Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị trúng gió nôn phải làm sao? Biểu hiện, nguyên nhân và cách xử lý

Theo thống kê, tỷ lệ trẻ em bị trúng gió nôn nhiều ngày càng gia tăng. Nguyên nhân là do thời tiết thay đổi thất thường, trẻ em không được giữ ấm cẩn thận, ăn uống không khoa học,… Trẻ bị trúng gió nôn nhiều phải làm sao?

1. Tình trạng trẻ bị trúng gió là gì?

[key-takeaways title=”Tình trạng trẻ bị trúng gió là gì?”]

Theo Tây y, trúng gió là hiện tượng cảm mạo. Còn Đông y thì được hiểu theo nghĩa thời khí, tức là do thời tiết khí hậu gây nên.

[/key-takeaways]

Dù tên gọi là gì, thì tình trạng khiến trẻ bị trúng gió và nôn là khi cơ thể trẻ gặp gió lạnh đột ngột, chưa kịp thích ứng và xâm nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông bị hở và đi vào đường hô hấp. Từ đó dẫn đến các triệu chứng cảm lạnh hoặc nguy hiểm hơn là bị liệt dây thần kinh ngoại biên số 7 (bảy) và đau thắt lưng.

Bé bị trúng gió là hiện tượng gì? Trúng gió là hiện tượng cơ thể cảm thấy ớn lạnh, sốt, chóng mặt, nhức mỏi, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, uể oải…
Trúng gió là hiện tượng cơ thể cảm thấy ớn lạnh, sốt, chóng mặt, nhức mỏi, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, uể oải…

2. Biểu hiện, dấu hiệu trẻ bị trúng gió

Mặc dù, nguyên nhân khiến bé bị trúng gió và cảm cúm thường khá giống nhau, nhưng biểu hiện của bệnh và cách chữa trị lại hoàn toàn khác nhau. Thế nên mẹ cần nắm rõ các triệu chứng để không nhầm lẫn giữa các tình trạng.

Các biểu hiện khi trẻ bị trúng gió thường gặp bao gồm:

  • Chóng mặt, sổ mũi, hắt hỏi, nôn mửa.
  • Khi bị bệnh trúng gió, trẻ thường cảm thấy ớn lạnh sau gáy, sống lưng và cả chân, tay nữa.
  • Trường hợp nặng hơn, trẻ bị trúng gió còn bị nôn nhiều, sốt ngoài rét trong, mệt lả, chảy nước mũi, đau bụng và tiêu chảy.

[summary title=””]

Trường hợp bé bị cảm lạnh nôn trớ sau đó bé bị hôn mê và co cứng toàn thân, mẹ cần đưa tới bệnh viện gần nhất để được sơ cứu kịp thời.

[/summary]

3. Nguyên nhân khiến trẻ bị trúng gió nôn nhiều

Để biết trẻ bị trúng gió và nôn nhiều phải làm sao, trước hết mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng của con là gì. Nguyên nhân chính của bệnh này được cho là do sự thay đổi về thời tiết.

Những thời điểm trẻ dễ bị trúng gió thường thấy là:

  • Thời tiết có mưa nhiều, diễn ra dài ngày và có gió lạnh.
  • Các vùng khí hậu lạnh, những ngày nhiệt độ xuống thấp đột ngột.
  • Thời tiết giao mùa, thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng.

Việc nhận diện các dấu hiệu trẻ bị trúng gió là vô cùng hữu ích, khi mẹ tìm hiểu trẻ bị trúng gió nôn nhiều phải làm sao.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ bị trúng gió, sốt nôn nhiều, chân tay lạnh mẹ phải làm sao?

4. Cách xử lý khi trẻ bị trúng gió nôn nhiều

Dưới đây là một số cách xử trí cho ba mẹ khi trẻ bị trúng gió nôn nhiều:

  • Nếu khi mắc các triệu chứng cảm lạnh, trẻ bị nôn nhiều không sốt, có nghĩa là tình trạng bệnh của con chỉ mới dừng ở thể nhẹ. Cha mẹ nên để bé nghỉ ngơi đầy đủ, tránh để con hoạt động quá nhiều.
  • Khoảng thời gian 30-60 phút sau khi nôn trớ, không nên cho trẻ ăn hoặc uống bất kì thứ gì, nếu không, trẻ sẽ tiếp tục nôn ói.
  • Lúc này, cha mẹ hãy xoa bụng bé một cách nhẹ nhàng, bé có thể cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng nếu bé muốn ngủ và ở một mình thì cha mẹ hãy nên đáp ứng mong muốn của trẻ.
  • Tiếp đến, cha mẹ nên cho con ăn thực phẩm nhẹ và nhạt như một vài chiếc bánh quy, bánh mì, vài miếng chuối hoặc bơ… Tránh các món ăn có nhiều gia vị, nhiều axit hoặc nhiều chất béo bởi chúng sẽ khiến bé bị đầy bụng và kích thích nôn nhiều hơn.
  • Những ngày tiếp theo, cha mẹ nên cho trẻ ăn những bữa ăn nhỏ và nhẹ. Nếu trẻ vẫn bị nôn sau khi ăn, hãy kiểm tra lại thức ăn và thay đổi loại thức ăn khác.
  • Cha mẹ lưu ý, không nên ép trẻ ăn quá nhiều, bởi dạ dày của trẻ lúc này rất cần thời gian để hồi phục.
Cách xử lý khi trẻ bị trúng gió nôn nhiều là cha mẹ hãy để bé được nghỉ ngơi nhiều hơn, giảm các hoạt động thể lực và hạn chế các món ăn nhiều chất béo, gia vị, dầu mỡ...
Cách xử lý khi trẻ bị trúng gió nôn nhiều là cha mẹ hãy để bé được nghỉ ngơi nhiều hơn, giảm các hoạt động thể lực và hạn chế các món ăn nhiều chất béo, gia vị, dầu mỡ…

4.1 Xử lý trúng gió theo phương pháp Tây y

Theo Tây y: Với trẻ nhỏ tuổi hay trẻ 8 tuổi bị nôn, bị trúng gió kèm theo một số biểu hiện khác, bác sĩ thường chỉ định cho trẻ uống thuốc cảm chứa paracetamol và bổ sung thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin tham khảo. Trước khi cho con dùng thuốc, ba mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị.

>> Mẹ có thể quan tâm: Trẻ bị nổi hạch ở cổ, lành hay ác tính?

4.2 Xử lý trúng gió theo phương pháp Đông y

Theo Đông y: Nếu kiêng dè sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ, bạn có thể tham khảo một số phương pháp dân gian và được đánh giá là khá hiệu quả trong giai đoạn đầu của bệnh:

  • Cạo gió giải cảm: Sử dụng các đồ vật bằng bạc nhỏ cùng với lòng trắng trứng gà có thể giúp bạn xác định trẻ đang bị cảm gió hay cảm nắng. Cho trẻ vào phòng nghỉ thoáng mát, tránh gió, nhẹ nhàng cạo ở vùng cổ, bụng, lưng, chân và tay. Đồ bạc màu đỏ là cảm nắng, màu đen là cảm gió. Tuy nhiên, nên hạn chế cạo gió ở trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ vì có thể gây tổn thương da cho trẻ.
  • Làm nóng cơ thể trẻ bằng cách cho trẻ mặc quần áo ấm, nằm ở nơi kín gió, tránh gió lùa. Đồng thời, cha mẹ cũng có thể cho trẻ uống một chút trà gừng/nước ấm hoặc xoa bóp để làm nóng phần gan bàn chân, hai bàn tay và bụng hay cho trẻ ăn cháo hành, tía tô.
  • Cho trẻ ngửi tinh dầu để lưu thông khí huyết giúp thư giãn tinh thần, không bị choáng váng và nhức đầu. Massage phần thái dương, hai bên sau tai và ấn huyệt nhân trung.

[summary title=””]

Bé bị trúng gió nôn nếu không được chữa trị và chăm sóc kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Ba mẹ nên theo dõi sát sao tình trạng của trẻ và cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, nôn nhiều, co giật… Nếu đã xử lý theo cách này mà tình trạng vẫn không thuyên giảm, trẻ vẫn tiếp tục khó thở, lờ đờ, không tỉnh lại thì cha mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

[/summary]

chăm sóc trẻ bị cảm gió
Trẻ bị trúng gió nôn nhiều phải làm sao theo Đông y và Tây y

5. Trẻ bị trúng gió nôn nhiều phải làm sao để ngăn ngừa?

Nhiều bố mẹ cũng băn khoăn trẻ bị trúng gió nôn nhiều phải làm sao để ngăn ngừa? Để tránh những rủi ro trẻ trúng gió nôn, ói, mệt lả, bảo vệ sức khỏe trẻ, bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng tránh trúng gió cho trẻ như sau:

  • Theo dõi dự báo thời tiết, nhất là thời điểm giao mùa và mùa đông, khi nhận thấy có sự thay đổi thời tiết, lập tức phải giữ ấm những vùng dễ nhiễm lạnh như tai, cổ và bàn chân cho trẻ. Nếu trẻ nghỉ ngơi trong phòng điều hòa cần cần tránh luồng khí lạnh. Nhắc trẻ chịu khó đứng dậy đi lại, thường xuyên vận động vai, gáy, cổ để máu huyết lưu thông.
  • Không nên cho trẻ tắm sau 21 giờ: Khi tắm cần tránh nơi có gió lùa, lau người khô nhanh để không bị mất nhiều nhiệt và cảm lạnh kể cả mùa hè.

