Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì và như thế nào cho hợp lý?

Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin cho bé cũng phải tùy thuộc vào từng độ tuổi khác nhau. Đối với trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì với liều lượng ra sao? Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ cho các mẹ về các loại vitamin cần bổ sung cho bé 3 tuổi và cách bổ sung hợp lý giúp trẻ lớn “nhanh như thổi”.

Vì sao cần phải bổ sung vitamin cho bé?

Vitamin là một trong những yếu tố cần thiết cho sự phát triển cơ thể trẻ em. Các loại vitamin tham gia vào nhiều hoạt động trong cơ thể như cấu tạo nên tế bào; chuyển hóa cung cấp năng lượng; tăng miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì và nếu thiếu vitamin sẽ ra sao? Trẻ nhỏ thiếu vitamin sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng; chậm phát triển; suy giảm miễn dịch; tăng nguy cơ gây thấp còi và hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn, theo Viện dinh dưỡng Quốc Gia tại Hà Nội. Trẻ 3 tuổi thiếu vitamin sẽ có nguy cơ đối diện với các bệnh lý như:

  • Thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt như thường gặp là bệnh “quáng gà”; nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa.
  • Thiếu vitamin B1 dễ bị phù; viêm các dây thần kinh; suy tim.
  • Thiếu vitamin C dễ gây chảy máu dưới da và niêm mạc; làm giảm sức đề và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
  • Thiếu vitamin K dễ bị xuất huyết, đặc biệt xuất huyết não, màng não.
  • Thiếu vitamin D sẽ bị còi xương.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn vàng và nhiều phải làm sao?

Trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì?

Trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì là điều nhiều bà mẹ quan tâm. Theo Nemours KidsHealth, vitamin có nhiều trong thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Hầu hết, trẻ 3 tuổi và trẻ em không cần uống bổ sung thêm vitamin nếu chế độ ăn uống cân bằng đủ các chất dinh dưỡng. Vậy trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Gồm những loại vitamin sau đây:

1. Vitamin A

Trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Đầu tiên là vitamin A. Đây là thành phần thiết yếu để phát triển thị lực. Ngoài ra, chất này còn giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng bằng cách tăng cường hệ miễn dịch.

Vitamin A cũng cần thiết để bảo vệ sự toàn vẹn của giác mạc và các tổ chức biểu mô dưới da; khí quản, các tuyến nước bọt; ruột non, tinh hoàn.. Khi thiếu vitamin A, sản xuất các niêm mạc giảm, da bị khô và xuất hiện sừng hóa, biểu hiện này thường thấy ở mắt, lúc đầu là khô kết mạc rồi tổn thương đến giác mạc.

Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), mỗi ngày trẻ 3 tuổi chỉ cần bổ sung 300 microgam/ngày. Mẹ có thể bổ sung vitamin A cho trẻ qua các thực phẩm như gan; trái cây và rau màu cam (như dưa đỏ, cà rốt, khoai lang); rau lá xanh đậm (như cải xoăn, cải thìa, rau bina); lòng đỏ trứng, bơ, sữa.

>>Mẹ có thể tham khảo: 30 thực phẩm giàu vitamin A, cần thiết cho thị lực của mẹ và bé khỏe mạnh

vitamin cho bé
Trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Đó là Vitamin A.

2. Trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B cũng đóng vai trò trong việc trao đổi chất của cơ thể; giúp cho cơ thể hấp thụ và tạo ra năng lượng. Nhóm vitamin B gồm B1, B2, B6, B9, B12. Mỗi loại có những chức năng khác nhau trong việc chuyển hóa và trao đổi chất trong cơ thể.

Nhóm vitamin B cũng giúp tạo ra các tế bào hồng cầu; mang oxy đi khắp cơ thể. Mọi bộ phận trong cơ thể đều cần oxy để hoạt động tốt, vì vậy nhóm vitamin B rất quan trọng.

Ngoài ra, nhóm vitamin B còn thúc đẩy sự phát triển các dây thần kinh và cơ bắp của trẻ, tham gia điều hòa quá trình dẫn truyền các xung thần kinh, tăng kích thích hoạt động trí óc và trí nhớ.

