Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh: Tác dụng, liều dùng và lưu ý

Nội dung bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng, liều dùng và cách sử dụng thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mời bạn đọc tiếp ngay sau đây!

Thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh là thuốc gì?

Thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh hay thuốc đạn hạ sốt (Acetaminophen Rectal) thuộc nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau được chỉ định sử dụng trong các trường hợp như: đau cơ, đau đầu, đau lưng, viêm khớp, cảm lạnh, đau răngsốt.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ khác nhau như miếng dán hạ sốt cho trẻ, thuốc hạ sốt dạng gói, dạng siro, viên uống và viên đặt hậu môn… Trong những loại này, không có loại nào được cho là tốt nhất mà bác sĩ sẽ thường chỉ định sử dụng dựa trên triệu chứng, thể trạng và tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ.

[quotation title=”Theo thông tin từ Bộ Y tế”]

Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau khiến bạn khó lựa chọn khi cần thiết. Bộ Y tế khuyến khích bạn nên chọn paracetamol (còn gọi là acetaminophen). Vì paracetamol có tác dụng nhanh, an toàn, hiệu lực hạ sốt mạnh và dễ sử dụng.

[/quotation]

Ngoài paracetamol, thị trường còn có một số sản phẩm thương mại khác tùy theo nhãn hàng sản xuất, ví dụ như: Hapacol, Tylenol, Efferalgan, Panadol…

Thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh là thuốc gì
Thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường được dùng khi trẻ không hoặc khó tiếp nhận thuốc bằng đường uống

Liều dùng thuốc hạ sốt nhét (đặt) hậu môn cho trẻ sơ sinh

Để biết chính xác liều dùng, đặc biệt là khi dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Thông tin dưới đây chỉ mang tính tham khảo, có thể không phù hợp trong nhiều trường hợp. Vì thế, bạn cần xác nhận với bác sĩ để biết liều lượng thích hợp với trẻ.

Đối với thuốc hạ sốt đặt hậu môn cho trẻ sơ sinh, tùy từng thể trạng và cân nặng của bé mà bác sĩ sẽ chọn loại thuốc phù hợp cùng với liều dùng cụ thể. Dưới đây là các loại thuốc hạ sốt đặt hậu môn cho trẻ:

Hướng dẫn cách đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn cho trẻ

Thuốc đặt hậu môn là một dạng thuốc sẽ tan chảy sau khi được đặt vào trực tràng. Dược chất sẽ đi theo đường trực tràng từ dưới, hấp thu vào tĩnh mạch và sau đó được đưa đến gan để tuần hoàn vào máu và phát huy tác dụng.

Hướng dẫn cách nhét (đặt) thuốc hạ sốt vào hậu môn cho trẻ từng bước chi tiết:

  • Bước 1: Cha mẹ rửa tay bằng xà phòng và rửa lại bằng nước ấm thật sạch và vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn của trẻ.
  • Bước 2: Đặt trẻ nằm nghiêng, quay lưng về phía người đặt thuốc. Đặt chân dưới của trẻ duỗi thẳng, chân trên co về phía trước bụng.
  • Bước 3: Nâng nhẹ phần mông trên để bộc lộ vùng trực tràng.
  • Bước 4: Tháo vỏ thuốc và đặt đầu nhọn của viên thuốc hướng về phía trực tràng.
  • Bước 5: Dùng 1 ngón tay đẩy nhẹ thuốc sâu vào trực tràng khoảng 2cm (khoảng 1/2 đốt ngón tay). Ấn giữ nhẹ 2 phần mông trong vài giây.
  • Bước 6: Giữ trẻ nằm nghiêng, thẳng chân trong vòng 15 phút để viên thuốc không bị rơi ra ngoài, đồng thời đảm bảo dược chất được giải phóng dần trong vùng trực tràng.
  • Bước 7: Rửa sạch lại tay bằng xà phòng và nước ấm.

Trường hợp, nếu sau khi đặt thuốc 15 phút mà trẻ đi đại tiện, cha mẹ sẽ cần đặt lại một viên khác. Vì khả năng cao là thuốc chưa kịp hoàn tan hoàn toàn.

Hướng dẫn cách đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn cho trẻ (Tham khảo từ Bệnh viện Nhi Đồng Trung Ương)
Hướng dẫn cách nhét (đặt) thuốc hạ sốt vào hậu môn cho trẻ – Tham khảo từ Bệnh viện Nhi Đồng Trung ương

Lưu ý khi sử dụng

  • Thuốc đặt hậu môn thường hơi mềm và dễ chảy nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng. Do vậy, cha mẹ hãy đặt thuốc vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản thuốc.
  • Không tự ý kết hợp thêm các loại thuốc khác, kể cả thuốc tây y, đông y hay bất kỳ loại thuốc truyền miệng dân gian
  • Sau khi sử dụng thuốc đặt hậu môn nhưng tình trạng sốt vẫn không thuyên giảm, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khác kỹ hơn.
  • Không bẻ viên thuốc làm đôi để dễ nhét vào hậu môn cũng như không nhét một lần nhiều hơn 1 viên vào hậu môn.

[key-takeaways title=””]

Quan trọng: Không phải trường hợp trẻ bị sốt nào cũng cần được điều trị. Theo thông tin khuyến nghị từ Stanford Medicine Children’s Health, bản chất của mọi cơn sốt ở trẻ không hẳn là có vấn đề sức khỏe. Vì sốt là biểu hiện của cơ thể đang chống lại sự nhiễm trùng của cơ thể. 

[/key-takeaways]

Do đó, bạn không cần điều trị khi trẻ bị sốt, trừ những trường hợp sau đây thì sẽ bắt đầu can thiệp:

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi sốt kéo dài hơn 3 ngày.
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt trên 38 độ.
  • Trẻ từ 2 tuổi sốt kéo dài trên 72 giờ (3 ngày) không đáp ứng thuốc hạ sốt.
  • Sốt kèm theo các triệu chứng khác như co giật, đau họng, phát ban, nôn ói, tiêu chảy, ngủ li bì, khóc dai…
Lưu ý khi sử dụng thuốc nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh
Lưu ý khi sử dụng thuốc nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh: Nên đưa bé đến gặp bác sĩ đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi hoặc khi trẻ đã sốt kéo dài trên 3 ngày

[key-takeaways title=”Nội dung liên quan đến trẻ bị sốt cha mẹ nên đọc thêm:”]

[/key-takeaways]

Thắc mắc liên quan đến thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh

Sử dụng thuốc hạ sốt nhét hậu môn cách nhau bao lâu?

Trong bài viết hỏi đáp bác sĩ: Thuốc hạ sốt nhét hậu môn cách nhau bao lâu, dược sĩ Lê Thị Mai trả lời thắc mắc như sau:

  • Đối với trẻ em, liều dùng Efferalgan dạng viên đặt hậu môn được khuyến cáo trong khoảng 10-20 mg/kg cân nặng/liều. Chính vì vậy, tùy theo cân nặng của bé mà sẽ kê đơn thuốc cho phù hợp.
  • Cách nhau mỗi 4-6 giờ, cha mẹ có thể đặt 1 lần cho bé và không quá 5 lần trong vòng 24h. 
  • Nếu dùng kết hợp cả thuốc hạ sốt đường uống, cha mẹ cũng cần lưu ý việc uống thuốc hạ sốt bao lâu thì nhét hậu môn. Trong trường hợp này, khoảng cách dùng thuốc đúng sẽ là 4-6 giờ. Vì hiệu quả ở hai đường dùng là như nhau.

Kết luận

Thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh là một dạng thuốc thường được sử dụng khi trẻ còn nhỏ hoặc trẻ không thể sử dụng thuốc qua đường uống. Thuốc cũng mang lại tác dụng tương tự như đường uống, có hiệu quả hạ sốt nhanh và tương đối an toàn, dễ sử dụng.

Hy vọng, qua bài viết này cha mẹ đã hiểu được tác dụng của thuốc và cách sử dụng loại thuốc này khi trẻ bị sốt.

Cha mẹ xem thêm các bài viết về sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

[summary title=””]

Chuyên mục ‘Sức khỏe trẻ em‘ thường xuyên đăng tải các bài viết về về sức khỏe trẻ em, từ những bệnh thông thường đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Từ đó giúp mẹ biết cách chăm sóc để trẻ luôn khỏe mạnh.

[/summary]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

8+ cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi hiệu quả, an toàn tại nhà

Trước khi tìm hiểu cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi hiệu quả, mẹ sẽ cần biết vì sao bé 2 tuổi bị sốt, khi nào mẹ nên cho bé đi gặp bác sĩ.

1. Nguyên nhân trẻ 2 tháng tuổi bị sốt? Khi nào nên đi khám?

1.1 Nguyên nhân trẻ 2 tháng tuổi bị sốt

Sốt là một phản ứng bình thường của cơ thể nhằm khắc phục tình trạng nhiễm trùng. Thông qua những phản ứng hóa học, cơ thể của bé sẽ tăng nhiệt độ để có thể chống lại các loại vi khuẩn, virus. Chính việc sốt cũng giúp trẻ kích hoạt hệ thống miễn dịch cũng như thiết lập các tế bào máu chống lại bệnh tật.

Tình trạng sốt ở trẻ 2 tháng tuổi có thể liên quan tới

  • Một số loại bệnh lý như: nhiễm trùng hệ hô hấp; cảm lạnh; hay sốt do tiêm phòng, v.v.
  • Bé cũng có thể bị sốt khi mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm phổi; sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não…

1.2 Khi nào đưa trẻ 2 tháng tuổi bị sốt đi khám?

Dù sốt là một phản ứng thông thường ở trẻ em; nhưng đối với bé sơ sinh 2 tháng tuổi; sốt rất có khả năng là biểu hiện của một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Do vậy trong hầu hết trường hợp, bé sơ sinh 2 tháng tuổi nên được đưa đi khám nhanh chóng khi sốt cao trên 38 độ C

Đi thăm khám bác sĩ là cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi tốt nhất. Vì các bác sĩ sẽ sớm can thiệp giúp hạ nhiệt cho bé và đưa ra những chẩn đoán, điều trị an toàn dành cho bé sơ sinh 2 tháng tuổi.

[key-takeaways title=””]

Chỉ duy nhất trong trường hợp bé sốt nhẹ dưới 38 độ C; mẹ mới có thể áp dụng các biện pháp hạ sốt tại nhà cho bé. Nhưng các chỉ dẫn này không thay thế cho điều trị y khoa. Do đó, mẹ cần bảo đảm việc luôn luôn quan sát các biểu hiện của bé; và phải kịp thời đưa bé đến bệnh viện nếu thấy có biểu hiện bất thường, hoặc bé không thể hạ sốt.

[/key-takeaways]

trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị sốt
Bé sơ sinh 2 tháng tuổi nên được đưa đi khám nhanh chóng khi sốt cao trên 38 độ C – cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi an toàn

2. Cách xác định dấu hiệu để hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi kịp thời

Trước khi mẹ tìm hiểu về cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi; mẹ nên biết con mình có sốt hay không thông qua các dấu hiệu, nhiệt độ biểu thị sốt và cách chọn nhiệt kế phù hợp.

Cách xác định dấu hiệu để hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi kịp thời:

  • Bỏ bú.
  • Co giật.
  • Ho, khó thở.
  • Vùng thóp có thể phồng.
  • Kéo tai, biểu hiện như bị đau tai.
  • Buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy nhiều.
  • Tiếng kêu the thé cao hoặc khóc liên tục.
  • Da có thể hơi xanh tái; có khi xuất hiện vết phát ban trên da.
  • Bé buồn ngủ bất thường hoặc rất khó khăn khi thức dậy, cảm giác mệt mỏi.

