Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0-18 tuổi chuẩn WHO mới nhất

Nhìn thấy con cao lớn và phát triển khỏe mạnh mỗi ngày là ước mơ của không biết bao nhiêu cha mẹ. Vậy bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi đúng chuẩn WHO mới nhất 2023 là thế nào?

Trong bài viết, cha mẹ cùng MarryBaby tìm hiểu và theo dõi các thông tin bảng cân nặng và chiều cao của trẻ từ 0 đến 18 tuổi chuẩn WHO mới nhất nhé!

Sau đây là bảng cân nặng và chiều cao của bé trai, bé gái chuẩn và mới nhất kể từ lúc sơ sinh cho đến khi bé được 18 tuổi.

1. Bảng chiều cao và cân nặng của trẻ từ 0 – 18 tuổi theo WHO

bảng chiều cao cân nặng của trẻ
Bảng theo dõi chiều cao và cân nặng của trẻ em trai, trẻ em gái từ 0 – 18 tuổi theo tiêu chuẩn WHO mới nhất 2023

Hướng dẫn đọc bảng chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh, bé trai và bé gái năm 2023:

  • Trung bình (TB): bé có thể trạng đạt chuẩn trung bình.
  • Dưới -2SD: bé đang trong tình trạng suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi.
  • Trên +2SD: bé đang thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc rất cao (theo chiều cao).

Bằng cách so sánh bảng cân nặng và chiều cao của trẻ với chuẩn mực chung của các bé cùng tuổi và cùng giới tính; cha mẹ có thể biết được bé cưng của mình có đang phát triển tốt hay không.

[health-tool template=”baby-growth-chart”]

2. Chỉ số chiều cao và cân nặng chuẩn của bé trai từ 0 – 18 tuổi

2.1 Chiều cao, cân nặng chuẩn của bé trai sơ sinh từ 0 đến 11 tháng tuổi

Tuổi Cân nặng Chiều cao
0 tháng tuổi 3.3 kg (7.28 lb) 49.9 cm (19.45 in)
1 tháng tuổi 4.5 kg (9.92 lb) 54.7 cm (21.54 in)
2 tháng tuổi 5.6 kg (12.35 lb) 58.4 cm (22.99 in)
3 tháng tuổi 6.4 kg (14.11 lb) 61.4 cm (24.17 in)
4 tháng tuổi 7.0 kg (15.43 lb) 63.9 cm (25.16 in)
5 tháng tuổi 7.5 kg (16.53 lb) 65.9 cm (25.94 in)
6 tháng tuổi 7.9 kg (17.42 lb) 67.6 cm (26.61 in)
7 tháng tuổi 8.3 kg (18.30 lb) 69.2 cm (27.24 in)
8 tháng tuổi 8.6 kg (18.96 lb) 70.6 cm (27.80 in)
9 tháng tuổi 8.9 kg (19.62 lb) 72.0 cm (28.35 in)
10 tháng tuổi 9.2 kg (20.28 lb) 73.3 cm (28.86 in)
11 tháng tuổi 9.4 kg (20.72 lb) 74.5 cm (29.33 in)

2.2 Chiều cao, cân nặng bé trai từ 12 đến 23 tháng tuổi tiêu chuẩn

Tuổi Cân nặng Chiều cao
12 tháng tuổi 9.6 kg (21.16 lb) 75.7 cm (29.80 in)
13 tháng tuổi 9.9 kg (21.83 lb) 76.9 cm (30.28 in)
14 tháng tuổi 10.1 kg (22.27 lb) 78.0 cm (30.71 in)
15 tháng tuổi 10.3 kg (22.71 lb) 79.1 cm (31.14 in)
16 tháng tuổi 10.5 kg (23.15 lb) 80.2 cm (31.57 in)
17 tháng tuổi 10.7 kg (23.59 lb) 81.2 cm (31.97 in)
18 tháng tuổi 10.9 kg (24.03 lb) 82.3 cm (32.40 in)
19 tháng tuổi 11.1 kg (24.47 lb) 83.2 cm (32.76 in)
20 tháng tuổi 11.3 kg (24.91 lb) 84.2 cm (33.15 in)
21 tháng tuổi 11.5 kg (25.35 lb) 85.1 cm (33.50 in)
22 tháng tuổi 11.8 kg (26.01 lb) 86.0 cm (33.86 in)
23 tháng tuổi 12.0 kg (26.46 lb) 86.9 cm (34.21 in)

2.3 Chiều cao, cân nặng chuẩn bé trai từ 2 đến 12 tuổi theo tiêu chuẩn

Tuổi Cân nặng Chiều cao
2 tuổi 12.2 kg (26.90 lb) 87.1 cm (34.29 in)
3 tuổi 12.7 kg (28.00 lb) 96.1 cm (37.83 in)
4 tuổi 14.4 kg (31.74 lb) 103.3 cm (40.67 in)
5 tuổi 16.0 kg (35.27 lb) 110.0 cm (43.31 in)
6 tuổi 20.5 kg (45.19 lb) 116.0 cm (45.67 in)
7 tuổi 22.9 kg (50.49 lb) 121.7 cm (47.91 in)
8 tuổi 25.4 kg (56.00 lb) 127.3 cm (50.12 in)
9 tuổi 28.1 kg (61.95 lb) 132.6 cm (52.20 in)
10 tuổi 31.2 kg (68.78 lb) 137.8 cm (54.25 in)
11 tuổi 35.6 kg (78.48 lb) 143.1 cm (56.34 in)
12 tuổi 39.9 kg (87.96 lb) 149.1 cm (58.70 in)

2.4 Chiều cao, cân nặng bé trai từ 13 đến 20 tuổi theo tiêu chuẩn

Tuổi Cân nặng Chiều cao
13 tuổi 45.3 kg (99.87 lb) 156.0 cm (61.42 in)
14 tuổi 50.8 kg (112.00 lb) 158.0 cm (62.20 in)
15 tuổi 56.0 kg (123.46 lb) 163.7 cm (64.45 in)
16 tuổi 60.8 kg (134.04 lb) 172.9 cm (68.07 in)
17 tuổi 64.4 kg (141.98 lb) 175.2 cm (68.98 in)
18 tuổi 66.9 kg (147.49 lb) 176.1 cm (69.33 in)
19 tuổi 68.9 kg (151.90 lb) 176.5 cm (69.49 in)
20 tuổi 70.3 kg (154.99 lb)

3. Chỉ số chiều cao và cân nặng chuẩn của bé gái 0 – 18 tuổi

3.1 Chiều cao, cân nặng của bé gái sơ sinh từ 0 đến 11 tháng tuổi

Tuổi Cân nặng Chiều cao
0 tháng tuổi 3.2 kg (7.05 lb) 49.1 cm (19.33 in)
1 tháng tuổi 4.2 kg (9.26 lb) 53.7 cm (21.14 in)
2 tháng tuổi 5.1 kg (11.24 lb) 57.1 cm (22.48 in)
3 tháng tuổi 5.8 kg (12.79 lb) 59.8 cm (23.54 in)
4 tháng tuổi 6.4 kg (14.11 lb) 62.1 cm (24.45 in)
5 tháng tuổi 6.9 kg (15.21 lb) 64.0 cm (25.19 in)
6 tháng tuổi 7.3 kg (16.09 lb) 65.7 cm (25.87 in)
7 tháng tuổi 7.6 kg (16.76 lb) 67.3 cm (26.50 in)
8 tháng tuổi 7.9 kg (17.42 lb) 68.7 cm (27.05 in)
9 tháng tuổi 8.2 kg (18.08 lb) 70.1 cm (27.60 in)
10 tháng tuổi 8.5 kg (18.74 lb) 71.5 cm (28.15 in)
11 tháng tuổi 8.7 kg (19.18 lb) 72.8 cm (28.66 in)

3.2 Chiều cao, cân nặng bé gái từ 12 đến 23 tháng tuổi tiêu chuẩn

Tuổi Cân nặng (kg) Chiều cao
12 tháng tuổi 8.9 kg (19.62 lb) 74.0 cm (29.13 in)
13 tháng tuổi 9.2 kg (20.28 lb) 75.2 cm (29.61 in)
14 tháng tuổi 9.4 kg (20.72 lb) 76.4 cm (30.08 in)
15 tháng tuổi 9.6 kg (21.16 lb) 77.5 cm (30.51 in)
16 tháng tuổi 9.8 kg (21.61 lb) 78.6 cm (30.94 in)
17 tháng tuổi 10.0 kg (22.05 lb) 79.7 cm (31.38 in)
18 tháng tuổi 10.2 kg (22.49 lb) 80.7 cm (31.77 in)
19 tháng tuổi 10.4 kg (22.93 lb) 81.7 cm (32.16 in)
20 tháng tuổi 10.6 kg (23.37 lb) 82.7 cm (32.56 in)
21 tháng tuổi 10.9 kg (24.03 lb) 83.7 cm (32.95 in)
22 tháng tuổi 11.1 kg (24.47 lb) 84.6 cm (33.31 in)
23 tháng tuổi 11.3 kg (24.91 lb) 85.5 cm (33.66 in)

3.3 Chiều cao, cân nặng bé gái từ 2 đến 12 tuổi tiêu chuẩn

Tuổi Cân nặng Chiều cao
2 tuổi 11.5 kg (25.35 lb) 85.7 cm (33.74 in)
3 tuổi 13.9 kg (30.64 lb) 95.1 cm (37.44 in)
4 tuổi 16.1 kg (35.49 lb) 102.7 cm (40.43 in)
5 tuổi 16.5 kg (36.38 lb) 109.4 cm (43.07 in)
6 tuổi 20.2 kg (44.53 lb) 115.1 cm (45.31 in)
7 tuổi 22.4 kg (49.38 lb) 120.8 cm (47.56 in)
8 tuổi 25.0 kg (55.12 lb) 126.6 cm (49.84 in)
9 tuổi 28.2 kg (62.17 lb) 132.5 cm (52.16 in)
10 tuổi 31.9 kg (70.33 lb) 138.6 cm (54.57 in)
11 tuổi 36.9 kg (81.35 lb) 145.0 cm (57.09 in)
12 tuổi 41.5 kg (91.49 lb) 151.2 cm (59.53 in)

3.4 Chiều cao, cân nặng bé gái từ 13 đến 20 tuổi tiêu chuẩn

Tuổi Cân nặng Chiều cao
13 tuổi 45.8 kg (100.97 lb) 156.4 cm (61.57 in)
14 tuổi 47.6 kg (104.94 lb) 159.8 cm (62.91 in)
15 tuổi 52.1 kg (114.86 lb) 161.7 cm (63.66 in)
16 tuổi 53.5 kg (117.95 lb) 162.5 cm (63.98 in)
17 tuổi 54.4 kg (119.93 lb) 162.9 cm (64.13 in)
18 tuổi 56.7 kg (125.00 lb) 163.1 cm (64.21 in)
19 tuổi 57.1 kg (125.88 lb) 163.1 cm (64.21 in)
20 tuổi 58.1 kg (128.09 lb) 163.3 cm (64.29 in)

Xem thêm: Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn dành cho nữ

4. Cách xác định trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi

Với trẻ từ 0 – 59 tháng tuổi: xác định bằng 3 chỉ số:

  • Chỉ số cân nặng theo tuổi < -2SD (trẻ chỉ đạt ≈ 80% so với chuẩn cân nặng trung bình) là trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
  • Chỉ số chiều cao theo tuổi < – 2SD: trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
  • Chỉ số cân nặng theo chiều cao < – 2SD: trẻ đang bị suy dinh dưỡng cấp tính (suy dinh dưỡng thể gầy còm).

Với trẻ từ 5 – 18 tuổi: xác định bằng BMI = Cân nặng(kg) / Chiều cao(m)^2.

Đối chiếu với bảng số liệu bên dưới; cha mẹ có thể đánh giá được chỉ số BMI của trẻ đang thấp hơn/cao hơn so với mức trung bình.

  • Khi BMI của trẻ < – 2SD: Bé đang bị nhẹ cân, còi cọc.
  • Khi BMI của trẻ > 2SD: Bé đang bị thừa cân, béo phì.
Bảng chỉ số BMI của trẻ 5-18 tuổi
Bảng chỉ số BMI (tính dựa trên chiều cao, cân nặng) của trẻ 5-18 tuổi

Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá “ám ảnh” với những số liệu trong biểu đồ. Mỗi bé có một sự phát triển của riêng mình. Mọi chuyện vẫn ổn miễn là bé đang phát triển ổn định và tỷ lệ thuận theo thời gian.

>> Xem thêm: Cách tính chỉ số BMI ở trẻ em đơn giản cho từng độ tuổi

5. Chiều cao cân nặng trung bình của trẻ từ 0 đến 18 tuổi

5.1 Chiều dài và cân nặng trung bình của bé sơ sinh 0 – 3 tháng tuổi

  • Bé sơ sinh: Theo bảng chiều dài trẻ sơ sinh năm 2023, trẻ mới sinh trung bình dài 50cm và cân nặng 3,3kg. Theo Trung tâm Quốc gia về Thống kê Y tế Mỹ, chu vi vòng đầu của bé trai là 34,3cm và bé gái là 33,8cm.
  • Trẻ từ 0 đến 4 ngày tuổi: Trong khoảng thời gian này, cân nặng của trẻ sơ sinh giảm xuống khoảng 5% – 10% so với lúc mới sinh. Nguyên do là bé bị mất nước và dịch của cơ thể khi bé tiểu và đi ngoài.
  • Bé trai và gái từ 5 ngày đến 3 tháng tuổi: Trong suốt khoảng thời gian này, mỗi ngày, cân nặng trẻ sơ sinh sẽ tăng trung bình khoảng 15 – 28g. Do đó, sau 2 tuần tuổi, cân nặng của bé yêu sẽ nhanh chóng trở lại mức như lúc sinh.

>> Cha mẹ xem thêm: Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

Các thông tin chung về chỉ số chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi
Sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ theo tiêu chuẩn WHO 2023

5.2 Chiều cao và cân nặng trung bình của bé trai và gái từ 3 – 12 tháng tuổi

  • Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi: Mỗi 2 tuần, bé sẽ tăng lên khoảng 225g. Khi được 6 tháng, cân nặng của trẻ sẽ đạt gấp 2 lần so với lúc mới sinh.
  • Chiều cao, cân nặng của bé trai và gái từ 7 đến 12 tháng tuổi: Cân nặng của trẻ sẽ tiếp tục tăng khoảng 500g/tháng. Với các bé bú mẹ, cân nặng của trẻ sẽ tăng lên ít hơn so với mốc này. Trong giai đoạn này, bé yêu tiêu tốn rất nhiều calo vì con đã bắt đầu vận động nhiều hơn khi đã học lật, bò, trườn, thậm chí là tập đi. Trước khi bé tròn 1 tuổi, trung bình chiều cao cân nặng của trẻ sẽ ở khoảng 72-76cm và nặng gấp 3 lần lúc mới sinh.
  • Trẻ từ 1 tuổi (tuổi tập đi): Sự tăng trưởng và phát triển của bé không nhanh như giai đoạn trước nhưng mỗi tháng cân nặng vẫn có thể tăng lên khoảng 225g và chiều cao tăng lên khoảng 1,2cm.

5.3 Chiều cao và cân nặng trung bình của bé trai, bé gái từ 2 – 5 tuổi

  • Trẻ từ 2 tuổi: Trẻ sẽ cao thêm khoảng 10cm và cân nặng tăng thêm khoảng 2,5kg so với lúc 1 tuổi. Lúc này, bác sĩ nhi khoa có thể đưa ra những dự đoán chính xác hơn về chiều cao cân nặng của trẻ khi lớn lên.
  • Trẻ từ 3 đến 4 tuổi (tuổi mẫu giáo): Theo các chuyên gia, lúc này lượng mỡ trên cơ thể trẻ, cụ thể là ở mặt, sẽ giảm đi nhiều. Lúc này, chân tay của trẻ đã phát triển hơn rất nhiều so với thời điểm trước đó nên trông bé có vẻ cao ráo hơn.
  • Chiều cao cân nặng của trẻ từ 5 tuổi trở lên: Từ độ tuổi này cho tới giai đoạn dậy thì, chiều cao của bé sẽ phát triển rất nhanh. Bé gái thường sẽ đạt được chiều cao tối đa khoảng 2 năm sau kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Bé trai cũng đạt được chiều cao ở tuổi trưởng thành khi đến tuổi 17.