Theo NCBI, cần bổ sung nhóm vitamin B như sau:

  • Vitamin B1 (Thiamin): Trẻ 3 tuổi cần bổ sung 0,5mg/ngày. Mẹ có thể bổ sung vitamin cho bé qua bột mì; bánh mì; ngũ cốc; thịt nạc…
  • Vitamin B2 (Riboflavin): Mẹ chỉ cần bổ sung 0,5mg/ngày cho trẻ qua các thực phẩm như thịt; trứng; phô mai; rau có màu xanh; các loại ngũ cốc nguyên hạt…
  • Vitamin B3 (Niacin): Trẻ cần khoảng 6mg/ngày. Các thực phẩm như trái bơ; ngũ cốc; cá ngừ; trứng; thịt gia cầm; cây họ đậu; khoai tây,… rất giàu vitamin B3.
  • Vitamin B6 (Pyridoxine): Mẹ chỉ cần bổ sung 0,5mg/ngày cho trẻ; gồm các thực phẩm quả bơ, chuối, đậu, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Vitamin B9 (Acid folic): Nhu cầu cho trẻ là 160mcg/ngày. B9 rất giàu trong các thực phẩm như măng tây; bông cải xanh; củ cải; các loại đậu; các loại ngũ cốc; rau có màu đậm…
  • Vitamin B12 (Cyanocobalamin): Trẻ cần 0,9 mcg/ngày. Mẹ nên bổ sung vitamin cho trẻ qua thịt; trứng; sữa; sữa đậu nành; các loại thịt gia cầm; động vật có vỏ…

>> Mẹ có thể tham khảo: Vitamin 3B cho trẻ em: Cách sử dụng thế nào cho hiệu quả và an toàn?

[inline_article id=176686]

3. Trẻ 3 tuổi cần vitamin gì bổ sung? Vitamin C

Trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Đó chính là vitamin C. Vitamin này rất quan trọng giữ gìn sức khỏe của nướu răng; xương và mạch máu. Ngoài ra, vitamin C còn giúp cơ thể mau lành vết thương nếu chẳng may gặp tai nạn; và hấp thụ sắt từ thức ăn giúp ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, vitamin C cũng có thể giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống chọi với các bệnh tật. Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI) cho biết, trẻ cần bổ sung vitamin C khoảng 15mg/ngày. Mẹ có thể bổ sung qua các thực phẩm như trái cây họ cam quýt; dưa lưới; dâu tây; cà chua; bông cải xanh; bắp cải; trái kiwi; ớt chuông…

4. Trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Vitamin D

Đây là loại vitamin cần thiết để xương và răng luôn chắc khỏe. Vitamin D còn giúp cơ thể hấp thụ canxi cần thiết được tạo ra trong da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời; hoặc khi ăn các thực phẩm hàng ngày.

Mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như sữa; cá; lòng đỏ trứng; gan; ngũ cốc dinh dưỡng. Mẹ có thể bổ sung vitamin D khoảng 15 microgram/ngày cho bé, cũng theo NCBI cho hay.

>> Mẹ có thể tham khảo: Nên bổ sung vitamin D cho trẻ đến khi nào là đủ?

vitamin cho trẻ
Trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Vitamin D

5. Cần bổ sung vitamin gì cho trẻ 3 tuổi? Vitamin E

Trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Vitamin E là thành phần chuyển hóa trong các tế bào, ngăn ngừa oxy hóa. Bên cạnh đó, E còn giúp hạn chế nguy cơ xơ vữa mạch; chống lão hóa; tăng miễn dịch…

Các thực phẩm giàu vitamin E gồm ngũ cốc nguyên hạt; lúa mì; yến mạch; mầm lúa mì; lá rau xanh; dầu thực vật như hướng dương, cải dầu và ô liu; lòng đỏ trứng; các loại hạt… Mỗi ngày bé chỉ cần bổ sung 6mg vitamin E là được nhé.

6. Vitamin gì trẻ 3 tuổi cần bổ sung? Vitamin K

Đây là thành phần tham gia vào quá trình chuyển hoá chất cho xương; hình thành máu đông; ngăn ngừa nguy cơ xuất huyết. Mỗi ngày mẹ có thể bổ sung vitamin K cho bé khoảng 30 microgram với các thực phẩm như lá rau xanh; các sản phẩm từ sữa; bông cải xanh; dầu đậu nành; hạt cải và dầu ô liu.

Tóm lại, trẻ 3 tuổi cần bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết như: vitamin A, B, C, D, E, K, Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng,… để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

>> Mẹ có thể tham khảo: Vì sao cần tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh giúp con khỏe mạnh?

[inline_article id=188409]

Mẹ cần lưu ý gì khi bổ sung vitamin cho bé 3 tuổi?

Bên cạnh việc trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì, mẹ cũng cần lưu ý khi bổ sung các chất này cho trẻ. Dưới đây là các lưu ý:

  • Vitamin đa số đều có trong các loại rau củ quả và thực phẩm sử dụng hàng ngày. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau củ và thường xuyên tắm nắng để tăng cường hoạt động của vitamin D.
  • Mẹ hãy nhớ, bổ sung vitamin cho bé thông qua ăn uống là tốt nhất. Tuy nhiên có một vài trẻ biếng ăn, mẹ cần chia nhỏ bữa ăn để bổ sung vitamin cho trẻ.
  • Ngoài ra, mẹ cũng nên nhắc trẻ uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nữa nhé.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bé 3 tuổi: Hiểu tâm lý và sự phát triển để dạy con nhàn tênh

Như vậy, mẹ đã biết trẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì rồi phải không ạ? Việc bổ sung vitamin cho trẻ cũng cần đúng liều lượng. Nếu thiếu hoặc thừa vitamin đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hy vọng những thông tin về trẻ 3 tuổi cần bổ sung gì của MarryBaby sẽ giúp ích cho các mẹ. Chúc các bé mau ăn chóng lớn nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

11 cách cải thiện thị lực giúp con có đôi mắt sáng tinh anh

cải thiện thị lực cho bé

Con số trẻ em bị các vấn đề về thị lực ngày nay đã tăng cao đến mức báo động. Muốn cải thiện thị lực cho con, cách tốt nhất là nên áp dụng những phương pháp tự nhiên để không gây ra bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe của bé.

Không thể phủ nhận, thiết bị công nghệ ra đời đã giúp chúng ta đơn giản hóa cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều gia đình cho trẻ tiếp cận với chúng quá sớm và không đúng cách dẫn đến hậu quả không hề nhỏ.

Việc dành quá nhiều thời gian để xem tivi, chơi game, sử dụng Internet… khiến thị lực của trẻ bị suy giảm hoặc thậm chí mắc phải các bệnh về mắt. Do đó, điều quan trọng là cần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho đôi mắt. Để làm được như vậy, bạn có thể tham khảo các biện pháp cải thiện thị lực một cách tự nhiên cho trẻ dưới đây.

Cải thiện thị lực hiệu quả nhờ sử dụng đúng loại thực phẩm tốt cho sức khỏe đôi mắt

Một chế độ ăn uống đủ đầy dinh dưỡng là giải pháp tốt nhất cho sức khỏe đôi mắt. Dưới đây là những thực phẩm nên có mặt trong bữa ăn hằng ngày của trẻ:

1. Các loại rau lá xanh

Carotenoids với đặc tính chống oxy hóa có tác dụng giữ các gốc tự do khỏi làm hại mắt. Dưỡng chất này có mặt rất nhiều trong các loại rau lá xanh. Ngoài carotenoids, trong rau còn có thêm nhiều vitamin và khoáng chất khác như canxi, vitamin C, vitamin B12.

Vì thế, đừng ngần ngại thêm các loại rau như cải xoăn, bông cải xanh vào thực đơn của trẻ. Cải bó xôi cũng là lựa chọn không thể bỏ qua do có chứa nhiều chất chống oxy hóa đặc biệt như lutein và zeaxanthin. Lưu ý nho nhỏ là mẹ không nên nấu rau quá kỹ để tránh việc thất thoát các dưỡng chất tự nhiên này nhé!

2. Rau, quả có nhiều màu sắc

các loại quả mau giúp cải thiện thị lực

Có thể bạn chưa biết, cà chua và củ cải là hai thực phẩm giúp ngừa thoái hóa điểm vàng, nguyên nhân chính gây mất thị lực và đục thủy tinh thể. Các loại củ khác như cà rốt và khoai lang là nguồn cung dồi dào beta-carotene sẽ giữ cho võng mạc của trẻ được khỏe mạnh.

