Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục phải làm sao? 

Vậy bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục, hay bị nổi mẩn đỏ thì phải làm sao? Mẹ có nên dùng phấn rôm bôi vào bộ phận sinh dục đang nổi mẩn đỏ của con không?

1. Biểu hiện bé trai bị nổi mụn, mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục

Trong nhiều trường hợp, bé trai bị nổi mẩn đỏ ở vùng kín, hoặc bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục là do trẻ bị hăm tã. 

Ban đầu, những biểu hiện khi bé trai sắp bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục, là xuất hiện những nốt đỏ, sau đó lan rộng ra các khu vực xung quanh như mông, đùi, bụng dưới,…

Các dấu hiệu đi kèm với tình trạng bé trai bị nổi mẩn đỏ hoặc bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục thường gặp là:

  • Vùng kín của con có dấu hiệu ửng đỏ, nổi mẩn và ngứa rát.
  • Trường hợp nặng, vùng kín của con sẽ bị ửng đỏ và sưng nóng.
  • Với bé nhỏ, con sẽ thường xuyên cọ quậy, quấy khóc và bấu víu vào quần áo.
  • Với các bé lớn hơn, các con sẽ dùng tay gãi xung quanh vùng kín ở các chỗ bị ngứa.

2. Nguyên nhân khiến bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục

Trong nhiều trường hợp, bộ phận sinh dục của bé trai bị nổi mẩn đỏ li ti do một trong số các nguyên nhân thường gặp sau đây:

2.1 Hăm tã

bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục
Hăm tã là nguyên nhân thường gặp nhất khiến bé gái hoặc bé trai bị nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục

Bé trai bị nổi mụn và mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục có thể là hăm tã. Da ở vùng kín của bé trai và cả bé gái thường rất nhạy cảm, đặc biệt vùng da này còn thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn từ phân, nước tiểu của bé khi phải đóng bỉm suốt cả ngày.

Hăm tã là nguyên nhân thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính thường là do bé không được thay tã thường xuyên hoặc con mặc bỉm/ tã không đúng kích thước phù hợp. 

2.2 Bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục do bệnh lý ngoài da

Bé trai bị nổi mụn, mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục rất có thể là do bé mắc phải các bệnh lý ngoài da phổ biến ở trẻ sơ sinh. Trong đó, một số bệnh ngoài da phổ biến bao gồm: viêm da cơ địa; chàm eczema; nổi mề đay; mẩn ngứa…

2.3 Bộ phận sinh dục bé trai bị nổi mẩn đỏ do được vệ sinh vùng kín qua loa

Bộ phận sinh dục của bé trai có thể bị nổi mẩn đỏ, nếu thường xuyên không được vệ sinh sau khi đi tiểu tiện, hoặc chỉ vệ sinh qua loa. Điều này khiến nước tiểu đọng lại ở vùng kín, ở đũng quần, dễ khiến bé trai bị nổi mụn và mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục.

[inline_article id = 265599]

2.4 Lạm dụng phấn rôm cho bé

Bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục
Cha mẹ không nên lạm dụng phấn rôm cho con

Sau khi tắm xong, cha mẹ sẽ thường dùng phấn rôm để thoa lên vùng kín, mông và cơ thể của con. Mục đích là để đảm bảo da của con luôn được khô thoáng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em, việc sử dụng phấn rôm liên tục có thể gây bít lỗ chân lông, gây dị ứng mẩn đỏ. Đôi khi, đây cũng là nguyên nhân khiến các bé trai dễ bị nổi mụn đỏ li ti ở bộ phận sinh dục.

2.5 Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục do da bị kích ứng từ hóa chất 

Theo thông tin của Thư viện Y khoa quốc gia MedlinePlus (Hoa kỳ), một trong những nguyên nhân làm cho các bé gái bị ngứa vùng kín là do dị ứng với hóa chất trong khi giặt quần áo cùng người lớn. Và cũng không thể loại trừ trường hợp có thể xảy ra ở các bé trai. 

2.6 Sử dụng các loại xà phòng có mùi thơm

Thành phần bên trong các sản phẩm vệ sinh có mùi thơm thường có thể chứa paraben – một chất gây kích ứng da ở trẻ sơ sinh.

Thông tin từ Viện Đại học Nghiên cứu Johns Hopkins (Hoa Kỳ) khuyến nghị, cha mẹ nên tắm cho trẻ từ 2 đến 3 lần mỗi tuần bằng nước ấm. Vì tắm quá kỹ cũng sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da của bé.

