Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Cách nấu cháo ếch Singapore cho mẹ và bé chuẩn nhà hàng

Cách nấu cháo ếch Singapore cho mẹ và bé chuẩn nhà hàng
Cách nấu cháo ếch Singapore cho mẹ và bé  

Ếch chỉ toàn thịt nạc và về mặt dinh dưỡng, nó có thể so sánh với thịt gà. Thịt ếch rất giàu protein và cực ít chất béo, giàu omega-3 tốt cho tim và não. Thịt ếch dồi dào vitamin A, B6, B12, D, E, một phần nhỏ vitamin K… chưa kể các khoáng chất như kali, sắt, phốt pho, kẽm, đồng, natri, selen và một ít canxi.

9 tác dụng của thịt ếch đối với sức khỏe mẹ và bé

Thịt ếch ăn dai dai, có hương vị kết hợp giữa thịt gà và cá hoặc thịt gà với tôm hùm. Dưới đây là những tác dụng của thịt ếch với sức khỏe:

1. Tác dụng của thịt ếch giúp giảm cân

Thịt ếch không hề có carb, không đường. Trong 100g đùi ếch chỉ chứa 0,3g chất béo, so với 3g chất béo trong 100g ức gà.

Thịt ếch lại cực ít calo, 100g đùi ếch chỉ cung cấp 70 calo so với 280 calo trong đùi gà. Thực phẩm ít calo giúp giảm thiểu nguy cơ hình thành huyết khối (cục máu đông) và hỗ trợ giảm béo hiệu quả.

Do đó mẹ và bé nếu bị thừa cân thì có thể ăn thịt ếch thay cho thịt đỏ hoặc thịt gà, bổ sung thêm hoa quả và rau xanh để cân bằng khoáng chất và vitamin hàng ngày bạn nhé.

2. Tăng cường cơ bắp

Thịt ếch chứa lượng lớn protein, 100g đùi ếch cung cấp 16g protein. Đây là dưỡng chất thiết yếu để tăng cường cơ bắp. Chưa kể trong 100g đùi ếch cũng chứa tới 58g natri và 285mg kali, giúp cơ bắp mềm dẻo linh hoạt. Do đó có mẹ cho rằng ăn đùi ếch giúp bé mau biết đi, chân chắc khỏe thì cũng có thể hiểu là như vậy.

Ăn đùi ếch giúp cơ bắp của bé chắc khỏe
Ăn đùi ếch giúp cơ bắp của bé chắc khỏe

3. Tác dụng của thịt ếch giúp tăng cường nhận thức

Lượng axit béo omega-3 dồi dào trong thịt ếch giúp tăng cường trí nhớ, giảm thiểu tình trạng lơ đễnh, lẩn thẩn ở mẹ. Bên cạnh thịt ếch, mẹ nên cho bé ăn thêm cá thu, cá hồi… cũng rất giàu omega-3.

4. Tăng cường chức năng của cơ thể

Thịt ếch rất giàu sắt, hỗ trợ quá trình vận chuyển oxy đến mọi cơ quan trong cơ thể, tăng cường hoạt động não và góp phần tạo ra hemoglobin, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Natri trong thịt ếch giúp cân bằng huyết áp, kali giúp hạ huyết áp. Hệ tuần hoàn ổn định thì tim mới khỏe mạnh.

[inline_article id=242960]

5. Tăng cường chức năng của enzyme

Enzyme là chất xúc tác các phản ứng hóa học trong cơ thể. Mọi quá trình của tế bào đều cần enzyme hỗ trợ. Magie trong thịt ếch giúp tăng cường chức năng của các enzyme. Do đó, cơ thể nạp đủ magie thì tim và xương mới khỏe mạnh.

6. Tác dụng của thịt ếch giúp tăng cường thị lực

Thịt ếch dồi dào vitamin A giúp duy trì đôi mắt sáng khỏe, ngăn ngừa bệnh cận thị và thoái hóa điểm vàng.

7. Thịt ếch cung cấp năng lượng dồi dào

Protein trong thịt ếch không chỉ tham gia vào việc tạo tế bào mới mà còn tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động.

8. Thịt ếch có tác dụng kháng viêm

Thịt ếch chứa rất nhiều kháng thể, da ếch chứa các hợp chất giúp ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn, nhờ đó mà ngăn chặn các bệnh viêm nhiễm.

9. Tác dụng của thịt ếch giúp ngăn ngừa ung thư

Thịt ếch chứa hai loại protein có thể giúp điều trị bệnh ung thư bằng cách ức chế sự phát triển của các mạch máu, từ đó phá hủy khối u.

Lưu ý khi chế biến và ăn thịt ếch

Lưu ý khi chế biến và ăn thịt ếch
Ếch đồng chứa rất nhiều ấu trùng giun sán nên bạn phải sát trùng cho kỹ
  • Ăn quá nhiều thịt ếch có thể dẫn tới đột quỵ, suy thận và mất chức năng thận.
  • Ếch có thể chứa sán gây đau đầu. Nói về phương diện này thì 75% ếch đồng ruộng chứa ấu trùng giun sán. Chưa kể ếch đồng ruộng còn bị dính thuốc trừ sâu, cực kỳ hại cho trẻ nhỏ và thai phụ.
  • Vì thế, khi sơ chế thịt ếch, bạn nên rửa bằng rượu và gừng. Có thể rửa thịt ếch bằng giấm và muối nhưng hiệu quả khử trùng không cao bằng rượu gừng.
  • Xương sống của ếch có chứa chất gây tê, nên bỏ. Da cũng nên bỏ vì chứa rất nhiều sán, bằng không thì bạn phải rửa thật sạch. Loại bỏ gân chỉ và mạch máu trên chân ếch vì chứa khá nhiều giun sán.
  • Vì ếch chứa nhiều natri (muối) nên khi nấu ăn mẹ có thể không cần cho thêm muối.

Cách nấu cháo ếch Singapore cho mẹ

cách nấu cháo ếch singapore

Nguyên liệu

  • 3 con ếch đã sơ chế sạch sẽ, nên chọn ếch đồng thịt sẽ săn chắc, nhiều nạc và thơm ngon hơn ếch nuôi
  • Nửa củ hành tây, vài cọng hành lá, vài trái ớt, 5-6 củ hành tím
  • 100g gạo tẻ (tăng lượng gạo nếu muốn ăn cháo nhiều hơn)
  • Nửa thìa súp dầu mè
  • 2 thìa súp dầu hào
  • 6 thìa súp nước tương
  • 1 thìa súp bột bắp hoặc bột năng
  • Nửa thìa súp bột ngọt, nửa thìa súp hạt nêm, nửa thìa súp tiêu, nửa thìa súp đường

Cách nấu cháo ếch Singapore 

  • Thịt ếch mỗi con cắt làm đôi, ướp với hạt nêm, đường, bột ngọt, tiêu và 2 thìa cà phê nước tương. Ướp trong nửa tiếng.
  • Chế nước vào ngâm cho gạo nở mềm, sau đó đem vo sạch, để ráo.
  • Cho gạo vào cối xay, xay nát một chút thì nấu cháo sẽ nở nhanh hơn là để nguyên hạt. Chỉ xay nát một chút, không xay nhuyễn như bột.
  • Bắc nồi lên bếp, cho vào 1,5 lít nước, đun sôi. Sau đó cho gạo xay vào, nấu trên lửa vừa, khuấy cháo đều để tránh bị khét, cháo sánh lại là được.
  • Hành tím thái lát mỏng, hành tây thái lựu nhỏ, hành lá một phần thái nhuyễn cho vào cháo, một phần thái khúc cho vào ếch.
  • Pha nước sốt: Lấy nửa bát nước lọc, cho đường, hạt nêm, tiêu, bột ngọt còn lại vào. Cho hết dầu hào và nước tương vào. Cho phân nửa hành tím và phân nửa hành tây vào. Khuấy đều.
  • Cho ít nước lọc vào bột bắp, khuấy đều.
  • Bắc nồi đất lên bếp, cho vào một ít dầu ăn đun nóng, phi thơm hành tím. Cho hành tây và ớt nguyên trái vào xào đều. Cho ếch vào xào săn lại.
Xào săn thịt ếch
Xào săn thịt ếch
  • Sau đó đổ bát nước sốt vào. Đun liu riu cho thịt ếch chín mềm, nước cạn còn sền sệt.
  • Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị, cho bột bắp vào đảo đều. Cho dầu mè vào. Rắc hành lá thái khúc vào nồi, tắt bếp.

Múc cháo trắng vào nồi đất, rắc hành băm nhuyễn lên. Vậy là bạn đã có món cháo ếch Singapore ăn ngay khi còn bốc khói. Thịt ếch hơi mặn, ăn cháo trắng rất hợp.

Cách nấu cháo ếch Singapore cho bé

Cách nấu cháo ếch Singapore cho bé
Cách nấu cháo ếch Singapore cho bé

Nguyên liệu

  • 15g đùi ếch (tương đương 4 cái đùi), sơ chế sạch sẽ, bỏ da
  • 1 củ cà rốt
  • 2 khúc ngô ngọt
  • 2 bắp ngô bao tử
ngô và ếch
Trong thành phần có ngô ngọt và ngô bao tử
  • 1/3 bát gạo
  • 3 thìa cà phê nước tương
  • 1 thìa bột năng
  • 1 tép tỏi, 1 tép hành tím, 1 cọng hành lá, 1 củ gừng nhỏ
  • 1/2 thìa cà phê bột tỏi, 1/2 thìa cà phê bột hành (mua trong siêu thị)

Cách nấu cháo ếch Singapore 

  • Bạn vo sạch gạo, cho vào nồi, thêm nước nhiều ít tùy vào khả năng ăn đặc, loãng của bé.
  • Bật bếp, cắt 2 khúc ngô ngọt vào ninh với cháo trong 20 phút.
ngô mỹ
Cắt 2 khúc ngô ngọt vào nấu với cháo
  • Ngô bao tử thái nhỏ hoặc băm nhỏ.
  • Đập dập hành tím, tỏi và gừng. Đem băm nhỏ.
  • Hành lá băm nhỏ.
  • Lọc thịt từ đùi ếch. Thái hoặc băm nhỏ thịt ếch tùy theo khả năng ăn thô của bé.
  • Ướp thịt ếch với 1 chút bột tỏi, 1 xíu bột hành, 1 xíu gừng và 1 thìa tương, 1 ít dầu ăn rồi trộn đều.
  • Làm nước sốt: Lấy 1 bát nước lọc nhỏ, hòa một chút bột tỏi và bột hành, gừng và 2 thìa tương.
  • Cháo đã ninh được 20 phút, bạn vớt ngô ngọt ra, cho tiếp ngô bao tử vào ninh thêm 7 phút nữa. Tắt bếp.
  • Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, cho hành tím và tỏi băm vào phi thơm. Cho thịt ếch vào xào săn trong 4 phút, đổ bát nước sốt vào đun cho đến khi nước sốt còn sền sệt. Gắp bỏ gừng trong ếch ra.
  • Lấy một ít nước lọc đổ vào bột năng, hòa đều. Cho bột năng vào nồi ếch, đun sôi thì tắt bếp.
  • Bạn múc cháo ra bát, nếu bé ăn được hành lá thì rắc vào. Múc thịt ếch vào ăn cùng với cháo.

Vào mùa mưa, đặc biệt là đầu mùa, ếch ra đồng ruộng mương nước rất nhiều và dạn dĩ. Người dân quê có thể xách bao đi soi bắt ếch. Ếch đồng mập mạp, thịt thơm và mát nên trẻ con cũng thích ăn. Vì thế mùa mưa mẹ chịu khó về các vùng quê gần thành phố, ra chợ mua ếch về nấu cháo cho con nhé. 1 tuần chỉ cần cho bé ăn 2 bữa ếch là đủ chất dinh dưỡng. Trẻ lớn hơn có thể ăn ếch xào lăn, chiên giòn vô cùng hấp dẫn. Hy vọng cách nấu cháo ếch Singapore cho mẹ và bé sẽ giúp bạn đổi vị. Chúc cả nhà được bữa ngon với thịt ếch đồng ruộng.

Xuân Thảo

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

6 cách nấu cháo sò huyết cho bé ăn dặm bổ dưỡng

Sò huyết là một trong những loại hải sản có nhiều chất dinh dưỡng được các chuyên gia khuyến khích bổ sung vào thực đơn hàng ngày; đặc biệt là để chế biến các loại cháo ăn dặm sò huyết cho bé ăn dặm.

1. Sò huyết có thành phần dinh dưỡng gì?

Với hàm lượng dưỡng chất cao như đạm, sắt, magie, kẽm, omega-3, vitamin B12, axit folic; sò huyết được đánh giá là thực phẩm cần thiết cho sự sản sinh hồng cầu và giúp trẻ phát triển toàn diện.

Ngoài ra, sò huyết là một trong những thực phẩm giàu retinol, đáp ứng đủ nhu cầu vitamin A cho bé. Vitamin A giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch; điều tiết các phản ứng miễn dịch trong cơ thể; tránh được các bệnh nhiễm khuẩn và giúp bé có đôi mắt sáng.

