chọn một hình ảnh rõ nét, sáng sủa, và có màu sắc hài hòa với thiết kế của thiệp.

Những thông tin về địa điểm và thời gian tổ chức tiệc trong thiệp thôi nôi cần được viết một cách chính xác và cẩn thận.

thiệp sinh nhật đầu tiên cho bé
Cách viết thiệp thôi nôi cho bé: Mẹ nhớ ghi chính xác thông tin thư mời để tránh làm khách mời nhầm lẫn

Cách viết thiệp thôi nôi sáng tạo

Cách viết thiệp thôi nôi hay cần đảm bảo những yêu cầu dưới đây:

Cách viết thiệp thôi nôi cho bé – Phong cách truyền thống

Để nhanh chóng và truyền đạt những thông tin cơ bản nhất; cha mẹ có thể viết thiệp bằng hình thức thông báo sự kiện, giống như cách truyền thống. Với cách viết thiệp này, cha mẹ chỉ cần có thông tin tên người được mời, tên của bé, địa điểm và thời gian.

Mẫu thiệp thôi nôi đơn giản

Mẫu thiệp mời theo kiểu truyền thống

Mẫu thiệp truyền thống

Cách viết thiệp thôi nôi – Phong cách hiện đại

Để phá cách hơn, cha mẹ có thể tìm các mẫu thiệp thôi nôi có thiết kế sinh động; hoặc sử dụng thiệp thôi nôi điện tử. Tấm thiệp mời có thể có hình ảnh động, hình nhân vật hoạt động bé yêu thích; hoặc hình ảnh của bé cưng.

thiệp thôi nôi hiện đại

mẫu thiệp mời sinh nhật bé 1 tháng tuổi

Cách viết thiệp thôi nôi – Phong cách viết tay

Cha mẹ có thể viết thiệp thôi nôi bằng chữ viết tay của mình. Điều này tạo cảm giác trân trọng, cho thấy mẹ đầu tư rất nhiều tâm huyết vào việc viết thiệp mời sinh nhật 1 tuổi cho con.

Viết thiệp bằng chữ viết tay

Viết tay thiệp sinh nhật

Cách viết thiệp thôi nôi – Phong cách phương Tây

Để mang phong cách của phương Tây, mẹ có thể sử dụng cụm từ tiếng Anh như “Happy Birthday”, “1 year old party”,… Ngoài ra, mẹ chọn những họa tiết lấp lánh, sang trọng và thiết kế phông chữ đơn giản, rõ ràng.

Mẫu thiệp thôi nôi theo Phương TâyThiệp mời sinh nhật bé

Cách viết thiệp thôi nôi – Phong cách riêng để bày tỏ tình cảm

Cha mẹ cũng có thể chia sẻ những cảm xúc làm cha mẹ trên chiếc thiệp mời thôi nôi gửi đến bạn bè và người thân. Nhắc nhớ lại chuỗi sự kiện đáng nhớ của bé, để thấy một năm qua bé đã lớn lên như thế nào.

Cha mẹ có thể chừa một khoảng trống để bạn bè và người thân điền những lời chúc đáng yêu dành tặng bé, những chiếc thiệp sinh nhật đầu tiên với những lời chúc tốt đẹp được lưu giữ lại khi lớn lên sẽ vô cùng ý nghĩa. Đó thực sự là một cách viết thiệp thôi nôi ấn tượng.

[inline_article id=60850]

Lưu ý khi viết thiệp mời thôi nôi cho bé yêu

Lên danh sách khách mời

Trước khi biết cách viết thiệp thôi nôi; cha mẹ cần lên một danh sách khách mời; cha mẹ nên sắp xếp danh sách theo thứ tự ưu tiên; để dễ dàng giới hạn số khách có mặt trong buổi tiệc nhỏ của gia đình.

Cần lên danh sách khách mời để tổ chức tiệc thôi nôi chu đáo và rà soát lại thông tin khách mời để không thiếu sự có mặt của những người quan trọng.

Chuẩn bị thiệp mời thôi nôi

Với thiệp thôi nôi, cha mẹ có thể tự thiết kế cách viết; hoặc dùng thiệp mua sẵn. Cha mẹ có thể sử dụng:

  • Ảnh chụp những khoảnh khắc đáng yêu của bé; để làm những chiếc thiệp mời thôi nôi xinh xắn.
  • Hoa cỏ và hình ảnh những món đồ chơi bé thích cũng là một ý tưởng hay.
  • Màu sắc của những chiếc thiệp thôi nôi nên là những màu tươi sáng, đáng yêu.

Ngòai ra năm nay đang hot các mẫu thiệp mời thôi nôi phong cách đơn giản, ngắn gọn; hoặc những mẫu thiệp thôi nôi nói về bản thân bé nhiều hơn.

Chọn màu sắc để viết thiệp thôi nôi cho bé

Thiệp mời thôi nôi bé gái nên là tông màu hồng; còn mẫu thiệp mời thôi nôi cho bé trai thì màu xanh là được yêu thích nhất. Ngoài 2 tông màu chủ đạo trên thì các gam màu vui tươi phù hợp với tất cả bé như vàng, cam, xanh lá, đỏ… cũng rất được yêu thích.

Tùy vào màu sắc của giấy mà cha mẹ nên chọn màu mực phù hợp. Cha mẹ cũng có thể dùng dịch vụ in sẵn tất cả những thông tin cần thiết; chỉ chừa lại những thông tin có thể thay đổi như tên khách mời.

Hoặc trong thời đại công nghệ số, cha mẹ cũng có thể thử sử dụng thiệp mời điện tử; hay sử dụng công cụ mời sự kiện của Facebook để mời khách tham dự một cách đơn giản hơn.

Lên ý tưởng thiết kế thiệp thôi nôi cho bé

Có rất nhiều cách giúp cha mẹ phát thảo ra mẫu thiết kế; tùy theo sở thích của cha mẹ về bố cục, màu sắc và chi tiết trên thiệp. Tựu chung sẽ có 3 cách thiết kế thiệp thôi nôi để viết như sau:

  • Thiệp mời in hình nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh thường gặp như công chúa Sophia, kẻ trộm mặt trăng Minon, mèo máy Doraemon… Quan trọng nhất là lựa chọn nhân vật nào gia đình cảm thấy phù hợp với buổi tiệc thôi nôi của bé.
  • Thiệp mời thôi nôi thiết kế theo tên gọi ở nhà của bé, việc này bạn có thể nhờ dịch vụ chuyên in thiệp mời làm giúp có phí hoặc không bao gồm phí tùy vào từng nhà in. Bạn có thể kết hợp màu sắc ngọt ngào, cắt ghép hình ảnh của bé để in trên thiệp mời sẽ tạo hiệu ứng khác biệt hơn
  • Ý tưởng phá cách hơn là in ấn và thiết kế thiệp mời thôi nôi theo dạng vé máy bay, lịch, giấy khai sinh… đang là dần trợ thành xu hướng được ưa chuộng vì nét độc đáo về ý tưởng nhưng vẫn giữ được sự ngộ nghĩnh, đáng yêu và hài hước

Tuy nhiên, cha mẹ hãy cân nhắc đến việc có nên in hình ảnh của bé trên thiệp mời hay không; bằng cách hỏi những bậc cao tuổi trong nhà bạn bởi vì có một số quan niệm dân gian về việc phát tán hình ảnh của trẻ nhỏ.

mẫu thiệp thôi nôi
Cách viết mẫu thiệp mời thôi nôi cho bé

Mẫu và cách viết thiệp thôi nôi (tiếng Việt)

Mẫu và cách viết thiệp thôi nôi (tiếng Việt)

Mẫu và cách viết thiệp thôi nôi (tiếng Việt)

Cách chọn chất liệu in thiệp thôi nôi để viết lời mời

Chất liệu để in thiệp tất nhiên là giấy, nhưng quan trọng đó là loại giấy nào thích hợp nhất với ý muốn của cha mẹ như hình ảnh của bé, phối màu tổng thể. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ cần nắm rõ một vài yếu tố sau đây sẽ mang lại hiệu ứng tốt nhất theo yêu cầu.

