Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5, dấu hiệu mẹ không nên chủ quan

Bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể trong thời kỳ mang thai cũng khiến cho mẹ bầu hết sức lo lắng. Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 có thể cảnh báo mối nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé.

Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng của tình trạng đau bụng khi mang thai tháng thứ 5, để có hướng xử lý kịp thời, mẹ nhé.

Thai nhi tháng thứ 5 phát triển như thế nào?

Thai nhi khi được 5 tháng sẽ có kích thước đo từ đầu đến mông khoảng 14.5 – 16 cm, nặng tầm 250 – 400 gram. Các bộ phận cơ thể đã bắt đầu phát triển rõ rệt.

Bé đã nghe được các âm thanh bên ngoài, nên mẹ có thể thường xuyên trò chuyện cùng con. Đây cũng là tháng mà mẹ cảm nhận những cử động, cú đạp của em bé rõ ràng hơn.

Thai nhi hoạt động mạnh mẽ nên đã bắt đầu có thai máy, nên nhiều mẹ thấy đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 vì con đạp.

Bộ phận sinh dục của bé tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó, tóc và các móng tay, móng chân bắt đầu hình thành.

đau bụng khi mang thai tháng thứ 5
Thai nhi 5 tháng đã phát triển bộ phận rõ rệt

Cơ thể mẹ thay đổi thế nào khi mang thai 5 tháng?

Trước khi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc đau bụng khi mang thai tháng thứ 5, mẹ hãy tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi bước vào giai đoạn này nhé.

1. Thiếu ngủ

Mẹ không chỉ đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 mà trong tháng này, mẹ còn gặp tình trạng thiếu ngủ và mất ngủ khi mang thai khiến cho tinh thần uể oải và rối loạn cảm xúc.

Hãy dành tối đa thời gian để nghỉ ngơi, đặc biệt là ngủ đủ giấc để phục hồi năng lượng.

2. Bụng nhô ra rõ rệt

Nếu ở những tháng trước, mẹ vẫn cảm nhận thân hình còn thon gọn thì sang tháng này, mẹ đã có dáng dấp của một bà bầu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 5. 

Nhiều người đã tăng khoảng 4 – 5kg khi bước vào tháng thai kỳ thứ 5. Phần bụng của mẹ bầu sẽ nhô ra rõ rệt, nhất là những mẹ có vóc dáng thấp và hơi đẫy đà. 

3. Bụng ngứa và nhạy cảm hơn

Bắt đầu từ khoảng tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ, mẹ có thể sẽ thấy vùng da bụng căng ra và dễ bị ngứa. Một số trường hợp đặc biệt có thể nổi mề đay.

Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn một loại kem dưỡng ẩm bụng phù hợp và an toàn.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu bị ngứa bụng: Tại sao và cách khắc phục là gì?

đau bụng khi mang thai tháng thứ 5
Bầu 5 tháng bụng căng cần dùng kem dưỡng da phù hợp

4. Khó chịu ở rốn

Khi thai kỳ được khoảng 20 tuần, tử cung sẽ mở rộng ra để đủ sức chứa em bé ngày càng lớn. Lúc này, tử cung sẽ tạo nên một sức ép đến khu vực rốn của mẹ, khiến mẹ cảm thấy khó chịu, thậm chí hơi nhói nhói ở rốn.

Cảm giác này thường đến khi mẹ đi bộ hoặc vận động. Một số mẹ sẽ thấy rốn bắt đầu lồi hẳn ra ngoài. Mẹ không nên quá lo lắng, hiện tượng này sẽ chấm dứt và rốn sẽ trở lại hình dạng bình thường sau khi mẹ sinh em bé.

5. Ngực căng

Bên cạnh đau bụng khi mang thai tháng thứ 5, ngực của mẹ sẽ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết trong tháng thứ 5 của thai kỳ, nhất là khu vực đầu ti. Mẹ sẽ thấy khó chịu khi chúng cọ xát với quần áo. Nhiều mẹ còn phát hiện có một chút sữa non, màu vàng vàng bắt đầu bị rò rỉ.

[inline_article id=262765]

6. Chuột rút

Khi bụng bầu lớn, trọng lượng cơ thể mẹ tăng lên khiến chân chịu thêm nhiều áp lực, khiến mẹ dễ gặp tình trạng chuột rút.

