Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Có nên cạo lông vùng kín không? Cạo có bị ảnh hưởng gì không?

Nếu bạn có ý định cắt, tỉa, cạo hoặc muốn thử tạo hình cho lông vùng kín thì hãy đọc ngay những thông tin thú vị sau đây! 

Lông mu có tác dụng gì?

Lông mu hay lông vùng kín (public hair) xuất hiện khi bạn bước vào tuổi dậy thì.

  • Đối với phụ nữ, lông mu còn được gọi là lông vùng kín hay lông bikini, mọc xung quanh âm hộ và phía trên gò mu.
  • Đối với đàn ông, lông vùng kín mọc xung quanh toàn bộ phận sinh dục, bao gồm cả gò mu, gốc dương vật và một ít phía dưới tinh hoàn.

Lông mu có tác dụng:

  • Giảm sự cọ xát giữa bộ phận sinh dục với quần áo khi bạn vận động, bảo vệ vùng da nhạy cảm này khỏi các tổn thương do kích ứng hay ma sát.
  • Giảm ma sát khi quan hệ tình dục, giảm tăng tiết mồ hôi xung quanh vùng kín và như một lớp hàng rào bảo vệ vùng kín khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và bụi bẩn.

Nếu lông vùng kín có nhiều tác dụng như vậy thì bạn có nên cạo lông vùng kín không? Việc cạo lông vùng kín có ảnh hưởng gì không? Mời bạn đọc tiếp ngay phần dưới đây!

Có nên cạo lông vùng kín ở nữ hoặc nam không?

Một số ý kiến cho rằng, kể cả phụ nữ và nam giới đều không nên cạo lông vùng kín vì không có phương pháp cạo lông hay tẩy lông nào được đánh giá là an toàn tuyệt đối. Việc cạo lông vùng kín có thể để lại một số tác dụng phụ như bị ngứa, dị ứng, khô da hoặc bị nổi mẩn đỏ… gây khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt.

Song việc lựa chọn có nên cạo lông vùng kín hay không tùy thuộc vào từng cá nhân. Lựa chọn này dựa trên cân nhắc về mục đích, tình trạng lông vùng kín của mỗi người.

[recommendation title=””]

Theo thông tin từ Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), các chuyên gia cho biết, việc có nên cạo lông vùng kín hay không là lựa chọn của mỗi cá nhân. Nếu quyết định cạo lông vùng kín, bạn nên thực hiện cách ít nhất 1 ngày trước khi quan hệ tình dục, vì vùng da sau cạo dễ nhạy cảm nên có thể khiến bạn bị ngứa và kích ứng khi quan hệ.

[/recommendation]

Do đó, dù bạn thích để tự nhiên hay thích cạo sạch lông vùng kín thì cũng sẽ tùy thuộc vào quyết định của bạn. Song bạn nên tìm hiểu và chọn cách cạo lông vùng kín phù hợp. Đồng thời, bạn cũng nên tìm hiểu cách chăm sóc vùng kín sau khi cạo lông để hạn chế các tác dụng phụ. 

Có nên cạo lông vùng kín không

>> Xem thêm: Khám phá các hình dạng của ‘cô bé’ của phụ nữ để biết dạng nào là đẹp

5 phương pháp loại bỏ lông vùng kín tại nhà an toàn

1. Cạo lông vùng kín

Cạo lông vùng kín hay cạo lông mu bằng dao cạo là một trong những cách dễ thực hiện. Bạn chỉ cần chuẩn bị một lưỡi dao cạo và một ít kem hoặc gel cạo.

Cách tẩy lông vùng kín bằng dao cạo đúng cách:

  • Bước 1: Nếu lông vùng kín quá rậm rạp và dày, bạn nên cắt tỉa trước khi cạo
  • Bước 2: Làm ướt bên ngoài vùng kín bằng loại kem hoặc gel cạo lông vùng kín
  • Bước 3: Bôi kem vào vùng lông cần cạo và dùng dao cạo nhẹ nhàng theo hướng lông mọc.
  • Bước 4: Lưu ý chỉ cạo đến khi nào bạn thấy sạch là có thể dừng lại.
  • Bước 5: Tuyệt đối không cạo đi cạo lại nhiều lần một chỗ vì rất dễ gây tổn thương, trầy xước da.
  • Bước 6: Rửa sạch vùng kín và thoa kem dưỡng ẩm (dung dịch after-shave) cho da sau khi cạo xong.