5.4 Một số lưu ý về chiều cao cân nặng của trẻ em trai và gái

Trẻ em thường có những bước phát triển vượt bậc, đặc biệt ở giai đoạn dậy thì, cơ thể của trẻ sẽ phát triển nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời.

Khi dậy thì cơ thể của trẻ có thể có những sự thay đổi rõ rệt, có thể tăng hoặc giảm cân một cách nhanh chóng và chiều cao cũng tăng lên thấy rõ.

Mỗi trẻ em dù ở bất kỳ độ tuổi nào cũng đều cần dinh dưỡng để có thể phát triển một cách toàn diện. Vậy nên, không khuyến khích việc áp dụng ăn kiêng cho trẻ vì có thể gây ra các vấn đề do thiếu hụt dinh dưỡng như loãng xương, xương giòn, dậy thì muộn,….

6. Hướng dẫn cách đo chiều cao và cân nặng bé gái và bé trai

6.1 Cách đo chiều cao bé gái và bé trai chuẩn nhất

Theo CDC Hoa Kỳ, để đo chiều cao chính xác tại nhà cho trẻ theo tuổi; cha mẹ cần thực hiện những bước sau:

  • Bước 1: Cởi bỏ giày dép, quần áo cồng kềnh và kẹp, bơm hoặc nơ trên tóc của trẻ.
  • Bước 2: Cho trẻ đứng thẳng; hai chân để sát nhau và dựa vào tường. Đảm bảo hai tay của trẻ để song song với người và vai ngang bằng.
  • Bước 3: Đảm bảo rằng trẻ đang nhìn thẳng về phía trước; và đường nhìn song song với sàn nhà.
  • Bước 4: Thực hiện phép đo trong khi trẻ đứng với đầu, vai, mông thẳng hàng; và gót chân chạm vào bề mặt phẳng.
  • Bước 5: Tạo góc vuông giữa đầu trẻ và với tường; hạ thanh đo chiều cao xuống cho đến khi nó chạm chặt vào đỉnh đầu bé.
  • Bước 6: Đảm bảo mắt của người đo ở cùng tầm với thanh đo chiều cao. Đánh dấu nhẹ nơi đáy của thanh đo chiều cao tiếp xúc với tường.
  • Bước 7: Sau đó, dùng thước kim loại để đo từ chân trên sàn đến số đo đã đánh dấu trên tường để lấy số đo chiều cao.
  • Bước 8: Ghi lại chính xác chiều cao của bé trai và gái đến 0,1cm (Ví dụ bé cao 68,01cm).

LƯU Ý: Đo chiều cao của trẻ trên sàn; không trải thảm và để trẻ đứng trên bề mặt phẳng.

6.2 Cách đo cân nặng cho trẻ em gái và trẻ em trai

Sau cách đo chiều cao, cha mẹ tham khảo cách đo cân nặng bé trai và bé gái chuẩn:

  • Bước 1: Sử dụng cân đo kỹ thuật số.
  • Bước 2: Đặt cân trên sàn cứng (chẳng hạn như gạch hoặc gỗ) thay vì thảm.
  • Bước 3: Yêu cầu trẻ em bỏ giày và quần áo nặng. Để trẻ em đứng bằng cả hai chân ở giữa bàn cân.
  • Bước 4: Ghi lại cân nặng của bé trai và bé gái chính xác đến phần thập phân (ví dụ: 25,1 kg).

6.3 Cách đo chiều dài và cân nặng của trẻ sơ sinh (dưới 12 tháng tuổi)

Cách đo CHIỀU DÀI của trẻ sơ sinh:

  • Bước 1: Đặt trẻ nằm xuống và kéo căng thước dây từ đỉnh đầu đến cuối gót chân của trẻ.
  • Bước 2: Cha mẹ có thể nhờ ai đó giúp đỡ vì bé sẽ cần được nhẹ nhàng duỗi thẳng chân để đo chiều cao chính xác.
  • Bước 3: Ghi lại độ dài chính xác đến 0,1 cm. Con số có thể sẽ không giống chính xác với số của bác sĩ; nhưng vẫn đủ tốt cho cha mẹ tham khảo.

>> Xem thêm: Chiều dài của trẻ sơ sinh chuẩn theo tháng là bao nhiêu?

Cách đo CÂN NẶNG của trẻ sơ sinh:

  • Bước 1: Nếu không có một chiếc cân nhỏ; bất kỳ chiếc cân nào cũng sẽ dùng được cho trẻ sơ sinh.
  • Bước 2: Cởi quần áo cho bé (không quấn tã), bế bé và đặt trẻ sơ sinh lên bàn cân. Viết ra con số hiển thị trên cân.
  • Bước 3: Sau đó, cha mẹ đặt em bé xuống một nơi an toàn.

7. Cách phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ toàn diện

7.1 Bổ sung thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức

Sữa có tác động tích cực đến sự phát triển của bé do có hàm lượng năng lượng, protein, chất dinh dưỡng vi lượng và đa lượng cao. Hơn nữa, một số dòng sản phẩm sữa hiện nay cũng chứa nhiều canxi và nhân tố tăng trưởng giống như insulin-1 đóng góp vào khả năng tăng chiều cao ở trẻ.

Để phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ đúng chuẩn, mẹ cần lưu ý:

  • Cho bé uống sữa mẹ hay sữa công thức đủ liều lượng theo từng giai đoạn tuổi.
  • Bổ sung thêm 1 cữ hoặc liều lượng uống sữa mẹ hoặc sữa công thức khi thấy trẻ chưa đạt được cân nặng, chiều cao theo khuyến nghị của WHO.

[affiliate-product id=”319966″ sku=”66754ID681″ title=”Bộ 2 Lon Sữa bột Nestle NAN Optipro 4 HM-O Cho Trẻ Trên 2 Tuổi phát triển trí não và thể chất” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

7.2 Thêm bữa phụ cho bé kèm bữa ăn dặm

Khi bé được 6 tháng tuổi, sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ nữa. Do đó, bé sẽ bắt đầu tập ăn dặm. Khi đó, mẹ chú ý cho bé ăn dặm đúng và đủ bữa qua mỗi tháng tuổi. Đồng thời, theo UNICEF, mẹ cũng nên bổ sung bữa phụ cho bé giữa những bữa ăn dặm.

Ví dụ với bé 6 tháng tuổi, trẻ nên ăn dặm 1-2 bữa/ngày thêm 1 bữa ăn phụ vào buổi chiều. Tùy từng độ tuổi cụ thể mà mẹ nên nghiên cứu thêm về số lượng bữa ăn, liều lượng món ăn cho phù hợp nhé.

7.3 Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh

Khi so sánh với bảng chiều cao cân nặng của trẻ và thấy trẻ trên 2 tuổi nhẹ cân; thấp bé; một trong những điều tốt nhất cho trẻ cha mẹ có thể làm đó là tạo thói quen ăn uống cân bằng, lành mạnh.

Cha mẹ có thể xem thêm dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi3 tuổi để thiết kế khẩu phần ăn uống hợp lý cho con.

