Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Những điều mẹ cần biết về sự phát triển tâm lý trẻ 4 tuổi!

Việc thấu hiểu tâm lý trẻ 4 tuổi là vô cùng quan trọng vì điều này là nền tảng giúp mẹ định hướng được sự phát triển tâm lý đúng đắn cho con trong những năm tháng đầu đời. Vậy tâm lý trẻ 4 tuổi thay đổi như thế nào? 

Sự phát triển về mặt tâm lý trẻ 4 tuổi

1. Sự phát triển thể chất của trẻ 4 tuổi

Nhắc đến sự phát triển của bé 4 tuổi, chắc chắn mẹ sẽ rất muốn biết chỉ số cân nặng, chiều cao của con có đạt chuẩn hay không.

Bé 4 tuổi nặng bao nhiêu kg? Thông thường ở giai đoạn 4-5 tuổi, bé gái nặng 16,1 đến 18,2kg, cao 102,7 đến 109,4cm. Bé trai nặng 16,3 đến 18,3kg, cao 103,3 đến 110cm.

Ở độ tuổi 4-5, bé không chỉ biết chạy, nhảy, ném bóng, đá bóng, leo trèo, đu dây một cách dễ dàng mà còn có thể làm nhiều việc khác khiến mẹ bất ngờ. Trẻ 4 tuổi là những em bé luôn tò mò và ham học hỏi thông qua vui chơi.

Đi kèm với sự phát triển về mặt thể chất, con còn đạt các cột mốc sau về sự phát triển cảm xúc. Nói một cách tóm gọn, đó sẽ là học cách tương tác với mọi người và đồng thời điều tiết cảm xúc của chính mình. 

1. Sự phát triển tâm lý trẻ 4 tuổi

Ngay từ khi mới sinh ra, con đã luôn có sự phát triển về mặt cảm xúc và tương tác. Dù vậy, quá trình học cách giao tiếp, chia sẻ và tương tác với những người khác cần nhiều năm để phát triển. Bé sẽ luôn phát triển tâm lý dần qua các mốc tuổi mẫu giáo, tiểu học, trung học và phổ thông. 

Ở giai đoạn này, con tự tin trò chuyện với mọi người do vốn từ vựng và khả năng diễn đạt đã tiến bộ nhiều. Mẹ sẽ thấy bé thường thích:

  • Tự mặc quần áo của mình dưới sự hỗ trợ của bố mẹ
  • Những biểu hiện trên gương mặt của mọi người xung quanh như sửng sốt, mếu máo, ngạc nhiên, vui mừng,… sẽ kích thích sự tò mò của trẻ khiến con luôn đặt ra câu hỏi như “tại sao bạn khóc”, “ mình cùng đi chơi nhé”,…
  • Bé hiểu rõ hơn về khái niệm thời gian và thứ tự các hoạt động trong ngày, như bữa sáng vào buổi sáng, bữa tối vào buổi tối,…
  • Chia sẻ đồ chơi, thay phiên nhau với sự điều phối của người lớn
  • Bắt đầu hoặc tham gia chơi với những đứa trẻ khác và làm các trò chơi
  • Tuân theo các quy tắc đơn giản trong trò chơi, nhưng sẽ luôn muốn chiến thắng
  • Bắt đầu đóng kịch, diễn toàn bộ các cảnh như đi du lịch hoặc giả làm động vật
  • Có thể thể hiện sự hách dịch và thách thức
  • Thể hiện sự độc lập hơn
  • Trải nghiệm nhiều loại cảm xúc (ví dụ: ghen tị, phấn khích, sợ hãi, hạnh phúc, tức giận)
  • Trở nên bớt ích kỷ hơn
  • Bình tĩnh hơn và hợp tác với cha mẹ
  • Có thể thể hiện sự gắn bó với một người bạn thân thiết
sự thay đổi tâm lý trẻ 4 tuổi
Tâm lý trẻ 4 tuổi có sự thay đổi vượt bậc so với tuổi lên 3, mẹ đã nắm rõ?