  • Giấy Glossy: Chất giấy bóng láng như giấy ảnh, định lượng (độ dày) giấy dao động từ 150 – 260 – 300gsm đơn giá chênh lệch từ 500 đồng – 1000 đồng/ thiệp. Ưu điểm của loại giấy này là khi in cho ra hình ảnh của bé cực kì sắc nét và tươi tắn vì độ sáng bóng của nền giấy tạo hiệu ứng đa màu cho mẫu thiệp thôi nôi.
  • Giấy Fort: Đây là loại giấy in thông thường có bề mặt nhẵn, không có độ bóng như giấy glossy. Ưu điểm vượt trội của chất giấy này là giá thành rẻ, phù hợp với mẫu thiệp thôi nôi ít hình và nhiều chữ. Nhược điểm là khi in hình ảnh bé sẽ bị tối màu không đạt được độ tươi sáng cần có
  • Giấy mỹ thuật: Đây là loại giấy có gân nổi hoặc chìm trên bề mặt giấy in, định lượng từ 120 – 200 – 250gsm tùy vào loại giấy. Giấy này thông thường được nhập từ Anh, Đức, Ý, Hàn Quốc, Đài Loan… đơn giá cao thấp tùy thuộc vào loại giấy mỹ thuật bạn chọn lựa.
cách viết thiệp thôi nôi 3
Chất liệu cũng rất quan trọng khi biết cách chuẩn bị thiệp thôi nôi để viết cho bé

Mẫu viết lời mời thôi nôi cho bé hay

Mẫu viết lời mời thôi nôi sẽ giúp mẹ hình dung dễ hơn cách viết thiệp thôi nôi. Dưới đây là một ví dụ:

“Nhân dịp mừng thôi nôi bé………………………………………………………………………
Trân trọng kính mời:……………………………………………………………..
Vui lòng đến dự buổi tiệc chung vui với gia đình chúng tôi tại……………………………………………..

Vào lúc:……giờ ………………. Ngày …………… Tháng……năm…………..
Sự hiện diện của …………………………là lời chúc tốt lành nhất dành cho bé.

Trân trọng kính mời”

mẫu viết lời mời thôi nôi hay
Cách viết nội dung thiệp thôi nôi

Kết luận

Đến bước này bố mẹ thấy cách viết thiệp thôi nôi cho bé không khó phải không? Hãy để những câu chữ đáng yêu và chân thành thể hiện tình yêu thương của bố mẹ dành cho bé và sự trân trọng của bố mẹ dành cho những người bạn, người thân có mặt trong bữa tiệc nhỏ đầu tiên của con.

[key-takeaways title=”Các bài viết cùng chủ đề:”]

[/key-takeaways]

[summary title=””]

Chuyên mục ‘Năm đầu đời của bé‘ đăng tải những nội dung xoay quanh các chủ đề về chăm sóc, nuôi dạy, cột mốc phát triển của trẻ và nhiều nội dung khác dành cho bé từ 0 – 12 tháng tuổi. Mời bạn ghé thăm chuyên mục để đọc tiếp các bài viết hữu ích của MarryBaby!

[/summary]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Trẻ 5 tuổi khó ngủ: tình trạng nguy hiểm hay không có gì nghiêm trọng?

Hiện nay rất nhiều bậc cha mẹ đang phải đối mặt với thực tế rằng trẻ thường trằn trọc, không ngủ được vào ban đêm. Theo một nghiên cứu thì có đến 69% cha mẹ cho rằng con cái của họ (ở độ tuổi dưới 10 tuổi) ít nhất 2-3 lần một tuần rơi vào trạng thái khó ngủ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ.

Vì sao trẻ 5 tuổi khó ngủ về đêm?

Trẻ 5 tuổi bị khó ngủ thường do nguyên nhân tâm lý. Các lý do thông thường bao gồm:

  • Nhà bạn có thêm thành viên em nhỏ tuổi: Có thể bé đang ghen tị với em nhỏ tuổi hơn, sợ cha mẹ dành thời gian, yêu thương hết cho thành viên bé nên bạn trằn trọc khó ngủ.
  • Những nỗi sợ? ( Sợ ma, sợ quái vật, sợ những nhân vật trong phim hoạt hình…) Điều này cũng đơn giản và dễ hiểu, đó là tâm lý phổ biến chung của con trẻ.
  • Với một số bé ở tuổi này, việc chuyển từ ngủ cùng phòng với bố mẹ sang ngủ phòng riêng không phải là đơn giản.
  • Trẻ thiếu hụt vitaminD và canxi (hay gặp ở trẻ còn bú và những trẻ đang phát triển hệ cơ, xương), thiếu các vi chất (kẽm, magie), trẻ mắc bệnh đường hô hấp trên (viêm VA mũi mạn tính) làm trẻ ngạt mũi…
Trẻ 5 tuổi khó ngủ 6
Trẻ 5 tuổi khó ngủ phần lớn do nguyên nhân tâm lý

Trẻ 5 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Mỗi lứa tuổi thời gian ngủ khác nhau, trẻ càng nhỏ thời gian ngủ càng nhiều.

  • Trẻ sơ sinh: ngủ 16-18h/ngày, trừ những lúc thức để ăn còn lại là trẻ ngủ.
  • Trẻ từ 2-12 tháng: cần ngủ 14-16h/ngày
  • Trẻ từ 13-36 tháng: cần ngủ 12-14h/ngày
  • Trẻ từ 3 tuổi đến 5 tuổi: cần ngủ 10-12h/ngày
  • Từ 6 tuổi 10 tuổi: cần ngủ 10-11h/ngày
  • Từ 10 tuổi trở lên: ngủ bằng người lớn 8h/ngày

Ngoài thời gian ngủ trẻ còn phải đi ngủ đúng giờ, nhất là vào buổi tối, không nên cho trẻ ngủ quá muộn. Tất cả trẻ dưới 6 tuổi không nên ngủ sau 21h.

Vì nếu ngủ quá muộn hocmon tăng trưởng của thùy sau tuyến yên không tiết ra làm trẻ chậm lớn (hocmon tuyến yên tiết ra nhiều nhất là lúc 11-12h đêm khi trẻ đang ngủ say).

Trẻ 5 tuổi khó ngủ 4
Một giấc ngủ ngon của con luôn là mong ước của nhiều bố mẹ

Mặt khác ngủ quá muộn hôm sau trẻ dậy muộn ảnh hưởng đến bữa ăn sáng. Trẻ nhỏ thì không có thời gian tắm nắng nên bị còi xương.

Trẻ lớn thì muộn học và bữa sáng cũng ăn không được đầy đủ. Đây cũng chính là nguyên nhân làm trẻ bị suy dinh dưỡng.

Giải pháp giúp trẻ 5 tuổi ngủ ngon giấc hơn

Có nhiều biện pháp giúp giải quyết vấn đề trẻ 5 tuổi khó ngủ. Trong quá trình nuôi dạy con, tùy theo tình trạng hiện tại của bé, bố mẹ có thể tham khảo và chọn cho mình giải pháp phù hợp nhất.

