Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết

Ở giai đoạn sơ sinh, hầu hết các mẹ sẽ quan sát kỹ bộ phận sinh dục của bé trai để phát hiện sớm những bất thường. Một trong những hiện tượng mẹ nghĩ là không bình thường chính là bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh; hay tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ.

Bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh có đáng lo?

Bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh có đáng lo hay không? Theo bác sĩ nhi khoa, bộ phận sinh dục của bé trai khi mới sinh có thể hơi to ở phần bìu cho nên mẹ sẽ thấy xệ. Điều quan trọng là kiểm tra xem bé có đủ 2 tinh hoàn và tinh hoàn ở đúng vị trí hay không. Xệ hay không xệ không quan trọng.

Mặt khác, bìu của bé trai mới sinh có thể to do hiện tượng tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh; và chất dịch này sẽ tự tiêu đi khi bé càng lớn. Đa số bộ phận sinh dục của bé trai sẽ trở về bình thường sau vài tháng tuổi.

>> Mẹ có thể xem thêm Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0-10 tuổi và 6 yếu tố quyết định tầm vóc

Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh là gì?

bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh có đáng lo
Hình ảnh tinh hoàn bình thường ở trẻ sơ sinh và tinh hoàn bị tràn dịch

Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là tràn dịch màng tinh hoàn, tràn dịch tinh mạc, ứ nước màng tinh hoàn.

Đây là một bệnh lành tính, mẹ không phải lo lắng nhiều. Khi nằm trong bụng mẹ, trẻ sẽ có một ống nhỏ nối liền từ bụng tới phần bìu. Thường khi sinh ra ống này đã bịt lại. Ở một số trẻ, nếu ống này không tự nhiên đóng sẽ dẫn đến nước từ ổ bụng chảy xuống bìu gây ra bệnh tràn dịch tinh hoàn.

Dấu hiệu nhận biết là một hoặc hai bên bìu của trẻ to, căng bóng, nắn thấy một khối toàn nước; có cảm giác con bị bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh.

Bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ được 6 tháng đến 1 tuổi. Nếu sau 1 tuổi tình trạng không được cải thiện thì mẹ nên cho con đi khám. Trường hợp này, trẻ sẽ được phẫu thuật thắt ống thông, giải thoát hết nước ở màng tinh hoàn. Theo đó, mẹ sẽ không còn phải lo bìu trẻ sơ sinh bên to bên nhỏ; hay tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ hoặc bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh.

>> Mẹ có thể xem thêm Vì sao cần tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh giúp con khỏe mạnh?

Những bất thường khác ở bộ phận sinh dục bé trai ngoài bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh

1. Tinh hoàn ẩn (tinh hoàn lạc chỗ)

tinh hoàn ẩn

Trong giai đoạn đầu của thai nhi, tinh hoàn sẽ nằm trong ổ bụng. Sau đó, cùng với quá trình thai nhi phát triển thì tinh hoàn sẽ di chuyển dần xuống bìu và nằm ở đó cho tới lúc được sinh ra.

Tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh là hiện tượng tinh hoàn nằm trên đường đi của nó (bụng, ống bẹn) mà không xuống ở bìu. Kết quả là bé trai chào đời nhưng không sờ thấy tinh hoàn trong bìu.

Tỷ lệ bé trai bị tinh hoàn ẩn vào khoảng 3% ở trẻ sinh thường và 30% ở trẻ sinh non. Mẹ có thể biết con bị tinh hoàn ẩn hay không thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Sờ trong bìu không thấy có tinh hoàn nhưng thấy có khối u nổi ở ống bẹn.
  • Trường hợp tinh hoàn nằm trong ổ bụng thì không sờ chạm được.

Không giống như hiện tượng bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh; tinh hoàn ẩn vô cùng nguy hiểm với trẻ vì để lâu có thể gây nên biến chứng xoắn tinh hoàn, ung thư hoặc vô sinh. Độ tuổi lý tưởng nên mổ cho bé trai bị ẩn tinh hoàn là 1 tuổi.

2. Dương vật bé cũng gây lo lắng như bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh

dương vật bé

Dương vật bé cũng gây nhiều bất an như khi mẹ thấy tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ.

Để biết dương vật bé sơ sinh có bé hay không, mẹ kiểm tra bằng cách đo từ gốc đến ngọn (nhớ loại trừ mô mỡ vủng mu để có chiều dài tính từ gốc). Nếu số đo là dưới 1,9cm thì được coi là dương vật bé.

Trong trường hợp này, mẹ nên cho con đi khám. Thường bé sẽ được kiểm tra nồng độ hormone, các nhiễm sắc thể để xem có gặp bất thường nào về gen không.

Bên cạnh đó, trẻ còn có thể được thử nghiệm dùng testosterone để xem dương vật có đáp ứng với kích thích testosterone không. Trường hợp không đáp ứng thì tương lai trẻ có thể gặp khó khăn về vấn đề giới.

3. Cong, vẹo dương vật cũng khiến mẹ thấy lạ như bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh

Ở một số bé sẽ xuất hiện hiện tượng lỗ tiểu đúng vị trí nhưng dương vật khi cương cứng sẽ vẹo sang một bên trông như quả chuối cong. Lúc trẻ còn nhỏ, chưa ý thức về vấn đề giới tính nên sẽ không thắc mắc nhiều về tật này.

Nhưng khi đến tuổi dậy thì, trẻ sẽ cảm thấy mặc cảm. Cha mẹ nên quan tâm đến con, phát hiện sớm bất thường này và nên cho con mổ khi còn nhỏ, trước tuổi đi học.

>> Mẹ có thể xem thêm Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

Những biểu hiện lạ khác ở trẻ sơ sinh ngoài bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh hiện tượng bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh, mẹ cũng thấy bé có thể gặp những tình trạng bất thường dưới đây, nhưng tình trạng không nghiêm trọng, mẹ không cần thấp thỏm lo âu.

1. Phản xạ giật mình

Hiện tượng tay chân bé liên tục chuyển động, giật mình và quẫy đạp có thể khiến mẹ cảm thấy khá phiền phức trong thời gian đầu. Thực tế, đây là các hoạt động tự nhiên ở bé.

Trong đó, phản xạ do giật mình (hay còn gọi là phản xạ Moro) sẽ kéo dài trong 5-6 tháng. Bé thường giơ hai tay và co hai chân, có thể quấy khóc khi bỗng nhiên nghe tiếng động lớn hay bị chạm vào cơ thể.

Phản xạ này là phản ánh sự phát triển của não bộ. Nếu bé không có các phản xạ giật mình, đập tay, giãy chân thì đã đến lúc ba mẹ nên lo lắng và đưa con đi kiểm tra.

>> Mẹ có thể xem thêm Trẻ mấy tháng biết bò, cầm nắm, trườn và ngồi?

2. Cái đầu dị thường

Không chỉ bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh mới khiến mẹ thấy kỳ lạ; đầu của bé sơ sinh cũng làm nhiều mẹ thấy khó hiểu.

Vì đầu của em bé thường mềm nên việc di chuyển qua vùng xương chậu có thể gây ra sự biến dạng. Điều này còn xảy ra trong suốt quá trình chăm sóc bé, do nằm ngửa quá nhiều hoặc chỉ nằm nghiêng về một bên.

Giải pháp cho tình trạng này là mẹ nên cho con nằm sấp nhiều hơn khi bé đang thức; thay đổi vị trí đặt đồ chơi để bé không nằm nghiêng quá nhiều về một hướng.

Trong trường hợp mẹ đã làm mọi cách mà đầu bé vẫn bị méo ở một vài chỗ, nên đưa bé đến hỏi sự tư vấn của bác sĩ. Có thể bé sẽ cần phải đội một chiếc nón để tạm thời định hình đầu.

3. Bộ phận sinh dục bị sưng cũng khiến mẹ căng thẳng như bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh

Một số bé trai có bộ phận sinh dục mà tinh hoàn lớn hơn các bé bình thường; khiến mẹ sốt vó như thấy bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng này cũng xảy ra ở các bé gái.

Điều này xảy ra do tác dụng của các hormone trong quá trình mang thai. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng, bé sẽ nhanh chóng bài tiết hết những ứ đọng này ra ngoài thông qua đường tiểu trong một vài ngày.

Có một thông tin thú vị dành cho mẹ: bé sơ sinh đi tiểu rất nhiều và điều này có thể làm bé mất đến 10% khối lượng cơ thể so với lúc mới sinh. Điều duy nhất mẹ cần lưu ý là bé trai có thể bị tràn dịch màng tinh hoàn và hiện tượng này cần đến 1 năm để tự biến mất.

>> Mẹ có thể xem thêm Trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ: Mẹ có nên lo lắng?

4. Có máu trong tã

Bé sơ sinh phản xạ giật mình

Điều này có thể làm bất cứ phụ huynh nào hoảng hốt; giống tình trạng bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu bình tĩnh xem xét, phần lớn sẽ nhận ra là mọi việc không đáng lo.

Nếu mẹ sinh bé gái, có thể cô bé đang bị ảnh hưởng do tiếp xúc với hormone trong tử cung của mẹ; và tiểu đỏ ít là điều không đáng lo ngại. Những hormone sẽ giảm đi nhanh chóng. Các bé trai lại có thể chảy máu do mới đươc cắt bao quy đầu. Điều này cũng có thể xảy ra do bé bị hăm. Tuy nhiên, nếu trẻ đi tiêu ra máu, phụ huynh cần cho trẻ đến khám bác sỹ ngay nhé.

Hầu hết các mẹ đều không thể giữ bình tĩnh trong trường hợp này. Tốt nhất, để an tâm, mẹ có thể gọi cho một bác sĩ thân thiết để được tư vấn.

>> Mẹ có thể xem thêm 24 bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh rèn luyện kỹ năng vận động

5. Hai mắt hoạt động không đồng bộ

Đôi khi mẹ thấy mắt bé có vẻ tụ lại cùng một chỗ hoặc nhìn về 2 hướng khác nhau và cho rằng con bị lác hoặc lé. Sự thực là, phải mất 4 tháng mắt của bé mới có thể hoạt động nhất quán.

Nên nếu bạn đang lo lắng về đôi mắt bé thì nên theo dõi thêm một thời gian trước khi lo lắng không cần thiết.

[inline_article id=265599]

Hy vọng những giải đáp về hiện tượng bìu chảy xệ ở trẻ sơ sinh sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức bổ ích trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé.

Hương Lê

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Chăm sóc trẻ sơ sinh tuần đầu tiên (Phần 1)

Các chỉ dẫn dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng quen với những việc cần làm trong tuần đầu tiên làm mẹ.

Thiếu ngủ

Trẻ sơ sinh sẽ ngủ rất nhiều, khoảng 20 giờ một ngày, nhưng giấc ngủ không dài, mỗi giấc ngủ chỉ từ một cho đến bốn giờ. Nói cách khác, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh khác người lớn, do đó, bạn dễ bị kiệt sức do mất ngủ vì bé.

Cách thích nghi: Cố gắng chợp mắt bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào mỗi khi bé ngủ. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không thể ngủ? Hãy nhờ sự giúp đỡ.

Mẹo cho mẹ: Bạn có thể nhờ mẹ chồng hoặc mẹ ruột tới chăm con giúp trong thời gian ở cữ. Khi có bà ở nhà vào ban đêm để cùng với bố thay ca chăm sóc bé, bạn có thể ngủ một giấc dài mà không bị gián đoạn. Nếu bạn không có người thân nào có thể giúp bạn chăm sóc bé vào ban đêm, nên trao đổi với chồng và đề nghị anh ấy giúp đỡ. Ví dụ để chồng trông bé trong phòng khách để bạn có thời gian ngủ đầy đủ và dặn chồng thời gian mang bé vào phòng để cho con bú mẹ.

cham soc tre so sinh
Chăm sóc trẻ sơ sinh là một thử thách với những ai lần đầu sinh con

Dỗ bé

Các bé sơ sinh do vừa thoát ra khỏi sự bao bọc ấm cúng trong tử cung mẹ nên các bé có nhu cầu được ôm ấp liên tục và nhẹ nhàng.

Cách thích nghi: Đừng lo lắng về việc bạn có thể làm hư bé khi cứ ẵm bé liên tục, đó là chuyện không thể. Nếu bạn tạo cho bé cảm giác như khi vẫn còn trong tử cung, bé sẽ yên tâm hơn và không khóc nữa. Để làm được điều này, bạn nên quấn chăn cho bé, lắc lư, dỗ dành, ôm bé vào lòng và để bé mút ngón tay của bạn. Những bước này được thực hiện riêng lẻ hoặc cùng lúc sẽ giúp bé tự động dứt cơn khóc của mình.

Mẹo cho mẹ: Nên thử nhiều cách dỗ bé khóc để xem bé thích hợp với cách nào. Có bé thích được bế ra ngoài, có bé lại thích được dỗ dành, vuốt ve.

Cho con bú

Chuyện cho con bú có thể không đơn giản như bạn nghĩ, đặc biệt với những ai lần đầu làm mẹ.

Cách thích nghi: Tham gia lớp học tiền sản hoặc nhờ bác sĩ hướng dẫn về việc cho con bú càng sớm càng tốt sau khi sinh trước khi có vấn đề phát sinh. Nếu bạn có bác sĩ riêng hoặc y tá đến nhà để giúp bạn chăm sóc bé trong thời gian đầu thì càng tốt. Bạn cần tìm hiểu về cách cho bé bú, tư thế ẵm bé khi cho bú và cách duy trì đủ sữa cho bé. Quan trọng nhất là tạo cảm giác tự tin cho bạn bởi có sự khác biệt lớn giữa việc “hạnh phúc khi cho con bú” và “chỉ muốn cho bé bú cho xong”.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

5 mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh có thể bạn chưa biết

Tạm biệt khăn giấy ướt
Mặc dù các loại khăn giấy ướt cho trẻ sơ sinh được bày bán khắp mọi nơi nhưng bạn thật sự không cần dùng đến chúng đâu. Không chỉ tốn kém mà các loại giấy ướt để vệ sinh cho bé còn bị nghi ngờ có thể làm hại đến làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh. Đặc biệt những bé được nuôi bằng sữa mẹ có phân lỏng, ít acid và vi khuẩn, còn nước tiểu của bé thì loãng nên không cần dùng đến các loại khăn giấy ướt có tẩm hóa chất để lau chùi cho bé.

Không sợ bé tè tràn tã
Việc thay tã cho bé buổi tối hẳn là “ác mộng” với nhiều người. Do đó, bạn nên cho bé mang tã dùng ban đêm hoặc mặc thêm một lớp tã vải bên trong. Cách này sẽ ngăn được tình huống bé tè tràn tã.

5 mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh có thể bạn chưa biết
Bạn đạ tích lũy bao nhiêu bí kíp chăm sóc trẻ sơ sinh cho mình?

Chẳng cần đến giày
Cho đến khi bé biết đi và thường hay ra ngoài, bạn không cần phải mua giày cho bé. Những đôi giày của trẻ con quả là rất xinh xắn nhưng tốt hơn là bạn để dành tiền cho những thứ quan trọng hơn. Thay vào đó, các loại vớ cho trẻ sơ sinh lại rẻ và tiện dụng hơn nhiều.

Cẩn thận với “vòi phun nước” của bé
Điều này đặc biệt dành cho những mẹ có con trai nhé. Khi bạn tháo tã cho bé, bé có thể bị lạnh đột ngột ở vùng kín và sinh ra phản xạ là … tè! Vì thế, nhớ tháo tã chậm rãi để tránh nước tiểu của bé tung tóe khắp nơi. Bạn cũng có thể bọc bên trong một lớp tã vải mỏng để thấm nước tiểu của bé trước khi nó văng vào mặt và mắt của bạn.

Đừng ngại ôm ấp con nhỏ
Bạn có thể đã nghe nhiều người bảo rằng không nên ôm ấp con suốt ngày để bé không quên hơi mẹ. Tuy nhiên, nên nhớ rằng dù bạn có ôm ấp con bao lâu đi nữa cũng không thể làm hư bé. Dạy cho con tính tự lập và xa rời con là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Bạn nên để bé cảm nhận được rằng bé là thành viên gia đình được mọi người yêu thương và trân trọng.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

5 cách giữ trẻ sơ sinh luôn thơm tho

Dùng bình xịt và khăn lau sạch cổ bé sau khi ngủ dậy
Pha 2 cốc rưỡi nước, 1 muỗng café oxy già, 2-3 giọt tinh dầu hoa oải hương hoặc những loại tinh dầu khác và 1 muỗng dầu trà, sau đó cho vào bình xịt để dùng cho bé. Đây là giải pháp nhẹ nhàng và hiệu quả trong việc trung hoà vi khuẩn gây mùi và xoa dịu bé. Nếu bạn thích mọi thứ hoàn toàn tự nhiên, bạn có thể chỉ dùng nước, nhưng dùng những chất khử mùi sẽ hiệu quả hơn. Mẹo để bé cho bạn lau cổ là quấn một cái khăn vòng quanh cổ bé từ đằng sau như khăn choàng, sau đó cầm hai góc đằng trước và xoay cái khăn vòng quanh.

Giảm mùi khó chịu trên nôi bằng vài giọt tinh dầu
Đổ 2-3 giọt tinh dầu khoáng pha với tinh dầu có mùi thơm như tinh dầu hoa hồng hoặc hoa oải hương lên một miếng bọt biển, sau đó xoa nhẹ lên da của bé để giữ ẩm da và xoá sạch những mùi khó chịu. Bạn cũng có thể dùng nước hoa loại dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu bạn không thể tìm thấy loại tinh dầu mà bạn yêu thích mặc dù các loại nước hoa này không hiệu quả lắm trong việc giữ bé thơm lâu. Lau thật nhẹ nhàng ở nơi mỏ ác (thóp) của bé. Vì tinh dầu có thể khiến tóc bé trông ẩm và bóng, bạn nên lau lại tóc cho bé bằng khăn ấm và một lượng nhỏ dầu gội đầu loại dành riêng cho bé sau khi xoa tinh dầu. Tinh dầu sẽ thấm vào tế bào da nên bé yêu nhà bạn vẫn sẽ thơm tho mà không bị đầu tóc bóng lưỡng.

5 cách giữ trẻ sơ sinh luôn thơm tho
Cắt móng tay cho trẻ sơ sinh có thể là việc làm đáng sợ với nhiều mẹ!

Giữ quần áo thơm tho
Đặc biệt là vào mùa hè nóng nực, quần áo bé sẽ mau chóng bám đầy những tế bào chết, nước dãi. Nếu bạn có thể giặt đồ thường xuyên, bạn nên thay đồ cho bé ít nhất 2 lần/ngày. Nếu bạn không có nhiều thời gian giặt đồ, bạn có thể thử cho bé chỉ mặc tã hoặc chỉ mặc quần khi thời tiết đủ ấm. Bạn cũng nên thường xuyên thay ra giường cho bé, ít nhất một hoặc hai lần một tuần. Không chỉ vì ra giường cũ có thể bốc mùi mà còn vì ra giường bẩn có thể cuốn hút những côn trùng cắn bé.

Lau sạch miệng cho bé sau khi ăn
Bạn có thể pha hỗn hợp ¼ muỗng café baking soda với một cốc rưỡi nước ấm, sau đó nhúng một cái khăn sạch vào nước và nhẹ nhàng lau bên trong má bé. Nếu không có baking soda, bạn có thể chỉ cần dùng nước thôi, nhưng baking soda sẽ giúp miệng bé thơm lâu hơn. Nên tập lau miệng cho bé mỗi khi cho bé ăn xong, như thế sẽ giúp bé phòng bệnh tưa lưỡi và sâu răng, dần dà bé sẽ quen với việc này và bạn sẽ không phải vất vả khi lau miệng cho bé nữa.