3. Các loại hạt

Để cải thiện thị lực cho trẻ thì thực đơn cho con không thể thiếu các loại hạt. Hạt hạnh nhân, hạt quả óc chó, hạt điều, hạt dẻ cười (hạt hồ trăn)… được biết đến là rất giàu vitamin E. Chất này đóng vai trò trong việc giảm nguy cơ bị cận thị ở trẻ em.

Bên cạnh đó, trong các loại hạt trên cũng có một lượng omega-3 vừa phải. Kết hợp cùng nhau, axit béo này và vitamin E sẽ xua tan chứng khô mắt hiệu quả. Việc cho bé tiêu thụ hạt lanh và hạt chia cũng được cho là có tác dụng tương tự.

4. Dầu cá

Dầu cá có thể được chiết xuất từ cá hồi, cá thu hoặc cá ngừ. Võng mạc người cần được bổ sung DHA, một loại axit béo trong dầu cá. Việc thiếu hụt chất này sẽ khiến võng mạc bị khô và trẻ sẽ dễ mắc các bệnh về mắt. Vì thế, đừng quên cho trẻ dùng thêm dầu cá cũng như dùng các thực phẩm liên quan.

5. Các loại đậu

các loại đậu giúp cải thiện thị lực

Sự thật là bioflavonoid và kẽm, có mặt trong các loại đậu, có thể giúp bảo vệ võng mạc khỏi những thương tổn. Trẻ em cần được bổ sung thêm các thực phẩm như đậu lăng, đậu thận nếu muốn cải thiện thị lực.

Đôi khi, một số bé lại không thích dùng đậu. Lúc này, bạn cần phải thật kiên nhẫn cũng như tìm cách chế biến các món ăn hấp dần nhằm “giấu” nó vào trong thức ăn của con.

6. Ngũ cốc nguyên hạt

Không chỉ có mặt trong các loại đậu, kẽm cũng được tìm thấy nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì và gạo nâu (gạo lứt). Thêm nữa, loại thực phẩm này còn hàm chứa nhiều dưỡng chất “thân thiện” với thị lực như niacin và vitamin E. Do đó, thay vì chọn mì ống hoặc cơm trắng cho bữa sáng, bạn hãy cho bé dùng ngũ cốc nguyên hạt.

7. Trứng

Trứng khá giàu vitamin A và protein. Hơn nữa, lutein, một chất chống oxy hóa giúp phòng ngừa thoái hóa điểm vàng, cũng được biết là có mặt trong trứng. Các chuyên gia cho biết việc dùng trứng hợp lý cũng giúp đôi mắt trẻ hoạt động tốt hơn.

8. Trái cây

Muốn đôi mắt sáng thì không thể thiếu việc bổ sung vitamin C. Dưỡng chất này có rất nhiều ở các loại trái cây như: cam, chanh, ổi, cà chua… Để cải thiện thị lực và bảo vệ con khỏi các bệnh về mắt, nhất thiết mẹ cần cho trẻ dùng những loại trái cây trên.

Thêm vào đó, trái cây màu cam hoặc vàng như xoài, đu đủ hoặc quả mơ khá giàu vitamin A. Chất này cũng cần thiết để phòng ngừa bệnh quáng gà. Ngoài ra, trong quả mơ còn có carotenoids, beta-carotene và lycopene, tác dụng của những chất này đã được đề cập ở những phần trên.

Việt quất và nho thì lại dồi dào về anthocyanin giúp cải thiện tầm nhìn vào ban đêm nhờ đó, mắt trẻ sẽ dễ dàng làm quen với bóng tối. Một vài dưỡng chất quan trọng cần cho mắt khác như resveratrol, quercetin và rutin cũng được tìm thấy trong việt quất. Vì thế, hãy cho bé ăn loại quả này thường xuyên nhé!

9. Bơ

ăn quả bơ giúp cải thiện thị lực

Lutein là một dưỡng chất giúp bảo vệ mắt khỏi các bệnh như đục thủy tinh thể và cải thiện thị lực ở trẻ em. Quả bơ có chứa khá nhiều lutein và bạn nên cho bé dùng thường xuyên.

