Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Cách chữa cho bé 2-3 tuổi bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu

Chướng bụng đầy hơi là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là bé 2 – 3 tuổi dễ bị đầy hơi chướng bụng và có thể khắc phục bằng chế độ ăn uống, chăm sóc tốt.

1. Các triệu chứng khi bé 2 -3 tuổi bị chướng bụng đầy hơi

Mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu sau để nhận biết bé 2 -3 tuổi bị chướng bụng đầy hơi và tìm ra cách chữa:

  • Sau khi ăn 1-2 giờ nhưng bụng của bé vẫn căng tròn
  • Sau khi ăn, bé thường ợ chua hoặc ợ hơi và quấy khóc
  • Bé có thể lười bú và biếng ăn
  • Bé bị táo bón hoặc tiêu chảy
  • Bé hay bị xì hơi

2. Nguyên nhân trẻ 2-3 tuổi bị chướng bụng đầy hơi

Các nguyên nhân khiến bé 2 tuổi bị đầy hơi chướng bụng bao gồm:

2.1 Cho bé ăn quá nhiều

Việc mẹ cho bé ăn quá nhiều cũng gây quá tải cho dạ dày của trẻ, khiến bé bị đầy hơi chướng bụng.

2.2 Thay đổi chế độ ăn đột ngột

Hệ tiêu hóa của bé 2-3 tuổi chưa hoàn thiện vẫn còn non nớt. Vì vậy nếu bị thay đổi chế độ ăn đột ngột sẽ khiến dạ dày không thích nghi kịp, dẫn đến đầy và chướng bụng, ợ hơi.

bé 2 tuổi bị chướng bụng đầy hơi
Thay đổi chế độ ăn đột ngột có thể khiến bé 2 tuổi bị chướng bụng đầy hơi

2.3 Dị ứng với protein sữa

Trẻ 2 tuổi cũng có thể bị chướng bụng, khó tiêu do dị ứng với protein từ sữa. Các dấu hiệu trẻ bị dị ứng protein là nôn trớ, tiêu chảy, khó thở, đầy bụng.

2.4 Rối loạn tiêu hóa (trào ngược dạ dày, tiêu chảy, táo bón)

Khi bé bị trào ngược dạ dày, hơi bị tống xuất theo chiều ngược so với bình thường. Vì thế, bé hay bị chướng bụng, ợ hơi, dễ nôn ói. Tình trạng ứ phân do táo bón tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn yếm khí lên men tạo khí, gây đầy hơi cho trẻ. Còn khi tiêu chảy, bé 2 tuổi bị mất điện giải gây nên chướng bụng đầy hơi.

2.5 Không dung nạp lactose

Các sản phẩm từ sữa không được tiêu hóa trong dạ dày của trẻ sẽ bị vi khuẩn lên men và tạo ra khí gây đầy hơi, chướng bụng. Bé 2 tuổi không dung nạp lactose có thể là do uống sữa công thức không phù hợp.

3. Trẻ 2-3 tuổi bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao?

[key-takeaways title=”Cách chữa đầy hơi chướng bụng cho trẻ 2-3 tuổi”]

Trẻ đầy bụng khó tiêu phải làm sao? Dưới đây là cách chữa cho trẻ 2-3 tuổi bị đầy hơi, chướng bụng:

  1. Massage bụng cho bé 2 – 3 tuổi.
  2. Giúp bé xì hơi.
  3. Chườm nóng bụng bé 2-3 tuổi bị chướng bụng đầy hơi.
  4. Bổ sung men vi sinh.
  5. Bổ sung thực phẩm tốt cho tiêu hóa.
  6. Bổ sung sữa tốt cho tiêu hóa của trẻ.
  7. Cho bé 2-3 tuổi bị đầy hơi chướng bụng uống nước ấm ngâm vỏ quýt và cam.
  8. Cho bé 2 tuổi bị đầy hơi chướng bụng uống nước gừng.
  9. Thay đổi chế độ ăn uống.
  10. Sử dụng tinh dầu.

[/key-takeaways]

3.1 Massage bụng cho bé 2 – 3 tuổi bị chướng bụng đầy hơi

Massage có thể giúp cải thiện chứng đầy bụng ở trẻ em. Xoa và masage bụng cho trẻ sau khi ăn 30 phút có thể giúp trẻ giảm triệu chứng đầy bụng. Phụ huynh sử dụng các đầu ngón tay và xoa nhẹ nhàng trên bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài. Tránh chà xát mạnh vào làn da mỏng manh của trẻ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, không thoải mái.

3.2 Giúp bé xì hơi

Mẹ có thể giúp bé 2 tuổi bị chướng bụng đầy hơi xì hơi bằng cách cho bé nằm ngửa và hướng dẫn con đạp chân như tư thế đạp xe. Hoặc đặt bé nằm sấp vắt trên đùi của mẹ để tống khí ra khỏi bụng giúp trẻ dễ chịu hơn.

3.3 Chườm nóng bụng bé 2-3 tuổi bị chướng bụng đầy hơi

Phương pháp chườm nóng cũng giúp trẻ thư giãn và giảm tình trạng đầy bụng chướng hơi.

Mẹ có thể dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm, vắt khô rồi đặt lên bụng bé. Hoặc dùng một bình đựng nước bằng nhựa có chứa nước ấm, sau đó đặt lên bụng của bé rồi lăn bình qua lại để giúp bé tống khí ra ngoài.

3.4 Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh giúp nuôi dưỡng các lợi khuẩn để bảo vệ đường ruột của bé chống lại các tình trạng rối loạn tiêu hóa, bao gồm cả chứng chướng hơi đầy bụng. Vì vậy mẹ có thể bổ sung men vi sinh cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ.

3.5 Bổ sung thực phẩm tốt cho tiêu hóa của bé 2-3 tuổi bị chướng bụng đầy hơi

Các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, giúp trẻ tránh được các chứng bệnh về đường ruột mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn của bé 2 tuổi như:

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Các loại rau củ tốt cho bé ăn dặm và cực kỳ bổ não

3.6 Bổ sung sữa tốt cho tiêu hóa của trẻ tuổi bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu

Trẻ 2-3 tuổi đầy bụng khó tiêu phải làm sao? Một số loại sữa có quá nhiều dưỡng chất làm cho ruột của bé không thể hấp thụ được hết dẫn đến tình trạng dư thừa chất, gây rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, khi trẻ bị đầy bụng thì mẹ nên cho bé tạm dừng uống sữa bột hiện tại để theo dõi. Nếu con vẫn tiếp tục bị chướng bụng đầy hơi thì không phải do sữa. Lúc này mẹ cần tìm hiểu các nguyên nhân khác để giúp bé 2 tuổi khắc tình trạng bị chướng bụng đầy hơi.

3.7 Cho bé 2-3 tuổi bị đầy hơi chướng bụng uống nước ấm ngâm vỏ quýt và cam

Theo Đông y, vỏ quýt và cam khi phơi khô có tác dụng chữa chứng tiêu chảy, ợ nóng, khó tiêu và đầy bụng. Vì vậy, cha mẹ có thể sử dụng nguyên liệu tự nhiên này để làm giảm tình trạng bé 2 tuổi bị đây hơi chướng bụng.

Cách làm như sau:

  • Sử dụng vài vỏ cam và quýt khô đem rửa sạch bằng nước ấm.
  • Tiếp theo thái mỏng và cho vào cốc nước sôi, đậy nắp hãm từ 15 – 20 phút.
  • Sau đó lọc lấy nước và cho trẻ uống khi còn ấm.

[inline_article id=192573]

3.8 Cho bé 2 tuổi bị đầy hơi chướng bụng uống nước gừng

Gừng có tính ấm, có tác dụng chữa đầy bụng, nôn mửa. Bên cạnh đó, các tinh chất chứa trong nguyên liệu tự nhiên này còn có công dụng giải độc và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Chính vì thế, mỗi khi con bị chướng bụng, đầy hơi, cha mẹ có thể cho bé ngậm vài lát gừng hoặc uống nước trà gừng để làm giảm thiểu tình trạng bệnh.

Cách làm đơn giản như sau:

  • Sử dụng 10 gram gừng khô đem hãm với 100ml nước đun sôi.
  • Sau đó, lọc lấy nước và cho con trẻ uống khi còn ấm.

3.9 Thay đổi chế độ ăn uống

Điều chỉnh, thay đổi chế độ ăn uống của trẻ, sử dụng đạm, đường, tinh bột ở mức hợp lý, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ. Nếu trẻ 2-3 tuổi hay bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu vào ban đêm, nên cho trẻ ăn tối trước đi ngủ 2-3 giờ.

3.10 Sử dụng tinh dầu

Một trong những cách chữa đầy bụng cho trẻ 2-3 tuổi chính là sử dụng tinh dầu. Một số loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà có thể hỗ trợ chữa đầy bụng cho trẻ 2-3 tuổi. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ một loại tinh dầu nào cho trẻ, dù là rất ít.