2. Bé mấy tháng tuổi ăn được sò huyết?

Tốt nhất, mẹ chỉ nên cho con ăn sò khi bé đã hơn 1 tuổi. Theo các chuyên gia, không nên cho trẻ ăn sò sớm quá vì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện. Thậm chí, trẻ ăn sò nấu chưa kỹ còn dễ có nguy cơ bị ngộ độc.

Bên cạnh đó, mẹ còn phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi chế biến sò cho con. Bởi sò sống trong bùn và nước nên mang nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng.

Mẹ cũng cần nhớ nên chọn mua sò có nguồn gốc rõ ràng, tươi sống và nấu chín kỹ để con ăn tránh bị ngộ độc, nhiễm trùng tiêu hóa, dị ứng…

3. Cách chọn và sơ chế sò huyết không bị sạn

Để nấu được món cháo sò huyết cho bé không thể không kể tới khâu lựa chọn thực phẩm. Đối với các loại hải sản nói chung và sò huyết nói riêng; mẹ nên chọn những con sò đảm bảo tiêu chí sau:

  • Vẫn còn tươi, sống để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, dị ứng.
  • Sò còn mở miệng hoặc ruột nhổ ra bên ngoài; khi mẹ chạm vào sò ngậm kín miệng.
  • Có kích thước trung bình, không nên chọn những con có kích thước quá lớn. Bởi khi chế biến, những con có kích thước lớn sẽ rất dễ bị dai và độ ngọt cũng bị giảm đi.

Để làm sạch sò huyết, mẹ nên ngâm với nước muối ớt pha loãng. Sau chừng 1 giờ sò sẽ nhả chất bẩn. Mẹ loại bỏ những con có mùi hôi vì là sò đã chết. Nếu mẹ dùng nước luộc sò; mẹ nhớ sử dụng bàn chải để cọ sạch lớp vỏ bên ngoài của sò trước khi luộc.

Cách chọn và sơ chế sò huyết
Cách chọn và sơ chế sò huyết

4. Nên nấu cháo sò huyết cho bé với rau gì?

Khi nấu cháo, mẹ có thể kết hợp sò huyết với các loại rau cải như: bó xôi, cải ngọt, cải xanh hoặc rau thơm như hành lá, rau mùi. Bên cạnh đó, với cách nấu cháo sò huyết cho bé cùng khoai môn cũng là món hấp dẫn trẻ nhỏ lẫn người lớn.

Dưới đây là một số cách cháo sò huyết cho bé dễ nấu để mẹ có thể thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé.

5. Cách nấu cháo sò huyết cho bé đổi vị ngon và bổ dưỡng

Mẹ hãy chế biến sò huyết nấu cháo cho bé theo những gợi ý dưới đây để làm đa dạng thực đơn của con.

5.1 Cách nấu cháo sò huyết cho bé cơ bản

Nguyên liệu:

  • 20g gạo tẻ.
  • 50g thịt sò huyết (tương đương 300g sò).
  • Dầu mè; hành lá, hành khô, gừng thái sợi.
  • Gia vị: nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu.

Cách nấu cháo sò huyết cơ bản cho bé:

  • Bước 1: Sò huyết ngâm nước cho nhả bùn đất rồi rửa sạch vỏ ngoài. Cho sò huyết vào nồi luộc nhanh cho mở miệng.
  • Bước 2: Sau đó tách vỏ, lấy thịt bên trong. Phần thịt sò huyết đem ướp với xíu nước mắm, hành tím.
  • Bước 3: Cho gạo vào nấu cháo với một nhúm gừng thái sợi. Khi cháo chín tới thì cho phần sò huyết đã ướp vào.
  • Bước 4: Khuấy đều cho sò chín tới thì nêm nếm lại và tắt bếp. Múc cháo ra bát, cho thêm xíu dầu mè nếu thích. Cho bé ăn khi cháo còn nóng.
Cách nấu cháo sò huyết cho bé cơ bản
Cách nấu cháo sò huyết cho bé cơ bản

5.2 Cách nấu cháo sò huyết cho bé với khoai môn

Nguyên liệu:

  • 20g gạo tẻ.
  • 150g khoai môn.
  • 50g thịt sò huyết (tương đương 300g sò).
  • Hành lá, hành khô. Gia vị: nước mắm, hạt nêm.

Cách nấu cháo sò huyết khoai môn cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Sò huyết ngâm cho nhả bùn đất rồi rửa sạch vỏ ngoài. Cho sò huyết vào nồi luộc nhanh cho mở miệng. Sau đó tách vỏ, lấy thịt bên trong. Phần thịt sò huyết đem ướp với xíu nước mắm, hành tím.
  • Bước 2: Khoai môn gọt sạch vỏ, rửa nước rồi ngâm với nước muối khoảng 15 phút để khoai không bị đen. Thái khoanh hoặc hạt lựu tùy thích.
  • Bước 3: Cho gạo và khoai môn vào nước luộc sò, thêm lượng nước đủ để nấu cháo. Khi cháo chín tới thì cho phần sò huyết đã ướp vào, khuấy đều cho sò chín tới thì nêm nếm lại và tắt bếp.
  • Bước 4: Múc cháo ra bát rồi cho thêm chút hành lá vào. Cho bé ăn khi còn nóng.
Cách nấu cháo sò huyết cho bé với khoai môn
Cách nấu cháo sò huyết cho bé với khoai môn

5.3 Cách nấu cháo sò huyết nấm rơm cho bé

Nguyên liệu:

  • 20g gạo tẻ.
  • 50g thịt sò huyết (tương đương 300g sò).
  • 100g nấm rơm.
  • Hành lá, hành khô.
  • Gia vị: Dầu ăn, dầu mè nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu.

Cách nấu cháo sò huyết nấm rơm cho bé:

  • Bước 1: Gạo vo sạch, nấu chung với nước thành cháo.
  • Bước 2: Sò huyết chần qua nước sôi, tách vỏ lấy thịt. Nấm rơm cắt bỏ chân, ngâm với xíu nước muối rồi rửa sạch. Sau khi làm sạch, cắt nhỏ sò huyết, nấm rơm, ướp với xíu hạt nêm, dầu ăn.
  • Bước 3: Cháo chín, mẹ cho sò huyết và nấm rơm vào, nêm nếm lại rồi tắt bếp. Tiếp đó mẹ có thể cho thêm phần hành ngò cắt nhỏ vào cháo, thêm xíu dầu mè cho dậy mùi.
  • Bước 4: Múc cháo ra bát, cho bé ăn khi cháo còn ấm.
Cách nấu cháo sò huyết nấm rơm cho bé
Cách nấu cháo sò huyết nấm rơm cho bé

5.4 Cách nấu cháo sò huyết thập cẩm cho bé

Nguyên liệu:

  • 20g gạo tẻ.
  • 20g gạo nếp.
  • 100g thịt sò huyết.
  • 150g thịt bò.
  • 5 con tôm sú.
  • 100g nấm rơm.
  • Hành lá, hành khô.
  • Gia vị: Dầu ăn, nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu.

