Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 4 tuổi cần học những gì để phát triển tư duy toàn diện?

Trước khi biết  bé 4 tuổi cần học những gì? Mẹ cùng tìm hiểu về sự phát triển của con theo từng giai đoạn nhé.

Bé 4 tuổi cần học những gì? Sự phát triển các kỹ năng của trẻ

1. Kỹ năng phát triển xã hội và cảm xúc

Trong giai đoạn tự do phát triển này, con yêu sẽ dần dần hình thành tính cách riêng của mình khiến mẹ đôi lúc bỡ ngỡ và bất ngờ. Đó là:

  • Bé sẽ cảm nhận được tình yêu thương và quan tâm của mọi người. Từ đó bé biết chia sẻ, đồng hành và giúp đỡ người khác xung quanh mình.
  • Giai đoạn này trẻ phát triển ngôn ngữ và giao tiếp xã hội. Bé có thể bắt chước hoặc tự nghĩ ra một câu nói đùa, câu chuyện vui nhộn khi đối thoại với bạn. Do vậy, mẹ nên tạo không gian riêng cho con để bé thỏa trí tán gẫu với bạn bè nhé.
  • Bé thích thỏa sức sáng tạo trong những trò chơi tưởng tượng cùng với những nhân vật tưởng tượng. Ví dụ như khi chơi gia đình bé sẽ muốn đóng giả mẹ/ba và búp bê sẽ là con.
  • Bé biết tỏ ra giận dữ, cáu gắt nếu thói quen của bé bị đảo lộn hoặc những gì bé muốn mà mẹ không đáp ứng.
  • Trong giai đoạn này bé đã bắt đầu biết mách lẻo và biết nói dối dù biết đó là sai

Trước những thay đổi về kỹ năng giao tiếp, cảm xúc, xã hội như trên, việc mẹ cần biết bé 4 tuổi cần học những gì sẽ là tiền đề cho con trưởng thành sau này.

2. Kỹ năng phát triển vận động

bé 4 tuổi nên học gì
Trẻ lên 4 có nhiều thay đổi về mọi mặt. Vậy bé 4 tuổi cần học những gì?

Khi lên 4, con sẽ thể hiện sự khéo léo của mình qua đôi tay, nhất là với bé gái. Mẹ không khó để nhận ra sự chăm chút, tỉ mỉ của con qua từng hành động nhỏ như: Bé biết sắp xếp đồ chơi hay mặc đồ cho búp bê sao cho vừa vặn. Còn với bé trai thì tinh nghịch hơn 1 chút, con thường thích những trò chơi vận động mạnh hơn như: chạy nhảy, chơi trò trốn tìm,…

  • Trẻ biết cách di chuyển dễ dàng và nhuần nhuyễn, có thể tự cuộn người, nhào lộn trên mặt đất
  • Biết cách nhảy bằng 2 chân, leo cầu thang, đạp xe 3 hoặc 2 bánh và biết né tránh các vật cản khi đang lái xe
  • Tự mặc quần áo của mình hoặc mặc cho em nhỏ dưới sự hỗ trợ của bố mẹ
  • Biết cách vẽ, đọc chữ số, chữ cái đơn giản
  • Phân biệt được nhiều hình vẽ cơ bản như tròn, vuông, tam giác, bầu dục, con thoi,..
  • Biết cách sử dụng kéo có chủ đích như: cắt giấy dán tường, hoặc cắt bịch kẹo khi ăn
  • Con biết xếp chồng 1 tòa tháp cao 10 khối trở lên mà không làm đổ
  • Con khéo léo xé và dán hình chính xác và đẹp mắt hơn
  • Con có thể dùng bình tưới cây mà không làm đổ nước ra ngoài

3. Kỹ năng phát triển nhận thức

Nhận thức là nền tảng kỹ năng quan trọng để ba mẹ có thể giáo dục sớm cho con về tính tự lập, sự tự giác, giáo dục giới tính,…

