Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Bé 10 tháng biết làm gì? Những nguy cơ với trẻ 10 tháng tuổi mẹ cần biết

Bé 10 tháng biết làm gì? Mẹ cần nắm rõ các đặc điểm phát triển ở trẻ 10 tháng tuổi để biết cách chăm sóc và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của con nhé.

Bé 10 tháng biết làm gì? Muốn biết bé 10 tháng biết làm gì, hãy cùng MarryBaby tìm hiểu các cột mốc phát triển của con!

Sự phát triển của trẻ 10 tháng tuổi

1. Các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ 10 tháng tuổi

Trẻ 10 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Trên trung bình:

  • Bé gái 10 tháng tuổi: nặng 8,5kg và cao 71,5cm;
  • Bé trai 10 tháng tuổi: nặng khoảng 9,2kg và cao 73,3cm.

Mẹ đừng quá lo lắng nếu thấy cân nặng con tăng rất chậm, thậm chí có tháng còn không tăng. Vì lúc này, cơ thể của bé còn tập trung năng lượng cho nhiều hoạt động như học hỏi, khám phá, vận động…

Sự phát triển của trẻ 10 tháng tuổi

>>> Mẹ có thể xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh theo chuẩn WHO

2. Bé 10 tháng biết làm gì? Các mốc phát triển quan trọng của trẻ

Bé 10 tháng biết làm gì với kỹ năng vận động thô?

  • Con không chỉ ngồi vững mà còn biết lần đi từng bước nhờ sự hỗ trợ, khi cao hứng con có thể buông tay không cần vịn.
  • Hầu hết các bé tập đi vào khoảng 12 tháng tuổi, nhưng một số bắt đầu sớm hơn. Nếu bé nhà mẹ chưa tập đi vào tháng này, đừng lo lắng vì vẫn còn sớm. 
  • Tứ chi duỗi thẳng ra khi bò. Tay bé có thể chống được xuống đất một cách vững chắc.
  • Con thích tự bò lên ghế và bò xuống.
  • Nếu có vật chắc chắn để vịn, con sẽ có khả năng khom người nhặt đồ vật và lại đứng lên.

Bé 10 tháng biết làm gì với kỹ năng vận động tinh?

Bé 10 tháng biết làm gì? Trẻ 10 tháng tuổi trở nên độc lập hơn.

  • Con có thể tự phục vụ bản thân một vài việc nhỏ mà không nhờ đến mẹ như tự xúc (bốc) ăn, tự cầm ly uống nước.
  • Con sẽ chìa cánh tay hoặc chân ra khi mẹ mặc quần áo cho con.
  • Bé 10 tháng biết làm gì? Con thích chơi với các bé khác hơn là bám rịt lấy mẹ như trước. 
  • Con thích khám phá khắp nhà, có thể bò vào phòng và quậy phá đồ đạc của bố mẹ. Vì thế, mẹ cần chú ý làm hòa cho trẻ, tránh để các bé xảy ra mâu thuẫn.
  • Bé 10 tháng biết làm gì? Có thể cầm được 2 vật nhỏ trên 1 bàn tay. Nhiều bé còn biết dùng cả 2 bàn tay và phân chia xem bên nào giữ đồ còn bên nào để chơi.
  • Con đã biết các đẩy đồ chơi được treo trên cao cho chúng động đậy.
  • Bé 10 tháng biết làm gì? Trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể của con người.
  • Khả năng thích ứng với hoàn cảnh cũng cao hơn.
  • Bé 10 tháng biết làm gì? Tự có thể cầm đồ vật nhỏ ở trong giỏ ra ngoài.
  • Khi có vật nào đó bị rơi chúng sẽ biết nhìn theo.
  • Con sẽ biết cách tìm đồ vật mà người lớn giấu đi. Nhưng chỉ tìm được ở 1 nơi chứ chưa tìm được nhiều nơi một lúc.
  • Bé 10 tháng biết làm gì? Đã có thể bắt chước được các động tác của người lớn. Phát hiện ra mình cũng là một vật thể đang tồn tại.
  • Nhiều khi con có biểu hiện là chỉ dùng 1 tay và 1 bên của cơ thể mà thôi.
  • Bé 10 tháng biết làm gì? Khi uống nước, bé sẽ đưa tay ra đỡ. Hoặc khi mặc đồ con cũng sẽ vươn tay ra để phối hợp.
  • Thích làm việc mới và cảm thấy nhàm chán với những việc quen thuộc hằng ngày.

bé 10 tháng biết làm gì

Về ngôn ngữ, bé 10 tháng biết làm gì?

