Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Tác dụng phụ của cấy que tránh thai và cách phòng tránh

Mặc dù, phương pháp tránh thai này được đa số các chị em phụ nữ sau sinh lựa chọn, nhưng trong quá trình cấy ghép có thể không tránh khỏi các tác dụng phụ của cấy que tránh thai. 

Que cấy tránh thai là gì? Hoạt động như thế nào?

Que cấy tránh thai có chứa hormone progesterone. Khi cấy que vào bắp cánh tay, que cấy tránh thai sẽ giải phóng hormone progesterone gây ức chế rụng trứng, làm mỏng nội mạc tử cung, làm cho dịch nhầy cổ tử cung đặc lại và ngăn chặn sự xâm nhập của tinh trùng.

Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bác sĩ sẽ gây tê mặt trong cánh tay trái hoặc phải (tùy theo tay không thuận của bạn). Sau đó, bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ chuyên biệt để luồn que cấy dưới da một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng giống như cảm giác đưa một cây tăm vào dưới da của bạn. 

>> Bạn có thể xem thêm: Cho con bú vô kinh biện pháp tránh thai tạm thời sau khi sinh

Tác dụng phụ của cấy que tránh thai thường gặp

Khi bạn cấy que tránh thai, bạn có thể gặp phải một trong những tác dụng phụ của cấy que tránh thai dưới đây. 

Có vết sẹo nhỏ nơi cấy que là một trong những tác dụng phụ của cấy que tránh thai
Có vết sẹo nhỏ nơi cấy que là một trong những tác dụng phụ của cấy que tránh thai

1. Bầm tím hoặc đau cánh tay cấy que

Một trong những tác dụng phụ của cấy que tránh thai dễ nhận biết nhất chính là nơi cấy que bị bầm tím hoặc đau nhức. Bạn cũng có thể xuất hiện cảm giác ngứa ở chỗ cấy que trong vài ngày nhưng không nên gãi hoặc chà xát vùng da ở vị trí đó quá mạnh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy một vết sẹo nhỏ sau khi thực hiện thủ thuật cấy que tránh thai. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu lạ nào ở vị trí này thì nên đi khám sức khỏe ngay nhé. 

2. Rối loạn kinh nguyệt

Nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt cũng có thể là một trong những tác dụng phụ của cấy que tránh thai sau khi sinh. Sau khi cấy que, hầu như các chị em phụ nữ sẽ nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt ít hơn trước hoặc bị tắc kinh.

Thậm chí, chu kỳ kinh nguyệt của bạn ảnh hưởng có thể dẫn đến các vấn đề sau:

Những thay đổi này có thể ổn định sau một vài tháng. Tuy nhiên, nếu bạn bị rong kinh nhiều hoặc có các dấu hiệu bất thường thì nên đi khám sức khỏe ngay nhé.

Ngoài tìm hiểu những tác dụng phụ của cấy que tránh thai; bạn có thể tìm hiểu thêm về việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp khi cho bú.

3. Có thai ngoài ý muốn

Bạn có thể có thai ngoài ý muốn khi cấy que tránh thai
Bạn có thể có thai ngoài ý muốn khi cấy que tránh thai

Chị em phụ nữ sử dụng que tránh thai trong một năm cũng có thể có thai nhưng chiếm tỉ lệ rất thấp. Đây cũng chính là một trong những tác dụng phụ của cấy que tránh thai bạn có thể gặp phải. 

Tuy nhiên, trường hợp có thai khi đang cấy que tránh thai dễ dẫn đến nguy cơ cao mang thai ngoài tử cung. Tốt nhất, trong thời gian chờ que cấy phát huy công dụng (thường là 7 ngày), bạn nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác để không có thai ngoài ý muốn.

4. Một số tác dụng phụ khác của cấy que tránh thai

Ngoài những tác dụng phụ của cấy que tránh thai kể trên; bạn cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác dưới đây:

  • Đau ngực
  • Nhức đầu
  • Tăng cân
  • Chóng mặt
  • Kháng insulin nhẹ
  • Buồn nôn hoặc đau bụng
  • Đau nhức hoặc khô âm đạo
  • Thay đổi tâm trạng và trầm cảm
  • Đau ở vùng lưng hoặc vùng bụng
  • Nguy cơ cao bị u nang buồng trứng
  • Có thể tương tác với các thuốc điều trị các bệnh khác 
  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại?