Chuột rút thường xuất hiện vào các giấc ngủ ban đêm. Vị trí thường bị chuột rút là đùi, bàn chân và nhiều nhất là ở bắp chân.

7. Bàn chân to hơn

Nếu mẹ cảm thấy bàn chân mình có vẻ to ra và nặng nề hơn thì cũng đừng quá lo lắng. Đây là hiện tượng thường gặp khi thai ngày càng lớn.

Mặc dù hiện tượng này không gây nguy hiểm đến mẹ và em bé nhưng sẽ đem lại bất tiện trong việc sinh hoạt, đi lại của mẹ. Khoảng 15% mẹ bầu sẽ tăng kích cỡ giày dép lên ít nhất nửa cỡ để cảm thấy thoải mái khi di chuyển.

8. Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5, bầu 5 tháng đau bụng lâm râm là hiện tượng phổ biến, xảy ra ở nhiều mẹ bầu khi bước vào kỳ tam cá nguyệt thứ hai.

Nguyên nhân chủ yếu là do giai đoạn này, thai nhi phát triển nhanh, tử cung tăng kích thước nên các dây chằng xung quanh phải căng ra để nâng đỡ. Cơn đau thường đến khi mẹ đột ngột thay đổi tư thế hoặc vặn người. 

9. Bà bầu bị đau bụng dưới tháng thứ 5

Bà bầu bị đau bụng dưới trong tháng thứ 5 thường là do 2 nguyên nhân dưới đây:

Tử cung to lên làm căng thành bụng: Vào cuối tam cá nguyệt thứ hai, tử cung sẽ chạm đến điểm giữa rốn và xương chậu, đẩy các cơ bụng căng ra. Khi tử cung phát triển, đáy dạ dày sẽ bị tác động, khiến bạn thấy bụng căng tức, buồn nôn, chướng bụng.

Đau dây chằng tròn: Bạn sẽ có cảm giác đau bụng dưới bên phải hoặc vùng bẹn. Khi tử cung phát triển, dây chằng sẽ bị căng giãn để thích nghi với sự phát triển của bé. Điều này sẽ khiến mẹ bầu đau bụng dưới.

Nếu bà bầu bị đau bụng dưới trong tháng thứ 5 vì 2 nguyên nhân trên thì không có gì đáng lo. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vận động nhẹ nhàng, tránh các chuyển động mạnh như hắt xì, ho, cười quá nhiều và đứng lên quá nhanh.

bà bầu bị đau bụng dưới tháng thứ 5 là thường gặp
Bà bầu bị đau bụng dưới tháng thứ 5 là thường gặp. Tuy nhiên, cũng cần để ý những triệu chứng nguy hiểm

Nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai tháng thứ 5

Bên cạnh nguyên nhân chính là do sự căng ra của dây chằng và tử cung, mẹ bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 có thể do những nguyên nhân sau:

  • Mẹ bị táo bón thai kỳ.
  • Mẹ từng sinh mổ và khoảng cách lần sinh sau với lần sinh trước quá ngắn (ít hơn 2-3 năm)
  • Mẹ bầu đang mắc một số bệnh như rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng, đau dạ dày, viêm ruột thừa, viêm tuỵ, các bệnh phụ khoa.
  • Mẹ bị bong nhau thai. Đây là hiện tượng nguy hiểm nhất đối với mẹ bầu và thai nhi. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, mẹ sẽ có nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

Nếu bầu 5 tháng đau bụng dưới thì ngoài những nguyên nhân trên, còn một số nguyên nhân bệnh lý khác gồm nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi mật, tiền sản giật

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 có nguy hiểm không?

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 khiến mẹ hết sức hoang mang. Nếu mẹ chỉ bị đau nhẹ, đau thoáng qua khi thay đổi tư thế đột ngột, và cơn đau biến mất ngay sau đó thì không nên quá lo lắng, mẹ nhé.

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5, bầu 5 tháng đau bụng lâm râm, bầu 5 tháng đau bụng dưới cảnh báo nguy hiểm nếu đi kèm với các hiện tượng sau:

  • Đau liên tục, mức độ đau tăng dần và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Chảy máu âm đạo.
  • Sốt, có thể đi kèm với nôn mửa.
  • Choáng váng, đau đầu, thậm chí ngất xỉu.
  • Đau lưng và tê chân.

Nếu đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 kèm với những triệu chứng trên, mẹ hãy nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. Đây là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai hoặc dọa sảy thai nên mẹ cần phải lưu tâm.

Mẹ nên làm gì nếu bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 5?

  • Nghỉ ngơi: Mẹ cần bình tĩnh để xác định nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai tháng thứ 5. Nếu mẹ vừa vặn người hoặc có vận động đột ngột, hãy dừng lại và tìm một chỗ nghỉ ngơi. 
  • Giữ cơ thể thăng bằng: Khi đứng hoặc ngồi, mẹ nên giữ thẳng lưng, giữ trọng tâm ở cột sống thay vì ở bụng.
  • Hạn chế mang giày cao gót: Các mẹ bầu thường được khuyên nên hạn chế đi giày cao gót vì không tốt cho sức khỏe thai kỳ. Một đôi giày thấp, đế bệt, vừa vặn mà mềm mại sẽ là lựa chọn tốt nhất cho mẹ bầu.
  • Chườm ấm: Đặt một miếng đệm ấm trên lưng, hông hoặc các điểm đau sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu, cơn đau giảm đi rất nhiều.
  • Để chân nghỉ ngơi: Mẹ nên sử dụng ghế thấp hoặc bậc kê để kê chân khi ngồi. Nếu phải đứng trong thời gian dài, mẹ hãy luân phiên gác chân lên bậc để chân được nghỉ ngơi.
  • Giữ tâm lý thoải mái: Tinh thần là một trong những yếu tố quan trọng, tác động đến tình hình sức khỏe thai kỳ của mẹ. Mẹ nên có lịch làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh xa căng thẳng, lo âu.
  • Massage: Massage nhẹ nhàng vùng lưng, chân cũng là một trong những cách hữu hiệu giúp mẹ làm dịu hiện tượng đau nhức. Mẹ nên lưu ý massage hết sức nhẹ nhàng, tuyệt đối không xoa bóp mạnh vùng bụng nhé.
đau bụng khi mang thai tháng thứ 5
Mẹ bầu 5 tháng đau bụng lâm râm cần giữ tâm lý thoải mái

[recommendation title=””]

Nếu mẹ đau bụng dữ dội kèm với những dấu hiệu bất thường, mẹ hãy đến ngay bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và xử lý kịp thời.

[/recommendation]

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 là hiện tượng thường gặp ở nhiều bà bầu. Thông thường, tình trạng này không gây nguy hiểm và sẽ tự hết khi mẹ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.

Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá chủ quan. Nếu đau bụng đi kèm với những triệu chứng bất thường được liệt kê trong bài viết trên, mẹ nên đến bệnh viện ngay để kiểm tra nhé.

 

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Đau bụng khi mang thai, cảnh giác với mối nguy cận kề!

MarryBaby sẽ giúp bạn liệt kê và phân loại những nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai vì đa số các trường hợp đau bụng khi mang thai không đáng lo lắng. Tuy nhiên, nếu bị đau bụng dữ dội hoặc dai dẳng trong suốt thời kỳ mang thai, bạn nên đi khám bác sĩ.

Đau bụng khi mang thai là hiện tượng gì?

Hiện tượng đau bụng khi mang thai là một triệu chứng hay xảy ra trong thai kỳ. Có nhiều mẹ cảm thấy đau bụng âm ỉ khi mang thai nhưng cũng có người sẽ cảm thấy co thắt mạnh hơn.

Bình thường thai nhi nằm trong tử cung của mẹ, thai nhi ngày càng lớn dần. Đồng nghĩa với việc tử cung của mẹ cũng phải to lên để kịp cho thai nhi phát triển, kéo theo 2 dây chằng tròn 2 bên căng và lớn ra (chức năng của dây chằng tròn là cố định và giữ vững tử cung).

Khi người mẹ vận động nhiều, di chuyển thường xuyên sẽ kéo theo dây chằng căng và dãn nhiều hơn và gây nên những cơn đau bụng.

Mỗi thai kỳ là một trải nghiệm khác biệt nên thỉnh thoảng lý do gây cảm giác đau bụng thường cũng khác nhau.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu đau bụng trên gần ức khi nào thì nguy hiểm? Mẹ đọc ngay để biết điều đó

Đặc điểm của đau bụng bình thường trong thai kỳ

Với những đặc điểm dưới đây thì bầu bị đau bụng có thể an tâm mình sẽ không gặp điều gì quá nguy hiểm:

– Đầy bụng, khó tiêu: Khi mang thai, áp lực từ tử cung cản trở phần nào hoạt động của dạ dày. Ngoài ra, sự thay đổi hormone khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân mẹ bầu dễ bị đầy hơi, khó tiêu.

– Táo bón: Táo bón cũng là triệu chứng phổ biến trong thời kỳ mang thai và có liên quan đến đau bụng. Điều này cũng là do các hormone tiết ra khi mang thai làm chậm hệ thống tiêu hóa của bạn. Quá trình tiêu hóa chậm và tử cung đang phát triển cùng tạo ra áp lực lên trực tràng.

– Đau dây chằng: Đôi khi phụ nữ trải qua một cơn đau nhói hoặc đau âm ỉ dài trên một hoặc cả hai bên của bụng. Cơn đau này thường gặp ở bẹn hoặc vùng bụng dưới, thường xuất hiện từ tam cá nguyệt thứ hai. Cơn đau xảy ra khi các dây chằng hỗ trợ tử cung căng và mở rộng để giúp tử cung phát triển, thường xuất hiện với động tác đột ngột như khi bạn ho hoặc đứng lên khỏi ghế.

– Cơn gò chuyển dạ Braxton Hicks: Thường xuất hiện vào giữa thời kỳ mang thai nhưng trước tuần thai thứ 37. Đây là khi tử cung bắt đầu siết chặt và co thắt. Nếu những cơn co kèm theo đau lưng dưới hoặc trở nên thường xuyên khoảng trên 4 lần một giờ, bạn nên gọi cho bác sĩ. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu các cơn co thắt xảy ra đều đặn và được đi kèm với dấu hiệu chuyển dạ sớm.

Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu
Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu có thể không phải là vấn đề nguy hiểm

Khi nào cơn đau bụng ở bà bầu sẽ biến mất?

Đau bụng thai kỳ bình thường có liên quan đến sự vận động, cảm thấy đau bụng khi ho, hay những lúc ngồi xổm hoặc khi đứng dậy… Đau không tăng lên và thường có xu hướng giảm đi, biến mất khi mẹ nghỉ ngơi, thư giãn.

>>> Bạn có thể tham khảo: Rối loạn đông máu khi mang thai có nguy hiểm không?

Triệu chứng đau bụng khi mang thai nguy hiểm

Triệu chứng đau bụng khi mang thai xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác như ra huyết âm đạo thì đây là dấu hiệu bất thường, có khả năng ảnh hưởng lớn đến thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu.

Triệu chứng của đau bụng này là đau từ vùng rốn xuống đến xương mu, đặc tính cơn đau có thể đau bụng râm râm, hoặc đau bụng từng cơn…

Đây là tình trạng bệnh lý, thường gặp dọa sẩy thai. Đau bụng khi mang thai cũng có thể xảy ra trong những tháng tiếp theo và đến tận ngày có dấu hiệu chuyển dạ đẻ. Cơn đau bụng xảy ra trong giai đoạn này thường do động thai hay dọa đẻ non, rau tiền đạo…

Một khi có dấu hiệu đau bụng, quá sức chịu đựng của mẹ, hoặc có khuynh hướng tăng hoặc đi kèm các triệu chứng khác như: nôn ói, đau tăng lên khi tiểu tiện, đại tiện, thay đổi tính chất của phân (có đàm hay máu, phân lỏng..), sốt, ra huyết ấm đạo,…

đau bụng khi mang thai 5
Chị em cần để ý nhiều dấu hiệu nguy hiểm khi đau bụng trong thai kỳ

Nhất thiết mẹ phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh và tìm hướng điều trị, cắt cơn đau bụng, điều trị giữ thai để bảo đảm cho thai nhi được an toàn, phát triển tốt.