Bé 10 tháng biết làm gì khi nói đến ngôn ngữ và giao tiếp?

  • Ngoài từ “baba”, “mama”, bé có thể nói được những từ đơn khó hơn như “mẹ”, “bố”.
  • Con đã có thể hiểu được một số câu mệnh lệnh đơn giản. Cảm thấy thích thú nếu như nghe được các chữ quen thuộc hằng ngày.
  • Con có khả năng nhạy cảm cao khi bố mẹ bế các bạn khác.

Trẻ 10 tháng tuổi bắt đầu hình thành tính cách riêng

Trẻ 10 tháng tuổi đã bộc lộ rõ một số tính cách cơ bản. Một số bé sẽ vui vẻ, thích tiếp xúc với mọi người trong khi một số khác có vẻ nhút nhát, rụt rè khi gặp người lạ.

Có bé sẽ dễ tính nhưng có bé tỏ ra khó chịu, sớm có tính “sở hữu”. Ví dụ, em bé 10 tháng tuổi sẽ không cho trẻ khác đụng vào đồ chơi của mình, bé sẽ gào khóc khi bố giả vờ “chiếm” lấy mẹ.

Ngoài ra, bé 10 tháng biết làm gì nữa?

Bé 10 tháng biết làm gì khác mà bố mẹ cần lưu tâm?

  • thích tìm hiểu cách thức hoạt động của mọi thứ, tìm kiếm các đồ vật bị giấu, đưa tay ra lấy bất cứ thứ gì hoặc ném chúng. 
  • Bé 10 tháng biết làm gì? Trẻ 10 tháng tuổi có thể phát triển những nỗi sợ hãi mới, chẳng hạn như tiếng máy hút bụi hoặc tiếng chuông cửa. Những lúc như vậy, mẹ hãy ôm bé vào lòng để con bớt sợ và cảm thấy an toàn nhé.
  • Bé 10 tháng biết làm gì? Bé có thể lắc lư theo nhạc, bắt chước những âm thanh đơn giản hay tiếng các con vật kêu. 
  • Bé 10 tháng biết làm gì? Bé có thể nhận biết mọi thứ xung quanh và chỉ đúng đồ vật, con vật hoặc người nào đó khi được hỏi. Chẳng hạn, bé sẽ chỉ con mèo khi mẹ hỏi “con mèo đâu?”.
  • Bé 10 tháng biết làm gì? Bé có thể hiểu những hướng dẫn hay mệnh lệnh đơn giản, mặc dù không phải lúc nào bé cũng chịu làm theo.
  • Bé 10 tháng biết làm gì nữa? Bé tiếp tục thử nghiệm các khái niệm quan trọng như nguyên nhân và kết quả. Mẹ sẽ nhận thấy bé cố tình làm rơi đồ vật để ai đó nhặt hay bé đánh rơi đồ vật để tạo âm thanh. 

Hướng dẫn chăm sóc cho trẻ 10 tháng tuổi

1. Dinh dưỡng cho trẻ 10 tháng tuổi

Bé 10 tháng biết làm gì? Đôi tay bé đã đủ linh hoạt để học cách cầm muỗng và bốc thức ăn cho vào miệng. Chắc chắn bé sẽ làm rơi thức ăn ra ngoài nhưng mẹ hãy kiên nhẫn với bé, đừng la con nhé.

Trẻ 10 tháng tuổi ăn gì? Thức ăn chính của bé vẫn là cháo. Để biết trẻ 10 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ hoặc chế độ ăn cho trẻ 10 tháng tuổi, mẹ có thể xem thêm bảng thực phẩm cho bé ăn dặm chuẩn khoa học nhé. Mẹ cũng có thể tham khảo thêm cách nấu cháo ăn dặm cho trẻ 10 tháng tuổi để làm phong phú thêm thực đơn ăn dặm cho bé.

Nếu cho bé ăn dặm theo phương pháp Baby Led Weaning (ăn dặm tự chỉ huy), thức ăn cho bé nên hấp, luộc mềm, tránh cho con ăn thực phẩm khó tiêu hay khó nuốt, dễ gây hóc như bỏng ngô, các loại quả tròn nhỏ, thịt miếng lớn…

Dinh dưỡng cho trẻ 10 tháng tuổi

Ngoài ra, mẹ cần hạn chế cho con ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường vì dễ làm bé sâu răng, tạo cảm giác no giả (khiến bé lười ăn) và gây suy giảm hệ miễn dịch.

Mật ong cũng nằm trong danh sách những thực phẩm không dành cho bé dưới 1 tuổi vì dễ gây ngộ độc. Vậy nên, mẹ chớ dùng mật ong chữa táo bón cho bé như truyền miệng nhé.

Trẻ 10 tháng tuổi có uống được sữa tươi không? Mẹ không nên cho trẻ 10 tháng tuổi uống sữa tươi. Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên chưa thể tiêu hóa protein trong sữa. Cho trẻ uống sữa tươi sớm dễ làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa, chảy máu đường ruột, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà hậu quả đầu tiên là thiếu máu, hại thận.

[inline_article id=256395]

2. Bé 10 tháng biết làm gì? Hoạt động giúp trẻ phát triển

Trẻ 10 tháng tuổi biết làm gì? Trẻ 10 tháng tuổi đã hiểu những từ, cụm từ đơn giản. Mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với con. Khi con nói 1 từ, mẹ hãy nói 1 câu ngắn có chứa từ đó để củng cố thêm cách phát âm cũng như giúp bé định hình cách dùng từ theo ngữ cảnh phù hợp. Điều này sẽ tốt cho sự phát triển ngôn ngữ của con.

Ngoài ra, mẹ đừng quên thường xuyên dạy con từ mới bất cứ khi nào có thể. Cách hiệu quả là chỉ vào từng vật, gọi tên chúng một cách to, rành rọt và lặp đi lặp lại. 

Bên cạnh tìm hiểu bé 10 tháng tuổi biết làm gì, mẹ có thể tham khảo thêm cách phát triển ngôn ngữ cho bé tại đây nhé.

3. Cách chăm sóc giấc ngủ cho em bé 10 tháng tuổi

– Trẻ 10 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Khác với thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, giai đoạn 9 đến 12 tháng, hầu hết trẻ ngủ hai giấc ngắn vào ban ngày, một vào buổi sáng và một vào buổi chiều. Giấc ngủ đêm vẫn là giấc ngủ dài xuyên suốt ổn định, ngoại trừ những ngày bé bệnh, mọc răng hay không khỏe trong người.

Chứng ngưng thở lúc ngủ

Ngưng thở khi ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ, theo đó trẻ có những cơn ngưng thở tạm thời lặp đi lặp lại khi đang ngủ. 

Nguyên nhân gây ra chứng ngưng thở ở trẻ: VA hoặc amidan to, bệnh tật thường xuyên, dị ứng, cằm lẹm, hở hàm ếch hoặc hệ thần kinh kém phát triển…

Làm sao để biết bé có bị ngưng thở khi ngủ hay không?

Mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu sau ở bé khi ngủ: 

  • Ngáy to.
  • Thở hổn hển hoặc ho.
  • Khó thở hoặc tạm dừng lâu giữa các nhịp thở.
  • Bồn chồn, bứt rứt, đổ nhiều mồ hôi, thức giấc thường xuyên giữa đêm.
  • Mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ vào ban ngày.

Hãy cho bé đi khám nếu con có những triệu chứng trên mẹ nhé.

4. Bé bị côn trùng cắn sưng tấy: Mẹ cần làm gì?

Làm cách nào để hạn chế bé bị côn trùng cắn

Hầu hết các vết côn trùng cắn đều gây khó chịu nhưng không nguy hiểm đến tính mạng, trừ khi bé bị dị ứng với nọc độc của chúng.