Cách nấu cháo sò huyết thập cẩm cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Sò huyết ngâm cho nhả bùn đất rồi rửa sạch vỏ ngoài. Tôm rửa sạch, bóc vỏ, rút chỉ đen ở lưng. Thịt bò băm nhỏ. Đem thịt bò và tôm ướp với xíu dầu ăn, bột nêm, hành tím. Nấm rơm cắt bỏ chân, ngâm với xíu nước muối rồi rửa sạch.
  • Bước 2: Cho sò huyết cho vào nồi luộc nhanh cho mở miệng. Sau đó, tách vỏ, lấy thịt bên trong.
  • Bước 3: Cho xíu dầu ăn vào chảo, phi thơm hành tím rồi lần lượt cho tôm, sò huyết, nấm rơm vào xào nhanh. Tránh xào lâu vì sẽ khiến sò huyết bị teo và mất ngon.
  • Bước 4: Cho gạo vào nước luộc sò, thêm lượng nước đủ để nấu cháo. Khi cháo chín tới thì cho hỗn hợp sò huyết, tôm, nấm và thịt bò đã ướp sẵn vào. Nêm nếm lại và tắt bếp. Không nấu thịt bò trong cháo quá lâu vì như thế sẽ khiến thịt bò bị dai, cứng.
  • Bước 5: Múc cháo ra bát rồi cho thêm chút hành lá và rau thơm vào. Nếu bé nhỏ có thể xay nhuyễn cho bé dễ ăn. Cho bé ăn khi cháo còn ấm.
Cách nấu cháo sò huyết thập cẩm cho bé
Cách nấu cháo sò huyết thập cẩm cho bé

5.5 Cháo sò huyết và rau củ

Nguyên liệu:

  • 60g thịt sò huyết.
  • 15g gạo.
  • 30g nấm rơm.
  • 50g rau củ tùy thích.
  • Hành tím và hành lá Gia vị ăn dặm cho bé

Cách nấu cháo sò huyết và rau củ cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Rửa sạch và băm nhỏ thịt sò, ướp khoảng 30′ cùng với nước mắm và hành tím băm nhuyễn. Sau đó đem xào xơ, để tăng độ thơm và vị ngọt cháo sò huyết cho bé, tránh xào quá lâu làm teo thịt.
  • Bước 2: Rau củ và nấm rơm ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn (đối với các loại củ cần gọt vỏ trước khi ngâm), sau đó rửa lại với nước 2 lần. Đem luộc chín và băm nhỏ sau khi nguội.
  • Bước 3: Gạo nấu trong 1 lít nước với lửa riu riu, đến khi chín nhừ thì cho sò huyết, rau củ và nấm rơm vào nấu tiếp 5 phút nữa. Sau đó, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng là có thể tắt bếp.

[key-takeaways title=”Tham khảo một số công thức nấu cháo cho bé:”]

[/key-takeaways]

5.6 Cháo sò huyết với tôm, thịt bò

Nguyên liệu:

Cách nấu cháo sò huyết với tôm và thịt bò cho bé:

  • Bước 1: Sò huyết ngâm nước cho nhả sạch bùn đất, sau đó chà sạch vỏ ngoài. Rồi đem luộc sò đến khi há miệng thì vớt ra lấy phần thịt sò để riêng. Giữ lại nước luộc để nấu cháo.
  • Bước 2: Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn rồi cho vào tô ướp với gừng, tỏi băm và một ít hạt nêm khoảng 10′.
  • Bước 3: Tôm rửa sạch, luộc chín rồi lột vỏ. Lấy phần thịt tôm ướp với một ít hạt nêm và tỏi băm khoảng 15′ để tôm thấm đẫm gia vị. Sau đó, xào trên chảo với một ít dầu cho thịt tôm săn lại thì tắt bếp.
  • Bước 4: Phi thơm tỏi. Sau đó cho gạo vào đảo khoảng 5 phút thì tắt bếp.
  • Bước 5: Cho gạo và nước luộc sò với muối, dầu ăn và gừng băm nhuyễn. Thêm lượng nước vừa đủ và nấu cháo đến khi hạt gạo nở to và chín mềm.
  • Bước 6: Khi cháo đã chín, cho tiếp sò huyết, thịt bò và tôm đã chế biến vào nồi nấu thêm 5′. Sau đó nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng là có thể tắt bếp.

Nấu với tôm và thịt bò

6. Một số lưu ý khi cho trẻ ăn cháo sò huyết

Mặc dù có nhiều công dụng chữa bệnh, tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng ăn được sò huyết. Mẹ đang mang thai, sau khi sinh hoặc trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa còn non yếu thì không nên ăn sò huyết. Để đảm bảo, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn sò huyết khi đã được 1 tuổi.

Nên lựa sò huyết còn sống, tươi để tránh nhiễm khuẩn cho bé. Chế biến cháo sò huyết cho trẻ nên nấu chín kỹ để loại bỏ được các loại vi khuẩn. Không được cho bé ăn sò sống, tái.

Trẻ nhỏ chưa nhai được, mẹ nên xay cháo sò huyết nhỏ cho trẻ dễ ăn, không nên cho trẻ quá nhỏ ăn cả con sò huyết vì dễ dẫn đến mắc cổ, dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hy vọng các cách nấu cháo sò huyết cho bé mà MarryBaby hướng dẫn sẽ giúp ích được cho mẹ. Chúc bé hay ăn chóng lớn nhé mẹ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Cách nấu cháo cóc trị còi xương cho bé: Mẹ cần cẩn thận kẻo ngộ độc

thịt cóc
Cách nấu cháo cóc cho bé

Còi xương, chậm lớn, hay suy dinh dưỡng là nỗi lo của nhiều bà mẹ. Tuy nhiên, mẹ có thể cải thiện tình trạng này của bé với món cháo cóc ngon, bổ dưỡng.

Mặc dù thịt cóc chế biến hơi phức tạp hơn so với các loại thực phẩm khác nhưng lại có giá trị dinh dưỡng rất cao.

