Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Có nên cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi đi du lịch?

1. Chuẩn bị đồ ăn cho bé

Trẻ nhỏ trong vòng 6 tháng đầu có một lợi thế là bú sữa mẹ hoàn toàn (trừ trường hợp mẹ không có đủ sữa). Do đó, việc mang theo em bé trong chuyến đi thật dễ dàng. Chỉ với một chiếc khăn choàng mềm buộc vào cổ, em bé có thể “ti” mẹ bất kỳ khi nào có nhu cầu, dù trên máy bay, ôtô, nhà hàng, trên bãi biển hay đơn giản là ghế đá dừng chân ở điểm du lịch. Nếu phải pha sữa ngoài, mẹ nhớ chuẩn bị thêm bình đựng nước nóng, bình sữa, sữa, chổi rửa bình… cho bé nhé.

Du lịch với trẻ nhỏ
Du lịch với trẻ nhỏ không phải là quyết định của một sớm một chiều. Đó là kết quả lựa chọn của cả một quá trình sống. Đi hay không là ở bạn, nhưng hãy là những ông bố, bà mẹ thông thái khi bắt đầu hành trình nắm tay bé yêu…

Với em bé đã lớn hơn 1 tuổi, thay vì chuẩn bị các đồ pha sữa, bạn chỉ cần mang theo sữa nước đóng hộp, nước hoa quả, hoa quả nghiền, bánh quy. Cầu kỳ hơn, mẹ có thể chuẩn bị cháo trong bình giữ nhiệt.

Tập cho bé thói quen ăn thô sớm và ăn uống đa dạng để dễ dàng thích nghi với các chuyến đi, bằng việc sẵn sàng thưởng thức các món ăn đường phố đơn giản như bún, mì, phở, khoai tây nghiền cũng như một số thực phẩm ăn liền như cháo, bột. Sẽ không quá khó khăn khi tìm mua đồ ăn địa phương phù hợp cho em bé cho dù chúng ta đi du lịch trong nước hay nước ngoài.

2. Đồ dùng cho bé

Khi đưa em bé ra ngoài trong thời gian một ngày, bạn nên chuẩn bị một số đồ “không thể thiếu” trong túi xách như sau: tã (3-4 chiếc), khăn bông lớn (1 cái), khăn sữa (4 cái), bình sữa (3-4 bình), hộp chia sữa (4 bữa), hai bộ quần áo dự phòng, nón, vớ (2 đôi), một chai nước lọc 300ml, một bình chứa nước nóng, một gói giấy ướt, một lọ nước muối sinh lý và ít bông tăm. Với bé đi dài ngày thì bạn có thể chuẩn bị nhiều hơn một chút về trang phục, thuốc men…

Bên cạnh đó, dù mẹ lên rừng hay xuống biển thì có những vật dụng “sống còn” cho cả mẹ và bé mà mẹ không thể không mang theo là Kem chống muỗi & kem chống nắng cho bé.
Mẹ chắc hẳn sẽ không muốn bé bị làm phiền bởi tiếng muỗi vo ve, chân tay thì đầy hoa gấm hoặc nguy cơ nhiễm bệnh Sốt xuất huyết, sốt rét sau chuyến đi phải không nào? Vậy thì một lọ kem chống muỗi an toàn sử dụng được cho bé và mẹ, lại nhỏ gọn là điều cần thiết. Mẹ cần xem rõ thành phần của kem chống muỗi để đảm bảo là sản phẩm tự nhiên, không chứa DEET (Diethytoluamide – một chất chống muỗi ảnh hưởng tới hệ thần kinh của trẻ nhỏ). Mẹ cũng cần lưu ý Kem Chống muỗi phải ghi rõ độ tuổi và có số công bố về kiểm định an toàn của Bộ Y tế nhé.

Lựa chọn kem chống muỗi Chicco
Lựa chọn kem chống muỗi Chicco – sản phẩm an toàn dành cho trẻ từ sơ sinh

Không chỉ đơn giản là giúp chống đen da, cháy nắng mà kem chống nắng còn giúp bảo vệ da bé khỏi nguy cơ ung thư da từ tác hại của tia cực tím. Mẹ nên chọn những loại kem chống nắng vừa có tác dụng chống nắng tốt vừa có dưỡng ẩm để da bé luôn khỏe mạnh khi đi du lịch, nhất là vào mùa nắng nóng nhé.

kem chống nắng Chicco
Thoa kem chống nắng Chicco là giải pháp an toàn cho bé khi đi du lịch

Nghe kể có vẻ nhiều nhưng sắp xếp khéo một chút, tất cả sẽ được xếp gọn gàng trong túi đồ. Mách nhỏ cho mẹ là để tránh lích kích, nhiều đồ thì mẹ hãy lựa chọn những sản phẩm kem chống muỗi, chống nắng dùng được cho cả mẹ và bé từ các thương hiệu nổi tiếng, an toàn như Chicco Italy.

3. Xuống biển hay lên rừng

Biển cả sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho chuyến du lịch của hai mẹ con
Biển cả sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho chuyến du lịch của hai mẹ con

Với các em bé, lựa chọn xuống biển sẽ an toàn và thư giãn hơn. Phần lớn thời gian ở biển các bé có thể tự chơi trong sự kiểm soát dễ dàng của người lớn. Điều kiện du lịch ở biển hầu như được đáp ứng đầy đủ, ngoại trừ các vùng biển hoang sơ chưa được khai thác. Khí hậu đại dương cũng an toàn và giúp các bé sớm thích nghi với môi trường sống hơn, “dạn dày sương gió” sẽ giúp bé trở nên rắn rỏi và ít ốm đau lặt vặt sau này, rất tốt cho sự phát triển phổi của bé.

Nếu không thể lựa chọn, lên núi với trẻ nhỏ cũng là một ý tưởng thú vị. Bé được tiếp xúc với cây cối, hoa lá sẽ cảm thấy hào hứng hơn. Nhưng mẹ lưu ý nên lựa chọn những vùng núi dễ dàng di chuyển, an toàn để cả mẹ và bé không quá mất sức.

4. Một số vấn đề cần lưu ý

Bản thân câu chuyện di chuyển luôn tồn tại những rủi ro tiềm ẩn. Du lịch với trẻ nhỏ, tất yếu sẽ có thêm nhiều yếu tố nguy hiểm khác cần lưu ý.

  • Trước chuyến đi, một trong những lưu tâm hàng đầu, nhất là khi di chuyển ở nước ngoài, bạn phải tìm kiếm thông tin về các trung tâm y tế, bệnh viện phù hợp với kế hoạch du lịch và lưu thông tin này lại vào điện thoại phòng trường hợp khẩn cấp.
  • Lộ trình tất nhiên phải được sắp xếp chu đáo, từ cách thức di chuyển, đến khách sạn, nhà hàng, nơi ăn, chốn ở. Không đến mức phải chính xác tuyệt đối mấy giờ ăn gì, ở đâu, nhưng một phương án cơ bản sẽ giúp bạn chủ động và linh hoạt trong mọi tình huống. Không còn cơ hội để “tối đâu là nhà, ngã đâu là giường” một cách ngẫu hứng như thời son trẻ, bù lại bạn sẽ có nhiều cảm xúc thú vị khi làm mẹ, làm bố.
  • Bạn đồng hành cũng là một yếu tố quan trọng mà mẹ phải tính đến. Vì luôn phải để mắt đến bé nên bạn cần có sự giúp đỡ từ người đồng hành, có thể là chồng, vợ, anh chị em, bạn bè. Điều này sẽ bất lợi khi thu xếp kế hoạch vì không phải ai cũng có thể “theo” bạn. Hãy thảo luận để tìm ra “tiếng nói chung” cho cả nhóm.