2. Sự phát triển về xã hội và tình cảm

  • Tâm lý trẻ 4 tuổi như thế nào? Nếu trước đây trẻ tự cho mình là trung tâm thì giờ đây con hiểu rằng không hẳn lúc nào mình cũng được ưu tiên hàng đầu. Trẻ bắt đầu hiểu về cảm xúc của người khác. Đồng thời, con có khả năng vượt qua các xung đột và kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn.
  • Bé sẽ cảm nhận ra được tình yêu thương và quan tâm của mọi người. Từ đó biết chia sẻ, đồng hành và giúp đỡ người khác xung quanh mình.

4. Sự phát triển về mặt nhận thức

  • Khi trẻ lên 4, các bạn nhỏ thường rất thích độc lập, muốn tự mình dùng muỗng xúc cơm hoặc tự giữ vệ sinh cá nhân.
  • Bé muốn được công nhận trong những phát ngôn của mình và thường đưa ra khá nhiều các lý luận khác nhau nhằm muốn được mẹ chú ý và khen ngợi. 
  • Trẻ biết được các thông tin cơ bản về bản thân mình như tên trẻ, tên ba mẹ, địa chỉ nhà,… Trẻ rất quan tâm, chú ý đến những nhận xét của mọi người đến bản thân mình.

Vì tâm lý trẻ lên 4 thường nhạy cảm và dễ bị tổn thương, các mẹ không nên so sánh con mình với trẻ khác nhé, để tránh việc trẻ không nhận định rõ ràng về bản thân mình.

>>> Ba mẹ có thể quan tâm: 10 tuyệt chiêu dạy con sẽ tạo nên sự thay đổi

Cha mẹ cần làm gì đối với sự phát triển tâm lý trẻ 4 tuổi

1. Dạy con biết thấu hiểu

tâm lý trẻ 4 tuổi
Tâm lý trẻ 4 tuổi rất cần được ba mẹ quan tâm, theo dõi và hỗ trợ con phát triển một cách cân bằng.

Trẻ bước vào độ tuổi này rất thích bắt chước, do đó, ba mẹ sẽ là tấm gương cho việc hình thành các hành vi ở trẻ. Ba mẹ hãy tận dụng điều này để giúp trẻ học những thói quen tốt và cách cư cư xử hay từ chính mình cũng như những người khác xung quanh.

Thay vì quát tháo, đánh răn đe khi con làm sai, mẹ hãy từ từ chỉ cho trẻ biết cái gì nên và không nên, đúng hoặc sai, những gì trẻ được làm hay không được làm. Có thể lúc đầu con sẽ bỡ ngỡ, chưa kịp tiếp nhận hết, nhưng điều đó sẽ hình thành cho trẻ biết sự thấu hiểu về mặt ý thức, xây dựng chuẩn mực từ ban đầu.

Ví dụ, con đòi ăn kem ngay khi đi công viên về mà không chịu tắm rửa. Thay vì la con không chịu nghe lời, mẹ hãy giải thích cho con rằng không tắm thì vi trùng sẽ làm con bị dơ, bị ngứa và sẽ bị ốm. Con có thể tắm bong bóng xà phòng cho thoải mái rồi chúng ta sẽ ăn kem sau đó. Một sự thương lượng và “tâm lý” từ mẹ có thể cho con cảm giác được tôn trọng và lắng nghe.

2. Lắng nghe và quan tâm tới câu chuyện của con

Cha mẹ làm gì để phát triển tâm lý trẻ 4 tuổi? Trò chuyện với trẻ mỗi ngày, hỏi về các hoạt động của con ở trường, điều gì làm con vui và không vui, con thích chơi với bạn nào nhất và tại sao… Hãy nói chuyện với trẻ và lắng nghe những suy nghĩ của con trước khi vội kết luận bất kỳ điều gì với bé.

Việc này cũng nên áp dụng trong các trường hợp bé tức giận vì một điều gì đó, hoặc khi có xích mích với bạn bè. Mẹ hãy nhẹ nhàng hỏi và lắng nghe câu chuyện của bé. Dù mẹ không đưa ra giải pháp nào thì với bé, việc được chia sẻ với mẹ đã là một nền tảng tốt cho việc cởi mở và xây dựng niềm tin trong bé.

Trong mọi cuộc trò chuyện, mẹ hãy đảm bảo rằng mình luôn đặt bản thân vào vị trí của trẻ để hiểu tình huống và cách con phản ứng. Vì những cuộc trò chuyện tích cực luôn tốt hơn là những hình phạt tiêu cực hoặc trách móc.

3. Giúp con quản lý cảm xúc của mình

Ở giai đoạn này, tâm lý trẻ 4 tuổi rất khó nắm bắt, bé hay nảy sinh mâu thuẫn, cãi cọ với bạn, hoặc thậm chí với cả anh chị em mình. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy không có gì nguy hiểm thì nên để các con tự giải quyết mâu thuẫn của chúng. Nếu không, hãy cùng con phân tích điều sai, lẽ phải. Đồng thời, học nói cách xin lỗi và cảm ơn với bạn bè.

Chính điều đó giúp trẻ hình thành kỹ năng tự giải quyết những khó khăn của chính mình. Từ đó, trẻ trở nên tự lập và tự tin hơn trong quá trình phát triển tâm lý trẻ lên 4.

Ngoài ra, ở mỗi một trẻ lại có sự thể hiện tính cách riêng mà mẹ cũng cần tìm hiểu về 4 kiểu khí chất của trẻ giúp nuôi dạy con đúng hướng.

4. Giúp con khám phá thế giới xung quanh 

sự phát triển của trẻ 4 tuổi

Cách phát triển tâm lý trẻ 4 tuổi từ việc học hỏi những thứ xung quanh không còn quá xa lạ với những bậc phụ huynh. Vì đây là giai đoạn con thích khám phá và tìm hiểu mọi thứ về cuộc sống. Bé có thể liên tục đưa ra vô số những thắc mắc về các sự vật và hiện tượng quanh mình.

Với hành động này của trẻ, cha mẹ nên giải đáp chi tiết các câu hỏi của con để bé có thể hiểu và nhận thức một vật/hiện tượng rõ ràng hơn. Tránh nói những câu như “cái này dễ thế mà con cũng không biết à”, hay câu “mẹ đã dạy con nhiều lần rồi sao con vẫn hỏi lại mẹ thế”. Bởi vì những câu này không chỉ gây tổn thương một cách vô thức mà lâu dần còn làm mất đi sự tự tin và mạnh dạn bày tỏ quan điểm, ý kiến của con trong tương lai.

Ngoài ra, tâm lý trẻ lên 4 về sự hiểu biết đối với thế giới xung quanh sẽ là nền tảng cho sự phát triển cả về kiến thức lẫn tinh thần của con sau này. Do đó, để tâm lý trẻ 4 tuổi vững vàng, mẹ nên dạy bé cách quý trọng và thương yêu những thứ đơn giản nhất. Ví dụ như chiếc lá, hòn đá nhỏ, con ốc sên, chiếc xe đẩy hàng,… Để từ những hành động nhỏ, tình yêu thương sẽ được ươm mầm và phát triển trong con.

“Báo động đỏ” khi tâm lý trẻ 4 tuổi có biểu hiện tâm lý bất thường

Nếu nhận thấy một số điều sau đây vào thời điểm con được 4 tuổi, mẹ có thể muốn nói chuyện với bác sĩ của mình. Hoặc với một chuyên gia sức khỏe khác như bác sĩ lâm sàng sức khỏe tâm thần, nhà bệnh lý học ngôn ngữ, nhà trị liệu, hoặc một nhà tâm lý học.

  • Bé không thể bắt đầu hoặc tham gia chơi với những đứa trẻ khác
  • Con hoàn toàn không thể chia sẻ đồ chơi, vật dụng với những đứa trẻ khác
  • Trẻ muốn được phụ thuộc vào người chăm sóc của mình về mọi mặt
  • Bé cực kỳ “cứng nhắc” về các thói quen và trở nên cực kỳ khó chịu khi mọi thứ bị thay đổi
  • Con gần như luôn “dính chặt” lấy mẹ, khó tách khỏi mẹ
  • Tâm lý trẻ 4 tuổi quá thụ động hoặc sợ hãi, và không muốn thử những điều mà những đứa trẻ khác cùng độ tuổi đang làm
  • Bé nỗi sợ hãi tột độ cản trở các hoạt động hàng ngày

Việc đưa trẻ đến gặp các chuyên gia càng sớm càng giúp bé được hỗ trợ tốt hơn về mặt tâm lý trẻ 4 tuổi. Từ đó, bé sớm có thể học cách hòa nhập và lớn lên.

[inline_article id=182945]

Tâm lý trẻ lên 4 có những bước phát triển mới mẻ và đầy dễ thương. Đây có lẽ là giai đoạn có nhiều điều tuyệt vời diễn ra mà ba mẹ sẽ cảm nhận một cách rõ nét sự thay đổi của con. Hơn hết, cha mẹ cũng đừng quên rằng, bản thân mình cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hình nhân cách, tâm lý trẻ 4 tuổi nữa đó. Không có ba mẹ, bé sẽ trở nên bơ vơ và lạc lõng!

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ 4 tuổi phát triển thể chất và tâm lý như thế nào?

Trẻ 4 tuổi luôn tìm cách làm chủ bản thân và tự đưa ra quyết định trong mọi tình huống. Đó còn là những em bé cực kỳ sáng tạo và có khả năng tập trung cao độ.

Mẹ dễ dàng nhận thấy con có thể ngồi tập trung hàng giờ với món đồ chơi yêu thích. Về mặt xã hội, con rất thân thiện và thích trò chuyện, tiếp xúc với mọi người. Khi thất vọng hay vui mừng, con đều thể hiện cảm xúc một cách rõ ràng.

Mẹ có thể tìm hiểu thêm sự phát triển ở trẻ 4 tuổi để biết con còn biết làm gì nữa nhé.

1. Sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ 4 tuổi

1.1 Các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ 4 tuổi

Nhắc đến sự phát triển của bé 4 tuổi, chắc chắn mẹ sẽ rất muốn biết chỉ số cân nặng, chiều cao của con có đạt chuẩn hay không.

Bé gái và bé trai 4 tuổi nặng bao nhiêu kg? Thông thường ở giai đoạn 4-5 tuổi:

  • Bé gái nặng 16,1 đến 18,2kg, cao 102,7 đến 109,4cm.
  • Bé trai nặng 16,3 đến 18,3kg, cao 103,3 đến 110cm.

Bây giờ, cậu bé cô bé của mẹ đã cao cả mét rồi. Đi kèm với sự phát triển về mặt thể chất, con còn đạt các cột mốc sau về khả năng vận động, nhận thức.

1.2 Các mốc phát triển tâm lý nhận thức của trẻ 4 tuổi

Sự phát triển về thể chất của trẻ 4 tuổi

Trẻ em học hỏi thông qua vui chơi. Ở độ tuổi 4-5, bé không chỉ biết chạy, nhảy, ném bóng, đá bóng, leo trèo, đu dây một cách dễ dàng mà còn có thể làm nhiều việc khác nữa như:

  • Đứng một chân hơn 9 giây.
  • Dùng thìa và nĩa thành thạo.
  • Vẽ được người với phần thân.
  • Có thể xếp chồng ít nhất 10 khối.
  • Tự mặc quần áo, đánh răng, đi vệ sinh.
  • Có thể lộn một vòng hoặc trồng cây chuối.
  • Đi bộ (chạy) lên xuống cầu thang dễ dàng.
  • Nhìn và bắt chước vẽ các hình tam giác, vuông, tròn.

Sự phát triển về mặt ngôn ngữ của trẻ 4 tuổi

Vốn từ vựng của trẻ 4 tuổi có thể có đến khoảng 500 – 1.000 từ. Tuy nhiên, số lượng từ mà trẻ dùng hàng ngày thường ít hơn con số này.

Trong giai đoạn này, con đã có thể nói được những câu dài hơn 5 từ một cách trôi chảy. Con kể vắn tắt lại một tính huống diễn ra trong ngày; hoặc câu chuyện do con tưởng tượng,..Không những vậy, còn cũng đã hát theo giai điệu của những bài hát quen thuộc.

Trẻ con 4 tuổi là giai đoạn con tò mò và ham học hỏi. Con trở nên tự tin khi trò chuyện với mọi người hơn, nhờ vào vốn từ vựng và khả năng diễn đạt của mình.

  • Con có thể nói những câu dải.
  • Thuộc lòng nguyên bài thơ hoặc bài hát.
  • Biết sử dụng thì tương lai, chẳng hạn như: “Mai mình sẽ đi công viên nhé mẹ”.
  • Thường đặt câu hỏi liên tục khi giao tiếp để thỏa mãn óc tò mò, thích khám phá.
  • Có thể kể một câu chuyện dài, nhiều tình tiết hoặc kể lại những sự việc con đã trải qua trong ngày.

Trẻ 4 tuổi biết làm gì với sự phát triển về mặt nhận thức

Hầu hết trẻ 4 tuổi đều bắt đầu nắm bắt được các khái niệm trừu tượng thông qua việc trẻ hiểu được thời gian giữa ngày và đêm; nhận diện hình dạng; màu sắc; tín hiệu đèn giao thông; một số chữ cái và con số,…

Cả bé trai và gái 4 tuổi, các con sẽ bắt đầu biết lắng nghe tốt hơn. Việc này phục vụ cho quá trình học hỏi của con. Con lắng nghe những câu chuyện của mọi người; quan sát vật dụng trong nhà và môi trường xung quanh nơi con sống.

Con không những chỉ trả lời những câu hỏi của mẹ một cách đơn giản, mà con còn có khả năng thể hiện cảm xúc.

  • Con biết đếm từ 10 trở lên.
  • Khả năng tập trung tốt hơn.
  • Nhận ra một số bảng chỉ dẫn quen thuộc trên đường.
  • Nhớ địa chỉ, số điện thoại của bố mẹ (nếu được dạy).
  • Biết sắp xếp các đối tượng theo hình dáng và màu sắc.
  • Nhận biết, gọi đúng tên một số màu sắc và hình dạng cơ bản.
  • Hiểu khái niệm đối lập như đầy/vơi, giống/khác, hơn/kém, cao hơn/thấp hơn.
  • Có thể ghi nhớ tình tiết của các câu chuyện xảy ra trong ngày; thời gian ngắn.
  • Con hiểu khái niệm ngày đêm. Phân biệt các hoạt động diễn ra khác thời gian.
  • Hiểu các khái niệm khó như chất lượng (tốt/xấu), số lượng (nhiều/ít), chất liệu (nhựa/thủy tinh/sắt…)
  • Hiểu được những yêu cầu có từ 3 hành động. Ví dụ: “Con hãy cất sách đi, đánh răng rồi đi ngủ”.
  • Bắt đầu hỏi nhiều câu hỏi dạng như: “Khi nào?”, “Bao nhiêu?”, “Tại sao?” và rất tò mò về công dụng các đồ vật

Tâm lý trẻ 4 tuổi: Sự phát triển về mặt xã hội và tình cảm

Tâm lý trẻ 4 tuổi như thế nào? Nếu trước đây trẻ tự cho mình là trung tâm thì giờ đây con hiểu rằng không hẳn lúc nào mình cũng được ưu tiên hàng đầu. Trẻ bắt đầu hiểu về cảm xúc của người khác. Đồng thời, con có khả năng vượt qua các xung đột và kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn.

Các mốc phát triển tâm lý của trẻ 4 tuổi về mặt cảm xúc, tình cảm, xã hội, cụ thể như sau:

  • Thể hiện sự tức giận bằng lời nói thay vì hành động.
  • Nhận thức được sự khác biệt giữa ước mơ và thực tế.
  • Thích có nhiều bạn bè và biết chia sẻ, nhường nhịn khi chơi cùng. 
  • Biết quan tâm hỏi han khi thấy bạn bè, bố mẹ, anh chị, người thân không vui.
  • Hiểu và tuân theo các quy tắc nhưng thỉnh thoảng vẫn bướng bỉnh và bất hợp tác.