Cho bé tập thể dục

Biện pháp đầu tiên là bạn nên cho bé tập thể dục thường xuyên. Tham gia vào các hoạt động ngoài trời giúp bé hấp thụ tốt vitamin D, canxi để hệ xương và chiều cao bé phát triển tốt nhất.

Như vậy sẽ giúp bé ngủ ngon hơn sau 1 ngày hoạt động vui vẻ, thoải mái.

Sinh hoạt nề nếp và khoa học

Không nên cho bé ăn đêm, đặc biệt là ăn quá gần giờ đi ngủ vì khi ăn quá gần giờ đi ngủ gây tình trạng bé bị đầy bụng khó tiêu.

Nếu ăn quá no bé sẽ bị chướng bụng đầy hơi và gây khó ngủ khó chịu. Hơn nữa cần hạn chế để bé ăn đồ ngọt và chất béo.

[inline_article id=158391]

Hạn chế cho bé ngủ ngày vô tổ chức. Mẹ nên ngủ giấc ngắn vào buổi trưa đầy đủ, không ngủ sau 5h hoặc 6h chiều. Vì khi ấy quá gần giấc ngủ chính thì trẻ 5 tuổi khó ngủ buổi tối hơn và sinh ra trằn trọc.

Thực hiện nề nếp bao gồm hoạt động tắm, uống, đánh răng, ôm ấp, câu chuyện, cầu nguyện hoặc một bài hát và hôn “chúc ngủ ngon”. Đây có thể là thời gian yên tĩnh để ngồi lên giường và nói về những sự kiện trong ngày.

Sẽ hữu ích nếu để trẻ biết rằng sắp đến giờ đi ngủ. Hoặc chỉ lên đồng hồ đúng đến số 9 hoặc 10 là bé phải vào giường, khi ấy bé sẽ hợp tác chủ động thấy điều ấy là quan trọng.

Hoặc bạn gia hạn: chỉ làm việc này, chơi trò này xong là phải đi ngủ. Như thế bé sẽ thấy” thiết quân lệnh” ấy không phải trò đùa, làm như vậy sẽ ngăn sự nũng nịu của trẻ có thêm thời gian để chơi.

Tạo cảm giác an toàn cho bé khi ngủ

Nên tạo cảm giác âm cúng và an toàn cho bé vào buổi tối trước khi đi ngủ, những cái ôm ấp lâu hơn, những bài hát ru nhẹ nhàng hay những câu chuyện thủ thỉ sẽ giúp tâm lý trẻ được ổn định hơn và giấc ngủ sẽ ngon hơn với trẻ

Tỉnh dậy vào ban đêm thường phổ biến ở độ tuổi này và không có “ cách thích hợp” nào để giải quyết tình trạng này.

Đôi khi một số trẻ có thể tự mình ổn định và ngủ lại. Một số khác cần an ủi vỗ về nhất là những bé dễ cô đơn, buồn bã và những bé bị ốm cần giúp đỡ để quay trở lại giấc ngủ.

Trẻ 5 tuổi khó ngủ 3
Bố mẹ cần tạo cảm giác an toàn để bé sớm đi vào giấc ngủ sâu

Một điều nữa cũng nên chú ý đó là cố gắng ổn định chỗ ngủ của con bạn, nơi trẻ sẽ ngủ suốt đêm, để bạn không phải di chuyển trẻ.

Cha mẹ hãy để ý về những sự thay đổi đang xảy ra trong cuộc sống của trẻ mà có thể dẫn đến căng thẳng. Những sự thay đổi này có thể dường như không quan trọng đối với người lớn, nhưng có thể là vấn đề lớn trong mắt một đứa trẻ.

Điều này sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn những gì trẻ đang gặp phải và giúp trẻ vượt qua hoặc đối đầu với những điều trước mắt diễn ra với trẻ hơn.

Nếu sau khi thực hiện các bước trên mà tình trạng trẻ 5 tuổi khó ngủ vẫn không cải thiện, bạn cần cho bé đi khám tại cơ sở chuyên khoa nhi để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm, nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm thường do nguyên nhân gì? Bên cạnh những lý do đơn giản như đầy bụng, ngạt mũi, thời tiết quá nóng hay quá lạnh, v.v. Một vài bé có thể không ngủ ngon vì các bệnh lý liên quan đến thần kinh.

Trẻ 2 tuổi quấy khóc về đêm là bình thường hay bất thường?

Trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm là một hiện tượng rất phổ biến. Đó là một phần trong quá trình phát triển của trẻ và có thể do nhiều lý do khác nhau, bao gồm sự khó chịu, sợ hãi hoặc muốn được ba mẹ chú ý. Việc trẻ 2 tuổi khó ngủ quấy khóc về đêm sẽ không đáng lo ngại nếu như em bé không có thêm các triệu chứng bệnh hoặc đau khác. Điều này là bình thường về mặt phát triển của trẻ.

Nguyên nhân gây tình trạng trẻ 2 tuổi khóc đêm

Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm 1
Trẻ 2 tuổi hay quấy khóc đêm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Có rất nhiều lý do khiến trẻ 2 tuổi hay khóc đêm; tuy nhiên những nguyên nhân hàng đầu sau cha mẹ cần lưu ý:

1. Bé bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ nhỏ 2 tuổi rất dễ bị đầy bụng, chướng hơi, thường là do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý. Nhiều phụ huynh cho con ăn quá no, ăn cơm quá sớm; hoặc ăn các thức ăn mà cơ thể trẻ chưa đủ men để tiêu hóa. Điều này khiến thức ăn chưa tiêu hóa hết ứ đọng trong lồng ruột bị vi khuẩn lên men và gây ra tình trạng đầy hơi.

Rối loạn tiêu hóa là cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé ngủ không ngon giấc và hay quấy khóc đêm.

2. Trẻ 2 tuổi bị đói sẽ hay khóc đêm

Trẻ em phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc, đặc biệt là trong 3 năm đầu đời và giai đoạn dậy thì. Chính vì thế, trẻ thường ăn rất nhiều và nhu cầu gia tăng theo thời gian.

Đặc biệt, nếu có ngày nào đó trẻ hoạt động quá mức, hôm đó trẻ cần phải được ăn nhiều hơn. Chính vì thế, trẻ 2 tuổi hay quấy khóc đêm cũng có thể là do đói bụng.

Nếu con của cha mẹ rất hay thức giấc nửa đêm và đòi ăn; rất có thể là do trẻ đói quá. Lúc này cha mẹ nên cho trẻ ăn thêm một bữa nhẹ trước khi đi ngủ; chẳng hạn như ăn sữa chua, sữa tươi hoặc bơ đậu phộng.

>> Xem thêm: Bé bú đêm nhiều phải làm sao để khắc phục?

trẻ 2 tuổi hay khóc đêm
Các vấn đề về thần kinh cũng có thể làm bé 2 tuổi hay khóc đêm

>> Xem thêm: Mách mẹ cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 2

3. Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm do thiếu Vitamin D

Nhiều ba mẹ thắc mắc không biết trẻ 2 tuổi hay quấy khóc đêm do thiếu chất gì? Bé 2 tuổi hay khóc đêm do thiếu một số chất như Vitamin D, Canxi, Kẽm, Sắt… Đây cũng là một nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi hay khóc đêm, ngủ không ngon giấc.

Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các bé đã được bổ sung đầy đủ vitamin D ngay từ lúc mới sinh ra; nên tỷ lệ thiếu vitamin D thường không cao. Và do đó, cha mẹ không cần quá nặng đầu với câu hỏi trẻ 2 tuổi hay khóc đêm thiếu chất gì đâu nhé.

