Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường dài bao nhiêu ngày?

Có nhiều người thắc mắc, chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường và bất thường? Hành kinh nguyệt 3-5 ngày hết có sao không? Tất cả những thắc mắc này, MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường?

[quotation title=””]

Chu kỳ kinh nguyệt trung bình kéo dài 28 ngày. Tuy nhiên, cũng có người có chu kỳ kéo dài là 21 ngày hoặc 35 ngày. Đây cũng được cho là các chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở phụ nữ.

[/quotation]

Chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh trước cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người có thể hơi khác nhau nhưng quá trình diễn ra thì giống nhau.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách xem bói kinh nguyệt: Giải mã bí ẩn 31 ngày kinh nguyệt cực chuẩn

Các giai đoạn của kỳ kinh nguyệt 

chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày
Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày và có bao nhiêu giai đoạn?

Bên cạnh vấn đề chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường hay bất thường; chắc hẳn, bạn cũng muốn biết các giai đoạn của kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu đúng không? Kỳ kinh nguyệt thường kéo dài qua 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn kinh nguyệt: Giai đoạn này bắt đầu vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt. Quá trình này diễn ra khi lớp niêm mạc tử cung bong ra rồi được thải ra khỏi âm đạo nếu không diễn ra quá trình thụ thai và được gọi là giai đoạn hành kinh. Hầu hết mọi người đều có ngày hành kinh kéo dài từ 3-5 ngày; thậm chí là 7 ngày.
  • Giai đoạn nang noãn: Giai đoạn này bắt đầu từ giai đoạn kinh nguyệt ở trên và kết thúc khi bạn rụng trứng. Trong thời gian này, hormone estrogen tăng cao khiến lớp niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) phát triển và dày lên. Bên cạnh đó, hormone kích thích nang trứng (FSH) cũng khiến cho các nang trứng trong buồng trứng phát triển. Trong ngày thứ 10 – 14 của chu kỳ kinh nguyệt, một trong những nang trứng đang phát triển sẽ phát triển thành một quả trứng trưởng thành.
  • Rụng trứng: Giai đoạn này xảy ra vào khoảng ngày thứ 14 trong chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này, hormone hoàng thể hóa (LH) tăng cao khiến buồng trứng giải phóng quả trứng trường thành. Đây được gọi là ngày rụng trứng.
  • Giai đoạn hoàng thể: Giai đoạn này kéo dài từ khoảng ngày thứ 15 đến ngày thứ 28 trong chu kỳ. Trứng di chuyển khỏi buồng trứng qua ống dẫn trứng để đến vị trí 1/3 ngoài của vòi tử cung. Lúc này hormone progesterone tăng giúp lớp niêm mạc tử cung dày lên và chế tiết chuẩn bị cho quá trình mang thai. Nếu trứng được thụ tinh và bám vào thành tử cung để làm tổ thì bạn sẽ có thai. Nếu bạn không có thai thì hormone estrogen và progesterone sẽ giảm xuống. Khi đó, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra, được đào thải qua âm đạo và xuất hiện máu kinh.

[key-takeaways title=””]

Lưu ý, các ngày diễn ra các sự kiện trong chu kỳ kinh nguyệt ở thông tin trên là của chu kỳ 28 ngày. Với những chu kỳ có số ngày ít hơn hoặc nhiều hơn 28 ngày; thì các giai đoạn có thể diễn ra ở những ngày khác nhau nhưng các sự kiện trong chu kỳ vẫn giống nhau.

[/key-takeaways]

Bên cạnh vấn đề chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường; bạn có thể tìm hiểu bí quyết giúp cho kinh nguyệt đều đặn. Vì khi kinh nguyệt đều đặn việc thụ thai hoặc tránh thai sẽ “dễ dàng” hơn.

Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bất thường?

Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bất thường?
Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bất thường?

[quotation title=””]

Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bất thường? Chu kỳ kinh nguyệt bất thường kéo dài ít hơn 21 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày.

[/quotation]

Ngoài ra, chu kỳ kinh nguyệt bất thường còn có các dấu hiệu sau:

  • Số ngày hành kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày hoặc ít hơn 3 ngày
  • Xuất huyết âm đạo giữa các chu kỳ kinh nguyệt
  • Không xuất hiện kinh nguyệt trong 3 tháng (90 ngày)
  • Lượng máu kinh nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường
  • Đối với bé gái nếu đã 16 tuổi nhưng chưa có kinh nguyệt thì được xem là bất thường
  • Kỳ kinh nguyệt xuất hiện kèm các dấu hiệu đau bụng dữ dội, chuột rút, buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Kinh nguyệt không trở lại trong vòng ba tháng sau khi ngừng thuốc tránh thai và bạn cũng không mang thai

>> Bạn có thể xem thêm: Chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ ảnh hưởng lớn tới khả năng thụ thai

Vấn đề khác liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày và những điều cần biết!
Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày và những điều cần biết!

1. Con gái thường đến tháng vào ngày nào?

Hầu như, ngày xuất hiện kinh nguyệt của bé gái đã dậy thì hoặc phụ nữ trưởng thành đều khác nhau. Bởi vì, chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người khác nhau về thời gian bắt đầu, thời gian kéo dài của chu kỳ, thời gian hành kinh,…

2. Kinh nguyệt 3 ngày hết có sao không?

Có nhiều người có thời gian hành kinh nguyệt trong 3 ngày là sạch. Điều này khiến họ lo lắng và thắc mắc không biết kinh nguyệt 3 ngày hết có sao không? Câu trả lời là HOÀN TOÀN BÌNH THƯỜNG bạn nhé. Thông thường, số ngày hành kinh của phụ nữ có thể kéo dài từ 3-7 ngày. 

4. Lượng máu xuất ra bao nhiêu là bình thường?

Thông thường, bạn có thể mất khoảng 2-3 thìa canh máu (khoảng 60ml máu) trong kỳ hành kinh mỗi tháng. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu bất thường trong kỳ hành kinh dưới đây thì nên đi khám phụ khoa.

  • Ngày hành kinh kéo dài hơn 7 ngày 
  • Âm đạo xuất ra các cục máu đông lớn 
  • Máu kinh tràn ra khỏi băng vệ sinh hoặc tampon sau mỗi 1-2 giờ

[key-takeaways title=””]

Lượng máu kinh xuất ra ở mỗi người có thể khác nhau. Tốt nhất, bạn nên đi khám phụ khoa nếu thấy các dấu hiệu bất thường. Bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán chính xác và tư vấn phù hợp với từng trường hợp.

[/key-takeaways]

Những dấu hiệu kinh nguyệt bình thường

Nếu đã biết chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường hay bất thường; bạn cũng nên biết thêm các dấu hiệu kinh nguyệt bình thường dưới đây nhé.

  • Khó ngủ
  • Đau đầu
  • Thèm ăn
  • Đầy hơi
  • Đau ngực
  • Nổi mụn trứng cá 
  • Thay đổi tâm trạng

[inline_article id=304234]

Như vậy, chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường? Chu kỳ kinh nguyệt trung bình kéo dài 28 ngày. Tuy nhiên, cũng có người có chu kỳ kéo dài 21 ngày hoặc 35 ngày. Đây cũng được cho là các chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở phụ nữ. Nếu chu kỳ của bạn ít hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày thì được coi là bất thường.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Cách thử thai đối với người kinh nguyệt không đều

Vậy cách thử thai đối với người kinh nguyệt không đều như thế nào để có kết quả chính xác nhất. Bài viết này MarryBaby sẽ chia sẻ đến các chị em các vấn đề thử thai khi kinh nguyệt của chị em không đều. Hãy theo dõi bài viết này để biết cách nhé các chị em!

Như thế nào là chu kỳ kinh nguyệt không đều?

