Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Hạ đường huyết khi mang thai và sự nguy hiểm cho thai kỳ!

Để giúp bạn hiểu rõ về tình trạng tụt đường huyết hay hạ đường huyết khi mang thai; hãy cùng tìm hiểu hạ đường huyết khi mang thai là gì.

Hạ đường huyết khi mang thai là gì?

Hạ đường huyết (hypoglycemia) là khi lượng đường trong máu xuống mức thấp, thường dưới 60 mg/dl. Điều này có thể xảy ra ở người bình thường hoặc phụ nữ có thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Điều trị tiểu đường thai kỳ, bà bầu cần biết để tránh biến chứng cho mẹ và con

Dấu hiệu bà bầu bị tụt đường huyết

Khi mang thai đường huyết hạ thấp dưới 60 mg/dl, mẹ bầu sẽ có các dấu hiệu sau:

Dấu hiệu bà bầu bị tụt đường huyết

>> Bạn có thể xem thêm: Huyết áp cao khi mang thai nên xử trí sao đây mẹ ơi?

Nguyên nhân hạ đường huyết khi mang thai

Hiện tượng hạ đường huyết khi mang thai xảy ra khi lượng đường trong máu xuống quá thấp. Điều này có nhiều khả năng xuất phát từ việc điều trị bệnh tiểu đường không khoa học hoặc do nhịn đói lâu, không cung cấp đủ năng lượng. Nếu phụ nữ mang thai thường xuyên bị hạ đường huyết nên chú ý hơn để xét nghiệm để tầm soát đái tháo đường thai kỳ.

Bà bầu bị hạ đường huyết có thể do các nguyên nhân sau:

  • Tiêm insulin quá liều
  • Không ăn đủ carbohydrate khi tiêm insulin
  • Trì hoãn hoặc bỏ lỡ một bữa ăn/ bữa ăn nhẹ
  • Uống quá nhiều rượu hoặc uống rượu mà không ăn
  • Tập thể dục quá sức hoặc không có kế hoạch khoa học

Tuy nhiên, đôi khi hạ đường huyết khi mang thai cũng không có nguyên nhân rõ ràng nào dẫn đến cả.

>> Bạn có thể xem thêm: 10 cách giảm huyết áp cao khi mang thai tự nhiên mà lại hiệu quả

Biến chứng khi bà bầu bị hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ, đối với người bình thường, khi hạ đường huyết có thể gây ra những chuyển hoá bất thường trong cơ thể, gây tổn thương các cơ quan, điều tương tự cũng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, hạ đường huyết ở mẹ có thể làm cho đường huyết của con thấp, điều này sẽ nguy hiểm hơn nữa nếu bà mẹ có đái tháo đường trong thai kỳ, với các biến động lớn về nồng độ glucose máu và lệch pha tiết insulin giữa mẹ và thai. Đường máu quá thấp có thể đe doạ tính mạng của thai.

Cách khắc phục hạ đường huyết cho bà bầu

Cách khắc phục hạ đường huyết cho bà bầu

Nếu bạn bị hạ đường huyết khi mang thai hãy thực hiện các cách khắc phục hạ đường huyết cho bà bầu dưới đây nhé:

  • Trước tiên, khi xuất hiện các triệu chứng nghi hạ đường huyết, cần tìm một nơi thích hợp để ngồi xuống và nghỉ (kiểm tra lượng đường huyết bằng máy test nhanh nếu có điều kiện, điều này có thể không cần thiết ở người bình thường nhưng nếu có rối loạn chuyển hoá đường trước hoặc trong thai kỳ thì việc này có thể có lợi).
  • Ăn hay uống ngay thực phẩm có chứa carbonhydrate, nhanh nhất là đồ ngọt, có thể là một ly nước đường, một cái kẹo ngọt, một miếng bánh,…
  • Gọi ngay sự trợ giúp của người thân hoặc nhân viên y tế.
  • Nếu tình trạng không cải thiện sau đó, hoặc nặng hơn, nên đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, nên theo dõi định kì với bác sĩ chuyên khoa sản và tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng, nội tiết (nếu cần)
  • Nếu bạn đang mang thai và được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ, cần nhớ luôn mang thai thực phẩm chứa đường bên mình (đặc biệt nếu điều trị với insulin)

Mẹ bầu bị hạ đường huyết cần lưu ý gì?