>> Cha mẹ xem thêm: Bổ sung canxi cho trẻ đúng cách theo độ tuổi

4. Trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm do tè dầm

Trẻ 2 tuổi chưa kiểm soát được hoàn toàn khả năng đi tiểu tiện, đó là lý do vào ban đêm trong khi ngủ trẻ bị đái dầm. Một số trẻ có thể tiếp tục ngủ như chưa có chuyện gì (nghĩ đó là mơ); một số khác thì thức giấc và khóc lóc. Điều này khá phổ biến và bình thường.

Nếu bé 2 tuổi hay khóc đêm và có dấu hiệu tè dầm; cha mẹ đừng trách phạt trẻ, hãy nhẹ nhàng lau dọn và để trẻ đi ngủ tiếp.

5. Bé 2 tuổi hay khóc đêm do mọc răng hoặc bị bệnh

Nhiều trẻ 2 tuổi mới mọc răng hàm nên sẽ khó chịu hoặc đau đớn. Nếu bé bị đau hoặc khó chịu vì mọc răng sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Ngoài ra, việc trẻ 2 tuổi đột ngột la hét hay khóc đêm trước khi đi ngủ có thể do bé bị ốm; chẳng hạn như cảm lạnh hoặc nhiễm trùng tai.

Lúc này, mẹ nên kiểm tra sức khỏe của con để xác định nguyên nhan cụ thể như: mọc răng, nghẹt mũi, sốt hoặc các vấn đề khác.

6. Trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm vì sợ hãi

Khi được 2 tuổi, nhiều trẻ bắt đầu nhìn thế giới theo những cách mới, phức tạp hơn, dẫn đến xuất hiện những nỗi sợ mới. Khi trẻ đột nhiên ngủ không ngon; nguyên nhân có thể là chứng sợ bóng tối hoặc điều gì đó đáng sợ mà bé tưởng tượng ra.

trẻ 2 tuổi hay quấy khóc
Trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm vì sợ hãi, lo lắng

7. Trẻ 2 tuổi quấy khóc ban đêm vì buồn bã, tức giận

Nếu như trước khi đi ngủ trẻ thấy tức giận, buồn bã, hay không hài lòng về việc nào đó, con sẽ thường quấy khóc khó ngủ. 

Trong giai đoạn này, khóc có thể là cách trẻ biểu đạt sự không hài lòng, bất mãn, hoặc sự tức giận mà không thể nói ra được. 

8. Căng thẳng thần kinh khiến trẻ 2 tuổi hay khóc đêm

Đối với trẻ nhỏ, hệ thần kinh của bé rất non nớt, dễ bị căng thẳng bởi các yếu tố bất lợi của môi trường xung quanh. Khi bé bị căng thẳng thần kinh; biểu hiện đầu tiên mà cha mẹ thường gặp nhất đó là trẻ 2 tuổi hay quấy khóc dai dẳng về đêm.

Trẻ nhỏ học hỏi từ việc tiếp nhận các yếu tố tác động từ thế giới xung quanh. Tuy nhiên, bé đôi khi gặp khó khăn trong việc tiếp nhận tất cả các kích thích từ ánh sáng, tiếng ồn cho đến sự tiếp xúc với người khác, hoặc bị người khác ẵm bồng; dẫn đến trẻ 2 tuổi hay khóc đêm.

9. Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm vì quá mệt mỏi

Trong khi hầu hết người lớn có xu hướng gục xuống giường ngủ ngay khi đã quá mệt mỏi, trẻ em thường làm ngược lại. Khi bé đi ngủ muộn hơn, chúng thường ủ rũ vì quá mệt. Càng mệt trẻ sẽ càng quấy và khó bình tĩnh lại để dễ dàng đi vào giấc ngủ.

10. Bé bị lo âu chia ly

Trong những năm đầu đời, trẻ em thường phải trải qua những giai đoạn lo lắng về sự chia ly, nơi chúng sợ bị xa cách những người lớn đáng tin cậy và đặc biệt là cha mẹ của chúng. Sự lo lắng này có thể dẫn đến những cơn cáu kỉnh trước khi đi ngủ; và gây ra tình trạng trẻ 2 tuổi hay quấy khóc đêm.

>> Mẹ xem thêm Giai đoạn bám mẹ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách đối phó

11. Trẻ 2 tuổi khóc đêm do giấc ngủ bị gián đoạn

Bên cạnh khủng hoảng tuổi lên 2, tình trạng khóc quấy ban đêm cũng có thể do trẻ không cảm thấy thoải mái khi đang ngủ. Những nguyên nhân có thể kể đến bao gồm: 

  • Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh
  • Đói bụng
  • Tè dầm
  • Tiếng ồn
  • Mơ thấy ác mộng
  • Ảnh sáng phòng ngủ quá chói

>> Có thể bạn quan tâm: 8 điều mẹ nên biết về giấc ngủ của bé

Trẻ 2 tuổi hay quấy khóc về đêm phải làm sao?

Trẻ 2 tuổi hay quấy khóc về đêm phải làm sao?

Dưới đây là kinh nghiệm khi bé 2 tuổi ngủ không ngon giấc của các bà mẹ bỉm sữa; mẹ cùng tham khảo và áp dụng thử cho bé nhà mình nhé.

1. Phân biệt thời gian ngủ và chơi với trẻ 2 tuổi hay khóc đêm

Một trong những bí quyết hàng đầu giúp bé 2 tuổi ngủ ngon giấc là các mẹ hãy tạo ra cho con mình những thói quen về thời gian ngủ. 

Hãy cho bé học cách “ngày chơi, đêm ngủ” bằng việc khuyến khích bé ban ngày tham gia vào các hoạt động nói chuyện, vui chơi với mọi người để kích thích cho bé tập trung ngủ vào buổi tối.

Còn trong lúc chưa đến giờ ngủ mà bé có những dấu hiệu bé buồn ngủ như cáu kỉnh, dụi mắt, lim dim, ngáp; mẹ nên vỗ về, xoa lưng để bé thư giãn trở lại, hoặc có thể cho ngậm núm vú giả (nhưng không nên quá lệ thuộc).

Buổi đêm, nếu bé đang ngủ mà tự dưng thức dậy muốn bú sữa, cha mẹ nên nói chuyện bằng giọng dịu dàng, không bật đèn sáng để bé nhận thức và hiểu đây là giờ ngủ; không phải giờ chơi.

Như vậy sẽ tạo nên cho bé thói quen ngủ vào ban đêm sâu giấc và tập trung hơn. Đồng thời ba mẹ cũng giải tỏa nỗi lo về trẻ 2 tuổi hay khóc đêm.

>> Cha mẹ xem thêm: Tâm lý trẻ 2 tuổi và điều mẹ cần biết để nuôi dạy con tốt nhất

[inline_article id=170558]

2. Thiết lập khung giờ ngủ cố định cho bé

Bên cạnh tạo thói quen để hình thành giấc ngủ, mẹ cũng chú ý nên thiết lập một giờ ngủ cố định cho bé giúp bé biết được giờ nào thức, giờ nào ngủ. Từ đó, tránh được tình trạng trẻ 2 tuổi hay quấy khóc đêm. 

Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp với một số việc làm như sau để bé ngủ ngon và sâu giấc hơn như:

  • Tắm, mát xa cho bé.
  • Hát ru hoặc nghe nhạc êm dịu.
  • Giảm dần các hoạt động trước giờ đi ngủ.
  • Âu yếm, thủ thỉ trò chuyện, chúc bé ngủ ngon.
  • Đọc sách, kể chuyện cho bé trước khi đến giờ ngủ.
thiết lập giờ ngủ cố định cho con
Bé 2 tuổi hay khóc đêm phải làm sao? Nếu trẻ 2 tuổi hay khóc đêm, hãy tạo thói quen ngủ nhất quán cho bé

3. Tạo không gian ngủ dễ chịu, thoải mái cho trẻ 2 tuổi hay khóc đêm

Không gian ngủ cũng là một trong những yếu tố giúp bé có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ. 