Trẻ 4 tuổi có thể nhận ra giới tính của mình

Bé trai và bé gái 4 tuổi đã bắt đầu thắc mắc về bộ phận sinh dục

Trong bài viết Cách giáo dục giới tính cho trẻ phù hợp cho từng lứa tuổi, trẻ 4 tuổi con đã bắt đầu nhận ra được giới tình của mình. Con sẽ thường xuyên hỏi mẹ về sự khác nhau giữa hai bộ phận sinh dục. Lúc này cha mẹ cần phải cởi mở hết mức với con, tránh nói ẩn dụ.

Chính vì sự tò mò này, mà trẻ thường xuyên chạm vào bộ phận sinh của mình. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng dặn dò con rằng, không ai được chạm vào vùng kín của con ngoại trừ cha mẹ, và bác sĩ. Đồng thời mẹ cũng cho trẻ biết về những hành vi xâm hại tình dục ở trẻ (nếu con có thể hiểu).

>>> Mẹ có thể quan tâm Vì sao bé trai hay nghịch bộ phận sinh dục?

1.3 Các vấn đề thường gặp ở trẻ 4 tuổi

Dấu hiệu trẻ 4 tuổi chậm phát triển mẹ cần lưu ý

Thực tế là mỗi đứa trẻ sẽ phát triển theo một lộ trình riêng. Thế nhưng, không vì thế mà mẹ bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo con đang không đạt được các mốc phát triển nhất định.

Hãy đưa bé 4 tuổi đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi, nếu:

  • Nói và phát âm không rõ ràng.
  • Bé không thể nhảy giậm chân tại chỗ.
  • Khó có thể vẽ/viết dù là nghệch ngoạc.
  • Không thể kể lại câu chuyện mà con thích.
  • Phản đối khi mặc quần áo, đi ngủ, đi vệ sinh.
  • Không hiểu khái niệm giống nhau và khác nhau.
  • Mất các kỹ năng mà trẻ từng đạt được trước đó.
  • Không quan tâm đến các trò chơi có tính tương tác, hoặc niềm tin.
  • Không biết dùng từ “con/mình” và bố mẹ/ông bà/bạn” một cách chính xác.
  • Không quan tâm đến những bạn cùng trang lứa; và cả những người thân gia đình.

2. Hướng dẫn cha mẹ chăm sóc trẻ 4 tuổi

2.1 Dinh dưỡng cho trẻ 4 tuổi

Trẻ 4 tuổi cần nhiều năng lượng cho các hoạt động thể chất; và học tập hàng ngày. Nên thực đơn cho bé 4 tuổi sẽ cần được bổ sung một lượng lớn nguồn năng lượng. Bên cạnh đó, mẹ cần tránh để trẻ hình thành một số thói quen kém lành mạnh.

Trẻ uống nhiều nước ép trái cây tốt không?

Không ít mẹ nghĩ rằng nước ép trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, nên đã cho con uống thay cả nước lọc. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Do nước trái cây chứa nhiều đường nên dễ làm trẻ bị sâu răng. Hơn nữa, đối với trẻ trên 6 tháng mẹ không nên cho con uống quá 120ml nước ép trái cây mỗi ngày. Nếu uống nhiều và thường xuyên sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Nước ép trái cây đóng chai có tốt cho trẻ con không? 

dinh dưỡng cho trẻ 4 tuổi

Trẻ uống nhiều sữa tươi có tốt không?

Đã từng xảy ra nhiều trường hợp trẻ thiếu máu nghiêm trọng vì uống nhiều sữa tươi. Nguyên nhân là do trẻ uống nhiều sữa sẽ làm con bị no; và dẫn đến chán ăn.

Lâu dần, trẻ dễ bị thiếu máu do thiếu dinh dưỡng. Vì sữa tươi không thể cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ.