Giữ móng tay, móng chân sạch sẽ, gọn gàng
Một trong những việc đáng sợ nhất của những người lần đầu tiên làm bố mẹ là cắt móng tay, móng chân cho bé. Khi cắt móng cho bé, hãy ôm bé trong lòng cho tới khi bé ngủ, sau đó cầm tay bé ở một ví trí mà bạn có thể dễ dàng cắt móng. Đảm bảo bạn ở nơi đủ sáng và có kềm hoặc kéo bén, vì kềm hoặc kéo cùn có thể cắt không đứt và kéo da bé vô sâu bên trong móng.

Không nên dùng giũa để làm móng cho bé, bởi vì cứ giũa móng qua lại sẽ khiến bé bị đau hơn là dùng kềm cắt móng cho bé. Thử nghĩ xem bạn sẽ cảm giác thế nào khi cái giũa cứ xẹt qua xẹt lại trên đầu móng tay của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể dùng dũa để mài những góc nhọn. Móng tay bé thường không có mùi khó chịu nhưng chúng có thể là chỗ trú lý tưởng cho vi khuẩn gây hại nếu không được thường xuyên làm sạch.

Nếu bạn thấy những cách này hiệu quả, chia sẻ với những bố mẹ mà bạn biết nhé!

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Những lưu ý khi mang trẻ sơ sinh đi xa

Chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết cho trẻ trong một chiếc túi như: tã lót, núm vú, quần áo, bình sữa có khả năng giữa ấm, bình sữa chứa nước lọc cho bé khi khát nước, các loại khăn mềm, khăn ướt cho trẻ sơ sinh, phấn rôm… để phòng trường hợp bé đói, tiểu tiện trong quá trình di chuyển thì đã có sẵn đồ dùng. Lưu ý bạn nên mang theo thêm túi ni lông sạch để đựng những đồ dùng đã xài như tã (sau khi thay), khăn giấy đã dùng… để tránh trường hợp bạn cần thay tã hay lau chùi cho bé trong khi các phương tiện vẫn di chuyển và bạn không thể vứt chúng đi được.

Đảm bảo an toàn cho bé

 Nên mang cho bé bao tay, chân để tránh bé cào xước mặt hay các vùng da khác trên cơ thể. Bạn nên lưu ý quần áo mặt cho bé phù hợp với điều kiện thời tiết, không cho bé mặc quần áo quá dày hay quá mỏng nhưng đủ để che phủ, bảo vê làn da bé dưới ánh nắng mặt trời, tác động của nắng (nếu có)…

Về phương tiện di chuyển, tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh di chuyển bằng xe máy khi phải đi xa vì sức tạt của gió trong quá trình chạy xe có thể gây nguy hiểm cho sự hít thở, nắng gió trên đường hoàn toàn có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ, thậm chí đến tính mạng của bé.

Chọn phương tiện di chuyển

Nếu phải di chuyển bằng các phương tiện công cộng thay vì thuê hay đi riêng trên một chiếc xe hơi, bạn có thể ẵm bé vào lòng cho những đoạn đường ngắn. Nhưng nếu đi xa thì tốt nhất bạn bạn nên chuẩn bị mang theo một chiếc túi địu trẻ sơ sinh giúp cả bạn và bé cảm thấy thoải mái. Tránh đi vào giờ cao điểm hoặc thới gian có đông người trên xe như các dịp vào ngày lễ, tết… vì sức đề kháng còn yếu, trẻ dễ dàng nhiễm bệnh từ những người xung quanh.

Nếu có điều kiện nên cho bé di chuyển bằng ô tô và điều cần thiết là bạn phải đảm bảo bé được chuyên chở an toàn. Bạn nên mang theo ghế dành cho trẻ sơ sinh trong xe hơi, không bao giờ đặt bé ở ghế hành khách vì trong trường hợp có va chạm, túi khí ở ghế trước có thể bung ra và gây nguy hiểm vì cò thể làm trẻ ngạt thở. Tốt nhất là đặt bé ngồi ở băng ghế sau của xe hơi, hướng về phía sau để đạt độ an toàn cao nhất. Điều này đảm bảo rằng trong trường hợp bị tai nạn, các lực được lan truyền đều giúp hạn chế chấn thương cho bé. Lưu ý rằng để biết ghế cho trẻ có được lắp chắc chắn và chính xác không, bạn có thể kiểm tra, nếu bạn không thể dịch chuyển ghế an toàn nhiều hơn 2 cm là bảo đảm.

Đối với phương tiện di chuyển bằng máy bay, nhiều bậc phụ huynh lo lắng về sự an toàn cho trẻ vì áp suất trên máy bay, không khí khép kín và quá trình xóc trong khi bay cũng như khi cất cánh, hạ cánh có thể quá sức chịu đựng. Theo quy định, các hãng hàng không thường chỉ phục vụ bay cho trẻ sơ sinh từ 14 ngày tuổi trở lên và sức khoẻ bình thường, không sinh non… Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo rằng trẻ khoảng 2 – 3 tháng tuổi mới nên cho đi máy bay vì khi đó hệ thống miễn dịch phần nào phát triển đủ sức chống lại được những sự thay đổi của môi trường và bảo vệ bé chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Trên máy bay có dịch vụ cung cấp nôi trẻ em chuyên dụng (là thiết bị chuyên dụng có sẵn đi kèm với máy bay), bạn nên thông báo và đăng ký trước cho hãng hàng không khi mua vé.

Những lưu ý khi mang trẻ sơ sinh đi xa
Nên chọn những chuyến bay có ít trạm trung chuyển hoặc thời gian chờ ngắn.

Những đồ dùng cho bé nên chuẩn bị trong túi hành lý xách tay luôn mang theo người để khi cần có thể thuận tiện sử dụng. Vì nhiệt độ trên máy bay khá lạnh nên bạn cần chuẩn bị một chiếc mền ấm để sử dụng khi cần.

Mang theo túi địu hoặc xe đẩy giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình làm thủ tục, di chuyển trong sân bay.

Chư Kha

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Sự phát triển của bé 0 đến 3 tháng tuổi

Làm thế nào để giúp bé cảm thấy yên tâm và an toàn?

Bé có thể làm được gì Mẹ xử lý ra sao

Bé bắt đầu nhận biết mẹ của mình và những người yêu thương, quan tâm đến bé.

  • Bé nhận ra gương mặt, giọng nói, và mùi cơ thể mẹ.
  • Bé biết đáp lại mỗi khi bạn cười và chạm vào bé nhẹ nhàng.

Hãy nói và hát cho bé nghe. Điều này giúp bé cảm thấy bé được yêu thương và tạo sợi dây tình cảm với mẹ.

Ôm bé vào lòng. Hãy ôm ấp, âu yếm bé vào lòng cho da thịt của bạn và bé tiếp xúc với nhau.

Bé biết cách “báo hiệu” cho bạn biết bé đang cần gì.

  • Bé có thể sử dụng âm thanh, nét mặt, và chuyển động cơ thể để nói cho bạn biết tâm trạng của bé: buồn ngủ, đói bụng, vui vẻ hay khó chịu.
  • Bé có thể cho biết khi nào bé muốn được chơi và khi nào bé muốn nằm nghỉ.

Hãy nhìn bé để học được những tín hiệu của bé. Bé khóc vì đòi bú không? Bé có dụi mắt hoặc quay mặt đi chỗ khác không nhìn mẹ khi đang mệt mỏi? Nụ cười là biểu diện dễ nhận biết nhất.

Đáp lại tín hiệu của bé. Khi mắt bé mở to và sáng thì có nghĩa là “giờ chơi đến rồi”. Hãy làm mọi thứ êm dịu những lúc bé khóc, quay mặt đi hoặc cong lưng lại.

Bé bắt đầu sử dụng cơ thể để diễn đạt.

  • Bé có thể nắm chặt ngón tay bạn hoặc món đồ chơi trong bàn tay.
  • Khi bé đói, bé biết xoay đầu tìm bầu vú mẹ hoặc bình sữa.

Cho bé một thứ gì đó để với tới hoặc cầm nắm – ngón tay hoặc đồ chơi. Để bé sờ vào đồ vật đủ mọi chất liệu và hình dạng. Giữ một món đồ chơi trong tầm với của bé để bé có thể dùng tay hoặc chân đập vào đồ chơi.  

Quan sát cách bé tự khám phá cơ thể mình. Bé có nhìn tay mình không, có ngậm bàn chân hay cố lật người không?

Hai mẹ con mỗi ngày mỗi gần nhau hơn.

  • Bé đang học cách tin tưởng rằng bạn sẽ hiểu và đáp lại các tín hiệu của bé.
  • Bé trông chờ bạn vỗ về bé. Điều này giúp bé biết cách tự dỗ dành mình
Hãy dỗ dành bé bất cứ khi nào bé la khóc. Bạn không thể làm hư một đứa bé. Xoa dịu, vỗ về làm bé cảm thấy an toàn, yên tâm, và được yêu thương.
Giúp bé giữ bình tĩnh bằng cách hướng dẫn bé cho ngón tay của bé vào miệng, hoặc cho bé ngậm núm vú, hoặc cho bé một chiếc mền hay đồ vật mềm mại đặc biệt với bé.

Khi bé khóc

Khóc là cách thức bình thường mà đứa bé sơ sinh nào cũng vận dụng để “diễn đạt” sự đói bụng, khó chịu, buồn bã, hoặc cần ai đó quan tâm, chú ý.

  • Thường thì ở khoảng 6 tuần tuổi bé khóc nhiều nhất, sau đó có khuynh hướng giảm đi. Khi tròn 3 tháng tuổi, bé thường khóc mỗi ngày khoảng 1 tiếng đồng hồ.
  • Nếu bé của bạn khó dỗ nín mỗi khi khóc quấy thì điều này có thể khiến bạn kiệt sức, căng thẳng, và bực bội. Nhưng lưu ý rằng chỉ cần bạn có mặt ở đó – ôm ấp và vỗ về bé – là bạn đang “truyền đạt” cho bé biết là bé không hề cô độc và bạn sẽ luôn luôn kề cận bên bé trong mọi tình huống.
  • Khi tất cả các em bé đều khóc thì có một số bé khóc nhiều hơn những đứa bé khác. Đây là biểu hiện khóc do đau bụng và các triệu chứng là:

bắt đầu và chấm dứt không có lý do rõ ràng

kéo dài ít nhất 3 giờ một ngày

xảy ra ít nhất 3 ngày một tuần

liên tục từ 3 tuần đến 3 tháng

sự phát triển của bé
Bé cần được học cách tận tưởng sự thoải mái, dễ chịu và an tâm nhất trên đời

Cần làm gì khi bé khóc?

Hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa. Một số nguyên nhân kiến bé khóc có thể là do mắc chứng bệnh nào đó – mẫn cảm với thức phẩm, ợ chua, đau bụng…

Ôm bé vào lòng nhiều hơn. Một số bé khóc ít đi mỗi khi chúng được ôm ấp hoặc bồng bế nhiều hơn. Hãy quấn bé vào một tấm chăn mỏng và mềm mại và lắc lư bé thật nhẹ nhàng.

Dùng âm thanh để xoa dịu cảm giác khó chịu. Hãy khẽ trò chuyện hay hát cho bé nghe. Thử bật quạt hoặc máy điều hòa trong phòng ngủ của bé. Vài đứa bé nín khóc nhờ nghe những tạp âm này.

Giảm kích thích – đèn, cảnh vật, âm thanh, và đồ đạc xung quanh bé. Đôi khi sự ít kích thích từ các tác nhân bên ngoài sẽ khiến trẻ khóc vì bị đau bụng ít khóc hơn.

Tìm kiếm sự hỗ trợ. Hãy nhờ người thân, bạn bè của bạn giúp đỡ để bạn có thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức.

Bình tĩnh. Khi bạn giữ được bình tĩnh thì bé của bạn sẽ “bắt chước” bình tĩnh theo. Nếu bạn cảm thấy tuyệt vọng, bất lực thì hãy đặt bé nằm xuống một nơi an toàn – chẳng hạn như nôi hoặc giường – và tự cho mình giải lao một chút. Khóc lóc không hề làm đau con trẻ, và nếu bạn nghỉ ngơi hợp lý sẹ giúp xoa dịu một nhân vật không kém phần quan trọng: đó chính là bạn!

Đừng đầu hàng. Dỗ bé nín khóc là cả một quá trình mà các bậc làm cha mẹ tự mày mò. Nếu một chiến lược này không hiệu quả thì hãy thử thay thế bằng một chiêu thức khác. Hãy luôn kiên trì, bền bĩ và ghi nhớ một điều rằng bé khóc nhiều cũng có lợi.

Bạn có biết?
Mẹ càng căng thẳng thì bé càng quấy khóc nhiều hơn

Điều đó có ý nghĩa gì đối với bạn :

Thậm chí một đứa trẻ mới lọt lòng đã có thể cảm nhận tình cảm của người mà nó yêu thương. Khi bạn bình tĩnh và thoải mái, bé sẽ cảm thấy bình tĩnh. Khi bạn cảm thấy căng thẳng và muốn nổ tung thì bé cũng cảm thấy khó chịu theo. Vì vậy để chăm sóc bé thì trước hết hãy tự chăm sóc bạn thật tốt. Hãy nhờ người thân hoặc bè bạn giúp đỡ khi bạn cần được nghỉ ngơi. Hãy dành thời gian làm những việc bạn cảm thấy thoải mái. Và nên hỏi ý kiến một bác sĩ tin cậy nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng quá mức hoặc trầm cảm.

MarryBABY

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Chăm sóc tóc trẻ sơ sinh

Hiện tượng rụng tóc ở trẻ sơ sinh
Bạn có biết rằng tóc bé đã được phát triển ngay trong thời gian bạn mang thai ở vào khoảng tuần thai thứ 24 nhưng loại tóc này được mọc và phát triển hoàn toàn là dựa vào hormone có trong cơ thể mẹ trong thời gian mang thai. Do đó sau khi được sinh ra thì do loại hormone này không còn được duy trì nên trẻ sẽ bắt đầu hiện tượng rụng tóc. Thông thường thời gian rụng tóc của trẻ sẽ kéo dài từ lúc mới sinh cho đến khi trẻ được 6 tháng tuổi thì chấm dứt.

Nhiều bà mẹ do nghĩ tóc trẻ sơ sinh sẽ tiếp tục phát triển trở thành tóc trưởng thành nên khi thấy bé bị rụng tóc thì rất lo lắng nhưng thực ra điều này là hoàn toàn bình thường. Tóc trưởng thành của bé sẽ được mọc ra xen kẽ trong khi tóc sơ sinh sẽ lần lượt bị rụng đi và được thay thế. Lưu ý rằng nếu sau 6 tháng mà tóc bé vẫn tiếp tục rụng nhiều thì bạn cần đưa bé khám bác sĩ do đây có thể hiệu cảnh báo của sự thiếu hụt dưỡng chất hoặc sức khoẻ của bé có vấn đề.

Chăm sóc tóc trẻ sơ sinh
Tóc của bé sơ sinh có thể khác nhau tuỳ thuộc vào dinh dưỡng của mẹ lúc mang thai.

Một thực tế khác là trong khi nhiều bé mới sinh ra đã có mái móc đen, dày thì lại có những bé chỉ có lưa thưa một chút tóc, mỏng manh. Điều này có bất thường? Câu trả lời là hiện tượng này hoàn toàn bình thường vì màu tóc và số lượng tóc của bé phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ trong suốt thai kỳ cũng như phụ thuộc yếu tố di truyền của gia đình nên bạn không nên lo lắng khi thấy trẻ ít hay nhiều tóc. Việc cắt tóc máu (tóc sơ sinh) với suy nghĩ sẽ làm tóc mọc nhanh và đen hơn thì chưa có chứng cứ khoa học chứng minh điều này, tuy nhiên cắt tóc bé khi da đầu còn mỏng nếu không cẩn thận có thể gây xước và nguy hiểm cho bé.

Chăm sóc tóc cho bé đúng cách
Do tóc bé còn ít và không ra ngoài nên bụi bẩn cũng ít dính lên tóc nên đối với trẻ sơ sinh bạn chỉ nên gội đầu hai lần/tuần là phù hợp. Trong trường hợp da đầu bé có cứt trâu thì nên gội 3 lần/tuần, bạn nên giúp bé massage da đầu bằng dầu oliu hoặc dùng dầu gội chuyên biệt dành cho trẻ sơ sinh để giúp làm bong các mảng cứt trâu này trước khi gội. Không dùng móng tay để gỡ các mảng cứt trâu ra khỏi da dầu bé hoặc gãi lên da đầu để làm bong các mảng bám này.

Gội đầu bằng nước ấm (khoảng 37 độ), dùng khăn mềm thấm nước dần dần lên đầu trẻ sau đó dùng dầu gội và làm sạch bằng nước. Sau khi gội xong dùng một chiếc khăn mềm, sạch để lau đầu từ trán xuống gáy cho bé giúp tóc khô và làm máu được lưu thông tốt.

Lưu ý dùng đúng các mỹ phẩm chuyên dụng khi chăm sóc bé cho bé.
Do da đầu và tóc của trẻ còn yếu nên không dùng dầu gội đầu dành cho người lớn để gội cho bé vì những hoá chất có trong loại dầu này có thể gây ảnh hưởng đến nang tóc, ảnh hưởng đến quá trình mọc tóc… Bạn nên dùng loại dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh để hạn chế những tác động xấu này.

Nên cho bé tắm nắng vào sáng sớm vì lượng vitamin D trong nắng sớm giúp trẻ mọc tóc tốt hơn. Chú ý đến thời gian tắm sáng phù hợp là khoảng 7 – 8h sáng khi ánh nắng chưa gay gắt, thời gian tắm nắng chỉ khoảng 10 – 20 phút.

Trong thời gian bé bú sữa thì mẹ nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp bé có đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Ngoài ra khi bé lớn hơn một chút, bạn có thể bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của tóc vào thực đơn ăn dặm thêm của bé.

Chư Kha

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Chăm trẻ sơ sinh theo phương pháp kangaroo

Chăm sóc con theo kiểu kangaroo được áp dụng ở một vài thời điểm nhất định và khi cơ thể hoặc tâm tính bé đã ổn thì sẽ kết thúc. Tuy nhiên, hiện này nó còn được các bà mẹ áp dụng linh động cho các em bé sức đề kháng yếu hoặc chưa ngoan.

Chăm sóc trẻ sinh non
Là một người mẹ, ai cũng muốn cục cưng của mình chào đời khi đã đủ ngày đủ tháng để có đủ sức khỏe thích ứng với cuộc sống mới. Nhưng, chẳng phải khi nào trời cũng chiều lòng người bởi có rất nhiều lý do khiến các bà mẹ buộc phải sinh con sớm hơn dự kiến. Trong những trường hợp như thế, sức khỏe của em bé thực sự yếu ớt và thiếu cân trầm trọng. Trước đây, các bác sĩ thường cách ly với mẹ đồng thời cho bé vào lồng kính để tiếp tục nuôi dưỡng. Bây giờ, có một phương pháp khác tốt hơn cho cả mẹ và bé: mẹ và gia đình sẽ nuôi bé theo kiểu kangaroo, thường được áp dụng cho bé nặng dưới 2kg.