Hy vọng với những chia sẻ trên, mẹ và bé sẽ một chuyến du lịch thật vui vẻ và ý nghĩa. Mẹ hãy lưu lại những khoảnh khắc trong chuyến du lịch đầu tiên của bé nha.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh ho có đờm, mẹ phải làm sao?

Khác với những cơn ho thông thường, trẻ sơ sinh ho có đờm không chỉ làm bé khó chịu, quấy khóc mà còn có thể gây nghẹt mũi, khó thở, ảnh hưởng đến việc bú mẹ. Trẻ ho có đờm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một số nguyên nhân chính sau:

– Cơ thể trẻ nhiễm các loại bệnh virut sởi, ho gà, thủy đậu

– Trẻ bị lây nhiễm virut gây ho có đờm qua đường hô hấp từ người bệnh.

– Do thời điểm giao mùa, trẻ nhỏ không thích nghi.

Trẻ bị dị ứng với không khí ô nhiễm, khói bụi và phấn hoa.

Xử trí khi trẻ sơ sinh ho có đờm
Trẻ sơ sinh ho có đờm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau

Thông thường khi trẻ sơ sinh bị cảm, ho hay gặp bất cứ vấn đề sức khỏe nào, nhiều mẹ sẽ ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện kiểm tra và điều trị ngay. Tuy nhiên, cũng không ít mẹ sử dụng những bài thuốc dân gian để trị ho cho trẻ sơ sinh. Dưới đây là những bài thuốc chữa ho phổ biến nhất, mẹ tham khảo thử nhé!

1. Chưng quất với đường phèn

Theo đông y, trái quất có vị chua ngọt, tính mát. Trong quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm giảm ho, bình suyễn, kháng virus và kháng khuẩn. Đường phèn có hương vị ngọt, tính bì bổ tỳ và phế. Dùng quất chưng với đường phèn bằng hấp cách thủy sẽ giúp bé trừ ho, trừ đờm. Đường phèn ngọt nên bé dễ uống.

Cách làm: Dùng 2-3 quả quất còn xanh, cắt nhỏ, sau đó cho ít đường phèn vào và đem hấp cách thủy khoảng 15-20 phút. Cho bé dùng nguội, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.

2. Chanh đào hấp cách thủy

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm, mẹ có thể cho bé uống chanh đào sẽ khỏi. Với chanh đào, mẹ có thể làm nhiều cách. Mẹ có thể ngâm chanh đào với muối, mật ong và đường phèn. Trẻ dưới 1 tuổi mẹ chưng chanh đào với đường phèn, trẻ trên 1 tuổi mẹ có thể chưng với mật ong.

Cách làm: Mẹ thái chanh đào thành từng miếng mỏng cho vào chén, sau đó cho đường phèn vào chén và hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút. Mẹ cho bé uống ngày 3 lần, mỗi lần là 1 thìa cà phê.

3. Lá hẹ chưng đường phèn

Lá hẹ được biết đến là một vị thuốc, hẹ có tác dụng bổ can thận, làm ấm gối. Vì vậy, dân gian thường lấy lá hẹ để chữa rất nhiều loại bệnh như: đi tiểu nhiều, đái són, mộng tinh… và đặc biệt lá hẹ có thể trị ho cho trẻ hiệu quả.

Cách làm: Lá hẹ rửa sạch, cho vào bát, sau đó cho ít  đường phèn vào và hấp cách thủy khoảng 15-20 phút, sau đó chắt lấy nước cho bé uống. Cho bé uống ngày 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê.

[inline_article id=147671]

4. Rau diếp cá và nước vo gạo

Rau diếp cá được xem là loại thuốc kháng sinh, có tác dụng trị ho cho trẻ cực hiệu quả.

Cách làm: Lấy khoảng 15 lá diếp cá, rửa sạch cho vào cối giã thật nhuyễn. Sau đó cho nước gạo vào cùng rau diếp cá và đun khoảng 20 cho rau diếp cá chín nhừ thì nhấc xuống. Lọc bã ra, để nguội sau đó cho trẻ uống. Mẹ có thể cho chút xíu đường vào để trẻ dễ uống hơn. Mỗi ngày mẹ cho bé uống 2-3 lần.

Lưu ý: Cho trẻ uống sau khi ăn 60 phút, không nên cho bé uống trước và sau giờ ăn liền. Khi cho bé uống loại nước này, mẹ cũng nên kiêng cho trẻ ăn thịt gà, cua, tôm.

5. Lá húng chanh

Lá húng chanh có chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là cavaron, đây là thành phần có tác dụng làm tiêu đờm, trừ độc, nên rất tốt để chữa ho có đờm ở trẻ sơ sinh.

Cách làm: Lá húng chanh rửa sạch giã dập, sau đó cho nước sôi vào khoảng 10ml, để cho ngấm cho tinh dầu ra tiết ra nước, sau đó gạn lấy nước cho trẻ uống ngày 2 lần. Ngoài ra, mẹ có thể cho húng chanh, quất vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi cho ít đường phèn và cho hấp cách thủy khoảng 20 phút. Để nguội cho bé uống ngày 2 lần, uống liên tục chừng 2 ngày là bé khỏi bệnh.

6. Hạt chanh

Trẻ sơ sinh ho có đờm, ngoài những cách trên, mẹ có thể dùng bài thuốc này cũng giúp bé nhanh giảm ho và tiêu đờm.

Cách làm: Mẹ dùng hạt chanh giã nhuyễn, sau đó cho đường phèn và nước lọc vào rồi đem hấp cách thủy chừng 20 phút. Lấy ra, để nguội và cho bé uống ngày 4-6 lần, mỗi lần uống 1-2 thìa cà phê.

[inline_article id=153430]

7. Quả lê

Theo Đông Y, quả lê có vị ngọt, tính hàn bổ phế và vị giúp trẻ hết ho và tiêu đờm.

Cách làm: Lấy khoảng 100gr lê cắt thành miếng nhỏ, sau đó nấu nhừ, sau đó lọc bã, thêm nước và một chút đường phèn vào nấu nấu sôi. Cho bé uống 3 – 4 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 2-3 thìa cà phê.

Trên đây là những phương pháp dân gian chữa ho, tiêu đờm cho trẻ được nhiều mẹ áp dụng. Tuy nhiên, để không gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ hoặc những người có chuyên môn.

Hầu hết những trường hợp trẻ sơ sinh ho có đờm đều không gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu trường hợp trẻ ho có đờm đi kèm những dấu hiệu như sốt cao liên tục, khó thở, hơi thở nông, cơ thể tím tái… mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách chăm sóc trẻ vừa mới sinh trong vòng 24 giờ

Nếu không có gì bất thường, bé chào đời khỏe mạnh, an toàn, bé cưng sẽ được chuyển đến mẹ sau khi theo dõi y tế trong vài giờ đầu tiên. Việc chăm sóc bé mới sinh lúc này sẽ hoàn toàn do ba mẹ thực hiện. Bác sĩ và y tá chỉ hỗ trợ trong những trường hợp cần thiết hoặc có sự cố đặc biệt về sức khỏe mẹ và bé.

Cách chăm sóc trẻ vừa mới sinh
Không phải mẹ nào cũng biết cách chăm sóc trẻ vừa mới sinh đúng nhất

1. Giữ ấm cho bé

Khi nằm trong bụng mẹ, trẻ có một môi trường với nhiệt độ lý tưởng. Khi ra môi trường bên ngoài, nhiệt độ có sự thay đổi khiến cơ thể trẻ phải tự thích nghi. Lúc này, cơ chế thích ứng với nhiệt độ của cơ thể còn rất kém, trẻ cần được giữ ấm ngay lập tức và liên tục. Sau khi vệ sinh cơ thể, bé quần được lau khô người, ủ ấm để tránh hạ thân nhiệt.

Nhiệt độ phòng của bé nên được duy trì ở mức 26 – 32 độ C. Trẻ sơ sinh cần luôn được nằm trong vòng tay ấm áp, nhận sự vỗ về, chở che của mẹ. Ngoài ra, nếu bé tè làm ướt bỉm hoặc tã thì cần được thay ngay, lau khô người và mặc bỉm, tã mới để tránh nhiễm lạnh và các vẫn đề ngoài da khác.

2. Cho con bú mẹ

Ngay sau sinh, trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nước, đặc biệt là kháng thể giúp bé chống đỡ bệnh tật. Đồng thời, sữa mẹ cũng giúp bé cảm thấy ấm áp, an tâm hơn. Hơn nữa, sữa mẹ trong giai đoạn này phần lớn đều là sữa non. Sữa non (là dung dịch màu vàng) chứa những chất miễn dịch quan trọng và có tác dụng nhuận tràng nhẹ giúp làm sạch ruột bé, đồng thời cũng có protein và chất béo cho những lần bú đầu của bé.

Những điều mẹ cần lưu ý

– Dạ dạy của trẻ mới sinh rất nhỏ, chỉ chứa được 30-90ml cho một cữ bú. Trong 24 giờ đầu tiên, cứ 2-3 tiếng, mẹ có thể cho bé bú 1 lần.

– Không nên nằm khi cho bé bú, vì rất dễ làm con sặc sữa.

3. Cách chăm sóc trẻ vừa mới sinh: Bế bé đúng cách

Xương của trẻ sơ sinh còn rất mềm, nhất là với những bé vừa mới sinh. Vì vậy, mẹ nên hết sức cẩn thận khi bế trẻ. Chú ý dùng một tay đỡ đầu và cổ, tay còn lại đỡ phần mông và cố gắng ôm sát bé vào lòng. Âu yếm và vuốt ve sẽ giúp tạo sự kết nối giữa mẹ và bé tốt hơn, đồng thời cũng giúp kích thích các giác quan phát triển.

Nếu đặt bé trên giường, mẹ lưu ý không sử dụng nệm quá mềm hoặc quá cứng cũng như không dùng gối đầu quá cao, vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển xương của trẻ. Tuyệt đối không bế xốc, rung lắc trẻ hay đưa nôi quá mạnh.

[inline_article id=64788]

4. Cách chăm sóc trẻ vừa mới sinh: Chú ý những lần thay tã

Trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi chào đời, một bé trung bình có thể cần đến 5-6 chiếc tã hoặc hơn, tùy theo thể trạng. So với sữa công thức, sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn. Vì vậy, những bé bú mẹ có thể cần đi vệ sinh nhiều lần hơn.

Mẹ cần lưu ý, phân trẻ sơ sinh trong giai đoạn này thường đặc, có màu sẫm hay ngả vàng. Đây được gọi là phân su, mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ khi phát hiện bé đi tiêu ra chất nhầy trắng hoặc có đốm đỏ, mẹ mới cần báo cho bác sĩ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tuyệt chiêu chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Có thể nói tháng đầu sau sinh là thời điểm khó khăn nhất đối với mẹ. Trong khi cơ thể vẫn còn bị đau và mệt mỏi sau ca vượt cạn, ngay lập tức mẹ phải “lao” vào công cuộc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Điều này khiến mẹ cảm thấy vô cùng bất an thậm chí nghi ngờ cả khả năng làm mẹ của bản thân. Không nên lo lắng mẹ ơi, chỉ cần tham khảo vài mẹo sau sẽ giúp mẹ thêm vững tin hơn.

Chăm sóc bé sơ sinh 1 tháng tuổi
Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi là giai đoạn khó khăn nhất đối với mẹ

1/ Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: Dinh dưỡng sao cho hợp lý

Nguồn dinh dưỡng duy nhất đối với bé lúc này chính là sữa mẹ, sữa mẹ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Do đó, mẹ không cần cho bé ăn hoặc uống thêm bất cứ thứ gì khác kể cả nước lọc.

Điều quan trọng mà mẹ cần lưu là có chế độ ăn uống khoa học không kiêng khem quá mức để đảm bảo chất lượng sữa mẹ. Bởi trong thời gian cho con bú cơ thể mẹ sẽ ưu tiên dùng các chất dinh dưỡng để “sản xuất” ra sữa.

Ngoài ra, mẹ cũng cần biết cho con bú đúng cách để bé cảm thấy thoải mái và bú được nhiều hơn: Cho bé ngậm hết phần núm và phần nhủ hoa, tránh chỉ để ngậm đầu ty vì sẽ dễ bị nứt và khiến mẹ bị đau. Bên cạnh đó mẹ cần vệ sinh bầu vú trước và sau khi cho bé bú bằng cách dùng khăn mềm nhúng nước ấm rồi lau sạch.

Trong vài tuần đầu sau sinh bé bú rất nhiều và đòi bú liên tục vì vậy mẹ không nên để mỗi cữ bú cách nhau quá lâu. Không cần nhất thiết phải canh theo giờ mà hãy cho bé tự quyết định thời gian cũng như số lần bú trong ngày, mẹ nhé!

[inline_article id=158844]

2/ Giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Thời điểm này bé ngủ rất nhiều, một ngày có thể ngủ từ 16-18 tiếng và chỉ thức dậy khi bú hoặc tiểu tiện. Giấc ngủ rất quan trọng nên mẹ cần cho bé ngủ đủ giấc, đặc biệt là giúp bé có giấc ngủ sâu và ngon. Quan trọng hơn là phải chú ý đến những dấu hiệu báo bé đang buồn ngủ, nếu để cơn buồn ngủ kéo dài quá lâu sẽ khiến trẻ quấy khóc, không chịu ngủ.

Tạo cho bé một không gian ngủ thoải mái, êm ái và thường xuyên kiểm tra thay tã bỉm tránh để tình trạng “quá tải” làm trẻ bứt rứt khó chịu. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi mẹ cần hạn chế những tiếng động lớn xung quanh bởi lúc này bé còn rất nhạy cảm và hay giật mình khi bị tác động từ bên ngoài. Để giúp bé dễ ngủ, ngủ ngon hơn mẹ có thể cho bé nghe các bản nhạc nhẹ nhàng hoặc hát ru.

Trong tháng đầu, trẻ sơ sinh khóc đêm là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng lại khiến cha mẹ mệt mỏi khi liên tục phải thức dậy chăm bé. Đôi khi vì muốn con ngủ ngoan hơn vào ban đêm nên mẹ cố gắng giữ bé thức vào ban ngày. Điều này hoàn toàn không tốt đối với sự phát triển của bé cũng như không thể cải thiện được tình hình.

[inline_article id=35003]

3/ Giúp bé phát triển ngay từ sớm

Sau khi sinh được 2 tuần tuổi các giác quan của bé đã bắt đầu hoàn thiện dần, vận động của cơ thể cũng trở nên linh hoạt hơn và tự chủ hơn. Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi mẹ hoàn toàn có thể giúp bé phát triển sớm một số các kỹ năng bằng cách:

– Thời điểm này bé đã có thể nghe khá rõ, đặc biệt rất thích nghe giọng nói của mẹ và sẽ thể hiện niềm vui mừng khi được mẹ trò truyện cùng. Mặc dù chưa thể hiểu nhưng việc làm này giúp bé phát triển thính giác cũng như tích lũy vốn từ phong phú cho kỹ năng giao tiếp sau này.

– Bé có thể nhìn rõ với khoảng cách khoảng 20cm và biết phân biệt các màu sắc có độ tương phản cao như trắng, đen, đỏ. Vì vậy, để giúp bé phát triển thị giác mẹ nên cho bé quan sát nhiều đồ vật, tập cho bé biết cách nhìn theo bằng cách di chuyển một cách thật chậm rãi.

– Mặc dù còn rất yếu nhưng một số trẻ có thể ngẩng đầu khi được đặt nằm sấp. Theo đó, để tạo tiền đề cho các hoạt động như lẫy, lật, bò thì mẹ cần biết cách giúp bé phát triển cơ cổ và đầu. Việc cho bé nằm sấp sẽ khiến bé tập kiểm soát phần đầu cũng như rèn luyện cơ cổ. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý vì bé còn quá nhỏ nên chỉ tập trong vòng vài phút và trước khi ăn để bé không cảm thấy tức bụng.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Top 6 lưu ý quan trọng cần nhớ khi nuôi con bằng sữa mẹ

Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ nuôi con bằng sữa mẹ ngay trong lần đầu tiên? Chuyện nhỏ, miễn mẹ “nằm lòng” 6 điều MarryBaby liệt kê sau đây.

Nuôi con bằng sữa mẹ: Những điều không thể quên
Hành trình nuôi con bằng sữa mẹ sẽ nhẹ nhàng hơn hẳn nếu mẹ biết những lưu ý quan trọng sau đây

1. Chăm sóc bầu ngực đúng cách

Không đòi hỏi một chế độ chăm sóc đặc biệt, mẹ chỉ cần nhớ rửa sạch núm vú và lau thật khô sau mỗi lần tắm. Thay vì bôi xà phòng hoặc dùng dung dịch diệt khuẩn trên vùng ngực, mẹ chỉ cần nhỏ vài giọt sữa mẹ lên quầng vú sau đó để tự khô.

Dùng kem có tỷ lệ lanolin cao xoa quanh quầng và núm vú nếu thấy vùng da này bị khô, nứt. Tốt nhất, mẹ nên chọn cho mình một áo lót thoải mái riêng để cho con bú. Việc dùng miếng lót sữa và áo ngực bằng sợi tổng hợp sẽ cản trở việc thoát khí. Hơn nữa, áo lót quá chật cũng có thể gây tắc ống dẫn sữa.

Lưu ý dành cho mẹ: Trước và sau khi cho con bú, mẹ nên dùng khăn mềm và nước ấm để vệ sinh vú.

2. Đừng đổ lỗi cho núi đôi!

Tùy cơ địa, núm vú của mẹ có thể to, nhỏ, phẳng, dài hoặc bị lõm vào trong. Tuy nhiên, dù thuộc loại nào, điều này cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Những mẹ có núm vú phẳng hoặc lõm vào trong có thể dùng miếng đệm silicon dùng để tạo dáng đầu ti giúp bé cưng bú dễ hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể đeo miếng tạo dáng này trong áo lót để tạo dáng núm vú. Tốt nhất, mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.

[inline_article id=71743]

3. Không cần quá lo về lượng sữa

Theo các chuyên gia y tế, trừ một số trường hợp sinh mổ hoặc do bệnh lý phải dùng kháng sinh liều cao làm sữa về chậm hơn, hầu hết các mẹ sau sinh đều có thể cung cấp đủ sữa cho con. Hơn nữa, chế độ nghỉ ngơi, thể dục nhẹ nhàng và tinh thần thoải mái cũng có tác dụng thúc đẩy lượng sữa mẹ. Khi mẹ căng thẳng, stress sẽ gây ức chế Oxytocin– hormone giúp tống đẩy sữa mẹ ra ngoài. Vì vậy, thay vì lo lắng về lượng sữa, mẹ nên để tinh thần thoải mái.

4. Cho con bú ngay một giờ sau sinh

Có nhiều kháng thể, hàm lượng vitamin A và nhiều yếu tố bảo vệ khác, sữa non – sữa tiết ra trong vài ngày đầu sau sinh được xem là chất miễn dịch “hoàn hảo” đầu tiên cho trẻ. Hơn nữa, cho con bú sớm cũng kích thích sữa tiết ra nhiều hơn, đồng thời giúp tăng sự gắn bó giữa mẹ và bé.

5. Tư thế cho con bú đúng

Thay vì cong người và áp vú vào bé, mẹ nên thư giãn, ngồi hoặc nằm trong tư thế thoải mái nhất. Lưng dựa tường hoặc có thể kê thêm gối, chăn. Bế bé áp sát vào mẹ, dùng tay và cách tay đỡ toàn thân trẻ, không nên chỉ đỡ đầu và vai. Chú ý giữ đầu và thân bé nằm trên 1 đường thẳng, đầu hơi ngẩng về sau.

Để mặt bé đối diện với vú mẹ, không nằm ngang ngực hoặc bụng mẹ và bé có thể nhìn thấy mặt mẹ. Đặt hờ môi dưới của bé vào đầu vú để kích thích bé mút ti. Lúc này, miệng bé sẽ mở rộng tới cả phần quầng vú, núm vú vào sâu trong miệng bé và lưỡi nằm bên dưới núm vú. Lắng nghe nhịp bú và nhịp nuốt từng ngụm của bé.

[inline_article id=4625]

6. Cho trẻ bú theo nhu cầu, bú đúng cữ

Trẻ nhỏ trong 3 tháng đầu cần cho bú liên tục, đều đặn để đảm bảo bé không quá đói. Vì sữa mẹ chứa nhiều nước, đạm Whey, đường lactose giúp bé tiêu hóa nhanh và tiêu hóa tốt hơn sữa công thức, do đó cứ khoảng 1-2 giờ mẹ nên cho bé bú 1 lần để đảm bảo năng lượng cho bé.

Bé cần bú đủ cữ, kéo dài ít nhất từ 5- 10 phút để lấy được đầy đủ chất dinh dưỡng ở cữ sữa đầu và cữ sữa cuối. Vì sữa đầu chủ yếu là nước, đường lactose, protein còn sữa sau chứa nhiều chất béo giúp bé tăng cân, phát triển khỏe mạnh. Trong quá trình cho bé bú, nếu bé ngủ mẹ cần nhẹ nhàng đánh thức bé dậy bằng cách gãi nhẹ vào má bé hoặc gãi nhẹ vào lòng bàn tay, bàn chân của bé. Lưu ý khi mẹ cho bé bú không nên mặc cho bé quá nhiều quần áo, tã lót vì bé sẽ dễ ngủ quên và dễ bị nóng dẫn đến nổi rôm.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Chăm sóc giấc ngủ trẻ sơ sinh: 9 sai lầm phổ biến nhất!

Ngoài một chế độ dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc giấc ngủ trẻ sơ sinh cũng là vấn đề quan trọng mẹ cần quan tâm. Vì giấc ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cũng như sự phát triển của trẻ. Hơn nữa, nếu bé ngủ không ngon, không đủ giấc sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh.

Dưới đây là 9 sai lầm phổ biến của các mẹ khi chăm sóc giấc ngủ trẻ sơ sinh. Tham khảo và kiểm tra xem mình có đang mắc phải lỗi nào không, mẹ nhé!

Chăm sóc giấc ngủ trẻ sơ sinh
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh

1/ Bỏ qua những thói quen cần có trước khi đi ngủ

Thử tưởng tượng, bạn vừa mới ăn no, hoặc mới tắm xong nhưng lại bị ép lên giường đi ngủ. Đừng nói những nhóc quậy, ngay cả những bé hiền lành nhất cũng có thể sẽ khó chịu. Chính vì vậy, thói quen trước khi đi ngủ rất quan trọng. Đây sẽ là bước chuyển giúp bé chuẩn bị tinh thần để “vào giường”. Hơn nữa, những thói quen này cũng là cách tốt để mẹ và bé tăng cường thêm tình cảm.

Tốt nhất, 1 tiếng trước giờ muốn bé đi ngủ, mẹ nên bắt đầu những hành động quen thuộc như: đọc sách cho trẻ, hát ru, thay tã hoặc lau người cho bé…

2/ Lịch ngủ lộn xộn

Không chỉ chăm sóc giấc ngủ trẻ sơ sinh, trong cả hành trình nuôi dạy trẻ, tính nhất quán luôn là “chìa khóa” quan trọng nhất. Ngủ đúng và đủ giờ sẽ giúp điều tiết hóc-môn theo đúng chu kỳ, đảm bảo sức khỏe của bé.

Chia thời gian ngủ cho bé, tránh mỗi ngày mỗi kiểu làm giờ sinh hoạt của bé bị lệch. Tùy theo thời gian bé ngủ vào buổi trưa, mẹ nên điều chỉnh thời gian ngủ buổi tối cho phù hợp nhất.

Lưu ý: Đồng hồ sinh học của trẻ sơ sinh vận hành theo đúng lịch trình. Dù mẹ cho bé ngủ vào giờ nào, sáng hôm sau bé cũng vẫn sẽ thức giấc. Vì vậy, mẹ nên tránh cho bé ngủ muộn vào buổi tối, sẽ làm bé thêm cáu gắt, mệt mỏi vào ngày hôm sau.

[inline_article id=57301]

3/ Bỏ qua dấu hiệu buồn ngủ của trẻ

Ngáp, dịu mắt, trở nên chậm chạp hơn là dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh đang buồn ngủ. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại vô tình bỏ lỡ những tín hiệu này và không cho bé ngủ theo nhu cầu. Hệ quả, cơ thể sẽ sản sinh hormone gây khó ngủ, làm trẻ dễ cáu gắt, khó chịu.

4/ Cho bé ăn quá no trước khi ngủ

Sợ con đói sau một giấc ngủ dài nên nhiều mẹ có thói quen cho con ăn thật no trước khi ngủ. Thực tế, thói quen này chỉ làm bé thêm khó ngủ. Hơn nữa, khi ăn quá no, bé sẽ không kịp tiêu hóa hết thức ăn, dẫn đến đầy hơi, khó tiêu.

5/ Không để ý đến tư thế ngủ của trẻ

Với tư thế nằm ngửa, mũi của trẻ sẽ hướng lên, không bị vật xung quanh bé ảnh hưởng hay cản trở. Tuy nhiên, nếu nằm ngửa trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến dáng đầu của trẻ, có thể làm đầu trẻ bị méo. Hơn nữa, nếu trẻ bị nghẹt mũi, nằm ngửa cũng sẽ làm trẻ khó thở hơn.

[inline_article id=67589]

Nằm sấp là tư thế yêu thích của nhiều trẻ, đồng thời cũng tạo điều kiện giúp trẻ nhanh biết lẫy, biết bò. Nhược điểm của tư thế này là dễ làm bé bị ngạt, nghẹt thở. Trong khi đó, nằm nghiêng sẽ ăn toàn hơn cho hệ hô hấp của trẻ, nhưng cũng dễ làm ảnh hưởng đến tai.

Mỗi tư thế nằm có ưu, khuyết điểm riêng. Tùy hoàn cảnh, mẹ có thể điều chỉnh tư thế ngủ của bé cho phù hợp.

6/ Quá nhiều “đồ thừa”

Dùng quá nhiều chăn, gối không giúp bé ngủ ngon hơn. Ngược lại còn làm bé cảm thấy bi bức, khó chịu. Đồng thời, đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm trẻ bị ngạt trong lúc ngủ. Gấu bông, đồ chơi cũng là những “đồ thừa” mẹ cần loại bỏ khỏi giường ngủ của trẻ sơ sinh.

7/ Thói quen bạ đâu ngủ đó

Một bên là giường, một bên là ghế salon, mẹ nghĩ bên nào sẽ dễ chịu hơn? Thực tế, trừ những giấc ngủ ngắn, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên cho bé ngủ đúng nơi để bé ngủ ngon và sâu hơn. Việc cho bé nằm đâu ngủ đó cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển xương, đồng thời tăng nguy cơ đột tử trẻ sơ sinh.

8/ Rung lắc trẻ khi ngủ

Hầu hết trẻ sơ sinh đều thích được bế, được đung đưa trong lúc ngủ. Tuy nhiên, hành động rung lắc trẻ quá nhiều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên não bộ. Thậm chí có thể dẫn đến những chấn thương suốt đời như mù, liệt. Hơn nữa, trẻ thường xuyên được đung đưa sẽ trở nên phụ thuộc, hình thành thói quen ỷ lại vào cha mẹ.

9/ Mở rộng “địa bàn” quá sớm

Cùng với sự lớn lên từng ngày của bé, mẹ cảm thấy chiếc cũi đã trở nên quá chật chội? Đừng vội mẹ nhé! Theo khuyến cáo, mẹ chỉ nên cho bé chuyển từ cũi sang giường trẻ em khi bé đã có thể tự mình leo ra khỏi cũi.

Thay đổi đột ngột khi bé chưa sẵn sàng sẽ làm bé lạ lẫm và trở nên khó ngủ hơn. Tốt nhất, mẹ nên cho bé làm quen từ từ. Tháo bớt một bên rào của cũi, đặt giường mới có độ cao vừa tầm bên cạnh. Cách sắp xếp này giúp bé “thân thiết” với “ổ” mới nhanh hơn. Mẹ nhớ rào quanh giường để đảm bảo bé không lăn xuống đất nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Bé 3 tháng tuổi đã biết làm những gì?

Trong tháng thứ 3, bé trải qua nhiều bước phát triển về kỹ năng vận động, giao tiếp, học hỏi của bé. Rất nhiều ông bố, bà mẹ được truyền tai rằng cuối tháng thứ 3 là một điểm mốc đáng nhớ trong lịch trình phát triển của trẻ sơ sinh. Họ mong chờ rất nhiều điều vào cuối tháng này, khi bé tròn 3 tháng tuổi. Bé sẽ ngủ ngon hơn, ít khóc đêm hơn, bé biết lật, biết cười lớn và số lần đi tiêu, tiểu trong mỗi ngày sẽ dần giảm đi một cách đáng kể… Điều gì tạo ra những thay đổi này, và bé 3 tháng tuổi biết làm gì?

Sự phát triển của các kỹ năng vận động thô

Khi bước sang tháng thứ 3 các cơ của bé đã phát triển mạnh hơn, đặc biệt là cơ cổ. Khi bạn bế đứng bé lên, bé sẽ giữ thẳng cổ được khá lâu. Nếu để bé nằm sấp, bé sẽ có thể nâng thân trên lên cao một góc 45 độ. Ở thời điểm này, một số bé đã bắt đầu tập lẫy lúc đầu bé sẽ nghiêng người sang một bên nhưng nếu cơ bắp còn chưa đủ mạnh, có thể bé chỉ dừng lại ở đây. Thông thường, các bé sẽ biết lật người vào cuối tháng thứ ba hoặc thêm 1 vài tuần nữa.

Bé còn có thể ngồi và đứng khi được dựa sát lưng vào người của mẹ. Những tư thế đứng và ngồi khi được trợ giúp này rất có ích cho sự phát triển các cơ bắp của bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể giữ bé đứng thẳng bằng cách vịn tay vào nách bé. Bạn có nhận thấy rằng chân bé đang làm quen với việc chịu một trọng lượng nhất định? Vào những tháng trước, hẳn mẹ sẽ không dám thử quá nhiều tư thế như vậy phải không? Tới tháng thứ 3, bé yêu đã cứng cáp hơn nhiều và mẹ có thể hỗ trợ để bé tiếp tục phát triển nhanh hơn nữa. Rõ ràng, chỉ cần quan sát bé kỹ một chút thì bạn sẽ nhận thấy ngay bé 3 tháng tuổi biết làm gì nổi bật so với 2 tháng trước đó.

Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Khi được 3 tháng tuổi, bé rất thích khám phá sự thú vị của bàn tay, bàn chân mình

Đôi bàn tay linh động

Nếu hỏi rằng bé 3 tháng tuổi biết làm gì, ngoài việc quan sát kỹ năng vận động thô của toàn cơ thể, bạn cũng đừng quên theo dõi các cử động tinh trên đôi bàn tay bé. Nếu trong 2 tháng đầu tiên bàn tay bé luôn nắm chặt, khi đã được 3 tháng tuổi bé sẽ xòe tay thường xuyên. Các ngon tay cũng cử động linh hoạt hơn và có thể mở ra nắm vào một cách nhịp nhàng. Lúc này bé rất thích thú khi “khám phá” đôi bàn tay và bàn chân của chính mình, thi thoảng còn mút cả ngón tay hay dùng tay kéo chân lên và đưa vào miệng.

[inline_article id=103027]

Cảm xúc của bé 3 tháng tuổi

Tình cảm, cảm xúc của bé lúc này được thể hiện một cách rõ nét và mạnh mẽ thông qua những trường hợp cụ thể. Trẻ có thể nhận thấy rằng khi khóc sẽ được mẹ ôm ấp, vỗ về và đôi khi mẹ còn thấy bé “giả vờ” khóc để nhận được sự quan tâm của mẹ hơn.

Khi nhìn thấy mẹ hoặc một vật gì đó mà bé yêu thích bé sẽ thể hiện sự vui vẻ, phấn kích bằng cách cười to phát ra thành tiếng, chân tay liên tục búng bẩy không thôi. Mẹ cũng thấy rõ niềm vui trong đôi mắt của bé.

Giờ đây, khóc không phải là phương tiện giao tiếp duy nhất của bé nữa mà bé đã biết giao tiếp bằng “ngôn ngữ” của trẻ con. Bố mẹ nên thường xuyên tham gia nói chuyện với bé bằng cách trả lời những câu nói ê a của bé. Cách này sẽ giúp bé ghi nhớ và học hỏi được những âm thanh, những cử chỉ điệu bộ cũng như phát triển được kỹ năng ngôn ngữ sau này. Theo nghiên cứu, những trẻ trò chuyện với bố mẹ nhiều sẽ nhanh biết nói hơn so với những trẻ khác.

Lời khuyên dành cho mẹ

– Mẹ hãy giúp kích thích bé phát triển về thể chất và trí tuệ bằng cách cho bé chơi những món đồ chơi có nhiều màu sắc, hình khối khác nhau. Đặc biệt là các món có thể chuyển động, phát ra tiếng kêu để bé có thể phối hợp tay và mắt.

– Khi được 3 tháng tuổi mẹ có thể lập thời gian biểu để bé sinh hoạt theo nề nếp. Lúc đầu sẽ hơi khó khăn nhưng nếu mẹ kiêng trì cố gắng sẽ thực hiện được. Một khi bé đã đi vào khuôn khổ thì việc chăm sóc bé sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn.

– Tích cực cho bé đi dạo bên ngoài để tiếp xúc với môi trường xung quanh cũng như tăng khả năng học hỏi của bé.

– Từ 3 tháng tuổi trở đi bé có thể tự lật người vì vậy mẹ cần chú ý không để bé sát thành giường để đảm bảo an toàn.

Click để xem chi tiết sự phát triển của bé 3 tháng tuổi trong từng tuần:

Bé 3 tháng tuần 1

Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi tuần 1

 Bé 3 tháng tuổi tuần 2

Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi tuần 2

 Bé 3 tháng tuổi tuần 3

Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi tuần 3

 Bé 3 tháng tuổi tuần 4

Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi tuần 4

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Chăm sóc trẻ sơ sinh: 5 khác biệt xưa và nay

Chăm sóc trẻ sơ sinh
Không phải tất cả những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh được truyền lại từ xưa đều đúng đâu mẹ nhé!

Quan niệm chăm sóc trẻ sơ sinh #1: Tắm rượu/nước lá cây cho khoẻ da

Việc pha 1 ly rượu vào nước tắm cho bé với mong muốn da bé hồng hào và khoẻ mạnh được rất nhiều bà áp dụng cho cháu, nhất là các bà miền Bắc. Trong khi đó các bà ở miền Nam lại chuộng việc nấu nước lá (như lá khế, cỏ mực, cỏ mần trầu, lá trầu…) để tắm cho cháu. Mục đích của việc pha rượu hoặc nước lá này để tắm hết nhớt trên da của trẻ sơ sinh, giúp da sạch sẽ và khoẻ hơn.

Tuy nhiên các bác sĩ khuyên rằng, đối với trẻ sơ sinh chỉ cần tắm hoặc lau người với nước trắng ấm là đủ sạch rồi. Pha thêm rượu có thể khiến bé hít phải hơi cồn gây ngộ độc và ngủ lì bì, ảnh hưởng đến não bộ và sức khoẻ của trẻ. Riêng việc tắm nước lá cho bé khi bé chưa rụng rốn có thể gây nhiễm trùng rốn rất nguy hiểm.

Quan niệm chăm sóc trẻ sơ sinh #2: Rơ lưỡi cho bé bằng mật ong

Khi thấy các bé bị đóng sữa ở lưỡi trắng trắng, các bà thường có thói quen dùng mật ong để rơ lưỡi bé cho sạch. Hơn nữa mật ong sẽ làm sạch ruột, tăng cường hệ tiêu hóa cho bé. Tuy nhiên đây là cách chăm con rất sai lầm, bởi trẻ nhỏ dưới 1 tuổi tuyệt đối không được dùng mật ong. Trong mật ong có những chất có thể khiến trẻ  dị ứng, ngộ độc, tiêu chảy, nôn, khó thở, thậm chí tử vong.

Liên quan đến việc dùng mật ong, Bà Nguyễn Ngọc Nụ kể về lần chăm cháu nhớ đời của mình khiến bà suýt nữa phải ân hận “Do ở quê nên khi sinh ở trạm xá xong thì mẹ cháu bị băng huyết phải lên bệnh viện huyện cấp cứu. Khi cháu khóc vì đói thay vì đi xin sữa của các mẹ phòng bên cạnh thì tôi lại nghĩ rơ lưỡi bằng mật ong được thì uống 1-2 giọt chắc cũng không sao nên pha cho cháu 1 thìa mật ong với nước ấm. Cho uống xong thì cháu nín thật nhưng chỉ vài phút sau thì toàn thân tím lại và ngưng thở. May nhờ các bác sĩ cấp cứu kịp thời nếu không tôi sẽ phải ân hận lắm. Các bác sĩ bảo trẻ sơ sinh chưa được tráng ruột bằng sữa mẹ, bà lại cho uống mật ong dẫn đến cháu bị say, ngộ độc và tắc đường thở”. Có rất nhiều trường hợp báo chí đã đưa tin trẻ tử vong do ngộ độc mật ong nhưng có lẽ phương pháp rơ lưỡi này vẫn được rất nhiều các bà và mẹ sử dụng. Cách làm sạch miệng cho bé tốt nhất là dùng gạc rơ lưỡi tiệt trùng, nhúng vào nước muối sinh lý ấm hoặc nước ấm.