Ăn các thực phẩm gây dậy thì sớm

Dậy thì sớm là hiện tượng mà không cha mẹ nào muốn xảy ra ở con mình. Thế nên, khi thiết kế thực đơn cho bé 4 tuổi, mẹ lưu ý những điều sau:

  • Sữa đậu nành.
  • Rau củ trái mùa.
  • Thịt cổ gia cầm, nội tạng động vật.
  • Thuốc bổ như vitamin tổng hợp, thuốc bắc (nấu gà tần…).
  • Thức ăn nhanh, các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, nhiều muối.

>>> Mẹ có thể xem thêm: 10 món ngon dành cho bé biếng ăn 

2.2 Hoạt động để trẻ 4 tuổi phát triển tốt

Sau đây là những điều mẹ nên làm để giúp con học hỏi và phát triển:

  • Hãy để trẻ tự giải quyết mâu thuẫn khi chơi với bạn.
  • Hướng dẫn trẻ cách quản lý cảm xúc, nhất là khi con tức giận hoặc quá khích.
  • Tạo điều kiện để con tham gia các hoạt động viết, vẽ, tô màu, cắt dán thủ công.
  • Giao cho con làm việc nhà để dạy bé về trách nhiệm và sự sẻ chia trong gia đình.
  • Dạy trẻ những biển báo thông dụng được thấy trên đường hoặc hướng dẫn trong sách.
  • Trò chuyện với trẻ mỗi ngày, hỏi về các hoạt động của con ở trường, điều gì làm con vui và không vui, con thích chơi với bạn nào nhất, tại sao…
  • Duy trì thói quen đọc cho con nghe mỗi ngày và không quên đặt những câu hỏi mang tính chất gợi mở, kích thích trẻ tư duy như “Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?”.

[inline_article id=273912]

2.3 Bé 4 tuổi cần học những gì?

2.3 Rèn luyện các kỹ năng khác cho bé

Dạy bé 4 tuổi tinh thần trách nhiệm

Dạy con cách nói xin lỗi

Bé 4 tuổi cẩn học những gì? Hãy dạy con nói lời xin lỗi. Trẻ 4 tuổi vẫn chỉ là một đứa trẻ sống với bản năng và nhận thức đơn sơ nhất. Vì vậy, khi con phạm lỗi, điều mẹ có thể làm là uốn nắn trẻ, dạy con xin lỗi và giúp trẻ phân biệt đúng sai.

Với vai trò là mẹ, khi con biết nói xin lỗi, mẹ hãy giải thích cho con, và tuyệt đối không đưa con vào tình thế hối lỗi tột cùng. Khi trẻ lớn hơn, các con sẽ dần có được nhận thức và sự đồng cảm đối với mọi người.

Mẹ có thể dạy trẻ 4 tuổi học cách nói lời xin lỗi như sau:

  • Khen ngợi trẻ khi con biết nhận lỗi và nói lời xin lỗi.
  • Xin lỗi đi kèm với khắc phục hậu quả, chẳng hạn con làm đổ nước, không chỉ xin lỗi, con còn phải lấy khăn lau sạch nước.
  • Khuyến khích nói lời xin lỗi bằng cách khéo léo gợi ý, ví dụ: “Con làm bạn đau, con có thể làm bạn cảm thấy tốt hơn bằng cách nào?”.
  • Mẹ và các người lớn trong nhà phải luôn làm gương cho con. Con biết nói xin lỗi với cha mẹ ông bà. Ngược lại người lớn cũng nên nói xin lỗi với con khi cần.

>> Mẹ xem thêm: 15 cách dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài

Dạy bé tinh thần trách nhiệm

Khi mẹ phân công công việc nhà cho bé hay nhờ con giúp làm những việc lặt vặt trong nhà, đó chính là mẹ dạy con sống có trách nhiệm.