Chăm trẻ sơ sinh theo phương pháp kangaroo
Phương pháp này có thể áp dụng cho cả trẻ sinh non và sinh thường

Chăm sóc con theo kiểu kangaroo phải bám sát theo 3 nguyên tắc. Đầu tiên, da phải kề da 24/24 và càng kéo dài càng tốt. Thứ hai, em bé phải hoàn toàn được nuôi bằng sữa mẹ. Thứ ba, thường xuyên massage cho trẻ trong quá trình chăm sóc. Tư thế chuẩn: em bé nằm sấp trên ngực mẹ, giữa hai bầu vú giống kiểu con ếch. Ngoài mẹ, thì bố hoặc người thân trong nhà như ông bà có thể thay nhau chăm sóc bé. Bên cạnh đó, để cố định bé và giúp người mẹ có thể làm vài việc nhẹ nhàng, người ta đã sáng tạo ra chiếc áo kangaroo.

Khi người mẹ để cơ thể mình tiếp xúc hoàn toàn với cơ thể bé cũng giống như tiếp tục mang thai, giúp con hoàn thành nốt những chức năng của các bộ phận trong cơ thể mà vì ra đời sớm vẫn còn dang dở. Hay nói cách khác, người mẹ đã trở thành lồng ấp tự nhiên cho con 24/24. Chăm sóc theo kiểu kangaroo giúp kiểm soát, ổn định thân nhiệt, nhịp tim của trẻ; tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn và tăng cân nhanh hơn so với nuôi trong lồng kính; bé không bị trật khớp háng; giảm tỉ lệ tử vong và bệnh tật; giảm chi phí và thời gian nằm viện; giúp sữa mẹ về tốt hơn. Chưa hết, việc người mẹ được trực tiếp giành sự sống cho con giúp các bà mẹ giảm cảm giác sợ hãi, trầm cảm và day dứt vì đã sinh non. Ngoài ra, nó còn khiến gia đình có chung mối đồng cảm.

Chăm sóc trẻ sinh thường
Không chỉ các bà mẹ có con sinh thiếu tháng mới dùng kiểu chăm sóc này, các bà mẹ sinh con đủ tháng cũng có thể. Cũng giống như các bé thiếu tháng, kiểu chăm sóc này cũng giúp các bé đủ tháng ngủ ngoan hơn, tăng cân nhanh hơn và hệ miễn dịch mạnh khỏe hơn. Đặc biệt, sữa mẹ cũng được tiết ra nhiều hơn. Nhưng, các mẹ không nhất thiết phải ôm con 24/24 hoặc da kề da. Chúng ta có thể địu con trước ngực vài giờ trong một ngày và có mặc áo mỏng để dễ bề sinh hoạt hoặc làm việc. Các mẹ cũng không cần phải thường xuyên massage hoặc quá chăm chú vào em bé.

Khi bé càng lớn thì khoảng thời gian ấp con càng ít hơn. Khi bé khóc quá nhiều mà các mẹ không có thời gian để dỗ dành, ấp con theo kiểu kangaroo có thể khiến bé ngừng khóc ngay. Ngoài ra, bạn không nhất thiết phải mua áo kangaroo mà có thể dùng các loại địu bình thường có bán trên thị trường hoặc dùng một tấm khăn chắc chắn và dài để làm địu.

Linh Đan

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

15 quan niệm sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh

tắm rượu cho trẻ sơ sinh
Tắm rượu cho trẻ sơ sinh: Quan niệm hoàn toàn sai lầm

Dưới đây là những quan niệm bạn nên tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh

1. Tắm rượu cho trẻ sơ sinh

Quan niệm tắm rượu cho trẻ sơ sinh là hoàn toàn sai lầm bởi da bé sơ sinh còn rất nhạy cảm. Mẹ tắm rượu cho trẻ sơ sinh sẽ khiến con bị ngộ độc da. Bé hít phải hơi cồn cũng sẽ bị ngủ lì bì, ngộ độc, ảnh hưởng đến não bộ và sức khoẻ của trẻ.

2. Ngoài tắm rượu cho trẻ sơ sinh, thoa rượu cũng nguy hiểm

Nhiều người thường thoa xát rượu trên người bé khi bé bị sốt. Tuy nhiên, sự thật là xoa rượu sẽ chẳng giúp giảm sốt chút nào cho bé. Trái lại, điều này thực tế lại không an toàn vì rượu có thể thẩm thấu qua da của bé gây ngộ độc da.

3. Trẻ sơ sinh cần được tắm mỗi ngày

Sự thật là các bé không “bốc mùi” từ mồ hôi như người lớn, vì thế các bé chỉ cần tắm cách 2 hay 3 ngày (tất nhiên trừ trường hợp dính “bom tã”). Tuy nhiên, nếu bạn có thói quen tắm cho bé hàng ngày cũng không sao, chỉ cần bạn nhớ dưỡng ẩm cho bé sau đó là được.

4. Để bé ngủ trong phòng yên tĩnh và tối là tốt nhất

 

14 quan niệm lỗi thời trong chăm sóc trẻ sơ sinh
Bé có thể ngủ ở bất kỳ thời điểm nào.

Sự thật là chỉ một vài bé mới thật sự cần ngủ như vậy. Hầu hết các bé đều có thể ngủ được trong môi trường ồn ào và có chút ánh sáng. Hơn nữa, nếu bé đã quen với các hoạt động xung quanh khi đang ngủ thì bé sẽ vẫn “khò khò” như thường.

5. Để bé đứng hoặc nhún trên lòng bạn có thể khiến bé bị chân vòng kiềng

Sự thật là bé sẽ chẳng bị chân vòng kiềng như bạn lo ngại. Đây chỉ là câu chuyện truyền miệng vô căn cứ. Hơn nữa, trẻ nhỏ đang ở tuổi học cách chịu lực trên đôi chân và tìm tâm lực hấp dẫn, vì thế để bé đứng hoặc nhún như vậy không chỉ giúp bé vui mà còn kích thích phát triển cho bé.

6. Nghe nhạc cổ điển sẽ giúp bé tăng IQ.

Sự thật là âm nhạc có thể làm phong phú thêm cho cuộc sống của bé. Thế nhưng, không có nghiên cứu nào minh chứng việc cho bé nghe nhạc cổ điển đặc biệt nào đó có thể tăng khả năng trí tuệ cho não của bé cả.

7. Cứ mặc kệ khi bé khóc. Bạn sẽ làm hư bé nếu cứ chấp nhận “yêu sách” mà ẵm bé lên khi bé khóc.

Sự thật là trẻ dưới 4 tháng tuổi có một vài chiến thuật tự dỗ. Trẻ biết cách làm thế nào “để hư” nhằm mục đích được dỗ dành và thích được bao bọc, nhưng đó là về phía trẻ. Thực tế, việc ẵm bé lên khi bé khóc giúp bé học được rằng cha mẹ sẽ luôn có mặt để chăm sóc bé.