  • Con có thể nhận biết và hiểu những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc
  • Biết bắt đầu sắp xếp mọi thứ theo các thuộc tính như kích thước, hình dạng, màu sắc.
  • Khi lên 4 tuổi bé có thể đếm đến 10, 20 hoặc 30. Trải qua quá trình rèn luyện trẻ sẽ có thể đếm số lên đến 100.
  • Con biết so sánh, đối chiếu các vật dựa trên chiều cao, kích thước hoặc giới tính
  • Bắt chước hát những bài hát nhưng chưa nhớ hoàn toàn, trẻ thường tự bịa lời và nhẩm theo giai điệu.
  • Kết hợp cùng lúc nhiều suy nghĩ, chẳng hạn như bé hỏi: ai, cái gì, ở đâu, khi nào,…
  • Bé nhận ra cảm xúc của người đối diện, của một nhân vật trong sách thông qua nét mặt, cử chỉ
  • Trẻ phân biệt được các khái niệm chỉ người lạ, người quen – người tốt, người xấu.

Kỹ năng phát triển ngôn ngữ

  • Vốn từ vựng tăng lên đáng kể, bé có thể hiểu và biết tới khoảng 1000 từ. Biết nói các câu dài và phức tạp hơn.
  • Con có thể phát âm chính xác hầu hết các chữ cái nhưng vẫn còn gặp rắc rối với một số chữ khó như r, s, tr,…
  • Bắt chước hát những bài hát nhưng chưa nhớ hoàn toàn, trẻ thường tự bịa lời và nhẩm theo giai điệu.
  • Bé biết đưa ra lập luận để minh chứng cho điều bé thấy là đúng
  • Biết thay đổi cấu trúc câu tùy thuộc vào đối tượng bé đang giao tiếp.

Tùy vào từng bé sẽ có sự phát triển ở các mức độ khác nhau. Con có thể đạt được một số kỹ năng muộn hơn những bé đồng trang lứa khác hoặc một số sẽ phát triển vượt bậc hơn so với độ tuổi con. Do đó, quan trọng là mẹ luôn bên cạnh để đồng hành cùng con. Vậy bé 4 tuổi cần học những gì? Mẹ cần làm gì để giúp con yêu?

>>> Mẹ có thể quan tâm: ”Bật mí’ 10 cách dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài

Bé 4 tuổi cần học những gì – Mẹ làm gì để giúp con yêu tốt hơn?

1. Dạy con biết cách yêu thương, san sẻ với người khác

dạy gì cho bé 4 tuổi

Có thể nói, đây là thời điểm con có tính sở hữu đối với mọi thứ. Vì thế mà con thường tỏ ra ích kỷ, hay tranh giành đồ chơi với bạn bè. Do đó, mẹ cần để ý hành động của trẻ để chấn chỉnh cho con thay vì phớt lờ và chiều theo ý muốn đó.

Bé 4 tuổi cần học những gì? Yêu thương, san sẻ là một trong những điều quan trọng mẹ cần dạy cho con trước tiên. Vì lễ nghĩa sẽ hình thành nhân cách và lối sống của trẻ từ khi con nhỏ. Do đó, ba mẹ hãy thể hiện sự yêu thương san sẻ của mình với con và giải thích từng hành động cho đi và nhận lại là như thế nào. Chẳng hạn như cách mà mẹ chăm sóc và cho cún ăn. Sự yêu thương sẽ ảnh hưởng tới cảm xúc của bé, con sẽ bắt chước theo từng hành động giống mẹ.

2. Bé 4 tuổi cần học những gì? Dạy con cách tự bảo vệ bản thân

Trẻ em hiện nay nên được bảo vệ khỏi những tác hại không đáng có từ các vật dụng nguy hiểm hoặc từ người lạ xung quanh do những nguyên nhân cả cố ý lẫn vô tình. Vậy bé 4 tuổi học gì để tránh tổn hại đến sức khỏe và tâm lý?

