Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh đường hô hấp

Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh – Áp dụng ngay, vừa đơn giản lại hiệu quả

Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh mẹ biết chưa? Ở trẻ sơ sinh, những năm tháng đầu đời con rất dễ mắc phải những bệnh liên quan đến đường hô hấp. Lúc này, việc vệ sinh mũi sẽ giúp cho con cảm thấy thoải mái hơn, hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng.

Ngay sau đây, hãy cùng MarryBaby tìm hiểu chi tiết về 6 cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả nhất! Bên cạnh đó, cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh cũng là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm.

Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không?

Trẻ sơ sinh thường dễ xuất hiện một số biểu hiện như khó thở, hơi thở khò khè do có chất nhầy. Lúc này, việc vệ sinh mũi cho con là cần thiết và nên làm.

Mức độ rửa mũi phù hợp nhất là khoảng từ 2-5 lần/ngày. Cha mẹ tuyệt đối không được lạm dụng vì điều này có thể khiến mũi bé mất đi độ ẩm, bị khô hơn, đau rát.

 cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh rất dễ gặp phải các vấn đề về hô hấp

Nhiều cha mẹ băn khoăn việc vệ sinh mũi cho con ngay khi đang đi tắm có được không? Điều này là hoàn toàn có nhé. Tuy nhiên, dù là áp dụng cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh nào nào thì đều phải chú ý sự an toàn, nhẹ nhàng, tránh việc gây tổn thương cho vùng da đó.

Những cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Những cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh cần đảm bảo tính hiệu quả, an toàn đối với bé cũng như dễ dàng để cha mẹ có thể áp dụng tại nhà.

1. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh

Có thể nói rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Nước muỗi chứa 0,9% natri clorid giúp làm sạch và hỗ trợ loại bỏ cách chất nhầy, bụi bẩn ứ đọng trong mũi một cách an toàn nhất.

Cách thực hiện, cha mẹ chỉ cần đặt con bé nằm xuống, đầu hơi nghiêng một chút. Tiếp tục nhỏ từ 2 đến 3 giọt nước muối sinh lý mỗi bên cánh mũi, dùng tay bóp nhẹ để giúp bé đẩy nước muối cũng như dịch nhầy ra ngoài. Sau đó, dùng khăn lau hết phần còn sót lại.

cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi cho bé

2. Rửa mũi bằng phương pháp xông hơi

Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh này dựa trên hơi nước nóng. Lúc này, hơi nước nóng sẽ len lỏi vào bên trong mũi của bé giúp làm mềm và làm loãng các gỉ mũi, dung dịch loãng, nhầy,… sau đó đẩy ra ngoài một cách dễ dàng.

Đầu tiên, hãy bật vòi nước nóng trong phòng tắm khoảng 5 phút chờ cho hơi nước lan tỏa khắp phòng. Tiếp theo, cha mẹ hãy ngồi cùng bé tầm khoảng 10 phút trong đó, chờ cho dịch nhầy, gỉ mũi mềm và chảy ra. Cuối cùng, dùng khăn sạch lau sạch, kết hợp tay bóp nhẹ nhàng đẩy dịch nhầy ra dễ hơn.

3. Dùng ống bơm với nước muối sinh lý/dung dịch vệ sinh đường mũi

Ống bơm hút mũi là dụng cụ nhỏ gọn, dễ sử dụng được thiết kế chuyên cho việc giúp loại bỏ dịch nhầy bên trong mũi của bé. Mẹ có thể áp dụng cách vệ sinh mũi bằng dụng cụ này nếu dịch nhầy đã quá nhiều và không thể chỉ dùng khăn giấy để loại bỏ.

Cách thực hiện khá nhanh gọn và đơn giản. Đầu tiên, cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết bao gồm ống bơm hút mũi cao su, nước muối sinh lý hoặc dung dịch chuyên vệ sinh đường mũi và khăn mềm.

Trước tiên, mẹ cần đặt bé ở tư thế phù hợp để việc hút mũi được dễ dàng nhất. Nên đặt trẻ sơ sinh nằm nghiêng, lót thêm khăn ở cổ và đầu để tạo sự chênh lệch độ cao, trán viện dịch, nhầy mũi bị chảy ngược vào trong.

cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Ống hút mũi cho bé an toàn

Tiếp theo, nhỏ từ 2-5 giọt dung dịch vào mỗi bên cánh mũi và chờ khoảng 1 phút cho chất nhầy được làm mềm. Có thể kết hợp bóp nhẹ khoảng 5 giây để làm mềm nhanh hơn.

Sau khi chờ xong, mẹ bóp không khí ra khỏi ống bơm và giữ chặt, đặt vào lỗ mũi của bé, lưu ý không nên đặt quá sâu. Bắt đầu thả ống bơm để hút chất nhầy ra. Cuối cùng, dùng khăn mềm lau sạch cho bé cũng như vệ sinh ống bơm sạch sẽ. 

4. Dùng bóng hút mũi với nước muối sinh lý/dung dịch vệ sinh đường mũi

Sản phẩm bóng hút mũi cho bé được khá nhiều cha mẹ sử dụng bởi cảm thấy sản phẩm này ít gây xâm lấn, mang lại hiệu quả cao và dễ dàng sử dụng hơn so với ống bơm.

Đối với cách thực hiện khá tương tự với ống bơm. Mẹ đặt bé nằm ngửa ra, có thể cần có thêm một giữ bé tránh bị nghiêng người. 

Tiến hành nhỏ vào một lên mũi của bé từ 3-4 giọt nước muối hoặc dung dịch chuyên vệ sinh đường mũi, chờ 1 phút để làm mềm cách chất nhầy. Khi đủ thời gian, mẹ sẽ bóp xẹp phần bóng hút bằng ngón cái, đưa đầu vòi vào mũi bé một cách thật nhẹ nhàng tới khi đã bịt kín mũi. 

Bắt đầu buông nhẹ ngón tay cái để hút không khí vào trong bóng, đồng thời sẽ kéo theo cả chất nhầy trong mũi bé. Khi đã xong, cần lấy phần vòi hút ra nhẹ nhàng, dùng khăn giấy lau sạch phần nhầy mũi bị dính bên ngoài.

5. Rửa mũi cho bé bằng cách hút đờm dãi ở miệng và họng

Đây là phương pháp được thực hiện bởi các nhân viên y tế, bác sĩ trong một số trường hợp như đặc biệt. Bác sĩ sẽ đổ nước muối rửa mũi vào ly, sau đó sử dụng một ống có kết nối với thiết bị hút hút để hút dung dịch vào ống và dùng công tắc để giữ nước lại. Tiếp đến, từ từ luồn ống này vào 1 bên mũi khi nó chạm vào phần sau của cổ họng.

Bác sĩ sẽ bật công tắc để nước trong ống chảy ra làm loãng đờm dãi, sau đó hút đờm dãi này vào ống. Cuối cùng, rút phần ống ra ngoài. Có thể tiến hành nhiều lần như vậy cho tới khi bé dễ thở hơn.

Bên cạnh vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh, nhiều cha mẹ cũng thắc mắc cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh như thế nào. Trên thực tế, cha mẹ không cần lấy ráy tai cho bé thường xuyên vì nó vốn còn khả năng bảo vệ cơ thể, chỉ nên thực hiện khi nó đã bị tích tụ quá nhiều. Lưu ý: Sử dụng khăn bông mềm xoắn nhẹ vàng trong, ráy tai sẽ theo đường xoắn ra ngoài.

Trên đây là một số cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả mà MarryBaby gửi đến cha mẹ, hy vọng có thể hỗ trợ, giúp đỡ cha mẹ trong việc xử lý khi bé bệnh hô hấp và chăm sóc con yêu mỗi ngày.