>> Mẹ xem thêm: Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt

Câu hỏi thường gặp

Trẻ bị trúng gió nôn nhiều phải làm sao để mau khỏi bệnh?

Khi trẻ bị trúng gió, cha mẹ hãy giữ cho cơ thể của trẻ được làm ấm, bằng cách cho trẻ uống một ít nước gừng, thao dầu vào phần lòng bàn chân, xoa bóp nhẹ nhàng. Khi quan sát thấy trẻ đã dần tỉnh táo trở lại, cha mẹ hãy nấu một ít cháo, có thể là cháo thịt bầm với hành hoặc là cháo trắng nóng…

Bên cạnh đó, cha mẹ hãy giữ vệ sinh khu vực trẻ nằm nghỉ luôn đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, rửa mũi cho trẻ bằng nước sinh lý 0,9%, chườm ấm hạ sốt, rửa tay rửa chân và vệ sinh cơ thể cho trẻ để vi khuẩn không xâm nhập. Cha mẹ lưu ý, không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa được sự hướng dẫn của bác sĩ.

Kết luận

Tóm lại, điều quan trọng mà cha mẹ cần nhớ đó là chủ động phòng tránh, bằng cách giữ ấm cơ thể cho con trong những ngày trời gió lạnh; cho con ăn đủ chất, đủ lượng, hoạt động thể chất thường xuyên để tăng sức đề kháng và thể lực. Hy vọng nội dung bài viết giúp cha mẹ biết phải làm sao khi trẻ bị trúng gió và nôn nhiều.

[summary title=””]

Chuyên mục ‘Sức khỏe trẻ em‘ đăng tải những nội dung, kiến thức về sức khỏe trẻ em, từ những bệnh thông thường đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nội dung được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ cộng tác và Ban tham vấn Y khoa MarryBaby nhằm đảm bảo thông tin chuẩn xác trước khi đến với độc giả.

[/summary]

[inline_article id=189657]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Bé bị cảm lạnh và những điều mẹ cần biết

Bé bị cảm lạnh rất phổ biến, đặc biệt là vào mùa đông. Mặc dù tình trạng này không gây nguy hiểm nhưng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch khiến bé dễ mắc phải các căn bệnh khác về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi rất nguy hiểm.bé bị cảm lạnh

Các triệu chứng của viêm phế quản, viêm phổi có nhiều điểm giống với khi bé bị cảm lạnh thông thường, vì thế rất khó để xác định. Mẹ nên nắm bắt rõ để không chủ quan, lơ là trong việc chữa trị cho bé nhé.

3 dấu hiệu bé bị cảm lạnh mẹ nên kiểm tra ngay

1. Bé phản ứng như thế nào?

Bé rất buồn ngủ hoặc cáu kỉnh là dấu hiệu xấu. Thông thường trẻ nhỏ sẽ buồn ngủ và cáu kỉnh khi bé không khỏe, nhưng nếu bé phản ứng quá mức thì mẹ nên đưa đến bệnh viện để thăm khám và phát hiện bệnh sớm nhé.

2. Bé gặp khó khăn khi thở

Mẹ hãy quan sát xem nhịp thở của bé có gì khác thường không, ví dụ như bé bị khó thở hoặc thở nhanh. Bạn có thể dùng đồng hồ đếm giây và đếm xem bé thở bao nhiêu nhịp trong 10 giây, từ đó bạn có thể suy ra bé thở bao nhiêu lần một phút.

Đối với trẻ sơ sinh, số nhịp thở của bé khoảng 50-60 lần trong một phút. Bạn cũng nên quan sát lồng ngực bé khi con thở. Nếu bạn thấy xương sườn nhô lên và ngực trông có vẻ như hóp vào khi bé hít thở thì cần đưa con đến bệnh viện để thăm khám.