2. Cắt tỉa lông vùng kín

Có nên chọn cách cắt tỉa lông thay cho việc cạo lông vùng kín không? Nếu bạn không muốn cạo vì sợ làm tổn thương da thì cắt tỉa là cách ít rủi ro hơn vì cách này không tiếp xúc trực tiếp với da. 

Hướng dẫn cách tỉa lông vùng kín:

  • Bước 1: Khử trùng dụng cụ (kéo) bằng dung dịch chuyên dụng hoặc nước sạch và lau khô trước khi dùng.
  • Bước 2: Dùng phấn rôm rắc xung quanh lông vùng kín. Phấn rôm có tác dụng hút ẩm và giúp các sợi lông tách rời nhau.
  • Bước 3: Dùng kéo cắt tỉa cẩn thận, bạn cắt những sợi lông bên ngoài lông mu cho gọn gàng trước rồi mới đến khu vực cận bộ phận sinh dục.
  • Bước 4: Cắt tỉa xong, bạn nên dùng khăn sạch để lau sạch trước, sau đó mới dùng nước ấm để rửa trôi một lần nữa rồi lau khô vùng kín.

3. Tẩy lông (wax lông) vùng kín

Kem tẩy lông vùng kín chứa các hợp chất hóa học như axit thioglycolic, axit glycolic hoặc hydroxide canxi. Chúng có tác dụng làm mềm và phá vỡ cấu trúc của lông. Giúp bạn dễ dàng loại bỏ lông vùng kín chỉ bằng cách lau hoặc rửa đi.

Bạn nên tìm hiểu kỹ để chọn được loại kem tẩy lông vùng kín an toàn và phù hợp với da của bạn. Khi sử dụng, bạn cần đọc kỹ và làm theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.

Cách sử dụng kem tẩy lông vùng kín:

  • Bước 1: Vệ sinh và lau khô vùng kín. Điều này sẽ giúp da mềm và dễ hấp thụ kem tẩy lông
  • Bước 2: Bôi kem lên vùng da cần tẩy lông. Bạn chú ý chỉ bôi ở bên ngoài vùng mu, vùng da xung quanh, chứ không nên thoa trực tiếp vào khu vực âm đạo hay đầu dương vật.
  • Bước 3: Sau khi thoa, bạn để kem thấm khoảng 15 phút, sau đó lấy khăn lau sạch toàn bộ phần lông trên bề mặt da và rửa lại với nước ấm.

[recommendation title=”Lưu ý”]

Tuyệt đối không ủ kem tẩy ở vùng kín lâu hơn hướng dẫn sử dụng để tránh kích ứng da. Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng kem tẩy lông nếu bạn đang có vấn đề viêm nhiễm vùng kín.

[/recommendation]

Có nên cạo lông vùng kín không
Bạn không nên để kem và gel thấm quá lâu vì có thể gây kích ứng da và làm bỏng da.

4. Nhổ lông vùng kín

Có nên nhổ lông bằng nhíp thay cho cạo lông vùng kín không? Nhổ lông vùng kín sẽ giúp bạn nhổ tận gốc sợi lông, tạo cảm giác mịn màng và trông sạch sẽ hơn. Tuy nhiên nhổ lông vùng kín cũng có một số rủi ro mà bạn nên cân nhắc:

  • Làm tổn thương da và gây ra kích ứng, đau rát, đỏ và sưng tấy
  • Làm to lỗ chân lông và tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Nguy cơ lông mọc ngược.

Cách nhổ lông vùng kín bằng nhíp:

  • Bước 1: Vệ sinh nhíp nhổ lông bằng cồn y tế để làm sạch và khử trùng
  • Bước 2: Vệ sinh vùng kín với dung dịch và rửa lại nhẹ nhàng với nước ấm
  • Bước 3: Giữ da căng và nhổ lông theo chiều lông mọc
  • Bước 4: Sau khi nhổ lông, bạn nhẹ nhàng vệ sinh vùng da và lau khô bằng khăn sạch.
  • Bước 5: Thoa một lớp mỏng kem dưỡng da chuyên dụng để làm dịu và giảm kích ứng da vùng kín.