Giá trị dinh dưỡng của thịt cóc và lưu ý khi chế biến

 

Thịt cóc có lượng đạm cao hơn thịt bò, thịt lợn. Thịt cóc cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho người già, người ốm dậy và đặc biệt là hỗ trợ điều trị trẻ em suy dinh dưỡng, chán ăn, chậm lớn, còi xương, cam tích, lở ngứa…

Tuy nhiên, độc tố ở một số bộ phận cơ thể chúng như nhựa cóc, gan và trứng cóc có thể gây ngộ độc cấp tính, tỷ lệ tử vong rất cao nên để đảm bảo, mẹ chỉ nên ăn phần đùi cóc. Phần bộ phận này nhiều thịt, không tiếp xúc với nội tạng cóc nên khó có khả năng bị nhiễm độc tố.

Mua cóc nên chọn những con cóc lớn, có màu đen (cóc trong vườn), hay màu vàng (cóc ở ruộng), da lưng sần sùi, có nhiều mụn, chân mập… Khi làm, mẹ chặt lấy hai cái đùi và lột bỏ da. Nhớ chỉ lấy đùi thôi mẹ nhé. Đem phần thịt này rửa nhiều lần với nước lạnh cho thật sạch, để ráo.

Sau đây là một số món cháo cóc phổ biến, dễ nấu để mẹ bổ sung vào thực đơn cho trẻ.

Các cách nấu cháo cóc cho bé

1. Cách nấu cháo cóc cơ bản cho bé

Cách nấu cháo cóc cho bé
Cách nấu cháo cóc cơ bản cho bé

Nguyên liệu

  • 20g thịt đùi cóc
  • 50g gạo tẻ
  • 20g gạo nếp
  • Gia vị, hành ngò

Cách nấu cháo cóc cơ bản

  • Phần đùi cóc đã sơ chế bằm nhỏ rồi ướp với hành, tiêu, nước mắm.
  • Rang gạo tẻ và nếp trên chảo nóng với lửa nhỏ, không để gạo bị biến màu. Rồi mang gạo, nếp đi nấu cháo. Tới khi cháo chín thì cho thêm phần thịt cóc bằm đã ướp gia vị vào cháo. Nêm nếm lại gia vị, đợi sôi lại thì tắt bếp.
  • Cho cháo ra bát, thêm xíu hành ngò rồi cho bé ăn khi cháo còn ấm.

2. Cách nấu cháo cóc đậu xanh cho bé

cách nấu cháo cóc đậu xanh cho bé
Cách nấu cháo cóc đậu xanh cho bé

Nguyên liệu

  • 20g thịt đùi cóc
  • 50g gạo tẻ
  • 20g đậu xanh cà vỏ
  • Gia vị, hành ngò

Cách nấu cháo cóc đậu xanh cho bé

  • Thịt đùi cóc sau khi sơ chế sạch thì đem bằm nhuyễn. Ướp nước mắm, hành tím, tiêu. Bắc chảo lên bếp, phi mỡ, tỏi, hành tím cho thơm, cho thịt cóc vào xào chín.
    Gạo, đậu xanh cho vào nồi nước nấu cháo. Lửa sôi thì hạ liu riu, nấu cho đến khi gạo và đậu nhừ.
  • Tiếp đến, cho phần thịt cóc đã xào chín vào. Chờ nồi cháo sôi lại, nêm thêm gia vị cho vừa khẩu vị của bé rồi tắt bếp.
  • Cháo cóc ăn nóng mới ngon. Múc cháo ra bát (chén), rắc thêm ít tiêu xay, hành ngò băm nhuyễn là đã có một món ăn ngon bổ cho bé.

3. Cách nấu cháo cóc bí đỏ, phô mai cho bé

cách nấu cháo cóc cho bé
Cách nấu cháo cóc bí đỏ, phô mai cho bé

Nguyên liệu

  • 20g thịt đùi cóc
  • 50g gạo tẻ
  • 100g bí đỏ
  • Một miếng phô mai Con bò cười
  • Gia vị, hành ngò

Cách nấu cháo cóc bí đỏ, phô mai

  • Thịt đùi cóc sau khi sơ chế sạch thì đem bằm nhuyễn (cả xương), ướp nước mắm, hành tím, tiêu. Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn; cho tỏi, hành tím vào phi cho thơm. Sau đó cho thịt cóc vào xào chín.
  • Cho gạo, bí đỏ cho vào nồi nước nấu cháo. Lửa sôi thì hạ liu riu, nấu cho đến khi gạo và bí chín mềm. Đánh cho phần bí đỏ tơi nhuyễn ra với cháo. Tiếp đến cho phần thịt cóc vào nấu chín. Nêm nếm gia vị vừa ăn thì tắt bếp.
  • Múc lượng cháo vừa đủ cho con ăn 1 bữa ra bát, cho phô mai vào khi cháo còn nóng, đảo đều. Cho con ăn khi cháo còn nóng ấm.

Lưu ý khi nấu cháo cóc cho bé

cách nấu cháo cóc cho bé
Cách nấu cháo cóc cho bé
  • Ở gan, trứng, da, mủ (dịch tiết màu trắng đục từ các tuyến dưới da và mang tai, còn gọi là nọc cóc), mắt và hạch thần kinh (dọc hai sống lưng) của con cóc chứa rất nhiều bufotoxin – một chất cực độc, có thể gây chết người trong thời gian rất ngắn nên cần thận trọng khi chế biến thịt cóc.
  • Bạn cần chú ý độc tố trong thịt cóc không bị nhiệt phân hủy. Cho nên, một khi độc tố của cóc, trong quá trình chế biến không an toàn, bị dính sang thịt cóc, độc tố sẽ không mất đi cho dù thịt cóc đã được nấu sôi hầm rục. Vậy nên, tốt nhất chỉ nên ăn phần thịt đùi cóc.
[inline_article id=253756]
  • Cần mua thịt cóc tươi do người có kinh nghiệm chế biến. Không nên mua thịt cóc hoặc bột cóc được chế biến từ những người bán cóc dạo, từ những cơ sở chưa có chứng nhận của Bộ Y tế, của cấp cơ quan có thẩm quyền…
  • Hiếm khi xảy ra trường hợp ngộ độc do đụng chạm, sờ mó phải cóc. Nhưng khi chất nhầy bài tiết của chúng dính vào một số vùng nhạy cảm như mắt, miệng… có thể gây ra hiện tượng rát bỏng, sưng phồng. Nguy hiểm nhất là khi độc chất này được hấp thụ qua đường tiêu hóa (ăn phải) thì mới gây ra các triệu chứng ngộ độc mang tính hệ thống.
  • Triệu chứng ngộ độc thường xảy ra sau khi ăn khoảng 1 giờ hoặc có thể sớm hơn (15–30 phút) nếu nạn nhân là trẻ nhỏ, suy dinh dưỡng hoặc là người lớn có uống rượu, bia. Triệu chứng bắt đầu bằng cảm giác chóng mặt, quay cuồng, đau như bị châm chích ở đầu ngón tay, ngón chân; kế đến là ói mửa dữ dội kéo dài, tiêu chảy, đau bụng, giảm huyết áp. Tiếp sau đó, các triệu chứng giống như bệnh suy tim có thể xuất hiện như loạn nhịp tim… và cuối cùng tử vong có thể xảy ra trong vòng vài giờ.