3. Bé có uống nước không?

Mặc dù lúc bị bệnh bé sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống nhưng mẹ nên cố gắng bổ sung nhiều nước cho con để tránh bị mất nước nhé. Trung bình trong vòng 24 tiếng đồng hồ, bé cần khoảng 100ml nước trên 1kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ như bé nặng 4,5kg sẽ cần ít nhất 450ml nước một ngày và bé nặng 9kg thì cần khoảng 900ml nước một ngày. Nếu bé không chịu uống nước hoặc gặp khó khăn khi nuốt chất lỏng trong vòng vài giờ thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện để kiểm tra.

Làm gì khi bé bị cảm lạnh?

Mẹ có thể áp dụng các cách sau để điều trị cho bé bị cảm lạnh sổ mũi để giúp con dễ chịu và nhanh chóng hồi phục:

1. Điều trị cảm lạnh tại nhà cho bé

  • Để bé nghỉ ngơi nhiều. Bé có thể cần ngủ trưa nhiều hơn bình thường hoặc ngủ thêm giấc.
  • Đặt một vài cái khăn hoặc chêm thêm tấm lót dưới đệm, giúp bé nằm cao đầu để dễ thở.
  • Cho con tắm bằng nước ấm.
  • Bổ sung nước cho bé bằng sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước lọc.
  • Dùng nước muối sinh lý và một ống hút mũi bằng cao su để làm lỏng và hút dịch trong mũi của con.
  • Đặt máy tạo ẩm hoặc phun sương trong phòng hoặc đưa bé vào phòng tắm hơi nước khoảng 15 phút để giúp thông đường thở.Bé bị cảm lạnh

2. Chữa bé bị cảm lạnh, sốt cao bằng khoai tây

Dùng một củ khoai tây cắt thành các lát rồi cho vào tất của bé để qua đêm. Cách này sẽ giúp con hạ sốt và giảm nghẹt mũi.

Khoai tây không chỉ giúp chữa cảm lạnh mà còn có thể giúp hạ sốt. Theo WebMD thì vỏ khoai tây cũng có đặc tính chống vi khuẩn. Khoai tây sống giúp làm giảm các triệu chứng của viêm khớp, nhiễm trùng, bỏng và đau mắt.

Nhà nghiên cứu y khoa Jenny Hills cũng từng đề cao khoai tây trong một bài báo trên Healthy and Nutural World: “Khoai tây từ lâu đã được biết đến với khả năng chống độc có thể tiêu diệt vi khuẩn và virus. Kiến thức này có từ thời cổ đại Trung Quốc và Ai Cập”.

[inline_article id=171876]

Thực tế, một bà mẹ ở California, Mỹ, có tên Debbie Vigan đã chia sẻ trên trang cá nhân về việc cô đã áp dụng “liệu pháp khoai tây” để chữa cảm lạnh cho bé Deairres của mình.

Debbie Vigan chia sẻ: “Khi Deairres có dấu hiệu cảm lạnh nhẹ, tôi đã đặt khoai tây vào tất của con từ lúc 8-9 giờ tối. Thật kỳ diệu, thằng bé không bị ốm nặng thêm nữa. Thằng bé không bị chảy nước mũi hay ngạt mũi như mọi khi và đã ngủ ngon suốt 12 tiếng. Buổi sáng hôm sau khi tôi lấy khoai tây ra khỏi tất của con thì khoai tây đã chuyển sang màu đen”.

Debbie Vigan cho biết cô đã học được cách này từ một bài báo. Sau khi chia sẻ lên trang cá nhân, bài viết của cô đã nhận được 300.000 lượt chia sẻ nhanh chóng. Cách chữa trị lạ lùng này cũng được một số bà mẹ học theo. Thậm chí, một số bà mẹ khẳng định khoai tây không chỉ có tác dụng điều trị cảm lạnh mà còn giúp hạ sốt cho trẻ.

Tuy vậy, cho dù biện pháp điều trị bé bị cảm lạnh ở nhà bằng khoai tây hoặc bằng các biện pháp dân gian khác có đơn giản như thế nào đi nữa thì mẹ cũng nên theo dõi kỹ tình trạng sức khỏe của con và đưa đến bệnh viện ngay khi bé có các dấu hiệu nặng hơn như:

  • Mệt li bì
  • Sốt cao từ 38ºC
  • Thở khó
  • Bú kém hoặc bỏ bú
  • Bé bị cảm lạnh, nôn trớ từ 3 ngày trở lên
  • Da xanh xao, nhợt nhạt
  • Ít hoạt động

khoai tây

Bé bị cảm lạnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi, sốt cao mất nước. Vì vậy mẹ không nên chủ quan với các triệu chứng con gặp phải. Mẹ hãy đưa con đến ngay bệnh viện thăm khám và điều trị khi thấy con có các dấu hiệu trở nặng nhé.