Bé có thể gặp một số triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Nhẹ gồm vết thương sưng nhẹ, đau rát. Nặng gồm thở khò khè, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban hoặc sưng tấy (lưỡi, tay và mặt), mạch nhanh, tụt huyết áp, sốt…

Hãy cho bé đi khám nếu xung quanh vết cắn có dấu hiệu bị nhiễm trùng (chẳng hạn như ngày càng đỏ, đau, sưng), bé có các triệu chứng nặng kể trên hoặc bị sốc phản vệ.

Làm cách nào để hạn chế bé bị côn trùng cắn? 

  • Mẹ hãy cho con mặc quần áo trắng hoặc sáng màu vì trang phục sáng màu ít hấp dẫn côn trùng và dễ phát hiện nếu chúng bám vào.
  • Cho bé mặc quần áo dài tay, vớ chân khi đi ra ngoài.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm có mùi thơm cho bé.
  • Cho bé ngủ mùng…

Lời khuyên của bác sĩ để trẻ 10 tháng tuổi phát triển tốt

1. Lưu ý khi chăm sóc bé mẹ cần nhớ

Có thể mẹ sẽ quan tâm bé 10 tháng biết làm gì. Nhưng việc chăm sóc bé khi bệnh, đặc biệt là cách dùng thuốc kháng sinh cho trẻ em cũng quan trọng không kém. 

Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng chống lại vi khuẩn chứ hoàn toàn không giúp chống lại virus, thủ phạm gây ra cảm lạnh, cúm và nhiều bệnh đường hô hấp. Trên thực tế, việc dùng thuốc kháng sinh cho trẻ em khi không cần thiết có thể dẫn đến vi khuẩn kháng thuốc, đặt bé vào tình trạng nguy hiểm khi thực sự cần dùng kháng sinh điều trị bệnh. 

Ngoài ra, thuốc kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ hoặc các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Vì vậy, mẹ chỉ nên cho con dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. 

>>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ uống thuốc bị nôn có uống lại không?

Lời khuyên của bác sĩ khi chăm sóc trẻ 10 tháng tuổi

2. Lưu ý dành cho mẹ để tự chăm sóc bản thân

Ngoài việc hiểu bé 10 tháng biết làm gì, mẹ cũng sẽ cần lưu ý đến một số cách chăm sóc bản thân trong giai đoạn này.

Quá trình chăm sóc em bé 10 tháng tuổi sẽ đòi hỏi bố mẹ cần phân chia vai trò, công việc của gia đình. Sau đây là một số gợi ý:

  • Chia nhỏ các công việc nhà. Tạo danh sách các công việc nhà hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng; hãy tìm cách phân chia các công việc này một cách công bằng.
  • Thay phiên nhau chăm sóc em bé. Một hoặc cả hai vợ chồng có thể đang làm việc, nhưng cả hai đều có khả năng tham gia và đầu tư vào việc nuôi dạy con. Bố mẹ có thể chia sẻ ai là người thức dậy vào ban đêm để xoa dịu con nếu bé khóc? Bố mẹ có thể phân chia ai sẽ nghỉ làm nếu con bị ốm và chia sẻ ai sẽ trông trẻ?
  • Duy trì sự linh hoạt. Mọi thứ thay đổi và nhu cầu của gia đình cũng tăng theo. Thường xuyên ngồi xuống với chồng để thảo luận điều gì hiệu quả và không hiệu quả.
  • Dành thời gian cho nhau. Thường xuyên dành ra một chút thời gian khi tất cả thành viên có thể ở bên nhau một cách thoải mái.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ để giải quyết xung đột. Xung đột là một phần tự nhiên trong hôn nhân; nhưng con nhạy cảm với cảm xúc của những người chăm sóc cho mình. Nếu mẹ cần trợ giúp để giải quyết xung đột, hãy tìm thông tin và hỏi xem có chuyên gia tâm lý về mối quan hệ hoặc các chuyên gia khác mà mẹ có thể tham khảo hay không.

Bé 10 tháng biết làm gì? Dựa vào sự phát triển của con trong tháng này mẹ sẽ biết mình nên làm gì để chăm sóc tốt nhất cho bé cả về thể chất lẫn tinh thần rồi phải không.