Khi cho con bú cấy que tránh thai có an toàn không?

Sau khi tìm hiểu những tác dụng phụ của cấy que tránh thai; có thể bạn vẫn còn thắc mắc cấy que tránh thai có an toàn không. Đây là một biện pháp tránh thai được cho là an toàn đối với phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Như bạn đã biết, khi cấy que cấy tránh thai, cơ thể sẽ được giải phóng thêm hormone progesterone. Tuy nhiên, hormone này không gây ảnh hưởng đến quá trình cơ thể mẹ sản xuất sữa và an toàn cho cả em bé.

Để yên tâm hơn, trước khi sử dụng que cấy tránh thai, bạn hãy xin sự tư vấn của bác sĩ nhé.

Làm thế nào để giảm gặp tác dụng phụ khi cấy que?

Để giảm tác dụng phụ khi cấy que bạn nên có một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
Để giảm tác dụng phụ khi cấy que, bạn nên có một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

Để giảm những tác dụng phụ của việc cấy que tránh thai; bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ: Sau khi cấy que tránh thai, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách theo dõi sự phản ứng của cơ thể. Bạn nên lưu ý làm đúng theo những chỉ dẫn của bác sĩ nhé.
  • Ăn uống khoa học: Những tác dụng phụ của việc cấy que tránh thai có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Do đó, bạn nên ăn uống khoa học và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
  • Vận động thể chất: Tập thể dục thường xuyên cũng giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn và trao đổi chất tốt hơn. Do đó, bạn nên tập luyện thể dục để giúp cơ thể nhanh hồi phục sau những tác dụng phụ của việc cấy que tránh thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Hôi nách sau sinh: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Lưu ý sau khi cấy que tránh thai để an toàn cho sức khỏe

Cấy que có thể gây ra những ra tác dụng phụ. Do đó, bạn cần lưu ý những điều sau khi cấy que để an toàn cho sức khỏe

  • Xuất huyết âm đạo: Bạn có thể chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân giữa các chu kỳ hoặc sau khi quan hệ. Nếu tình trạng kéo dài, bạn cần đến gặp bác sĩ để tìm hướng xử lý. 
  • Một số đối tượng không nên cấy que tránh thai: Bạn không nên cấy que tránh thai nếu có tiền sử ung thư vú, đột quỵ, bệnh gan nặng, bệnh huyết khối.
  • Cần làm xét nghiệm để biết bản thân không mang thai: Trước khi cấy que tránh thai, bạn cần phải làm xét nghiệm để chắc chắn mình không mang thai.
  • Có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc: Cấy que tránh thai có thể làm giảm hiệu quả ngừa thai như thuốc điều trị HIV, lao, động kinh, một số thuốc kháng sinh như rifambutin hoặc rifampicin.

Những tác dụng phụ của cấy que tránh thai bao gồm cấy que tránh thai bị rong kinh, bầm tím ở vị trí cấy que, có thai ngoài ý muốn, đau đầu, khô âm đạo,… Việc gặp phải những tác dụng phụ trên là do thay đổi hormone của cơ thể trong quá trình cấy que. Nếu bạn nhận thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường hoặc tác dụng phụ kéo dài và ngày càng nghiêm trọng hơn thì nên đi khám sức khoẻ nhé.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Cấy que tránh thai bị rong kinh có nguy hiểm không và phải làm sao?

Một trong những rủi ro khiến cho nhiều chị em phụ nữ lo lắng chính là cấy que tránh thai bị rong kinh. Vậy bị rong kinh khi cấy que có nguy hiểm không và phải làm sao để khắc phục? Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu nguyên lý hoạt động của que cấy tránh thai trong phần dưới đây nhé.

Nguyên lý hoạt động của que cấy tránh thai

Que cấy tránh thai là một thanh nhựa dẻo có kích thước bằng que diêm được đặt dưới da ở mặt trong của cánh tay. Khi được cấy vào da, que cấy tránh thai sẽ giải phóng một lượng hormone progesterone thấp và ổn định từ từ vào cơ thể.

