Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi, thở khò khè phải làm sao?

Trẻ nhỏ nào chẳng có lúc sổ mũi, nghẹt mũi, thậm chí trẻ sơ sinh còn bị khụt khịt mũi lâu ngày nữa. Những lúc như thế, mẹ không nên lo lắng quá. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này và nó không hẳn hoàn toàn là do bệnh lý.

1. Nguyên nhân bé bị khụt khịt mũi lâu ngày

1.1 Trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi do cấu tạo mũi ở trẻ sơ sinh

Trong những tháng đầu đời, hốc mũi hai bên của bé rất nhỏ và hẹp. Chỉ cần một ít chất nhầy đọng bên trong mũi hoặc một ít sữa bị sặc còn đọng lại cũng đủ làm đầy hốc mũi; nhất là khi nó tồn đọng ở vùng van mũi sẽ khiến bé thở một cách khó khăn, tạo nên âm thanh khụt khịt.

Còn nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi lâu ngày nữa? Với những bé vừa lọt lòng, bị khụt khịt mũi còn do:

  • Nước nhầy của bào thai chưa được hút sạch khỏi đường hô hấp.
  • Khi đường thở của bé không được thông thoáng sẽ tạo ra tiếng khụt khịt; thậm chí bé hay bỏ nửa chừng khi bú làm cho mẹ lo lắng.
  • Ngoài ra. bé bị nghẹt mũi còn do nguyên nhân thiếu độ ẩm trong không khí; có thể do dùng máy lạnh, hoặc bé bị nghẹt mũi do chưa đủ ấm.

[key-takeaways title=””]

Trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi lâu ngày chỉ là biểu hiện bình thường ở bé và không cần can thiệp nếu bé vẫn bú tốt, ngủ ngon và tăng cân đều. Mẹ hãy yên tâm khi bé không có các triệu chứng khác kèm theo như ho, sổ mũi, sốt. Sau một thời gian, khi bé phát triển và dần thích nghi với môi trường sống; hiện tượng trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi sẽ giảm dần và chấm dứt.

[/key-takeaways]

bé bị khụt khịt mũi lâu ngày
Tại sao trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi lâu ngày? Nhiều mẹ cảm thấy lo lắng khi bé bị khụt khịt mũi lâu ngày

1.2 Bé bị khụt khịt mũi lâu ngày do dị ứng thời tiết

Bé bị khụt khịt mũi lâu ngày còn có thể do dị ứng. Khi cơ thể còn non nớt, rất dễ bị tác động bởi các dị nguyên (tác nhân gây dị ứng); và môi trường không thuận lợi như: thời tiết, không khí ô nhiễm, lông động vật, bụi nhà, phấn hoa…

Một số triệu chứng khác có thể đi kèm gồm đỏ mắt, ngứa mắt, ngứa mũi, hắt hơi liên tục.

1.3 Trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi lâu ngày do cảm lạnh, cảm cúm

Cảm lạnh hoặc cảm cúm cũng là nguyên nhân làm bé khụt khịt mũi, sổ mũi, ho, thở khò khè, sốt. Bệnh có thể diễn biến xấu, dẫn đến viêm phế quản phổi; hoặc các nhiễm trùng nặng khác ở đường hô hấp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, tốt nhất là mẹ nên cho bé đi khám khi con có những biểu hiện trở nặng nêu trên.

2. Trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi lâu ngày phải làm sao?

2.1 Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời

Cách xử trí khi bé bị khụt khịt mũi lâu ngày: Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời
Trẻ bị khụt khịt mũi phải làm sao? Cho bé bú mẹ là một trong những giải pháp

Sữa mẹ không chỉ chứa đủ các vitamin, khoáng chất mà còn chứa các tế bào bạch cầu, globulin miễn dịch, các kháng thể chống lại các bệnh nhiễm trùng mà mẹ từng mắc. Vậy nên, cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời sẽ cung cấp đầy đủ “lương thực” và “vũ khí”, giúp bé đủ sức chống lại các bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy, viêm hô hấp, viêm tai, viêm màng não…

2. Giữ ấm cho bé

trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi
Trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi phải làm sao? Hãy giữ ấm cho bé.

Khi thời tiết lạnh, mẹ cần giữ ấm cho bé ở các vùng như cổ, đầu ngực, lòng bàn chân, bàn tay nhất là khi đi ra ngoài trời. Nên tránh gió lùa thẳng vào mặt trẻ và luôn tắm cho con bằng nước ấm. Mẹ cũng đừng quên xoa tinh dầu tràm vào lòng bàn chân để bé cảm thấy ấm áp hơn. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý là không “gói” con quá kỹ, làm con nóng, toát mồ hôi đầm đìa và mồ hôi đó thấm ngược vào người, gây nhiễm lạnh, cảm lạnh.

3. Vệ sinh mũi cho bé

vệ sinh mũi cho bé
Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi lâu ngày

Mẹ lưu ý 2 trường hợp là bé trẻ sơ sinh bị khụt khịt nhưng không có nước mũi; và bé khụt khịt có nước mũi.

Nếu bé khụt khịt nhưng không có nước mũi thì mẹ chỉ cần thường xuyên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý cho bé là được. Thời điểm cần nhỏ mũi là sau khi tắm và khi đi bên ngoài về.

Nếu trẻ sơ sinh bị khụt khịt và sổ mũi sau khi nhỏ mũi:

  • Mẹ làm bấc sâu kèn (dùng khăn giấy mềm và se lại như tăm bông), thấm, lấy dịch mũi ra, xong nhỏ mũi lại lần nữa.
  • Hạn chế hút mũi, bơm rửa khi chưa cần thiết, vì nếu làm những động tác này mạnh quá có thể gây tổn thương niêm mạc mũi đang còn “mong manh” của trẻ.
  • Hơn nữa, phản xạ nuốt của bé còn yếu, nếu bơm rửa nhanh có thể làm bé sặc nước vào phổi. Đặc biệt, nếu sử dụng dụng cụ không vô trùng sẽ làm tăng thêm tình trạng nhiễm trùng cho trẻ.

>> Mẹ xem thêm: Dụng cụ hút mũi cho bé nên chọn loại nào? Cách sử dụng mẹ cần biết!

4. Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thông thoáng

dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ
Mẹ hãy dọn dẹp nhà cửa khi có trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi

Mẹ thường xuyên vệ sinh nhà cửa thông thoáng, mở cửa cho ánh nắng tràn vào nhà, giặt chăn màn sạch sẽ, không nuôi chó mèo để giảm thiểu các tác nhân gây dị ứng cho bé. Nhờ đó, có thể cải thiện tình trạng bé bị khụt khịt mũi lâu ngày, dai dẳng

5. Đưa trẻ đi gặp bác sĩ

Trong trường hợp bé bị khụt khịt mũi dai dẳng, mãi không khỏi dù đã bước qua giai đoạn sơ sinh hoặc có kèm theo các triệu chứng trở nặng như ho, sốt, khò khè thì mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ để được thăm khám. Mẹ không tự ý dùng thuốc cho bé vì có thể dẫn đến việc lờn kháng sinh hoặc làm bé ngộ độc thuốc.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều có đáng lo không?

Nhìn chung, trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi dai dẳng ở thời kỳ sơ sinh hay bé bị khụt khịt mũi lâu ngày không phải là một điều gì đó “to tát” lắm . Việc của mẹ là học cách chăm sóc bé đúng cách để con tăng trưởng tốt và, tất nhiên, bé sẽ luôn “ban phát” những nụ cười thiên thần cho mẹ.