Hương Lê

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Sai lầm của mẹ khi xử lý vết côn trùng cắn, đốt

Côn trùng cắn tưởng đơn giản nhưng lại gây nguy hại khôn lường cho trẻ nhỏ, nhất là việc bị ong đốt. Làm thế nào để đề phòng cũng như xử lý vết côn trùng cắn đùng cách? Mẹ hãy cùng theo dõi các chia sẻ dưới đây của Marry Baby để bảo vệ bé yêu nhé.côn trùng cắn

Bị ong đốt là chuyện quá đỗi bình thường. Song tất cả các loài ong đều chứa nọc độc nên mẹ cần xử lý nhanh. Nọc ở một số loài mạnh đến mức có thể gây chết người chỉ cần một lần đốt. Ví dụ như: Ong vò vẽ, ong đất, ong bầu, ong bắp cày Nhật Bản, ong bắp cày vàng, ong cày hói, ong Hoa Kỳ. Điều đáng nói là loài ong thường làm tổ và phát triển mạnh vào mùa xuân hè, thời gian mà trẻ được vui chơi nhiều nhất. Cho nên khi cho con về quê nghỉ hè, ba mẹ nên có các biện pháp phòng, chữa nguy cơ bị ong đốt cho trẻ. Dưới đây là các cách xử lý khi bị ong đốt, xin mời các mẹ cùng theo dõi nhé.

Các biến chứng nguy hiểm khi bị ong đốt

Độc tố của loài ong có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho trẻ như:

  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Tức ngực, khó thở
  • Mạch đập nhanh
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Phù nề
  • Mất ý thức
  • Tổn thương thận
  • Tổn thương tế bào
  • Hoại tử cơ vân cấp
  • Tiêu cơ
  • Vàng mắt, vàng da
  • Hôn mê sâu
  • Tử vong

Nên làm gì nếu bé bị côn trùng cắn hoặc đốt?

Một số bước để sơ cứu khi bị côn trùng cắn:

1. Nếu thấy vòi chích và túi nọc (ví dụ khi bị ong đốt), cần lấy vòi chích ra bằng cách khều nhẹ hoặc lấy nhíp để nhổ ra, không nặn ép chỗ vết đốt.

2. Rửa vùng bị đốt bằng xà phòng và nước.

3. Giảm đau bằng túi chườm đá trong 15 phút, có thể dùng nước rửa chứa kẽm hoặc hỗn hợp bột soda và nước. Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng thuốc giảm đau.

4. Gọi cho bác sĩ nếu bé bị tiêu chảy, sốt, nôn mửa hoặc vết đốt sưng to sau 24 giờ hoặc vùng bị chích có dấu hiệu bị nhiễm trùng như đỏ hơn, đau hoặc sưng.

Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo các cách sau:

 

Một số loại tinh dầu có đặc tính sát trùng, kháng khuẩn hoặc kháng nấm. Nhiều địa phương đã dùng như một bài thuốc dân gian để chữa khi bị ong đốt. Các loại tinh dầu thường được dùng để chữa nọc độc ong như:

  • Tinh dầu cây chè
  • Tinh dầu oải hương
  • Tinh dầu húng tây
  • Tinh dầu hương thảo

2. Kem giảm ngứa  

Một số loại kem được bán trên thị trường có thể giúp giảm ngứa và đau da do ong gây ra. Bạn có thể tìm mua và cho bé dùng khi bị ong chích. Sau khi đã rửa sạch vết thương, bạn có thể thoa loại kem này để giúp làm dịu cảm giác đau nhức cho bé.

3. Mật ong

Mật ong có nhiều dược tính, đặc biệt là các hợp chất chống viêm có thể giúp giảm sưng, viêm và nhiễm trùng. Bạn hãy rửa sạch vết ong đốt rồi thoa mật ong lên vùng da bị tổn thương cho bé. Lưu ý, bạn nên sơ cứu trong nhà vì mật ong rất thu hút bầy ong và có thể khiến bé gặp nguy hiểm.

4. Giấm táo 

Loại giấm này chưa được khoa học chứng minh về tác dụng làm giảm các triệu chứng ong đốt. Song rất nhiều nơi người dân đã dùng như một bài thuốc dân gian để trị nọc ong. Bạn nên cẩn trọng khi dùng giấm táo cho trẻ. Dung dịch này chứa axit, có thể làm tổn thương da của bé. Bạn dùng bằng cách trộn các loại dầu trên với dầu ô liu hoặc dầu dừa rồi thoa lên vết thương.