Xử trí đầu tiên của cha mẹ nếu trẻ bị ngộ độc thịt cóc:

  • Khi chất nhầy bài tiết của cóc lỡ dính vào tay, mắt, miệng…, mẹ nên nhanh chóng rửa vùng tiếp xúc ngay lập tức nhiều lần bằng nước sạch.
  • Trong trường hợp ngộ độc qua đường tiêu hóa (ăn phải), nên kích thích cho trẻ ói mửa ra thực phẩm. Tiếp đó phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

TRÍ NGUYỄN

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi tăng cân và bổ dưỡng

Trẻ biếng ăn luôn là nỗi bận tâm và hoang mang của nhiều mẹ bỉm. Đặc biệt với các bé 10 tháng tuổi, việc biếng ăn lâu ngày sẽ có nguy cơ thiếu hụt nhiều vi chất dinh dưỡng như đạm; vitamin; sắt;… ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Trước khi lên thực đơn cho bé 10 tháng tuổi ăn dặm; mẹ cần nắm được nhu cầu dinh dưỡng cũng như biết được nguyên nhân vì sao con biếng ăn.

1. Nguyên tắc chọn thực phẩm cho bữa ăn của trẻ 10 tháng

Theo CDC Hoa Kỳ, vào thời điểm bé được 10 tháng tuổi; mẹ đã có thể bổ sung nhiều thực phẩm đa dạng hơn vào thực đơn cho bé 10 tháng tuổi. Các nhóm thực phẩm bao gồm: ngũ cốc dành cho trẻ em; các loại thịt, cá, trứng sữa; trái cây, rau, ngũ cốc, sữa chua và phô mai.

Đây cũng là giai đoạn bé đang mọc răng; để thúc đẩy sự phát triển răng và hàm; cha mẹ có thể áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Theo đó, các loại thực phẩm trong thực đơn cho bé 10 tháng sẽ được cắt thành những thanh dài; bé sẽ phải tự tay bốc, nhai cho nhuyễn rồi nuốt.

Thực đơn cho bé 10 tháng tuổi cũng cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất:

  • Nhóm chất đạm: gồm lòng đỏ trứng, cua, thịt, tôm, cá…
  • Nhóm chất bột đường: gồm lúa mì, gạo, các loại đậu, yến mạch,….
  • Nhóm chất béo lành mạnh: gồm dầu thực vật (ví dụ như ô liu, cải dầu, hướng dương, đậu nành và ngô); các loại hạt và cá.
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: Gồm các loại rau củ, trái cây; đặc biệt là những nhóm trái cây họ quýt và nhóm rau có là màu xanh đậm.

Theo khuyến cáo của UNICEF, bé cần ăn dặm từ 3-4 bữa/ngày kèm 1 bữa ăn phụ và duy trì bú sữa mẹ khoảng 700ml/ngày; đối với bé không bú sữa mẹ thì cần ăn từ 4-5 bữa/ngày kèm 2 bữa ăn phụ.

1.1. Những loại thực phẩm tốt cho trẻ 10 tháng tuổi

Mẹ nên bổ sung những thực phẩm sau vào thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi giúp bé khỏe mạnh và tăng cân:

  • Lòng đỏ trứng.
  • Thịt, gia cầm và cá đã được nấu chín kỹ.
  • Thực phẩm giàu tinh bột (bánh mì và mì ống).
  • Ngũ cốc tăng cường chất sắt ăn khô hoặc trộn với sữa công thức hoặc sữa mẹ.
  • Trái cây mềm, chín như chuối, lê, đào và quả mọng đã được cắt thành miếng nhỏ.
  • Rau nấu chín bao gồm cà rốt, đậu Hà Lan, đậu xanh, rau bina (và các loại rau lá xanh khác); bí và khoai tây đã được nghiền hoặc cắt thành miếng nhỏ.

1.2. Những loại thực phẩm không nên lựa chọn cho trẻ

Về nguyên tắc chung, mẹ nên tránh thực phẩm có khả năng gây dị ứng; không phù hợp với độ tuổi của bé cũng như không phải là thực phẩm lành mạnh. Theo đó, cha mẹ nên tránh thực phẩm sau trong thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi :

  • Món ăn chứa nhiều đường như nước ngọt, bánh, kẹo.
  • Nhóm thực phẩm có thể khiến bé bị dị ứng như đậu nành, mật ong, các loại hải sản, sữa bò, socola.
  • Thực phẩm khiến bé dễ nghẹn như trái cây để nguyên miếng, khó nhai, miếng to, các loại hạt chưa được nghiền nhuyễn.

2. Thực đơn ăn dặm cho trẻ 10 tháng tuổi tăng cân vù vù

Việc bổ sung các món cháo vào thực đơn cho bé 10 tháng tuổi biếng ăn không chỉ giúp bé dễ dàng hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn kích thích vị giác giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cân nhanh chóng. Mẹ hãy tham khảo ngay nhé!

2.1 Cháo lươn cà rốt

Cháo lươn nấu với cà rốt rất bổ dưỡng và thơm ngon sẽ giúp bé ăn ngon miệng ngay.

Nguyên liệu:

  • 20g lươn.
  • 20g gạo tẻ.
  • 1/2 củ cà rốt.
  • Củ nén, hành lá.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Lươn rửa sạch rồi hấp chín, gỡ xương lấy thịt rồi đem xào chung với nén cho thơm
  • Bước 2: Cà rốt rửa sạch, thái nhỏ theo độ ăn thô của bé rồi đem nấu chung với gạo tẻ
  • Bước 3: Khi cháo cà rốt gần chín thì mẹ cho lươn vào đảo đều. Cháo lươn chín múc ra tô, thêm ít hành lá cho bé thường thức.
Ăn dặm từ cà rốt
Cháo lươn cà rốt trong thực đơn cho bé 10 tháng tuổi

2.2 Cháo thịt bò, bông cải xanh và phô mai

Thịt bò giàu sắt và protein rất cần thiết cho bé yêu. Bông cải xanh giàu vitamin và chất xơ sẽ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Phô mai sẽ cung cấp thêm canxi và giúp món cháo có mùi vị thơm ngon.