Ở giai đoạn này, để biết bé 4 tuổi cần học những gì, trước hết mẹ nên trang bị cho con kỹ năng cơ bản về cách tự bảo vệ bản thân trước người lạ. Ví dụ như: không để ai chạm vào 4 vùng riêng tư trên cơ thể của mình (ngực, bụng, vùng kín, đùi) hoặc cách phản ứng lại khi bị người lạ dẫn đi,… Bên cạnh đó, mẹ dạy con biết nói KHÔNG với những thứ nguy hiểm như: xà phòng, chất tẩy rửa, lửa hay những vật sắc nhọn. 

3. Dạy trẻ 4 tuổi học gì? Mẹ dạy con biết quản lý cảm xúc

Khóc lóc, ăn vạ, ném đồ chơi,… là những phản ứng xấu nếu con không được đáp ứng những thứ mình muốn. Trẻ sẽ cần học cách điều tiết cảm xúc của mình, tránh những hành vi xấu như: gây hấn, tranh giành với bạn bè.

Trong những tình huống này bé 4 tuổi cần học những gì là điều mẹ hay thắc mắc. Cách dạy hiệu quả là mẹ luôn cần giữ bình tĩnh thay vì quát mắng hay phạt con. Mẹ hãy thử đóng vai như một người bạn thân của bé, nhẹ nhàng tâm sự để hiểu tâm lý con trước. Sau đó biết cách hướng bé đến một mối quan tâm khác nhằm làm giảm đi hay xoa dịu cảm xúc hiện tại. Cuối cùng khi thấy con ổn định hơn, mẹ có thể giải thích cặn kẽ cho bé hiểu được cái nào tốt và cái nào là xấu.

4. Bé 4 tuổi cần học những gì? Dạy con học toán đơn giản 

sự phát triển của bé 4 tuổi

Khi con lên 4, bé bắt đầu học toán và tập viết, việc mẹ dạy bé cách hiểu nhanh sẽ kích thích khả năng tư duy của bé. Người Nhật họ rất chú trọng việc dạy dỗ con cái trong giai đoạn 4 tuổi vì đây là lúc bộ não bé phát triển một cách đỉnh cao. 

Vậy bé 4 tuổi cần học những gì? Một ví dụ cho mẹ cách dạy con hiệu quả như sau: Nếu bé học toán, để dạy số đếm mẹ nên cho trẻ kết hợp tay, chân, que tính,… để bé có thể tự nhớ việc đếm số thay vì tự nhẩm trong đầu. Tuy nhiên, mẹ tránh đốc thúc bé học nhiều chỉ vì muốn con hơn bạn bè nhé. Vì điều này sẽ vô tình tạo ra sức ép lớn khiến con mệt mỏi, chán nản dẫn tới sợ học. 

>>> Mẹ có thể quan tâm: Bé 4 tuổi: Dạy bé học toán

5. Dạy trẻ 4 tuổi biết cách tự vệ sinh cá nhân

Bé 4 tuổi cần học những gì? Theo các chuyên gia, độ tuổi năm thứ 4 có thể là thời điểm tâm lý của trẻ vô cùng phức tạp. Điểm thể hiện rõ nhất vẫn là việc trẻ muốn học cách tự mặc quần áo, tự ăn,… giống như người lớn thực thụ. Lúc này, cha mẹ hãy vui mừng vì con đã tự ý thức được cách tự chăm sóc bản thân và có trách nhiệm hơn với những gì mình đã làm.

Cách mẹ có thể giúp con là hãy khuyến khích con tự vệ sinh theo trình tự từ dễ tới khó. Ví dụ: Khi đánh răng con hay làm rớt kem vào quần áo, lúc này mẹ hãy từ từ chỉ bảo bé tư thế ngồi sao cho đúng trước, sau đó là cách chải răng để bé không bị dính kem vào người.