4. Cách phòng tránh đầy hơi chướng bụng ở trẻ 2-3 tuổi

  • Cho bé nghỉ giữa các bữa ăn để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.
  • Hạn chế cho bé 2 tuổi bị chướng bụng đầy hơi ăn các thực phẩm gây sinh hơi như: đồ chua, snack, xúc xích,…
  • Không nên cho bé ăn quá no, chỉ nên ăn no khoảng 80-90%.
  • Lựa chọn thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh cho bé. Chế biến kỹ, nấu sôi.
  • Vệ sinh dụng cụ nấu nướng sạch sẽ trước khi nấu ăn.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bữa sáng cho bé 2-3 tuổi nhanh gọn, dễ làm và đầy đủ dưỡng chất

Tóm lại, nguyên nhân trẻ 2-3 tuổi bị chướng bụng đầy hơi có thể là do cho bé ăn quá nhiều, thay đổi chế độ ăn đột ngột, dị ứng sữa, không dung nạp lactose hoặc rối loạn tiêu hóa. Cách chữa trị đầy bụng cho trẻ 2 tuổi bao gồm massage bụng cho bé 2 tuổi bị chướng bụng đầy hơi, giúp bé xì hơi, bổ sung thực phẩm, sữa, men vi sinh tốt cho tiêu hóa của bé, cho bé uống nước gừng, nước ngâm vỏ cam, quýt.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

8 mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh cực kỳ hiệu quả

Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh luôn được các mẹ bỉm sữa ưu tiên. Không chỉ bởi cách thực hiện đơn giản mà cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh là cách tốt nhất để bé hạn chế “đụng” đến thuốc kháng sinh.

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng nhiều nhất là trong 3 tháng đầu đời của bé. Tình trạng này sẽ ghé thăm thường xuyên hơn khi bé bắt đầu ăn dặm. Có 3 nguyên nhân chủ yếu:

  • Không tiêu hóa được các loại protein trong thực phẩm và sữa
  • Quá tải đường lactose từ sữa mẹ
  • Do ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng của mẹ

Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh

1. Mẹo chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng tỏi

Cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng tỏi
Dùng tỏi là một trong những mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh

Cùng với hành, tỏi là gia vị “số 1” trong gian bếp Việt. Không chỉ vậy, tỏi cũng được mệnh danh là vị thuốc Đông y tốt hàng đầu cho mẹ và bé sau khi sinh.

Cụ thể với trẻ bị chướng bụng, đầy hơi, chỉ cần mẹ nướng một củ tỏi bỏ vào một miếng gạc rồi đặt lên rốn của bé. Khoảng 10-15 phút sau, bé sẽ xì hơi được và đỡ đầy bụng. Lưu ý không đặt trực tiếp tỏi nóng lên da bé vì có thể gây bỏng.

Với bé lớn hơn, mẹ có thể phi thơm một lát tỏi và nêm vào cháo cho bé hoặc cho bé uống nước tỏi. Dùng khoảng 30g tỏi, bỏ vỏ rồi giã nát và trộn với khoảng 10g đường phèn. Để khoảng 15 phút rồi cho thêm 100ml nước ấm, hòa tan đường phèn vào tỏi. Sau đó chắt lấy nước cốt và uống 2 lần/ngày. Chỉ với vài lần áp dụng như vậy, chứng đầy bụng, chướng hơi của bé sẽ giảm đi rõ rệt.

>> Mẹ có thể quan tâm: Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng và cách phòng tránh

2. Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

Chữa đầy bụng cho trẻ bằng lá trầu không

Dân gian vẫn đồn hơ lá trầu không cho bé có thể trị bách bệnh. Trong 100g lá trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu. Đồng thời lá trầu cũng có hoạt tính kháng sinh cực mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn coli…

Để chữa chướng bụng đầy hơi cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể dùng mẹo dân gian từ việc hơ nóng lá trầu không và vuốt bụng cho bé. Mẹ vuốt khoảng 5 phút theo chiều từ trên xuống dưới.

Với trẻ lớn, dùng 2-4 lá trầu xanh tươi có thể nhai nuốt nước hoặc 3-4 lá trầu hơ nóng cho héo mềm rồi đắp vào rốn, lấy một chiếc khăn sạch đắp lên băng lại khoảng 15-20 phút, ngày làm hai lần, chỉ 3 ngày sau sẽ hết chướng bụng.

