Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Xử trí băng huyết sau sinh: Mẹ nên biết để không tử vong!

Vậy cách xử trí băng huyết sau sinh như thế nào? Bài viết này MarryBaby sẽ giải đáp cho các mẹ các vấn đề về băng huyết và cách xử trí. Các mẹ hãy theo dõi để biết cách xử trí kịp thời, bảo vệ tính mạng của bản thân nhé.

Băng huyết sau sinh là gì?

Trước khi tìm hiểu cách xử trí băng huyết sau sinh; chúng ta cần biết rõ băng huyết sau sinh là gì? Các chuyên gia tại bệnh viện Cleveland tại Hoa Kỳ cho biết; băng huyết sau sinh là tình trạng chảy máu âm đạo nghiêm trọng sau khi sinh con.

Băng huyết sau sinh thường xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi sinh con; nhưng nó có thể xảy ra đến 12 tuần sau khi sinh. Tình trạng xuất huyết sau sinh được xác định khi tổng lượng máu mất nhiều hơn 32 ounce chất lỏng sau khi sinh; bất kể là sinh thường hay sinh mổ. Tình trạng chảy máu nghiêm trọng này có thể gây ra các triệu chứng mất máu quá nhiều; thay đổi nhịp tim; hoặc huyết áp.

>> Mẹ có thể xem thêm: Phụ nữ nên ăn gì để phòng băng huyết sau sinh?

Dấu hiệu băng huyết sau sinh

Bên cạnh các cách xử trí băng huyết sau sinh; chúng ta cần tìm hiểu các dấu hiệu về băng huyết sau sinh. Trước tiên, chúng ta cần biết có 2 loại băng huyết sau sinh gồm:

  • Băng huyết nguyên phát xảy ra trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
  • Băng huyết thứ phát xảy ra từ 24 giờ đến 12 tuần sau khi sinh.

xử trí băng huyết sau sinh

Các chuyên gia tại bệnh viện Cleveland Hoa Kỳ còn cho biết thêm các dấu hiệu băng huyết sau sinh như sau:

  • Các triệu chứng của việc giảm huyết áp như chóng mặt, mờ mắt hoặc cảm thấy ngất xỉu.
  • Tăng nhịp tim.
  • Giảm số lượng hồng cầu.
  • Da nhợt nhạt hoặc sần sùi.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Đau bụng hoặc vùng xương chậu bị đau hơn.

Đối tượng có nguy cơ bị băng huyết sau sinh cao hơn?

Để hiểu hơn về cách xử trí băng huyết sau sinh; chúng ta cần biết rõ đối tượng nào có nguy cơ cao bị băng huyết. Dưới đây là các trường hợp có thể dẫn đến băng huyết sau sinh gồm:

  • Những người có vấn đề về nhau thai như sót nhau thai; nhau tiền đạo; bong nhau thai; và sót nhau thai.
  • Tử cung giãn nở quá mức do đa thai; thai quá lớn; hoặc quá nhiều nước ối.
  • Một số yếu tố nhất định trong quá trình chuyển dạ và sinh nở có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết như sinh mổ; được cung cấp oxytocin khi chuyển dạ; chuyển dạ kéo dài; nhiễm trùng khi chuyển dạ; rạch tầng sinh môn.
  • Mẹ có thể bị băng huyết trong lần sinh trước đó.

Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe sau cũng có thể làm tăng nguy cơ bị băng huyết như:

  • Huyết áp cao hoặc tiền sản giật.
  • Sự nhiễm trùng.
  • Rối loạn đông máu hoặc các tình trạng khác liên quan đến máu.
  • Ứ mật trong thai kỳ (ICP).
  • Thiếu máu.
  • Béo phì.
  • Tuổi mẹ cao.

Vậy cách xử trí băng huyết sau sinh như thế nào? Xin mời các mẹ cùng theo dõi trong phần tiếp theo nhé.

Cách xử trí băng huyết sau sinh

1. Xử trí băng huyết sau sinh: Chẩn đoán

xử trí băng huyết sau sinh

Bác sĩ sẽ chẩn đoán băng huyết sau sinh thông qua việc khám sức khỏe; xét nghiệm; hình ảnh siêu âm và xem xét kỹ lưỡng tiền sử sức khỏe của người mẹ. Các bác sĩ có thể phát hiện xuất huyết sau sinh dựa trên lượng máu người mẹ đã mất.

Các phương pháp khác để chẩn đoán băng huyết sau sinh là:

  • Theo dõi liên tục nhịp mạch và huyết áp của bệnh nhân để phát hiện các vấn đề.
  • Xét nghiệm máu để đo lượng hồng cầu (hematocrit) và các yếu tố đông máu.
  • Siêu âm để có hình ảnh chi tiết về tử cung và các cơ quan khác của bạn.