Hormone progesterone giúp ngăn ngừa mang thai bằng cách ức chế quá trình rụng trứng và làm đặc chất nhầy của cổ tử cung khiến cho tinh trùng khó tiếp cận được trứng. Ngoài ra, hormone progesterone cũng làm mỏng niêm mạc tử cung. Do đó, trứng được thụ tinh sẽ khó bám vào tử cung hơn dẫn đến không thể mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Cấy que tránh thai có đau không? Chị em nhát đau càng nên biết điều này

Vì sao cấy que tránh thai bị rong kinh?

Tình trạng cấy que tránh thai bị rong kinh do thay đổi hormone trong cơ thể chỉ là một trong những tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi thực hiện biện pháp tránh thai sau sinh này. Có khoảng 20% phụ nữ bị rong kinh khi cấy que tránh thai. 

Tuy nhiên, tình trạng này không gây hại cho sức khỏe của phụ nữ và có thể giảm dần theo thời gian khi cơ thể đã thích ứng với que tránh thai. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp thêm các tác dụng phụ dưới đây:

  • Đau vú
  • Nổi mụn
  • Tăng cân
  • Buồn nôn
  • Nhức đầu
  • U nang buồng trứng
  • Nhiễm trùng nơi cấy ghép
  • Đau hoặc bầm tím trên cánh tay nơi cấy ghép 
Vì sao cấy que tránh thai bị rong kinh? Do thay đổi hormone trong cơ thể
Vì sao cấy que tránh thai bị rong kinh? Do thay đổi hormone trong cơ thể

Cấy que tránh thai bị rong kinh bao lâu?

Thời gian cấy que tránh thai bị rong kinh hoặc xuất huyết âm đạo nhẹ, tiết dịch nâu có thể là khác nhau ở mỗi người. Có người chỉ rong kinh một vài tuần hoặc tháng đầu tiên sau khi cấy, trong khi có người lại cảm nhận tình trạng này kéo dài hơn, khoảng vài tháng cho đến 1 năm.

Bạn có thể nhận thấy cơ thể có các biểu hiện như rong kinh hoặc chu kỳ kinh không đều, hoặc chu kỳ kinh ra thất thường. Tình trạng này sẽ thuyên giảm dần cho đến khi cơ thể bạn thích ứng với que cấy tránh thai và sự thay đổi của hormone. 

[key-takeaways title=””]

Nếu tình trạng rong kinh kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn hoặc chất lượng cuộc sống, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để có được lời khuyên hoặc thay thế các biện pháp tránh thai khác.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh có kinh rồi lại mất: Nguyên nhân vì sao và cần chú ý điều gì?

Bị rong kinh sau khi cấy que tránh thai có nguy hiểm không?

Tình trạng bị rong kinh sau khi cấy que tránh thai này chỉ là tác dụng phụ ở một số người và không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy tình trạng ra máu âm đạo ồ ạt và thời gian ra máu kéo dài, không thuyên giảm theo thời gian dẫn đến các dấu hiệu bất thường của sức khỏe hoặc ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống thì cần đi khám bệnh ngay nhé.

Phải làm sao nếu bị rong kinh sau khi cấy que tránh thai?

Tình trạng cấy que bị rong kinh là bình thường nên bạn không cần quá lo lắng. Tốt nhất, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để cân bằng hormone trong cơ thể. Điều này sẽ giúp ích cho cơ thể dễ dàng thích ứng với que cấy tránh thai hơn. Ngoài ra, bạn nên liên lạc lại với bác sĩ đã cấy que cho mình để nhận được hướng dẫn theo dõi và điều trị hợp lý nhé. 

Phải làm sao nếu bị rong kinh sau khi cấy que tránh thai nữa? Bạn hãy đọc thêm các lưu ý dưới đây nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Kinh nguyệt sau sinh có màu gì? Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt sớm

Những lưu ý khi cấy que tránh thai sau sinh

Nên chọn cơ sở cấy que tránh thai uy tín và chất lượng
Nên chọn cơ sở cấy que tránh thai uy tín và chất lượng

Nếu bạn lo lắng tình trạng cấy que tránh thai bị rong kinh ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên lưu ý những điều sau khi thực hiện biện pháp tránh thai này nhé: 

  • Cần thăm khám sức khỏe trước khi cấy que: Bạn nên thực hiện khám sức khỏe để có thể biết bản thân có đang mang thai không và sức khoẻ có phù hợp với phương pháp tránh thai này không.
  • Sau khi cấy que cần duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh: Bạn nên duy trì một tinh thần thoải mái, lối sống tích cực, và xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học. Ngoài ra, bạn cũng cần kiêng rượu bia, thuốc lá, thức khuya để giảm tối đa các tác dụng phụ sau khi cấy que.
  • Tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ: Bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ sau khi cấy que. Do đó, bạn nên tuân thủ đúng với sự hướng dẫn của bác sĩ về việc theo dõi phản ứng của cơ thể để có thể xử lý kịp thời nếu có dấu hiệu nghiêm trọng nào.
  • Chọn Trung tâm Y tế uy tín: Việc cấy que tránh thai nên được thực hiện bởi đội ngũ y tế đã được huấn luyện và có kinh nghiệm để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn thực hiện cấy que ở bệnh viện, phòng khám uy tín, có máy móc hiện đại và được khử khuẩn an toàn.
  • Tránh quan hệ khi cấy que tránh thai bị rong kinh: Cấy que tránh thai bị rong kinh có quan hệ được không? Do tác dụng phụ của việc cấy que bị rong kinh; bạn nên kiêng quan hệ cho đến khi sạch kinh để an toàn cho sức khỏe sinh sản. Tốt nhất, nếu bạn muốn quan hệ trong giai đoạn này thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn nhé.
  • Hiệu quả tránh thai sẽ tuỳ vào thời điểm cấy que: Nếu bạn được cấy que tránh thai trong 5 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt thì hiệu quả tránh thai sẽ có hiệu lực cao. Còn nếu bạn được cấy que vào những ngày còn lại trong chu kỳ thì phải kiêng quan hệ trần trong 7 ngày tiếp theo để tăng hiệu quả tránh thai. Trong giai đoạn này, nếu muốn quan hệ bạn nên dùng bao cao su hoặc các biện pháp tránh thai khác.

[inline_article id=31804]

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu xong tình trạng cấy que tránh thai bị rong kinh. Đây chỉ là một trong những tác dụng phụ sau khi cấy que tránh thai và không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Do đó, bạn đừng quá lo lắng nhé!

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Cấy que tránh thai có đau không? Chị em nhát đau càng nên biết điều này

Có rất nhiều phương pháp tránh thai dành cho chị em phụ nữ, chẳng hạn như uống thuốc tránh thai hằng ngày, đặt vòng tránh thai, cấy que tránh thai. Tuy nhiên, nhiều người lựa chọn biện pháp cấy que tránh thai vì tính hiệu quả, đơn giản và không mất nhiều thời gian. Vậy, với những người nhát đau, sợ đau thì cấy que tránh thai có đau không và có phù hợp với họ? Câu trả lời có ngay sau đây.

Cấy que tránh thai là gì?

Cấy que tránh thai có đau không
Cách đặt vòng tránh thai ở tay

Trước khi tìm hiểu cấy que có đau không bạn cần biết rõ về biện pháp tránh thai này. Que cấy tránh thai là một thanh nhựa nhỏ, chứa nội tiết tố. Tác dụng của loại que này là ức chế quá trình rụng trứng, làm mỏng nội mạc tử cung và khiến cho dịch nhầy ở cổ tử cung đặc lại, qua đó ngăn chặn sự xâm nhập của tinh trùng. Que này được cấy dưới da cánh tay của chị em và đây gọi là cấy que tránh thai.

Thủ thuật cấy que tránh thai tương đối nhanh chóng và nhẹ nhàng. Cụ thể, sau khi tiến hành các xét nghiệm, nếu bạn đủ điều kiện, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê mặt trong cánh tay không thuận (thường là tay trái), sau đó dùng một dụng cụ hỗ trợ vô trùng để luồn que cấy dưới da.

Tiếp theo, bác sĩ băng bó lại vết cấy trong vòng khoảng 24 giờ và hướng dẫn chị em về cách chăm sóc cũng như những điều bất thường có thể xảy ra sau khi cấy.

Cấy que tránh thai có đau không ? Bạn có thể tưởng tượng cấy que tránh thai gần giống như dùng một que tăm để luồn dưới da. Toàn bộ quá trình cấy que tránh thai chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng vài phút.

Chị em có thể ngưng dùng biện pháp tránh thai này bất cứ khi nào mình muốn. Việc tháo bỏ sẽ được bác sĩ thực hiện bằng cách gây tê và dùng dụng cụ rút que ra ngoài một cách dễ dàng.

Ưu – nhược điểm của que cấy tránh thai

Tại sao bạn lại chọn cấy que tránh thai chứ không phải một cách ngừa thai nào khác? Hãy xem phương pháp tránh thai này có ưu – nhược điểm gì và chị em có nên lựa chọn không nhé.

1. Ưu điểm của cách đặt vòng tránh thai ở tay

Có nên cấy que tránh thai không? Bạn có thể chọn cách tránh thai này vì những ưu điểm sau:

  • Theo các bác sĩ, que cấy tránh thai có tác dụng lâu dài và hiệu quả tránh thai cao lên đến trên 99%.
  • Cấy que dưới da rất kín đáo, không ảnh hưởng tới thẩm mỹ, người ngoài khó nhận ra được.
  • Không như việc dùng thuốc phải uống hàng ngày, cấy que tránh thai chỉ cần một lần và dùng trong mấy năm nên rất tiện lợi.
  • Que cấy tránh thai thích hợp với những chị em đang cho con bú, mắc bệnh tăng huyết áp, hoặc người hút thuốc lá, bệnh tiểu đường, trên 40 tuổi. Đây là những đối tượng không được dùng thuốc vỉ tránh thai chứa thành phần estrogen.
  • Phụ nữ cấy que tránh thai không lo các biến chứng như đặt vòng tránh thai, chẳng như viêm nhiễm, có thai ngoài ý muốn và đặc biệt không ảnh hưởng đến khoái cảm khi quan hệ vợ chồng như khi dùng bao cao su.
  • Một số người sau khi cấy que giảm lượng máu kinh và tình trạng đau bụng kinh cũng ít hơn.

2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm đáng kể, cấy que tránh thai có một số nhược điểm sau:

  • Phương pháp cấy que tránh thai đắt hơn so với phương pháp đặt vòng TCU.
  • Có thể xảy ra một số tai biến khi cấy que hoặc que cấy bị cong, tuy nhiên, bạn cũng không phải lo ngại vì những tai biến này có tỷ lệ khá thấp, chỉ từ 0,2-1%.

Khi nào nên cấy que tránh thai?

Cấy que tránh thai có đau không

Những thời điểm sau được coi là thích hợp để cấy que tránh thai:

  • Trong vòng 5 ngày đầu kể từ ngày hành kinh đầu tiên của bạn (tức là trong vòng 5 ngày đầu của chu kỳ kinh).
  • Sau khi sảy thai từ 1-5 ngày (trong vòng 5 ngày đầu sau sảy thai).
  • Trong vòng 21 ngày ngay sau khi sinh con.

Bạn lưu ý rằng nếu cấy đúng những thời điểm này thì không cần dùng biện pháp tránh thai nào thêm. Tuy nhiên, nếu cấy vào thời điểm khác, khi quan hệ trong vòng 7 ngày sau cấy, bạn phải dùng bao cao su hỗ trợ.

Cấy que tránh thai có đau không?

Cấy que có đau không hay cấy que tránh thai có đau không là câu hỏi của nhiều chị em. Nhiều người nhát đau thường lo sợ điều này. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, quá trình cấy que tránh thai không gây ra đau đớn cho chị em mà chỉ có cảm giác như kim châm lúc đầu. Sau khi hết thuốc tê, cơ thể chị em chỉ gặp một vài khó chịu nhỏ như sau:

  • Cảm thấy khó chịu, vướng víu vì có một vật thể lạ ở dưới da.
  • Phần cấy que có thể hơi nhức, có một số người thấy đau vùng da đó, nhưng hiện tượng này sẽ hết trong vòng 1-2 ngày sau khi cấy.
  • Một số trường hợp vết cấy bị sưng tấy, đỏ hoặc chuyển màu xanh giống như bị tổn thương, thậm chí tay đau không làm được việc nặng. Lúc này bạn sẽ phải uống thuốc kháng sinh để giảm đau, chống viêm.