3. Cách đo nhiệt độ và công cụ xác định bé 2 tháng tuổi bị sốt

3.1 Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi: Bộ phận mẹ có thể đo thân nhiệt cho bé

  • Hậu môn: Nhiệt độ ở hậu môn phản ánh chính xác nhất nhiệt độ cơ thể bé. Đo nhiệt độ ở vị trí này tuy khó chịu cho bé nhưng lại đáng tin cậy, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.
  • Tai: Vùng tai ở bên trong cơ thể nên cũng phản ánh khá đúng nhiệt độ sốt của con. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo đo nhiệt độ ở tai sẽ không chính xác đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Vùng nách: Nách thường là vị trí đầu tiên mẹ kiểm tra con có sốt hay không. Nhưng vì nách không nằm trong khoang bên trong cơ thể như hậu môn; nên thường kết quả đo không chính xác hoàn toàn. Vì vậy, để an tâm hơn mẹ có thể kiểm tra lại bằng cách đo nhiệt kế ở hậu môn hoặc vùng trán.
  • Vùng trán: Phương pháp đo trán sẽ giúp bé yêu cảm thấy thoải mái hơn so với đo bằng phương pháp khác do không cần phải tiếp xúc trực tiếp vào trán hay hậu môn mà vẫn cho kết quả tin cậy.
chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt
Cách đo nhiệt độ để kịp thời hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

3.2 Cách xác định nhiệt độ sốt của bé – Để hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi an toàn, phù hợp

Một bé sẽ có nhiệt độ bình thường khi kết quả đo được tại các vị trí khuyến nghị nằm trong khoảng an toàn như sau:

  • Hậu môn, tai: 36.6 – dưới 38°C.
  • Trán: 36.6 – dưới 38°C.
  • Nách: 34.7 – 37.2°C.

Thông thường, nhiệt độ cơ thể của trẻ em trên 37,2 độ C (đo tại nách) được gọi là sốt nhẹ. Mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ của trẻ từ 38 độ C trở lên, đo tại hậu môn, trán, nách; tức là trẻ đang sốt cao thì nên nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất và tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt.

Mẹ cũng không nên tự ý áp dụng cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi mà không có sự tư vấn của bác sĩ.

[inline_article id=188553]

3.3 Công cụ đo nhiệt độ phù hợp cho trẻ 2 tháng tuổi

Hiện nay, có rất nhiều loại nhiệt kế giúp mẹ nhận biết con yêu có bị sốt hay không. Mẹ có thể mua dụng cụ đo tại các nhà thuốc lớn, uy tín trong khu vực. 

  • Nhiệt kế thủy ngân: Theo bác sĩ, đối với trẻ 2 tháng tuổi bị sốt mẹ tuyệt đối không nên sử dụng loại nhiệt kế này vì nếu vô tình bị vỡ dung dịch thủy ngân sẽ gây độc hại cho bé. 
  • Nhiệt kế điện tử: Dùng đo ở tai, nách và hiện nay khá phổ biến. Tuy nhiên, không nên dùng với các bé dưới 3 tháng vì lỗ tai của các bé nhỏ, không đo được nhiệt độ chính xác.
  • Nhiệt kế điện tử hồng ngoại: Dùng đo trán, hiện là loại an toàn và cho ra kết quả tương đối chính xác, dễ dàng thực hiện nên các mẹ có thể tham khảo dùng loại này để đo cho bé sơ sinh 2 tháng tuổi.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng có nguy hiểm không?

4. Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi an toàn, hiệu quả tại nhà

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị sốt cao trên 37,5 – 38 độ C sẽ có thể nguy hiểm đến tính mạng. Trong các tình huống này, trẻ 2 tháng tuổi sốt thì phải làm sao? Lời khuyên cho cha mẹ là nên nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có cách hạ sốt an toàn cho bé. 

Mặt khác, khi bé sốt nhẹ dưới 38 độ C; mẹ có thể tham khảo các cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nhanh chóng, đơn giản, an toàn tại nhà sau đây:

4.1 Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Khi sốt bé thường cảm thấy ớn lạnh. Nhiều cha mẹ thường lầm tưởng đắp thêm chăn mền là giữ ấm cho trẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyên rằng; cha mẹ cần mặc đồ rộng rãi, thoáng mát sẽ giúp cơ thể trẻ tỏa nhiệt nhanh; hỗ trợ hạ nhiệt.