10. Thịt bò

Thịt bò cũng là nguồn dồi dào về kẽm. Theo đó, khoáng chất này sẽ cung cấp vitamin A từ gan đến võng mạc cho bạn. Điều này hỗ trợ rất nhiều trong việc hình thành melanin trong mắt. Melanin chính là sắc tố giữ cho các tế bào cảm quang võng mạc và tế bào que được khỏe mạnh. Đây là điều kiện cần thiết để phòng tránh bệnh quáng gà.

11. Bổ sung vitamin

Trường hợp con bạn khá kén ăn hoặc không thường xuyên có được dinh dưỡng đầy đủ từ thực phẩm, bạn nên nghĩ đến việc bổ sung vitamin. Các loại syrup hoặc kẹo dẻo vitamin cho bé lúc này sẽ là lựa chọn phù hợp.

Cách cải thiện thị lực cho trẻ thông qua các bài tập

các bài tập giúp cải thiện thị lực

Ngoài dinh dưỡng, các bài tập luyện cũng được các chuyên gia khuyến cáo cho trẻ thực hiện. Một số bài tập cụ thể như:

  • Yêu cầu con bạn đảo mắt theo hướng lên xuống. Mẹ có thể bảo trẻ nhìn lên trần nhà và giữ yên, sau đó lại nhìn xuống đất cũng giữ yên một lúc. Hãy để trẻ thực hiện lặp lại 10 lần. Tương tự như vậy là bài tập đảo chiều mắt theo hướng trái phải.
  • Một dạng bài tập khác cũng dựa trên cách như vậy. Bạn hãy yêu cầu con di chuyển mắt theo những hướng khác nhau. Lúc này, có thể di chuyển nhãn cầu theo đường chéo, hình zíc zắc… Làm như vậy ở mỗi hướng khác nhau từ 10 – 20 lần. Tuy nhiên, trong cả hai bài tập, cần đảm bảo bé di chuyển mắt chứ không phải cả phần đầu.
  • Bài tập đơn giản hơn là chớp mắt. Trẻ ít nháy mắt thường xuyên cũng có thể gặp các vấn đề về mắt. Hơn nữa, việc nháy mắt còn có tác dụng giữ ẩm cho mắt đấy!
  • Bài tập về đảo mắt. Yêu cầu trẻ đảo mắt theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Tương tự cũng lặp đi lặp lại thao tác trên nhiều lần.
  • Để trẻ tập trung vào một đối tượng cụ thể ở xa, sau đó thay đổi trọng tâm sang một đối tượng khác gần đó. Lặp lại 10 lần như vậy. Để trẻ thực hiện dễ hơn, bạn có thể bảo con giữ thẳng cánh tay và giơ các ngón tay cái hoặc ngón trỏ ra phía trước và đặt trọng tâm (ví dụ: một bức tranh hoặc ngôi nhà) lên trên ngón tay này.

Nên rèn cho trẻ những thói quen lành mạnh

massage mắt để cải thiện thị lực cho trẻ

Một vài thói quen lành mạnh có thể giúp cải thiện thị lực cho trẻ mà bạn có thể tham khảo sau đây:

  • Rèn cho con thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ đầu. Hạn chế tối đa việc ăn vặt, tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có ga và thức ăn nhiều đường.
  • Luôn đảm bảo phòng học của trẻ được chiếu sáng đầy đủ hoặc có đủ ánh sáng tự nhiên.
  • Tuyệt đối không để trẻ dùng máy tính hoặc các thiết bị công nghệ trong thời gian dài. Khuyến khích con dành thời gian nghỉ ngơi, chơi ngoài trời nhiều hơn.
  • Hãy chắc chắn bé ngủ đủ giấc mỗi ngày. Bởi lẽ, đây là điều kiện tiên quyết để giữ cho đôi mắt khỏe. Bên cạnh đó, thường xuyên nhắc nhở con thực hiện các bài tập cho mắt.
  • Dạy con cách massage vùng quanh mắt bằng đầu ngón tay cũng là cách giúp thư giãn mắt. Đôi khi bạn cũng nên xoa bóp phần cổ cho bé để con cảm thấy thư giãn hơn. Ngoài cách này, bạn có thể yêu cầu trẻ nhắm mắt và xoa bóp phần mí nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay. Tuy nhiên, tránh dùng lực quá mạnh gây tổn thương mắt.
  • Tập cho con thói quen hít thở sâu để nạp đủ oxy cho cơ thể.
  • Khi đi ra ngoài trời, hãy khuyến khích con đeo kính mát sẽ bảo vệ đôi mắt tránh khỏi những đợt gió mạnh, ngăn cản những hạt bụi nhỏ và các dị vật khác tác động xấu tới mắt của con.