Trước khi tim hiểu cách thử thai đối với người kinh nguyệt không đều; chúng ta cần hiểu về chu kỳ kinh nguyệt không đều. Sau tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ sẽ bắt đầu đều đặn hơn. Vậy còn chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt thế nào là không đều?

Theo Dịch vụ Y tế Anh Quốc (NHS); Chu kỳ kinh nguyệt trung bình kéo dài 28 ngày. Mặc dù chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn hoặc dài hơn một chút là điều bình thường. Còn phụ nữ có kinh nguyệt không đều khi độ dài của chu kỳ kinh nguyệt (khoảng cách giữa các kỳ kinh bắt đầu) liên tục thay đổi.

>> Bạn có thể xem thêm: Vừa mới hết kinh quan hệ có thai hay không? Giải đáp thắc mắc cho các cặp đôi.

Cách thử thai đối với người kinh nguyệt không đều

Mặc dù phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều sẽ khó thụ thai hơn phụ nữ có chu kỳ bình thường. Bởi vì, các chị em có chu kỳ không đều sẽ khó tính ngày rụng trứng chính xác. Nếu quan hệ không dùng biện pháp tránh thai; thì cách tính ngày thử thai với người kinh nguyệt không đều như thế nào?

Theo tổ chức Sức khỏe Phụ nữ tại Hoa Kỳ; cách thử thai đối với người kinh nguyệt không đều là hãy thử đếm 36 ngày kể từ ngày bắt đầu chu kỳ kinh cuối cùng; hoặc 4 tuần kể từ khi bạn quan hệ tình dục. Tại thời điểm này, nếu đang mang thai, thì nồng độ hCG của chị em sẽ đủ cao để dễ dàng thử thai bằng que thử thai.

Nếu lúc đó que thử thai cho kết quả 1 vạch, nhưng chị em vẫn nghi ngờ mình có thai. Các chị em hãy đợi thêm vài ngày và thử thai lần nữa; hoặc đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm máu.

Cách thử thai đối với người kinh nguyệt không đều
Hướng dẫn cách thử thai đối với người kinh nguyệt không đều

>> Bạn có thể xem thêm: Tinh trùng ít có thụ thai được không? Làm sao để khắc phục?

Một số lưu khi khi thử thai tại nhà

Khi đã biết cách thử thai đối với người kinh nguyệt không đều; các chị em cũng nên lưu ý thêm một số điều khi thử thai tại nhà theo khuyến cáo của các chuyên gia tại bệnh viện Cleveland tại Hoa Kỳ.

  • Sử dụng nước tiểu vào buổi sáng sau khi thức dậy của chị em để thử thai. Bởi vì, đây là thời điểm trong ngày mà nồng độ hCG của phụ nữ cao nhất.
  • Nếu chị em thử thai vào một thời điểm khác trong ngày cũng được. Nhưng các chị em phải đảm bảo rằng nước tiểu đã ở trong bàng quang ít nhất bốn giờ.
  • Chị em tuyệt đối không uống quá nhiều chất lỏng trước thử thai. Bởi vì điều này có thể làm loãng nồng độ hCG trong nước tiểu. Từ đó, cho kết quả khong chính xác.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì của que thử thai và đảm bảo thực hiện đúng với hướng dẫn của nhà sản xuất.

[inline_article id=195732]

Trên đây là những thông tin về cách thử thai đối với người kinh nguyệt không đều. Nếu các chị em còn thắc mắc gì liên quan đến điều này hãy để lại bình luận. Đội ngũ bác sĩ tham vấn của MarryBaby sẽ giúp giải đáp ngay nhé!

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? 13 nguyên nhân bạn nên biết!

Vậy tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Bài viết này MarryBaby sẽ giải đáp cho các chị em các vấn đề kinh nguyệt không đều. Hãy theo dõi bài viết này để được giải đáp những thắc mắc nhé.

Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt không đều?

Trước khi tìm hiểu tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt; chúng ta cần nhận biết thế nào là chu kỳ kinh nguyệt không đều. Theo chia sẻ của tổ chức Sức khỏe phụ nữ tại Hoa Kỳ; kinh nguyệt không đều là bình thường đối với các bạn gái tuổi teen và phụ nữ tiền mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt của các cô gái tuổi teen có thể không đều trong vài năm đầu và sẽ đều đặn vào những năm sau. Ngoài ra, phụ nữ trong quá trình tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể trở nên thất thường trước khi mãn kinh.

Kinh nguyệt không đều nếu chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn hoặc dài hơn mức trung bình. Điều này có nghĩa là từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng cho đến khi bắt đầu kỳ kinh tiếp theo chỉ dưới 24 ngày hoặc hơn 38 ngày.

Ngoài ra, kinh nguyệt không đều khi độ dài chu kỳ thay đổi hơn 20 ngày từ tháng này sang tháng sau. Chẳng hạn như, chu kỳ của bạn chuyển từ chu kỳ 25 ngày bình thường sang chu kỳ 46 ngày vào tháng tiếp theo; và sau đó trở lại chu kỳ 25 ngày vào tháng kế tiếp.

Vậy tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân dưới đây. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

>> Bạn có thể xem thêm: Quan hệ khi có kinh nguyệt có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt?

1. Rối loạn tiêu hóa

Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Kinh nguyệt không đều hoặc trễ kinh có thể là dấu hiệu của rối loạn ăn uống. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến tuyến giáp khiến tạo ra nhiều hormone tuyến giáp hơn mức cơ thể. Hoặc vấn đề cường giáp hoạt động quá mức cũng có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

2. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Lượng prolactin trong máu cao

Theo tổ chức Sức khỏe phụ nữ tại Hoa Kỳ; tình trạng này được gọi là tăng prolactin máu. Prolactin là hormone khiến ngực phát triển trong tuổi dậy thì và tạo ra sữa mẹ sau khi sinh con. Hormone này cũng giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Nếu nó tăng cao trong máu cũng khiến cho kinh nguyệt không đều

3. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt

Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Một tình trạng khác cũng là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều đó là Hội chứng đa nang buồng trứng; gây mất cân bằng nội tiết tố. Theo thống kê, có khoảng 1/10 phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều mắc PCOS; tổ chức Sức khỏe phụ nữ tại Hoa Kỳ chia sẻ.

4. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Suy buồng trứng nguyên phát (POI)

POI xảy ra khi buồng trứng ngừng hoạt động bình thường trước tuổi 40. Trong một số trường hợp, điều này cũng có thể xảy ra ngay từ tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, POI không phải là tình trạng mãn kinh sớm. Nó không giống như tình trạng của những phụ nữ trong thời kỳ mãn. Những phụ nữ bị POI vẫn có thể có kinh nhưng không đều. Và họ cũng có thể mang thai như những người phụ nữ bình thường.

5. Bệnh viêm vùng chậu (PID)

Kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu. Đây là một bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh sản. Bệnh này thường do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) gây nên.

6. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Căng thẳng

Theo chia sẻ của các chuyên gia tại bệnh viện Cleveland tại Mỹ; những căng thẳng nhỏ hàng ngày thường không ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Nhưng nếu căng thẳng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến hormone trong cơ thể. Điều này chính là nguyên nhân khiến cho cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em không đến “đúng hẹn”.

7. Bệnh tiểu đường

Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 có thể cũng là nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều. Nếu kiểm soát bệnh tiểu đường có thể giúp kinh nguyệt đều đặn trở lại.

>> Bạn có thể xem thêm: Uống thuốc điều kinh có thai được không? Có gây nguy hiểm cho thai nhi?

8. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Béo phì

Chất béo dư thừa trong cơ thể sẽ tạo ra hormone estrogen. Do đó, hormone estrogen cũng có thể là nguyên nhân làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Điều này có thể gây ra hiện tượng trễ kinh, kinh nguyệt không đều hoặc kinh nguyệt ra nhiều.

9. Ăn kiêng và tập thể dục khắc nghiệt

Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức khỏe. Nhưng nếu bạn lạm dụng điều này có thể sẽ khiến kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng.

Khi kinh nguyệt không đều do giảm cân, ăn kiêng hoặc tập thể dục có thể dẫn đến vô kinh thứ phát. Dưới đây có thể là những trường hợp gây ra vô kinh thứ phát:

  • Chế độ ăn kiêng khắc nghiệt, hạn chế calo.
  • Bị rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn hoặc ăn vô độ.
  • Giảm nhiều cân trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Trải qua quá trình tập luyện nặng nhọc như chạy marathon.

10. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Thuốc tránh thai nội tiết

tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt

Trong thuốc tránh thai nội tiết có chứa progestin hoặc cả progestin và estrogen. Các hormone này làm ngừng rụng trứng và ngăn ngừa thụ thai. Dưới đây là các biện pháp tránh thai nội tiết:

  • Thuốc tránh thai đường uống.
  • Thuốc tránh thai dạng tiêm.
  • Miếng dán tránh thai.
  • Đặt vòng âm đạo
  • Cấy ghép nội tiết tố.
  • Vòng tránh thai (IUD).

Nếu bạn bị trễ kinh do sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết tố liên tục thì không có vấn đề gì lớn. Tuy nhiên, bạn hãy hỏi bác sĩ trước khi thử để đảm bảo các biện pháp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

11. Tuổi dậy thì

Thông thường, các bạn phải mất một vài năm để chu kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Bởi vì tuổi dậy thì buồng trứng chưa phát triển đầy đủ, ngoài ra cũng có thể do sự thay đổi nội tiết tố, trục dưới đồi tuyến yên buồng trứng (HPO) chưa trưởng thành.

Trục HPO là hệ thống nội tiết tố điều chỉnh quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Phải mất một vài năm để trục HPO trưởng thành và điều chỉnh kinh nguyệt được đều hơn. Thông thường, kinh nguyệt của nữ giới sẽ đều hơn vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên và 20 tuổi.

>> Bạn có thể xem thêm: Xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai và những điều cần biết

12. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp từ những năm sinh sản sang mãn kinh. Quá trình chuyển đổi này có thể mất một hoặc hai năm hoặc có thể vài năm. Và trong thời gian này, chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài 25 ngày trong tháng này và 29 ngày trong tháng tiếp theo.

Theo chuyên gia ở bệnh viện Cleveland tại Mỹ; kinh nguyệt không đều trong thời kỳ tiền mãn kinh thì không sao. Nhưng nếu kinh nguyệt liên tục trở nên nặng hơn hoặc gần nhau hơn thì hãy gặp bác sĩ ngay.

Tuổi mãn kinh trung bình là 51, vì vậy tiền mãn kinh thường bắt đầu ở độ tuổi 40 hoặc 50. Thông thường, tiền mãn kinh cũng đi kèm với các triệu chứng khác như:

  • Nóng bừng.
  • Mất ngủ.
  • Thay đổi tâm trạng.
  • Đổ mồ hôi đêm.
  • Khô âm đạo.

13. Mang thai

Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Đôi khi kinh nguyệt không xuất hiện cũng có thể do bạn đang mang thai. Bạn có thể mang thai nếu đã quan hệ tình dục không tránh thai. Và bạn đã quan hệ trong khoảng thời gian rụng trứng và tình trạng không có kinh nguyệt cũng là dấu hiệu thụ thai. Để biết bạn có thai hay không hãy dùng que thử thai để kiểm tra nhé.

Khi thấy không có kinh nguyệt trong 1-2 tháng; bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra chứ không nên tự chẩn đoán và điều trị bệnh tại nhà. Nếu bạn nhận biết các dấu hiệu mang thai thì hãy đến bệnh viện siêu âm để được chẩn đoán chính xác hơn nhé.

[inline_article id=173823]

Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết được tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt. Nếu còn thắc mắc gì đến vấn đề chu kỳ kinh nguyệt hãy để lại bình luận. Đội ngũ bác sĩ của MarryBaby sẽ giúp giải đáp ngay nhé!

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không?

Vậy 1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không? Tình trạng 1 tháng có kinh 2 lần trong thời gian dài có phải là do cơ thể đang mắc bệnh gì nguy hiểm không? 

1. Nguyên nhân 1 tháng có kinh 2 lần là do đâu?

1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không

Trước khi tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không?”, ta cần tìm hiểu nguyên nhân khiến quá trình “rụng dâu” của bạn thay đổi.

Một chu kỳ kinh nguyệt điển hình của người trưởng thành dao động từ 21 đến khoảng 35 ngày. Nghĩa là chu kỳ kinh nguyệt có thể đến sớm hoặc trễ hơn một vài ngày. Và trường hợp 1 tháng có kinh 2 lần là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Nhưng bên cạnh độ dài chu kỳ; một số vấn đề khác cũng là tác nhân gây ra chảy máu âm đạo. Trong đó, đa phần liên quan đến những bệnh lý nghiêm trọng.

>> Bạn có thể xem thêm: Rối loạn tình dục, những báo động trong đời sống tình dục mà bạn có thể bỏ qua

1.1  Ngừng sử dụng thuốc tránh thai

1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không

Trong thuốc tránh thai hằng ngày thường chứa estrogen và progesterone (hai hormone sinh dục nữ). Dừng uống thuốc tránh thai sẽ có thể làm xuất hiện chảy máu âm đạo bất thường bởi vì nồng độ hormone trong cơ thể giảm đột ngột. Từ đó gây ra hiện tượng 1 tháng có kinh 2 lần.

1.2 Mang thai

1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không

Mang thai có thể gây ra hiện tượng ra máu. Ra máu khi mang thai có thể là bình thường, nhưng để an toàn, bạn nên đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ hiện tượng ra máu nào khi mang thai.

1.3 Tiền mãn kinh

Đây là giai đoạn dẫn đến mãn kinh. Trong giai đoạn này, các hormone của cơ thể bắt đầu thay đổi. Chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn hơn hoặc dài hơn, chảy máu nhẹ hơn hoặc nặng hơn, dẫn đến 1 tháng có kinh 2 lần.

1.4 Các vấn đề về bệnh lý về tử cung và buồng trứng

Chị em phụ nữ sẽ là đối tượng có nguy cơ cao bị rối loạn kinh nguyệt nếu mắc những bệnh lý sau:

  • Polyp tử cung: với triệu chứng đi kèm là ra máu âm đạo bất thường giữa chu kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục, thụt rửa âm đạo, sau tiền mãn kinh
  • Viêm nhiễm phụ khoa (viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,…) khiến “cô bé” ngứa, đau buốt, có mùi khó chịu…
  • Buồng trứng đa nang nếu cơ thể có cảm giác đầy bụng và khó chịu vùng bụng dưới, tóc mỏng đi, mỡ trong máu cao,…
  • U xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung với một số triệu chứng là đi tiểu thường xuyên, cảm giác áp lực hoặc đầy ở vùng xương chậu, đau ở lưng dưới, đau khi quan hệ tình dục
  • Ung thư tử cung hoặc cổ tử cung với triệu chứng dịch âm đạo ra nhiều bất thường, rối loạn tiểu tiện, đau ở vùng lưng, chậu…

1.5 Các vấn đề về tuyến giáp

Các vấn đề về tuyến giáp như cường giáp và suy giáp cũng có thể gây ra 1 tháng có kinh 2 lần vì chúng làm thay đổi hormone tuyến giáp. Hormone tuyến giáp và cơ quan sinh dục hoạt động trong cùng một vùng não – tuyến yên và vùng dưới đồi. Vì thế, hormone kiểm soát kinh nguyệt và rụng trứng sẽ bị ảnh hưởng nếu hormone tuyến giáp rối loạn.