[inline_article id=61115]

Quan niệm chăm bé sơ sinh #3: Quấn khăn chặt cho bé

Hình ảnh các bé sơ sinh được quấn chặt trong khăn bông và mang bao tay bao chân kín mít là hình ảnh vô cùng quen thuộc. Vì sợ con mới chào đời bị lạnh, không ít mẹ quấn con trong lớp quần áo, chăn mền quá kín. Việc làm này chỉ khiến con nóng bức, dễ bị nổi rôm sẩy. Chưa kể, khi quấn con chặt, cơ thể con tăng nhiệt độ ra nhiều mồ hôi nếu không lau thường xuyên dễ dẫn đến viêm phổi. Đây cũng chính là lí do vì sao nhiều trẻ sơ sinh thường vặn mình, quấy khóc, nhất là vào mùa hè.

Quấn khăn cho trẻ sơ sinh
Không phải bé sơ sinh nào cũng thích được quấn khăn khi ngủ hoặc khi đi ra ngoài

Tốt nhất, mẹ nên mặc quần áo thoáng mát, chất liệu cotton dễ thấm mồ hôi để con không bị nóng trong người.  Mẹ cũng có thể tắm cho bé bằng nước ấm trong phòng kín gió, kết hợp massage sẽ giúp trẻ thoải mái và ngủ ngon hơn vào buổi tối.

Quan niệm chăm sóc trẻ sơ sinh #4: Uống nước cho sạch miệng

Lâu nay, các bà các mẹ vẫn hay thường có thói quen cho trẻ sơ sinh uống nước lọc tráng miệng và sạch lưỡi. Vì quan niệm nước lọc lành, lại giúp bé đỡ táo bón nên một số chị em cho con uống “vô tội vạ” mà không hề biết rằng, trẻ sơ sinh uống nước lọc sẽ để lại rất nhiều hệ lụy.

Theo các chuyên gia, tốt nhất không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước. Ở giai đoạn này, sữa mẹ là nguồn dưỡng chất cần thiết nhất cho trẻ. Trong sữa mẹ đã có đầy đủ nước cho nhu cầu của trẻ mà không cần phải có thêm nước lọc. Trẻ chỉ cần được uống nước khi đến tuổi ăn dặm.

Quan niệm chăm sóc bé sơ sinh #5: Rung lắc và cho trẻ ngủ võng

Đây là thói quen phổ biến của rất nhiều mẹ khi muốn con nhanh ngủ. Việc ru trên võng mạnh cũng tương tự như rung lắc con có thể làm não bộ con bị tổn thương nặng nề, thậm chí có thể gây tê liệt thần kinh. Nếu muốn con nằm võng, mẹ chỉ nên đung đưa nhẹ nhàng để con từ từ chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên các bá sĩ khuyên rằng, mẹ nên cho bé nằm trên mặt phẳng như giường, nệm không lún để cột sống của bé được thẳng, tránh những dị tật không đáng có khi lớn lên.

[inline_article id=141810]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Điểm danh 10 lỗi sai phổ biến khi chăm trẻ sơ sinh

Lo lắng thái quá cùng với sự thiếu kinh nghiệm là nguyên nhân làm nhiều mẹ dễ mắc sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Đặc biệt, lưu ý 10 lỗi sai thường gặp khi chăm trẻ sơ sinh dưới đây để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như kìm hãm sự phát triển của con trong những năm tháng đầu đời, mẹ nhé!

Chăm trẻ sơ sinh
Bất cứ ông bố, bà mẹ nào cũng mong muốn dành sự chăm sóc tốt nhất cho con của mình

Sai lầm #1: Rút ngắn thời gian bú mẹ

Không chỉ chứa nhiều dưỡng chất tuyệt vời cho sự phát triển của trẻ sơ sơ sinh, cho bé bú mẹ còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên cho con bú hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Thậm chí, nếu muốn mẹ có thể kéo dài thời gian này đến 24 tháng sau sinh.

Sai lầm #2: Cho bé ăn dặm quá sớm

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ chỉ nên bắt đầu tập cho bé ăn dặm khi trẻ đã được 5-6 tháng tuổi. Khác với suy nghĩ của nhiều mẹ, ăn dặm sớm không giúp bé mau lớn, bụ bẫm mà ngược lại sẽ gây ảnh hưởng không tốt đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của bé còn rất yếu, chỉ quen với việc tiêu hóa sữa. Cho bé ăn dặm sớm, dù ăn bột hay nước cơm cũng có thể làm bé bị tiêu chảy, nôn trớ, đi ngoài phân sống… Lâu ngày dẫn đến bị viêm ruột già, đi tiểu ra máu, sinh ra rối loạn tiêu hóa.

Sai lầm #3: Không tắm cho trẻ sơ sinh vì sợ lạnh

Không cần tắm hàng ngày nhưng trẻ sơ sinh vẫn cần được tắm để tránh nhiễm khuẩn và bảo đảm vệ sinh. Mẹ nên tắm cho bé khoảng 1-3 lần/tuần.

Lưu ý: Để tránh làm con nhiễm lạnh, mẹ không nên để bé tắm quá lâu, không quá 5 phút. Với những bé trên 3 tháng tuổi, thời gian tắm có thể dài hơn, khoảng 10 phút để bé tập làm quen với nước.

Ngay sau khi tắm cho bé, mẹ nên ủ ấm và xoa dầu cho bé, đề phòng nhiễm lạnh, cảm cúm.

Sai lầm #4: Đưa trẻ đến bệnh viện trễ

Trẻ sơ sinh, nhất là những bé dưới 2 tháng tuổi, bị sốt nhưng không được đưa đến bệnh viện kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe như: co giật, mất nước, biến chứng về hô hấp và tim mạch, rối loạn đông máu, di chứng thần kinh, vận động…, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Bé bị sốt cao
Trẻ dưới 2 tháng tuổi sốt cao trên 38ºC đi kèm mệt mỏi, ngủ li bì nên được đưa đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời

Sai lầm #5: Sử dụng phấn rôm sai cách

Có khả năng thấm hút cao, phấn rôm được sử dụng để trị rôm sảy, phòng ngừa hăm tã cũng như giữ cho da bé luôn khô thoáng.

Tuy nhiên, thoa phấn rôm quá nhiều, nhất là vào thời điểm mùa hè nóng nực có thể gây bít lỗ chân lông, dẫn đến dị ứng da. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý không nên đổ phấn trực tiếp lên da bé, đồng thời tránh quạt, cửa sổ để tránh làm bé hít phải bột phấn, gây thương tổn đến phổi.

Sai lầm #6 khi chăm trẻ sơ sinh: Quấn khăn quá chặt

Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời, quấn khăn cho bé cũng có thể dẫn đến những nguy cơ sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc quấn khăn cho bé có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi lên 4 lần, đồng thời làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển hông của trẻ.