Cha mẹ có thể tham khảo hướng dẫn cách chọn sữa tắm an toàn cho da bé.

2.7 Thời tiết nóng dễ khiến bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục

Thời tiết nóng ẩm kết hợp với việc các con vận động sẽ tăng tiết mồ hôi và dễ thấm ngược vào da. Nếu cha mẹ không để ý thay đồ thường xuyên, các vùng da có nếp gấp như nách, háng, bẹn và vùng kín của con sẽ dễ bị ngứa rát và ửng đỏ.

2.8 Vệ sinh vùng kín cho con bằng khăn giấy ướt

Chính vì sự tiện lợi, mà phần lớn cha mẹ hiện nay đã dùng khăn giấy ướt để vệ sinh cơ thể, hay thậm chí là vùng kín của con. Tuy nhiên, điều này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe làn da trẻ nhỏ.

Vì trong khăn giấy ướt có chứa chất bảo quản, và có thành phần Methylisothiazolinone (MI). Một chất có thể làm cho da của trẻ sơ sinh bị ngứa rát.

[inline_article id = 309442]

Bệnh lý khiến bé trai bị nổi mụn to và đỏ ở bộ phận sinh dục (Mụn Epstein)

[key-takeaways title=””]

Năm 2020, tờ tạp chí y khoa BMJ Case Reports, chuyên tổng hợp các trường hợp bệnh hiếm gặp đã ghi nhận tình trạng bệnh bé trai bị nổi mụn đỏ ở bộ phận sinh dục, cụ thể là mọc ở đầu dương vật. Bệnh lý này còn được gọi mụn thịt sơ sinh; hoặc ngọc trai Epstein.

Các chuyên gia gọi đây là mụn thịt Epstein mọc trên dương vật trẻ sơ sinh. Tính đến nay, tỷ lệ gặp phải tình trạng này là chưa tới 1% (khoảng 7,3 trên 1000 bé trai ở Ấn Độ). Tuy nhiên, nhìn chung, tình trạng này là tương đối lành tính và có thể phẫu thuật cắt bỏ.

Nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng này bao gồm:

  • U nang bao quy đầu
  • Bé trai không được cắt bao quy đầu
  • Viêm nang lông vùng da ở dương vật của trẻ
  • Sự tích tự các biểu mô trong quá trình thụ thai.

[/key-takeaways]

3. Cách khắc phục khi bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục?

3.1 Thay bỉm/ tã cho con thường xuyên

Thay bỉm/ tã thường xuyên cho con là cách để hạn chế nước tiểu và phân từ tã thấm ngược lại vào vùng kín của bé. Trong lúc thay mới bỉm tã và vệ sinh cho những bé đang bị hăm vùng kín; cha mẹ không nên sử dụng xà phòng. Thay vào đó, cha mẹ chỉ cần nước ấm và khăn lông mềm là đủ. Vì những sản phẩm vệ sinh có thể làm kích ứng da của con.

Để tình trạng hăm vùng kín ở trẻ được nhanh khỏi, cha mẹ hãy giữ vùng kín của con được khô thoáng hoàn toàn, cũng như tránh chà xát vào da khi vệ sinh và thay mới tã.

3.2 Lựa chọn bỉm/tã đúng kích cỡ (size)

Hướng dẫn chọn bỉm/tã cho trẻ sơ sinh[recommendation title=””]

Tã được chia làm nhiều loại khác nhau, để phù hợp với cân nặng mỗi bé. Thông thường sẽ phân chia thành 5 khoảng cân nặng như: Từ 0 – 5kg, từ 4 – 8kg, từ 6 – 11kg, từ 9 – 14kg, từ 12 – 24kg.

  • Ở bé gái: mẹ nên dùng tã quần thấm hút cho bé ở phần giữa và phía sau, hoặc tã quần có đường viền để lót thêm tã vải bên trong.
  • Ở bé trai: mẹ nên dùng tã có lớp lót phụ thêm ở phía trước, màng ngăn hai bên đảm bảo không làm tràn nước tiểu ra ngoài.

[/recommendation]

>> [Hướng dẫn] Top 6 tã quần phù hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 

3.3 Cho con “thả rông” khi có thể

Tổ y tế chức chăm sóc sức khỏe trẻ em KidsHealth khuyến khích cha mẹ không cần mặc tã cho con vài giờ mỗi ngày, hoặc bất cứ lúc nào có thể để vùng kín của con được khô thoáng.