8. Trẻ có thể thức suốt đêm nếu không được thay tã ướt

Sự thật thì nước tiểu là nước vô trùng, và các loại tã ngày nay có khả năng thấm hút rất nhanh. Vì thế, bạn có để bé qua đêm với tã ướt cũng không có vấn đề gì. Tuy vậy, để bé trong tã đầy phân quá lâu có thể gây UTI (nhiễm trùng đường tiểu) hoặc nhiễm trùng bàng quang, đặc biệt là các bé gái. Vì thế nếu “nghe” tã bốc mùi, bạn hãy nhanh chóng thay tã mới cho bé ngay.

9. Tiêm ngừa khi bé bị cảm lạnh hay sốt nhẹ là rất nguy hiểm

Sự thật là các bệnh nhẹ không làm giảm khả năng đáp ứng hệ miễn dịch của bé hay tăng rủi ro các phản ứng khó chịu nào khi tiêm ngừa.

10. Không bao giờ được thoa kem chống nắng lên bé dưới 6 tháng tuổi

Sự thật là rủi ro bị ung thư da do phơi mình dưới ánh mặt trời cao hơn rủi ro bé bị phản ứng với kem chống nắng. Tốt nhất là bạn hãy giữ bé tránh xa khỏi các tia cực tím nguy hiểm càng nhiều càng tốt, từ khoảng thời gian 10g sáng đến 4g chiều. Nhưng nếu phải đưa bé ra đường nắng thì bạn cần thoa kem chống nắng ít nhất là 15 SPF cho bé. Theo hiệp hội thai kỳ Hoa Kỳ, chỉ thoa một lượng nhỏ kem chống nắng trên các khu vực nhỏ như mặt hay lưng bàn tay bé thì không sao cả.

11. Trong tháng tuổi đầu tiên, phải luôn khử trùng tất cả các bình sữa hoặc núm vú giả

Sự thật là bạn chỉ cần phải khử trùng bình sữa và núm vú giả khi vừa mua về sử dụng. Sau lần đầu đó, bạn có thể rửa bằng xà phòng và nước là đủ. Trên thực tế, bé tiếp xúc với nhiều vi khuẩn hơn số lượng vi khuẩn trong bình sữa hay núm vú giả được chùi rửa kỹ lưỡng này.

12. Cho bé ngủ bằng bụng là an toàn nhất

Sự thật thì tư thế ngủ an toàn nhất cho bé là nằm ngửa, tức là ngủ bằng lưng. Trước đây, các bác sĩ thường lo ngại trẻ có thể sặc nước dãi nếu không để bé nằm bằng bụng hay hông. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy tư thế ngủ này có liên quan đến SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) với tỷ lệ cao.

13. Cho thêm gạo ngũ cốc vào bình sữa của trẻ sơ sinh sẽ giúp bé ngủ ngon

Sự thật là bạn cần hoãn cho bé ăn thức ăn đặc từ 4 đến 6 tháng tuổi. Nghiên cứu cho thấy các bé ăn thức ăn đặc trước 4 tháng tuổi khó ngủ hơn so với các bé được nuôi bằng sữa bột công thức. Nghiên cứu này cũng cho thấy có mối liên quan giữa việc được ăn thức ăn đặc sớm và bị béo phì sau này.

14. Cần cho bé bú nghiêm ngặt theo thời gian biểu

Sự thật là tốt hơn hết bạn nên cho bé bú theo nhu cầu, vì bản thân cơ thể bé sẽ báo cho bé biết khi nào đói và khi nào thì no. Việc đặt cục cưng của bạn vào một lịch bú quy củ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các thói quen ăn uống khỏe mạnh bẩm sinh của bé.

15. Trẻ sơ sinh cần đi giày đế cứng để bảo vệ các ngón chân mỏng manh và giữ chân thẳng.

Sự thật là trẻ sơ sinh sử dụng các ngón chân để bám vào các bề mặt mà trẻ bước tới, vì thế bạn nên cho trẻ đi chân không trong nhà. Để giữ đôi chân tí tẹo của bé được an toàn khi ra ngoài, bạn hãy cho bé mang giầy có đế bám tốt. Một đôi giày đế cứng rất dễ bị tuột khi bé di chuyển.

Linh Lan

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Khi bé ra đời sẽ mang đến niềm vui và hạnh phúc cho cha mẹ. Với tất cả tình thương, cha mẹ luôn nâng niu, chăm sóc bé và làm tất cả những gì tốt cho bé. Nhưng ngoài tình thương dành cho bé, cha mẹ cần chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản để tránh những sai sót khi chăm sóc trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh dễ nhiễm trùng:

  • Trẻ sơ sinh rất dễ bị các loại vi khuẩn “tấn công” do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Vì vậy, cha mẹ nên rửa tay thật sạch trước khi ẵm hay ôm hôn bé.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Cơ thể của bé còn non yếu nên rất cần được chăm sóc kỹ lưỡng

Không để trẻ sơ sinh ngủ qua đêm:
“Thời khóa biểu ngủ” của trẻ sơ sinh không giống nhau. Trẻ sơ sinh thường ngủ nhiều nhưng vẫn cần phải ăn trong khoảng 2-3 giờ mỗi lần. Vì vậy, nếu thấy bé ngủ 8 tiếng liên tục, cha mẹ nên lưu ý, đây có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da.

Không cách ly bé với bên ngoài trong 6 tuần đầu:
Đây là quan niệm sai lầm của cha mẹ. Chúng ta không nên cho bé ra ngoài quá lâu, nhưng nên bắt đầu cho bé làm quen với môi trường xung quanh trong tuần thứ hai. Thời điểm thích hợp là khoảng từ 9-10h hay từ 15h -16h, khi trời mát mẻ, không quá nóng hay lạnh.

Không nên chọn quần áo cho bé theo ý mình:
Cơ thể bé sơ sinh còn non nớt, vì vậy, cha mẹ nên chọn quần áo có chất liệu cotton, mềm mại, thoáng mát…, đừng chỉ thấy đẹp là mua nhé.

Nên cho bé ăn ngay khi bé đói:
Không nên như vậy, hãy cho bé ăn bất cứ khi nào bé đói, đảm bảo ít nhất bốn giờ một lần chứ không nên chỉ cho bé ăn theo đúng bữa.

Xương sống của bé khá mềm, yếu:
Do tủy sống chưa phát triển đầy đủ nên xương sống của bé khá yếu và mỏng manh. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý và cẩn thận khi nâng đầu và cổ bé. Khi bế bé ở tư thế nằm ngang thì phải dùng cánh tay đỡ đầu bé; còn khi bế đứng hoặc đặt bé nằm xuống thì cần chú ý đỡ đầu và cổ của bé.

Hoàng Oanh