Đồng thời mẹ cần nằm nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường, cùng với sự chăm sóc và ăn uống phù hợp. Từ đó việc điều trị mới mang lại kết quả tốt.

Ngoài việc đau bụng khi mang thai có nguyên nhân liên quan sản phụ khoa. Triệu chứng đau bụng cũng có thể gặp khi mẹ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ bị nhiễm trùng tiểu, mẹ bị viêm ruột thừa, mẹ bị sỏi thận…nếu kèm theo các triệu chứng khác điển hình của bệnh lý kể trên.

Các vị trí đau bụng mẹ bầu cần chú ý

Sau đây là các vị trí đau bụng và các kiểu đau bụng khi mang thai mẹ nên chú ý:

1. Đau bụng dưới khi mang thai 

Một số thai phụ gặp phải tình trạng đau buốt bụng dưới, nhất là khi đi tiểu, số lần đi tiểu cũng tăng lên về đêm, đau rát khi tiểu, nước tiểu có mùi chua, vẩn đục hay lẫn với máu…

Với các trường hợp này, thì mẹ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi có những dấu hiệu này, mẹ cần đi khám ngay, bởi nhiễm trùng đường tiểu có khả năng dẫn tới nhiễm trùng bàng quang, nặng hơn nữa là gây viêm thận, bể thận tăng nguy cơ vỡ ối, sinh non.

>>> Bạn có thể tham khảo: Biểu hiện đau dạ dày khi mang thai là gì và mẹ có cần quá lo lắng?

2. Đau tức một bên bụng dưới

Khi mẹ xuất hiện các cơn đau một bên bụng dưới (có thể xảy ra ở bên trái hay bên phải) nhiều lần, cơn đau có thể tự giảm dần nhưng cũng có lúc lại đau dữ dội, hay quặn đau kéo dài.

Đồng thời, triệu chứng kèm theo tình trạng buồn nôn hoặc nôn mửa, báo hiệu mẹ có thể đang gặp các biến chứng như mang thai kèm theo khối u (xoắn u nang buồng trứng) hay bị viêm ruột thừa cấp tính.

3. Đau lâm râm vùng bụng dưới

Theo bác sĩ vào tháng đầu của thai kỳ, hiện tượng đau bụng lâm râm khi mang thai là hoàn toàn bình thường.

Lúc này, trứng đã được thụ tinh và đang tìm cách đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ, nên sẽ gây ra cảm giác tưng tức vùng bụng dưới. Ngoài ra đau tức bụng còn do tình trạng ốm nghén trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất.

Thông thường, tình trạng đau tức bụng sẽ kéo dài trong vòng từ 2-3 ngày, sau đó cảm giác đau sẽ có xu hướng giảm đi. Có khoảng 90% thai phụ gặp phải tình trạng này.

Bước vào những tháng sau, khi thai nhi càng ngày càng lớn, gây sức ép lên các cơ làm giãn cơ và dây chằng nâng đỡ bụng cũng khiến cho mẹ có cảm giác đau bụng. Với nguyên nhân này mẹ sẽ cảm thấy đau bụng khi ho, hắt hơi, ngồi xổm hay những lúc đứng dậy.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu đau bụng dưới bên trái: Coi chừng bị biến chứng thai kỳ

4. Đau tức bụng dưới

Nếu có dấu hiệu đau tức vùng bụng dưới thì có thể mẹ đang gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa như ăn không tiêu hay bị táo bón.

Nguyên nhân chính là do sự thay đổi hormone trong cơ thể, làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn và chế độ ăn uống thiếu chất xơ. Bên cạnh đó, sự gia tăng kích thước của tử cung khiến trực tràng bị chèn ép và hoạt động thiếu hiệu quả.

Nó dẫn đến việc thai phụ dễ bị đầy bụng, khó tiêu thậm chí còn gây táo bón. Với nguyên nhân này, mẹ không nên quá lo lắng, tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ luôn mệt mỏi, khó chịu và có nguy cơ phát triển thành bệnh trĩ.

Ngoài ra, đau tức bụng dưới còn do sự gia tăng kích thước tử cung làm dây chằng căng dãn và dày lên, khiến mẹ luôn trong tình trạng đau tức khó chịu, nhất là trong những tháng giữa và tháng cuối của thai kỳ.