Để chiều cao cân nặng của trẻ phát triển lành mạnh, cha mẹ hãy giúp bé ăn những thực phẩm lành mạnh như:

  • Trái cây: quả táo hoặc quả chuối, các loại quả mọng như: việt quất, dâu tây,..
  • Bổ sung thêm nhiều các loại rau củ như: bông cải xanh, cà rốt, ớt chuông,… và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Chọn nguồn protein đến từ các loại thịt nạc như: thịt gà, thịt heo, thịt bò; các loại đậu như: đậu lăng; và các loại cá giàu axit béo Omega-3.
  • Cho bé uống sữa ít béo hoặc tách béo, bao gồm các chế phẩm từ sữa như: sữa chua, phô mai,…

[inline_article id=265556]

Tăng chiều cao và cân nặng của trẻ bằng cách bổ sung các thực phẩm dưới đây:

7.4 Hạn chế cho trẻ ăn vặt không lành mạnh

Mẹ nên giới hạn đồ ăn vặt của trẻ (ví dụ như chỉ một miếng bánh nhỏ hoặc bánh ngọt). Một số món ăn không tốt cho sự phát triển và sức khỏe của bé như:

  • Đồ uống hoặc thực phẩm chưa tiệt trùng.
  • Thực phẩm có thêm đường, chất làm ngọt ít calo hoặc chất làm ngọt không chứa calo.
  • Đồ uống có đường: soda, pop, nước ngọt, sữa có hương vị, đồ uống thể thao, nước có đường có hương vị và nước trái cây.
  • Thực phẩm nhiều muối như: một số thực phẩm đóng hộp, thịt chế biến sẵn (ví dụ: thịt xông khói, xúc xích, xúc xích, giăm bông)

7.5 Tăng cường hoạt động thể chất cho trẻ

Không chỉ chế độ ăn uống tốt; cha mẹ cũng cần quan tâm đến những hoạt động thể thao để trẻ phát triển cân nặng chuẩn và chiều cao tối ưu.

Đối với trẻ từ 3-5 tuổi, mẹ có thể cho bé hoạt động thể chất trong suốt cả ngày; thời gian càng nhiều càng tốt. Đối với trẻ từ 6-18 tuổi nên vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày để tăng cường trao đổi chất cũng như phát triển một cách toàn diện.

Mẹ có thể tham khảo một số hoạt động thể chất cho bé như: chạy, nhảy, bơi lội, nhảy dây, chống đẩy,… Mẹ nên lựa chọn các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe,… của bé để đạt hiệu quả tốt nhất.

7.6 Hạn chế cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử

Các chuyên gia khuyến nghị cha mẹ: Không cho trẻ dưới 2 tuổi sử dụng thiết bị điện tử. Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi có thể chơi 1 tiếng mỗi ngày. Trẻ trên 12 tuổi có thể sử dụng 2 giờ mỗi ngày.

Khi bé dành quá nhiều thời gian để chơi các thiết bị điện tử; trẻ sẽ bị hạn chế vận động và ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Hơn nữa, các thiết bị điện tử còn ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của trẻ – một yếu tố quan trọng góp phần cho sự tăng trưởng của trẻ em.

7.7 Cho trẻ ngủ đủ giấc và đúng giờ

Ngủ quá ít có mối liên quan mật thiết với tình trạng béo phì ở trẻ. Vì khi ngủ không đủ giấc sẽ gia tăng cảm giác thèm ăn, khiến bé ăn nhiều hơn và gây tăng cân. Trẻ em cần ngủ nhiều hơn người lớn và thời gian ngủ phù hợp sẽ thay đổi theo độ tuổi.

Vì thế, mẹ nên dựa vào độ tuổi của bé để xác định thời gian ngủ phù hợp. Trung bình, trẻ em cần ngủ từ 9-12 tiếng mỗi ngày để đảm bảo phát triển toàn diện.

7.8 Biết khi nào cần lo lắng về chiều cao, cân nặng của trẻ

Cha mẹ nên chú ý khi cân nặng và chiều cao của trẻ có sự thay đổi đáng kể. Chẳng hạn như đã mấy tháng rồi kể từ khi con lên kg; hoặc bé có vẻ nhẹ cân hơn rất nhiều so với những bạn khác cùng tuổi.

Cha mẹ cũng nên chú ý đến những nguyên nhân làm bé chậm tăng cân như bệnh tật; hoặc do thói quen ăn uống của bé.

8. Chiều cao và cân nặng của trẻ bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?

8.1 Sinh non

Nếu trẻ sinh non, cân nặng của bé có thể thấp hơn cân nặng trẻ em bình thường; và ngược lại nếu bé được sinh ra sau ngày dự sinh, cân nặng của bé có thể sẽ cao hơn cân nặng trung bình của trẻ em mới sinh.

8.2 Sức khỏe mẹ bầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai thừa cân hoặc hút thuốc có thể khiến trẻ bị thừa cân khi sinh hoặc khi còn nhỏ – ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ khi lớn lên. Đây cũng có thể là một nguyên nhân gây béo phì ở người trưởng thành.

Sự hạn chế tăng trưởng trong tử cung: Đây là tình trạng mà sự phát triển của em bé bị ảnh hưởng trong bụng mẹ. Thiếu chăm sóc khi mang thai; hoặc hút thuốc trong khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé; khiến trẻ bị thấp bé nhẹ cân.

8.3 Giới tính

Bé gái mới sinh thường sẽ có chiều cao và cân nặng thấp hơn một chút so với bé trai.

8.4 Nội tiết tố

Nếu trẻ bị mất cân bằng hormone, chẳng hạn như lượng hormone tăng trưởng thấp hoặc hormone tuyến giáp thấp, có thể làm chậm sự phát triển của trẻ.

8.5 Yếu tố gen di truyền

Chiều cao và cân nặng của trẻ có xu hướng cải thiện, nâng cao trong các gia đình. Điều này cho thấy vai trò của gen đối với sự tăng trưởng của trẻ.

Khả năng trẻ bị thừa cân sẽ cao hơn nếu một hoặc cả hai cha mẹ bị thừa cân; hoặc bị béo phì. Các gen có thể ảnh hưởng đến lượng chất béo trẻ dự trữ trong cơ thể; và vị trí trẻ tích tụ thêm chất béo trên cơ thể.

[key-takeaways title=””]

Di truyền là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến cân nặng và chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ có thể giúp con cao lớn bằng cách tạo thói quen ăn uống; vận động hiệu quả; và chăm sóc tốt.

[/key-takeaways]

6 yếu tố ảnh hưởng đến tầm vóc của trẻ
Di truyền là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến cân nặng và chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ có thể giúp con cao lớn bằng cách tạo thói quen ăn uống, vận động hiệu quả.

8.6 Các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ

Khi con không đạt được chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn có thể do các tình trạng sức khỏe khác nhau. Chúng có thể bao gồm:

  • Thiếu dinh dưỡng.
  • Căng thẳng quá mức, dai dẳng.
  • Các vấn đề về hệ thống tiêu hóa.
  • Những vấn đề liên quan đến thận, phổi hoặc tim.

>> Cha mẹ đừng quên xem: Bảng thực phẩm cho bé ăn dặm chuẩn khoa học mẹ cần biết

8.7 Thời gian ngủ

Sự phát triển vượt bậc ở trẻ sơ sinh có liên quan đến thời gian ngủ; thời gian ngủ nhiều hơn sẽ làm gia tăng xác suất phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ.

8.8 Các loại thuốc trẻ đang sử dụng

Một số loại thuốc, chẳng hạn như sử dụng corticosteroid thường xuyên, có thể làm chậm sự phát triển của trẻ.

8.9 Dòng sản phẩm sữa mà trẻ đang uống

Đôi khi ăn uống đủ chất, tập thể dục cũng chưa tối ưu hóa việc phát triển chiều cao và cân nặng của bé. Sữa bột chính là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng giúp bé phát triển, chiều cao cân nặng toàn diện.

Mẹ hãy tham khảo một số loại sữa dưới đây để bé giúp bé vừa phát triển thể chất và trí não nhé:

[affiliate-product id=”319947″ sku=”66754ID679″ title=”Sữa Bột GrowPLUS+ Trên 1 tuổi giúp bé tăng cân” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

[affiliate-product id=”319954″ sku=”66754ID680″ title=”Sữa Bột Enfagrow A+ Neuropro 3 Cho Trẻ 1-3 Tuổi” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

8.10 Môi trường sống và sinh hoạt

Nơi trẻ sinh sống, làm việc, vui chơi và thực hành tâm linh có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và hoạt động thể chất cũng như khả năng tiếp cận các loại thực phẩm lành mạnh; và những nơi để vận động.