3.4 Vệ sinh vùng kín cho con đúng cách

Trước đó, trong bài viết Cách vệ sinh bộ phận sinh dục của bé trai, đã hướng dẫn cha mẹ cách vệ sinh vùng kín cho trẻ để tránh, hoặc khi bé trai đang bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục.

3.5 Tăng cường sức đề kháng cho con

Tăng sức đề kháng cho con bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng là cách giúp trẻ tăng khả năng chống chọi với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, trong đó có các bệnh về da. 

>> Mẹ nên xem thêm: Chế độ dinh dưỡng “chuẩn” cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi

3.6 Sử dụng kem trị hăm cho trẻ

Sử dụng kem trị hăm
Sử dụng kem trị hăm để khắc phục tình trạng vùng kín của bé bị nổi mẩn đỏ

Hăm da hay hăm tã là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Để giúp con giảm đau rát, nổi mụn và mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục, cha mẹ có thể chọn các loại kem trị hăm tốt, có kẽm cho trẻ để bôi lên da của con. 

3.7 Lưu ý dành cho cha mẹ

Bên cạnh những cách trên, cha mẹ cũng cần lưu ý các điều sau để nhanh chóng khắc phục tình trạng bé trai đang bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục:

  • KHÔNG tự ý cho trẻ uống thuốc
  • KHÔNG dùng các loại sữa tắm có mùi thơm
  • KHÔNG sử dụng phấn rôm trong thời gian này
  • KHÔNG giặt đồ của trẻ cùng với quần áo của người lớn trong gia đình.

4. Cách vệ sinh vùng kín cho bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục

Cách vệ sinh vùng kín cho bé trai
Cha mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh cho bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục

Trước khi tắm hay vệ sinh vùng kín cho con, cha mẹ cần rửa tay sạch sẽ.

Vật dụng cần chuẩn bị:

  • Tã vải
  • Chậu nước ấm
  • Khăn, giấy mềm
  • Miếng lót sơ sinh
  • Bông gòn cắt miếng
  • Dung dịch vệ sinh an toàn cho da bé.

[key-takeaways title=”Cách vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai”]

  • Bước 1: Đặt bé nằm trên một miếng lót rồi tháo tã bẩn của bé ra 
  • Bước 2: Dùng bông gòn thấm nước ấm lau phần mông từ trên xuống dưới.
  • Bước 3: Dùng 2 miếng bông gòn thấm nước khác lau phần bẹn (kẽ 2 bên bẹn) của bé.
  • Bước 4: Vệ sinh bộ phận sinh dục của bé.
  • Bước 5: Dùng khăn giấy mềm lau khô và thay tã mới cho bé.

[/key-takeaways]

LƯU Ý: Cha mẹ có thể pha loãng phần dung dịch của bé để vệ sinh cho bé được sạch hơn nhé.

Nhìn chung, ở Việt Nam, phần lớn bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục rất có thể là do hăm tã. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những bệnh lý hiếm gặp khác. Nếu đã áp dụng các biện pháp khắc phục đã được gợi ý nhưng tình trạng của bé không thuyên giảm, cha mẹ hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường?

Xem và phân biệt hình ảnh bộ phận sinh dục bé trai bình thường hoặc bất thường, sẽ có lợi cho cha mẹ trong việc kiểm tra và chăm sóc con. Thế nhưng, điều này không phải cha mẹ nào cũng hiểu được. Chính vì thế, Marrybaby chia sẻ cho cha mẹ hình ảnh bộ phận sinh của bé trai như thế nào là bình thường ngay sau đây.

Hình ảnh bộ phận sinh dục bé trai bình thường

Về mặt y khoa, bộ phận sinh dục của các bé trai nói riêng và thanh niên nam giới nói chung bao gồm hai phần. Một phần nằm ở bên ngoài và một phần nằm bên trong cơ thể.

  • Phần bên ngoài cơ thể bao gồm (external part): dương vật, bao gồm gốc dương vật, thân dương vật và quy đầu có dây hãm bao quy đầu (frenulum), ở quy đầu có thể thấy được lỗ niệu đạo hay miệng sáo, bìu (chứa tinh hoàn và mào tinh hoàn).
  • Phần bộ phận sinh dục bên trong cơ thể bao gồm (internal part): ống dẫn tinh (vas deferens), ống xuất tinh (ejaculatory duct), túi tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo (cowper), ống niệu đạo.