4.2 Lựa chọn nơi thoáng mát cho bé nằm ngủ

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt; mẹ nên lựa chọn không gian thoáng mát, rộng rãi và sạch sẽ cho bé thoải mái hơn. Mẹ có thể sử dụng thêm quạt hoặc mở máy lạnh ở mức nhỏ để đảm bảo thông khí cho trẻ.

Nhiệt độ phòng thích hợp cho bé là từ 27-29ºC. Tuy nhiên, để tránh con cảm lạnh; mẹ không nên để bé nhận luồng không khí lạnh trực tiếp từ máy lạnh hoặc quạt nhé. 

4.3 Sử dụng khăn ấm và ẩm để chườm và lau người

Trẻ 2 tháng tuổi sốt thì phải làm sao? Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi là Mẹ nên chuẩn bị những chiếc khăn bông mềm nhúng nước ấm để đắp lên trán cho trẻ. Ngoài ra, mẹ có thể lau những vùng khác như nách, bẹn, chân tay, bàn tay… 

4.4 Cho bé bú mẹ nhiều lần

Đây là một trong số cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi tốt nhất. Vì khi bệnh, cơ thể bé luôn trong tình trạng mất nước. Do đó, mẹ cần cho con bú nhiều lần trong ngày với lượng sữa tùy theo nhu cầu bú của bé.

4.5 Cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Theo khuyến nghị của Cơ quan Dịch vụ Sức khỏe tại Anh (NHS), mẹ có thể cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi sử dụng paracetamol như cách để hạt sốt cho bé. Tuy nhiên, mẹ luôn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chứ không được tự ý sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh.

Thuốc hạ sốt ibuprofen chỉ phù hợp cho trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở lên, do đó, mẹ không sử dụng loại thuốc này cho bé 2 tháng tuổi.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh để hạ nhiệt trong thời tiết nóng, oi bức?

bé sơ sinh 2 tháng tuổi bị sốt
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi an toàn, hiệu quả tại nhà

4.6 Bổ sung vitamin C cho trẻ 2 tháng tuổi

Vitamin C đảm bảo cho hệ miễn dịch của trẻ hoạt động hiệu quả, giúp cơ thể chống lại virus, vi khuẩn, ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp, sốt, cảm lạnh, cảm cúm… Nó còn là chất dẫn giúp trẻ hấp thu hiệu quả sắt, canxi, axit folic. Chính vì thế, cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi là bổ sung vitamin C trong nước cam, viên sủi, thuốc cho bé.

5. Không nên làm gì khi chăm sóc trẻ bị sốt?

Ba mẹ cần tránh những cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi sau đây:

  • Không dùng thuốc cúm và thuốc cảm lạnh cho trẻ dưới 6 tuổi.
  • Không dùng Aspirin cho trẻ < 18 tuổi vì có thể gặp tình trạng gọi là hội chứng Reye.
  • Không tự ý mua thuốc và dùng thuốc cho trẻ nếu không có chỉ định của bác sĩ.
  • Không ủ quá ấm trẻ bằng chăn hay quần áo dù trẻ có lạnh run.
  • Không tắm nước lạnh hay lau mặt bằng cồn cho trẻ vì có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể hơn nữa.
  • Mẹ tuyệt đối không dùng miếng hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi. Bởi lẽ đó có thể là tác nhân gây kích ứng da, ngứa và nổi mẩn cho bé.
  • Tuyệt đối không sử dụng các bài thuốc nhân gian lưu truyền; vì đó không phải là cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi an toàn và khoa học.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao? Cách nhận biết và chăm sóc bé

Để biết cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị sốt, mẹ cần phải có các kỹ năng trong việc chăm sóc trẻ từ khi còn sớm. Đồng thời, mẹ không nên vội vã cũng không nên quá lo lắng. Điều mẹ có thể làm là kiểm tra thân nhiệt con thường xuyên và thực hiện đúng theo các chỉ dẫn từ bác sĩ; mẹ tin cậy. Hy vọng mẹ đã biết trẻ 2 tháng tuổi sốt thì phải làm sao sau khi đọc bài rồi nhé!