Ví dụ, sống trong một khu vực có nhiều cửa hàng tạp hóa có thể giúp trẻ tăng khả năng tiếp cận với các loại thực phẩm có chất lượng tốt hơn, ít calo hơn. Sống trong một khu phố có nhiều không gian xanh; và các khu vực cho hoạt động thể chất an toàn có thể khuyến khích trẻ hoạt động thể chất nhiều hơn.

Nơi trẻ học và tham gia hoạt động tôn giáo cũng có thể khiến trẻ dễ ăn những thực phẩm không lành mạnh, nhiều calo. Máy bán hàng tự động, quán cà phê hoặc các sự kiện đặc biệt tại trường học của trẻ có thể không có các lựa chọn lành mạnh hơn.

8.11 Sự chăm sóc, gần gũi của bố mẹ

Thói quen ăn uống và lối sống của gia đình có thể ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của trẻ. Một số gia đình có thể tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có nhiều chất béo, muối và đường bổ sung; hoặc ăn một lượng lớn thực phẩm không lành mạnh tại các buổi họp mặt gia đình.

Một số gia đình cũng có thể dành nhiều thời gian không hoạt động thể thao để xem TV, sử dụng máy tính hoặc sử dụng thiết bị di động thay vì hoạt động.

Cân nặng và chiều cao của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi văn hóa xã hội, dân tộc hoặc nhóm tôn giáo do thói quen ăn uống và lối sống chung. Một số nền văn hóa có thể tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có nhiều chất béo, muối và đường bổ sung.

Một số phương pháp chế biến thực phẩm thông thường; chẳng hạn như chiên, có thể dẫn đến lượng calo cao. Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu calo, chất béo và đường có thể dẫn đến tăng cân; và không giúp ích cho chiều cao và cân nặng của trẻ.

>> Cha mẹ xem thêm: Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày

chiều cao cân nặng của trẻ
Chiều cao cân nặng của trẻ bị ảnh hưởng nhiều bởi sự chăm sóc từ cha mẹ

8.12 Thói quen ăn uống; vận động tích cực và quá trình tập luyện thể thao

Cân nặng và chiều cao của trẻ có thể do thói quen ăn uống và hoạt động thể chất tác động.

Một số ví dụ về tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ bao gồm:

  • Uống nhiều món có nhiều đường bổ sung.
  • Ăn và tiêu thụ đồ uống chứa nhiều calo, đường, chất béo.
  • Dành nhiều thời gian ngồi hoặc nằm; và hạn chế hoạt động thể chất.

Nhìn chung, yếu tố di truyền có thể tác động nhiều đối với chiều cao cân nặng của trẻ. Tuy nhiên, các yếu tố môi trường, chẳng hạn như dinh dưỡng và tập thể dục; có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng trong quá trình phát triển.

Khi lớn hơn; trẻ cần có chế độ dinh dưỡng tốt; và vận động nhiều để giúp cơ thể tạo ra các kích thích tố cần thiết để phát triển. Nếu cha mẹ lo lắng rằng tầm vóc của con quá lệch bảng cân nặng và chiều cao của trẻ; hãy liên hệ với bác sĩ để được đánh giá và xác định điều trị.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Trẻ 9 tuần tuổi: Những đặc điểm phát triển nổi bật

Trẻ 9 tuần tuổi đánh dấu sự phát triển bằng việc sử dụng thành thạo hơn đôi tay của mình. Mẹ sẽ thấy con rất hứng thú với việc đưa cả nắm tay vào miệng, lắc lắc những món đồ chơi phát ra âm thanh. Cũng có khi bé biểu lộ tình cảm bằng cách túm lấy tóc mẹ, sờ mặt mẹ hay chụp mắt kính của bố. 

Nhưng chưa hết, sẽ còn rất nhiều điều liên quan đến trẻ 9 tuần tuổi mà mẹ cần biết để chăm sóc bé tốt hơn.

Sự phát triển của trẻ 9 tuần tuổi

1. Các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ 9 tuần tuổi

Mẹ thắc mắc cân nặng của trẻ 9 tuần tuổi là bao nhiêu? Trên trung bình, một em bé 9 tuần tuổi sẽ có chỉ số như sau:

  • Cân nặng trẻ 9 tuần tuổi: tăng khoảng 1kg đến 1,5kg so với lúc mới chào đời. 
  • Chiều dài: tăng khoảng 5cm.
  • Chu vì vòng đầu: tăng khoảng 0,5 cm trong tuần này.

Với nhiều bé, việc tăng cân đều đặn hàng tuần sẽ làm con trông mũm mĩm và đáng yêu hơn.

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh ở đây sẽ giúp mẹ theo dõi tốc độ tăng trưởng của bé yêu. Ngoài ra, bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh còn chỉ ra những dấu hiệu cho thấy em bé của mẹ thừa cân hay suy dinh dưỡng.

2. Các mốc phát triển quan trọng của trẻ 9 tuần tuổi

Mẹ tự hỏi em bé 9 tuần tuổi biết làm gì? Đi kèm với sự thay đổi các chỉ số chiều dài, cân nặng là nhiều cột mốc phát triển khác của trẻ 9 tuần tuổi. Cụ thể như sau:

– Thính giác hoàn chỉnh, bé đã nghe và phản hồi với âm thanh tốt hơn

Thính giác của bé 9 tuần tuổi đã phát triển hoàn chỉnh hơn so với những tuần trước. Vì vậy, bé có thể phân biệt âm thanh cũng như phản ứng theo nhiều cách khác nhau. Nếu mẹ mở một bản nhạc sôi động, em bé 9 tuần tuổi sẽ chú ý lắng nghe, đạp chân liên tục. Và khi mẹ tắt nhạc đi, con có thể tỏ ra khó chịu.

Hoặc nếu mẹ mở một bản nhạc êm dịu, “đúng ý” con, con sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

Vậy nhạc ru ngủ cho bé nên là loại nhạc nào?

Nhạc ru ngủ cho bé 9 tuần tuổi nói riêng hay nhạc cho trẻ dưới 1 tuổi nói chung thường là những bản nhạc hòa tấu, êm dịu hay các bài hát ru. Những thể loại nhạc này không chỉ giúp bé ngủ ngon, ngủ sâu, giảm quấy khóc mà còn hỗ trợ phát triển trí não, cho bé thông minh hơn.

– Biết cầm, nắm, lôi, kéo

Khoảng thời gian này, bé bắt đầu khám phá bàn tay của mình với nhiều hoạt động như cầm, nắm, kéo… Bé có thể túm tóc, túm lấy hoa tai của mẹ nếu mọi thứ ở trong tầm với của bé. 

– Phối hợp các giác quan

Em bé 9 tuần tuổi biết làm gì nữa? Bé còn biết phối hợp các giác quan với nhau. Nếu mẹ cho bé một chiếc lục lạc, bé không chỉ lắc để tạo âm thanh, lắng nghe âm phát ra mà còn quan sát các cử động của bàn tay.

– Thị giác phát triển, bé quan sát được chuyển động và nhìn tập trung hơn

  • Bé có thể nhìn mọi vật theo cả trục dọc và trục xoay, nhìn tập trung vào một vật trong thời gian dài. 
  • Bé biết quan sát, “nghiên cứu” hoạt động của tay và chân.
  • Bé có thể bị phân tâm bởi các hình ảnh thú vị khác.

– Trẻ sơ sinh 9 tuần tuổi thích tương tác với người lớn

Bé rất thích nói chuyện với mọi người và thường xuyên cười lúc trò chuyện hay được mẹ âu yếm. Đặc biệt, trẻ 9 tuần tuổi có thể cười thành tiếng. 

Mẹ càng tương tác nhiều với bé càng giúp bé phát triển tốt về cảm xúc và trí tuệ.