Bên cạnh các cách khắc phục hạ đường huyết thai kỳ; bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tránh bỏ bữa.
  • Tập thể dục khoa học với một lịch trình hợp lý, tránh tập các bài tập quá sức.
  • Luôn mang theo một bữa ăn nhẹ bên mình để giúp khắc phục nhanh khi có dấu hiệu tụt đường huyết.
  • Luôn mang theo bên mình một loại thực phẩm carbohydrate tác dụng nhanh như viên nén dextrose hoặc đồ uống có đường và một món ăn nhẹ lành mạnh như chuối.

[inline_article id= 315917]

Như vậy bạn đã biết, thông thường, khi lượng đường trong máu hạ xuống thấp hơn 60mg/dl sẽ gây ra hiện tượng hạ đường huyết khi mang thai. Nếu xuất hiện các dấu hiệu bị hạ đường huyết, bạn nên thực hiện một số cách khắc phục để lượng đường được ổn định. Tuy nhiên, nếu bạn bị mắc bệnh lý này trong thai kỳ thì phải luôn mang theo bên mình một thực phẩm giàu carbohydrate hoặc thức ăn nhẹ để khắc phục khi khẩn cấp.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Bà bầu bị tụt huyết áp: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mang thai là một giai đoạn rất nhạy cảm trong cuộc đời của người phụ nữ. Nó gây ra những thay đổi lớn về nội tiết tố, ngoại hình và cả khả năng chịu đựng của người mẹ. Trong thời điểm này, việc bà bầu bị tụt huyết áp là điều rất bình thường. Bài viết dưới đây sẽ bổ sung kiến thức về tình trạng bà bầu huyết áp thấp.

Khi nào bà bầu bị tụt huyết áp?

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, huyết áp bình thường dưới 120 trên 80—120 mmHg là chỉ số tâm thu (trong thời gian tim co bóp) và luôn là con số hàng đầu trên thiết bị. Nếu huyết áp thấp hơn hoặc bằng 90/60 mmHg thì được gọi là huyết áp thấp.

Hầu hết phụ nữ đều trải qua triệu chứng bị huyết áp thấp khi mang thai. Tình trạng này kéo dài trong 24 tuần đầu tiên của thai kỳ. 

Sự dao động của huyết áp không phải là bất thường khi hệ tuần hoàn của cơ thể trải qua quá trình giãn nở và có những thay đổi để sản xuất một số hormone. Thông thường, huyết áp sẽ trở lại bình thường sau tam cá nguyệt thứ ba.

>> Mẹ có thể xem thêm: Tam cá nguyệt thứ ba và những điều mẹ cần biết

Các dấu hiệu thường thấy khi bà bầu bị tụt huyết áp có thể bao gồm:

  • Thường xuyên bị chóng mặt, buồn nôn, nhất là thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi sang đứng dậy.
  • Gặp vấn đề thị lực như hoa mắt, mờ mắt, mỏi mắt,… tình trạng này thường xuất hiện theo cơn.
  • Cảm thấy khát nước thường xuyên, kể cả khi vừa uống nước xong.
  • Cơ thể mệt mỏi, đuối sức.
  • Tâm lý bất ổn định, đặc biệt người mẹ thường gặp phải tình trạng lo lắng, phiền muộn.
  • Thở gấp, khó thở, hơi thở nóng do huyết áp thấp không đủ cấp máu tới các cơ quan.
  • Da lạnh, kém sắc.
bà bầu bị tụt huyết áp
Các dấu hiệu khi bà bầu bị tụt huyết áp

Huyết áp thấp ảnh hưởng gì trong thai kỳ?

Bà bầu bị huyết áp thấp có nguy hiểm không? Khi bà bầu bị tụt huyết áp, tác động của tình trạng này đối với thai kỳ là gián tiếp hơn là trực tiếp. Thông thường, do mệt mỏi và khó thở, mẹ bầu có thể bị ngất và ngã, gây chảy máu trong. Thậm chí có thể gây thương tích cho em bé dẫn đến thai nhi bị tổn thương không thể cứu chữa được.

Huyết áp thấp có thể làm giảm tốc độ thai nhi nhận được nguồn cung cấp máu liên tục từ mẹ. Trong một số trường hợp, bà bầu huyết áp thấp có thể gây tổn thương não cho thai nhi. Dựa theo một số lượng nhỏ nghiên cứu cho thấy huyết áp thấp liên tục trong thai kỳ có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của thai kỳ, bao gồm cả thai chết lưu.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị tụt huyết áp

Huyết áp thay đổi tùy thuộc vào mức năng lượng, trạng thái, lối sống và mức độ căng thẳng của người phụ nữ . Bà bầu bị tụt huyết áp là do hệ thống tuần hoàn, khi các mạch máu mở rộng để cho máu chảy đến tử cung.

Các nguyên nhân khác có thể dẫn đến tụt huyết áp khi mang thai như: 

  • Mẹ bầu bị dị ứng, nhiễm trùng.
  • Nằm trong bồn nước nóng quá lâu.
  • Đứng dậy quá nhanh.
  • Bị mất nước, suy dinh dưỡng.
  • Rối loạn nội tiết.

Một số loại thuốc cũng có thể làm bà bầu huyết áp thấp. Vì vậy, điều quan trọng là phụ nữ mang thai phải thông báo cho bác sĩ biết họ đang dùng loại thuốc nào.

Huyết áp quá thấp cũng có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.

bà bầu bị tụt huyết áp

Bà bầu bị tụt huyết áp phải làm sao?

Thường không có phương pháp điều trị y tế nào khi bà bầu bị tụt huyết áp. Tuy nhiên, mẹ có thể thử một số biện pháp điều trị tại nhà để tránh bị huyết áp thấp trong giai đoạn này.

>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹ bầu bị huyết áp thấp nên ăn gì?

1. Chú ý đến chế độ ăn uống

Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng có thể giúp điều chỉnh huyết áp ổn định ở phụ nữ mang thai. Tiêu thụ trái cây và rau quả giàu vitamin và khoáng chất có thể ngăn ngừa tình trạng hạ huyết áp. Bà bầu bị huyết áp thấp có thể tăng lượng muối ăn hàng ngày dựa trên chỉ dẫn về liều lượng của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa ngắn trong khoảng thời gian đều đặn, thay vì ăn nhiều bữa cùng một lúc.

2. Tập thể dục

Tập thể dục có thể có tác động to lớn đến việc điều chỉnh huyết áp trong cơ thể. Tuy nhiên, một số ít bà bầu bị tụt huyết áp có thể bị chóng mặt và mệt mỏi. Mẹ nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ tập luyện cường độ cao nhé.

3. Nghỉ ngơi đầy đủ

Mẹ bầu cần phải biết huyết áp có thể dao động như thế nào trong thai kỳ. Không nên tham gia vào bất kỳ cử động nhanh sau khi nằm ngồi trong một thời gian dài.

Nằm xuống và nghỉ ngơi luôn giúp điều hòa nhịp tim. Ngủ nghiêng bên trái và mặc quần áo rộng rãi cũng sẽ giúp ích cho mẹ lắm đấy. 

4. Bổ sung chất lỏng

Mất nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến huyết áp thấp ở phụ nữ mang thai. Uống trà xanh và các chất lỏng có thể giúp loại bỏ các triệu chứng như buồn nôn khi mang thai.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bà bầu có nên uống trà xanh?

Bổ sung vitamin B-12 có thể giúp giải quyết tình trạng thiếu máu cho mẹ bầu. 

bà bầu bị tụt huyết áp
Bà bầu bị tụt huyết áp phải làm sao?

Bà bầu bị tụt huyết áp: Khi nào đến gặp bác sĩ?

Bác sĩ thường theo dõi huyết áp của phụ nữ khi khám thai định kỳ nhằm đưa ra lời khuyên hoặc các lựa chọn điều trị nếu huyết áp quá thấp hoặc cao. Nếu mẹ trải qua những triệu chứng như sau thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

  • Bị ngất xỉu hoặc chóng mặt kèm theo đau đầu dữ dội.
  • Đau ngực và cảm giác tê hoặc yếu một bên của cơ thể. 
  • Bà bầu huyết áp thấp sau kỳ tam cá nguyệt thứ ba.
  • Mẹ bầu có tiền sử huyết áp thấp.

[inline_article id=253744]

Bà bầu bị tụt huyết áp là hiện tượng bình thường và phổ biến. Do vậy, nếu mẹ gặp phải tình trạng này cũng đừng quá lo lắng. Thay vào đó, mẹ cần chú ý đến tình trạng sức khỏe cũng như khám thai đều đặn để được bác sĩ tư vấn kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.