Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Dấu hiệu trẻ bị sởi là gì? Cách điều trị và phòng ngừa lây nhiễm

Để không bị nhầm lẫn, cha mẹ cần biết rõ dấu hiệu trẻ bị sởi là gì; triệu chứng của sởi khác gì so với cúm và sốt phát ban. Trước khi tìm hiểu dấu hiệu trẻ bị sởi, cha mẹ cũng nên biết vì sao khả năng lây lan của bệnh sởi tại sao lại mạnh mẽ đến vây.

1. Dấu hiệu, triệu chứng trẻ bị sởi

Dấu hiệu trẻ bị sởi
Dấu hiệu trẻ bị sởi

Để biết bé có đang bị sởi hay không, cha mẹ nên xem bé có các dấu hiệu và triệu chứng dưới đây:

– Dấu hiệu khi trẻ bị sởi sau 2-3 ngày: Trong miệng trẻ sẽ xuất hiện các đốm Koplik đỏ.

– Các dấu hiệu khi bé có triệu chứng bị sởi sau 3-5 ngày: 

3-5 ngày sau khi bị nhiễm virus sởi; trẻ sẽ có các dấu hiệu của phát ban đỏ. 

  • Việc phát ban thường bắt đầu với những chấm đỏ phẳng xuất hiện trên mặt ở chân tóc. Sau đó, lan dần xuống cổ, thân mình, cánh tay, chân và bàn chân trẻ.
  • Trên đầu các nốt đỏ cũng có thể nổi lên các nốt sần nhỏ.
  • Các đổm đỏ dần dần phát triển và lan rộng khắp cơ thể.
  • Khi các vết ban xuất hiện, trẻ có thể sốt cao hơn 40 độ C.

– Các dấu hiệu đầu tiên khi trẻ bị sởi (7-14 ngày kể từ khi nhiễm virus)

Khi bị nhiễm sởi được 7 ngày đến 2 tuần, trong thời gian này, bé sẽ có các dấu hiệu giống như cảm cúm, sốt:

[key-takeaways title=”Triệu chứng, dấu hiệu trẻ bị sởi điển hình”]

Sốt cao liên tục (trên 40 độ C); ho; chảy nước mũi (sổ mũi); đau mắt đỏ, chảy nước mắt; và có phát ban đặc trưng của bệnh sởi.

[/key-takeaways]

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sởi tắm lá gì? 6 loại lá trị hết sởi ngay tức thì

2. Phân biệt trẻ bị sởi với sốt phát ban

Phân biệt phát ban do sởi và phát ban do sốt

Điểm giống nhau giữa sởi và sốt phát ban là khi mắc 2 bệnh này, trẻ đều nổi ban đỏ kèm sốt. Thế nhưng giữa chúng cũng có điểm khác biệt lớn về hình dạng nốt ban và quá trình lan rộng.

  • Vết ban của sởi thường có màu đỏ nâu. Trong khi vết ban của trẻ bị sốt phát ban lại có màu đỏ hồng.
  • Không giống với sốt phát ban, trẻ bị sởi thường có các dấu hiệu triệu chứng mệt mỏi, lừ đừ và thiếu sức sống.
  • Các vết ban của trẻ bị bệnh sởi lan từ trên mặt xuống thân dưới; sốt phát ban lại bắt đầu từ giữa thân và lan rộng khắp nơi trên cơ thể.
  • Với trẻ bị sốt phát ban, khi hết sốt, các nốt phát ban cũng biến mất theo. Còn với trẻ bị sởi, dù các nốt phát ban đã mất, trẻ vẫn còn bị sốt.

[inline_article id=308106]

3. Vì sao bệnh sởi ở trẻ diễn biến nhanh và nặng?

Bệnh sởi (Measles) là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dễ lây lan. Virus gây bệnh sống trong chất nhầy ở mũi và cổ họng của người bị bệnh.

Chỉ cần trẻ tiếp xúc với nước bọt của người nhiễm bệnh; tỷ lệ mắc bệnh là rất cao. Bởi vì nước bọt có thể được khuếch tán trong không khí thông qua vô vàn hình thức như:

  • Nói chuyện.
  • Tiếp xúc gần.
  • Đứng gần khi người bệnh ho, hắt hơi.
  • Sử dụng lại ly, đồ vật cá nhân của người bệnh.
  • Chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của người bệnh.

Chưa hết, trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu ớt, khả năng nhiễm bệnh cũng sẽ khá cao. Quan trọng hơn, mắc bệnh sởi có thể khiến hệ miễn dịch của bé giảm sút nghiêm trọng.

Trẻ bị sởi có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như: viêm tai giữa; viêm phổi nặng; viêm não,v.v. thậm chí tử vong. Đó là lý do tại sao việc nhận biết dấu hiệu trẻ bị sởi là rất quan trọng để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

4. Dấu hiệu trẻ bị sởi nguy hiểm cần đến bệnh viện

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Khi nghi ngờ thấy bé có các dấu hiệu và triệu chứng giống như bị sởi, hãy đưa bé đến bệnh viện để khám. 

Cha mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà. Nhưng nếu trẻ bị sởi có các dấu hiệu dưới đây tức là tình trạng đang trở nên nguy cấp. Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

  • Thở nhanh, thở mệt.
  • Mất nước, tức ngực.
  • Chóng mặt khi ngồi hoặc đứng.
  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy liên tục.
  • Chảy nước dãi (nếu từ 3 tuổi trở lên).
  • Trẻ bị lừ đừ, li bì, và vật vã.
  • Tiếng thở khò khè hoặc không dứt hẳn khi ho.
  • Khó thở (trẻ nhăn mặt, cơ ngực giữa các xương sườn và lỗ mũi phập phồng).
  • Không thể nuốt chất lỏng hoặc nước bọt; giọng nói bị nghẹt hoặc không thể mở miệng hoàn toàn.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh bị sởi phải làm sao? Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc

Tóm lại, khi nhiễm virus được 2-3 ngày, trẻ bị sởi sẽ có các dấu hiệu như nổi các đốm Koplik đỏ. Sau 3-5, trẻ bắt đầu có dấu hiệu nổi ban đỏ từ vùng mặt và lan xuống toàn thân. Từ 7-14 ngày nhiễm virus, trẻ bị sởi có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm nhue ho, sổ mũi, sốt, thiếu năng lượng…