Hình ảnh bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường?

Vậy hình ảnh bộ phận sinh dục bé trai bình thường sẽ trông như thế nào? Bộ phận sinh dục của một bé trai bình thường sẽ có những dấu hiệu sau đây:

  • Kích thước dương vật: Khi mới sinh, kích thước bộ phận sinh dục bé trai khoảng từ 2 – 3cm là bình thường mẹ nhé. Bộ phận sinh dục của mỗi bé trai sơ sinh sẽ có hình dạng và kích cỡ khác nhau. Và chúng sẽ lớn hơn và cân đối hơn theo thời gian.
  • Tình trạng dương vật cương cứng: Bé trai sẽ thỉnh thoảng cương cứng dương vật. Đây là phản ứng hoàn toàn bình thường của bộ phận này khi nó bị chạm vào hoặc khi bé muốn đi vệ sinh.
  • Tinh hoàn: Thông thường, trong tam cá nguyệt thứ ba, tinh hoàn của bé trai sẽ di chuyển từ bụng; đi xuống bẹn và vào bìu (bao da bên dưới dương vật). Nếu khi bé chào đời, kiểm tra thấy tinh hoàn đã vào bìu thì là điều bình thường.
Hình ảnh tinh hoàn bình thường ở trẻ sơ sinh là khi tinh hoàn ở vị trí bình thường, dương vật đưa ra ngoài bình thường, không bị thụt hay lún vào trong, dương vật và tinh hoàn tách ra, không dinh vào nhau.
Hình ảnh bộ phận sinh dục của bé trai sơ sinh bình thường là khi tinh hoàn ở đúng vị trí, dương vật nguyên vẹn, không bị thụt hay lún vào trong, dương vật và tinh hoàn nằm tách biệt và không dính vào nhau.

Những bất thường ở bộ phận sinh dục bé trai

Những bất thường ở bộ phận sinh dục bé trai tương đối đa dạng. Tuy nhiên, có những vấn đề phổ biến bao gồm: tinh hoàn ẩn; tình trạng thoát vị bẹn; xoắn tinh hoàn; nhiễm trùng đường tiết niệu; dính dương vật; vùi dương vật; hẹp bao quy đầu; lỗ tiểu thấp.

Sau đây mẹ sẽ biết thông tin chi tiết của từng tình trạng bất thường ở bộ phận sinh dục bé trai.

Hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu (phimosis) là tình trạng thắt hẹp đoạn cuối bao da quy đầu. Điều này khiến bé không thể kéo tuột hoàn toàn dương vật khỏi quy đầu. Có 2 dạng hẹp bao quy đầu là:

  • Hẹp bao quy đầu sinh lý: Từ lúc sinh ra bao quy đầu đã che phủ và dính chặt vào quy đầu. Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường ở trẻ sơ sinh nam. Hẹp bao quy đầu sẽ tự khỏi trong vài năm đầu đời của trẻ (bao da tuột xuống, lộ phần đầu dương vật).
  • Hẹp bao quy đầu bệnh lý: Tình trạng hẹp này gây nên do sẹo xơ làm dính bao quy đầu. Nó có thể là bẩm sinh hoặc do viêm nhiễm gây ra. Tình trạng này ít gặp hơn hẹp bao quy đầu sinh lý.

Tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ thường không phải là vấn đề nghiêm trọng, trừ khi vùng kín của bé xuất hiện kèm theo các triệu chứng như:

  • Sưng và đau nhức bộ phận sinh dục.
  • Có máu lẫn trong nước tiểu và thấy đau khi đi tiểu.
  • Có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).
  • Chảy máu hoặc dịch đặc chảy ra từ dưới bao quy đầu, có mùi khó chịu, đây là dấu hiệu của viêm quy đầu.

[key-takeaways title=”Làm thế nào để mẹ biết bé bị hẹp bao quy đầu?”]

Mẹ hãy quan sát khi bé đi tiểu. Nếu bé đi tiểu khó khăn, phải rặn, mặt đỏ, thậm chí bao quy đầu có thể bị sưng lên, viêm nhiễm… tức là bé bị hẹp bao quy đầu.

[/key-takeaways]

[summary title=””]

Nếu có những dấu hiệu trên, cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị cắt bao quy đầu cho trẻ, trong trường hợp bao quy đầu của trẻ quá dài, quá hẹp và có ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của con.