[inline_article id=106854]

Sai lầm #7: Thường xuyên cắt tóc máu của trẻ

Quan niệm dân gian cho rằng việc cắt tóc máu thường xuyên sẽ kích thích, giúp tóc bé mọc nhanh hơn. Tuy nhiên, điều này không đúng hoàn toàn mẹ nhé!

Xét về góc nhìn y khoa, việc cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh là việc làm không an toàn. Phải đến khi hơn 1 tuổi, thóp của trẻ mới bắt đầu liền, mới có thể cắt tóc máu an toàn cho trẻ. Nếu cắt tóc sớm hơn, các động tác cắt tóc có thể làm tổn thương da đầu bé. Hơn nữa, khi thóp chưa liền, việc cắt tóc sẽ làm tóc ít bớt, không có lợi cho việc giữ ấm thóp.

Sai lầm #8: Lấy mật ong rơ lưỡi cho trẻ

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ em dưới 12 tháng tuổi không nên sử dụng mật ong thô hoặc mật ong chưa tiệt trùng dưới bất kỳ hình thức nào. Với hệ tiêu hóa còn non nớt của mình, trẻ em dưới 1 tuổi rất khó có thể vô hiệu hóa sự tác động của bào tử botulism, có khả năng gây nhiễm độc botulism.

Sai lầm #9: Cho bé nằm than cùng mẹ

Theo quan niệm dân gian, nằm than sẽ giúp giữ ấm cơ thể, giúp bé sơ sinh và sản phụ cứng cáp hơn. Tuy nhiên, theo khoa học, nằm than sau sinh không những không lợi mà còn gây hại cho cả mẹ và bé.

Khi than đốt lên sẽ phóng ra một lượng khí CO2 quanh quẩn trong phòng, làm mẹ và bé hít phải gây ngạt, ngộ độc, dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh. Thậm chí, nhiều trường hợp bé sơ sinh có thể bị bỏng do tiếp xúc trực tiếp với lò than.

Sai lầm #10 khi chăm trẻ sơ sinh: Hôn bé quá nhiều

Được nhiều người quan tâm, âu yếm bé là một điều hạnh phúc. Tuy nhiên, mẹ cũng nên hạn chế, không để quá nhiều người hôn lên mặt bé cưng. Cơ thể bé còn rất non yếu, kháng thể trong người rất kém, do đó việc được nhiều người hôn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp ở bé.

[inline_article id=95157]

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

3 lưu ý khi chăm sóc da trẻ sơ sinh

1. Chọn trang phục và khăn có chất liệu nhẹ, thoáng mát, mềm mịn

Khi vừa mới chào đời, làn da là nơi bé tiếp xúc nhiều nhất với môi trường bên ngoài và quần áo, khăn quấn là những vật dụng đầu tiên cọ xát với làn da nhạy cảm của bé. Chính vì vậy, khi chọn lựa trang phục cho con, bố mẹ nên ưu tiên loại chất liệu nhẹ, thoáng mát, mềm mịn như cotton.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại khăn để các chị em lựa chọn, tuy nhiên để bé yêu có được chiếc khăn tốt, an toàn cho sức khỏe, các bà mẹ nên chọn khăn theo những tiêu chí sau: khi sờ bằng tay có thể cảm nhận được bề mặt mịn màng, mềm mại, và sau khi sử dụng không bị khô cứng, thô ráp, không gây trầy xước và tổn hại đến làn da của bé.

Ngoài ra không nên giặt chung quần áo với người lớn, bởi loại vi khuẩn trên đồ dùng người lớn dễ truyền nhiễm sang quần áo của bé. Có thể những loại vi khuẩn đó không có khả năng gây hai tới người lớn, nhưng lại có khả năng đe dọa cho bé yêu vì sức đề kháng của bé còn kém. Đặc biệt không dùng nước hoa trực tiếp vào quần áo của bé.

Chăm sóc trẻ sơ sinh
Da trẻ sơ sinh mỏng manh nên cần được mẹ chăm sóc đặc biệt

2. Chọn xà phòng dành riêng cho trẻ sơ sinh

Xà phòng dành riêng cho trẻ sơ sinh bao gồm cả xà phòng tắm và giặt quần áo. Để đảm bảo an toàn cho da bé, trước khi quyết định chọn xà phòng cho bé, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu kỹ theo những gợi ý sau:

– Tham vấn ý kiến của các bác sĩ hay những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc trẻ sơ sinh để lựa chọn đúng loại dầu gội, sữa tắm an toàn cho da của bé yêu.

– Nên chọn những loại dầu gội có các thành phần chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên và đây là loại dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh chứ không phải dành cho mọi đối tượng.

– Đặc biệt nên tìm mua những sản phẩm của các thương hiệu đáng tin cậy và đã được các tổ chức sức khỏe kiểm chứng và công nhận.

Theo các chuyên gia da liễu, thì những loại sữa tắm chứa 2 thành phần Acid lactic và Lactoserum có tác dụng giúp bé tránh được các bệnh về da như: rôm sảy, hăm kẽ, viêm da do tã lót, mụn nhọt. Đồng thời giúp da bé luôn mềm mại, mịn màng.

3. Chọn tã giấy có khả năng thấm hút vượt trội từ thương hiệu uy tín

Hăm tã là một trong những vấn đề về da phổ biến và gây khó chịu nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có nhiều lý do gây ra bệnh lý này nhưng thông thường nhất là do khả năng thấm hút của tã không tốt hay tã không vừa vặn dẫn đến cọ xát tấy đỏ da bé…

Trong khoảng 3 tháng đầu tiên, bé đi tiêu, tiểu khá nhiều, trung bình từ 10 đến 20 lần/ngày. Nhiều mẹ mặc dù đã dùng miếng lót cho trẻ sơ sinh nhưng vẫn phải “trực ban” liên tục để thay cho bé nếu không muốn chứng hăm tã tấn công làn da non nớt của bé.

Tính năng tã

Lời khuyên dành cho mẹ là hãy để bé được “nude” mỗi ngày vài lần để da khô thoáng. Ngoài ra, mẹ có thể chọn hẳn cho con một loại tã bỉm có khả năng thấm hút tốt và được thiết kế dành riêng cho trẻ sơ sinh thay vì miếng lót để tăng cường khả năng thấm hút chất thải vệ sinh vừa giúp mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi, vui chơi cùng bé.

Làm mẹ là thiên chức cũng là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của người phụ nữ. Vì thế, bất kỳ người mẹ nào cũng muốn mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất. Nắm vững 3 bí quyết khi chăm sóc làn da nhạy cảm và non nớt của trẻ sơ sinh sẽ giúp mẹ tự tin chăm sóc da bé tốt và chu toàn nhất.

Mách mẹ bí quyết của các mẹ Nhật: Các mẹ Nhật vốn nổi tiếng rất khắt khe và kỹ lưỡng trong việc chọn tã cho trẻ sơ sinh, và họ rất tin dùng tã giấy Pampers. Đây cũng là thương hiệu tã số 1 tại Nhật Bản(*), được hơn 80% bệnh viện Nhật tin dùng trong suốt 10 năm qua.
Dòng sản phẩm cao cấp này vừa ra mắt các mẹ Nhật vào tháng 4/2016 và đã đến tay các mẹ Việt trong 6/2016. Với những ưu điểm vượt trội và công nghệ đột phá, tã giấy Pampers Japan Premium Care sẽ mang đến cho các bà mẹ Việt Nam nhiều sự lựa chọn hơn trong việc chăm sóc, vệ sinh cho con yêu của mình.

Tã pampers