[inline_article id=157978]

Mỗi một bé 4 tuổi sẽ phát triển trí tuệ và nhận thức khác nhau. Tùy vào tính tình con mà mẹ sẽ có các cách khuyên nhủ thích hợp, tránh gây tổn thương tới cảm xúc nhưng vẫn đảm bảo con hiểu và tiếp thu tốt. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ giải đáp được câu hỏi bé 4 tuổi cần học những gì, từ đó trang bị thêm kiến thức trong việc nuôi dạy con trong thế giới đầy muôn màu này.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ 4 tuổi phát triển thể chất và tâm lý như thế nào?

Trẻ 4 tuổi luôn tìm cách làm chủ bản thân và tự đưa ra quyết định trong mọi tình huống. Đó còn là những em bé cực kỳ sáng tạo và có khả năng tập trung cao độ.

Mẹ dễ dàng nhận thấy con có thể ngồi tập trung hàng giờ với món đồ chơi yêu thích. Về mặt xã hội, con rất thân thiện và thích trò chuyện, tiếp xúc với mọi người. Khi thất vọng hay vui mừng, con đều thể hiện cảm xúc một cách rõ ràng.

Mẹ có thể tìm hiểu thêm sự phát triển ở trẻ 4 tuổi để biết con còn biết làm gì nữa nhé.

1. Sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ 4 tuổi

1.1 Các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ 4 tuổi

Nhắc đến sự phát triển của bé 4 tuổi, chắc chắn mẹ sẽ rất muốn biết chỉ số cân nặng, chiều cao của con có đạt chuẩn hay không.

Bé gái và bé trai 4 tuổi nặng bao nhiêu kg? Thông thường ở giai đoạn 4-5 tuổi:

  • Bé gái nặng 16,1 đến 18,2kg, cao 102,7 đến 109,4cm.
  • Bé trai nặng 16,3 đến 18,3kg, cao 103,3 đến 110cm.

Bây giờ, cậu bé cô bé của mẹ đã cao cả mét rồi. Đi kèm với sự phát triển về mặt thể chất, con còn đạt các cột mốc sau về khả năng vận động, nhận thức.

1.2 Các mốc phát triển tâm lý nhận thức của trẻ 4 tuổi

Sự phát triển về thể chất của trẻ 4 tuổi

Trẻ em học hỏi thông qua vui chơi. Ở độ tuổi 4-5, bé không chỉ biết chạy, nhảy, ném bóng, đá bóng, leo trèo, đu dây một cách dễ dàng mà còn có thể làm nhiều việc khác nữa như:

  • Đứng một chân hơn 9 giây.
  • Dùng thìa và nĩa thành thạo.
  • Vẽ được người với phần thân.
  • Có thể xếp chồng ít nhất 10 khối.
  • Tự mặc quần áo, đánh răng, đi vệ sinh.
  • Có thể lộn một vòng hoặc trồng cây chuối.
  • Đi bộ (chạy) lên xuống cầu thang dễ dàng.
  • Nhìn và bắt chước vẽ các hình tam giác, vuông, tròn.

Sự phát triển về mặt ngôn ngữ của trẻ 4 tuổi

Vốn từ vựng của trẻ 4 tuổi có thể có đến khoảng 500 – 1.000 từ. Tuy nhiên, số lượng từ mà trẻ dùng hàng ngày thường ít hơn con số này.

Trong giai đoạn này, con đã có thể nói được những câu dài hơn 5 từ một cách trôi chảy. Con kể vắn tắt lại một tính huống diễn ra trong ngày; hoặc câu chuyện do con tưởng tượng,..Không những vậy, còn cũng đã hát theo giai điệu của những bài hát quen thuộc.

Trẻ con 4 tuổi là giai đoạn con tò mò và ham học hỏi. Con trở nên tự tin khi trò chuyện với mọi người hơn, nhờ vào vốn từ vựng và khả năng diễn đạt của mình.

  • Con có thể nói những câu dải.
  • Thuộc lòng nguyên bài thơ hoặc bài hát.
  • Biết sử dụng thì tương lai, chẳng hạn như: “Mai mình sẽ đi công viên nhé mẹ”.
  • Thường đặt câu hỏi liên tục khi giao tiếp để thỏa mãn óc tò mò, thích khám phá.
  • Có thể kể một câu chuyện dài, nhiều tình tiết hoặc kể lại những sự việc con đã trải qua trong ngày.

Trẻ 4 tuổi biết làm gì với sự phát triển về mặt nhận thức

Hầu hết trẻ 4 tuổi đều bắt đầu nắm bắt được các khái niệm trừu tượng thông qua việc trẻ hiểu được thời gian giữa ngày và đêm; nhận diện hình dạng; màu sắc; tín hiệu đèn giao thông; một số chữ cái và con số,…

Cả bé trai và gái 4 tuổi, các con sẽ bắt đầu biết lắng nghe tốt hơn. Việc này phục vụ cho quá trình học hỏi của con. Con lắng nghe những câu chuyện của mọi người; quan sát vật dụng trong nhà và môi trường xung quanh nơi con sống.

Con không những chỉ trả lời những câu hỏi của mẹ một cách đơn giản, mà con còn có khả năng thể hiện cảm xúc.

  • Con biết đếm từ 10 trở lên.
  • Khả năng tập trung tốt hơn.
  • Nhận ra một số bảng chỉ dẫn quen thuộc trên đường.
  • Nhớ địa chỉ, số điện thoại của bố mẹ (nếu được dạy).
  • Biết sắp xếp các đối tượng theo hình dáng và màu sắc.
  • Nhận biết, gọi đúng tên một số màu sắc và hình dạng cơ bản.
  • Hiểu khái niệm đối lập như đầy/vơi, giống/khác, hơn/kém, cao hơn/thấp hơn.
  • Có thể ghi nhớ tình tiết của các câu chuyện xảy ra trong ngày; thời gian ngắn.
  • Con hiểu khái niệm ngày đêm. Phân biệt các hoạt động diễn ra khác thời gian.
  • Hiểu các khái niệm khó như chất lượng (tốt/xấu), số lượng (nhiều/ít), chất liệu (nhựa/thủy tinh/sắt…)
  • Hiểu được những yêu cầu có từ 3 hành động. Ví dụ: “Con hãy cất sách đi, đánh răng rồi đi ngủ”.
  • Bắt đầu hỏi nhiều câu hỏi dạng như: “Khi nào?”, “Bao nhiêu?”, “Tại sao?” và rất tò mò về công dụng các đồ vật

Tâm lý trẻ 4 tuổi: Sự phát triển về mặt xã hội và tình cảm

Tâm lý trẻ 4 tuổi như thế nào? Nếu trước đây trẻ tự cho mình là trung tâm thì giờ đây con hiểu rằng không hẳn lúc nào mình cũng được ưu tiên hàng đầu. Trẻ bắt đầu hiểu về cảm xúc của người khác. Đồng thời, con có khả năng vượt qua các xung đột và kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn.

Các mốc phát triển tâm lý của trẻ 4 tuổi về mặt cảm xúc, tình cảm, xã hội, cụ thể như sau:

  • Thể hiện sự tức giận bằng lời nói thay vì hành động.
  • Nhận thức được sự khác biệt giữa ước mơ và thực tế.
  • Thích có nhiều bạn bè và biết chia sẻ, nhường nhịn khi chơi cùng. 
  • Biết quan tâm hỏi han khi thấy bạn bè, bố mẹ, anh chị, người thân không vui.
  • Hiểu và tuân theo các quy tắc nhưng thỉnh thoảng vẫn bướng bỉnh và bất hợp tác.