2. Xử trí băng huyết sau sinh: Điều trị

Cách xử trí băng huyết sau sinh cần làm là ngăn chặn kiểm soát lượng máu chảy càng nhanh càng tốt; và thay thế thể tích máu. Một số phương pháp điều trị được sử dụng là:

  • Xoa bóp tử cung để giúp cơ tử cung co lại.
  • Dùng thuốc để kích thích các cơn co thắt như oxytocin; methylergonovine; hoặc prostaglandin.
  • Loại bỏ mô nhau thai còn sót lại từ tử cung.
  • Sửa chữa các vết rách ở âm đạo, cổ tử cung và tử cung.
  • Băng tử cung bằng gạc vô trùng hoặc buộc các mạch máu.
  • Sử dụng ống thông hoặc bóng để giúp tạo áp lực lên thành tử cung.
  • Thuyên tắc động mạch tử cung.
  • Truyền máu.

[inline_article id=188538]

Trong một số trường hợp hiếm hoi, hoặc khi thực hiện các phương pháp khác không thành công. Các bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật mở bụng hoặc cắt tử cung. Hy vọng bài viết về xử trí băng huyết sau sinh sẽ giúp ích cho các mẹ. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh nhé!

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Dấu hiệu băng huyết sau sinh: Mẹ nên đọc để biết đường tránh!

Băng huyết sau sinh là tình trạng sản phụ bị mất nhiều máu sau khi sinh con. Nếu như trung bình, mẹ chỉ cần mất không quá 500ml máu khi sinh thường và không quá 1000ml máu khi sinh mổ. Thì khi bị băng huyết, mẹ bị mất máu một cách ồ ạt hoặc âm thầm, dẫn đến tụt huyết áp, suy các cơ quản và có nguy cơ đe dọa đến tính mạng.

Nguyên nhân bị băng huyết là do các mạch máu của tử cung tại vị trí gắn với bánh nhau không được siết chặt hoặc do một vết thương nào đó tại tử cung, âm đạo,… không cầm máu được dẫn đến mất máu nghiêm trọng.

Ai dễ bị băng huyết sau sinh?

Những sản phụ nằm trong nhóm người sau đây có nguy cơ cao bị băng huyết sau sinh:

1. Đờ tử cung

Sau sinh, tử cung co cứng lại làm tắc mạch sinh lý giúp cầm máu sau sổ rau. Vì lý do nào đó, quá trình này không diễn ra hoặc kém hiệu quả dẫn đến tình trạng đờ tử cung. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến băng huyết sau sinh.

Một số thai phụ có nguy cơ đờ tử cung cao như đa thai, đa ối, chuyển dạ quá nhanh hoặc quá lâu, u xơ tử cung, thai phụ gây mê, nhiễm trùng ối,…

2. Sót nhau

Thông thường, khi sinh xong, bánh sau sẽ tự bong tróc và được tống ra bên ngoài. Nhưng nếu rau không được bong tróc và lấy ra hết sẽ dẫn đến tình trạng sót rau. 

Những thai phụ có rau cài răng lược, rau tiền đạo, sinh non, bánh rau phụ, u xơ tử cung, nạo hút buồng tử cung,… rất dễ bị sót nhau khi sinh con.

dấu hiệu băng huyết sau sinh
Các biến chứng thai kỳ rất dễ dẫn đến băng huyết sau sinh

3. Vỡ tử cung

Đã từng có các phẫu thuật ở tử cung như sinh mổ, bóc u xơ làm tăng nguy cơ bị rách hoặc nứt tử cung khi chuyển dạ. Điều đó có thể khiến mẹ bầu bị băng huyết sau sinh.

4. Băng huyết do vết rách ở cổ tử cung, tầng sinh môn, âm đạo…

Tình trạng băng huyết do vết rách sâu ở cổ tử cung, âm đạo, tầng sinh môn,… thường gặp ở một số thai phụ đẻ khó như đẻ ngôi mông, chẩm thế sau, đẻ nhanh, đẻ cần dùng dụng cụ hỗ trợ, thai quá to,…

5. Rối loạn đông máu

Người có tiền tử mắc bệnh lý đông cầm máu như tiểu cầu thấp, thiếu nhiều yếu tố đông máu hay do bệnh lý thứ phát như rau bong non, thai chết lưu, tắc mạch ối,… cũng có thể làm tăng nguy cơ bị băng huyết sau sinh.

dau-hieu-bang-huyet-sau-sinh-1
Người có tiền sử bị rối loạn đông máu có nguy cơ cao bị băng huyết sau sinh

Ngoài ra, mẹ có nguy cơ bị băng huyết sau sinh cao hơn nếu:

  • Đã từng sinh con nhiều lần trước đó
  • Sẹo mổ cũ
  • Mắc bệnh u xơ tử cung
  • Chuyển dạ kéo dài, chuyển dạ quá nhanh
  • Tiền sử huyết áp cao, béo phì, đái tháo đường,…
  • Gây mê khi sinh mổ
  • Sinh con bằng giác hút hoặc sử dụng kẹp forcep
  • Bị nhiễm trùng tử cung hoặc âm đạo sau sinh

Dấu hiệu băng huyết sau sinh mẹ bỉm cần lưu ý

Dấu hiệu bị băng huyết sau sinh 1 tháng, dấu hiệu của băng huyết sau sinh , dấu hiệu băng huyết sau sinh mổ hay dấu hiệu băng huyết sau sinh 1 tháng gồm những triệu chứng sau:

Âm đạo chảy máu nhiều và liên tục

Sau sinh, cơ thể người mẹ tống xuất mô niêm mạc tử cung kèm theo máu còn sót lại gọi chung là sản dịch. Sản dịch sẽ đào thải ra bên ngoài từ 2 – 4 tuần sau sinh, sau đó loãng dần và ít đi. Tuy nhiên, nếu lượng sản dịch chảy ra không hề giảm bớt hay loãng đi sau một vài ngày thì chính là dấu hiệu băng huyết sau sinh.

Tụt huyết áp

Mất nhiều máu gây tụt huyết áp và suy nhược cơ thể như nhìn mờ, ớn lạnh, ẩm nhớt mồ hôi, da nhợt nhạt, tái sắc, mạch đập nhanh, suy giảm nhận thức, chóng mặt, buồn nôn, nôn, lờ đờ muốn xỉu,… là những dấu hiệu dấu hiệu băng huyết sau sinh mổ mẹ cần chú ý.

Bên cạnh đó, những dấu hiệu sau cũng “cảnh báo” mẹ đang có nguy cơ bị băng huyết sau sinh. Đó là:

  • Tử cung to mềm, nhão, không sờ thấy khối tử cung chắc ngay sau khi sinh là dấu hiệu của đờ tử cung.
  • Đu dữ dội vùng bụng dưới hoặc khu vực sàn chậu.
  • Tùy vào lượng máu mất nhiều hay ít mà có thể bị thiểu niệu hoặc vô niệu.
  • Lượng máu bị mất không chảy ra ngoài mà ứ đọng trong lòng tử cung làm cho tử cung tăng thể tích, phình to và mềm nhão.
  • Sưng và đau trong cơ vùng âm đạo hoặc tầng sinh môn nếu máu băng huyết tích tụ ở khu vực này.

Trong một vài trường hợp, máu không trực tiếp chảy ra ngoài khiến cho mẹ không nhận biết được. Tuy nhiên, bạn cần nghĩ đến băng huyết sau sinh nếu có một trong các triệu chứng kể trên.

Đôi khi băng huyết sau sinh xảy ra muộn, tức không xuất hiện ngay sau khi sinh, mà vài ngày sau đó, hoặc thậm chí 1-2 tháng sau sinh. Nguyên nhân do: ứ dịch tử cung nhiều, sót nhau, nhiễm trùng tử cung khiến cơ tử cung mềm nhão gây chảy máu.

dau-hieu-bang-huyet-sau-sinh-2
Tụt huyết áp là một trong những dấu hiệu dấu hiệu bị băng huyết sau sinh 1 tháng phổ biến

Cần làm gì để phòng ngừa băng huyết sau sinh?

Vì băng huyết sau sinh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào cho nên mẹ không được chủ quan. Thay vào đó, cần tuân thủ những điều sau đây để có thể phòng ngừa băng huyết sau sinh một cách tốt nhất:

  • Tuân thủ lịch khám thai định kỳ. Đồng thời siêu âm, xét nghiệm,… để theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi một cách đầy đủ nhất.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nhớ bổ sung đủ sắt, acid folic khi mang thai để hạn chế tác hại do mất máu khi sinh.
  • Nên sinh con ở bệnh viện đủ năng lực và kinh nghiệm trong điều trị băng huyết sau sinh.
  • Sau khi sinh, mẹ cần ở lại bệnh viện trong khoảng 3 – 5 ngày để bác sĩ theo dõi sức khỏe.
  • Cần ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi đầy đủ kết hợp vận động hợp lý để sức khỏe hồi phục nhanh chóng.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tiến độ hồi phục sau sinh.
  • Luôn theo dõi sản dịch trong 1 tháng sau sinh và đi khám ngay khi thấy có những dấu hiệu bất thường.

Hy vọng, những dấu hiệu băng huyết sau sinh MarryBaby chia sẻ giúp chị em trang bị tốt hơn những hiểu biết cần có về giai đoạn sau sinh và phục hồi sức khỏe.

Xem thêm: