Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tình trạng nghẹt mũi khiến cho thai phụ cảm thấy khó thở và khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho mẹ bầu đặt ra câu hỏi bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không? Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về chứng nghẹt mũi khi mang thai nhé.

Nghẹt mũi khi mang thai là tình trạng gì? 

Nghẹt mũi khi mang thai do viêm mũi thai kỳ (pregnancy rhinitis) thường có triệu chứng tương tự như bị cảm lạnh. Hầu hết các trường hợp nghẹt mũi khi mang thai thường do mạch máu sưng lên dẫn đến mũi tiết chất nhầy nhiều quá mức. Tình trạng nghẹt mũi xuất hiện với khoảng 30% thai phụ (1) (2)

Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố như tăng nồng độ estrogen và lưu lượng máu tăng cao trong thai kỳ cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm mũi thai kỳ. Mặc dù tình trạng này không phải là một vấn đề nghiêm trọng trong thai kỳ nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. 

>> Bạn có thể xem thêm: 5 cách khắc phục giúp bà bầu bị viêm mũi dị ứng giải tỏa nỗi lo

Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi và cả bản thân nếu tình trạng kéo dài

Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không hay bầu 3 tháng đầu, giữa và cuối bị nghẹt mũi có sao không là điều khiến nhiều người lo lắng. Dù tình trạng nghẹt mũi không phải là vấn đề nguy hiểm nhưng có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi từ mức độ nhẹ đến trung bình.

Bởi vì, khi bạn bị nghẹt mũi trong thai kỳ sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ vào ban đêm do khó thở. Điều này lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc thai nhi trao đổi oxy trong quá trình phát triển của thai kỳ (3). Ngoài ra, nghẹt mũi khi mang thai cũng có thể dẫn đến tình trạng bị viêm xoang mãn tính hoặc nhiễm trùng tai đối với thai phụ (4).

Liên quan đến vấn đề mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi; bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề ảnh hưởng của việc mẹ bầu bị sổ mũi đối với thai nhi trong suốt quá trình mang thai.

Dấu hiệu viêm mũi khi mang thai

Sau khi bạn đã biết, mẹ bầu bị nghẹt mũi có gây ảnh hưởng đến thai nhi, bạn cần nhận biết rõ hơn các dấu hiệu viêm mũi khi mang thai phổ biến dưới đây (5):

  • Ngứa họng và mũi
  • Ho và hắt hơi liên tục
  • Nghẹt mũi, ngứa hoặc chảy nước mũi
  • Mắt bị ngứa, sưng hoặc chảy nước mắt
  • Có cảm giác ngột ngạt trong xoang và đau đầu liên quan đến xoang

Khi bạn nhận thấy các dấu hiệu trên kéo dài trong thời gian 1-2 tuần thì cần đi khám bệnh để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị dứt điểm.

>> Bạn có thể xem thêm: Hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu: Rủi ro cho bé và cách ‘đánh bay’ tình trạng này!

Vì sao mẹ bầu bị nghẹt mũi khi mang thai?

Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh gây ảnh hưởng đến thai nhi do bị cảm lạnh và kèm sốt cao
Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh gây ảnh hưởng đến thai nhi do bị cảm lạnh và kèm sốt cao

Một số thai phụ bị nghẹt mũi có thể do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ và không gây ra nguy hiểm cho sức khỏe. Nhưng đôi khi, bạn có thể bị nghẹt mũi do các nguyên nhân sau:

  • Cảm lạnh hoặc nhiễm trùng: Khi bị cảm lạnh, bạn sẽ có kèm các dấu hiệu liên quan đến ho, hắt hơi, đau đầu nhẹ, đau họng hoặc sốt.
  • Viêm xoang: Các triệu chứng của viêm xoang khi mang thai bao gồm sốt, nhức đầu, chảy nước mũi màu vàng hoặc xanh, đau xoang hoặc chóng mặt (tình trạng trở nên nặng hơn khi bạn cúi mặt xuống), mất cảm giác khứu giác hoặc đau hàm răng trên (6).
  • Dị ứng: Bạn có thể bị nghẹt mũi kèm theo chảy nước nước mũi, hắt hơi và ngứa mắt, họng, mũi hoặc tai. Dị ứng khi mang thai là tình trạng không thể phòng ngừa trước được vì giai đoạn này bạn có thể trở nên nhạy cảm hơn với các chất gây dị ứng hoặc các chất kích thích khác mà trước đây bạn chưa bao giờ gặp phải (7).

[key-takeaways title=””]

Thực tế, chúng ta sẽ khó có thể biết được nguyên nhân thực sự gây nghẹt mũi khi mang thai vì có nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, bạn phải đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu viêm mũi ở trên kéo dài hơn 1-2 tuần.

[/key-takeaways]

Ngoài vấn đề mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi; bạn có thể tìm hiểu thêm vấn đề có thể gây ảnh hưởng với thai nhi khi mẹ bầu giật mình.

Các mẹo tại nhà giúp giảm bớt nghẹt mũi khi mang thai

Các mẹo tại nhà giúp giảm bớt nghẹt mũi khi mang thai

Để giúp bạn tránh tình trạng mẹ bầu bị nghẹt mũi có gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn hãy thử các cách trị nghẹt mũi cho bà bầu dưới đây. Tuy nhiên, trước khi thử bất kỳ mẹo nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến và tư vấn từ bác sĩ trước nhé.

  • Xì nước mũi
  • Uống trà gừng
  • Uống nước đầy đủ
  • Giữ ấm đôi bàn chân
  • Sử dụng máy lọc không khí
  • Kê đầu cao hơn khi ngủ
  • Thoa một ít dầu gió vào mũi
  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
  • Tập thể dục nhẹ nhàng hoặc đi bộ
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng
  • Tránh sử dụng các chất kích thích

>> Bạn có thể xem thêm: Dùng thuốc utrogestan 200mg có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bầu nên biết để tránh hại cả mẹ lẫn con

Như vậy, bạn đã biết mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi. Để tránh gây hại cho sự phát triển thai nhi, bạn nên đi khám sức khỏe nếu tình trạng này kéo dài hơn một tuần và áp dụng các cách trị nghẹt mũi cho bà bầu sau khi được bác sĩ tư vấn nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Tổng hợp 12 cách trị nghẹt mũi cho bà bầu hiệu quả mà không ảnh hưởng thai nhi

Trong thai kỳ, dùng thuốc để trị bệnh có thể tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Vậy khi bị viêm mũi, sổ mũi, ngạt mũi, bầu phải áp dụng biện pháp nào để bệnh nhanh khỏi?

Trước khi tham khảo cách trị nghẹt mũi cho bà bầu, mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân gây triệu chứng này.

Nguyên nhân gây viêm thũi thai kỳ

Khoảng 30% mẹ bầu bị nghẹt mũi trong thời gian mang thai, hầu hết đều không phải do dị ứng hoặc bệnh nhiễm trùng. Tình trạng này được gọi là viêm mũi thai kỳ. Thông thường, bệnh khởi phát ở tháng thứ 2 và trở nặng hơn vào những tháng cuối.

Nguyên nhân chính gây chứng viêm mũi ở bà bầu là do lượng estrogen tăng cao trong thời gian mang thai, làm màng mũi sưng và đóng dịch nhầy. Hơn nữa, lượng máu tăng lên cũng làm sưng phù các mạch máu nhỏ, dẫn đến tình trạng đường thở bị thu hẹp.

Mẹ bầu nên chú ý phân biệt viêm mũi thai kỳ với các bệnh khác như dị ứng, cảm cúm, viêm họng, bệnh truyền nhiễm hay viêm xoang.

[key-takeaways title=””]

Viêm mũi thai kỳ chỉ gây mỗi triệu chứng nghẹt mũi, trong khi các bệnh khác thường đi kèm ho, đau họng, đau đầu, sốt, ngứa tai, ngứa mắt.

[/key-takeaways]

Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu tại nhà

Một số cách trị nghẹt mũi cho bà bầu tại nhà dưới đây có thể hỗ trợ đường thở của mẹ thông thoáng hơn.

1. Uống nhiều nước

cách trị nghẹt mũi cho bà bầu
Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu: Uống nhiều nước

Lượng nước nạp vào cơ thể giúp làm lỏng dịch đặc ở mũi. Mẹ bầu nên uống nước ấm, hoặc nước ấm pha với chanh và mật ong.

2. Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu: Súc miệng nước muối

Thường xuyên súc miệng nước muối giúp ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi từ viêm mũi tấn công sang họng. Hơn nữa, khi súc miệng, một phần nước muối trở ngược lên mũi, giúp mũi sạch hơn.

3. Rửa mũi bằng nước muối

Dịch nhầy đọng nhiều ở mũi là nguyên nhân chính gây ngạt mũi và khó thở. Vì vậy, mẹ bầu có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi 2-3 lần/ngày, đây là một trong những cách trị nghẹt mũi cho bà bầu hiệu quả.

4. Tránh ăn cay hỗ trợ chữa ngạt mũi cho bà bầu

Gia vị cay như tiêu, ớt, mù tạt sẽ kích thích nước mũi tiết ra nhiều hơn. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế đồ cay nếu không muốn tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn cay có tốt không? Mẹ bầu thèm cay nên xem ngay!

5. Kê cao gối khi nằm để dễ ngủ hơn

Thói quen này giúp mẹ bầu dễ thở hơn khi ngủ và nghỉ ngơi. Ngoài ra, mẹ cũng nên tìm hiểu thêm tư thế ngủ tốt cho bà bầu trong suốt thai kỳ để có giấc ngủ ngon.

6. Dùng máy phun sương tạo độ ẩm

Mẹ bầu dùng máy phun sương tạo độ ẩm, nhất là lúc ngủ, hỗ trợ giảm bớt cảm giác khó chịu do tình trạng viêm mũi gây ra.

Đây cũng là cách trị nghẹt mũi cho bà bầu khá hiệu quả mà ngày càng nhiều mẹ áp dụng.

7. Duy trì luyện tập, vận động

cách trị nghẹt mũi cho bà bầu tại nhà
Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu tại nhà bằng bài tập yoga

Duy trì tập luyện và vận động cũng giúp làm dịu cơn ngạt mũi. Tuy nhiên, mẹ nên tránh tập luyện ngoài trời bởi không khí ô nhiễm rất dễ khiến đường hô hấp bị kích ứng.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tập thể dục cho mẹ bầu: 7 bài tập yoga cho thai kỳ luôn khỏe mạnh

8. Tránh khói bụi hỗ trợ chữa ngạt mũi cho bà bầu

Bên cạnh nghiêm túc thực hiện cách trị nghẹt mũi cho bà bầu, mẹ cũng nên nên tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc, mùi sơn, mùi nước hoa hay rượu.

8. Cách chữa cảm cúm ngạt mũi cho bà bầu bằng xông hơi

Đây là cách trị nghẹt mũi cho bà bầu tuy mang tính tạm thời, nhưng lại đem đến sự dễ chịu nhẹ nhàng. Làm ẩm chiếc khăn với nước nóng, sau đó đắp lên mặt và hít thở.

Có nên dùng thuốc trị nghẹt mũi cho bà bầu?

Dùng thuốc sai cách có thể đem đến những hiểm họa khôn lường đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu mang thai, khi chưa nhận được chỉ định từ phía bác sĩ.

[inline_article id=69958]

Nếu tình trạng ngạt mũi không đỡ hơn, bạn nên đi thăm khám để bác sĩ kê toa thuốc phù hợp và an toàn. Bên cạnh đó, còn một số lưu ý khác khi dùng thuốc bà bầu cần lưu ý:

-Tránh lạm dụng thuốc xịt mũi, vì nó có thể làm tăng tình trạng viêm mũi và triệu chứng ngạt mũi khó chịu.

-Thuốc dạng xịt thường chứa corticoid, chất khi nạp vào cơ thể có thể gây hại cho thai nhi, nhưng chỉ có hại khi bạn sử dụng dưới dạng uống.

cách chữa ngạt mũi cho bà bầu

Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu theo mẹo dân gian

1. Chữa ngạt mũi cho bà bầu bằng tỏi

Người xưa thường chữa ngạt mũi bằng tỏi chứa nhiều thành phần kháng sinh như Allincin, giúp chống lại các virus gây bệnh.

Có thể chữa ngạt mũi cho bà bầu bằng tỏi qua các cách dưới đây:

Chế biến tỏi trong các món ăn hàng ngày: Bạn có thể sử dụng tỏi trong các món sào như rau muống sào tỏi, rau cải sào tỏi, bí ngô sào tỏi,… Bên cạnh đó bạn có thể ăn trực tiếp tỏi nếu không thấy khó chịu với mùi nồng của nó.

Xông mũi bằng tỏi: Bạn xay nát củ tỏi, sau đó cho hết phần tỏi say nát vào mảnh vải mỏng. Xông mũi bằng cách đưa tỏi lên hít sâu vào nhiều lần. Làm theo cách này nhiều lần trong 1 tuần bạn sẽ thấy được hiệu quả bất ngờ.

Kết hợp tỏi với gừng tươi: Tỏi và gừng rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào lọ ngâm với giấm, bịt kín, sau chừng 30 ngày thì dùng được, pha chế với nước chấm hoặc mỗi ngày uống 10ml sau bữa ăn.

Nhỏ mũi bằng nước tỏi: Bóc vỏ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi dùng nước sôi để nguội pha loãng gấp 10 lần, nhỏ mũi mỗi ngày từ 3 – 5 lần. Hoặc dùng nửa tép tỏi, giã nhuyễn trong chén đã rửa sạch rồi cho 10 ml nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) vào chén, khuấy nhẹ, bỏ bã, gạn lấy phần nước trong, dùng để nhỏ mũi 2 – 3 lần trong ngày.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu ăn tỏi được không? Đọc ngay kẻo hối hận mẹ nhé!

2. Dùng rau kinh giời, lá tía tô

Hai loại lá này hỗ trợ cực tốt trong việc chữa cảm cúm nhờ vị cay, tính ấm. Cách thực hiện rất đơn giản: Cho một nắm kinh giới, một nắm tía tô sắc lấy nước uống. Sau khi uống, mẹ bầu nên ăn thêm cháo và giữ ấm cho cơ thể.

3. Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu theo dân gian bằng hành

Với tính sát khuẩn mạnh, hành là vị thuốc giúp trị cảm hiệu quả và cũng là nguyên liệu chống động thai. Mẹ bầu có thể nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn nóng và giữ ấm cơ thể. Ngoài cháo, mẹ có thể cho hành vào trứng gà kèm kinh giới, tía tô để chiên hoặc hấp.

Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu tại nhà thực hiện khá đơn giản. Mẹ hãy thử áp dụng một trong những cách trên để đánh giá mức hiệu quả cho mỗi phương pháp nhé.