Mặc dù cụm từ trẻ sơ sinh 9 tuần tuổi không đúng với trẻ đã ra tháng nhưng mẹ vẫn có thể áp dụng cách dạy trẻ sơ sinh thông minh để thức đẩy sự phát triển não bộ ở con.

– Giữ đầu thẳng hàng với cơ thể ở tư thế ngồi

Đối với trẻ 9 tuần tuổi, khi mẹ nắm hai tay bé rồi kéo nhẹ nhàng chuyển từ tư thế nằm sang tư thế ngồi, bé có thể giữ đầu thẳng hàng với cơ thể. Nhưng cũng đừng lo lắng nếu cơ cổ của bé chưa đủ khỏe để làm điều này. Bởi vì mỗi em bé sẽ phát triển với một tốc độ khác nhau.

>> Mẹ có thể xem thêm: 6 cách dạy trẻ sơ sinh thông minh

– Em bé 9 tuần tuổi có thể ngẩng cao đầu, nhìn thẳng về phía trước khi nằm sấp

trẻ 9 tuần tuổi, khi nằm sấp, bé có thể ngẩng cao đầu và nhìn thẳng về phía trước. Tuy nhiên, do không thể giữ lâu ở tư thế này nên bé có thể thỉnh thoảng ngã về bên này hoặc bên kia. Vì vậy, để tránh làm con đau, mẹ nên cho con nằm sấp trên nệm, tránh để bé nằm trên bề mặt cứng.

trẻ 9 tuần tuổi khi nằm sấp, bé có thể ngẩng cao đầu

Các vấn đề thường gặp ở trẻ 9 tuần tuổi

1. Bé bú căng bụng vẫn đòi bú: Mẹ nên làm gì?

Nhiều mẹ thấy bé bú căng bụng vẫn đòi bú và không biết phải làm sao. Đầu tiên, mẹ cần hiểu lý do vì sao con có nhu cầu như vậy. Nếu bé bú no nê mà vẫn muốn bú thêm, điều này chứng tỏ bé đang có những mong muốn khác như:

  • Sự thư giãn và liên kết với mẹ: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn có những căng thẳng, mệt mỏi riêng mà bé chưa thể diễn đạt được. Vì vậy, bé có thể đòi bú mẹ liên tục dù không đói chỉ vì muốn được gần gũi với mẹ nhiều hơn.
  • Trẻ muốn dễ ngủ hơn: Bé bú căng bụng vẫn đòi bú rất có thể là do trẻ đang gắt ngủ. Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ khó ngủ là trẻ ngáp nhiều, mệt mỏi, cáu kỉnh, khóc… Lúc này trẻ rất buồn ngủ nhưng không ngủ được nên cần được ôm ấp và ngậm ti mẹ để dễ ngủ hơn.
  • Vì muốn được giảm đau hoặc giảm khó chịu: Sữa mẹ chứa melatonin có tác dụng giảm đau bụng ở trẻ sơ sinh và cải thiện giấc ngủ của bé.
  • Trẻ đang trải qua thời kỳ phát triển vượt trội: Trẻ sơ sinh đang trải qua thời kỳ phát triển vượt trội thường muốn được bú mẹ nhiều hơn bình thường. Vì vậy, trong giai đoạn đầu đời, mẹ cần lưu ý đến một số mốc thời gian bao gồm: 7 – 14 ngày tuổi, 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi.

Đối với vấn đề này, tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng của em bé mà mẹ có thể chọn cách xử lý phù hợp. Nếu bé bú căng bụng vẫn đòi bú là để dễ ngủ hoặc giúp con cảm thấy dễ chịu, mẹ có thể tiếp tục cho bú với điều kiện là trẻ không có biểu hiện nôn ói, quấy khóc nhiều hơn.

Ngược lại, nếu bé đòi bú liên tục nhưng lại dễ bị ọc sữa, trớ sữa thì mẹ nên ngừng cho con bú. Thay vào đó, mẹ có thể chọn cách cho con ngậm ti giả, hát ru, dùng thiết bị tạo tiếng ồn trắng hoặc đổi tư thế bế con để em bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Mặt khác, mẹ cũng nên theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên. Trong trường hợp trẻ có các triệu chứng bất thường hoặc đòi bú nhiều nhưng không tăng cân; chậm phát triển thì mẹ nên cho trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán bệnh lý (nếu có) nhằm đưa phương pháp xử lý phù hợp và hiệu quả.

2. Bé 9 tuần tuổi ngủ nhiều có sao không?

Trẻ 9 tuần tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Em bé nên bắt đầu ngủ thành từng giấc vào ban đêm; thường là khoảng 5-6 giờ một giấc mặc dù mỗi bé khác nhau và thậm chí một giấc ngủ có thể khoảng từ 6-7 giờ vẫn là hoàn toàn bình thường. Chúng sẽ ngủ trung bình từ 11 đến 15 giờ mỗi ngày, với những giấc ngủ ngắn trở nên ít thường xuyên hơn.

Trừ khi có những triệu chứng khác thường, bé 9 tuần tuổi ngủ nhiều hơn bình thường mà không có lý do đáng ngại nào. Một số lý do phổ biến của việc trẻ 9 tuần tuổi ngủ nhiều là:

  • Trẻ đang trải qua một mốc tăng trưởng và phát triển nhảy vọt.
  • Trẻ bị ốm nhẹ (cảm lạnh).
  • Trẻ vừa tiêm chủng.
  • Trẻ trước đó không được ngủ đủ giấc do nhiễm trùng đường hô hấp trên khiến trẻ khó thở.
  • Ngoài ra, trẻ sơ sinh ngủ nhiều cũng có thể do bị vàng da hoặc ăn không đủ no
  • Trong một số trường hợp, một số nguyên nhân về bệnh lý có thể khiến trẻ ngủ quá nhiều, rối loạn nhịp thở và nhịp tim có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ và trẻ sinh non thường ngủ hơi khác so với trẻ đủ tháng.

Việc nguy hiểm nhất khi bé 9 tuần tuổi ngủ nhiều là trẻ không được bú đủ theo nhu cầu, ảnh hưởng tới thể chất và sự phát triển của trẻ. Vì vậy khi trẻ 9 tuần tuổi ngủ nhiều, mẹ nên đánh thức trẻ cách 5-6 giờ một lần để cho trẻ bú.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ 9 tuần tuổi

1. Dinh dưỡng cho trẻ 9 tuần tuổi

Trẻ 9 tuần tuổi chắc chắn sẽ bú tăng lượng sữa mẹ so với lúc mới sinh. Bé tiếp tục trải qua các giai đoạn tăng trưởng khác nhau, bú nhiều hơn, thường là khoảng 5-6 cữ trong 24 giờ; mỗi cữ sữa dao động từ 150-200ml theo cân nặng. Mặc dù rất khó biết chính xác lượng sữa bé nhận được mỗi lần bú mẹ là bao nhiêu nhưng mẹ có thể căn cứ vào những dấu hiệu sau để biết bé bú no hay chưa:

  • Nếu bú no, bàn tay con sẽ thả lỏng thoải mái. Trái lại nếu bú chưa đủ, bàn tay con sẽ nắm chặt. 
  • Khi cho con bú, mẹ thấy sữa xuống rần rật, bé nuốt ừng ực hoặc bú không kịp phải “chạy sữa”. Ngực còn lại sữa chảy ướt áo. Khi con bú xong, ngực mẹ mềm và hết căng so với lúc ban đầu. Điều đó cho thấy mẹ nhiều sữa, đủ sữa cho con bú và con đã bú no.
  • Bé bú no thường sẽ ngủ giấc dài, thức dậy với tâm trạng vui vẻ.
  • Số lượng tã thay khoảng 6-8 tã/ngày.

2. Hoạt động cho trẻ 9 tuần tuổi

– Luyện các giác quan

Mẹ có thể kết hợp luyện thính giác, xúc giác, thị giác cho trẻ bằng cách cho con làm quen và thực hành với nhiều loại âm thanh khác nhau như tiếng gõ các thanh gỗ, thanh kim loại hay các đồ vật khác có trong nhà (tránh các loại âm thanh điện tử).

Đầu tiên hãy cho bé nghe trước tiếng va chạm của đồ vật, sau đó mới cho bé nhìn thấy món đồ và cách tạo ra âm thanh. Cuối cùng hãy cho bé cầm món đồ và thao tác với chúng. Chắc chắn bé sẽ rất phấn khích vì có thể tự tạo ra các âm thanh khác nhau. Nhớ là các món đồ phải nhẹ, vừa tay bé, không có bề mặt sắc nhọn gây nguy hiểm cho bé.

– Bài tập ngồi thẳng lưng

Nếu phần thân trên và cổ của bé đã tương đối cứng cáp, mẹ có thể tập cho bé bài tập ngồi thẳng lưng. Hãy chồng vài cái gối để bé nằm ở tư thế nghiêng, cách mặt phẳng khoảng 45 độ. Sau đó, mẹ nắm hai tay của bé và nhẹ nhàng kéo bé lên từ từ để bé ngồi thẳng lưng, giữ cổ thẳng với cơ thể trong vài giây trước khi cho bé trở về vị trí ban đầu. Lặp lại thao tác này vài lần. 

– Cho bé ra ngoài đi dạo

Cho con đi dạo không chỉ là cách để bé tận hưởng không khí trong lành mà còn giúp con mở mang tầm nhìn, có dịp quan sát, khám phá cuộc sống bên ngoài.

Trên đường đi, mẹ hãy trò chuyện cùng bé, chỉ vào những sự vật, hiện tượng trên đường và giải thích với bé. Đây là cách giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ cũng như hình thành nhận thức về thế giới xung quanh.

3. Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ 9 tuần tuổi

Trẻ 9 tuần tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Bé thường ngủ trung bình từ 11 đến 15 tiếng mỗi ngày. Giấc ngủ ban đêm thường kéo dài hơn, giấc ngủ ban ngày thường ngắn hơn. 

Vào ban ngày, khi thấy bé dụi mắt, ngáp, cáu kỉnh, gào khóc thì mẹ hãy giúp bé vào giấc ngủ bằng cách âu yếm, hát ru con ngủ.

Bí quyết nuôi con 

4. Bé 9 tuần tuổi quấy khóc

Thời điểm dao động quanh mốc 2 tháng tuổi là một trong những giai đoạn cao điểm bé quấy khóc nhiều. Ngay cả các xáo trộn nhỏ nhất liên quan đến giấc ngủ cũng làm bé mất bình tĩnh và khóc to, khóc kéo dài. Cũng có khi bé khóc vì không rõ nguyên nhân.

Nếu cơn khóc hơn 5 phút, mẹ hãy ôm bé vào lòng và thủ thỉ vào tai trẻ. Bằng cách xoa dịu tinh thần, trẻ có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Hoặc mẹ có thể làm bé phân tâm, quên khóc bằng cách cho bé xem các hình ảnh nhiều màu sắc, gõ các đồ vật để tạo âm thanh…

5. Tiêm ngừa

Nếu con phải hoãn các mũi tiêm ở thời điểm 2 tháng vì lý do nào đó thì khi trẻ 9 tuần tuổi, mẹ nên nhanh chóng cho con bổ sung các mũi tiêm còn thiếu như viêm gan B (mũi 2), bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm não do Hib (mũi 1). Ngoài ra, đây cũng là lúc bé cần được uống vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus gây ra.

Từ 6 tuần tuổi trở đi, trẻ đã có thể tiêm ngừa vắc-xin phế cầu. Đây là mũi tiêm ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng nhưng nếu có điều kiện, mẹ nên cho con tiêm vì giúp ngừa nhiều bệnh nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết. 

Dù cho tiêm chủng cứu hàng ngàn sinh mạng trẻ em mỗi năm, loại hình phòng bệnh này vẫn không hoàn hảo. Hầu hết trẻ em có thể bị chút phản ứng nhẹ với vắc xin; một số trẻ khác lại trở bệnh, một số trường hợp khác lại trở bệnh rất nghiêm trọng. Một số loại vắc xin trong những trường hợp hi hữu còn gây ra tổn thương vĩnh viễn, thậm chí là tử vong ở trẻ sơ sinh. Để hạn chế rủi ro, hãy tham khảo và áp dụng một số biện pháp phòng ngừa dưới đây để đảm bảo rằng trẻ 9 tuần tuổi luôn được tiêm chủng an toàn:

  • Hãy chắc chắn rằng bác sĩ đã kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe của bé trước khi tiêm vắc xin để chắc là bé không có bệnh nghiêm trọng nào. Mẹ nên hoãn việc tiêm ngừa cho bé nếu bé đang bệnh nặng. Tuy nhiên khi bé mắc phải các bệnh nhẹ chẳng hạn như cảm lạnh thì mẹ không cần phải trì hoãn việc tiêm chủng;
  • Hãy đọc thông tin về vắc xin mà bác sĩ cung cấp cho mẹ trước khi tiêm chủng cho trẻ;
  • Theo dõi trẻ 9 tuần tuổi cẩn thận trong vòng 72 giờ sau khi tiêm chủng (đặc biệt là trong 48 giờ đầu); và lập tức thông báo cho bác sĩ nếu bé có bất kỳ phản ứng nghiêm trọng hoặc hành vi khác thường nào. Ngoài ra, mẹ cũng cần báo các phản ứng dù không nghiêm trọng của trẻ 9 tuần tuổi cho bác sĩ biết trong lần khám tới;
  • Hãy yêu cầu bác sĩ ghi tên của nhà sản xuất vắc xin và lô vắc xin/số lô trong hồ sơ của bé cùng với các phản ứng của bé. Hãy giữ một bản sao các thông tin này. Các phản ứng nghiêm trọng của bé sẽ phải được các bác sĩ báo cáo lên cấp trên để có được phương hướng xử lí kịp thời;
  • Trước lần tiêm mũi tiếp theo, hãy nhắc lại cho bác sĩ nhớ các phản ứng của bé vào lần tiêm trước đó;
  • Nếu mẹ có bất kỳ lo ngại gì về sự an toàn của vắc xin, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ.

6. Tập cho bé bú bình

Cho dù mẹ không có kế hoạch cho bé bú bình thường xuyên, hãy vắt và giữ lạnh sáu bình sữa mẹ để đề phòng những trường hợp bất đắc dĩ. Việc này sẽ cung cấp cho bé một nguồn sữa dự trữ phòng khi mẹ bị bệnh, hoặc đang tạm thời dùng thuốc. Đừng quá lo lắng nếu con chưa bao giờ bú bình bởi hương vị sữa mẹ gần gũi sẽ giúp bé bú bình dễ dàng hơn.

Một số trẻ 9 tuần không gặp phải khó khăn gì khi chuyển từ bú mẹ qua bú bình và ngược lại. Nhưng hầu hết các bé sẽ thích nghi tốt hơn nếu mẹ kéo dài thời gian cho bé bú sữa mẹ trong ba tuần; tốt nhất là năm tuần đầu của bé. Việc cho bé bú bình sớm có thể cản trở việc bú mẹ bởi bé có thể nhầm lẫn giữa vú mẹ và núm vú. Một lý do khác là bú mẹ và bú bình cần các kĩ thuật khác nhau. Tuy vậy nếu cho bé bú bình trễ hơn thời điểm này, nhiều bé sẽ từ chối bú bình vì đã quen thuộc với việc bú mẹ.

Khi bắt đầu cho bé bú bình, trở ngại đầu tiên chính là xác định lượng sữa mà bé cần. Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trong trường hợp này, bởi mỗi bé khác nhau ở từng độ tuổi sẽ có các nhu cầu dinh dưỡng hết sức khác nhau.

Lời khuyên của bác sĩ để trẻ 9 tuần tuổi phát triển tốt

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ từ 0-6 tháng tuổi nhìn chung dễ gặp bệnh về đường hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa (với bé bú sữa ngoài). Tốt nhất, mẹ nên cho con tiêm ngừa đầy đủ các mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng lẫn tự nguyện. 

Đặc biệt, nếu có điều kiện, mẹ hãy cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Mẹ tăng cường ăn uống đủ chất, ăn các thực phẩm lợi sữa để sữa luôn tràn trề miệng con. Nhờ đó, con sẽ phát triển tốt, cơ thể tăng khả năng chống chọi với các tác nhân gây bệnh.

Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, sẽ có lúc mẹ thấy trẻ sơ sinh đòi bú quá nhiều hay em bé của mẹ đòi bú liên tục dù đã căng bụng. Việc trẻ sơ sinh đòi bú quá nhiều có thể con đang ở thời kỳ tăng trưởng nhảy vọt (growth spurts)

Lời khuyên của bác sĩ khi chăm sóc trẻ 9 tuần tuổi

Khi thấy trẻ có các triệu chứng như sốt 38 độ trở lên, biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc, nôn ói, khó thở, tím tái, ho nhiều… thì mẹ cần đứa trẻ đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị.

Thêm nữa, ở giai đoạn này, đôi khi mắt trẻ 9 tuần tuổi có thể chảy nước nhiều hơn bình thường. Nếu mẹ nhận thấy gỉ mắt bé màu xanh, có thể bé đã mắc bệnh viêm kết mạc. Hãy cho con đi thăm khám sớm nhất có thể.

Hy vọng những thông tin trên phần nào cung cấp cho mẹ các kiến thức cần thiết để chăm trẻ 9 tuần tuổi thuận lợi hơn.

Hương Lê

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Chiều cao cân nặng trẻ 5 tuổi chuẩn WHO là bao nhiêu?

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 5 tuổi từ WHO là chuẩn cơ bản nhất cho cha mẹ tham khảo. Sau đây là nội dung chi tiết về chiều cao và cân nặng của trẻ 5 tuổi cho cha mẹ tham khảo.

1. Chiều cao và cân nặng của trẻ 5 tuổi

Dựa vào Bảng chiều cao và cân nặng của trẻ chuẩn WHO, chiều cao cân nặng của trẻ 5 tuổi có sự khác biệt giữa bé trai và bé gái. Theo đó bé gái cao 109,4cm và nặng khoảng 18,2kg; bé trai cao 110cm và nặng khoảng 18,3kg.

Tuy nhiên, đây chỉ là con số trung bình, không phải là con số cố định nên bé nào có lệch chuẩn thì cha mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé. Để xác định xem chiều cao và cân nặng của trẻ 5 tuổi khi nào có nguy cơ suy dinh dưỡng hay béo phì; cha mẹ căn cứ vào dữ liệu sau:

Đối với bé gái 5 tuổi:

  • Nguy cơ Suy dinh dưỡng khi dưới 13,7kg và Béo phì khi trên 24,9kg.
  • Nguy cơ Thấp còi khi dưới 99.9cm.

Đối với bé trai 5 tuổi:

  • Nguy cơ Suy dinh dưỡng khi dưới 14,1kg và Béo phì khi trên 24,2kg.
  • Nguy cơ Thấp còi khi dưới 100.9cm.

>> Xem thêm: Các cột mốc phát triển quan trọng của bé 5 tuổi

2. Cách đo chiều cao và cân nặng chính xác cho trẻ 5 tuổi

Với trẻ trên 5 tuổi, lúc này trẻ đã lớn, cách đo chiều cao cho trẻ tương tự như với người lớn.

Cách đo chiều cao cho trẻ 5 tuổi:

  • Bước 1: Cho trẻ đứng thẳng, đi chân không, lưng quay vào tường.
  • Bước 2: Áp sát người vào tường (đầu, chân, mông… đều phải áp sát tường); mắt nhìn thẳng, 2 tay xuôi theo thân.
  • Bước 3: Sử dụng thước đo chiều cao cố định hoặc thước dây. Thước đo phải thẳng, vuông góc với sàn nhà, vạch 0 sát sàn nhà.
  • Bước 4: Đo và ghi lại chiều cao của con vào sổ.

Ngoài ra, mẹ có thể theo dõi chiều cao của con bằng cách dùng bút vạch đánh dấu chiều cao vào tường; trung bình 6 tháng một lần mẹ đo để so sánh với vạch cũ xem con có phát triển chiều cao hay không.

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 5 tuổi
Những bài tập thể dục, nhảy múa cũng giúp bé tăng chiều cao

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ 5 tuổi

Để con yêu đạt chuẩn chiều cao và cân nặng như bảng trên, bố mẹ cần biết có những yếu tố nào ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Theo các chuyên gia sức khỏe, chiều cao và cân nặng của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Một số yếu tố quan trọng gồm:

3.1 Yếu tố gen di truyền

Yếu tố di truyền từ cha mẹ có tác động đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ 5 tuổi. Đồng thời, các yếu tố như cân nặng, lượng mỡ thừa, nhóm máu; sẽ tác động đến kích thước của các cơ quan trong cơ thể trẻ.

3.2 Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng tác động nhiều đến sự phát triển của một đứa trẻ. Nếu trẻ biếng ăn; có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn; hoặc ăn không đủ chất thì con sẽ gầy gò, ốm yếu, thấp còi.

Ngược lại, nếu cha mẹ áp dụng một chế độ ăn giàu các dưỡng chất, cân đối, lành mạnh; con sẽ có sự phát triển về cả chiều cao và cân nặng. Đặc biệt, mẹ nên lưu ý bổ sung đủ canxi cho con để giúp xương, răng chắc khỏe; giúp trẻ 5 tuổi phát triển vượt bậc về chiều cao và cân nặng.

Với trẻ 5 tuổi trở lên; để con phát triển toàn diện và đạt chuẩn theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 5 tuổi; mẹ chỉ cần cho con ăn giống bữa ăn của người lớn. Bên cạnh đó, mẹ ưu tiên các món nhiều dưỡng chất; hạn chế đồ ăn nhanh như xúc xích, gà rán… Những thực phẩm này chỉ khiến trẻ béo phì mà không có sự tăng về chiều cao.

Chiều cao cân nặng trẻ 5 tuổi & chế độ dinh dưỡng

3.3 Các bệnh lý mạn tính

Nếu trẻ mắc các bệnh lý mạn tính nghiêm trọng hoặc từng phải phẫu thuật cũng sẽ có sự phát triển chậm so với những đứa trẻ bình thường.

Vì vậy, với những đứa trẻ này, điều tiên quyết là bố mẹ phải tìm cách chữa khỏi bệnh cho con; tăng cường bồi dưỡng để con đạt được mức trung bình theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ 5 tuổi như trên.

3.4 Sự vận động và rèn luyện thể thao

Ngày nay, trẻ em bị thừa cân, béo phì ngày càng nhiều vì trẻ không thích vận động mà chỉ tập trung vào các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại, iPad.

Tình trạng lười vận động, hạn chế tập luyện không những làm cho trẻ có sức đề kháng yếu mà còn ảnh hưởng tới chiều cao và cân nặng của trẻ 5 tuổi. Trẻ dễ bị béo phì, cơ xương và khớp không phát triển dẫn tới bị thấp lùn.

Cha mẹ hãy khuyến khích con năng vận động, chạy nhảy; nếu có điều kiện hãy tạo cơ hội cho con chơi các môn thể thao giúp tăng cường chiều cao như chơi bóng rổ, bơi lội, đu xà, đạp xe…

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 5 tuổi
Hãy tạo cơ hội cho trẻ 5 tuổi chơi các môn thể thao giúp rèn luyện thân thể, tăng cường chiều cao và cân nặng

3.5 Giấc ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Trẻ ngủ đủ giấc và ngủ trước 10 giờ tối giúp xương phát triển. Bởi khi ngủ, cơ thể trẻ giải phóng hormone tăng trưởng nhiều gấp 4 lần lúc con thức.

Trên đây là tất cả thông tin về bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 5 tuổi. Mong rằng thông tin này sẽ hữu ích cho bố mẹ trong việc nuôi dạy con.