Nguyên liệu:

  • 30g thịt bò.
  • 20g gạo tẻ.
  • 20g bông cải xanh.
  • 1 cục nhỏ phô mai con bò cười.

Cách chế biến cho thực đơn cho bé 10 tháng tuổi:

  • Bước 1: Bông cải xanh rửa sạch rồi thái nhỏ; thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn
  • Bước 2: Cháo gần chín thì cho thịt bò và bông cải xanh vào nấu cho mềm.
  • Bước 3: Sau đó, mẹ cho phô mai vào đánh tan rồi múc cháo ra tô để nguội.

Mẹ xem thêm: Cách chế biến thịt bò mềm cho bé ăn dặm

Cháo thịt bò, bông cải xanh
Cháo thịt bò, bông cải xanh bổ sung cho thực đơn ăn dặm của bé 10 tháng tuổi

2.3 Cháo tôm rong biển

Món cháo lạ miệng này sẽ bổ sung một lượng canxi đáng kể trong thực đơn cho bé 10 tháng tuổi ăn dặm.

Nguyên liệu:

  • 20g gạo tẻ.
  • 30g tôm tươi bóc vỏ.
  • 2 lá rong biển ăn liền (không gia vị) + hành khô

Cách chế biến cho thực đơn ăn dặm bé 10 tháng tuổi:

  • Bước 1: Tôm bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn rồi xào với hành cho thơm
  • Bước 2: Cháo nấu gần chín rồi cho tôm vào nấu chung.
  • Bước 3: Cháo chín rồi rắc lá rong biển đã cắt nhỏ lên trên, múc ra tô để nguội.
Cháo tôm rong biển cho bé 10 tháng tuổi
Cháo tôm rong biển cho thực đơn ăn dặm bé 10 tháng tuổi

2.4 Cháo thịt gà bí đỏ

Nấu cháo thịt gà kết hợp với bí đỏ trong thực đơn của bé 10 tháng tuổi sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thụ dưỡng chất.

Nguyên liệu:

  • 20g gạo tẻ.
  • 30g thịt gà.
  • 1 miếng nhỏ bí đỏ + Hành lá

Cách chế biến cho thực đơn ăn dặm bé 10 tháng tuổi:

  • Bước 1: Thịt gà rửa sạch, bỏ xương rồi băm nhuyễn.
  • Bước 2: Bí đỏ rửa sạch, thái từng miếng nhỏ.
  • Bước 3: Cháo gần chín thì cho thịt gà và bí đỏ vào nấu cho mềm, khi múc ra tô thì mẹ thêm ít hành lá lên nhé.

nấu cháo tôm cho bé với bí đỏ

2.5 Cháo thịt bò khoai tây

Nguyên liệu:

Cách chế biến cho thực đơn ăn dặm bé 10 tháng tuổi:

  • Bước 1: Thịt bò đem rửa sạch, để ráo rồi băm nhuyễn.
  • Bước 2: Gọt vỏ bí đỏ, khoai tây, rửa sạch, cắt miếng, đem hấp rồi tán nhuyễn.
  • Bước 3: Vo gạo nấu cháo. Khi cháo chín thì cho những nguyên liệu còn lại vào khuấy đều.
  • Bước 4: Nêm thêm chút gia vị ăn dặm cho bé; đun với lửa nhỏ khoảng 5 phút nữa là có thể tắt bếp.

Mẹ xem thêm: Cháo gà cho bé ăn dặm nấu với rau gì?

Cháo thịt bò khoai tây cho bé 10 tháng tuổi
Cháo thịt bò khoai tây cho thực đơn ăn dặm của bé 10 tháng tuổi

2.6 Cháo thịt gà với hạt sen

Nguyên liệu:

  • 10g gạo tẻ.
  • 10g gạo nếp.
  • 20g cà rốt Đà Lạt.
  • 30g thịt ức gà nạc.
  • Dầu ăn và gia vị ăn dặm cho bé.

Cách chế biến cho thực đơn ăn dặm bé 10 tháng tuổi:

  • Bước 1: Hạt sen ngâm nước khoảng 30 phút rồi đem rửa sạch, tách tâm.
  • Bước 2: Gạo tẻ, gạo nếp vo sạch, nấu cháo cùng với hạt sen đã ngâm.
  • Bước 3: Trong lúc đợi cháo chín thì mang thịt gà rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
  • Bước 4: Bắc nồi lên bếp, thêm chút dầu ăn, phi thơm hành tím và xào thịt gà.
  • Bước 5: Cà rốt gọt vỏ, thái mỏng, hấp chín rồi đem nghiền mịn.
  • Bước 6: Đợi khi cháo chín thì thêm cà rốt và thịt gà vào tạo thành hỗn hợp đặc sệt.
  • Bước 7: Nêm nêm gia vị ăn dặm đến khi vừa ăn rồi cho bé dùng.
Cháo thịt gà hạt sen
Cháo thịt gà hạt sen trong thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi

2.7 Cháo thịt heo với rau ngót cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 20g gạo tẻ.
  • 20g rau ngót.
  • 30g thịt lợn nạc.
  • Gia vị cho bé, dầu ăn.

Cách chế biến cho thực đơn ăn dặm bé 10 tháng tuổi:

  • Bước 1: Mẹ rửa sạch thịt heo, để ráo rồi đem xay nhuyễn. Sau đó bắc chảo lên bếp, phi thơm hành rồi cho thịt heo vào đảo đều.
  • Bước 2: Rau ngót tuốt lá, rửa sạch, sau đó cho vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng với chút nước. Để cháo mịn, mẹ có thể dùng rây để lọc rau ngót.
  • Bước 3: Hòa tan bột gạo với 300ml nước. Bắc nồi lên bếp đun đến khi chín thì cho rau ngót và thịt heo vào khuấy đều.
  • Bước 4: Cuối cùng, khi cháo ấm ấm; mẹ cho xíu dầu óc chó vào là có thể cho bé ăn.