Bé 2 tuổi thường rất ngộ nghĩnh và đáng yêu, ở độ tuổi này bé đang cần sự khám phá và bắt nhịp với cuộc sống bên ngoài.

Chính vì thế, để kích thích trẻ 2 tuổi hay khóc đêm ngủ nhanh hơn; mẹ thử áp dụng những cách đơn giản sau:

  • Cho bé nghe nhạc: Âm nhạc là một cách hiệu quả giúp bé ngủ nhanh hơn. Mẹ hãy thử cho bé nghe những bản nhạc hòa tấu có giai điệu du dương, nhẹ nhàng, chắc hẳn bé sẽ ngủ dễ dàng hơn.
  • Hạn chế những yếu tố kích thích: Giảm ánh sáng, âm thanh và các hoạt động sẽ khiến bé an giấc hơn. Tuy nhiên, có thể sử dụng âm thanh đều đều, nhẹ nhàng của tạp âm trắng (tiếng quạt máy, tiếng máy điều hòa…) để bé có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
  • Môi trường xung quanh: Mẹ cần thường xuyên vệ sinh, lau chùi chỗ giường ngủ/nôi cho bé sạch sẽ, đặt ở các vị trí thoáng mát, nhiệt độ vừa phải…
  • Đặt đồ vật của bé yêu thích hoặc trang trí phòng theo sở thích từng bé.

4. Tránh thời gian sử dụng thiết bị trước khi đi ngủ

Nếu cha mẹ cho phép trẻ xem ti vi hoặc sử dụng một thiết bị như máy tính bảng; cha mẹ có thể cân nhắc không cho trẻ 2 tuổi hay quấy khóc đêm làm như vậy trong 1-2 giờ trước khi đi ngủ.

  • Tránh những kích thích mạnh trước khi ngủ. Bạn nên hạn chế cho trẻ tham gia các  hoạt động mạnh trước khi đi ngủ như chạy giỡn, xem TV, chơi game,…

>> Cha mẹ xem thêm: 13 tác hại khi cho trẻ xem tivi có thể khiến bạn bất ngờ

5. Đặt hình phạt khi trẻ 2 tuổi quấy khóc, không chịu ngủ về đêm

Giả sử tất cả các nhu cầu của chúng đều được đáp ứng; trẻ 2 tuổi hay khóc đêm sẽ tiếp tục cố gắng tìm ra những cách khác nhau để không đi ngủ và trì hoãn giờ đi ngủ; cha mẹ có thể cân nhắc việc triển khai một số “hình phạt” khi giờ đi ngủ bị vi phạm; hoặc một số kế hoạch hạn chế khác.

6. Duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ

Ba mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều, hoặc quá ít vào buổi tối. Ngoài ra, bạn cũng cần chú trọng bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong chế độ ăn lành mạnh của con.

Chẩn đoán và điều trị tình trạng trẻ 2 tuổi hay khóc đêm

Chẩn đoán và điều trị trẻ khóc đêm

Theo Bác sĩ Bùi Ngọc Vy, hiện đang công tác tại khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ; khá nhiều trường hợp trẻ đến khám vì rối loạn giấc ngủ, khiến các bậc phụ huynh lo lắng.

Bác sĩ Vy cho biết, sau khi sinh, giấc ngủ có tác dụng giúp cơ thể bé phục hồi sức khỏe và phát triển. Trong khi ngủ, tuyến yên trong não của trẻ em tiết ra hormone tăng trưởng.

Nếu chu kỳ thức – ngủ ở não bị rối loạn do những nguyên nhân khác nhau sẽ gây ra rối loạn về giấc ngủ. Phần lớn các trường hợp rối loạn giấc ngủ là không tìm được nguyên nhân, hay gặp nhất là ở trẻ dưới 1 tuổi.

Khi đó có thể cho trẻ làm một số xét nghiệm xác định một số yếu tố vi lượng như canxi, magie, kẽm… Nếu vẫn chưa xác định được, có thể cho trẻ làm điện não đồ, siêu âm thóp…

Khi tất cả kết quả bình thường, bác sĩ có thể cho một chút thuốc để điều chỉnh lại giấc ngủ của trẻ giúp tránh tình trạng trẻ 2 tuổi hay khóc đêm. Còn nếu điện não đồ bất thường; bé có thể phải điều trị lâu dài bằng thuốc điều trị động kinh.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Mẹo chữa trẻ ngủ ngày thức đêm hiệu quả để mẹ và con cùng có giấc ngủ ngon

Bố mẹ KHÔNG nên làm gì khi con quấy khóc giữa đêm?

Khi con quấy khóc giữa đêm, có một số điều mà bố mẹ nên tránh làm để giúp con ngủ ngon hơn và tạo ra một môi trường ngủ tích cực. Dưới đây là những điều bố mẹ không nên làm trong tình huống này:

  • Đừng trách móc hay nổi giận. Điều này có thể làm gia tăng sự căng thẳng và lo âu của trẻ, khiến con quấy khóc dữ dội hơn. 
  • Tránh việc dỗ dành con bằng thiết bị điện tử để dỗ con nín khóc, chẳng hạn như: cho con xem TV hoặc chơi game vào lúc nửa đêm. Điều này có thể làm trẻ tỉnh giấc và khó ngủ hơn.
  • Không nên đợi quá lâu trước khi dỗ dành bé. Nhiều bậc cha mẹ thường để con tự nín khóc khi trẻ quấy vào ban đêm để giúp con tự lập hơn. Tuy nhiên, bạn không chờ quá lâu, đặc biệt khi trẻ 2 tuổi quấy khóc dữ dội vào ban đêm. Điều này có thể khiến con tổn thương, căng thẳng.

Tóm lại

Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm nhiều có sao không? Nhìn chung, trẻ 2 tuổi khóc nhiều không quá đáng lo. Bé có thể là do đói bụng, mệt mỏi, đang mọc răng, có vấn đề về tiêu hóa, thần kinh và bệnh lý nhẹ.

Tuy nhiên nếu tình trạng trẻ 2 tuổi hay khóc đêm vẫn không thuyên giảm, còn kèm theo dấu hiệu chậm phát triển, sốt; mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi sức khỏe của con.

Khi cho con đi khám, nên trao đổi kỹ với bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp, nhằm giúp trẻ 2 tuổi hay khóc đêm có giấc ngủ sâu. Điều này đặc biệt quan trọng vì rất có thể trẻ đang gặp vấn đề với hệ thần kinh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

10 cột mốc quan trọng bé 2 tuổi cần phải đạt được

Nói như thế không có nghĩa là bé 2 tuổi cần đạt được cùng một lúc những cột mốc này. Có thể chỉ là 2,3,4 hoặc 5 mốc thôi cũng rất tuyệt vời rồi.

Khả năng cầm nắm của trẻ tốt hơn

Bé có thể cầm nắm và nhặt được những món đồ chắc chắn, di chuyển về phía mình và buông bỏ sau khi đã giữ nó. Và trẻ cũng có thể làm một hành động ngược lại. Ban đầu có thể bé đồ vật sẽ trượt khỏi tay nhưng nó sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Bắt đầu thích các loại nhạc cụ

Khi bạn mua cho trẻ một cây đàn piano hay trống đồ chơi bé sẽ rất thích thú sử dụng nó để tạo ra những tiếng động trong khi bạn hát cho bé nghe. Đương nhiên những nhịp điệu mà bé tạo ra là ngẫu nhiên chứ không phải theo bất kỳ bài học nào đó. Đó là phản xạ tự nhiên thôi, việc học lúc này là “xa xỉ” với bé.