Các dấu hiệu và triệu chứng của suy giáp bao gồm:

  • Lúc nào cũng cảm thấy lạnh
  • Táo bón
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi
  • Dòng chảy thời kỳ nặng
  • Da nhợt nhạt
  • Nhịp tim chậm
  • Mặt sưng húp
  • Tăng cân

Với cường giáp, cơ thể sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Lúc nào cũng cảm thấy nóng
  • Mắt lồi
  • Bệnh tiêu chảy
  • Cáu gắt
  • Khó ngủ
  • Giảm cân
  • Nhịp tim nhanh

1.6 Chứng rối loạn nội tiết tố 

Hiện tượng rối loạn nội tiết tố xảy ra phổ biến ở các bé gái đang trong tuổi dậy thì và phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh. Những yếu tố dẫn tới rối loạn nội tiết tố khiến 1 tháng có kinh nguyệt 2 lần có thể là do hệ thống điều hòa nội tiết rối loạn, do chế độ sinh hoạt, các bệnh lý khác ảnh hướng đến điều hòa nội tiết tố nữ.

1.7 Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học

Nhiều người duy trì thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như là ngủ muộn, thiếu ngủ, ăn uống không đúng giờ, không điều độ,…trong thời gian dài cũng gây ra 1 tháng có kinh nguyệt 2 lần. Nguyên nhân là do sự thay đổi về đồng hồ sinh học sẽ kéo theo những biến đổi bất thường trong cơ thể, bao gồm cả hormone và chu kỳ kinh hàng tháng.

>> Bạn có thể xem thêm: Các biện pháp tránh thai an toàn và phổ biến nhất cho phụ nữ

2. 1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không?

Khi biết được những nguyên nhân dẫn đến tình trạng 1 tháng có kinh 2 lần ở trên, nhiều bạn có thể đang rất hoang mang và đặt ra câu hỏi là “1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không?” 

Câu trả lời là có. Một số biến chứng có thể phát sinh do kinh nguyệt không đều.

2.1 Thiếu máu

Việc kinh nguyệt nhiều hơn 1 lần trong tháng có thể khiến lượng máu thải ra khỏi cơ thể bạn tăng lên đáng kể. Việc mất quá nhiều máu có thể dẫn đến bệnh thiếu máu. Các triệu chứng của bệnh thiếu máu có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Hụt hơi
  • Nhịp tim không đều
  • Da nhợt

1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không

 

Lúc này bạn hãy nhớ chăm sóc bản thân và bổ sung nhiều thực phẩm chứa sắt như gan, thịt đỏ, củ dền,…

2.2 Khó theo dõi rụng trứng

Đối với kỳ kinh nguyệt bình thường, ngày dễ thụ thai sẽ rơi vào ngày thứ 12-14 của chu kỳ kinh nguyệt. 1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có thể khiến bạn khó theo dõi quá trình rụng trứng vì khó để xác định ngày dễ thụ thai. Về vấn đề này, bạn cần đi kiểm tra và tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

2.3 Khó mang thai

Nếu bạn đang cố gắng mang thai, chảy máu bất thường có thể khiến quá trình thụ thai trở nên phức tạp hơn. Bên cạnh đó, quan hệ khi đang có kinh sẽ gây ra một số bệnh về âm đạo. Bạn cần đến bệnh viện để tìm ra giải pháp nếu bạn đang tích cực cố gắng mang thai và bị kinh nguyệt ra nhiều hoặc không đều.

2.4 Triệu chứng của các bệnh phụ khoa nghiêm trọng

trong trường hợp 1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt xảy ra thường xuyên, kèm theo những dấu hiệu như: ra khí hư bất thường, đau bụng dưới, máu kinh ra quá ít hoặc quá nhiều, có mùi hôi, màu đen sẫm,… thì chị em cần phải hết sức cảnh giác bởi vì đây có thể là những triệu chứng ngầm cảnh báo về một bệnh lý phụ khoa (u nang buồng trứng, u xơ tử cung, viêm buồng trứng), hoặc rối loạn nội tiết tố như: buồng trứng đa nang, cường estrogen,… nếu để lâu không điều trị sẽ làm giảm chức năng sinh sản và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

3. Phương pháp để có một chu kỳ kinh khỏe mạnh

Chị em có thể tham khảo các cách giúp cải thiện tình trạng 1 tháng có kinh nguyệt 2 lần:

3.1. Luôn giữ tinh thần thoải mái

Một trạng thái tâm lý ổn định, vui vẻ sẽ xua tan mọi muộn phiền, giảm căng thẳng đáng kể. Ngoài ra cũng cần dành thời gian nghỉ ngơi sau ngày làm việc bận rộn.

Để duy trì trạng thái tích cực, bạn nên tham gia những hoạt động như: đi bộ, đọc sách, nghe nhạc, massage thư giãn, tập yoga hoặc tập thể dục đều đặn mỗi ngày,…

3.2. Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh

1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không

Trong thực đơn hàng ngày, bạn nên bổ sung thêm nhiều các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây tươi, các loại hạt,… có tác dụng cân bằng nội tiết tố, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể trở nên dẻo dai, giàu sức sống hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Đau dạ dày có nên ăn chuối không và một số điều cần lưu ý

3.3. Có thói quen vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách

Điều này giúp phái nữ hạn chế tối đa nguy cơ các bệnh lý về phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng,… Sau mỗi lần đi vệ sinh, bạn nên thực hiện thao tác vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước sạch và lau khô bằng khăn giấy. Ngoài ra, nên dùng những sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ lành tính, có độ pH phù hợp, tránh dùng xà phòng vì sẽ khiến mất cân bằng độ pH khu vực này.

1 tháng bị kinh nguyệt 2 lần có sao không

Mỗi khi tới kỳ đèn đỏ, bạn nên đặc biệt lưu ý về vấn đề vệ sinh vùng kín. Nên lựa chọn loại băng vệ sinh phù hợp, đảm bảo tiêu chí khô thoáng, ít hương liệu, không gây bí bách và kích ứng.

3.4. Quan hệ tình dục an toàn

Đời sống tình dục văn minh, an toàn là yếu tố quan trọng giúp chị em không mang thai ngoài ý muốn, không mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và có một chu kỳ kinh bình thường. Do đó, hãy sử dụng các biện pháp an toàn như bao cao su để bảo vệ bản thân khỏi mối đe dọa từ các bệnh xã hội nguy hiểm.

3.5. Khám sức khỏe định kỳ

Mỗi năm bạn nên thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ, đặc biệt là khi thấy xuất hiện các dấu hiệu như ngứa vùng kín, đau bụng, kinh nguyệt có tính chất bất thường về màu sắc, tính chất, mùi hôi,…

Vậy là câu hỏi “1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không?” đã được giải đáp. Mong rằng với những thông tin , chị em phụ nữ đã biết cách bảo vệ sức khỏe sinh sản cho mình một cách tốt nhất.

Tất cả những thông tin này mang tính tham khảo, không mang tính chẩn đoán, khuyến khích người ta tìm gặp bác sĩ phụ khoa để hiểu rõ tình trạng của mình.

[inline_article id=203905]

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Nguyên nhân vì sao kinh nguyệt không đều?

Vậy đó có phải là dấu hiệu của một chu kỳ kinh nguyệt thất thường không? Vì sao kinh nguyệt lại không đều như vậy? Nó có nguy hiểm không? Hãy để MarryBaby giải đáp và đưa ra phương pháp điều trị hữu ích cho bạn nhé!

Trước khi biết vì sao kinh nguyệt không đều; chúng ta cần hiểu kinh nguyệt không đều là như thế nào.