2.8 Cháo yến mạch kết hợp bí đỏ, cá hồi

Nguyên liệu:

  • 20g phi lê cá hồi
  • 30g yến mạch.
  • 10g bí đỏ.
  • Gừng, hành lá, rau ngò, dầu oliu

Cách chế biến cho thực đơn ăn dặm bé 10 tháng tuổi:

  • Bước 1: Sử dụng rượu trắng và gừng để khử mùi tanh của cá hồi. Thái cá hồi thành lát mỏng và băm nhuyễn.
  • Bước 2: Rửa sạch và ngâm yến mạch trong nước khoảng 10 phút. Bí đỏ gọt vỏ, bỏ lõi, rửa sạch rồi cắt miếng sau đó đem hấp chín.
  • Bước 3: Xào sơ cá hồi với hành khô phi thơm đến khi thịt săn lại là được. Nấu chín yến mạch với lượng nước vừa đủ trong vòng 2 phút.
  • Bước 4: Khi yến mạch chín mềm, cho phần bí đỏ tán mịn với cá hồi vào, khuấy đều. Mẹ nêm thêm chút gia vị để bé dễ ăn hơn.
  • Bước 5: Cho cháo yến mạch ra tô, mẹ thêm một thìa dầu oliu là bé có thể thưởng thức món ăn.
cháo bí đỏ cá hồi trong thực đơn bé 10 tháng
Cháo bí đỏ cá hồi trong thực đơn bé 10 tháng tuổi ăn dặm

2.9 Cháo cá hồi với bí đỏ phô mai cho bé

Nguyên liệu:

  • 30g phi lê cá hồi.
  • 20g gạo tẻ.
  • 10g bí đỏ.
  • 1 cục nhỏ phô mai.
  • Hành khô, hành lá, gia vị ăn dặm.

Cách chế biến cho thực đơn ăn dặm bé 10 tháng tuổi:

  • Bước 1: Để khử mùi tanh của cá hồi, mẹ tiến hành chần với nước sôi có thả vài lát gừng.
  • Bước 2: Bí đỏ gọi vỏ, thái miếng, sau đó đem hấp rồi nghiền nhuyễn.
  • Bước 3: Xé nhỏ cá, đem sao khô thành ruốc đến khi bông lên là được. Nêm thêm chút muối và nước mấm.
  • Bước 4: Vo gạo nấu cháo, khi chín mềm thì cho bí đỏ và một miếng phô mai vào.
  • Bước 5: Cho cháo ra bát tô, rắc ruốc cá hồi lên là bé có thể thưởng thức.
Cháo bí đỏ phô mai cho bé 10 tháng tuổi
Cháo bí đỏ phô mai cho thực đơn ăn dặm bé 10 tháng tuổi

2.10 Cháo óc heo với đậu Hà Lan

Nguyên liệu:

Cách chế biến cho thực đơn ăn dặm bé 10 tháng tuổi:

  • Bước 1: Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút.
  • Bước 2: Nấu sôi gạo với nước và đậu Hà Lan đã ngâm bóc vỏ.
  • Bước 3: Óc heo bỏ màng, các gân máu, tán nhuyễn với vài muỗng nước cho vào cháo đã chín.
  • Bước 4: Để sôi lại từ 2 – 3 phút. Nêm ít nước mắm nhưng nên nêm nhạt hơn khẩu vị của mẹ. Thêm hành ngò nếu thích. Cho cháo ra chén và thêm dầu ăn khuấy đều.

2.11 Cháo trứng và khoai lang

Nguyên liệu:

  • 1 củ khoai lang.
  • ½ lòng đỏ trứng gà.
  • Sữa công thức.
  • Cháo trắng rây nhuyễn.

Cách chế biến cho thực đơn ăn dặm bé 10 tháng tuổi:

  • Bước 1: Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, hấp chín, nghiền nhuyễn.
  • Bước 2: Trộn khoai lang với một chút sữa công thức hoặc nước lọc.
  • Bước 3: Cho khoai lang vào cháo quấy đều. Cho thêm 1/2 lòng đỏ trứng, đun thêm 1 – 2 phút.
  • Bước 4: Múc ra bát cho bé ăn, đảm bảo tình trạng táo bón của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể.

Trứng gà và khoai lang cho bé

2.12 Cháo lươn với cà rốt

Nguyên liệu:

Cách chế biến cho thực đơn ăn dặm bé 10 tháng tuổi:

  • Bước 1: Cà rốt cắt nho hấp chín rây nhuyễn
  • Bước 2: Lươn làm sạch hấp chín lọc bỏ xương. Bằm nhỏ, phi hành thơm cùng dầu oliu. Sau đó cho lươn vào xào cho săn lại
  • Bước 3: Cháo nấu chín nhuyễn. Cho lươn và cà rốt và nước dashi vào. Đun sôi lại.

2.13 Cháo sườn trứng gà

Nguyên liệu:

  • 20g gạo tẻ.
  • 1 lòng đỏ trứng gà.
  • 3-4 miếng sườn non heo.
  • 1 muỗng cà phê dầu ăn.
  • 250ml nước: 250ml.

Cách chế biến cho thực đơn ăn dặm bé 10 tháng tuổi:

  • Bước 1: Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút.
  • Bước 2: Cho gạo tẻ và sườn heo vào nước nấu sôi thành cháo.
  • Bước 3: Lấy 1 lòng đỏ hột gà đánh tan, chế từ từ vào cháo. Múc cháo ra chén, để nguội, thêm dầu ăn vào khuấy đều.

3. Phương pháp và nguyên tắc cho trẻ 10 tháng ăn dặm khoa học

Bên cạnh việc thay đổi thực đơn thường xuyên nhằm kích thích vị giác và tận dụng được các dưỡng chất có lợi khác thì để nấu cháo cho bé 10 tháng tuổi thật ngon, mẹ đừng bỏ qua những bí quyết sau:

  • Luôn chọn nguyên liệu tươi ngon, giàu dinh dưỡng.
  • Cho thêm ít dầu ăn dành cho trẻ vào món cháo để cung cấp thêm chất béo, giúp trẻ ăn ngon miệng.
  • Trẻ 10 tháng tuổi đã bắt đầu tập ăn thức ăn thô; vì vậy không nên nấu cháo và thức ăn quá nát sẽ khiến trẻ không tập nhai được.
  • Cân bằng dưỡng chất trong món cháo; không nên lạm dụng quá nhiều chất đạm trong cháo. Vì như thế khiến các chất dinh dưỡng không phát huy được tác dụng mà hương vị món cháo cũng mất đi sự hấp dẫn.

Việc lên thực đơn cho bé 10 tháng tuổi hợp lý là điều rất quan trọng giúp trẻ tìm được niềm vui trong ăn uống. Chúc mẹ và bé có những giờ ăn ngon miệng và nhiều niềm vui!