Nên để trẻ được kiểm tra mắt thường xuyên

kiểm tra mắt cho trẻ

Việc kiểm tra mắt định kỳ có thể giúp hạn chế những lo ngại về thị lực yếu ở trẻ mới biết đi. Bạn có thể tham khảo ý kiến từ những bác sĩ có kinh nghiệm và tiến hành việc kiểm tra mắt cho bé.

Bà bầu ăn cá thường xuyên – một cách cải thiện thị lực cho con từ trong bụng mẹ

Những loại cá biển giàu chất béo như cá hồi, cá trích, cá mòi… nếu được bổ sung thường xuyên trong chế độ ăn của bà bầu có thể tăng cường sự phát triển thị lực và chức năng não của thai.

1. Nghiên cứu mới nói gì?

Mới đây, các nhà khoa học thuộc University Turku (Phần Lan) cho biết trẻ sơ sinh có mẹ ăn cá 3 lần hoặc nhiều hơn hàng tuần trong 3 tháng cuối của thai kỳ phát triển tốt hơn về thị lực và trí não so với những trẻ mà mẹ không ăn cá hoặc chỉ ăn 2 phần cá mỗi tuần.

“Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thai phụ ăn cá thường xuyên có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Điều này có thể là nhờ các axit béo không bão hòa đa chuỗi dài trong cá cũng như các chất dinh dưỡng khác như vitamin D và vitamin E, vốn đều rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi”, trưởng nhóm Kirsi Laitinen nói.

Công trình nghiên cứu được công bố trên chuyên san Pediatric Research.

Mẹ bầu có thể ăn 3-4 bữa cá mỗi tuần trong những tháng cuối thai kỳ

2. Bà bầu nên ăn cá gì?

Thực tế, thủy ngân có mặt ở khắp mọi nơi, kể cả trong không khí bạn đang hít thở mỗi ngày. Khi lắng đọng vào nước, thủy ngân tự động chuyển hóa thành methylmercury, được cá hấp thụ và gắn chặt vào từng tế bào trong cá. Vì vậy, dù đã chế biến thế nào, lượng thủy ngân này vẫn nằm nguyên trong thịt cá. Đặc biệt, cá càng lớn sẽ càng chứa nhiều thủy ngân.

Theo các chuyên gia, các loại cá lớn sẽ có tuổi thọ lâu hơn, và lượng thức ăn chúng tiêu thụ mỗi ngày thường là các loại cá nhỏ, khiến nồng độ thủy ngân càng tích tụ nhiều hơn.

Theo khuyến cáo của viện Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ FDA, để đảm bảo an toàn cho thai nhi, bà bầu nên tránh xa 4 loại cá có hàm lượng thủy ngân “ngất ngưởng” là cá mập, cá kiếm, cá thu lớn và cá kình. Một số chuyên gia và các tổ chức xã hội khác cũng lên tiếng cảnh báo về những tác động của cá ngừ, cá chẽm, cá hồng vàng, cá chim biển…

Cá hồi, cá chép, cá cơm, cá thu nhỏ, cá chích… là những loại cá bà bầu có thể thêm vào thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày của mình. Không nên ăn cá khi không rõ nguồn gốc hoặc không xác định được độ an toàn với sức khỏe.

Ngoài cá, nếu muốn bổ sung thêm omega 3, bầu cũng có thể tăng cường thêm trứng, sữa, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc… vào thực đơn dinh dưỡng của mình.

Thời đại ngày nay, trẻ em thường xuyên gặp phải các tật về mắt. Để giúp trẻ cải thiện thị lực thì không gì hơn bạn phải cùng con thay đổi thói quen sống bên cạnh việc cân đối dinh dưỡng trong từng bữa ăn. Mặt khác, bạn có thể thử thực hiện các bài tập mà chúng tôi đã gợi ý ở trên.

Marry Baby