5. Baking soda 

Một số địa phương ở nhiều quốc gia dùng baking soda để trung hòa nọc độc của ong. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng khi sử dụng phương pháp đó. Vì baking soda có rất nhiều kiềm dễ gây tổn thương da.

6. Kem đánh răng

Kem đánh răng có tính kiềm nên có thể trung hòa nọc độc ong. Sau khi đã vệ sinh sạch, bạn hãy thoa kem đánh răng lên vết thương của bé để giảm các triệu chứng đau nhức.

7. Gel lô hội

Nha đam có thể giúp làm dịu và giữ ẩm cho da một cách tự nhiên. Theo một nghiên cứu năm 2015, chiết xuất lô hội có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng khi bị ong đốt.  Bạn có thể dùng lá lô hội lấy dịch và thoa lên vết thương để làm dịu da.

8. Điều trị y tế

Ngoài ra, bạn có thể dùng các loại thuốc hoặc phương pháp y tế để điều trị trúng độc ong cho bé.

  • Kem hydrocortisone: Giúp giảm đỏ, ngứa, sưng và đau
  • Thuốc kháng histamin đường uống: Giúp giảm ngứa và đỏ
  • Thuốc giảm đau và chống viêm: Giảm đau và sưng
  • Tiêm epinephrine khi bị trúng độc nặng
  • Tuy nhiên tất cả các loại thuốc trên bạn đều cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

Khi nào cần đưa bé đến bệnh viện?

Khi trẻ có các triệu chứng sau bạn cần đưa bé đến ngay bệnh viện để cấp cứu.

  • Sưng lưỡi hoặc cổ họng
  • Nhịp tim nhanh
  • Nôn mửa
  • Bị tiêu chảy nặng
  • Da nhợt nhạt
  • Mất ý thức
  • Chóng mặt
  • Ngứa nặng
  • Khó thở

Những suy nghĩ sai lầm phổ biến của bố mẹ và lời khuyên của bác sĩ khi trẻ bị côn trùng cắn

Khi trẻ bị côn trùng cắn, các mẹ thường có những suy nghĩ sai lầm phổ biến dưới đây:

1. Các vết cắn hay vết đốt của côn trùng đều giống nhau

Bắc sĩ khuyên, nhìn chung các vết cắn, đốt của côn trùng đều mang lại cảm giác khó chịu như ngứa, bỏng rát hoặc đau nhức. Vùng da bị côn trùng cắn, đốt xuất hiện một sẩn đỏ nhô lên mặt da. Ở một số trẻ có cơ địa dị ứng thì cả vùng da bị sưng và phù nề, đôi khi xuất hiện bóng nước. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về phản ứng của cơ thể với các vết cắn, đốt do các loại côn trùng khác nhau gây ra.

  • Vết cắn: Các loài không có chứa nọc độc như muỗi, bọ chét, chấy, rận, ghẻ, bọ ve… cắn và tiêm nước bọt chống đông máu vào cơ thể con người, từ đó rút máu để tồn tại. Vết cắn gây ra một số phản ứng trên da như ngứa ngáy, khó chịu tại vết cắn và vùng da xung quanh; hoặc một sẩn phù nhỏ ngứa có thể phát triển trong vòng 24 giờ sau khi bị cắn, tồn tại trong nhiều ngày rồi mờ dần đi. Ở trẻ có cơ địa dị ứng thì các sẩn phù này tạo ra các sẩn cục ngứa kéo dài và gây ra các sẹo thâm rất mất thẩm mỹ. Ngoài ra, côn trùng còn truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm qua các vết cắn như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản…
  • Vết đốt: Các loài có nọc độc như ong bắp cày, ong vàng, kiến lửa… tấn công bằng cách chích, truyền nọc độc vào cơ thể con người thông qua ngòi. Vết đốt thường tấy đỏ, sưng, gây ra các cảm giác rát, đau dữ dội ngay sau khi bị tấn công và thường sẽ giảm dần đi sau vài giờ. Tuy nhiên với một số người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng với nọc độc côn trùng có thể phải đối mặt với những phản ứng nguy hiểm như chóng mặt, ngất xỉu. Trường hợp nặng, nạn nhân có thể bị sốc phản vệ với các biểu hiện: không bắt được mạch, huyết áp tụt gây trụy tim mạch, suy hô hấp và dẫn đến tử vong nếu không sơ, cấp cứu kịp thời.