Trẻ 4 tuổi có thể nhận ra giới tính của mình

Bé trai và bé gái 4 tuổi đã bắt đầu thắc mắc về bộ phận sinh dục

Trong bài viết Cách giáo dục giới tính cho trẻ phù hợp cho từng lứa tuổi, trẻ 4 tuổi con đã bắt đầu nhận ra được giới tình của mình. Con sẽ thường xuyên hỏi mẹ về sự khác nhau giữa hai bộ phận sinh dục. Lúc này cha mẹ cần phải cởi mở hết mức với con, tránh nói ẩn dụ.

Chính vì sự tò mò này, mà trẻ thường xuyên chạm vào bộ phận sinh của mình. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng dặn dò con rằng, không ai được chạm vào vùng kín của con ngoại trừ cha mẹ, và bác sĩ. Đồng thời mẹ cũng cho trẻ biết về những hành vi xâm hại tình dục ở trẻ (nếu con có thể hiểu).

>>> Mẹ có thể quan tâm Vì sao bé trai hay nghịch bộ phận sinh dục?

1.3 Các vấn đề thường gặp ở trẻ 4 tuổi

Dấu hiệu trẻ 4 tuổi chậm phát triển mẹ cần lưu ý

Thực tế là mỗi đứa trẻ sẽ phát triển theo một lộ trình riêng. Thế nhưng, không vì thế mà mẹ bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo con đang không đạt được các mốc phát triển nhất định.

Hãy đưa bé 4 tuổi đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi, nếu:

  • Nói và phát âm không rõ ràng.
  • Bé không thể nhảy giậm chân tại chỗ.
  • Khó có thể vẽ/viết dù là nghệch ngoạc.
  • Không thể kể lại câu chuyện mà con thích.
  • Phản đối khi mặc quần áo, đi ngủ, đi vệ sinh.
  • Không hiểu khái niệm giống nhau và khác nhau.
  • Mất các kỹ năng mà trẻ từng đạt được trước đó.
  • Không quan tâm đến các trò chơi có tính tương tác, hoặc niềm tin.
  • Không biết dùng từ “con/mình” và bố mẹ/ông bà/bạn” một cách chính xác.
  • Không quan tâm đến những bạn cùng trang lứa; và cả những người thân gia đình.

2. Hướng dẫn cha mẹ chăm sóc trẻ 4 tuổi

2.1 Dinh dưỡng cho trẻ 4 tuổi

Trẻ 4 tuổi cần nhiều năng lượng cho các hoạt động thể chất; và học tập hàng ngày. Nên thực đơn cho bé 4 tuổi sẽ cần được bổ sung một lượng lớn nguồn năng lượng. Bên cạnh đó, mẹ cần tránh để trẻ hình thành một số thói quen kém lành mạnh.

Trẻ uống nhiều nước ép trái cây tốt không?

Không ít mẹ nghĩ rằng nước ép trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, nên đã cho con uống thay cả nước lọc. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Do nước trái cây chứa nhiều đường nên dễ làm trẻ bị sâu răng. Hơn nữa, đối với trẻ trên 6 tháng mẹ không nên cho con uống quá 120ml nước ép trái cây mỗi ngày. Nếu uống nhiều và thường xuyên sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Nước ép trái cây đóng chai có tốt cho trẻ con không? 

dinh dưỡng cho trẻ 4 tuổi

Trẻ uống nhiều sữa tươi có tốt không?

Đã từng xảy ra nhiều trường hợp trẻ thiếu máu nghiêm trọng vì uống nhiều sữa tươi. Nguyên nhân là do trẻ uống nhiều sữa sẽ làm con bị no; và dẫn đến chán ăn.

Lâu dần, trẻ dễ bị thiếu máu do thiếu dinh dưỡng. Vì sữa tươi không thể cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ.