Một số lưu ý cần nhớ khi áp dụng cách chữa chướng bụng cho bé bằng lá trầu không:

  • Luôn cần cẩn trọng về nhiệt độ. Làn da mỏng manh của bé rất nhạy cảm, chỉ cần quá tay một chút cũng có thể khiến trẻ bị bỏng.
  • Không sử dụng lá trầu hơ khi trẻ bị sưng tấy, trầy xước.
  • Không cho trẻ uống nước cốt lá trầu pha mật ong khi dưới 1 tuổi.

>> Mẹ có thể tham khảo: Cho bé bú bình đúng cách để con yêu tránh bỏ bú, sặc sữa, đầy hơi…

3. Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh bằng nước lá tía tô

Theo y học cổ truyền, lá tía tô có tính ấm, có khả năng giải độc, hỗ trợ trị đầy bụng cho trẻ hiệu quả. Cách thực hiện:

  • Mẹ cần chuẩn bị khoảng 300g lá tía tô, cả thân và lá đem giã lấy nước.
  • Đem chưng cách thủy cho nóng, đợi nguội bớt rồi cho con uống. Do hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên mẹ hãy đảm bảo an toàn bằng cách đun nóng cho con.

4. Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh bằng nước gừng

Uống nước gừng là một trong những mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ áp dụng, bởi tính an toàn và hiệu quả. Mẹ nên giã nát gừng rồi pha với nước ấm, mật ong để cho trẻ uống. Cách này sẽ giúp con hết đầy bụng nhanh chóng.

Lưu ý: Mẹ chỉ nên cho bé trên 6 tháng tuổi uống nước gừng vì bé còn nhỏ quá có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa.

4 loại trái cây trị ngay chướng bụng

Ngoài mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không và tỏi, mẹ cũng có thể dùng các loại trái cây tự nhiên để chữa chướng bụng, đầy hơi:

  • Cách chữa đầy bụng cho trẻ bằng nước chanh và gừng: Sử dụng hai thìa nước cốt chanh và gừng, mật ong pha vời nước ấm, cho bé uống sau mỗi bữa ăn “quá đà” để hỗ trợ tiêu hóa.
  • Ăn cam: Mẹo dân gian chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất là cho bé ăn thêm vài múi cam sau bữa ăn. Cam không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa mà còn cung cấp thêm vitamin cho bé.
  • Ăn nho: Cùng với cam, nho cũng là trái cây có thể loại bỏ chứng khó tiêu và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
  • Nước chanh nóng: Pha một muỗng nước cốt canh vào ly nước ấm và uống trước bữa ăn sẽ ngăn ngừa chứng đầy bụng vì chanh hỗ trợ thêm axit cho dạ dày. Ngoài ra, chanh còn giúp chống lại vi khuẩn trong thức ăn.
cách chữa đầy hơi dân gian 1
Ngoài cách áp dụng mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể massage cho bé cũng giảm chướng bụng, đầy hơi

Cách phòng đầy hơi, chướng bụng cho trẻ

Để phòng đầy hơi, chướng bụng cho trẻ, mẹ cần lưu ý:

  • Cho trẻ bú đúng cách: Nếu trẻ bú không đúng tư thế sẽ dễ nuốt phải khí thừa từ bên ngoài gây đầy hơi. Cách tốt nhất mẹ ôm bé để con đối mặt với bạn, ngực bé áp sát ngực mẹ, cằm bé chạm tới đầu ti của mẹ. Nếu trẻ bú bình, mẹ cần cho sữa ngập núm ti để tránh việc trẻ nuốt phải không khí gây đầy hơi.
  • Hạn chế thực phẩm dễ sinh hơi: Với trẻ đã ăn dặm, cần hạn chế các thực phẩm dễ sinh hơi như xúc xích, bim bim, bánh mỳ… Bé đang bú mẹ thì mẹ tránh ăn các thực phẩm này.
  • Không bắt bé bú hoặc ăn quá no.
  • Lựa chọn bình sữa phù hợp cho bé.
  • Sau khi pha sữa, nên để 5 phút sau mới cho bé bú.

[inline_article id=122000]

Mẹ nào có con nhỏ cũng nên biết một vài mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh để tránh lạm dụng thuốc kháng sinh. Với những trường hợp điều trị một vài ngày tại nhà nhưng không bớt triệu chứng, mẹ nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để khám nhé.