2. Các vết cắn, đốt của côn trùng chỉ ửng đỏ rồi hết, bé ngứa chút rồi sẽ ổn

Bác sĩ khuyên, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn non yếu, các vết cắn, đốt có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Nếu để trẻ gãi sẽ làm tổn thương hàng rào bảo vệ của da, khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công. Nọc côn trùng có thể gây nhiều triệu chứng toàn thân như sốt, lạnh, nôn, ban da, ngứa, vàng da, co cứng cơ hay cứng cả một vùng nhiễm khuẩn.

Nguy hiểm hơn, nọc các loại chân đốt như rết, nhện, bọ cạp… có thể chứa chất độc thần kinh hoặc một men gây sưng phồng, mất kết tập tiểu cầu gây rối loạn đông máu…có thể đe dọa tính mạng của bé nếu không được xử lí đúng cách và kịp thời.

3. Có thể điều trị các vết cắn, đốt của côn trùng dễ dàng bằng mật ong, nước cốt chanh, dầu xanh

Bác sĩ khuyên, các biện pháp truyền thống như nước cốt chanh hay mật ong tuy làm giảm ngứa nhưng không có tác dụng diệt khuẩn và có thể gây kích ứng, dẫn đến tình trạng viêm tấy. Dầu xanh có chứa chất Metyl Salicylat, tuy là một chất lỏng dễ thấm qua da, giúp giảm đau, nhưng rất dễ gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ; khi xoa ở diện rộng còn có thể làm rối loạn thân nhiệt.

Côn trùng cắn - PR Rohto
Thuốc thoa đặc trị cho vết cắn của côn trùng là lựa chọn an toàn và hiệu quả

Các mẹ nên sử dụng loại thuốc thoa hiệu quả mà an toàn cho làn da mỏng manh của bé như hoạt chất Antedrug (Prednisolone Valerate Acetate…) để khắc phục tình trạng ngứa, viêm da và chống dị ứng, đồng thời hạn chế được tác dụng bất lợi của thuốc vì khi thuốc hấp thu vào máu trở thành chất bất hoạt, không gây tác dụng phụ toàn thân cho trẻ.

Côn trùng cắn đốt và cách xử lý

Cách xử lí khi bị côn trùng cắn, đốt

Theo Bác sĩ Ngô Minh Vinh, khi bị côn trùng cắn, đốt các mẹ cần lưu ý thực hiện theo các bước sau:

Tránh gãi: khi gãi, độc tố sẽ phát tán rộng hơn. Nếu cào gãi mạnh, vết cắn sẵn có sẽ nặng hơn vì nhiễm trùng do tay bẩn và da sẽ bị trầy xước, để lại sẹo.

Lấy ngòi độc và làm sạch vết thương: khi bị côn trùng cắn, đốt, mẹ cần nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra (nếu có) rồi làm sạch vết thương bằng xà phòng hoặc các chất sát trùng. Mẹ có thể chườm đá cho bé để giảm đau và sưng đỏ.

Thoa thuốc: sử dụng các loại thuốc thoa tại chỗ với thành phần kháng viêm và giảm ngứa, giúp vết cắn, đốt mau chóng hồi phục, chứa các thành phần như Prednisolone Valerate Acetate, Crotamiton, Allantoin…

Trường hợp da phù nề nặng hoặc cảm giác đau rát nhiều, tổn thương kéo dài nhiều ngày; bé có biểu hiện mệt mỏi, sốt cao bất thường, chấm xuất huyết, hoặc trường hợp bé bị côn trùng đốt có các biểu hiện sốc phản vệ như: lạnh chi, khó thở, mạch không bắt được hoặc trẻ có biểu hiện tím tái… cần phải sơ cứu ngay và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Hanako