Ngoài ra, mẹ hãy dạy trẻ 4 tuổi:

  • Làm việc gì phải làm đến cùng.
  • Dạy trẻ tự lập như tự ăn uống, mặc quần áo…
  • Biết giữ lời hứa, tuân thủ những nguyên tắc trong gia đình.
  • Tạo điều kiện để trẻ tự ra quyết định một số việc “vừa tầm” với con như chọn mua quần áo, đồ chơi…

Dạy trẻ ứng xử trên bàn ăn

Ở tuổi này, trẻ đã ngồi ăn chung bàn với cả nhà. Vì vậy mẹ cần dạy con phép lịch sự trên bàn ăn.

  • Không vừa nhai vừa nói.
  • Không chép miệng khi ăn.
  • Mời người lớn trước khi ăn.
  • Không chống tay trên bàn ăn hay gõ đũa muỗng tạo âm thanh.
  • Nếu thức ăn quá xa, con có thể nhờ người lấy hộ và đừng quên cảm ơn.

3. Lời khuyên của bác sĩ để bé 4 tuổi phát triển tốt

Lời khuyên của bác sĩ để bé 4 tuổi phát triển tốt
Lời khuyên của bác sĩ để trẻ 4 tuổi phát triển tốt

3.1 Lưu ý đối với bé

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), một số bệnh phổ biến nhất thường gặp ở trẻ 4 tuổi:

>>> Mẹ có thể xem thêm: 15 thực phẩm phòng ngừa cảm cúm và coronavirus cho bé

Thành thử, mẹ cần chú ý đến ác dấu hiệu, cũng như cách chăm sóc trẻ khi con bị bệnh. Nhằm ngăn chặn tình trạng bệnh lý phát triển nặng hơn.

3.2 Cách chăm sóc bản thân dành cho mẹ

Mẹ đừng quên chăm sóc chính bản thân của mình mẹ nhé!
Mẹ đừng quên chăm sóc chính bản thân của mình mẹ nhé!

Cuộc sống có thể trở nên vô cùng bận rộn và hỗn loạn khi mẹ đang nuôi một trẻ 4 tuổi. Để giúp đối phó với những thách thức của giai đoạn này, mẹ cần biết cách chăm sóc bản thân.

Nhờ sự hỗ trợ của chồng hoặc các thành viên trong gia đình

Việc chăm sóc trẻ 4 tuổi sẽ tốn rất nhiều năng lượng và có thể khiến mẹ nhanh chóng mệt mỏi. Mẹ sẽ biết khi nào mình hết năng lượng.

Trong những lúc như vậy, mẹ có thể liên hệ để xem chồng, hoặc thành viên gia đình hoặc người trông trẻ có thể đảm nhận việc này trong một hoặc hai giờ hay không. Hãy dành một khoảng “me-time” để làm điều gì đó cho riêng mẹ.

>> Mẹ xem thêm: Cẩm nang yêu thương bản thân: 5 điều tiên quyết bạn nên bắt đầu

Mẹ cần tránh cảm giác bị cô lập

Để tránh bị cảm giác cô lập bao trùm, mẹ có thể dành thêm thời gian kể chuyện và trò chuyện với con. Hoặc mẹ cũng có thể gặp gỡ bạn bè là mẹ bỉm giống mình để chia sẻ cảm xúc. Biết đâu mẹ lại học được một số cách nuôi dạy trẻ 4 tuổi.

Mẹ nên có một mối liên hệ tin tưởng để sẵn sàng chia sẻ mọi lúc

Mẹ nên có một mối liên hệ mật thiết để mẹ sẵn sàng chia sẻ bất kỳ cảm xúc gì. Người đó có thể là chồng, cha mẹ, ông bà, bạn thân,… Việc này có thể giúp mẹ giảm bớt căng thẳng và lo lắng mỗi khi mẹ cảm thấy bế tắc khi nuôi dạy trẻ 4 tuổi.

Như vậy, để con phát triển lành mạnh, khi chăm sóc trẻ 4 tuổi, mẹ đừng quên những lưu ý về chế độ ăn uống cho bé. Ngoài ra, để chuẩn bị con vào lớp 1, mẹ hãy cho bé tập làm quen với mặt chữ và các phép tính trước nhé.