Sử dụng nhiều từ vựng hơn khi nói chuyện

Bé sử dụng rất nhiều từ vựng khác nhau trong những lần trò chuyện cùng mọi người. Thời điểm này trẻ có thể bắt chước và học từ vựng rất nhanh khi nghe bạn nói. Vì vậy hãy chỉ “la hét” khi không có bé ở cạnh.

Cố gắng sử dụng ngôn ngữ với bé một cách đa dạng nhưng cơ bản. Thay vì sử dụng cùng một từ để miêu tả hành động lặp lại thường xuyên hãy chọn lựa từ thay đế có cùng ý nghĩa. Ví dụ như “khổng lồ” thay vì “lớn”.

Thích trò chơi đóng vai

Thời điểm này trí tưởng tưởng của bé phong phú hơn và trẻ thích tham gia vào những trò chơi giả vờ, làm bác sĩ khám bệnh hay chú lính cứu hóa chẳng hạn. Con bạn hoàn toàn thích loại hoạt động này bởi vì bé có thể giả vờ là một người khác – rất có thể trẻ sẽ ăn mặc như một người lớn.

Thích thú với các trò chơi lắp ráp

Cho bé tập ghép hình cơ bản, chỉ gồm 2-3 miếng ghép có thể dễ dàng ráp lại với nhau và đừng quên lựa chọ kích thước nhỏ cho vưa vặn với bàn tay của bé. Bạn sẽ thấy trẻ không những thích thú mà còn có khả năng tưởng tượng tuyệt vời.

Khả năng ghi nhớ phát triển

Trẻ thích những “thách thức” về trí nhớ. Ví dụ bạn để một tờ báo trên bàn bếp. Vài phút sao bạn đi đến một phòng khác và giả vờ rằng không nhớ nơi bạn đã để tờ báo. Bạn hỏi :” Con có biết tờ giấy mẹ để đâu không nghỉ”. Bé nghĩ một lúc và sẽ mang đến cho bạn ngay thôi.

Phát triển kỹ năng nhảy

Khi mới biết đi bé luôn cố gắng nhảy nhưng bé thực sự không thể rời chân khỏi mặt đất. Bây giờ, bé đã tự giải phóng đôi chân lên không trung và hạ cánh an toàn trên cùng một chỗ. Lúc đầu, khoảng cách giữa lòng bàn chân và sàn nhà là tối thiểu, nhưng nó dần dần tăng lên.

Thích hoạt động ngoài trời

Bé cưng của bạn mạo hiểm hơn trong khi chơi ngoài trời nhưng bé vẫn thích bạn ở gần trẻ khi cô ấy nô đùa – sự hiện diện của bạn làm cho trẻ cảm thấy an toàn và mang lại cho trẻ sự tự tin để khám phá nhiều hơn.

Thông báo cho cha mẹ khi cần đi toilet

Bởi bây giờ con bạn có thể có kiểm soát khả năng tiểu tiện và đại tiện tốt trong ngày. Bé vui mừng khi có thể tự mặc quần như các anh chị lớn. Tán thưởng mỗi lần bé có thể tự lấy và ngồi vào bô của mình.

Biết cách kết bạn

Bé thích được ở với những đứa trẻ khác và bạn có thể nhận thấy trẻ nhanh chóng chán nản khi phải chơi một mình. Mặt khác, đừng ngạc nhiên khi thấy rằng bé và bạn bè của cô thường xuyên cãi nhau, mặc dù bạn đã cố hết sức ngăn cản. Đó là tâm lý phát triển tự nhiên.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

“Học lỏm” mẹ Singapore cách nấu súp gà ác cho bé trị cảm lạnh lúc giao mùa

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thịt gà ác giàu chất chống oxy hóa và carnosine. Nhờ vậy mà nó rất tốt cho sức khỏe. Đồng thời súp gà ác cũng là một phương pháp đơn giản khác giúp làm dịu bệnh của bé.

Cách nấu súp gà ác cho bé của mẹ Singapore

Chị Cynthia Lim tại Singapore đã chia sẻ trên Facebook của mình cách nấu súp gà đen giúp chữa cảm lạnh nhanh chóng cho bé. Sau đây là các bước thực hiện món ăn ngon miệng này:

  • Bước 1: Mẹ rửa sạch thịt gà rồi cắt miếng nhỏ.
  • Bước 2: Dùng cán dao để đập cho thịt gà mềm.
  • Bước 3: Đặt thịt gà vào bát và cho vào nồi hấp cách thủy. Mẹ có thể đậy nắp bát nếu muốn.
  • Bước 4: Đổ nước vào nồi, đậy nắp vung kín một nửa miệng nồi.
  • Bước 5: Bật lửa to đun sôi nước. Sau 10 phút vặn nhỏ lửa.
  • Bước 6: Đun lửa nhỏ trong 3 giờ, thêm nước nếu cần.
  • Bước 7: Tắt bếp, để 10 phút cho nước nguội bớt. Sau đó chắt lấy nước thịt gà trong bát.
  • Bước 8: Mẹ lọc lại nước thịt gà qua rây để loại bỏ tạp chất
  • Bước 9: Cho vào bát để bé thưởng thức.

Lợi ích của súp gà ác với sức khỏe

Giá trị dinh dưỡng của gà ác

Từ xa xưa, gà ác đã được coi là món ăn bổ dưỡng của người Trung Quốc và Việt Nam. Loại gà này có lông vũ màu trắng tuyết, mềm như tơ tằm trên đầu. Bên dưới lớp lông là lớp da, thịt và xương đều có màu đen.

Thịt gà ác có tác dụng bổ dưỡng cao hơn gà thường. Mỗi 100g gà ác có khoảng 22,3g protid và 2,3g lipid trong khi gà thường chỉ khoảng 18,2 – 20,3g protid nhưng có đến từ 7,5 -1 0,5g lipid.

cách nấu súp gà ác cho bé 1
Súp gà ác rất tốt cho bé trong thời khắc giao mùa

Theo kinh nghiệm của Đông y, thịt gà ác có tác dụng làm tăng sức dẻo dai, cải thiện công năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cho trẻ.

Thịt gà ác ít mỡ, rất giàu đạm và có chừng 18 loại acid amin, nhiều vitamin như A, B1, B2, N12, E, PP… và các nguyên tố vi lượng như K, Na, Ca, Fe, Mg, Mn, Cu…

Hàm lượng chất sắt (giúp bổ máu) trong thịt gà ác rất cao, chiếm 7,9%, trong khi gà ri chỉ có 3,9%.

Tác dụng chữa bệnh của thịt gà ác

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thịt gà ác giàu chất chống oxy hóa và carnosine. Nhờ vậy mà nó rất tốt cho quá trình nuôi dạy con.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Nam Xương ở Trung Quốc đã phát hiện ra rằng giống gà này có số lượng carnosine nhiều gấp 2 lần so với gà thông thường.

“Chúng tôi chắc chắn rằng gà ác là một trong những loại thực phẩm giàu carnosine nhất“, nhà nghiên cứu Ying-gang Tian của Phòng thí nghiệm  Khoa học thực phẩm tại Đại học Nam Xương ở Nam Xương chia sẻ.

cách nấu súp gà ác cho bé 2
Nó giúp bé tăng cường sức đề kháng rất tốt

Theo Tian, ​​gà ác có lợi trong điều trị bệnh tiểu đường, thiếu máu, đau bụng kinh và rối loạn hậu sản. Nó cũng tốt cho hệ miễn dịch và giúp phát triển cơ bắp của trẻ.