[/summary]

Hẹp bao quy đầu
Hình ảnh bộ phận sinh dục bé trai có bình thường hay không mẹ có thể quan sát lớp da bao quy đầu để đánh giá tạm thời.

Tình trạng thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn (Inguinal hernia) là tình trạng bất thường bẩm sinh của trẻ. Do sự tồn tại của ống phúc tinh mạc khiến tạng trong ổ bụng như mạc nối lớn, ruột chạy xuống bìu, tạo nên các khối phồng to ở bẹn.

Thông thường, ống phúc tinh mạc của trẻ sẽ tự động đóng lại ở những tháng cuối thai kỳ hoặc 3 tháng đầu sau sinh. Càng lớn khả năng tự đóng của các ống này càng thấp, và vì vậy sẽ dễ gây ra tình trạng thoát vị bẹn ở trẻ.

[key-takeaways title=”Mẹ có thể nhận thấy bé bị thoát vị bẹn như thế nào?”]

Ở trẻ sơ sinh, bé có thể cáu kỉnh và chán ăn hơn bình thường. Ở trẻ lớn hơn, thoát vị bẹn có thể khiến trẻ cảm thấy đau vùng kín khi ho, khi nâng vật nặng, khi đi tiểu hoặc khi đứng trong thời gian dài.

[/key-takeaways]

[summary title=””]

Thoát vị bẹn không thể tự khỏi, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con. Thông thường, để điều trị thoát vị bẹn, bác sĩ có thể sẽ đề nghị phẫu thuật để đóng ống phúc tinh mạc để tránh tình trạng thoát vị phát triển nặng thêm.

[/summary]

Dính dương vật

Dính dương vật (penile adhesions) ở trẻ em xảy ra khi da trên trục dương vật dính vào đầu của dương vật. Đây là một biến chứng thường xảy ra khi cắt bao quy đầu. Bởi bất cứ khi nào mô cơ thể bị cắt, các cạnh có thể dính vào các vùng xung quanh. 

Thông thường dính dương vật sẽ không có triệu chứng nào ngoại trừ phần da bị dính lại. Bên cạnh đó, bé cũng có thể cảm thấy: đau nhẹ hoặc khó chịu; đôi khi gây đỏ hoặc kích ứng da; cảm giác bị kéo căng khi cương cứng.

[summary title=””]

Dính dương vật thường không đau và tự khỏi theo thời gian. Tuy vậy nếu vết dính lan rộng, bác sĩ có thể kê đơn một loại kem steroid nhẹ để điều trị cho bé.

[/summary]

Tinh hoàn ẩn

Ở tuần thai kỳ thứ 26 tinh hoàn của bé bắt đầu hạ xuống. Tiếp theo đó, tinh hoàn sẽ phát triển trong bụng và đi xuống bìu của bé trong vài tuần cuối của thai kỳ, trước khi sinh hoặc ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, đôi khi, một hoặc cả hai tinh hoàn không xuống đúng vị trí; tình trạng này được gọi là “tinh hoàn ẩn”.

Tinh hoàn ẩn xảy ra ở gần 1/100 trẻ trai khi mới sinh và phổ biến hơn ở trẻ sinh non. Tinh hoàn sẽ di chuyển vào đúng vị trí khi bé từ 6 đến 12 tháng tuổi.

[summary title=””]

Nếu tinh hoàn không hạ xuống sau 6 tháng thì bé sẽ cần phải điều trị. Điều này là bởi các bé trai khi lớn lên có thể gặp vấn đề về khả năng sinh sản (vô sinh) và có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao hơn. Việc điều trị thường bao gồm một cuộc phẫu thuật nhằm cố định tinh hoàn, đưa tinh hoàn vào đúng vị trí bên trong bìu. Trẻ bị tinh hoàn ẩn cần được khám và điều trị kịp thời, nhằm hạn chế các biến chứng có thể xảy ra như ung thư tinh hoàn, vô sinh…

[/summary]

tinh hoàn ẩn
Hình ảnh bộ phận sinh dục bé trai bất bình thường, tinh hoàn đang nằm sai vị trí.

Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn ở trẻ (neonatal testicular torsion) là triệu chứng khá nguy hiểm, bé bị dấu hiệu bất thường này có triệu chứng sau:

  • Quấy khóc.
  • Bìu sưng to.
  • Tinh hoàn đau, rát.
  • Khó khăn trong đi tiểu, đi tiểu bị buốt.