đau bụng khi mang thai 6
Đau bụng dưới là tình trạng khá nguy hiểm đối với các thai phụ

5. Đau quặn bụng dưới

Nếu các cơn đau không chỉ dừng lại ở việc đau bụng lâm râm mà chuyển hẳn qua các cơn co thắt, đau quặn khu vực bụng dưới và tử cung, kèm theo đó là những triệu chứng như buồn nôn, xuất huyết âm đạo,… thì mẹ cần hết sức lưu ý.

Đây có thể là dấu hiệu của một số biến chứng nguy hiểm như sảy thai (xảy ra trước tuần 22), sinh non (từ tuần thứ 22 đến 37), thai ngoài tử cung, tiền sản giật,…

Những biến chứng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ lẫn bé.

Trường hợp bất thường của đau bụng khi mang thai

Đây là những trường hợp nguy hiểm, mẹ bầu cần hết sức chú ý để xử lý kịp thời:

– Mang thai ngoài tử cung:  Được hình thành bởi trứng đã thụ tinh làm tổ  bên ngoài buồng  tử cung và nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, thai ngoài tử cung có thể đe dọa tính mạng. Dấu hiệu của thai ngoài tử cung bao gồm chậm kinh, chảy máu âm đạo, đau khi đi tiêu, đau khi hoạt động thể chất và đau vai. Nếu bắt đầu chảy máu nhiều hoặc rối loạn nhịp tim, hồi hộp và các dấu hiệu của sốc, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.

– Sảy thai: Thường xảy ra trong vòng 22 tuần đầu của thai kỳ, sảy thai đi kèm với các dấu hiệu như chảy máu và đau bụng kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.

– Sinh non:  Sinh non hoặc sinh sớm được đặc trưng bởi các cơn co thắt và cổ tử cung giãn ra. Điều này xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Nếu bạn nhận thấy một sự thay đổi khác thường của dịch tiết âm đạo của bạn, chuột rút, đau lưng dưới và tăng áp lực trong xương chậu, bạn cần phải gọi bác sĩ ngay lập tức.

– Nhau bong non: Nhau bong non xảy ra khi nhau thai bị tách ra khỏi tử cung trước khi sinh, có thể là tách một phần hoặc tách hết. Tình trạng này đi kèm với các triệu chứng khác nhau. Trong trường hợp này, bạn xuất hiện ra máu đen loãng rỉ rả kèm theo đau cứng bụng. Bạn cũng có thể bị co thắt thường xuyên, chuột rút. Đồng thời, bạn có thể cảm thấy thai máy sẽ ít đi. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào, bạn nên đi khám ngay.

>>> Bạn có thể tham khảo: Hỉ mũi ra máu khi mang thai có nguy hiểm cho mẹ và thai nhi không?

– Tiền sản giật: Tiền sản giật khá là phức tạp và rối loạn này gây ra những thay đổi xấu trong các cơ quan khác nhau trong cơ thể bao gồm cả não, thận, gan, nhau thai và mạch máu. Tiền sản giật được chẩn đoán ở phụ nữ có protein trong nước tiểu và huyết áp cao sau 20 tuần. Một số triệu chứng tiền sản giật bao gồm đau đầu nặng, đau bụng vùng thượng vị, mờ mắt, buồn nôn, nôn mửa và những dấu hiệu khác.

– Nhiễm trùng đường tiểu: Nhiễm trùng đường tiểu thường đi kèm với các triệu chứng như đau và rát khi đi tiểu, đau ở vùng bụng dưới, đi tiểu thường xuyên, nước tiểu có mùi hôi, có máu hoặc nước tiểu đục. Nếu thấy ớn lạnh, đau lưng dưới và sốt, nhiễm trùng tiểu có thể lan đến thận.

– Các nguyên nhân khác: bao gồm ngộ độc thực phẩm, viêm ruột thừa, viêm gan, u xơ tử cung, sỏi thận, bệnh túi mật, tắc ruột và một loại virus dạ dày.

[inline_article id=57448]

Đau bụng khi mang thai cần đặc biệt là giai đoạn mang thai 3 tháng đầu mẹ cần chú ý vì có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ & bé. Tốt nhất mẹ đi khám tại cơ sở y tế uy tín khi có triệu chứng.