1. Như thế nào là kinh nguyệt không đều?

Nếu trứng không thụ tinh với tinh trùng; nồng độ hormone sụt giảm sẽ làm bong lớp niêm mạc tử cung và gây ra kinh. Từ đó, một chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu.

Hầu hết phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ bốn đến bảy ngày. Kinh nguyệt của phụ nữ thường xuất hiện 28 ngày một lần. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn dao động từ 21 ngày đến 35 ngày thì hãy yên tâm. Đây vẫn có thể được xem là bình thường.

Vậy kinh nguyệt không đều là như thế nào? Nếu bạn có tình trạng kinh nguyệt “đến” và “hết” không theo quy luật trên. Đó gọi là hiện tượng kinh nguyệt không đều. Nó biểu hiện bằng việc thời gian chu kỳ ngắn hoặc dài hơn; gặp bất thường ở lượng máu cũng như màu sắc kinh nguyệt.

>> Xem thêm: Chu kỳ kinh nguyệt 25 ngày có bình thường không?

2. Biểu hiện của kinh nguyệt không đều

Không chỉ hiểu vì sao kinh nguyệt không đều. Bạn cần chú ý đến dấu hiệu nhận biết một chu kỳ kinh nguyệt bất thường:

  • Có dấu hiệu ra máu giữa 2 kỳ kinh.
  • Lượng máu kinh bị mất có thể quá nhiều hoặc quá ít.
  • Thời gian hành kinh ngắn hơn 3 ngày hoặc dài hơn 7 ngày.
  • Chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 21 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày.
  • Đau bụng dữ dội, đau lưng, mệt mỏi,… trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Máu kinh có màu sắc bất thường; máu màu đen, lẫn các cục máu đông.
  • Thời gian giữa 2 kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng hoặc chỉ vài ngày. Lượng máu kinh lúc nhiều, lúc ít.
  • Kinh nguyệt bị ngừng khoảng 6 tháng trở lên (vô kinh thứ phát); hoặc trường hợp chưa bao giờ có kinh (vô kinh nguyên phát).

3. Vì sao kinh nguyệt không đều? Top 15 nguyên nhân phổ biến

Bạn thắc mắc vì sao kinh nguyệt không đều? Có rất nhiều nguyên nhân giải thích như sau:

3.1 Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi

Stress và mệt mỏi là lý do phổ biến giải thích vì sao kinh nguyệt không đều. Khi cơ thể bạn phải trải qua quá nhiều căng thẳng, mệt mỏi, áp lực, tuyến thượng thận trong cơ thể nữ giới sẽ tiết ra nhiều cortisol – một loại hormone căng thẳng.

Điều này gây ra nhiều bất lợi trong quá trình sản xuất nội tiết tố estrogen và progesterone. Đó là nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.

3.2 Lối sống không lành mạnh

Khi không biết vì sao kinh nguyệt không đều, bạn hãy nhìn lại về lối sống của mình:

  • Thói quen tập thể dục quá sức;
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh;
  • Ngủ không đủ giấc, hoặc thức khuya;
  • Tăng hoặc giảm một lượng cân đáng kể.

Bạn có thể cải thiện thói quen bằng chế độ ăn uống healthy.

3.3 Quá trình dậy thì

Vì sao kinh nguyệt không đều lại xảy ra ở tuổi dậy thì? Các bạn nữ đang trong độ tuổi dậy thì thường rất dễ gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều.

Bởi lẽ, ở thời điểm này, cơ thể vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi; hormone sinh dục cũng chưa ổn định. Điều này gây ra những rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì trong hai năm đầu.

Một vài biểu hiện cụ thể như lượng máu ra hàng ngày có lúc quá nhiều, có lúc lại quá ít. Thêm vào đó, số ngày hành kinh cũng không đều, không lặp lại theo chu kỳ nhất định.

3.4 Mang thai

Nếu bạn bị trễ kinh hoặc chu kỳ kinh nguyệt thất thường mà trước đó bạn có quan hệ không dùng đến các biện pháp tránh thai; hãy đi kiểm tra xem mình có mang thai hay không.

Mang thai là lý do vì sao kinh nguyệt không đều
Vì sao kinh nguyệt không đều? Có thể do bạn đã có thai

3.5 Sau khi sinh

Phụ nữ sau sinh cũng nằm trong đối tượng thường gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Sữa mẹ có chứa nhiều prolactin ức chế hormon sinh sản bằng việc cản trở quá trình rụng trứng dẫn đến kinh nguyệt rất ít hoặc không có trong thời gian cho con bú. Kinh nguyệt sẽ trở lại đều đặn khi mẹ cai sữa cho con.

3.6 Thuốc tránh thai

Hầu hết các loại thuốc tránh thai đều chứa hợp chất của hormone estrogen và progestin (một số loại chỉ chứa progestin). Tiếp tục uống hoặc ngừng thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Và cũng là lý do vì sao kinh nguyệt không đều.

Một số phụ nữ có kinh nguyệt không đều hoặc bị trễ đến sáu tháng là do ngừng sử dụng thuốc tránh thai. Đây là một điều đáng lưu ý khi bạn đang có kế hoạch mang thai. Phụ nữ dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin có thể bị chảy máu giữa các kỳ kinh.

3.7 Tác dụng phụ của thuốc

Vì sao thuốc gây kinh nguyệt không đều? Một số thành phần có trong các loại thuốc khác như: thuốc chữa tuyến giáp; thuốc chống đông máu; thuốc hóa trị; thuốc chống trầm cảm… cũng là nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều.

Chúng chẳng những làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt; mà còn để lại những cơn đau bụng dữ dội.

3.8 Tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là thời kỳ chuyển đổi mãn kinh ở nữ giới. Lúc này, hoạt động của buồng trứng bắt đầu suy giảm, mất cân bằng nội tiết tố do cơ thể tiết ra ít estrogen và progesterone hơn. Từ đó gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.

Sau mãn kinh, phụ nữ sẽ hoàn toàn không còn kinh nguyệt nữa.

>> Xem thêm: Điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

3.9 Lạc nội mạc tử cung

Các mô nội mạc tử cung là loại mô hình thành nên lớp niêm mạc tử cung bị phân hủy hàng tháng; và được thải ra ngoài cùng với kinh nguyệt. Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô nội mạc tử cung bắt đầu phát triển bên ngoài tử cung.

Thông thường, mô nội mạc tử cung tự gắn vào buồng trứng hoặc ống dẫn trứng; đôi khi nó phát triển trên ruột hoặc các cơ quan khác trong đường tiêu hóa dưới và ở khu vực giữa trực tràng và tử cung của bạn.

Lạc nội mạc tử cung có thể gây chảy máu bất thường; chuột rút hoặc đau trước và trong kỳ kinh, giao hợp đau.

lạc nội mạc tử cung dẫn đến kinh nguyệt bất thường
Lạc nội mạc tử cung giải thích vì sao kinh nguyệt không đều.

3.10 Polyp tử cung hoặc u xơ tử cung

Polyp tử cung là một trong những lý do vì sao kinh nguyệt không đều; bệnh lý này có thể gây ra hiện tượng rong kinh. Đây là những khối u nhỏ lành tính (không phải ung thư) trong niêm mạc tử cung.

Phụ nữ có thể có một hoặc một số khối u xơ có kích thước từ nhỏ như hạt táo đến kích thước bằng quả bưởi. Những khối u này thường lành tính; nhưng chúng có thể gây chảy máu nhiều nếu khối u xơ ở dưới niêm mạc và đau khi có kinh. Nếu khối u xơ lớn, chúng có thể gây áp lực lên bàng quang hoặc trực tràng, gây khó chịu.

3.11 Bệnh viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu (PID) trả lời cho câu hỏi vì sao kinh nguyệt không đều. Đây là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản ở nữ.

Vi khuẩn có thể xâm nhập vào âm đạo thông qua đường quan hệ tình dục và sau đó lây lan đến tử cung và đường sinh dục trên. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào đường sinh sản thông qua các thủ thuật phụ khoa hoặc khi sinh con, sẩy thai hoặc phá thai.

Các triệu chứng của PID bao gồm tiết nhiều dịch âm đạo có mùi khó chịu; kinh nguyệt không đều; đau ở vùng chậu và vùng bụng dưới, sốt, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

3.12 Hội chứng buồng trứng đa nang

Khi mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), buồng trứng tạo ra một lượng lớn nội tiết tố androgen, là nội tiết tố nam. Các túi nhỏ chứa đầy chất lỏng có thể hình thành trong buồng trứng.

Chúng thường có thể được nhìn thấy trên siêu âm. Sự thay đổi nội tiết tố có thể ngăn cản trứng trưởng thành và do đó quá trình rụng trứng có thể không diễn ra một cách nhất quán. Đôi khi một phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang sẽ có kinh nguyệt không đều hoặc ngừng kinh hoàn toàn.

Hội chứng đa nang buồng trứng làm kinh nguyệt bất thường
Vì sao kinh nguyệt không đều?

3.13 Suy buồng trứng sớm

Tình trạng này giải thích vì sao kinh nguyệt không đều. Nó thường xảy ra ở phụ nữ dưới 40 tuổi có buồng trứng hoạt động không bình thường. Chu kỳ kinh nguyệt dừng lại, tương tự như thời kỳ mãn kinh.

Suy buồng trứng sớm có thể xảy ra ở những bệnh nhân đang được điều trị ung thư bằng hóa trị và xạ trị; hoặc có tiền sử gia đình bị suy buồng trứng sớm hoặc một số bất thường về nhiễm sắc thể. Nếu tình trạng này xảy ra, hãy đến gặp bác sĩ.

3.14 Hội chứng rối loạn đông máu di truyền

Chảy máu kinh nguyệt nghiêm trọng cũng có thể do một số rối loạn đông máu di truyền ảnh hưởng đến khả năng đông máu.

3.15 Tăng khối u lành tính hoặc ung thư

Ung thư cổ tử cung, buồng trứng hoặc tử cung có thể gây chảy máu nghiêm trọng, nhưng những điều kiện này không phổ biến. U lành tính trong tử cung có thể gây chảy máu nghiêm trọng hoặc trong thời gian dài.

Sự tăng sinh khối u lành tính trong nội mạc tử cung có thể làm chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và mất nhiều máu. Những khối u lành tính này gọi là polyp nếu khối u được tạo thành từ mô nội mạc; và được gọi là u xơ tử cung nếu khối u hình thành từ mô cơ.

>> Vì sao kinh nguyệt không đều: Ung thư cổ tử cung: Mọi điều mẹ cần biết để tránh xa căn bệnh này

Vậy đến đây, bạn đã hiểu vì sao kinh nguyệt không đều. Cùng đọc thêm những ảnh hưởng không tốt của tình trạng này đối với sức khỏe nhé.

4. Vì sao kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng xấu?

4.1 Ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày

Bệnh kinh nguyệt ra nhiều, kéo dài kèm theo đau tức vùng bụng dưới… khiến các chị em luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, học tập.

4.2 Vì sao kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng xấu? Gây thiếu máu

Máu kinh ra quá nhiều trong thời gian dài không tuân theo quy luật dễ gây thiếu máu; dẫn tới tình trạng chóng mặt, hoa mắt, thở gấp… Nếu thiếu máu nặng có thể bị tụt huyết áp, ngất xỉu.

4.3 Khó xác định chính xác ngày rụng trứng để thụ thai thành công

Việc xác định tìm ra lý do vì sao kinh nguyệt không đều rất quan trọng.

Theo các chuyên gia, việc “quan hệ” đúng thời điểm rụng trứng của phụ nữ giúp các cặp đôi dễ thụ thai hơn. Thời điểm này được coi là dễ thụ thai nhất của người phụ nữ khi trứng rụng và cơ hội thụ thai rất cao thường rơi vào từ ngày thứ 12-14 của chu kỳ nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày. Tuy nhiên với những người phụ nữ kinh nguyệt không đều thì việc xác định ngày rụng trứng sẽ gặp khó khăn, điều này ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.

Khi bị kinh nguyệt không đều, bản thân người phụ nữ cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng và cần hiểu rõ chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường.

Ảnh hưởng đến việc mang thai
Vì sao kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng xấu?

4.4 Có khả năng gây vô sinh cao

Nếu hiện tượng kinh nguyệt thất thường của bạn kéo dài nhiều năm thì hãy cẩn thận. Hậu quả nghiêm trọng nhất do rối loạn kinh nguyệt sinh ra là có thể gây vô sinh, hiếm muộn.

Vì sao kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản? Theo các chuyên gia, phụ nữ có vòng kinh không đều có nguy cơ bị vô sinh cao gấp nhiều lần so với phụ nữ có kinh nguyệt đều.

Kinh nguyệt không đều do bệnh phụ khoa gây ra có liên quan tới buồng trứng, tử cung đặc biệt là hội chứng đa nang buồng trứng. Đối với những chị em mắc bệnh đa nang buồng trứng thường có tỷ lệ vô sinh cao, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ung thư nội mạc tử cung, nguy hiểm đến tính mạng.

Kinh nguyệt không đều do ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư cổ tử cung sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe; thậm chí là đe dọa tính mạng của nữ giới nếu không được phát hiện sớm.

>> Bạn có thể tham khảo: Nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ

5. Khi bị kinh nguyệt không đều bạn phải làm gì?

Dựa vào những nguyên nhân giải thích vì sao kinh nguyệt không đều, MarryBaby xin đưa ra một số phương pháp điều trị tình trạng gây ra phiền toài này cho chị em.

5.1 Xây dựng lối sống lành mạnh

Lối sống thiếu lành mạnh là lý do vì sao kinh nguyệt không đều. Để tránh tình trạng này, bạn cần:

  • Uống đủ nước.
  • Đồng hồ sinh học hợp lý.
  • Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
  • Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Duy trì thói quen tập thể dục điều độ.

Những điều trên sẽ góp phần rất lớn trong việc điều hòa lại chu kỳ rụng trứng, hạn chế tắc kinh.

5.2 Thư giãn tinh thần

Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến vì sao kinh nguyệt không đều. Stress trong thời gian dài sẽ làm trầm trọng hơn cho việc chu kỳ kinh nguyệt diễn ra không đều. Hãy đi du lịch, nghe nhạc, đọc sách, tập yoga hoặc thậm chí là dọn dẹp nhà cửa nếu đó là hoạt động yêu thích của bạn.

>> Xem thêm: Top 9 thực phẩm giúp kinh nguyệt đến sớm đi nhanh

thư giãn tinh thần

5.3 Thay đổi biện pháp tránh thai

Uống thuốc tránh thai có thể gây chảy máu bất thường giữa chu kỳ kinh dẫn đến kinh nguyệt ít hơn nhiều. Thay vào đó ta nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn khác tại MarryBaby hoặc tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

5.4 Bổ sung hormone tuyến giáp

Nếu rối loạn ở tuyến giáp giải thích vì sao kinh nguyệt không đều.  Bác sĩ sẽ cho chị em bổ sung thêm các loại hormone tuyến giáp nhằm giúp ổn định lại hoạt động của tuyến giáp, từ đó giúp điều hòa lại kinh nguyệt.