[summary title=””]

Tình trạng xoắn tinh hoàn phải được các bác sĩ xử lý kịp thời . Nếu để lâu dài, tinh hoàn của trẻ sẽ bị tổn thương nặng hơn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc thậm chí có thể phải cắt bỏ (Bé có thể mất 1 bên tinh hoàn, thậm chí 2 bên nếu để lâu tình trạng xoắn tinh hoàn).

[/summary]

Hình ảnh bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là không bình thường? Tinh hoàn bị xoắn là hiện tượng bộ phận sinh dục bé trai không bình thường (bất thường)
Hình ảnh bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là không bình thường? Tinh hoàn bị xoắn là hiện tượng bộ phận sinh dục bé trai không bình thường (bất thường)

Lỗ tiểu của bé lệch thấp

Một số trẻ khi sinh ra có lỗ tiểu không nằm ở đúng vị trí nơi đầu dương vật. Thay vào đó, nó có thể xuất hiện dọc trên thân dương vật, trong bìu hoặc thậm chí là gần lỗ hậu môn. Đó là dấu hiệu của tình trạng lỗ tiểu bị lệch, tình trạng này gây ra nhiều vấn đề cho trẻ khi đi tiểu, nước tiểu phun không theo dòng chảy mà phun ra sang hai bên hoặc xuống phía dưới.

[summary title=””]

Tình trạng này có thể biến chứng từ nhẹ đến nặng. Nếu không được điều trị, nó có thể cản trở cuộc sống sau này của con, như chứng khó đi tiểu và khó quan hệ tình dục.

[/summary]

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Nhiễm trùng đường tiết niệu còn gọi là viêm đường tiết niệu. Là hiện tượng có thể xảy ra nhiều ở bé trai, đặc biệt là các bé chưa cắt bao quy đầu (bao quy đầu có thể chứa vi khuẩn). Viêm đường tiết niệu là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong đường tiết niệu.

Một số triệu chứng của viêm đường tiết niệu như sau:

  • Bỏ bú, bỏ ăn.
  • Tiểu ít, tiểu lắt nhắt.
  • Đau bụng quằn quại.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Sốt cao không rõ lý do.
  • Đi tiểu khó có thể trẻ phải rặn.
  • Nước tiểu có mùi lạ, màu lạ như màu đục, có lẫn máu…

[summary title=””]

Hãy báo với bác sĩ nhi khoa nếu bé có hiện tượng như vậy. Bởi nếu không được điều trị, nhiễm trùng tiểu có thể gây tổn thương thận (xơ teo thận, hoại tử ống thận, trào ngược bàng quang…). Bác sĩ có thể phải cho bé sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.

[/summary]

[inline_article id=309442]

Vùi dương vật

Nếu dương vật của bé trai có vẻ rất nhỏ hoặc thậm chí không có; đây được gọi là bệnh vùi (lún) dương vật hoặc giấu dương vật do dương vật bị lún sâu vào vùng mu, thân dương vật bị thụt ra phía sau và chỉ còn ống da bọc dương vật.

[key-takeaways title=”Làm thế nào để nhận biết bé bị lún (vùi) dương vật?”]

Mẹ có thể quan sát bằng mắt, hoặc sẽ gặp khó khăn trong việc vệ sinh cho bé. Bé cũng sẽ khó điều chỉnh dòng nước tiểu khi đi vệ sinh (thường khi bệnh bao quy đầu phồng lên hoặc giãn ra khi bé đi vệ sinh khiến nước tiểu không ngừng bị rỉ ra ngoài).

[/key-takeaways]

[summary title=””]

Ở trẻ nhỏ, các trường hợp nhẹ của bệnh vùi, lún dương vật có thể tự khỏi mà không cần can thiệp gì. Tuy nhiên, bác sĩ có thể cho trẻ dùng thuốc kháng viêm hoặc phẫu thuật nếu tình trạng không tự khỏi. Do đó, mẹ cũng nên quan sát và dùng tay kéo nhẹ dương vật của con khi tắm cho con, để xem tình trạng có cải thiện theo thời gian không.

[/summary]

Đa số các trẻ gặp hiện tượng này đều có thể tự phục hồi và có thể điều trị được.
Đa số các trẻ gặp hiện tượng này đều có thể tự phục hồi và có thể điều trị được.

[inline_article id=187278]

Bao quy đầu bị sưng mọng nước ở trẻ nhỏ

Sưng bao quy đầu là tình trạng vùng bao quy đầu bị sưng phồng đỏ gây đau rát, khó chịu ở vùng đầu dương vật. Sưng bao quy đầu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể khiến vi khuẩn xâm nhập và gây ra nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể dẫn đến các biến chứng như: viêm bao quy đầu, mủ có thể tích tụ dưới bao quy đầu dẫn đến áp xe, hoại tử bao quy đầu, nguy cơ vô sinh…

Nguyên nhân bao quy đầu bị sưng mọng nước ở trẻ nhỏ hay bé trai bị sưng đỏ bộ phận sinh dục có thể đến từ việc ba mẹ vệ sinh vùng kín cho con sai cách khiến vi khuẩn tích tụ, hay do những chấn thương, va chạm mạnh vào vùng kín gây hiện tượng tụ máu, trầy xước. Trẻ cũng có thể gặp tình trạng này nếu bị dị ứng với các sản phẩm chăm sóc da, xà phòng hoặc chất tẩy rửa dẫn đến viêm bao quy đầu.

[summary title=””]

Nếu mẹ thấy con có dấu hiệu bao quy đầu bị sưng mọng nước thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc đề nghị các biện pháp điều trị khác.

[/summary]

Hướng dẫn cách vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai

Sau khi biết hình ảnh bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường, mẹ sẽ thấy tầm quan trọng khi biết cách vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai.

Dưới đây là những điều cần chuẩn bị:

  • Tã vải.
  • Chậu nước ấm.
  • Khăn, giấy mềm.
  • Miếng lót sơ sinh.
  • Bông gòn cắt miếng.

Cách vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai sơ sinh

Các bước vệ sinh vùng kín bé trai sơ sinh (rửa tay thật sạch trước khi thực hiện):

  • Bước 1: Lót miếng tã dưới mông bé và tháo tã bẩn ra.
  • Bước 2: Dùng bông gòn thấm nước ấm lau phần mông từ trên xuống dưới.
  • Bước 3: Dùng 2 miếng bông gòn thấm nước khác lau phần bẹn (kẽ 2 bên bẹn) của bé.
  • Bước 4: Vệ sinh bộ phận sinh dục của bé.
  • Bước 5: Dùng khăn giấy mềm lau khô và thay tã mới.

Cách vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai từ 2 đến 3 tuổi

Khi bé trai từ 2 tuổi trở lên, cha mẹ có thể quan sát xem phần bao quy đầu của con đã có thể tách ra khỏi dương vật hay chưa. Trường hợp bao quy đầu đã có thể kéo xuống (lưu ý là không cố kéo xuống), cha mẹ hãy vệ sinh cho con theo các bước sau:

  • Bước 1: Nhẹ nhàng kéo phần bao quy đầu xuống. Nếu việc kéo có vẻ gây đau hoặc khiến trẻ khóc thì nên dừng lại.
  • Bước 2: Rửa sạch bên dưới bao quy đầu bằng nước ấm. Không sử dụng xà phòng để vệ sinh, tránh gây kích ứng cho trẻ.
  • Bước 3: Dùng nước và khăn để lau sạch các chất trắng hoặc vàng dưới bao quy đầu của bé. Chất này được gọi là smegma, do dầu, tế bào chết và chất bài tiết tích tụ một cách vô hại.
  • Bươc 4: Lau khô đầu dương vật của bé.
  • Bước 5: Nhẹ nhàng kéo bao quy đầu về phía đầu dương vật.

Cách vệ sinh vùng kín của bé trai chưa cắt bao quy đầu

Một số bác sĩ nhi khoa khuyên rằng khi tắm cho bé trai, mẹ không cần phải làm sạch phần trong bao quy đầu vì phần da này rất mềm và có thể làm bé đau.

Tuy nhiên vùng da bao phủ bên ngoài đầu dương vật vẫn phải được làm sạch cẩn thận, và mẹ có thể dùng tay làm sạch đầu dương vật nhẹ nhàng bằng xà bông và nước ấm. Phải mất một khoảng thời gian để lớp da này tuột ra tự nhiên, do đó cha mẹ tránh kéo mạnh vì điều này là không cần thiết, có thể dẫn đến chảy máu và làm đau con.