[recommendation title=”Lưu ý”]

So với tẩy lông (hoặc waxing), nhổ lông vùng kín giúp bạn hạn chế tình trạng bỏng da do tiếp xúc với sáp hoặc kích ứng với kem tẩy lông. Tuy nhiên, bạn cũng không nên nhổ quá thường xuyên vì sẽ làm lỗ chân lông to dần và gây nhiễm trùng da nếu vệ sinh dụng cụ không kỹ.

[/recommendation]

5. Triệt lông vùng kín

Bên cạnh những phương pháp cạo lông bằng dao cạo, cắt tỉa bằng kéo, dùng kem tẩy hoặc gel wax lông vùng kín thì hiện nay các thẩm mỹ viện (spa) đã ứng dụng một số phương pháp triệt lông vùng kín hiện đại.

Trong đó, hai phương pháp phổ biến là:

  • Triệt lông theo phương pháp điện phân là phương pháp triệt lông bằng nhiệt năng hoặc hóa năng để loại bỏ lông hoàn toàn; ngăn chặn sự phát triển của nang lông. Sau đó lông sẽ mọc chậm và thưa hơn.
  • Triệt lông bằng laser là một thủ thuật y tế sử dụng công nghệ laser cường độ cao để loại bỏ lông. Hiện nay, cách sử dụng laser cũng được xem là tương đối an toàn vì nó không xâm lấn sâu vào da.
Có nên cạo lông vùng kín không?
Phương pháp triệt lông hiện đại hiện nay là triệt lông bằng laser

Cạo lông vùng kín nữ có tác hại gì không?

Quá trình cắt tỉa, nhổ hoặc tẩy lông vùng kín có thể gây đau đớn và kéo theo một số tác dụng phụ không mong muốn.

Tác hại (rủi ro) thường gặp của việc cắt, triệt, wax, nhổ lông vùng kín:

Trừ một số trường hợp có sự chỉ định của bác sĩ trong các trường hợp như sắp sinh, chuẩn bị phẫu thuật vùng kín, trình trạng lông mọc quá dày và rậm gây ảnh hưởng đến việc giữ vệ sinh vùng kín… bạn cần cân nhắc trước khi loại bỏ lông vùng kín.

Có nên cạo lông vùng kín bằng dao cạo hay không?
Có nên cạo lông vùng kín bằng dao cạo hay không? Nhìn chung cách làm này tương đối an toàn nhưng cũng có thể xảy ra một số tác dụng phụ

[inline_article id=263909]

Câu hỏi thường gặp

1. Lông vùng kín thế nào là đẹp?

Không có câu trả lời chính xác cho thắc mắc này bởi quan điểm về cái đẹp ở mỗi người là khác nhau. Song nhìn chung, nhiều người có xu hướng chăm sóc lông vùng kín sao cho nó có độ rậm, độ dày và độ dài vừa phải, được cắt tỉa gọn gàng. 

[recommendation title=””]

Một số nghiên cứu nêu ra quan điểm rằng, hình ảnh một người phụ nữ có làn da mịn màng, sạch sẽ và ít lông luôn là biểu tượng đại diện cho phái nữ. Biểu tượng này được sử dụng trong hầu hết các quảng cáo, truyền hình và cả phim ảnh. Theo thời gian nó dần hình thành nên tiêu chuẩn của phái đẹp và ảnh hưởng đến việc quyết định sức hấp dẫn của phụ nữ.

[/recommendation]

2. Cách cạo lông vùng kín không bị ngứa, không bị nổi mụn là gì?

Theo hướng dẫn của Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ – AAD, để ngăn ngừa các tình trạng như mẩn đỏ, kích ứng da hoặc bị ngứa khi cạo lông vùng kín, bạn nên lưu ý các điều sau:

  • Cạo lông vùng kín lúc nó mềm: Thời điểm cạo lông vùng kín phù hợp nhất là khi chúng đã được làm mềm. Nếu được, bạn hãy tắm dưới vòi sen có nước ấm để kích thích lỗ chân lông giãn nở và làm lông mềm hơn. Hoặc lý tưởng hơn là bạn cạo sau khi tắm xong 5 phút.
  • Dùng kem cạo: Kem cạo lông được đặc chế với thành phần giúp làm mềm lông để giúp bạn loại bỏ lông dễ dàng hơn. Nếu không có kem cạo, bạn có thể tận dụng sữa tắm hoặc các dung dịch có khả năng bôi trơn và cấp ẩm.
  • Cạo lông đúng chiều: Việc xác định đúng chiều lông mọc và cạo theo chiều đó sẽ ít gây kích ứng cho da.
  • Dùng kem dưỡng sau khi cạo: Sau khi cạo xong bạn hãy thoa một loại kem dưỡng vào vùng da vừa cạo để giảm nguy cơ bị ửng đỏ và bị nổi mụn.
  • Thay dao cạo mới: Với loại dao cạo dùng một lần, bạn chỉ nên dùng tối đa 3-5 lần cạo, với điều kiện bảo quản khô ráo và hãy bỏ ngay nếu nó bị cùn. Nếu bạn dùng dao cạo bằng điện, bạn hãy rửa sạch và lau khô lưỡi dao sau mỗi lần cạo để đảm bảo vệ sinh.
Có nên cạo lông vùng kín không?
Khi cạo lông vùng kín bạn nên chọn dao cạo mới, sử dụng thêm gel hoặc kem cạo phù hợp.

Kết luận

Một cuộc khảo sát nhỏ được thực hiện để tìm hiểu về ‘thái độ của nam giới và nữ giới đối với việc cạo lông vùng kín và sức hấp dẫn tình dục của nó’ được đăng tải trên Tạp chí Y học tình dục – The Journal of Sexual Medicine.

Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ cạo lông vùng kín ở nam giới (39,1%), ít hơn so với nữ giới (80,3%). Đối với nam giới, sự hài lòng của họ có mối tương quan thuận với việc đối tác cạo sạch lông vùng kín. Đối với phụ nữ, điều họ quan tâm là sự phù hợp và mong muốn của đối tác, hơn là việc họ tự quyết định có nên cạo lông vùng kín hay không.

Tóm lại, bạn có thể thấy rằng, việc có nên cạo lông vùng kín hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào lựa chọn và sở thích của mỗi cá nhân. Điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu và biết cách chăm sóc vùng kín trước và sau khi loại bỏ lông để tránh các phản ứng không mong muốn. 

Chuyên mục ‘Chăm sóc khỏe gia đình‘ đăng tải những bài viết xoay quanh các vấn đề về sức khỏe thường gặp trong gia đình. Nội dung được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ cộng tác và Ban tham vấn Y khoa MarryBaby nhằm đảm bảo thông tin chuẩn xác trước khi đến với độc giả. Mời bạn ghé thăm chuyên mục để đọc thêm nhiều bài viết thú vị, hữu ích.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Đi đẻ có cần cạo lông vùng kín không? Cách thực hiện và những lưu ý

Thật ra, một số bệnh viện có yêu cầu thai phụ cần cạo lông vùng kín trước khi đi đẻ. Vậy tại sao thai phụ cần cạo lông vùng kín trước khi sinh? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Bà bầu đi đẻ có cần cạo lông vùng kín không?

Ở nhiều bệnh viện, bác sĩ thường yêu cầu thai phụ trước khi đi đẻ cần phải cạo sạch lông vùng kín. Vậy tại sao cần cạo lông vùng kín trước khi sinh? Dưới đây có thể là những lý do: 

  • Giữ vệ sinh cho vùng kín: Cắt tỉa hoặc cạo lông mu giúp làm giảm tiết mồ hôi và giữ cho vùng này sạch sẽ.
  • Tránh nhiễm trùng: Lông vùng kín là nơi lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ. Do đó, để tránh mọi nguy cơ bị nhiễm trùng bạn cần phải “dọn sạch cỏ” trước khi đẻ.
  • Dễ vệ sinh vùng kín hơn trong giai đoạn hậu sản: Sau khi sinh em bé, âm đạo của bạn sẽ tiết sản dịch ra trong vài ngày. Việc cạo lông vùng kín để máu tiết ra không dính vào lông và dễ vệ sinh hơn. 
  • Vùng kín được cạo sạch sẽ giúp bác sĩ phụ khoa quan sát rõ hơn khi cần thực hiện bất kỳ biện pháp can thiệp nào trong khi bạn sinh: Trong quá trình sinh thường, bác sĩ có thể thực hiện một số thủ thuật để giúp em bé chào đời dễ hơn như sử dụng kẹp, rạch tầng sinh môn,… Trong quá trình khâu tầng sinh môn lại, lông vùng kín cũng có thể bị mắc lại khiến bạn đau đớn, gây cản trở quá trình khâu.