Cấy que có đau không? Theo các bác sĩ, đây đều là những hiện tượng bình thường của cơ thể, nếu đau nhức thì cũng chỉ diễn ra trong vòng 1-2 ngày. Sau thời gian đó da bạn lại trở lại bình thường, vì vậy không cần phải lo lắng.

Cấy que tránh thai có tác dụng trong bao lâu?

Tác dụng tránh thai của que cấy tránh thai mỗi loại sẽ khác nhau. Thông thường, que cấy có hiệu quả tránh thai trong vòng 3-5 năm. Trong khoảng thời gian này, bạn không cần phải dùng các biện pháp tránh thai khác như uống thuốc, đặt vòng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng sử dụng que cấy tránh thai không thể phòng ngừa được việc lây nhiễm của các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc HIV/AIDS.

Tác dụng phụ của cấy que tránh thai

cấy que có đau không

Ngoài việc chị em có thể cảm thấy khó chịu, sưng tấy hoặc đau khi cấy que tránh thai, thì tùy vào cơ địa của từng người mà que cấy có thể có một số tác dụng phụ sau:

♦ Vị trí cấy bị tấy đỏ, có mủ hoặc bị đau nhiều: Có thể do một nguyên nhân nào đó (dụng cụ hoặc do vệ sinh kém sau khi cấy), bạn đã bị viêm khu vực cấy que. Lúc này, bạn cần đi khám lại để nhận được sự tư vấn của bác sĩ.

♦ Rỉ máu âm đạo: Nhiều phụ nữ nghĩ rằng cấy que tránh thai bị rong kinh nhưng thực ra đó chỉ là hiện tượng rỉ máu âm đạo. Đó có thể là ra máu âm đạo theo kiểu nhỏ giọt trong 3-6 tháng sau khi cấy. Theo các bác sĩ thì đây là hiện tượng bình thường, vì vậy bạn không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng ra máu nhiều hơn trong một thời gian dài, thì lúc này bạn nên đi kiểm tra.

♦ Kinh nguyệt không đều: Cấy que tránh thai có ảnh hưởng gì không? Sau khi cấy, chị em có thể gặp phải tình trạng chu kỳ kinh nguyệt bị xáo trộn, tháng nhiều tháng ít hoặc có trường hợp còn bị vô kinh hoàn toàn trong thời gian cấy que. Nếu vấn đề này gây khó chịu hoặc ảnh hưởng tới cuộc sống, bạn nên tháo que cấy tránh thai vì phương pháp này không phù hợp với cơ thể bạn.

Ngoài những tác dụng phụ của cấy que tránh thai nêu trên, chị em còn có thể gặp vấn đề khác như đau vùng hạ vị, căng tức ngực, giảm ham muốn tình dục, đau đầu, tăng cân bất thường… Nhưng tỷ lệ của những rắc rối này là khá ít.

Những ai không nên cấy que tránh thai?

Có phải tất cả mọi chị em đều thích hợp cấy que tránh thai không? Sau đây là những chống chỉ định với que cấy tránh thai:

  • Người đang bị các bệnh liên quan đến nội tiết, huyết áp cao hoặc tim mạch không cấy que tránh thai để tránh nguy cơ làm tăng hàm lượng progestin nội tiết.
  • Phụ nữ mang thai hoặc nghi ngờ mang thai (nếu nghi ngờ thì trước khi cấy bạn cần làm xét nghiệm).
  • Đang phải dùng thuốc điều trị bệnh như lao, động kinh, HIV hoặc một số thuốc kháng sinh như rifampicin hoặc rifabutin cũng không nên cấy que vì những loại thuốc này làm giảm hiệu quả ngừa thai.
  • Có tiền sử đột quỵ, bệnh gan nặng, ung thư vú hoặc các bệnh huyết khối.
  • Người bị chảy máu bất thường mà không rõ nguyên nhân giữa các chu kỳ hoặc sau khi quan hệ.

[inline_article id=77167]

Tóm lại, cấy que tránh thai là phương pháp được cho là an toàn, hiệu quả, không gây đau đớn. Đến đây chắc hẳn bạn biết cấy que tránh thai có đau không rồi chứ. Nếu còn đang phân vân, bạn hãy tới gặp bác sĩ để được nghe tư vấn hợp lý nhé. Chúc bạn lựa chọn được cách tránh thai tốt nhất cho mình.

Xuân Nguyên