5.5 Đi khám phụ khoa

Nếu lý do vì sao kinh nguyệt không đều đến từ việc mắc các bệnh phụ khoa thì sau khi tiến hành soi buồng trứng; soi âm đạo; kiểm tra ổ bụng; cổ tử cung; ống dẫn trứng; siêu âm kiểm tra và xác định chính xác bệnh.

Các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ riêng biệt với từng chứng bệnh và phương pháp chữa trị. Xem ngay TOP phòng khám phụ khoa uy tín.

5.6 Phẫu thuật

Nếu đã sử dụng nhiều cách nhưng không thể giải quyết các nguyên nhân vì sao kinh nguyệt không đều; thì bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để bác sĩ cân nhắc tiền hành các phẫu thuật ngay từ bây giờ tránh những hậu quả nặng nề xảy ra.

Một số loại hình phẫu thuật điều trị lý do vì sao kinh nguyệt không đều gồm có:

  • Thuyên tắc động mạch tử cung (UAE): phương pháp này giúp điều trị u xơ tử cung. Tiểu phẫu này giúp chặn các mạch máu đến tử cung lại và ngăn chặn nguồn cung cấp máu cho u xơ phát triển.
  • Phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung.
  • Nội soi buồng tử cung: tiến hành tiểu phẫu cắt đốt u xơ dưới niêm mạc tử cung hay polyp.
  • Cắt tử cung: đây là một phẫu thuật giúp cắt bỏ tử cung hoàn toàn để điều trị u xơ tử cung và lạc nội mạc tử cung, khi các lựa chọn khác đã thất bại hoặc không còn phương án nào khác. Cắt tử cung cũng được sử dụng để điều trị ung thư nội mạc tử cung. Sau khi cắt bỏ tử cung, người phụ nữ mất đi khả năng mang thai và sẽ không còn kinh nguyệt nữa.

5.7 Không cần điều trị

Đối với trường hợp lý do vì sao kinh nguyệt không đều do dậy thì và mãn kinh thường thì không cần điều trị.

Hiểu rõ nguyên nhân vì sao kinh nguyệt không đều, những biểu hiện thường gặp và nắm được các cách điều trị, MarryBaby tin rằng các chị em đã có thể phần nào bớt lo lắng cho tình trạng sức khỏe của mình và sống tích cực, lạc quan hơn.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Đau đầu khi hành kinh và những phương pháp cải thiện hiệu quả

Cùng với đau bụng, mỏi lưng thì đau đầu khi hành kinh cũng là vấn đề nhiều chị em gặp phải vào ngày đèn đỏ. Trong thời kỳ này, hormone có sự giao động gây ra nhiều thay đổi cơ thể và đau đầu chính là ví dụ cụ thể.

Điều này khiến bạn thêm mệt mỏi, khó chịu và các sinh hoạt thường ngày cũng dễ bị xáo trộn. Vậy có những phương pháp nào giúp cải thiện tình trạng này?

MarryBaby sẽ đưa ra giải đáp trong bài viết hôm nay.

Có những loại đau đầu khi hành kinh nào?

Tình trạng đau đầu ngày hành kinh xuất hiện do sự thay đổi nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể. Thời kỳ này, cả 2 loại hormone sinh dục nữ này đều tăng cao.

Sau ngày rụng trứng, nồng độ giảm dần và xuống mức thấp nhất ngay trước khi bạn hành kinh. Lúc này, những con đau đầu dễ xuất hiện nhất.

dau-dau-khi-hanh-kinh-1
Những cơn đau đầu ngày hành kinh khiến chị em mệt mỏi và khó chịu

Có 2 loại đau đầu phổ biến khi hành kinh chính là đau đầu hormone và đau nửa đầu kinh nguyệt.

1. Đau đầu hormone

Mức độ của những cơn đau đầu hormone từ nhẹ đến trung bình. Nó có thể gây ra cảm giác khó chịu cho chị em, tuy nhiên không ảnh hưởng quá nhiều tới sinh hoạt hằng ngày.

2. Đau nửa đầu kinh nguyệt

Những cơn đau nửa đầu kinh nguyệt ảnh hưởng đến khoảng 60% chị em. Nó có thể khiến cơ thể mệt mỏi, mức độ nặng hơn so với đau đầu hormone.

Đối với những bạn thường bị đau đầu trong những ngày thường thì tỉ lệ gặp phải càng cao hơn. Tuy nhiên, chứng đau đầu này sẽ không kèm theo các dấu hiệu khác như choáng váng đầu óc, hoa mắt,…

Triệu chứng đi kèm đau đầu khi có kinh

Đến tháng bị đau đầu thường kèm theo các triệu chứng khác như: nôn, buồn nôn, nhạy cảm với âm thanh hay ánh sáng,… Bên cạnh đó, chị em cũng gặp phải các triệu chứng kinh nguyệt phổ biến:

  • Thèm ăn
  • Mệt mỏi cực độ
  • Thay đổi tâm trạng
  • Đau khớp hoặc đau cơ
  • Táo bón hoặc tiêu chảy

Cách trị đau đầu khi hành kinh

Tùy theo mức độ nghiệm trọng của những đau đầu khi có kinh mà chị em sẽ áp dụng phương pháp khác nhau. Nếu cơn đau không quá nặng, chị em có thể thực hiện theo một số cách chữa trị tại nhà sau đây.

1. Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng

dau-dau-khi-hanh-kinh-2
Việc ngồi thiền giúp đầu óc thư giãn và giảm tình trạng đau đầu được nhiều chị em áp dụng

Nếu bạn bị đau đầu khi hành kinh, hãy áp dụng những bài tập nhẹ nhàng để kiểm soát cơn đau tốt hơn. Tham khảo một số gợi ý như: thiền, yoga, hít thở sâu.

Điều này giúp thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng và cơn đau đầu hiệu quả. Đồng thời, nó cũng tác động thư giãn tinh thần, kiểm soát nhịp tim và huyết áp.

2. Chườm lạnh giảm đau đầu

Cách chườm lạnh khi đến tháng bị đau đầu rất đơn giản và tiện lợi. Bạn chuẩn bị túi nước đá để chườm lên trán khoảng 10 phút rồi nghỉ 10 phút. Nó có thể giảm cảm giác đau và giảm viêm khá tốt.

3. Nghỉ ngơi đầy đủ

Nghỉ ngơi đầy đủ là việc làm cần thiết ngay cả khi bạn bị đau đầu khi đến tháng hoặc không. Tuyệt đối tránh tình trạng thiếu ngủ, cơ thể mệt mỏi sẽ khiến những cơn đau càng tệ hơn.

4. Bổ sung caffeine giúp giảm cơn đau đầu

Một trong những cách giảm đau đầu vào những ngày đèn đỏ hiệu quả chính là bổ sung caffeine. Vì thế, bạn có thể ăn chocolate, uống trà có caffeine để bớt khó chịu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý hàm lượng vừa phải và không được lạm dụng thường xuyên.

5. Liệu pháp massage cho phần đầu

dau-dau-khi-hanh-kinh-3
Động tác massage kết hợp bấm huyệt dễ thực hiện và mang lại hiệu quả rõ rệt

Đối với cách này, bạn có thể áp dụng nếu bị đau đầu trước hoặc trong khi hành kinh. Nó có tác dụng thúc đẩy thư giãn cơ bắp và giảm áp lực vùng vai, lưng và cổ. Liệu pháp massage cũng làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của cơn đau.

6. Bổ sung vitamin cho cơ thể

Các loại vitamin như B2, coenzyme Q10 và magie có thể làm giảm mức độ những cơn đau đầu khi hành kinh cho bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được loại thực phẩm chức năng bổ sung phù hợp nhất.

7. Thuốc giảm đau không kê đơn

Trong trường hợp những phương pháp phía trên không hiệu quả, chị em có thể uống các loại thuốc không kê đơn. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay có ibuprofen, aspirin, acetaminophen hay natri naproxen.