[summary title=””]

Quá trình da quy đầu dần nới lỏng khỏi dương vật có thể diễn ra từ 5 – 10 năm. Do đó, phụ thuộc vào cơ địa và thể trạng của con mà bao da quy đầu sẽ từ từ lộn xuống. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý kéo mạnh vùng da này của con mà hãy đợi nó tuột ra tự nhiên.

[/summary]

Các nguyên nhân khiến bé trai bị sưng bìu

Sưng bìu, là sự phình lên bất thường của túi bìu. Tình trạng bé trai bị sưng bìu thường được chia thành 2 trường hợp là: sưng bìu không đau và sưng bìu đau.

Các tác nhân khiến bé trai bị sưng bìu (không đau)

  • Thoát vị hoặc tràn dịch tinh mạc (hydrocele): hiện tượng có nhiều dịch ở khoang giữa hai lá của màng tinh hoàn.
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh (varicocele): hiện tượng tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn bị giãn hơn một cách bất thường.

Các tác nhân khiến bé trai bị sưng bìu (có gây đau)

  • Xoắn tinh hoàn.
  • Viêm mào tinh.
  • Nang mào tinh
  • Da bìu, bao quy đầu hoặc dương vật kẹt trong khóa kéo quần.
  • Viêm mào tinh hoàn, tình trạng nhiễm trùng các ống dẫn gần tinh hoàn lưu trữ tinh trùng.
Nguyên nhân khiến cho bộ phận sinh dục của bé trai bị sưng, bị đau
Cha mẹ nên lưu tâm các nguyên nhân có thể khiến cho bộ phận sinh dục của bé trai bị sưng và bị đau.

[related-articles title=”” articles=”256950″][/related-articles]

Câu hỏi thường gặp

Bé trai hay nghịch bộ phận sinh dục là do đâu? Có đáng lo không?

Vì sao bé trai hay nghịch bộ phận sinh dục? Tình trạng bé trai hay nghịch bộ phận sinh dục có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, đây là một hành vi tương đối bình thường và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe thể chất cũng như tâm lý của con.

Thậm chí, hành động này có thể được xem là hành vi mà trẻ đang khám phá bản thân, bé không chỉ sờ vùng kín, mà còn sờ tai, sờ chân và toàn thân của con.

Bên cạnh đó, để cha mẹ đỡ lo hơn khi thấy trẻ thường xuyên nghịch bộ phận sinh dục, cha mẹ cần quan sát xem vùng kín của con có đang bị đỏ, bị sưng, bị ngứa hoặc có gì đó khiến con khó chịu nơi vùng kín hay không. Nếu trẻ thường xuyên chạm vào vùng kín thì khả năng cao là con cảm thấy khó chịu và ngứa ngáy.

Bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục là do đâu?

Để xác định được tình trạng, loại mụn trên bộ phận sinh dục và nguyên nhân gây nổi mụn (hoặc nổi mục) là gì, tốt hơn hết cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ Nhi khoa để được khám và chẩn đoán.

Bên cạnh đó, có trường hợp, nếu cục mụn được chẩn đoán là mục cóc sinh dục thì nguyên nhân chính gây ra là do virus HPV. Những mụn cóc này có nhiều kích thước từ lớn đến nhỏ, đôi khi chúng có thể gây ngứa và kích ứng. Ở các bé trai, mụn cóc sinh dục thường nằm ở dương vật, bìu hoặc hậu môn.

Ở thanh thiếu niên và người lớn, mụn cóc sinh dục thường lây lan qua tiếp xúc tình dục. Còn ở trẻ nhỏ, bệnh thường xảy ra vì những nguyên do như:

  • Người mẹ bị nhiễm vi-rút và lây sang thai nhi.
  • Lây từ tay của người bị nhiễm vi-rút.
  • Dùng khăn tắm mà người bị nhiễm vi-rút đã sử dụng.

Kết luận

Tóm lại, nội dung bài viết này đã giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về bộ phận sinh dục của bé trai. Qua những hình ảnh minh họa trên, ít nhiều cha mẹ cũng đã hiểu được bộ phận sinh dục của bé trai như thế nào là bình thường và như thế nào bất thường.

Cuối cùng, điều cha mẹ cần nhớ đó chính là các bước vệ sinh vùng kín cho con. Đối với bé trai, cha mẹ nhớ là chỉ cần vệ sinh vùng kín cho con nhẹ nhàng ở bên ngoài, không cần phải vệ sinh quá sạch ở bên trong vì rất có thể làm đau con.

[related-articles title=”” articles=”313621,306505,309442,330249″][/related-articles]