>> Bạn có thể xem thêm: Xoa bụng có kích thích đẻ không? Cách xoa bụng kích thích chuyển dạ an toàn

Thời điểm thích hợp để cạo lông vùng kín trước khi đẻ?

Bà bầu có cần cạo lông vùng kín khi đi đẻ không?
Bà bầu có cần cạo lông vùng kín khi đi đẻ không?

Sau khi chúng ta đã biết đi đẻ có cần cạo lông vùng kín; chúng ta cũng cần biết thời gian nào nên dọn lông phải không? Các chuyên gia cho rằng, thai phụ không nên cạo hoặc tẩy lông 7 ngày trước khi dự sinh dù sinh thường hay sinh mổ để tránh nhiễm trùng ở những vết xước nhỏ trên da, nơi có thể khiến vi khuẩn hoạt động mạnh.

Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thời điểm chính xác nên “dọn cỏ” trước khi đi đẻ, đồng thời tắm và làm vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi đến bệnh viện. Hoặc nếu không ngại, bạn có thể để cho các hộ sinh giúp cạo lông khi nằm trên bàn sinh.

Liên quan đến vấn đề đi đẻ cần cạo lông vùng; bạn có thể tìm hiểu về chuẩn bị giỏ đồ đi sinh đầy đủ từ A – Z cho mẹ và bé.

Những điều cần cân nhắc khi cạo lông vùng kín trước sinh

Như chúng ta đã biết, thai phụ đi đẻ nên cần cạo lông vùng kín. Khi cạo lông vùng kín, bạn nên cân nhắc một số điều dưới đây. 

  • Ngứa ngáy sau khi mọc lông: Việc lông mọc lại có thể gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Một số mẹ truyền tai nhau các cách tẩy lông bằng kem trước khi sinh để dọn lông vùng kín. Khi lông mọc lại không cứng nhưng mềm mại, tạo cảm giác dễ chịu. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về thành phần nào an toàn khi “dọn cỏ” vùng kín mà không gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu sau này. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn cách tỉa lông cũng là phương pháp mà nhiều mẹ bỉm có kinh nghiệm lựa chọn. 
  • Cần phải tìm người hỗ trợ: Bạn cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác vì bụng bầu to sẽ làm cản trở tầm nhìn nên không thể tự cạo lông được. 
  • Nguy cơ nhiễm trùng: Nếu không giữ vệ sinh và để bị trầy xước vùng da cần cạo có thể dẫn đến nhiễm trùng. Do đó, bạn nên sử dụng dao cạo chỉ dùng một lần rồi bỏ và cạo một cách nhẹ nhàng. Nếu không yên tâm, bạn nên nhờ bác sĩ hoặc nữ hộ sinh giúp mình làm sạch lông vùng kín cho an toàn. 
  • Lông có thể mọc ngược: Nếu bạn không cạo lông đúng cách có thể dẫn đến lông mọc ngược; tức là lông mọc bên trong da gây ra những vết sưng tấy đau đớn. Đi đẻ có cần cạo lông vùng kín không và cách cạo lông vùng kín trước khi sinh

Bạn có thể tìm hiểu trước khi chuyển dạ em bé có đạp không cùng với vấn đề đi đẻ có cần cạo lông vùng kín không nhé.

Cách dọn dẹp vùng kín cho bà bầu trước khi đẻ

Bên cạnh vấn đề bà bầu đi đẻ có cần cạo lông vùng kín không; chúng ta cũng nên tìm hiểu thêm về cách dọn dẹp vùng kín cho bà bầu trước ngày lâm bồn nhé. Dưới đây chỉ là các bước để bạn tham khảo, việc thực hiện cần nên có sự hướng dẫn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bạn. 