8. Châm cứu

Quá trình châm cứu sẽ kích thích giải phóng hormone endorphin giúp bạn giảm căng thẳng và đau đầu khi gần đến kỳ kinh nguyệt.

9. Liệu pháp hormone

Các liệu pháp hormone có thể cân bằng lượng hormone trong cơ thể. Bác sĩ có thể khuyến nghị bạn cần bổ sung estrogen (Estradiol) để điều chỉnh sự mất cân bằng hormone.

10. Dùng thuốc chữa đau đầu khi hành kinh

Hiện nay, có một số loại thuốc chữa đau đầu vào ngày hành kinh như opioids, dihydroergotamine, ergotamin, glucocorticoids hay triptans. Tuy nhiên, bạn cần có sự tư vấn, kê toa, chỉ định liều dùng từ bác sĩ. Trường hợp đi kèm các triệu chứng khác, bạn có thể nhờ bác sĩ kê thêm toa thuốc.

Lưu ý: Bạn cần đi khám nếu trường hợp bị đau đầu khi hành kinh thường xuyên và nghiêm trọng. Cùng với đó có thể xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như bị tê, co giật, khó khăn khi nói, rối loạn tinh thần, stress nặng,… Đặc biệt, những cơn đau đầu với triệu chứng nói trên mà không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt là một tình trạng y tế nghiêm trọng.

Hi vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những cơn đau đầu khi hành kinh cùng cách khắc phục hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần chủ động chăm sóc sức khỏe và đi khám sớm nếu các triệu chứng của ngày đèn đỏ ở mức nghiêm trọng nhé.

Xem thêm:

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Đang có kinh quan hệ có mang thai không?

Đang có kinh quan hệ có mang thai không?
Đang có kinh quan hệ có mang thai không?

Thay vì dùng các biện pháp tránh thai như đặt vòng, bao cao su, thuốc tránh thai thì nhiều chị em áp dụng phương pháp tính ngày an toàn để hạn chế khả năng bầu bí. Nhiều chị em cho rằng thời điểm tránh thai an toàn nhất chính là trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, điều này liệu có đúng? Đang có kinh quan hệ có mang thai không? Khi quan hệ trong những ngày đèn đỏ cần lưu ý điều gì? Cùng MarryBaby tìm hiểu nhé.

Chu kỳ kinh nguyệt và khả năng thụ thai ở phụ nữ

Chu kỳ kinh nguyệt điển hình thường có 28 ngày, trong đó ngày đầu tiên là ngày xuất hiện kinh nguyệt. Trứng thường rụng vào ngày thứ 14 của chu kỳ và tồn tại ở tử cung trong vòng 12-24 giờ.

Trong thời gian này, nếu trứng gặp được tinh trùng, quá trình thụ thai sẽ diễn ra. Ngược lại, nếu trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung sẽ bị bong ra trong vòng 14 ngày tiếp theo dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt.

Đang có kinh quan hệ có mang thai không?

Đang có kinh quan hệ có mang thai không?

Quan hệ khi đang có kinh có mang thai không? Nếu bạn quan hệ trong ngày thứ nhất và thứ hai của kỳ kinh nguyệt thì khả năng mang thai là thấp nhất. Tuy nhiên, trong những ngày tiếp theo của chu kỳ thì xác suất thụ thai sẽ tăng dần lên. Phụ nữ ít có khả năng mang thai khi quan hệ trong ngày đèn đỏ là do:

♦ Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ không giống nhau 

Thông thường, chu kỳ kinh của phụ nữ là 28 ngày nhưng cũng có người có chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn. Điều này khiến bạn khó xác định được thời gian rụng trứng chính xác.

Nếu bạn có chu kỳ kinh ngắn, thời gian hành kinh là 7 ngày, thì sau đó 4-5 ngày, trứng sẽ rụng cho một chu kỳ mới. Nếu bạn quan hệ tình dục vào ngày cuối cùng của kỳ kinh thì việc thụ thai có thể xảy ra do tinh trùng có thể sống trong tử cung từ 3-5 ngày.

♦ Nhầm lẫn chất nhờn màu đỏ là kinh nguyệt

Đây là trường hợp đã sạch kinh nhưng 1-2 ngày sau lại có một chút chất nhờn màu đỏ rò rỉ khiến chị em nghĩ đó là kinh nguyệt. Nếu bạn quan hệ tình dục vào lúc này thì khả năng thụ thai cũng có thể xảy ra.

♦ Ra máu nhẹ vào ngày rụng trứng

Vào thời điểm trứng rụng, một số người gặp tình trạng xuất huyết nhẹ do hormone tăng cao và màng trứng bị bong ra. Nếu có chu kỳ kinh nguyệt không đều, khó xác định được ngày rụng trứng chính xác, bạn sẽ dễ nhầm lẫn dịch nhầy đó là kinh nguyệt. Nếu bạn quan hệ vào thời gian này thì khả năng mang thai là rất cao.

băng vệ sinh

 

Các biện pháp an toàn khi quan hệ trong ngày đèn đỏ

Trong ngày đèn đỏ, vi khuẩn dễ phát triển, nếu quan hệ lúc này cặp đôi dễ có nguy cơ bị nhiễm trùng vùng kín như viêm nhiễm âm đạo hoặc viêm niêm mạc tử cung. Ngoài ra, tâm lý e ngại về vấn đề vệ sinh cũng khiến cuộc yêu diễn ra không trọn vẹn. Chị em có thể tham khảo những bí quyết dưới đây để giúp cho việc quan hệ trong ngày đèn đỏ được an toàn nhé.

  • Chú trọng việc vệ sinh vùng kín cả nam lẫn nữ trước giờ “lâm trận”.
  • Trải một tấm khăn sẫm màu để giữ cho ga giường không bị bẩn, giúp giảm bớt sự lo lắng và phân tâm trong quá trình hành sự.
  • Anh xã không nên kích thích cô bé bằng tay để tránh vi khuẩn xâm nhập vào bên trong âm đạo gây viêm nhiễm phụ khoa.
  • Việc quan hệ trong kỳ kinh vẫn có khả năng thụ thai nên để an toàn, anh xã bên dùng bao cao su nhé.
  • Thời điểm hành kinh, cổ tử cung nhạy cảm hơn bình thường, vì vậy hai bạn nên quan hệ nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương cô bé.

[inline_article id=265550]

Tư thế quan hệ ngày đèn đỏ

Việc lựa chọn tư thế quan hệ tình dục phù hợp trong ngày kinh nguyệt sau đây sẽ giúp cặp đôi yêu thăng hoa và tránh thai tốt hơn.

  • Tư thế truyền thống: Trong tư thế nằm ngửa, bạn sẽ hạn chế được lượng kinh nguyệt trào ra ngoài, gây bất tiện khi quan hệ.
  • Tư thế nằm nghiêng: Khi bạn nằm nghiêng và hai chân khép, kinh nguyệt sẽ không bị trào nhiều ra ngoài gây bất tiện cho việc quan hệ. 

Đang có kinh quan hệ có mang thai khôngNhiều cặp đôi kiêng quan hệ trong ngày đèn đỏ vì nghĩ ngày này phụ nữ không sạch sẽ và dễ bị viêm nhiễm. Trong khi đó, nhiều người lại nghĩ rằng quan hệ trong ngày đèn đỏ không thể thụ thai nên lại tranh thủ để gần gũi vì không muốn dùng các biện pháp tránh thai. Với bài viết Đang có kinh quan hệ có mang thai không?, MarryBaby hy vọng đã giúp chị em phần nào hiểu rõ về việc thụ thai khi đang có kinh, cũng như các biện pháp bảo vệ an toàn cho vùng kín trong ngày đèn đỏ.

Hanako