Gà được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của bệnh tật”, ông Tian chia sẻ.

Tác dụng của gà ác trong điều trị cảm cúm

Theo nghiên cứu của bác sĩ Stephen Rennard thuộc trường Đại học Nebraska, Mỹ cho biết nước súp gà ác  giúp làm tan những chỗ sung huyết, phù nề, làm loãng dịch tiết.

Nó giúp giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và có tác dụng làm giảm triệu chứng do cúm hoặc cảm lạnh gây ra.

Trong nước súp gà ác có thành phần của cysteine, một amino acid có thể phối hợp với những sinh tố C, E và chất selenium trong tác dụng chống oxy hoá.

cách nấu súp gà ác cho bé 3
Các món súp gà ác luôn bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe

Cysteine còn có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu trong hoạt động miễn dịch, đặc biệt là có khả năng làm loãng và đánh tan những chỗ ngăn nghẹt do đờm dịch đọng lại ở bộ máy hô hấp.

Một số cách nấu súp gà ác cho bé và mẹ chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe

Gà ác hầm bách hợp

  • Gà 1 con, gạo trắng 100g và bách hợp 30g.
  • Gà làm sạch bỏ ruột, cho bách hợp vào bụng gà khâu lại, thêm gạo, nước, gia vị.
  • Hầm nhừ, ăn.

Dùng cho các trường hợp bé suy nhược gầy còm. Đồng thời còn giúp mẹ bồi bổ huyết hư sau đẻ.

Gà ác hầm ngũ vị

  • Gà 1 con, sinh địa 15g, đương quy 15g, bạch thược 10g, xuyên khung 8g.
  • Đổ thêm nửa cốc rượu, hầm nhừ.
  • Ăn hết trong ngày có tác dụng chữa bệnh  thiếu máu.

[inline_article id=187887]

Gà ác hấp hoàng kỳ

  • Gà 1 con, hoàng kỳ 60g.
  • Gà làm sạch, cho vào nồi hấp cùng hoàng kỳ, thêm gừng, hành, muối, gia vị, hầm trong 3 giờ.
  • Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa thận, sa trực tràng, sa tử cung, kinh nguyệt không đều.

Theo đông y thịt gà ác có phong, sinh phong, những bé có “gốc phong” từng bị nổi sảy, mẩn ngứa… mẹ nên kiêng cho ăn.

Nếu đã bị bội nhiễm kèm theo viêm phổi, viêm chân răng… thì cách nấu súp gà ác cho bé chữa bệnh sẽ không phù hợp. Bé cũng không nên ăn nhiều bữa liên tiếp với các loại thịt gà nói chung và gà ác nói riêng.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Mách mẹ cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi tại nhà đơn giản, an toàn không cần đến thuốc

Thay vì làm dụng quá nhiều vào thuốc, vẫn còn nhiều cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi tại nhà đơn giản nhưng cũng vô cùng hiệu quả mà các mẹ không nên bỏ qua.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên nắm rõ những thông tin quan trọng về các nguyên nhân, biểu hiện khi trẻ bị sốt để có thể có cách chăm sóc tốt nhất khi bé mắc bệnh trẻ em này.

Nguyên nhân gây ra sốt ở trẻ?

Có nhiều nguyên nhân làm cho trẻ bị sốt, nhưng chủ yếu là do sự thay đổi của thời tiết và xâm nhập của các loại vi khuẩn. Chính vì vậy mà đối với bé 3 tuổi, sức đề kháng của cơ thể vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh.

Tuy nhiên ở tuổi này, bé đã có thể tự do vui chơi, tiếp xúc với môi trường xung quanh nên việc bị các vi khuẩn tấn công dẫn đến tình trạng sốt là chuyện thường thấy.

Ngoài ra, tình trạng sốt ở trẻ còn do ảnh hưởng của việc tiêm chủng, mọc răng hoặc mặc quá nhiều quần áo trong môi trường nắng nóng.

[inline_article id=184744]

Biểu hiện nào cho thấy trẻ đang bị sốt?

Thường thì khi bị sốt, bé sẽ thể hiện sự khó chịu ra bên ngoài nên sẽ không khó để bố mẹ có thể nhận biết. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên theo dõi, quan sát bé cẩn thận, đặc biệt là vào giai đoạn thời tiết thay đổi sẽ dễ làm cho bé bị sốt.

Để có thể phát hiện được trẻ đang bị sốt để kịp thời điều trị, bố mẹ không nên bỏ qua những triệu chứng thường gặp sau:

  • Thân nhiệt cao hơn 37,5%
  • Ra nhiều mồ hôi dù bên ngoài thời tiết không quá nóng.
  • Bé thường xuyên mệt mỏi, ngủ li bì và hay thở gấp.
  • Trẻ chán ăn, hay quấy khóc và dễ nổi cáu.

Đặc biệt, với những trường hợp bé bị sốt do mắc các bệnh như viêm phổi, sốt xuất huyết, viêm màng não ở trẻ em… thường sẽ đi kèm với các triệu chứng rét run, xuất huyết, co giật, tím tái,…

Con cần phải được phát hiện sớm, nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi 1
Thường khi bị sốt, bé sẽ thể hiện những trạng thái khó chịu do sốt cao gây ra

Những cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi an toàn, hiệu quả không cần dùng thuốc

Dùng nước ấm lau người cho trẻ

Một trong những cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi đơn giản và nhanh chóng nhất tại nhà chính là dùng khăn ấm để lau mát người cho bé.

Cách này nên được thực hiện theo từng bước. Đầu tiên là cởi hết quần áo của trẻ rồi dùng khăn đã ngâm trong nước ấm, vắt khô rồi đặt lên các vùng như nách, bàn chân, bàn tay và háng để làm giảm nhiệt.

Đồng thời, dùng một chiếc khăn ấm khác để lau khắp người trẻ. Chú ý nên thay khăn thường xuyên sau vài phút. Tiếp tục làm như vậy trong khoảng 30 – 45 phút cho đến khi nhiệt độ cơ thể trẻ giảm xuống mức bình thường 37 độ C.

Cách làm này rất tốt cho những trường hợp trẻ bị sốt cao vì khi nước ấm bốc lên sẽ làm giãn mạch máu giúp làm mát cơ thể của trẻ.

[inline_article id=179366]

Cách hạ sốt cho trẻ bằng chanh tươi

Với những trẻ bị sốt cao từ 39,5 – 40 độ thì dùng chanh tươi là cách hạ sốt hiệu quả nhất. Cách làm cũng khá đơn giản.

Bạn chỉ cần cắt quả chanh thành từng lát mỏng rồi chà nhẹ lên trán, khủy tay, khủy chân và dọc sống lưng của trẻ. Tuy nhiên, khi chà chạnh lên người của bé, các mẹ nên chú ý tranh những khu vực da bé bị trầy xước hoặc ngứa. Vì như vậy sẽ làm cho trẻ bị đau, rát khó chịu.

cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi 3
Chanh tươi có khả năng hạ sốt cho trẻ rất hiệu quả mà các mẹ thường hay bỏ qua

Cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi bằng rau diếp cá

Rau diếp cá có tính mát, bình, không độc và có khả năng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể cực tốt nên thường được nhiều bà mẹ sử dụng để hạ sốt cho trẻ.

Loại nguyên liệu này có thể dễ dàng tìm thấy ngay trong vườn nhà hoặc ở ngoài chợ mà không cần phải tốn quá nhiều công sức tìm kiếm  nên các mẹ có thể yên tâm nhé.

Nếu dùng rau dấp cá để hạ sốt cho trẻ, bạn có thể thực hiện theo 2 cách:

  • Hạ sốt bằng cách đắp rau dấp cá: lấy rau dấp cá đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối khoảng 15 phút, sau đó vớt ra đem giã nát rồi lọc riêng giữa nước và bã. Dùng phần bã đã giã nhuyễn của rau đắp lên trán rồi dùng băng để cố định lại cho bé. Để yên trong khoảng 30 phút rồi tháo băng ra,dùng khăn ướt lau sạch phần trán cho bé.
  • Hạ sốt bằng cách uống nước rau dấp cá: với cách làm này, các mẹ có thể sử dụng phần nước đã được lọc ra trước đó hòa cùng với một bát đặc nước vo gạorồi đem đun sôi. Sau khoảng 20 phút thì bắc xuống khỏi bếp rồi thêm đường cho bé dễ uống nhé.
cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi 5
Rau dấp cá có thể được dùng để đắp lên cơ thể hoặc đun sôi cho trẻ uống đều được

Những điều cần lưu ý khi áp dụng những cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi tại nhà

Bên cạnh những phương pháp trên, các mẹ cũng nên lưu ý khi chăm sóc để trẻ có thể mau chóng khỏi bệnh:

  • Không nên cho trẻ mặc nhiều lớp quần áo khi trẻ bị sốt, thay vào đó là các loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Bên cạnh đó nên hạn chế để quạt thổi thẳng vào bé.
  • Đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa. Chú ý tăng cường bổ sung đủ nước cho trẻ. Tốt nhất là nên cho trẻ uống nước ấm và các loại nước trái cây, sữa tươi, sữa chua,…
  • Không nên dùng nước đá, khăn lạnh và rượu để hạ sốt cho trẻ. Nếu trẻ bị co giật, không nên dùng vật cứng để nạy miệng bé. Hãy để bé nằm nghiêng và theo dõi chặt chẽ để nắm được rõ tình trạng của trẻ và thông báo cho bác sĩ biết.
  • Nếu sau 1, 2 ngày, tình trạng này vẫn không khỏi thì phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trẻ ở giai đoạn 3 tuổi thường sẽ rất hiếu kỳ và tò mò về thế giới xung quanh. Chính vì vậy mà đã tạo cơ hội cho nhiều loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Nếu trẻ bị sốt, bố mẹ đừng quá lo lắng mà hãy áp dụng ngay những cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi hiệu quả từ những nguyên liệu thiên nhiên kể trên bạn nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Chuyện không thể nghờ: Bé rụng tóc, tổn thương da đầu chỉ vì được mẹ buộc tóc làm đẹp

Chia sẻ từ người mẹ (giấu tên) ở Trung Quốc cũng là lời cảnh tỉnh sâu sắc tới các bậc phụ huynh có ý định làm đẹp cho con gái bằng những kiểu tóc điệu đà, đáng yêu.

Mới 3 tuổi, bé gái đã bị rụng tóc và tổn thương da đầu

Hai ngày trước, khi gội đầu cho con gái 3 tuổi bà mẹ trẻ mới giật mình hoảng hốt vì bé bị rụng tóc quá nhiều. Thậm chí, khi quan sát kỹ hơn thì thấy một số mảng da đầu có dấu hiệu tấy đỏ, trầy xước.

Nghĩ con ngứa ngáy khó chịu nên gãi đầu mạnh khiến da đầu tổn thương và tóc gãy rụng, người mẹ xử lý nhanh chóng bằng cách gội đầu cho bé thật sạch.

Buộc tóc cho bé gái 1
Buộc tóc cho bé gái quá chặt cũng làm hại con đó mẹ ơi!

Thế nhưng, vài ngày sau tình trạng này vẫn tiếp diễn, cô bé thậm chí còn tỏ ra đau đớn khi được mẹ buộc tóc. Lo lắng con đang gặp vấn đề về sức khỏe, người mẹ nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện kiểm tra.

Hậu quả không ngờ từ chuyện buộc tóc cho con

Tại đây, bác sĩ lấy một chiếc kính lúp và quan sát da đầu bé sau đó kết luận vì thói quen buộc tóc quá chặt của mẹ nên da đầu bị tổn thương.

Sau khi bác sĩ nói nguyên nhân, người mẹ như chết lặng tự trách bản thân quá chủ quan dẫn tới sai lầm nghiêm trọng.

“Tôi nghĩ những ngày nắng nóng, buộc tóc cho con sẽ giúp bé thoải mái dễ chịu hơn, nhưng chính việc này lại làm bé bị tổn thương”, người mẹ nói.

Buộc tóc cho bé gái 2
Bé có thể bị rụng tóc, tổn thương da đầu vì buộc tóc quá chặt

Trên thực tế, các bà mẹ có con gái thường muốn tự tay tạo kiểu tóc, thiết kế váy cho cô công chúa của mình trở nên xinh đẹp. Thậm chí, nhiều người còn bỏ công sức hàng giờ chỉ để biến tấu mái tóc cho con trở nên điệu đà, năng động.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết buộc tóc quá chặt sẽ gây tổn thương lớn cho da đầu của trẻ.

Lời khuyên của bác sĩ khi buộc tóc cho con

Theo bác sĩ, thói quen sai lầm này của mẹ khiến trẻ cảm thấy hoảng loạn, về lâu dài sẽ giảm độ chắc khỏe của tóc. Nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu bên trong da đầu.

Buộc tóc quá chặt khiến tóc bị kéo căng, bé cảm thấy đau nhức. Điều đáng nói, cấu trúc da đầu của trẻ chưa hoàn thiện, chân tóc chưa đủ độ chắc khỏe nên rất dễ bị đứt trong quá trình buộc và tháo gỡ.

Buộc tóc cho bé gái 3
Mẹ nên chọn các kiểu buộc tóc cho bé gái nhẹ nhàng để tránh làm rụng tóc bé

Chưa kể tới việc mẹ thường xuyên dùng chun buộc tóc nhiều màu sắc sặc sỡ khi tháo tóc sẽ khiến tóc rối, dễ gãy rụng hơn nhiều.

Buộc tóc quá chặt còn khiến quá trình tuần hoàn máu bên trong da đầu bị hạn chế. Trẻ bị đau đầu, khó chịu nặng hơn là hoa mắt, chóng mặt…

Những lưu ý khi buộc tóc cho bé gái

Để không làm tổn hại tóc và da đầu, mẹ nên lưu ý những vấn đề sau khi buộc tóc cho con

  • Chải tóc nhẹ nhàng bằng lược mềm và có răng thưa để bé không bị đau và nang tóc không bị kéo căng.
  • Tuyệt đối không buộc tóc quá chặt, mẹ có thể dùng kẹp hoặc dây buộc bằng vải để hạn chế việc tóc gãy rụng khi tháo.
  • Đổi kiểu hoặc chia tóc cho bé theo các ngôi khác nhau để tránh tác động lực lên một chỗ.

[inline_article id=210669]

Ngoài ra để tránh tóc bé bị rụng khi tóc rối, các mẹ hãy dùng lược răng thưa với những răng lược to. Nếu sử dụng loại lược có đế thì mẹ cũng nên chọn loại lược có các lông chải cách xa nhau. Các mẹ cũng nên tránh dùng lược ống tròn vì loại này dễ làm rối tóc bé và có đầu răng lược cứng, dễ làm trầy da đầu bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Ăn nhộng ong có tốt cho bé không?

Có bé nhà mẹ nào bồ kết món nhộng ong rang không ? Bé nhà mình rất thích ăn nhưng liệu ăn có tốt không các mẹ nhỉ?