  • Bước 1: Dùng một chiếc kéo nhỏ cắt tỉa phần lông cho gọn gàng. Bạn cần lưu ý tránh dùng kéo lục để cắt lông.
  • Bước 2: Ngâm mình trong bồn tắm ít nhất 5 phút để làm mềm da và lông mu trước khi cạo.
  • Bước 3: Thoa kem hoặc gel cạo râu có chứa lô hội hoặc một loại thuốc làm dịu khác vùng lông mu. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo các loại gel hoặc kem cạo lông có thành phần an toàn cho da vùng kín.
  • Bước 4: Dùng một tay kéo căng da và một tay cạo theo chiều lông mọc thật nhẹ nhàng và chậm rãi. Bạn hãy nhớ đừng dùng lực quá mạnh để cạo lông nhé.
  • Bước 5: Rửa sạch da vùng kín bằng nước ấm sau khi cạo xong và lau khô.
  • Bước 6: Thoa dầu em bé hoặc kem dưỡng da lô hội lên vùng da vừa cạo lông. 

>> Bạn có thể xem thêm: Vỡ ối bao lâu thì đẻ em bé? Cách mẹ vượt cạn thành công không nguy hiểm!

Lời khuyên dành cho mẹ bầu trước khi dọn lông

Lời khuyên dành cho mẹ bầu trước khi sinh

Trước khi đi đẻ có cần cạo lông vùng kín; bạn hãy nhớ những lời khuyên sau đây nhé:

1. Nếu bạn tự cạo lông vùng kín

  • Bạn ngồi hay nằm sao cho thuận tiện nhìn thấy vị trí vùng kín cần cạo lông.
  • Sử dụng ngón tay của bạn để cảm nhận và xác định vị trí khu vực trong khi cạo lông.
  • Đặt một chiếc gương trên tường hoặc sàn nhà để có thể nhìn thấy chính xác vị trí cần cạo lông.
  • Cho dù tự cạo lông vùng kín, thì khi ở nhà, bạn cũng có thể nhờ người thân đã có kinh nghiệm trong gia đình giúp đỡ mình cho an toàn.

2. Nếu bạn nhờ hộ sinh cạo lông

  • Hãy đảm bảo y tá hoặc nữ hộ sinh đang sử dụng dao cạo mới để “dọn cỏ” vùng kín cho bạn.
  • Nếu y tá hoặc nữ hộ sinh làm bạn đau thì hãy cho họ biết để không làm xước da vùng kín, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tránh hoảng sợ khi y tá hoặc nữ hộ sinh “dọn vi-ô-lông” vùng kín cho bạn
  • Không nên cảm thấy xấu hổ khi y tá hoặc nữ hộ sinh cạo lông vùng kín cho bạn. Vì đây là quy trình được áp dụng ở hầu hết các bệnh viện nên họ đã quen với việc đó.

Ngoài vấn đề đi đẻ có cần cạo lông vùng kín; bạn có thể tìm hiểu thêm về gần ngày sinh không nên ăn gì để “vượt cạn” dễ dàng hơn.

Lưu ý cho bà bầu khi “dọn cỏ” vùng kín

Một số sản phụ cảm thấy lo lắng trong việc “dọn cỏ” vùng kín. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng những điều sau để cảm thấy an tâm hơn:

  • Hãy đảm bảo bạn thực hiện đúng cách cạo lông vùng kín trước khi sinh.
  • Nếu bạn tự cạo lông vùng kín thì đừng ngại nhờ đến sự giúp đỡ của chồng và người thân trong gia đình.
  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ và thảo luận về vấn đề đi đẻ có cần cạo lông vùng kín không. Bác sĩ sẽ tư vấn và cho bạn một số lời khuyên để an tâm hơn
  • Nói chuyện với bạn bè hoặc người thân đã từng cạo lông vùng kín trong quá trình chuyển dạ. Điều này có thể giúp bạn thay đổi quan điểm và cảm thấy an tâm hơn.

[inline_article id=309420]

Như vậy bạn đã biết sản phụ đi đẻ có cần cạo lông vùng kín không rồi. Việc cạo lông vùng kín giúp bạn có thể ngăn ngừa nhiễm trùng và vệ sinh dễ dàng hơn sau khi sinh. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý nếu tự cạo lông thì cần đảm bảo an toàn nhé.