Ăn các thực phẩm gây dậy thì sớm

Dậy thì sớm là hiện tượng mà không cha mẹ nào muốn xảy ra ở con mình. Thế nên, khi thiết kế thực đơn cho bé 4 tuổi, mẹ lưu ý những điều sau:

  • Sữa đậu nành.
  • Rau củ trái mùa.
  • Thịt cổ gia cầm, nội tạng động vật.
  • Thuốc bổ như vitamin tổng hợp, thuốc bắc (nấu gà tần…).
  • Thức ăn nhanh, các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, nhiều muối.

>>> Mẹ có thể xem thêm: 10 món ngon dành cho bé biếng ăn 

2.2 Hoạt động để trẻ 4 tuổi phát triển tốt

Sau đây là những điều mẹ nên làm để giúp con học hỏi và phát triển:

  • Hãy để trẻ tự giải quyết mâu thuẫn khi chơi với bạn.
  • Hướng dẫn trẻ cách quản lý cảm xúc, nhất là khi con tức giận hoặc quá khích.
  • Tạo điều kiện để con tham gia các hoạt động viết, vẽ, tô màu, cắt dán thủ công.
  • Giao cho con làm việc nhà để dạy bé về trách nhiệm và sự sẻ chia trong gia đình.
  • Dạy trẻ những biển báo thông dụng được thấy trên đường hoặc hướng dẫn trong sách.
  • Trò chuyện với trẻ mỗi ngày, hỏi về các hoạt động của con ở trường, điều gì làm con vui và không vui, con thích chơi với bạn nào nhất, tại sao…
  • Duy trì thói quen đọc cho con nghe mỗi ngày và không quên đặt những câu hỏi mang tính chất gợi mở, kích thích trẻ tư duy như “Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?”.

[inline_article id=273912]

2.3 Bé 4 tuổi cần học những gì?

2.3 Rèn luyện các kỹ năng khác cho bé

Dạy bé 4 tuổi tinh thần trách nhiệm

Dạy con cách nói xin lỗi

Bé 4 tuổi cẩn học những gì? Hãy dạy con nói lời xin lỗi. Trẻ 4 tuổi vẫn chỉ là một đứa trẻ sống với bản năng và nhận thức đơn sơ nhất. Vì vậy, khi con phạm lỗi, điều mẹ có thể làm là uốn nắn trẻ, dạy con xin lỗi và giúp trẻ phân biệt đúng sai.

Với vai trò là mẹ, khi con biết nói xin lỗi, mẹ hãy giải thích cho con, và tuyệt đối không đưa con vào tình thế hối lỗi tột cùng. Khi trẻ lớn hơn, các con sẽ dần có được nhận thức và sự đồng cảm đối với mọi người.

Mẹ có thể dạy trẻ 4 tuổi học cách nói lời xin lỗi như sau:

  • Khen ngợi trẻ khi con biết nhận lỗi và nói lời xin lỗi.
  • Xin lỗi đi kèm với khắc phục hậu quả, chẳng hạn con làm đổ nước, không chỉ xin lỗi, con còn phải lấy khăn lau sạch nước.
  • Khuyến khích nói lời xin lỗi bằng cách khéo léo gợi ý, ví dụ: “Con làm bạn đau, con có thể làm bạn cảm thấy tốt hơn bằng cách nào?”.
  • Mẹ và các người lớn trong nhà phải luôn làm gương cho con. Con biết nói xin lỗi với cha mẹ ông bà. Ngược lại người lớn cũng nên nói xin lỗi với con khi cần.

>> Mẹ xem thêm: 15 cách dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài

Dạy bé tinh thần trách nhiệm

Khi mẹ phân công công việc nhà cho bé hay nhờ con giúp làm những việc lặt vặt trong nhà, đó chính là mẹ dạy con sống có trách nhiệm.

Ngoài ra, mẹ hãy dạy trẻ 4 tuổi:

  • Làm việc gì phải làm đến cùng.
  • Dạy trẻ tự lập như tự ăn uống, mặc quần áo…
  • Biết giữ lời hứa, tuân thủ những nguyên tắc trong gia đình.
  • Tạo điều kiện để trẻ tự ra quyết định một số việc “vừa tầm” với con như chọn mua quần áo, đồ chơi…

Dạy trẻ ứng xử trên bàn ăn

Ở tuổi này, trẻ đã ngồi ăn chung bàn với cả nhà. Vì vậy mẹ cần dạy con phép lịch sự trên bàn ăn.

  • Không vừa nhai vừa nói.
  • Không chép miệng khi ăn.
  • Mời người lớn trước khi ăn.
  • Không chống tay trên bàn ăn hay gõ đũa muỗng tạo âm thanh.
  • Nếu thức ăn quá xa, con có thể nhờ người lấy hộ và đừng quên cảm ơn.

3. Lời khuyên của bác sĩ để bé 4 tuổi phát triển tốt

Lời khuyên của bác sĩ để bé 4 tuổi phát triển tốt
Lời khuyên của bác sĩ để trẻ 4 tuổi phát triển tốt

3.1 Lưu ý đối với bé

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), một số bệnh phổ biến nhất thường gặp ở trẻ 4 tuổi:

>>> Mẹ có thể xem thêm: 15 thực phẩm phòng ngừa cảm cúm và coronavirus cho bé

Thành thử, mẹ cần chú ý đến ác dấu hiệu, cũng như cách chăm sóc trẻ khi con bị bệnh. Nhằm ngăn chặn tình trạng bệnh lý phát triển nặng hơn.

3.2 Cách chăm sóc bản thân dành cho mẹ

Mẹ đừng quên chăm sóc chính bản thân của mình mẹ nhé!
Mẹ đừng quên chăm sóc chính bản thân của mình mẹ nhé!

Cuộc sống có thể trở nên vô cùng bận rộn và hỗn loạn khi mẹ đang nuôi một trẻ 4 tuổi. Để giúp đối phó với những thách thức của giai đoạn này, mẹ cần biết cách chăm sóc bản thân.

Nhờ sự hỗ trợ của chồng hoặc các thành viên trong gia đình

Việc chăm sóc trẻ 4 tuổi sẽ tốn rất nhiều năng lượng và có thể khiến mẹ nhanh chóng mệt mỏi. Mẹ sẽ biết khi nào mình hết năng lượng.

Trong những lúc như vậy, mẹ có thể liên hệ để xem chồng, hoặc thành viên gia đình hoặc người trông trẻ có thể đảm nhận việc này trong một hoặc hai giờ hay không. Hãy dành một khoảng “me-time” để làm điều gì đó cho riêng mẹ.

>> Mẹ xem thêm: Cẩm nang yêu thương bản thân: 5 điều tiên quyết bạn nên bắt đầu

Mẹ cần tránh cảm giác bị cô lập

Để tránh bị cảm giác cô lập bao trùm, mẹ có thể dành thêm thời gian kể chuyện và trò chuyện với con. Hoặc mẹ cũng có thể gặp gỡ bạn bè là mẹ bỉm giống mình để chia sẻ cảm xúc. Biết đâu mẹ lại học được một số cách nuôi dạy trẻ 4 tuổi.

Mẹ nên có một mối liên hệ tin tưởng để sẵn sàng chia sẻ mọi lúc

Mẹ nên có một mối liên hệ mật thiết để mẹ sẵn sàng chia sẻ bất kỳ cảm xúc gì. Người đó có thể là chồng, cha mẹ, ông bà, bạn thân,… Việc này có thể giúp mẹ giảm bớt căng thẳng và lo lắng mỗi khi mẹ cảm thấy bế tắc khi nuôi dạy trẻ 4 tuổi.

Như vậy, để con phát triển lành mạnh, khi chăm sóc trẻ 4 tuổi, mẹ đừng quên những lưu ý về chế độ ăn uống cho bé. Ngoài ra, để chuẩn bị con vào lớp 1, mẹ hãy cho bé tập làm quen với mặt chữ và các phép tính trước nhé.